Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hợp đồng đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.75 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Trƣơng Tín
Học viên: Huỳnh Lê Uyên Thƣ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2012


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
đã trang bị kiến thức cho em suốt 4 năm học, niên khóa 2010-2014. Em cũng đặc
biệt cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Trương Tín - Ths. Giảng viên
Khoa Luật dân sự, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh - giảng viên hướng dẫn đề tài đã
giúp em hồn thành khóa luận này.


MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu .......................................................................................................... 1
Chương 1 Lý luận chung và quy định của pháp luật về hợp đồng đặt cọc ......... 3
1.1. Khái quát về hợp đồng đặt cọc ................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm đặt cọc và hợp đồng đặt cọc ........................................... 3
1.1.1.1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ........ 3
1.1.1.2. Khái niệm đặt cọc ..................................................................... 4
1.1.1.3. Khái niệm hợp đồng đặt cọc ..................................................... 5
1.1.2. Bản chất, chức năng của hợp đồng đặt cọc ...................................... 5
1.1.2.1. Bản chất của hợp đồng đặt cọc ................................................. 5


1.1.2.2. Chức năng của hợp đồng đặt cọc .............................................. 9
1.1.3. Đối tượng của hợp đồng đặt cọc ..................................................... 10
1.2. Giao kết hợp đồng đặt cọc ...................................................................... 14
1.2.1. Mục đích giao kết hợp đồng đặt cọc ............................................... 14
1.2.2. Thời điểm giao kết hợp đồng đặt cọc .............................................. 15
1.2.3. Hình thức hợp đồng đặt cọc ............................................................ 15
1.2.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đặt cọc ................................... 19
1.2.5. Các trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu ...................................... 20
1.2.6. Mối quan hệ giữa hợp đồng đặt cọc và hợp đồng có nghĩa vụ được
bảo đảm ..................................................................................................... 22
1.3. Thực hiện hợp đồng đặt cọc.................................................................... 26
1.3.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đặt cọc .......................................... 26
1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc ................. 26
1.4. Phân biệt đặt cọc với một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
khác ................................................................................................................ 27
1.4.1. Đặt cọc và cầm cố ........................................................................... 27
1.4.2. Đặt cọc và thế chấp ......................................................................... 28
1.4.3. Đặt cọc và ký cược .......................................................................... 28
1.4.4. Đặt cọc và phạt vi phạm .................................................................. 29
1.5. Xử lí hợp đồng đặt cọc............................................................................ 29
Chương 2 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đặt cọc và một số


kiến nghị hoàn thiện pháp luật ........................................................................... 34
2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng đặt cọc ...... 34
2.1.1. Vấn đề sử dụng ngoại tệ trong hợp đồng đặt cọc ............................ 34
2.1.2. Hợp đồng đặt cọc nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có điều kiện 37
2.1.3. Vấn đề xử lí hậu quả khi hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bằng
đặt cọc vô hiệu ........................................................................................... 39
2.1.4. Vấn đề liên đới chịu trách nhiệm khi một bên vợ chồng giao kết

hợp đồng đặt cọc........................................................................................ 45
2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến hợp đồng đặt cọc 47
2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đặt cọc ...................................... 47
2.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ ................................................................. 50
2.2.3. Tăng cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người
dân ............................................................................................................. 51
Kết luận .............................................................................................................. 52
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời xưa, tiền được đúc bằng đồng có hình trịn, mỏng. Trong quan hệ mua
bán, người mua trả trước tiền cho chủ hàng và số tiền được xếp thành từng cọc. Có
sách lại giải thích rằng ngày trước xài tiền đồng, xâu lại thành từng cọc, dùng để đặt
trước nên gọi là đặt cọc. Vì vậy, trong tiếng Việt mới có từ “đặt cọc" để chỉ việc gởi
tiền trước làm tin. Hành động đặt cọc đó ngày nay đã được phát triển thành một
biện pháp bảo đảm được quy định trong Bộ Luật dân sự.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các quan hệ dân sự càng ngày
càng phát triển mà giao dịch dân sự được xem là phương tiện pháp lí quan trọng để
giao lưu dân sự. Với bản chất là một giao dịch dân sự, hợp đồng đặt cọc càng ngày
càng được sử dụng đa dạng kéo theo đó là các tranh chấp liên quan đến hợp đồng
này. Bộ Luật dân sự 2005 ra đời đã có nhiều thay đổi quan trọng, song quy định về
đặt cọc hầu như khơng thay đổi, trong khi có mười sáu điều luật quy định về cầm
cố, mười sáu điều luật quy định về thế chấp thì chỉ có duy nhất một điều luật quy
định về đặt cọc. Số lượng này là quá ít trước sự đa dạng, phong phú và ngày càng
phức tạp của đời sống thực tiễn liên quan đến vấn đề này. Các quy định của pháp

luật liên quan đến đặt cọc trong q trình áp dụng cịn bộc lộ những khuyết điểm,
hạn chế cần được khắc phục. Có những quy định về đặt cọc, giải quyết tranh chấp
về đặt cọc được quy định bởi văn bản dưới luật mà thiết nghĩ nên được luật hóa.
Với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn các quy định của pháp luật có liên quan đến
đặt cọc dưới hình thức là một hợp đồng dân sự thơng qua đó đánh giá việc áp dụng
các quy định này trên thực tế và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện chế định này.
Tác giả chọn đề tài: “HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM” để trình bày trong khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khi các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác như cầm
cố, thế chấp,…đã được nhiều cơng trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau thì đặt
cọc chưa được nghiên cứu một cách tồn diện mà chỉ dừng lại ở các bài viết các bài
đánh giá. Về khóa luận tốt nghiệp, tính đến hiện tại mới chỉ có tác giả Nguyễn Thị
Thanh Thảo nghiên cứu về đặt cọc trong khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài:
“Đặt cọc – Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Tuy nhiên tác giả
Nguyễn Thị Thanh Thảo không đề cập cũng như đánh giá nhiều về biện pháp đặt
cọc dưới phương diện là một hợp đồng dân sự.


