Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI :KÍCH THÍCH LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus) SINHSẢN BẰNG CÁC LOẠI KÍCH DỤC TỐ HCG, LH-RHa, SUPREFACT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.2 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
(do Nghiên cứu sinh thực hiện)

KÍCH THÍCH LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus) SINH
SẢN BẰNG CÁC LOẠI KÍCH DỤC TỐ HCG, LHRHa, SUPREFACT.
Mã số: TNCS2011-21

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Quốc Thanh


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
(do Nghiên cứu sinh thực hiện)

KÍCH THÍCH LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus) SINH
SẢN BẰNG CÁC LOẠI KÍCH DỤC TỐ HCG, LHRHa, SUPREFACT.
Mã số: TNCS2011-21

Xác nhận của trường Đại học Cần Thơ

Chủ nhiệm đề tài


Nguyễn Quốc Thanh
Cần Thơ, tháng 6-2014


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

1

Ths. Nguyễn Quốc Thanh

Khoa Thủy sản-Đại học Cần Thơ

2

Ths. Nguyễn Thị Kim Hà

Khoa Thủy sản-Đại học Cần Thơ

3

Trần Thanh Long

Liên Thông NTTS K37


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NCS THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Họ và tên

Đơn vị (Bộ môn/Khoa

Nhiệm vụ

(Viện, TT))
PGS.TS. Đỗ Thị Thanh Hương

Khoa Thủy Sản Đại Học
Cần Thơ

Hướng dẫn khoa
học

Chữ ký


MỤC LỤC
Trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO................................................................................. I
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO................................................................................ II
MỤC LỤC................................................................................................................ I
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................... II
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................... III
TĨM TẮT............................................................................................................... III
THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................IV
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS........................................................VII

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước........................................1
1.1.1 Đặc điểm sinh học lươn đồng............................................................................................................. 1
1.1.1.1 Đặc điểm hình thái và phân loại lươn đồng..................................................................................1
1.1.1.2 Phân bố....................................................................................................................................... 3
1.1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng.................................................................................................................. 4
1.1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng.................................................................................................................. 5
1.1.1.5 Đặc điểm hô hấp............................................................................................................................. 7
1.1.3 Đặc điểm sinh sản.............................................................................................................................. 8
1.1.3.1 Mùa vụ và tập tính sinh sản......................................................................................................... 8
1.1.3.2 Biến động tỉ lệ giới tính và sức sinh sản.................................................................................... 10
1.1.4 Các nghiên cứu về đối tượng thí nghiệm........................................................................................... 10
1.1.5 Các nghiên cứu về sản xuất giống..................................................................................................... 13
1.1.5.1 Sinh sản tự nhiên....................................................................................................................... 13
1.1.5.2 Cơ sở khoa học của việc kích thích lươn đồng sinh sản bằng kích dục tố...................................14
1.2 Lý do chọn đề tài..............................................................................................................................................18
1.3 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................................19
1.4 Nội dung nghiên cứu........................................................................................................................................19
1.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................................19
1.5.1 Thời gian và địa điểm thực hiện....................................................................................................... 19
1.5.2 Vật liệu thí nghiệm........................................................................................................................... 19
1.5.3 Sinh vật thí nghiệm.......................................................................................................................... 20
1.5.4 Thuốc thí nghiệm............................................................................................................................. 20
1.5.5 Nguồn nước thí nghiệm.................................................................................................................... 21
1.5.6 Thức ăn............................................................................................................................................ 21
1.5.7 Phương pháp thực hiện..................................................................................................................... 21
1.5.8 Các chỉ tiêu theo dõi......................................................................................................................... 23
1.5.8.1 Các yếu tố môi trường............................................................................................................... 23
1.5.8.2 Xác định các chỉ tiêu sinh học sinh sản:.....................................................................................23
1.5.9 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................................................ 24

1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................24

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ............................25
2.1 Kết quả nghiên cứu..........................................................................................................................................25
2.1.1 Kết quả nuôi vỗ thành thục lươn đồng.............................................................................................. 25
2.1.2 Kết quả sự biến động các yếu tố môi trường..................................................................................... 26
2.1.2.1 Nhiệt độ.................................................................................................................................... 26
2.1.2.2 pH............................................................................................................................................. 27

i


2.1.2.3 Oxy........................................................................................................................................... 27
2.1.2.5 TAN.......................................................................................................................................... 28
2.1.3 Các chỉ tiêu sinh học sinh sản........................................................................................................... 28
2.1.3.1 Tỉ lệ sinh sản............................................................................................................................. 28
2.1.3.2 Tỉ lệ thụ tinh.............................................................................................................................. 29
2.1.3.3 Tỉ lệ nở..................................................................................................................................... 30
2.1.3.4 Sức sinh sản thực tế................................................................................................................... 30
2.1.3.5 Nhịp sinh sản............................................................................................................................ 31
2.1.4 Đặc điểm của lươn đồng sau khi sinh sản......................................................................................... 32
2.1.4.1 Hình dạng bên ngoài................................................................................................................. 32
2.1.4.2 Buồng trứng sau khi sinh sản..................................................................................................... 33
2.2 Thảo luận...........................................................................................................................................................34
2.2.1 Các yếu tố môi trường...................................................................................................................... 34
2.2.2 Các chỉ tiêu sinh sản......................................................................................................................... 36
2.2.2.1 Tỉ lệ sinh sản và thời gian sinh sản............................................................................................ 36
2.2.2.2 Tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở............................................................................................................. 37
2.2.2.2 Sức sinh sản thực tế................................................................................................................... 38


PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................40
5.1 Kết luận..............................................................................................................................................................40
5.2 Kiến nghị............................................................................................................................................................40

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 41
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 46

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình (0C) giữa các nghiệm thức…………………………

28

Bảng 2.2 pH trung bình giữa các nghiệm thức ……………………… …………..

28

Bảng 2.3 Oxy trung bình giữa các nghiệm thức ………………………………….

28

Bảng 2.4 NO2 trung bình giữa các nghiệm thức…………………………………..

29

Bảng 2.5 TAN trung bình giữa các nghiệm thức …………………………............

29

Bảng 2.6 Tỉ lệ sinh sản trung bình của các nghiệm thức…………………………


30

Bảng 2.7 Tỉ lệ thụ tinh trung bình của các nghiệm thức ……………………..

30

Bảng 2.8 Tỉ lệ nở trung bình của các nghiệm thức…………………….…..….

31

Bảng 2.9 Sức sinh sản thực tế ….………………..……………………………….

