Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

De de nghi Olympic 16 Dia 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.44 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TRƯỜNG : THPT CHUYÊN VỊ THANH


<b>KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 - 4 LẦN THỨ XVI</b>


<b>ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÝ</b> <b>; LỚP : 11</b>


<b>Câu hỏi 1: ( 4,0 điểm)</b>


<i>1.Hãy nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến</i>
<i>nền kinh tế - xã hội thế giới. </i>


<i> 2.Trình bày khái niệm về nền kinh tế tri thức và hướng phát triển của nền kinh tế tri thức ở</i>
<i>nước ta trong tương lai.</i>


<b>Đáp án câu 1:</b>


<i><b> </b><b> 1. Hãy nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến</b></i>
<i><b>nền kinh tế - xã hội thế giới.</b></i> <i><b> (1,75 điểm) </b></i>


<i>* Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại: (0,75 điểm)</i>
- Thời gian xuất hiện: cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. (0,25 điểm)
- Đặc trưng: xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. (0,25 điểm)


- Có 4 ngành cơng nghệ trụ cột là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin,
công nghệ năng lượng. (0,25 điểm)


<i><b> * Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế</b></i>
<i>giới: (1,0 điểm)</i>


- Xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ, tạo ra những bước
chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. (0,5 điểm)



- Làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
(0,5 điểm)


<i><b> 2. Trình bày khái niệm về nền kinh tế tri thức và hướng phát triển của nền kinh tế tri thức ở</b></i>
<i><b>nước ta trong tương lai. (2,25 điểm) </b></i>


<i>+ Khái niệm về nền kinh tế tri thức: (0,25 điểm)</i>
- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao<i>. 0,25</i>
+ <i>Hướng phát triển của nền kinh tế tri thức ở nước ta trong tương lai: (2,0 điểm)</i>


- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tăng
cường năng lực nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học.


(0,5 điểm)


- Phát triển mạnh các trung tâm cơng nghệ cao, đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu và phát
triển khoa học. (0,5 điểm)


- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin, nhất là Internet, thương mại điện tử, công nghệ phần
mềm… (0,5 điểm)


- Coi trọng việc phát triển giáo dục và đào tạo, phải có chiến lược đầu tư, ưu tiên phát triển giáo
dục và đào tạo, đặc biệt chú trọng chú trọng phát triển nhân tài. (0,5 điểm)


Số phách


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1. i n n i dung thích h p vào b ng sau:Đ ề ộ ợ ả


<i><b>Vấn đề môi trường</b></i> <i><b>Nguyên nhân</b></i> <i><b>Hậu quả</b></i> <i><b>Giải pháp</b></i>



<i>2. Tại sao vấn đề biến đổi khí hậu tồn cầu là một trong những vấn đề mang tính cấp bách</i>
<i>nhất hiện nay?</i>


<b>Đáp án câu 2: </b>


<i><b>1. Điền nội dung thích hợp vào bảng sau:</b></i> <i><b>(3,0 điểm)</b></i>


<b>Vấn đề môi trường</b> <b>Nguyên nhân</b> <b>Hậu quả</b> <b>Giải pháp</b>


Biến đổi khí hậu
tồn cầu và suy giảm
tầng ơdơn


Do các chất khí thải
từ sản xuất và sinh
hoạt của con người.
- Khí CO2 tăng →
hiệu ứng nhà kính.
- Khí CO2, NO2tăng
→ mưa axit.


- Khí CFCs tăng →
thủng tầng ôdôn.


- Nhiệt độ trái đất
tăng 0,6 độ C
trong 100 năm
qua.



- Mưa axit.


- Tầng ôdôn ngày
càng mỏng và lổ
thủng tầng ôdôn
ngày càng rộng.


Cắt giảm các chất
khí thải từ sản xuất
và sinh hoạt.


Ô nhiểm nguồn nước
ngọt, biển và đại
dương:


Do các chất thải từ
sản xuất và sinh hoạt
đổ xuống biển, sông,
hồ…


Do sự cố tràn, đắm
tàu, rửa tàu...


Ô nhiểm nguồn nước
ngọt, biển và đại
dương → thiếu nước
sạch, chết sinh vật…


- Tuyên truyền, giáo
dục ý thức bảo vệ


môi trường.


- Xây dựng các nhà
máy xử lí chất thải.
- Đảm bảo an toàn
hàng hải.


Suy giảm đa dạng


sinh học Khai thác thiênnhiên quá mức Nhiều loài sinh vậtbị tuyệt chủng hoặc
đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng → Mất
nguồn gen quý, mất
cân bằng sinh thái…


Xây dựng các khu
bảo tồn thiên nhiên,
cấm săn bắt bừa
bãi…


<i><b>2. Tại sao vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những vấn đề mang tính cấp</b></i>
<i><b>bách nhất hiện nay? (1,0 điểm)</b></i>


Vì sự biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ chưa từng có và gây hậu quả nghiêm
trọng trên toàn cầu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Liên minh Châu Âu (EU) là liên minh khu vực lớn và điển hình nhất trên thế giới hiện</i>
<i>nay. Để thấy rõ hơn về vấn đề này, em hãy:</i>


<i>1.Phân tích nội dung và lợi ích của việc thành lập thị trường chung Châu Âu, ý nghĩa</i>


<i>của việc sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô (Euro). </i>


<i>2.Giải thích thế nào là liên kết vùng và cho biết ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng</i>
<i>trong EU</i>