2

Trên cơ sở những nghiên cứu của các tác giả khác nhau liên quan đến đặt cọc
và hợp đồng đặt cọc, tác giả tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về chế định đặt cọc
thơng qua hình thức tồn tại của chế định này là hợp đồng đặt cọc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hợp đồng đặt cọc theo quy định của
pháp luật dân sự Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đưa ra cái nhìn tổng quát về lý luận và quy
định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trên thực tế.
Thực tiễn áp dụng pháp luật sẽ được phân tích thơng qua các bản án của Tịa án liên

quan đến hợp đồng đặt cọc. Từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
hợp đồng đặt cọc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện khóa luận, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp như
phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, đánh giá các quy định của pháp luật đồng
thời phân tích, bình luận những bản án của Tịa án để nghiên cứu việc áp dụng các
quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng đặt cọc trên thực tế.
5. Kết cấu đề tài
Nội dung của khóa luận được trình bày qua hai chương:
Chương 1: Lý luận chung và quy định của pháp luật về hợp đồng đặt cọc
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng đặt cọc và
một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật


3

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP
ĐỒNG ĐẶT CỌC
Khái quát về hợp đồng đặt cọc
Khái niệm đặt cọc và hợp đồng đặt cọc
Khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại mục 5
chương XVII phần thứ ba Bộ luật dân sự (từ đây gọi tắt là BLDS) với tựa đề “Bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” bao gồm 56 điều luật (từ Điều 318 đến Điều 373).
BLDS thường sử dụng các thuật ngữ “bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, “biện
pháp bảo đảm” hay “biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự”, tuy nhiên lại không đưa
ra định nghĩa cho các thuật ngữ này, hơn nữa tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP
ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm cũng không đưa ra định nghĩa
cho các thuật ngữ này. Để có thể hiểu được khái niệm các thuật ngữ trên cần bắt đầu

lại từ khái niệm nghĩa vụ dân sự. Điều 280 BLDS 2005 định nghĩa về nghĩa vụ dân
sự như sau:
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi
chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc
giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện cơng việc nhất
định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có
quyền).
Như vậy, nghĩa vụ dân sự là một nghĩa vụ cụ thể giữa hai bên chủ thể theo đó,
bằng hành vi của mình bên có nghĩa vụ phải thực hiện vì lợi ích của bên có quyền.
Nghĩa vụ này được phát sinh bằng một sự kiện pháp lý và được đảm bảo thực hiện
bằng pháp luật. Vì vậy, nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự mà hai bên
chủ thể đều xác định được quyền và nghĩa vụ của mình. Việc xác lập và thực hiện
nghĩa vụ dân sự phụ thuộc vào sự tự giác của các bên hoặc do pháp luật quy định,
tuy nhiên, thực tế các bên không phải lúc nào cũng thực hiện các nghĩa vụ một cách
đầy đủ mặc dù các nghĩa vụ ln có các chế tài dân sự kèm theo. Do đó, cần thiết có
các quy định về các biện pháp bảo đảm. Hiện nay, các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự được quy định trong BLDS 2005 chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ
không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, các biện pháp này mang chức


4

năng dự phòng và nếu nghĩa vụ dân sự được bảo đảm chấm dứt thì biện pháp bảo
đảm là khơng cịn cần thiết.
Vậy, có thể hiểu bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc bên bảo đảm (là
bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình và được
phép giao dịch hoặc uy tín để cam kết bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
đối với bên nhận bảo đảm (là bên có quyền trong quan hệ dân sự).
Căn cứ phát sinh biện pháp bảo đảm là sự thỏa thuận của các bên thông qua
một giao dịch dân sự. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cũng theo hướng quy định

rằng đây là một giao dịch dân sự, cụ thể tại Điều 1: “Nghị định này quy định chi tiết
thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo
đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” hay tại Điều 2: “Việc xác lập, thực hiện
giao dịch bảo đảm và xử lí tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của Bộ
luật Dân sự, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”. Do
đó, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ngoài việc tuân thủ các quy
định về giao dịch bảo đảm cũng phải tuân theo các quy định chung của pháp luật về
giao dịch dân sự.
BLDS 1995 liệt kê 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm
cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, phạt vi phạm. Tuy nhiên, đến
BLDS 2005, phạt vi phạm tuy có chức năng để bảo đảm nhưng không được coi là
một biện pháp bảo đảm. Cụ thể tại khoản 1 Điều 318 BLDS 2005 liệt kê 7 biện
pháp bảo đảm là cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp.
Như vậy, đặt cọc theo quy định của BLDS 2005 là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ
dân sự.
Khái niệm đặt cọc
Thời xưa, tiền được đúc bằng đồng có hình trịn, mỏng. Trong quan hệ mua
bán, người mua trả trước tiền cho chủ hàng và số tiền được xếp thành từng cọc. Có
sách lại giải thích rằng ngày trước dùng tiền đồng, xâu lại thành từng cọc, dùng để
đặt trước nên gọi là đặt cọc. Vì vậy, trong tiếng Việt mới có từ “đặt cọc” để chỉ việc
gởi tiền trước làm tin.
Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 định nghĩa đặt cọc là việc một bên giao cho
bên kia một số tiền nhất định để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Bộ
luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005 cũng có quy định về đặt cọc nhưng đã mở
rộng về tài sản đặt cọc không chỉ là số tiền như ở Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991
nữa. Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, được quy định cụ
thể tại Điều 358 BLDS 2005 như sau:


5


Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí
quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời
hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Khái niệm hợp đồng đặt cọc
Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc sẽ thực hiện việc đặt cọc thông qua văn
bản được gọi là hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng đặt cọc thể hiện đầy đủ sự thống nhất ý
chí giữa hai bên. Hợp đồng đặt cọc có đầy đủ tính chất của một giao dịch dân sự mà
cụ thể là một hợp đồng dân sự. Hợp đồng đặt cọc liên quan đến việc chuyển giao tài
sản đặt cọc từ bên đặt cọc sang bên nhận đặt cọc, thơng qua đó xác lập sự tồn tại
của một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là đặt cọc, nhằm mục đích
bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận bằng văn bản của bên đặt cọc và
bên nhận đặt cọc, theo đó bên đặt cọc có nghĩa vụ giao cho bên nhận đặt cọc một
khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản
đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Bản chất, chức năng của hợp đồng đặt cọc
Bản chất của hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc là một loại giao dịch dân sự. Cụ thể hợp đồng đặt cọc là
một loại hợp đồng dân sự.
Theo định nghĩa về giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc
hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa
vụ dân sự1. Như vậy, giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý được dự kiến bằng
quy phạm pháp luật là sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ
dân sự trên thực tế. Khi tham gia một giao dịch dân sự cụ thể thì ý chí chủ thể lúc
nào cũng phải được thể hiện ra ngoài dưới một hình thức nhất định để chủ thể cịn
lại có thể hiểu được nhằm đạt đến sự thống nhất ý chí, tạo tiền đề xác lập một quan
hệ dân sự. Như vậy, tính thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí giữa các bên tham gia
quan hệ dân sự tạo thành bản chất của giao dịch dân sự. Dựa vào đó, giao dịch dân
sự được phân thành hành vi pháp lý đơn phương và hợp đồng dân sự.