31

Bảng 2.10 Thời gian giữa các lần sinh sản trong một đợt sinh sản của lươn đồng .

33

Bảng 2.11 Thời gian lươn ngừng sinh sản đến lúc giải phẫu …………………...

34

ii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1: Hình thái bên ngồi lươn đồng ………………………………………


5

Hình 1.2 Bể thí nghiệm …………………………………………………………

24

Hình 2.1: (a) Lươn đực sau khi nuôi vỗ; (b) Lươn cái sau khi nuôi vỗ………….

28

Hình 2.2: Buồng trứng của lươn sau khi ni vỗ ……………………………….

28

Hình 2.3: Tổ bọt lươn đồng sau khi sinh sản…..……………………………………

33

Hình 2.4: Lươn cái sau sinh sản ….…………………………………………….

35

Hình 2.5: Lươn đực sau sinh ……………………………………………………

35

Hình 2.6: (a) Buồng trứng lươn sau sinh sản của NT tiêm HCG………………..
(b) Buồng trứng lươn sau sinh sản của NT tiêm Suprefact……………

36

36

(c) Buồng trứng lươn sau sinh sản của NT đối chứng ………………..

36

(d) Buồng trứng lươn sau sinh sản của NT tiêm LH-Rha……………

36

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện Tại Bộ môn Dinh Dưỡng và Chế biến Thủy
sản thuộc Khoa Thủy Sản Đại học Cần Thơ từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 12
năm 2011. Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu ảnh hưởng của một số loại kích dục
tố khác nhau như HCG, LH-RHa, Suprefact (Buserelin) lên sự sinh sản lươn
đồng (Monopterus albus) nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống tiến đến sản
xuất giống đại trà và cung cấp nguồn giống nhân tạo có chất lượng tốt cho nhu
cầu người ni, khắc phục tình trạng con giống đang khan hiếm và kém chất
lượng.
Thí nghiệm được bố trí gồm 4 nghiệm thức và 6 lần lặp lại. Nghiệm thức
1 (NT1): Tiêm kích dục tố HCG 2.000 UI/kg; (NT2): Tiêm kích dục tố LH-RHa
150 µg/kg + 5 mg DOM/kg; (NT3): Tiêm kích dục tố tố Suprefact 20 µg + 5 mg
DOM/kg; (NT4): Khơng sử dụng kích dục tố, có tiêm nước muối sinh lý
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh sản cao nhất ở nghiệm thức tiêm
HCG 2000 UI/Kg là 50%, còn nghiệm thức tiêm LH-RHa bằng với nghiệm thức
tiêm Suprefact là 33,33%, đối với nghiệm thức khơng tiêm kích dục tố tỉ lệ sinh
sản thấp nhất là 16,67%. Số lần sinh sản trong một đợt của một cặp lươn đồng ở
iii



các nghiệm thức khác nhau, cao nhất ở nghiệm thức sử dụng Suprefact liều 20
µg/kg lươn đẻ nhiều nhất là 6 lần và thấp nhất là 2 lần. Nghiệm thức tiêm HCG
liều 2.000 UI/kg lươn đẻ nhiều nhất 3 lần và thấp nhất là 2 lần, còn tiêm LHRHa 150 µg/kg lươn đẻ nhiều nhất 3 lần và thấp nhất 1 lần. Nghiệm thức đối
chứng lươn chỉ đẻ 1 lần. Sức sinh sản thực tế của nghiệm thức tiêm Suprefact
cao nhất là 10.880 trứng/kg kế đến là nghiệm thức tiêm LH-RHa và HCG là
6806 trứng/kg và 2.686 trứng/kg; thấp nhất là nghiệm thức đối chứng là 150
trứng. Tỉ lệ nở cũng cao nhất khi tiêm Suprefact là 78,6±23,39%. Qua thí nghiệm
khi dùng kích dục tố HCG liều 2000 UI/kg cho kết quả số lượng lươn đẻ nhiều
hơn khi tiêm LH-RHa liều 150 µg/kg và Suprefact liều 20 µg/kg.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Đơn vị: KHOA THỦY SẢN

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Kích thích lươn đồng (Monopterus albus) sinh sản bằng các loại
kích dục tố HCG, LH-RHa, Suprefact.
- Mã số: TNCS2011-21
- Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Quốc Thanh
- Cơ quan: Khoa Thủy Sản Trường Đại học Cần Thơ
- Thời gian thực hiện: tháng 4/2011 đến tháng 12/2011.
2. Mục tiêu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại kích dục tố khác nhau như HCG,
LH-RHa, Suprefact (Buserelin) lên sự sinh sản lươn đồng (Monopterus albus)
iv


nhằm hồn thiện quy trình sản xuất tiến đến sản xuất giống đại trà và cung cấp
nguồn giống nhân tạo có chất lượng tốt cho nhu cầu người ni, khắc phục tình
trạng con giống đang khan hiếm và kém chất lượng.

3. Tính mới và sáng tạo:
Xác định loại kích dục tố cho sinh sản lươn đồng tốt, khi dùng kích thích
tố HCG liều 2.000 UI/kg cho kết quả số lượng lươn đẻ nhiều hơn khi tiêm LHRHa liều 150 µg/kg và Suprefact liều 20 µg/kg. Khi dùng kích dục tố Suprefact
liều 20 µg/kg lươn đồng sinh sản nhiều lần hơn HCG và LH-RHa. .
4. Kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh sản cao nhất ở nghiệm thức tiêm
HCG 2000 UI/Kg là 50%, còn nghiệm thức tiêm LH-RHa bằng với nghiệm thức
tiêm Suprefact là 33,33%, đối với nghiệm thức khơng tiêm kích dục tố tỉ lệ sinh
sản thấp nhất là 16,67%. Số lần sinh sản trong một đợt của một cặp lươn đồng ở
các nghiệm thức khác nhau, cao nhất ở nghiệm thức sử dụng Suprefact liều 20
µg/kg lươn đẻ nhiều nhất là 6 lần và thấp nhất là 2 lần. Nghiệm thức tiêm HCG
liều 2.000 UI/kg lươn đẻ nhiều nhất 3 lần và thấp nhất là 2 lần, cịn tiêm LHRHa 150 µg/kg lươn đẻ nhiều nhất 3 lần và thấp nhất 1 lần. Nghiệm thức đối
chứng lươn chỉ đẻ 1 lần. Sức sinh sản thực tế của nghiệm thức tiêm Suprefact
cao nhất là 10.880 trứng/kg kế đến là nghiệm thức tiêm LH-RHa và HCG là
6.806 trứng/kg và 2686 trứng/kg; thấp nhất là nghiệm thức đối chứng 1316
trứng/kg. Tỉ lệ nở cũng cao nhất khi tiêm Suprefact là 78,6±23,39%.
Qua thí nghiệm khi dùng kích dục tố HCG liều 2.000 UI/kg cho kết quả
số lượng lươn đẻ nhiều hơn khi tiêm LH-RHa và Suprefact. Số lần lươn đẻ nhiều
nhất ở nghiệm thức Suprefact.
5. Sản phẩm:
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng: Kết quả nghiên cứu có thể chuyển giao rộng rãi và dễ dàng cho các cơ sở
sản xuất giống lươn đồng.

