Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài giảng Bài 22. Thân máy và nắp máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.2 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường: THPT Long Trường Độc Lập – Tự Do –Hạnh Phúc
Môn dạy: Công nghệ 11 Lớp dạy: 11
Tên bài giảng: Bài 22 – Thân máy và nắp máy
Giáo án số: 2 Số tiết giảng: 1 tiết
Phòng học: Ngày dạy:
A. CHUẨN BỊ:
1. Mục tiêu dạy học:
- Mục tiêu kiến thức:
+ Học sinh nắm được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy.
+ Biết được các đặc điểm cấu tạo của thân xilanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước
và bằng không khí.
- Mục tiêu kỹ năng: Học sinh nắm được các kỹ năng cơ bản: phân biệt, so sánh, khái quát
được các bộ phận về thân máy, nắp máy, thân xilanh, nắp máy, động cơ làm mát bằng nước và
bằng không khí.
- Mục tiêu thái độ:
+ Học sinh có được thái độ, nhận thức đúng đắn về thân máy và nắp máy để ứng dụng vào
thực tế.
+ Hăng hái phát biểu ý kiến.
2. Phương tiện dạy học:
- SGK.
- Hình ảnh, video, sơ đồ cấu tạo của thân máy và nắp máy.
- Máy chiếu, màn ảnh…
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. ỔN ĐỊNH LỚP: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số học sinh. Ổn định và nắm tình hình học bài của học sinh.
2. KIỂM TRA BÀI CŨ (10 phút)
a. Phương pháp kiểm tra: Vấn đáp, dọc theo bài.
b. Số học sinh dự kiến kiểm tra: 2 học sinh.
c. Câu hỏi kiểm tra:


Câu 1: So sánh sự giống khác nhau giữa ĐC xăng 4 kì và ĐC điêzen 4 kì.
Câu 2: So sánh giống và sự khác nhau giữa ĐC 2 kì và ĐC 4 kì.
d. Đáp án câu hỏi:
Câu 1:
Giống:
- Pit-tông thực hiện 4 hành trình.
- Có xupap nạp và xã
Khác:
-Trong kì nạp khí nạp vào lcuar ĐC điêzen là không khí, của ĐC xăng là hoà khí.
-Cuối kì nén ở ĐC điêzen vồi phun phun một lượng nhiên liệu, ĐC xăng bugi bật tia lửa
điện để châm cháy hoà khí.
Câu 2:
Giống:
- Đều có pit-tông
- Bản chất giống nhau là có kì nạp, xã, nén, cháy – dãn nở.
Khác:
- ĐC 4 kì có xupap nạp, xã
- ĐC 2 kì không có xupap mà pit-tông làm thêm nhiệm vụ đóng mở các cửa.
3. BÀI GIẢNG MỚI (34 phút)
a. Giới thiệu bài mới: (1 phút)
Để biết được nhiệm vụ và cấu tạo của thân máy và nắp máy như thế nào chúng ta vào bài
học hôm nay.
b. Tiến trình bài giảng mới:
Thời
gian
Nội dung bài giảng Hoạt động
Của giáo viên Của học sinh
3 phút Ghi mục đề lên bảng và
yêu cầu HS đọc lướt qua bài.
(Có thể mời 1 HS đứng lên

đọc bài)
Tất cả HS xem
lướt qua bài.
10 phút I. Giới thiệu chung:
Thân máy và nắp máy là
những chi tiết cố định, dùng để
lắp các cơ cấu và hệ thống động
cơ.
Cấu tạo của thân máy rất đa
dạng. Tùy mỗi loại động cơ,
thân máy có thể được chế tạo
liền khối hoặc lắp ghép.
Trong thân máy:
+ Phần đế lắp xilanh: thân
xilanh.
+ Phần đế lắp trục khuỷu:
cacte hoặc hộp trục khuỷu.
+ Cacte có thể liền khối hoặc
chia làm ra hai nửa: trên và dưới.
GV cho HS quan sát hình.
GV giảng giải
GV chia nhóm và cho HS
thảo luận nhóm.
Hỏi: Phần thân xilanh và
phần cacte phần nào có thể
tích lớn hơn? Vì sao?
Trả lời: Cácte có thể tích
không gian lớn hơn vì phải
tạo không gian quay cho trục
khuỷu.