Hành vi pháp lý đơn phương là sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể với bản
chất là một giao dịch dân sự, hành vi pháp lý đơn phương có thể làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: cá nhân lập di chúc để lại di
sản cho người khác sau khi chết là hành vi pháp lý đơn phương, việc cá nhân lập
văn bản từ chối nhận di sản cũng là hành vi pháp lý đơn phương. Để một hành vi trở
1

Điều 121 BLDS 2005.


6

thành hành vi pháp lý đơn phương thì cần thỏa mãn những điều kiện mà khi xét tới
những điều kiện này, hợp đồng đặt cọc không thể được coi là hành vi pháp lý đơn
phương:
- Thứ nhất, đây là sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể mà khơng cần sự đồng
ý của bên cịn lại. Điều này khơng đúng với hợp đồng đặt cọc, với mục đích nhằm
hướng đến giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải đồng ý đưa ra tài
sản đặt cọc, bên có quyền phải chấp nhận đặt cọc thì đặt cọc mới tồn tại.
- Thứ hai, “sự thể hiện ý chí của một bên đã đủ giá trị pháp lý làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Bên đặt cọc không thể bằng
hành vi pháp lý đơn phương của mình là giao tài sản mà làm phát sinh nghĩa vụ
giao kết, thực hiện hợp đồng cho bên cịn lại, nếu khơng được bên còn lại chấp
nhận.
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự2. Như đã thể hiện trong phần khái niệm, bản chất
của hợp đồng là sự thỏa thuận và ràng buộc pháp lý giữa các bên. Thỏa thuận đặt
cọc đáp ứng hai điều kiện này:
- Bản chất của thỏa thuận là kết quả của sự thống nhất ý chí các bên nhằm đạt
được một mục đích chung. Thỏa thuận đặt cọc là sự thống nhất đặt cọc và nhận đặt

cọc của hai bên chủ thể nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ giao kết hay
thực hiện hợp đồng.
- Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhưng không phải thỏa thuận nào
cũng là hợp đồng. Một sự thỏa thuận nếu không tạo nên được sự ràng buộc pháp lý
giữa các bên thì khơng thể được coi là hợp đồng. Thỏa thuận đặt cọc làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ cho bên đặt cọc và bên nhận cọc khi họ chấp nhận đề nghị của
nhau. Đó có thể là nghĩa vụ giao kết hay nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, nếu không
thực hiện đúng sẽ bị mất cọc hoặc phạt cọc.
Như vậy, đặt cọc “là một loại giao dịch đặc biệt”, “một dạng của hợp
đồng dân sự”3. Để có đặt cọc thì khoản tiền hoặc kim khí quý đá quý phải được giao
cho bên nhận đặt cọc. Đây là khác biệt trong cách thức sử dụng tài sản để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự của đặt cọc so với thế chấp. Việc giao tài sản này có ưu
điểm là làm cho bên có quyền cảm thấy chắc chắn, yên tâm hơn về việc thực hiện
nghĩa vụ của bên bảo đảm vì họ đã được nắm giữ tài sản, đồng thời bên có quyền sẽ
Điều 388 BLDS 2005.
Tưởng Duy Lượng, Xử lí các tranh chấp trong một số án dân sự, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà
Nội, 2008, tr.164.
2
3


7

được bảo vệ tốt hơn khi nghĩa vụ không được thực hiện thì bên có quyền xử lí tài
sản dễ dàng hơn so với trường hợp bên có nghĩa vụ nắm giữ tài sản. Như vậy, khi
bên có nghĩa vụ vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ thì bên có quyền đã có sẵn một tài
sản để trừ ngay vào phần nghĩa vụ bị vi phạm. Cụ thể nếu bên đặt cọc từ chối giao
kết hay thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc 4. Xét dưới
góc độ kinh tế, việc giao tài sản này ảnh hưởng đến khả năng khai thác tài sản, cụ
thể bên bảo đảm không thể khai thác tài sản vì tài sản đã được giao cho bên nhận

bảo đảm mà bên nhận bảo đảm cũng khơng có quyền khai thác. Nghị định số
163/NĐ-CP cũng quy định về nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc là không được khai
thác, sử dụng hay xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc5. Hạn chế này có thể
được khắc phục khi bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có thỏa thuận khác cho phép
bên nhận đặt cọc được khai thác, sử dụng đồng thời bảo quản, giữ gìn tài sản đặt
cọc, bên đặt cọc cũng có quyền yêu cầu ngừng việc sử dụng tài sản đặt cọc nếu do
việc sử dụng mà tài sản có nguy cơ bị mất hoặc giảm sút giá trị. Tuy nhiên, việc
giao tài sản là tiền, kim khí q, đá q hoặc vật có giá trị khác cho bên cịn lại
khơng đương nhiên làm phát sinh đặt cọc. Việc giao tài sản phải nhằm mục đích
giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp một bên giao cho bên kia một khoản
tiền mà không xác định rõ là tiền đặt cọc hay tiền trả trước thì số tiền này được coi
là tiền trả trước6. Thực tế cũng theo hướng xác định đây là khoản tiền trả trước7:
Ngày 26/6/2003 bà Vĩnh với bà Cúc lập “tờ sang nhượng đất” với nội
dung bà Vĩnh, ông Dũng (tự xưng là chồng bà Vĩnh) sang nhượng nhà và đất tại
khu phố 5 cho bà Cúc với giá 210.000.000đ. Bà Cúc có ghi số tiền đặt cọc là
20.000.000đ và thỏa thuận khi nào làm xong thủ tục sẽ trả nốt tiền, nếu bà Cúc
không mua sẽ bị mất cọc, bên bà Vĩnh không bán sẽ phải bồi thường gấp 5 lần số
tiền đặt cọc. Giấy sang nhượng có chữ ký của bà Vĩnh, ông Dũng, bà Cúc và ba
người làm chứng là chị Thủy, Dị, Lan. Sau đó, bà Cúc có nhiều lần đưa thêm tiền
cho bà Vĩnh với số tiền tổng cộng 20.000.000đ nên đã viết lại giấy sang nhượng và
ghi tiền đặt cọc là 40.000.000đ. Trong quá trình giải quyết vụ án, cả bà Cúc và bà
Vĩnh đều thừa nhận bà Vĩnh không ký hợp đồng sau (hợp đồng ghi tiền đặt cọc là
40.000.000đ) nên tại Quyết định số: 340/2011/DS-GĐT ngày 16 tháng 5 năm 2011