Ngày
Xác nhận của Trường

tháng

năm


Chủ nhiệm đề tài

v


Đại học Cần Thơ

(ký, họ và tên)

(ký, họ và tên, đóng dấu)

vi


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Stimulation of rice eel (Monopterus albus) reproduction by different
hormones (HCG, LH-RHa, Suprefact)
Code number: TNCS2011-21
Coordinator: Msc. Nguyen Quoc Thanh
Implementing institution: College of Fisheries of Aquaculture Can Tho
Duration: from April 2011 to December 2011
2. Objective(s):
The aim of this study was to improve production process, approach mass
production, and to supplying good quality seed. It also provided a solution for
scarcity and poor quality of rice eel.
3. Creativeness and innovativeness:
The study suggests the best kind of hormones for the artificial
reproduction of rice eel. The number of spawning eels in 2000 UI/kg HCG

treatment was more than the number of spawning eels in LH-RHa and suprefact
treatment while the largest spawning times of eel was in 20 µg/kg suprefact
treatment.
4. Research results:
The result showed that highest reproductive rate was 50% in 2000 UI/kg
HCG treatment, followed by 33.33% and 16.67% in suprefact and control
treatment. Under different hormone treatment, the highest spawning times was 6,
3 and 3 while the lowest was 2,2 and 1 of rice eel treatment with 20 µg/kg
suprefact of does of, 2.000 UI/kg HCG, and 150 µg/kg LH-RHa, respectively.
The highest fertilized rate was 78.6 ± 23.39% at suprefact treatment. The result
also found that the number of eggs per kg was 10,880; 6,806; 2,686 of eel
injected with suprefact, LH-RHa, hCG, respectivety while control eel spawn
1,316 eggs per kg.
To sum up, the number of spawning eels in 2.000 UI/kg HCG treatment
was more than in two remaining treatments while the largest spawning times of
eel was in suprefact treatment
vii


5. Products:
6. Effects, technology transfer means and applicability:
The research results can spaciously and easy tranfer to the production
hatchery larvae of Monopterus albus.

viii


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và
ngoài nước

1.1.1 Đặc điểm sinh học lươn đồng
1.1.1.1 Đặc điểm hình thái và phân loại lươn đồng
Lươn đồng được phân loại như sau: ()
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopteryii
Bộ: Synbranchiformes
Họ: Synbranchidae
Họ phụ: Neoterygii
Loài: Monopterus albus (Zuiew, 1793)
Tên địa phương: Lươn đồng
Tên tiếng Anh: Asian Swamp Eel (Rice Eel)

Hình 1.1: Hình thái bên ngồi lươn đồng
1


Đầu lươn hơi dẹp bên. Mõm nhỏ, ngắn. Miệng trước, rạch miệng nằm
ngang kéo dài qua đường thẳng đứng kẻ từ bờ sau của mắt, miệng có thể mở ra
rất rộng. Khơng có rãnh sau mơi trên, rãnh sau mơi dưới bị gián đoạn ở giữa.
Xương hàm cứng chắc, không có râu, mắt nhỏ, bầu dục, được da che phủ. Khe
mang lệch xuống mặt bung, hai khe mang hai bên dính nhau thành một, có hình
chữ V, nhưng ở phía trong dính với eo mang (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993).
Thân lươn dài, phần trước tiết diện tròn, phần sau dẹp bên và mỏng. Hai
bên sống lưng có hai đường gờ nổi lên. Thân trần có nhiều chất nhờn. Vi ngực và
vi bung thối hịa hồn tồn. Vi lưng, vi hậụ môn, vi đuôi, tia vi không rõ rảng và
3 vi này nối liền nhau (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Theo Kottelat (1998), lươn đồng khơng có vi ngực và vi bụng, vi hậu mơn
vi đi và vi lưng dính liền nhau, lỗ mang kết hợp thành khe bên dưới đầu, cơ
thể có màu đỏ nâu với một ít vết ngang lưng, miệng rộng mắt nhỏ.

Lươn đồng có ruột thẳng, ngắn hơn chiều dài tồn thân giúp lươn đồng
tiêu hóa nhanh. Thân lươn đồng có nhiều chất nhờn giúp lươn trườn đi nhẹ
nhàng, đuôi lươn đồng hơi dẹt như một cái bơi chèo (Đức Hiệp, 1999). Mắt lươn
đồng nhỏ, được che phủ bởi lớp da (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993).
Mắt lươn nhỏ, 1 số lồi sống ở các hang động ngầm thì mắt ở dưới da và
các loài này coi như là lồi cá mù, các màng mang hợp nhất, cịn mang thì mở
hoặc là một khe hở hoặc là một lỗ nhỏ bên dưới họng. Chúng khơng có bong hơi
và các xương sườn. Điều này có lẽ là sự thích nghi với cuộc sống dưới bùn lầy
của chúng (Nguyễn Chung, 2008). Lươn có màu sậm hay vàng nâu, bụng có màu
vàng nhạt. một số con lưng có nhiều chấm nhỏ li ti. Lươn sống trong mơi trường
đất phù sa sẽ có lưng màu vàng, nơi bùn đen có màu xám đen (Inger và Kong,
1962, Trích dẫn bởi Lý Văn Khánh, 2007).