<b>Đáp án câu 3: </b>


1.Phân tích nội dung và lợi ích của việc thành lập thị trường chung Châu Âu, ý nghĩa
<i><b>của việc sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô: (2,75đ)</b></i>


<i>*Nội dung của việc thành lập thị trường chung Châu Âu: (1,0đ)</i>


+Tự do di chuyển:Mọi công dân trong EU đều có quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự
do chọn nơi làm việc. (0,25đ)


+Tự do lưu thông dịch vụ: Các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân
hàng, kiểm toán, du lịch được tự do hoạt động trong các nước EU. (0,25đ)


+Tự do lưu thơng hàng hóa: các sản phẩm sản xuất hợp pháp ở một nước của EU được
tự do lưu thơng và bán trong tồn thị trường chung Châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị
gia tăng. (0,25đ)


+Tự do lưu thông tiền vốn: Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch và thanh tốn, các
nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng
trong EU. (0,25đ)


<i>*Lợi ích của việc thành lập thị trường chung Châu Âu : (0,75đ)</i>


+Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt tự
do lưu thông. (0,25đ)



+Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài EU.(0,25đ)
+Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU với các trung tâm kinh
tế trên thế giới. (0,25đ)


<i>*Ý nghĩa của việc sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô (Euro): (1,0đ)</i>
+Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa. (0,25đ)
+Thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. (0,25đ)
+Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. (0,25đ)
+Đơn giản hóa cơng tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia. (0,25đ)
<i><b>2.Liên kết vùng Châu Âu: (1,25đ)</b></i>
<i>*Khái niệm liên kết vùng Châu Âu: (0,75đ)</i>


-Euroregion - từ ghép của Europe (Châu Âu) và Region(vùng) chỉ một khu vực biên
giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết
sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa nhằm mục tiêu và lợi ích chung của các nướCc.
(0,5 điểm)


-Liên kết vùng có thể nằm hồn tồn trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm bên ngồi
ranh giới EU. Năm 2000, EU có khoảng 140 liên kết vùng. (0,25đ)


<i>*Lợi ích: (0,5đ)</i>


-Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hóa ở EU. Tận dụng được lợi thế so sánh
riêng của mỗi nước. (0,25đ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>1. So sánh những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đơng</i>
<i>Nam Á biển đảo.</i>


<i>2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển</i>


<i>kinh tế, xã hội của khu vực Đông Nam Á. </i>


<b>Đáp án câu 4: </b>


a. So sánh những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đông
<i><b>Nam Á biển đảo. (1,0đ)</b></i>


- Đông Nam Á lục địa: nhiều núi, nhiều sơng lớn, có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ,
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc... (0,5 điểm)


- Đông Nam Á biển đảo: nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sơng lớn, khí hâu xích đạo và
nhiệt đới ẩm, nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng... (0,5 điểm)


<i><b> b. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển</b></i>
<i><b>kinh tế, xã hội của khu vực Đông Nam Á. </b></i>


<i>+ Thuận lợi: (1,5đ)</i>


- Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú ( đất feralit ở đồi núi, đất phù sa màu mỡ ở
các đồng bằng, mạng lưới song ngòi dày đặc → phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
(0,5 điểm)


- Lợi thế về biển → phát triển ngư nghiệp, du lịch, hàng hải, khai thác dầu khí…
(0,5 điểm)


- Diện tích rừng xích đạo và rừng nhiệt đới lớn, phong phú và đa dạng.
(0,5 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Dựa vào bảng số liệu sau:</i>



<b>Tình hình ngoại thương của Hoa Kì thời kì 1995-2004</b>
<b> </b>( Đơn vị: tỉ USD)


<b>Năm</b> <b>1995</b> <b>1997</b> <b>1998</b> <b>1999</b> <b>2000</b> <b>2001</b> <b>2004</b>


Xuất khẩu 584,7 688,6 382,1 702,0 781,1 730,8 818,5
Nhập khẩu 770,8 899,0 944,3 1059,4 1259,2 1179,1 1525,7
<i>1 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kì qua các năm. </i>
<i>2. Dựa vào biểu đồ đã vẽ và những hiểu biết của mình, hãy nêu nhận xét và giải thích về tình</i>
<i>hình ngoại thương của Hoa Kì</i>


<b>Đáp án câu 5: </b>


<i><b>a. Vẽ biểu đồ : (2,0đ)</b></i>


- Biểu đồ miền (hở), thông qua hai đường biểu diễn giá trị xuất khẩu và giá trị nhập
khẩu tìm giá trị cán cân xuất, nhập khẩu.


- Biểu đồ đẹp, chính xác, có đầy đủ tên và chú thích …


<i><b>b. Nhận xét và giải thích về tình hình ngoại thương của Hoa Kì: (2,0đ)</b></i>
<i>+ Nhận xét: (1,0đ)</i>
- Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu đều tăng (dẫn chứng số liệu). (0,25 điểm)
- Giá trị xuất khẩu từ 1995-2004 tăng 1,4 lần(dẫn chứng số liệu). (0,25 điểm)


- Giá trị nhập khẩu từ 1995-2004 tăng 2,0 lần(dẫn chứng số liệu). (0,25 điểm)
- Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu → nhập siêu.(0,25 điểm)
<i>+ Giải thích: (1,0đ) </i>


- Hoa Kì có nền kinh tế đứng đầu thế giới nên không ngừng mở rộng ngoại thương.


(0,25 điểm)


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×