Khoản 2 Điều 358 BLDS 2005.
Điều 32 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm.
6
Điều 29 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm.
7
Trích bản án từ cuốn Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

dân sự: bản án và bình luận bản án, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội, tr.232-234.
4
5


8

của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng sau là giả tạo và chỉ căn
cứ vào hợp đồng ghi tiền đặt cọc là 20.000.000đ (hợp đồng lần đầu) để giải quyết
vụ án, đồng thời số tiền 20.000.000d bà Cúc trả sau khi ký hợp đồng nếu các bên
khơng có thỏa thuận khác thì khơng thể xác định đây là khoản tiền đặt cọc, nhận
định đây là khoản tiền trả trước. Thực tế còn phát sinh sự việc sau:
Ngày 05/10/2011, chị Loan và anh Trần Cơng Khánh có ký hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất với anh Dương Minh
Hải và chị Đỗ Thị Kim Nhung tại phòng cơng chứng số 1 tỉnh Kon Tum, chị Loan
có trình bày tại bản tự khai ngày 04/5/2013 rằng chị đã thanh toán trước cho anh
Hải, chị Nhung số tiền 600.000.000 đồng để anh Hải rút bìa đỏ từ Ngân hàng nhằm
thực hiện hợp đồng. Nay chị Loan khơng có đủ khả năng để tiếp tục mua lô đất của
anh Hải, chị Nhung nên chị Loan xin hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất và yêu cầu anh Hải trả lại cho chị số tiền là
600.000.000 đồng. Để chứng minh chị Loan đã nộp hợp đồng giao tiền cho Tịa án.
Tuy nhiên, phía bị đơn anh Dương Minh Hải và Đỗ Thị Kim Nhung trình bày, hai
bên có thỏa thuận và có hợp đồng đặt cọc riêng để thực hiện hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Anh Hải cũng đã nộp một
hợp đồng đặt cọc để chứng minh cho lời khai của mình. Như vậy, với khoản tiền
600.000.000 đồng hai bên có tranh chấp về bản chất khoản tiền này là tiền trả trước
hay tiền đặt cọc.
Tòa án đã ra quyết định trưng cầu giám định bản hợp đồng. Tại bản kết luận
giám định ngày 31/7/2013 của Phịng kĩ thuật hình sự Cơng an tỉnh Kon Tum kết
luận: “Phần nội dung chữ viết tay tại các trang 1, trang 2, trang 3 trên “Hợp đồng

chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” (Ký hiệu A1) (trừ
chữ “trước” ở dòng số 04 tính từ dưới lên, trang 3) có hai loại nét mực có đặc điểm
khác nhau. Nét mực viết sau được tô đè lên nét mực viết trước, không làm thay đổi
nội dung viết. Tại vị trí chữ “trước” (dịng thứ 4 tính từ dưới lên, trang 3) trên “Hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” (Ký hiệu A1) có
dấu vết tẩy xóa cơ học. Chữ trước là chữ sửa chữa, điền thêm. Nội dung nguyên
thủy trước khi bị tẩy xóa, sửa chữa, điền thêm là chữ có dạng chữ cọc.
Tại Bản án số: 29/2013/DS-ST ngày 21 tháng 10 năm 2013 về “V/v tranh chấp
xin hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và yêu cầu phản tố hợp đồng
đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của Tòa án nhân dân Thành phố Kon
Tum xác định đủ cơ sở khẳng định đây là hợp đồng đặt cọc, xác định chị Loan có


9

hành vi gian dối. Quyết định số tiền 600.000.000 đồng thuộc về bên nhận đặt cọc là
anh Dương Minh Hải và chị Đỗ Thị Kim Nhung.8
Mặc dù bản án trên có nhiều sai phạm về thủ tục tố tụng cũng như hướng giải
quyết vụ án, tuy nhiên đã xác định đúng khoản tiền 600.000.000 đồng là tiền đặt
cọc. Vụ việc trên cho thấy sự quan trọng của việc xác định rõ đâu là tiền đặt cọc,
đâu là tiền trả trước. Nếu trong vụ việc trên giữa hai bên không lập hợp đồng đặt
cọc mà phát sinh tranh chấp Tòa án sẽ buộc phải xác định đó là khoản tiền trả trước.
Việc xác định đúng bản chất của đặt cọc là rất quan trọng nhằm phân biệt
đúng giữa đặt cọc và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác như
cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ hay thậm chí là phạt vi phạm. Đối với những
biện pháp khác nhau sẽ có những cách xử lí khác nhau mà nếu không xác định đúng
bản chất sẽ dẫn đến những cách xử lí hồn tồn khác nhau.
Chức năng của hợp đồng đặt cọc
Các biện pháp bảo đảm có chức năng bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ
dân sự, sinh ra để phục vụ cho nghĩa vụ dân sự, nếu nghĩa vụ dân sự được bảo đảm

chấm dứt thì biện pháp bảo đảm là khơng cịn cần thiết. Điều này là hoàn toàn đúng
với thế chấp, cầm cố, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Tuy nhiên, đối với đặt
cọc, BLDS 2005 lại không quy định ngay đặt cọc là để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự mà lại quy định đặt cọc là để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự hay nói cách khác, hợp đồng dân sự là bản giao
kèo thống nhất ý chí ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên. Thỏa thuận này được
thể hiện trong tất cả các giai đoạn của quan hệ hợp đồng, từ giao kết, thực hiện, thay
đổi hay chấm dứt hợp đồng. Do tính chất của hợp đồng là làm phát sinh nghĩa vụ
dân sự trong tất cả các giai đoạn như vậy nên bảo đảm giao kết hay thực hiện hợp
đồng cũng chính là nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Điều 281 BLDS 2005
cũng ghi nhận, hợp đồng dân sự là một căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự. Như vậy,
tiêu đề của Mục 5 của chương XVII Phần thứ ba BLDS 2005 về “Bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự” là phù hợp, bao quát, đúng đắn trong cả trường hợp của đặt
cọc. Vậy những nghĩa vụ dân sự nào có thể được bảo đảm bằng hợp đồng đặt cọc và
phạm vi bảo đảm là một phần hay toàn bộ?
Khoản 2 Điều 319 BLDS 2005 quy định các bên có thể thỏa thuận về các biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ, kể
cả nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai, nghĩa vụ có điều kiện. Quy định
8

Xem thêm phụ lục (i).