2


1.1.1.2 Phân bố
Lươn đồng (Monopterus albus) là loài phân bố rộng với 2 dịng phân bố
chính: Dịng bản địa tập trung ở vùng Đông và Nam Châu Á (Bricking, 2002),
chủ yếu là các quốc gia như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine, Đài
Loan, Hồng Kông, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam...(Anon, 2005),
ngồi ra lươn đồng cịn phân bố ở Châu Phi, châu Úc. Dòng nhập cư ở Mỹ
(Bricking, 2002).
Lươn phân bố rộng trong nhiều loại hình thủy vực như ao đầm, kênh
gạch, ruộng Lúa (Shil, 1940), có khả năng chịu được môi trường khô hạn bằng
cách chui rút vào đất ẩm và sống ở đây cho đến hết mùa khô (Liem, 1978). Lươn
sống dưới đáy, chui rút dưới bùn và đào hang trong đất nhưng độ sâu không quá
3 m (Nguyễn Chung, 2008), có thể tồn tại vài ngày trong mơi trường khơng có
nước (Wu và Kong, 1940).

Lươn đồng (Monopterus albus) thích sống ở nơi đất thịt pha sét, đất bùn,
nơi có nhiều ngõ ngách, có thể sống được 2-3 tháng ở lớp đất sâu dưới 1m, ở
ruộng khô nứt nẻ nhờ có cơ quan hơ hấp phụ (Ngơ Trọng Lư, 2002). Lươn đồng
có thể sống trong mơi trường thiếu oxy, con trưởng thành có thể thở oxy trong
khơng khí. Tơ mang ở con trưởng thành giảm hơ hấp hầu hết qua màng nhầy ở
phần còn lại của cung mang.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long lươn đồng sống chủ yếu trong các ao đìa,
kênh rạch (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Lươn đồng sống
chui rúc trong bùn và làm hang (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2006).
Lươn đồng là loài sống nước ngọt nhưng cũng có thể tìm thấy trong cả nước lợ,
nước mặn, hoạt động mạnh về đêm (Nichols, 1943).
Lươn là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ
mơi trường. Lươn sống bình thường trong khoảng nhiệt độ 15-32 oC, thích hợp
nhất ở 24-28oC. Khi nhiệt độ dưới 15 oC lươn chui rút xuống lớp bùn đáy hoặc
đáy hang và ngưng hoạt động, sống dựa vào nguồn năng lượng dự trữ trong cơ
3


thể, khi nhiệt độ trên 32oC lươn giảm ăn và có thể tiết nhớt và chết nóng
(Nguyễn Chung, 2008).
1.1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Lươn đồng (Monopterus albus) là lồi có ruột ngắn so với chiều dài thân
và vách ruột dày, chứng tỏ có tính thiên về ăn động vật. Lươn đồng sống chui rúc
dưới bùn và làm hang, chúng ăn động vật xác thối rửa chủ yếu là cá, tép, tôm
(Mai Đình n, 1992). Cũng theo Bricking (2002), lươn là lồi ăn thịt. Lươn lúc
nhỏ ăn sinh vật phiêu sinh, giai đoạn kế tiếp ăn côn trùng, bọ gậy, ấu trùng chuồn
chuồn, đôi khi ăn các mảnh vụn hữu cơ vụn nhỏ (rễ lúa, tảo sợi). Lươn đồng lớn
ăn giun ốc tơm tép, cá con, nịng nọc và những động vật trên cạn gần mép nước
như giun dế (Ngô Trọng Lư, 2000).
Lươn thường đi ăn mồi chủ yếu vào ban đêm (Yamamoto, 2000). Khảo

sát hệ tiêu hóa của lươn cho thấy thức ăn phần lớn là tép, cá và cua, chỉ số LRG
là 0,65 (Lý Văn Khánh, 2007). Lượng thức ăn trong ngày khơng q 8% khối
lượng cơ thể. Khi cịn nhỏ ăn sinh vật phù du, côn trùng bọ gậy, ấu trùng chuồn
chuồn, đôi khi ăn thực vật phù du rễ lúa, tảo sợi.
Kết quả khảo sát lươn đồng trong bể cá cảnh ở Florida cho thấy khoảng
50% có dạ dày tương đối trống, tất cả các cá thể có lượng thức ăn ít. Các loại
mồi bao gồm: cơn trùng, trứng cá, giun ít tơ, cây cỏ, giáp xác. Cơn trùng đa số là
nhộng Odonate chiếm thành phần chủ yếu trong thức ăn (Hill et al, 2000).
Hầu hết các trại nuôi lươn đồng trên thế giới đều dùng thức ăn nhân tạo:
có năng lượng cao, giàu đạm, thức ăn tổng hợp có dạng hồ ướt cho lươn đồng
con và dạng viên ép hơi nước hoặc ép đùn với những kích thước khác nhau cho
các giai đoạn phát triển khác nhau. Hệ số thức ăn từ 0,9 tới 1,9 kg thức ăn/kg
lươn đồng (Oded Golden, Dan Popper, Sagiv Kolkovski, Ilan Karplus. 1998).
Theo Nguyễn Chung (2007) thức ăn cho lươn có thể sử dụng các loại như
trùn, cá tạp, bột cá,....Nhiệt độ nước khoảng 26-280C lươn ăn nhiều và lớn nhanh
nên tăng lượng thức ăn và cho ăn thức ăn có nhiều đạm. Lươn đồng có tính lựa
4


chọn thức ăn rất cao (Minh Dũng, 2001), Khi lớn trên 15 cm, lươn ăn chủ yếu là
thức ăn động vật như cá, tơm con, cơn trùng, ốc, hến, nịng nọc, ếch nhái, giun ốc
và những động vật trên cạn gần mép nước, giun dế…Khi thiếu thức ăn có thể ăn
rau bèo, mãnh vụn thực vật ngay cả ăn nhau. Theo Ngơ Trọng Lư (2002), lươn
có khả năng chịu đói trong thời gian dài. Lươn ăn giun đất có hệ số thức ăn 4-6,
cho ăn bằng thịt trai tươi ở mức 7% khối lượng thân thì hệ số thức ăn nằm trong
khoảng 7,5-10 (Ngô Trọng Lư, 2003).
Lươn thường đi ăn mồi vào chiều tối và rất đúng giờ (Nguyễn Chung,
2008). Không cho ăn thức ăn thối, trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ cao
cho ăn số lượng nhiều, đầu vụ cho ăn khoảng 3-4% khối lượng cơ thể, giữa vụ 58% (Minh Dũng, 2001).
Lươn đồng có tập tính kiếm ăn vào ban đêm, ban ngày ẩn nắp trong hang