HS quan sát
HS lắng nghe và
ghi chép
HS suy nghĩ, thảo
luận nhóm trong
vòng 2 phút và trả
lời.
HS lắng nghe
8phút
8 phút
II. Thân máy:
1. Nhiệm vụ:
Thân máy dùng để lắp các cơ
cấu và hệ thống của động cơ.
2. Cấu tạo:
Phụ thuộc vào sự bố trí của
các xilanh, cơ cấu và hệ thống
của động cơ.
Cấu tạo của cacte tương đối
giống nhau, sự khác biệt chủ yếu
là ở phần thân xilanh.
+ Của động cơ làm mát bằng
nước có cấu tạo khoang chứa
nước làm mát.
+ Của động cơ làm mát bằng
không khí có các cánh tản nhiệt.
Xilanh được lắp trong thân
xilanh, có dạng hình ống, mặt trụ
bên trong được gia công có độ
chính xác cao.

Xilanh có thể được làm rời
hoặc đúc liền với thân xilanh.
III. Nắp máy:
1 Nhiệm vụ:
Dùng để bảo vệ động cơ
+ GV cho HS quan sát
hình
+ Hỏi: Thân máy có nhiệm
vụ gì?
+ GV cho HS quan sát
hình và chia nhóm thảo luận.
+ Hỏi: so sánh thân máy
của ĐC làm mát bằng nước
và ĐC làm mát bằng không
khí.
+ Đánh giá kết quả của HS
và tóm lại kết luận nội dung
về cấu tạo của thân máy.
+ Hỏi: Tại sao thân xilanh
làm mát bằng gió lại có cánh
tản nhiệt?
Trả lời: Để tăng diện tích
tiếp xúc với không khí.
+ GV cho HS quan sát
+Hs quan sát, đọc
SGK và trả lời câu
hỏi
+ HS quan sát.
HS chia nhóm,
thảo luận.

+ HS trả lời.
+ HS lắng nghe
và ghi chép.
+ HS lắng nghe
và trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe
+ HS quan sát
+ HS trả lời câu
hỏi
Cùng với xilanh và đỉnh
piston tạo thành buồng cháy
Là nơi để gá đặt các chi
tiết, cụm chi tiết, bố trí các hệ
thống phụ trợ.
2 Cấu tạo:
Cấu tạo của nắp máy phụ
thuộc vào việc lắp đặt các chi
tiết, cụm chi tiết trên nó.
Nắp máy làm mát bằng nước:
Dùng cơ cấu phân phối khí dùng
xupap treo, do phải cấu tạo áo
nước làm mát nên cấu tạo của
lắp máy khá phức tạp.
Nắp máy làm mát bằng
không khí: Dùng cơ cấu phân
phối khí xupap đặt hoặc động cơ
hai kì nên lắp máy thường có
cấu tạo đơn giản hơn.
hình
Hỏi: nhiệm vụ của nắp

máy là gì?
Hỏi:
- Sự khác nhau về mặt
cấu tạo của nắp máy ĐC
bằng nước và ĐC bằng
không khí?
Trả lời:
Nắp máy làm mát bằng
nước: Dùng cơ cấu phân phối
khí dùng xupap treo, do phải
cấu tạo áo nước làm mát nên
cấu tạo của lắp máy khá phức
tạp.
Nắp máy làm mát bằng
không khí: Dùng cơ cấu phân
phối khí xupap đặt hoặc động
cơ hai kì nên lắp máy thường
có cấu tạo đơn giản hơn.
- Vì sao trên nắp máy lại
cần có bộ phận làm mát?
Trả lời: Vì nắp máy là một
trong những phần tạo thành
buồng cháy. Do vậy khi động
cơ làm việc nhiệt độ của nắp
máy rất cao.
+ HS trả lời câu
hỏi.
+ HS lắng nghe
và ghi chép.
+ HS lắng nghe.

+ HS lắng nghe
và ghi chép
4. Củng cố bài: (3 phút)
Tổng kết bài học, nội dung cơ bản để HS nắm vững lại bài và GV đánh giá được mức độ
nắm được bài của HS:
+ Nhiệm vụ và cấu tạo của thân máy (và nắp máy).
+ Đặc điểm cấu tạo thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí.
5. Câu hỏi và bài tập về nhà: (1 phút)
Yêu cầu HS về đọc lại bài và tìm ví dụ về các loại động cơ: thân máy liền khối hoặc thân
máy gồm một số phần lắp ghép với nhau.
Đọc trước nội dung bài 23 và tìm thông tin liên quan đến bài.
Có thể yêu cầu HS mang theo dung cụ cho bài học: pittông, thanh truyền, trục khuỷu…
III. RÚT KINH NGHIỆM:
1. Nội dung:
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……
2. Thời gian:
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……
3. Phương pháp:
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

×