10

tương tự khơng có trong BLDS 1995. Theo quy định trên, đặt cọc có thể được dùng
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ tương lai và nghĩa vụ có điều kiện.
Về phạm vi bảo đảm, nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hay toàn
bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Ngồi ra, nghĩa vụ đó cịn có

thể được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm. Có nghĩa là nghĩa vụ
nếu đã được bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,…vẫn có thể được bảo đảm
thêm bằng biện pháp đặt cọc.
Ngoài chức năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, hợp đồng đặt cọc cịn có
chức năng thanh tốn. Theo Giáo trình Luật dân sự Việt Nam9, đặt cọc vừa mang
chức năng bảo đảm vừa mang chức năng thanh toán. Trong một số trường hợp, các
bên thỏa thuận tiền thanh toán được chia làm nhiều đợt, trong đó số tiền thanh tốn
đợt đầu chính là tiền đặt cọc. Lấy ví dụ là nội dung hợp đồng mua bán 27.000 áo sơ
mi nam giữa bà Châu và ơng Thắng thỏa thuận phương thức thanh tốn là chia làm
2 đợt, cụ thể đợt 1 bằng số tiền mà doanh nghiệp Kim Châu Phát (do bà Châu làm
chủ doanh nghiệp) đã đặt cọc cho ông Thắng, số tiền còn lại sẽ giao trước ngày xuất
hàng10. Hay trên thực tế, các bên cịn thỏa thuận tiền thanh tốn một phần trăm đơn
hàng là tiền đặt cọc như vụ việc sau:
Công ty sản xuất thương mại dịch vụ Tân Việt ký hợp đồng mua vải
thành phẩm của công ty Tường Long, thỏa thuận cơng ty Tân Việt thanh tốn trước
30% đơn hàng gọi là tiền đặt cọc11. Như vậy thực tế, số tiền đặt cọc ngoài việc dùng
để bảo đảm giao kết hay thực hiện hợp đồng cịn có chức năng thanh toán một phần
giá trị hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng đặt cọc
Tài sản theo quy định tại Điều 163 BLDS 2005 bao gồm vật, tiền, giấy tờ
có giá và các quyền tài sản. Khác với thế chấp hay cầm cố, tài sản dùng để đặt cọc
hẹp hơn nhiều. Khơng phải mọi loại tài sản đều có thể được dùng để đặt cọc. Pháp
lệnh hợp đồng dân sự 1991 quy định tài sản dùng để đặt cọc chỉ là “một số tiền nhất
định”. Bộ luật dân sự 1995 đã mở rộng phạm vi tài sản dùng để đặt cọc bao gồm:
“một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác”. Bộ luật dân sự
2005 tiếp thu và khơng có sự sửa đổi gì đối với đối tượng của hợp đồng đặt cọc.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. CAND, Hà
Nội, tr.84.
10
Bản án số: 1183/2010/KDTM-PT ngày 29 tháng 9 năm 2010 về “V/v tranh chấp hợp đồng mua

bán hàng hóa” của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
11
Bản án số: 121/2011/KDTM-PT ngày 26 tháng 12 năm 2011 về “V/v tranh chấp hợp đồng mua
bán” của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
9


11

Như vậy, pháp luật hiện hành cho phép các loại tài sản sau được phép đặt cọc: một
khoản tiền, kim khí q, đá q và vật có giá trị khác.
Điều 2 Nghị định số 335-TTg do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 16
tháng 7 năm 1958 quy định kim khí quý bao gồm tất cả các loại vàng (như vàng bạc
thỏi, khối, nén, vàng lá, vàng cốm, vàng vụn, tiền vàng, tiền bạc), các loại bạch kim;
các đồ mỹ nghệ và đồ trang sức bằng vàng, bạc, bạch kim; các loại hợp kim có vàng
bạc, bạch kim. Đá quý gồm có kim cương, và các loại ngọc, xa-phia.
Khoản tiền, kim khí q hay đá q chúng ta có thể xác định được rõ ràng, tuy
nhiên khó khăn phát sinh với “vật có giá trị khác”. Vậy những vật có giá trị khác là
gì? Xe ơ tơ, mơ tơ hay laptop đều là vật nhưng có phải là vật có giá trị khác hay
khơng và có thể dùng để đặt cọc không? Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16
tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại
tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối
cao đã trả lời câu hỏi này thông qua một ví dụ về việc đặt cọc bằng xe ơ tơ thể
thao12. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cũng có quy định về nghĩa vụ đăng ký quyền
sở hữu tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc, mà tài sản đặt cọc là tiền hoặc kim khí
q đá q thì khơng cần có thủ tục đăng ký, do đó quy định này cũng ngầm thừa
nhận các loại tài sản như mô tô, ô tô, hay thậm chí nhà ở cũng là vật có giá trị khác
và có thể trở thành tài sản đặt cọc. Những loại tài sản này muốn trở thành đối tượng
của hợp đồng đặt cọc cần đáp ứng các điều kiện gì?
- Được phép giao dịch

Khoản 1 Điều 320 BLDS 2005 quy định, vật dùng trong bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự phải được phép giao dịch. Có thể coi đây là quy định chung áp
dụng với tất cả các biện pháp bảo đảm, do đó cũng áp dụng đối với đặt cọc. Tuy
nhiên, Điều 358 BLDS 2005 lại khơng hề có quy định bắt buộc các đối tượng của
hợp đồng đặt cọc phải được phép giao dịch. Điều này dẫn đến sự lí giải chỉ có đối
tượng tài sản là vật, cụ thể với hợp đồng đặt cọc là vật có giá trị khác mới cần có
điều kiện được phép giao dịch. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm
2012 có quy định hướng dẫn tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình

Ví dụ tại điểm c mục 1 Phần I như sau: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà. Khi giao kết hai
bên thỏa thuận B (bên mua) phải giao cho A (bên bán) một chiếc xe ô tô thể thao để đặt cọc bảo
đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở với điều kiện khi hợp đồng mua bán
nhà ở được giao kết và thực hiện thì chiếc ơ tơ thể thao đó phải được trừ vào tiền mua bán nhà và
nếu A khơng nhận được chiếc ơ tơ đó do việc đặt cọc bị vơ hiệu thì hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu.
12