và rình mồi ở cửa hang. Khi kích cỡ khơng đồng đều và khi đói, hiện tượng ăn
lẫn nhau có thể xảy ra.
Nhìn chung, ở Việt Nam chưa có cơng bố nào nghiên cứu về nhu cầu dinh
dưỡng và chế biến thức ăn nuôi lươn đồng. (Lý Văn Khánh, 2007).
Thức ăn nhân tạo đều được dùng ở các trại nuôi lươn trên thế giới, thức ăn
tổng hợp có dạng hồ ướt cho lươn con và dạng viên ép hơi nước hoặc ép đùng
với kích cỡ khác nhau cho các giai đoạn phát triển khác nhau. Hệ số thức ăn từ
0,9-1,9 kg TA/kg lươn (Oded Golden, Dan Popper, Sagiv Kolkovski, Ilan
Karplus. 1998).
1.1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Trong hai năm đầu lươn tăng trưởng chiều dài nhanh hơn chiều ngang
(Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2007). Các nghiên cứu ban đầu cho rằng
lươn con trong năm thứ nhất nuôi lớn nhanh về chiều dài sau đó tăng trọng
lượng là chủ yếu, lươn 1 năm tuổi có chiều dài 27 cm nặng 18-60g, lươn 2 năm
tuổi có thể dài 36-48 cm, nặng 40-100g (Ngơ Trọng Lư, 2002).

5


Lươn là loài ăn động vật thủy sinh lớn chậm khối lượng trung bình của
lươn sau 6 tháng có thể đạt 100-150 g/con và sau 12 tháng ni có thể đạt 200300 g/con (Dương Nhựt Long, 2004)
Nguyễn Tường Duy (2010), cho lươn đồng ăn thức ăn tươi sống là cá tạp
đạt tốc độ tăng trưởng là 0,084 cm/ngày (0,232g/ngày), thức ăn viên là 0,026
cm/ngày (0,035g/ngày). Ở nghiệm thức cho ăn thức ăn tươi sống lươn bố trí ban
đầu 21,8cm/con (7,18 g/con), sau 120 ngày đạt 31,8cm/con (35,0 g/con); nghiệm
thức cho ăn thức ăn kết hợp lươn bố trí ban đầu 23,0 cm/con (7,99 g/con), sau
120 ngày đạt 20,4 cm/con (20,4 g/con), nghiệm thức cho ăn thức ăn viên lươn bố
trí lúc đầu 23,0 cm/con (8,09 g/con) sau 120 ngày đạt 26,2 cm/con (12,3 g/con).
Cho thấy thức ăn tươi sống tăng trưởng nhanh hơn thức ăn viên.
Theo Nguyễn Hương Thùy (2010), ở nghiệm thức 0 ppt lươn có kích cỡ

ban đầu là (13,95±1,65cm/con) (2,23±0,85g/con), Sau 90 ngày đạt
(19,66±2,79cm/con) (7,27± 3,1g/con) và tốc độ tăng trưởng đạt (0,056 g/ngày)
(0,218 cm/ngày). Ở nghiệm thức 3 ppt lươn có

kích cỡ ban đầu là

(14,66±2,13cm/con) (2,82±1,23g/con) sau 90 ngày đạt (21,01±2,78cm/con)
(9,19±4,29g/con) và tốc độ tăng trưởng đạt (0,071g/ngày) (0,233 cm/ngày). Cho
thấy nuôi lươn ở 3 ppt tăng trưởng nhanh hơn ở 0 ppt.
Theo Nhan Trung Nghĩa (2010), cho lươn ăn tép nhỏ, lươn bố trí ban đầu
ở tháng tuổi thứ 5 có kích cỡ lần lượt là (16,34±2,6g) (25,03±1,76cm) và
(17,00±5,58g)

(25,61±2,27cm)

đến

tháng

thứ

9

đạt

(27,53±6,83g)

(27,52±3,79cm) và (47,21±7,91g) (34,65±1,34cm), nếu tính tốc độ tăng trưởng
là (0,093g/ngày) (0,020cm/ngày) và (0,251g/ngày) (0,075cm/ngày). Lươn bố trí
ban đầu ở tháng tuổi thứ 6 là (27,84±11,18g) (29,45±2,98cm) đến tháng thứ 9 đạt

(75,30±29,12g) (39,58±4,65cm) với tốc độ tăng trưởng là (0,396g/ngày)
(0,085cm/ngày).

6


1.1.1.5 Đặc điểm hô hấp
Các tơ mang của lươn tiêu giảm, khi thở lươn lấy Oxy vào cơ thể phần
lớn thơng qua màng nhày của cung mang, bên cạnh đó lươn có thể lấy dưỡng khí
qua tồn bộ bề mặt cơ thể (Liem, K.F, 1981). Tơ mang ở lươn trưởng thành giảm
hô hấp hầu hết được thực hiện qua màng nhầy ở phần còn lại của cung mang
(Liem, K.F, 1987)
Lươn là lồi có khả năng hơ hấp bằng khí trời (Shafland, P. L., K. B.
Gestring and M. S. Stanford, 2010), lươn thường ngoi lên mặt nước để lấy khơng
khí (Bricking, 2002; Jonhson, 1967; Sterba, 1983; Liem, K.F, 1987). Lươn có thể
chịu đựng được điều kiện thiếu oxy hoặc hàm lượng amonia cao và có thể sống
trong thời gian dài khi khơng có thức ăn (Shafland, P. L., K. B. Gestring and M.
S. Stanford, 2010).
Đặc điểm nổi bật ở lươn đồng là khả năng hơ hấp bằng khí trời, thường
chúng sẽ ngoi lên khỏi mặt nước để lấy khơng khí. Khi đó có sự phối hợp của
các phiến mang chuyên biệt trong thời gian chúng sống chui rúc trong đất hoặc
tìm một nơi ở mới hoặc để sinh sản; trong nước lợ hoặc điều kiện thiếu oxy trong
máu; ở điều kiện ao khô hoặc bùn lầy (Bricking, 2002).
Lươn đồng trưởng thành có thể lấy oxy trong khơng khí ở các vùng thiếu
oxy (Jonhson, 1967; Liem, K.F, 1987). Các tơ mang của lươn đồng tiêu giảm,
khi thở lươn đồng lấy oxy từ ngồi vào cơ thể phần lớn thơng qua màng nhầy
của cung mang hoặc có thể lấy oxy trực tiếp từ khơng khí qua bề mặt tồn bộ cơ
thể (Liem, K.F, 1981).
Lươn có thể dùng xoang hầu và da để thở, vì vậy khi rời khỏi mặt nước
nếu được giữ ẩm sẽ kéo dài thời gian sống lâu hơn so với để trong khơng khí

(Ngơ Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2004)
Ở lươn, ngồi mang cịn có cơ quan hơ hấp phụ là da và khoang miệng
hầu. Da lươn thuộc da trơn, có nhiều nhớt và dưới da có nhiều mạch máu nhỏ
nên rất thuận lợi cho việc trao đổi khí qua da. Trong khoang hầu của lươn có một
7


lớp chất nhầy, thành mỏng và chứa nhiều mạch máu giúp cho việc trao đổi khí
xảy ra ở đây khi lươn đớp khí. Xoang hầu của lươn có cấu tạo đặc biệt là bọng
hầu cho phép lươn lấy oxy qua cơ quan này bên cạnh mang và da (Nguyễn
Chung, 2008).
Kết quả cũng cho thấy rằng, lươn lớn có khả năng chịu được môi trường
trên cạn cao hơn lươn nhỏ. Mức độ tiêu hao oxy ở lươn rất thấp so với các loài
khác. Ở nhiệt độ 28 – 29oC, tiêu hao oxy của lươn có kích cỡ (41,3g) là 39,35
mg/O2/kg/giờ, ở cá mè trắng (39,8 g) là 204 mg/O2/kg/giờ, cá trắm cỏ (74g) là
161 mg/O2/kg/giờ theo Lý Văn Khánh (2007). Hô hấp là biểu hiện của quá trình
trao đổi chất trong cơ thể nên nó phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và bên
ngoài.
1.1.3 Đặc điểm sinh sản
1.1.3.1 Mùa vụ và tập tính sinh sản
Mùa vụ sinh sản của lươn tập trung vào tháng 3-9 hàng năm, hệ số thành
thục cao nhất vào tháng 3 là 6,74% (Lý Văn Khánh, 2007). Mùa vụ sinh sản của
lươn kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 tập trung vào khoảng tháng 6 - 7 (Đức Hiệp,
1999).
Mùa vụ sinh sản của lươn miền Bắc bắt đầu sớm từ cuối tháng 3 và có thể
kéo dài đến tháng 8 – 9. Tuy nhiên ở miền Nam, lươn bắt đầu sinh sản muộn hơn
vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) đến giữa mùa mưa. Lươn cái phát dục sớm hơn
lươn đực. Chúng có tập tính đẻ trứng vào tổ và bảo vệ trứng.
Lươn ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long có 2 mùa đẻ trong năm là tháng 5 – 6
và tháng 8 – 9 (Dương Nhựt Long, 2004). Lươn thường đẻ trong tổ và lấp kín

miệng tổ, sau khoảng 7 - 8 ngày nhiệt độ khoảng 29 - 30 oC trứng nở và sau
khoảng 10 ngày lươn đã tiêu hết nỗn hồng và chui ra khỏi tổ đi kiếm ăn.
Vào mùa sinh sản, sau những trận mưa lươn thường đẻ tập trung vào buổi
sáng sớm. Tổ lươn có bọt, bọt do lươn nhả ra vừa có tác dụng bảo vệ trứng vừa
có tác dụng giữ trứng tập trung trong tổ (Ngô Trọng Lư, 2002). Lươn thường làm
8


tổ ở bờ ruộng, ao có đất sét pha thịt, đôi khi là những mô đất cao giữa ruộng.
Lươn đực có nhiệm vụ làm tổ. Đường kính tổ từ 8-9 cm, có hình chữ U, cao hơn
mặt nước 5-10 cm gồm 3 ngách:
- Ngách phụ thường thẳng góc với bờ ruộng để thơng khí.
- Ngách chính sâu dưới bùn và thông với ngách trên.
- Ngách thứ 3 từ trên bờ vòng xuống để tạo thành chữ U.
Trước khi lươn đẻ, lươn đực phun bọt làm tổ, sau đó lươn cái đẻ trứng và
con đực ngậm trứng phun vào tổ. Lúc đầu trứng dính trong bọt có màu trắng sau
chuyển sang màu vàng khi trứng sắp nở. Trong suốt thời gian ấp trứng lươn cái
rất dữ, chúng có thể cắn cả những vật lạ hay có khi nuốt cả trứng khi bị động.
Lươn đực cũng tiếp với lươn cái giữ trứng trong suốt thời gian này đến khi trứng
nở. Tỷ lệ đực cái là 1:1.
Trong một tổ trứng, số lượng trứng từ 80 đến 600 trứng. Cỡ lươn dài 20
cm có 200–400 trứng, dài 30 cm có 300 – 500 trứng, cỡ lớn có thể đạt 1000
trứng. Đường kính trứng 3,5 – 4 mm (Ngô Trọng Lư, 2002).
Theo (Phan Thị Thanh Vân, 2006) kích cỡ thành thục của lươn cái có
chiều dài tổng lớn hơn 25cm, khối lượng thân trên 16g. Từ đó cho thấy lươn
đồng có khả năng thành thục với kích cỡ tương đối thấp.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007), có thể dung bể
composite 500 lít có đấp mơ đất cao 40 cm, chiếm ½ diện tích bể cho nước vào
khoảng 30 cm, thả lươn bố mẹ vào cho đẻ bán tự nhiên. Theo Nguyễn Chung
(2007) có thể cho lươn đẻ tự nhiên bằng cách dùng bể xi măng tơ láng hay lót bạt

nhựa có diện tích 3-7,5m2 và chiều cao 1,4 m, có hệ thống cấp và thoát nước, đáy
bể cho một lớp đất dày 15-20 cm, trồng thêm khoai nước hoặc lục bình cho lươn
cư trú. Chọn 30 đến 40 cá thể bố mẹ khỏe mạnh thả vào bể sinh sản. Lươn bố mẹ
dài 40-60 cm, nặng 250-300 g/con.