12

thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch 13. Có thể thấy, giữa quy
định tại BLDS 2005 và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP có một độ chênh nhất định.
Nếu quy định tài sản đặt cọc là tài sản mà pháp luật khơng cấm giao dịch thì các tài
sản mà pháp luật quy định được phép giao dịch, cũng như tài sản không bị cấm
nhưng cũng không quy định là được phép giao dịch đều có thể trở thành đối tượng
của hợp đồng đặt cọc. Còn nếu quy định điều kiện là tài sản đặt cọc cần phải được
phép giao dịch thì rõ ràng những tài sản khơng có quy định cấm, cũng khơng có quy
định được phép giao dịch sẽ không thể trở thành đối tượng của hợp đồng đặt cọc.
Như vậy, độ chênh ở đây chính là những tài sản không được pháp luật quy định cấm
giao dịch, cũng không được quy định là được phép giao dịch. Việc quy định như ở
Nghị định số 11/2012/ND-CP sẽ làm phạm vi đối tượng của hợp đồng đặt cọc được

mở rộng.
Hướng dẫn tại Nghị định trên thiết nghĩ nên được luật hóa để xác định điều
kiện đối với đối tượng của hợp đồng đặt cọc nói riêng cũng như đối với đối tượng
của các biện pháp bảo đảm nói chung.
Tài sản đặt cọc có thể là khoản tiền, vậy có phải mọi khoản tiền đều là đối
tượng của hợp đồng đặt cọc. Khoản tiền là ngoại tệ có được phép trở thành đối
tượng của hợp đồng đặt cọc hay không? Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 quy
định:
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo
của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các
giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh tốn thơng qua trung gian gồm
thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ
cho phép.
Như vậy, áp dụng theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối cùng với các quy
địnhvề giao dịch bảo đảm, khoản tiền là ngoại tệ không thể trở thành đối tượng của
hợp đồng đặt cọc. Việc giao dịch một tài sản bị cấm sẽ dẫn đến hợp đồng đặt cọc vô
hiệu.
- Thuộc sở hữu của bên bảo đảm14

Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo
đảm.
14
Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày ngày 29 tháng
12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm: “Doanh nghiệp nhà nước được sử dụng tài sản thuộc quyền
quản lý, sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác”.
13


13


Tương tự như điều kiện được phép giao dịch, BLDS 2005 cũng có chỉ một quy
định chung là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của
bên bảo đảm. Điều 358 BLDS 2005 không hề có quy định nào buộc đối tượng là
tiền, kim khí q, đá q hoặc vật có giá trị khác phải thuôc sở hữu của bên bảo
đảm như quy định đối với cầm cố hay thế chấp15. Khoản 1 Điều 4 Nghị định số
163/2006/NĐ-CP quy định tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ:
“Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc
thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có
thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch”.
Tuy nhiên, quy định này đã bị điều chỉnh bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP, cụ thể
đã bỏ đi phần tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ. Thay vào đó, Nghị
định này đã sửa đổi phần định nghĩa về bên bảo đảm: “Bên bảo đảm là bên dùng tài
sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc
cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế
chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã
hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp”. Vậy quan điểm của nhà làm luật là như thế
nào về vấn đề này? Tài sản dùng trong đặt cọc có cần phải thuộc sở hữu của bên đặt
cọc hay không. Liên quan đến vấn đề này, tác giả Đỗ Văn Đại có quan điểm: “Để
có sự đồng bộ, thiết nghĩ, chúng ta cũng nên yêu cầu phải thuộc sở hữu của người
bảo đảm đối với tất cả các loại tài sản” và đề nghị “tính khái quát này chỉ tồn tại
trong Nghị định áp dụng BLDS, chưa được thể hiện trong chính BLDS. Thiết nghĩ,
đây là vấn đề rất cơ bản và không nên chỉ tồn tại trong Nghị định áp dụng và BLDS
nên có quy định có tính khái qt cao theo hướng tài sản chỉ được sử dụng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nếu thuộc sở hữu của bên bảo đảm”. 16

Điều 326 BLDS 2005: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ dân sự”.
Điều 342 BLDS 2005: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản
thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên
nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”.
16
Tham luận của PGS.TS Đỗ Văn Đại- Trưởng Khoa Luật dân sự, Đại học Luật Tp. Hồ Chí MinhTrọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC): “Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự”.
15


14

Vậy một tài sản được dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự thuộc sở hữu của
nhiều người, ví dụ tài sản đặt cọc là tài sản chung của vợ chồng mà một bên vợ hoặc
chồng tự ý xác lập hợp đồng đặt cọc thì tài sản đó có thể trở thành đối tượng của
hợp đồng đặt cọc không? Khoản 3 Điều 28 Luật Hơn nhân và gia đình 2000 quy
định “Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn…phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận” và Điều 219 BLDS
2005 về sở hữu chung của vợ chồng quy định “Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận
hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”. Như vậy,
khi chỉ có một bên vợ hoặc chồng xác lập giao dịch bảo đảm cụ thể là hợp đồng đặt
cọc thì Tịa án sẽ xét xử tun vô hiệu hợp đồng này.
Giao kết hợp đồng đặt cọc
Mục đích giao kết hợp đồng đặt cọc
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp các bên mong muốn đạt
được khi xác lập giao dịch đó. Với bản chất là một giao dịch dân sự, hợp đồng đồng
đặt cọc cũng có mục đích đem lại lợi ích cho cả hai bên trong hợp đồng, đề cao
trách nhiệm của cả bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc, tránh sự bội tín.
Hợp đồng đặt cọc có thể có các mục đích khác nhau tùy theo thỏa thuận của các bên
và phải đảm bảo mục đích của hợp đồng đặt cọc không trái pháp luật, đạo đức xã

hội:
- Hợp đồng đặt cọc chỉ nhằm mục đích bảo đảm giao kết hợp đồng.
Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên trong hợp đồng bày tỏ ý chí với nhau
theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập các quyền và nghĩa
vụ dân sự.
- Hợp đồng đặt cọc chỉ nhằm mục đích thực hiện hợp đồng.
Thực hiện hợp đồng dân sự là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi bên
phải thực hiện theo nội dung của hợp đồng đã giao kết nhằm đáp ứng những quyền
tương ứng của bên kia
- Hợp đồng đặt cọc nhằm mục đích bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng.
Tuy nhiên, trường hợp các bên khơng nói rõ mục đích của hợp đồng đặt cọc
thì có thể căn cứ vào thời điểm giao kết hợp đồng đặt cọc để xác định mục đích hợp
đồng đặt cọc.