9


1.1.3.2 Biến động tỉ lệ giới tính và sức sinh sản
Theo Nguyễn Tường Anh (1999) lươn cái xuất hiện trước, đời sống sinh
sản trãi qua 3 pha: cái, lưỡng tính, đực. Đa số lươn có chiều dài dưới 30 cm là
con cái, lớn hơn 50 cm là con đực, khoảng giữa là lưỡng tính.
Lươn có chiều dài từ 35-50 cm, tính cái chiếm 60%, tính đực 40%, lươn
có chiều dài từ 47-59 cm tính cái giảm xuống 30% và lươn có chiều dài 66-75
cm tính đực chiếm 100% (Đức Hiệp, 1999). Tuyến sinh dục lươn không đối
xứng, bên trái phát triển cịn bên phải thối hóa (Ngơ Trọng Lư và Lê Đăng
Khuyến, (2004). Theo Mai Đình Yên (1992), lươn nhỏ là cái, lớn là đực nhưng
đặc điểm này không rõ ràng đối với lươn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Những nghiên cứu sức sinh sản cơ bản ban đầu như của Phan Thị Thanh
Vân (2006) số lượng trứng trong cơ thể lươn dao động từ 143-6813 trứng/con cái
với chiều dài cơ thể từ 25-66 cm. Số lượng trứng trong cơ thể lươn đạt 632
trứng/con cái với chiều dài cơ thể 27,5 cm (Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2007). Còn
với Nguyễn Thị Lệ Hoa (2009) số lượng trứng trong cơ thể lươn dao động từ
496-1367 trứng/con cái với chiều dài cơ thể từ 35,5-54 cm.
1.1.4 Các nghiên cứu về đối tượng thí nghiệm
Ở nước ta đã có một số nghiên cứu bước đầu thực hiện trên đối tượng
lươn đồng (Monopterus albus) ở khía cạnh sinh sản. Tuy nhiên, các kết quả chỉ
dừng lại ở mức độ nghiên cứu nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo như Phan
Thị Thanh Vân (2006), Lý Văn Khánh (2007), Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007),
Nguyễn Thị Lệ Hoa (2009), Nhan Trung Nghĩa (2010). Nhu cầu con giống cho

nghề nuôi lươn đồng là rất lớn. Việc nghiên cứu sản xuất giống đại trà là cần
thiết nhằm phát triển nghề ni lươn đồng, cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị
kinh tế cho nhu cầu thị trường trong và ngồi nước.
Trên thế giới nghiên cứu ảnh hưởng của kích thích tố lên tuyến sinh dục
của một số nhóm cá chình và lươn đồng cũng đã được tiến hành, ở cá chình Nhật
Bản (Anguilla japonica) khi tiêm SPH (salmon pituitary homogenate – hormon
10


tuyến yên của cá hồi) lipid của buồng trứng gia tăng ở giai đoạn giữa của thời kỳ
tạo nỗn hồng và giảm sau đó (Ozaki et al, 2008).
Theo Tang et al (1974) lươn đồng là lồi lưỡng tính, nó chuyển đổi từ cái
chức phận, thông qua giai đoạn chuyển giới tính trở thành con đực chức phận.
Các loại hormon sinh dục đực bao gồm methyltestosterone, testosterone và 11ketotestesterone ở những liều khác nhau không dẫn đến việc chuyển đổi giới tính
ở con cái và khơng có dấu hiệu thay đổi của buồng trứng quan sát được sau khi
tiêm. Bằng việc sử dụng cyanoketone, một loại chất ức chế (kháng) steroid và
kết hợp với methyltestosterone, cho thấy hormon sinh dục đực khơng gây ảnh
hưởng đến sự chuyển đổi giới tính ngay cả sự vắng mặt của chất nội sinh sinh
dục cái. Do đó hormone sinh dục đực khơng ảnh hưởng kích thích sự phát triển
của tế bào phơi ở con cái bởi vì steroid khơng đóng vai trị trong sự khởi động
chuyển đổi giới tính tự nhiên ngay cả ở các loài cá nguyên thủy.
Cũng theo Tang (1974) sử dụng MLH (Mammalian Luteinizing hormone
– hormon gây rụng trứng ở động vật có vú) ở liều 3µg/g để tiêm cho lươn đồng
cái 1 lần/3 tuần hoặc 1,5 µg/g tiêm mỗi ngày, sau thời gian 7,5 – 8,5 tuần đều
ảnh hưởng đến buồng trứng. Điều này cho thấy rằng lươn đồng đã phản ứng rất
mãnh liệt với 3-β hydroysteroid dehydrogenase. Khoảng 70% lươn đồng có tinh
sào phát triển, não thùy điều khiển hoạt động tiết tinh dịch. Kết quả chỉ ra rằng:
MLH ảnh hưởng kích thích ở lươn đồng, đầu tiên là tế bào phôi ở con cái thay
đổi trong sự phát triển của buồng trứng từ tế bào kẽ não thùy với hoạt động tiết
tinh dịch, thứ hai là sự gia tăng của tế bào kẽ Leydig trong tuyến sinh dục. Vì

vậy, tuyến yên của lươn đồng có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự khởi
đầu mạnh mẽ của sự chuyển đổi giới tính.
Theo Tao et al (1993) việc sử dụng sGnRHa (salmon Gonadotropin
Releasing hormone analog – hormon giải phóng kích thích tố cá hồi tổng hợp)
đơn độc hoặc kết hợp với DOM (Domperidone – chất đối kháng) 1 lần/9 tuần để
kích thích sự chuyển giới tính con cái thành con đực ở lươn đồng. Tuyến sinh
dục của lươn đồng được chuyển giới tính có chức năng như một tuyến sinh dục
11


đực chứa tinh trùng và tinh tử. DOM sử dụng liều đơn khơng kích thích chuyển
giới tính nhưng có khuynh hướng phát triển buồng trứng đồng đều. Cũng như
việc xử lý bằng CPH (Carp pituitary homogenate – hormon tuyến yên cá chép)
đã khơng bắt đầu chuyển giới tính nhưng buồng trứng phát triển, tăng hàm lượng
huyết thanh và tăng hàm lượng 17- β Estradiol. Những kết quả nghiên cứu tiên
đoán rằng hệ thống não thùy tuyến yên có thể đóng vai trị phát tín hiệu bắt đầu
chuyển giới tính ở lươn đồng và sGnRH là tác nhân chủ yếu trong quá trình này.
Theo WaiSum et al (1974) lươn đồng tiêm TSH (Thyroid Stimulating
Hormon – hormon kích thích tuyến giáp) ở liều 1USP (unit of ovine TSH) đã
kích thích nang tuyến giáp với nhiều mức độ đáp ứng, từ việc tăng cao tế bào
biểu mô trong tế bào đối với sự kích thích dẫn đến sự thốt vị (sự đứt, sự vỡ)
nang thận. Kết quả của thí nghiệm này là trong cùng một thời điểm có sự thối
hóa rõ rệt về kích cỡ của cả tế bào và nhân loại 5 tế bào ở tuyến yên. Lươn đồng
tiêm Thiourea (0,15% hòa tan) trong 20 ngày đã nhận thấy rằng tế bào biểu mơ
tuyến n được kích thích để gia tăng trong cả tế bào và nhân cùng với quá trình
biến mất của bạch cầu trong tế bào. Ảnh hưởng của tuyến giáp trong nghiệm
thức nồng độ hịa tan thyroxine 20 µg/lít, tế bào biểu mô tăng cao và loại 5 tế
bào tuyến n thối hóa cùng với sự tích lũy của tế bào bạch cầu. Tuyến yên chịu
sự chi phối bởi các hormon nhưng việc đáp ứng của loại 5 tế bào trong tuyến yên
biểu hiện chu kỳ mùa vụ mà có lẽ do sự thay đổi về trao đổi chất cũng như đây là

kiểu biến đổi của các dạng lưỡng tính.
Theo Yeung et al (1993) lươn đồng sau giai đoạn sinh sản, LH
(Luteinizing Hormon – hormon gây rụng trứng) gây ra sự chuyển đổi giới tính
một cách rõ ràng. Tuy nhiên, LH đã ảnh hưởng không đáng kể đến con cái trong
suốt giai đoạn tiền sinh sản. Trong khi đó, suốt giai đoạn trước và sau khi đẻ
trứng LHRHa (analog of Luteinizing Hormone Releasing Hormone) kích thích
sự phát triển của trứng thụ tinh với sự gia tăng của nỗn hồng. Sự chuyển hóa
steroid ở tuyến sinh dục của lươn cái trong giai đoạn tiền sinh sản thì khơng chịu

12


ảnh hưởng bởi LHRHa. Ở giai đoạn sau khi đẻ trứng, LHRHa gây ra sự thay đổi
hormon steroid của lươn đồng.
Cũng theo nhóm tác giả Yeung et al (1993) lươn đồng sau khi sinh sản,
LH (Luteinizing Hormon – hormon gây rụng trứng) gây ra sự chuyển đổi giới
tính trong tuyến sinh dục ở con đực, ở con cái có sự gia tăng hàm lượng hormon
sinh dục đực trong huyết tương, testosterol (T), 11 - oxotestosterol (KT), 11- β
hydroxytestosterol (OHT). Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của LH lên lươn đồng cái
không thấy rõ ở giai đoạn tiền sinh sản và không có những biểu hiện đáng kể về
sự chuyển đổi giới tính sớm được nhận thấy trong cấu trúc tuyến sinh dục hoặc
hormon trong huyết tương sau khi tiêm. Ở lươn đồng cái tiêm LHRHa trong giai
đoạn trước và sau khi sinh sản cấu trúc của tuyến sinh dục vẫn là “con cái’’. Hàm
lượng E2 trong huyết tương được gia tăng sau khi tiêm.
Nhìn chung, những nghiên cứu của các tác giả trước đây đã cung cấp
nhiều dữ liệu quan trọng về vai trị của kích dục tố lên lên sự phát triển của tuyến
sinh dục cũng như tác dụng kích thích sinh sản, là cơ sở tốt để tiến hành thực
hiện nghiên cứu này.
1.1.5 Các nghiên cứu về sản xuất giống
1.1.5.1 Sinh sản tự nhiên

Có thể cho lươn đẻ tự nhiên bằng cách dùng bể ximăng tơ láng hay lót bạt
nhựa có diện tích khoảng 1x3 m, 1x4 m hay 1x5 m và cao 1,4 m có hệ thống cấp
và thốt nước, đáy bể có một lớp bùn dày 15-20 cm trồng thêm khoai nước, lục
bình hay bèo. Chọn 30-40 cá thể bố mẹ khỏe mạnh cho vào bể sinh sản. Lươn bố
mẹ dài khoảng 40-60 cm, nặng 250-300 g/con (Nguyễn Chung, 2007).
Theo Nguyễn Chung (2007), thức ăn cho lươn phải tươi, khơng ương hư,
nên duy trì thức ăn lươn đã quen, nên cho ăn trùng quế, trùng hổ. Cứ 2-3 ngày
vào buổi chiều tạo kích thích nước bằng cách phun mưa, chất lượng nước phải
đảm bảo thích hợp cho sự sống tăng tưởng và sinh sản bình thường của lươn.

13


Lươn sẽ bắt cặp và sinh sản sau 15-20 ngày, khi thấy tổ bọt ngã sang màu trắng
ngà ta bắt đầu vớt trứng ấp riêng.
1.1.5.2 Cơ sở khoa học của việc kích thích lươn đồng sinh sản bằng kích
dục tố
Vấn đề sử dụng kích thích tố để kích thích sinh sản cá
Theo Nguyễn Văn kiểm (2004) có 4 nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng
kích thích tố bao gồm:
- Đúng liều lượng, đúng chủng loại và theo thứ tự tác dụng của kích thích tố.
- Sử dụng theo đúng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục.
- Chia nhiều lần để tiêm với liều lượng thấp.
- Nên kết hợp các loại kích thích tố với nhau.
Nguyễn Tường Anh (1999) cho rằng, ngày nay người ta tránh dùng não
thuỳ ở liều quá cao, đặc biệt là liều tiêm khởi động. Ở một chừng mực nhất
định, việc tăng liều khi tiêm liều quyết định có tác dụng rút ngắn thời gian hiệu
ứng. Nhưng liều tiêm não thuỳ quá cao vào cơ thể một lượng lớn hormon của
tuyến yên, có thể dẫn đến rối loạn tình trạng sinh lí bình thường, gây chết cá mẹ
và làm giảm chất lượng trứng của chúng. Trong trường hợp tiêm 2 lần, thuốc

tiêm lần đầu nhất thiết phải dùng tuyến yên hoặc hỗn hợp tuyến yên với hormon
nhau thai, lượng tiêm lần đầu chiếm 10- 15% toàn bộ liều lượng (Chung Lân,
1969). Dùng phương pháp tiêm 2 lần có thể xem lần tiêm thứ nhất để lựa chọn
cá bố mẹ thành thục. Tuy nhiên, cũng có những loài cá phải tiêm đến 2- 4 lần
như cá tra và có lồi chỉ cần tiêm một lần như cá rơ đồng, cá sặc rằn, tiêm 1 lần
có thể giảm bớt khối lượng lao động và tỷ lệ thương vong của cá bố mẹ
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Đối với những lồi cá được ni vỗ trong ao và sinh
sản nhân tạo thì những liều tiêm nhỏ (liều sơ bộ) là đặc biệt quan trọng cho sự di
chuyển của túi mầm ra biên tức là để chuyển cá sang tình trạng thành thục hồn
tồn (Nguyễn Tường Anh, 1999). Mục đích kết hợp nhiều loại kích thích tố là để
14


×