/>an%20Dai.docx


15

Thời điểm giao kết hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc là một loại hợp đồng dân sự, do đó, việc giao kết hợp
đồng đặt cọc cần tuân thủ theo nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự được quy định
tại Điều 389 BLDS 2005. Theo đó, các bên giao kết hợp đồng đặt cọc cần tuân thủ
các nguyên tắc sau:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Về thời điểm giao kết hợp đồng, các bên có thể giao kết hợp đồng đặt cọc ở
các thời điểm sau:
- Hợp đồng đặt cọc có thể được giao kết trước khi có hợp đồng có nghĩa vụ
được bảo đảm được giao kết (từ đây gọi tắt là hợp đồng dân sự). Lúc này có thể suy

luận hợp đồng đặt cọc có thể được giao kết nhằm mục đích giao kết hợp đồng dân
sự hoặc giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự, bởi lúc này chưa tồn tại hợp đồng
dân sự nên khơng thể có việc lập hợp đồng đặt cọc để bảo đảm thực hiện một hợp
đồng chưa tồn tại. Tuy nhiên, sẽ có lí hơn nếu chúng ta suy luận mục đích của hợp
đồng đặt cọc là để bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng.
- Hợp đồng đặt cọc cũng có thể được giao kết cùng lúc hoặc sau khi các bên
giao kết hợp đồng dân sự. Lúc này, mục đích giao kết hợp đồng đặt cọc buộc phải
được suy luận là để bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự.
- Cũng có trường hợp hợp đồng đặt cọc được giao kết trong quá trình thực
hiện hợp đồng dân sự, nhằm bảo đảm hợp đồng dân sự được thực hiện đầy đủ, giữa
các bên mới phát sinh nhu cầu giao kết hợp đồng đặt cọc.
Như vậy, hợp đồng đặt cọc có thể được giao kết ở những thời điểm khác nhau
trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự. Điều này cũng chứng minh
tính độc lập (tương đối) của hợp đồng đặt cọc so với hợp đồng dân sự.
Hình thức hợp đồng đặt cọc
Những thỏa thuận của các bên được thể hiện ra bên ngồi bằng một hình
thức nhất định, hình thức này xác nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Đối
với từng trường hợp cụ thể, các bên có thể lựa chọn một trong những hình thức hợp
đồng như: văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể17 trong trường hợp pháp luật không
quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Tuy
nhiên pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành quy định đặt cọc phải được lập bằng
văn bản. Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 khơng có quy định về hình thức của đặt
cọc. Việc quy định hình thức của đặt cọc là văn bản bắt đầu tồn tại trong BLDS
17

Điều 400 BLDS 2005.


16


1995 và tiếp tục được duy trì trong BLDS 2005. Như vậy, hợp đồng đặt cọc cần
phải được lập bằng văn bản. Nếu hai bên thỏa thuận hợp đồng bằng lời nói, đặt cọc
sẽ bị tun bố vơ hiệu. Pháp luật chỉ chấp nhận một hình thức tồn tại của hợp đồng
đặt cọc là bằng văn bản. Điều này là hợp lý nhằm tạo ra chứng cứ chắc chắn hơn so
với hình thức bằng lời nói khi xảy ra tranh chấp, phù hợp với vai trò quan trọng của
hợp đồng đặt cọc. Tranh chấp sau đây giữa ông Hải và bà Cúc cho thấy hợp đồng
đặt cọc bắt buộc phải được lập thành văn bản:
Ơng Hải và bà Cúc có thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng lơ đất
có diện tích 969,2m2, thửa đất số 55a, tờ bản đồ số 1 theo Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất số AB055174 do Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc cấp. Ông Hải trình
bày, hai bên thỏa thuận chuyển nhượng với giá bán 2.750.000.000 đồng, ơng có đặt
cọc lần thứ nhất là 200.000.000 đồng và yêu cầu bà Cúc tiến hành lập thủ tục hợp
đồng chuyển nhượng theo thỏa thuận, tuy nhiên bà Cúc không đồng ý mà muốn ông
giao tiếp 800.000.000 đồng tiền đặt cọc còn lại mới đồng ý ký kết hợp đồng. Cho
rằng bà Cúc đã cố tình khơng thực hiện nghĩa vụ của mình nên ơng khởi kiện yêu
cầu bà Cúc trả lại cho ông số tiền đặt cọc là 200.000.000 đồng. Về phần mình bà
Cúc cho rằng, đúng là hai bên có thỏa thuận đặt cọc nhưng số tiền đặt cọc thỏa
thuận là 1.000.000.000 đồng, tuy nhiên ơng Hải chỉ chuyển cho bà 200.000.000
đồng và trì hỗn khơng chuyển tiếp phần cịn lại. Việc ơng Hải cho rằng bà trì hỗn
khơng chịu thực hiện hợp đồng là không đúng, bà cho rằng nếu ông Hải không tiếp
tục thực hiện hợp đồng thì phải mất cọc.
Trong tranh chấp trên, qua lời trình bày của mình, hai bên đều thừa nhận có
tồn tại thỏa thuận đặt cọc, xác nhận số tiền 200.000.000 đồng ông Hải chuyển cho
bà Cúc là tiền đặt cọc. Tuy nhiên, ông Hải và bà Cúc chưa lập hợp đồng đặt cọc
bằng văn bản do khi đó ơng Hải ở Thành phố Hồ Chí Minh cịn bà Cúc ở Phú Quốc.
Như vậy, điều kiện để tồn tại đặt cọc chưa được đáp ứng, đó là việc đặt cọc chưa
được thể hiện dưới hình thức là văn bản mà mới chỉ là thỏa thuận bằng lời nói giữa
các bên. Số tiền 200.000.000 đồng nói trên khơng thể được coi là tiền đặt cọc, do
đó, sẽ khơng phát sinh việc xác định lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết
thuộc về bên nào để tiến hành phạt cọc. Bản án số: 1023/2011/DS-PT ngày 24 tháng

8 năm 2011 của Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh cũng có quan điểm như trên,
theo đó, bản án đã nhận định: “Xét việc đặt cọc sang nhượng đất giữa bà Cúc và
ông Hải đã không tuân thủ theo quy định của pháp luật, hai bên chưa xác lập về việc
chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc và bên
nhận đặt cọc chưa phát sinh. Tòa án nhân dân quận 3 áp dụng điểm a khoản 1 Điều


17

35 Bộ luật tố tụng dân sự để giải quyết theo thẩm quyền là có căn cứ. Do giao dịch
dân sự vơ hiệu, vì vậy án sơ thẩm đã xử buộc bà Cúc phải hồn trả lại cho ơng Hải
200.000.000 đồng là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật”.
Vụ việc trên cho thấy mặc dù đã có việc thỏa thuận về đặt cọc và có việc
chuyển số tiền đặt cọc trên thực tế nhưng việc đặt cọc giữa bà Cúc và ông Hải chưa
được lập thành văn bản. Do đó, giao dịch trên giữa ơng Hải và bà Cúc đã bị Tịa án
tun vơ hiệu. Có nghĩa là ngay từ đầu, giữa ông Hải và bà Cúc đã không phát sinh
các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đặt cọc. Khoản tiền 200.000.000 đồng ông
Hải giao cho bà Cúc cũng không được xem là tiền đặt cọc. Hậu quả là các bên phải
hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận do giao dịch bị tun vơ hiệu. Bà Cúc phải
trả lại cho ông Hải 200.000.000 đồng.
Với các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố, thế chấp, pháp luật quy định
việc cầm cố, thế chấp được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
Tuy nhiên lại khơng có quy định tương tự như với đặt cọc, vậy thỏa thuận đặt cọc
ngoài việc lập thành văn bản riêng với tên gọi là hợp đồng đặt cọc thì có được thỏa
thuận là một điều khoản riêng trong hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm khơng?
Thực tiễn cho thấy, đặt cọc có thể được thỏa thuận kèm theo hợp đồng được
bảo đảm và không được coi là phụ lục của hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm.
Phụ lục hợp đồng được quy định kèm theo hợp đồng để chi tiết một số điều khoản
của hợp đồng18. Như vậy, phải tồn tại hợp đồng chính mới có phụ lục hợp đồng,
trong khi đó, điều khoản về đặt cọc có thể tồn tại trước khi có hợp đồng dân sự.

Trong trường hợp hai bên thỏa thuận đặt cọc để nhằm giao kết hợp đồng mua bán
hay hợp đồng dịch vụ, rõ ràng lúc này, thỏa thuận đặt cọc đã ra đời trước hợp đồng
mua bán hay hợp đồng dịch vụ. Như vậy, việc hình thành thỏa thuận đặt cọc khơng
phụ thuộc vào sự hình thành hợp đồng chính.
Khác với thế chấp, văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc
đăng ký, hợp đồng đặt cọc khơng có quy tương tự, do đó, hợp đồng đặt cọc chỉ cần
được lập bằng văn bản mà không cần cơng chứng, chứng thực dù hợp đồng có
nghĩa vụ được bảo đảm phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, trong trường hợp
hai bên tự nguyện yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc thì việc cơng
chứng phải tuân theo các quy định của Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn.
Vậy trường hợp tự nguyện công chứng như trên mà vi phạm các quy định về Luật
công chứng hay đơn giản là “thủ tục công chứng sai” hợp đồng đặt cọc được xử lí
như thế nào? Trong cuốn Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
18

Điều 408 BLDS 2005.


18

sự, tác giả Đỗ Văn Đại có nêu một vụ việc thông qua Quyết định số 465/2010/DSGĐT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, theo đó
Bà Chung và ơng Thơng có lập hợp đồng đặt cọc về việc mua bán căn nhà 350
Nguyễn Đình Chiểu với giá 260 lượng vàng SJC, tài sản đặt cọc là 90 lượng vàng
SJC. Hợp đồng trên đã được công chứng chứng thực. Khi tranh chấp xảy ra, Tòa
dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định: “Như vậy, có cơ sở xác định ơng Thông
đã không thực hiện đúng thỏa thuận tại hai hợp đồng. Mặt khác, pháp luật không
quy định bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải có cơng chứng. Trong trường hợp này lẽ ra
phải xác định “Hợp đồng đặt cọc” và “Hợp đồng ủy quyền” giữa bà Chung và ông
Thông là vơ hiệu…”19. Lập luận như trên của Tịa án là rất mâu thuẫn, một mặt ghi
nhận về hình thức hợp đồng đặt cọc không cần phải công chứng nhưng mặt khác lại

đưa ra kết luận là đáng lẽ cần xác định hợp đồng đặt cọc vô hiệu. Vậy, dựa vào căn
cứ nào để Tòa án xác định hợp đồng đặt cọc là vơ hiệu trong quyết định nói trên?
Cuốn sách còn chỉ ra lập luận của Tòa phúc thẩm, theo đó, tịa này nhận định: “ơng
Tuấn đã vi phạm về mặt thủ tục dẫn đến hình thức của hợp đồng đặt cọc đã được
Phịng cơng chứng số 3 chứng thực số 4290 ngày 11/4/2006 khơng được thừa nhận,
do đó u cầu kháng cáo của bà Chung về việc hủy hợp đồng trên là có cơ sở”. Bản
án số: 1584/2009/DS-PT ngày 27 tháng 8 năm 2009 của Tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh đã quyết định hủy hợp đồng đặt cọc giữa bà Chinh và ơng Thơng
được phịng cơng chứng số 3 Thành phố Hồ Chí Minh chứng thực do vi phạm về
hình thức của hợp đồng. Rõ ràng là hợp đồng đặt cọc chỉ được quy định bắt buộc về
hình thức là bằng văn bản mà khơng cần có thủ tục cơng chứng, chứng thực, nên lý
do mà Tịa phúc thẩm đưa ra là vi phạm về hình thức là không thuyết phục, không
đúng với quy định của pháp luật. Quan điểm của tác giả Đỗ Văn Đại về vấn đề này
là: “Pháp luật hiện hành không yêu cầu đặt cọc phải được cơng chứng, chứng thực.
Do đó, khi thủ tục công chứng, chứng thực sai về thủ tục, trình tự thì chỉ có hình
thức cơng chứng khơng có giá trị pháp lý. Trong trường hợp này, nếu đặt cọc đã
được thể hiện bằng văn bản thì điều kiện về hình thức bắt buộc được thỏa mãn nên
khơng có cơ sở xác định đặt cọc vơ hiệu về hình thức” 20. Đồng ý với quan điểm
trên, tác giả cho rằng sự lúng túng của Tòa án trong cách giải quyết vấn đề trên là

Trích quyết định trong cuốn Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự: bản án và bình luận bản án, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội,
tr.262-266.
20
Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: bản án và bình
luận bản án, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội, tr.273.
19


19


khó hiểu. Khi mà điều kiện luật định đã được thỏa mãn, để yên tâm, các bên tiến
hành thêm việc cơng chứng hợp đồng đặt cọc, khi có căn cứ cho rằng việc cơng
chứng có vi phạm pháp luật, Tịa án phải tuyên bố văn bản công chứng21 vô hiệu
chứ không phải là tuyên bố hợp đồng đặt cọc vô hiệu.
Như vậy, về mặt hình thức, hợp đồng đặt cọc chỉ cần đáp ứng điều kiện là
được lập thành văn bản mà khơng cần có các thủ tục cơng chứng, chứng thực hay
đăng ký. Việc tiến hành công chứng sai hợp đồng đặt cọc đã đáp ứng điều kiện trên
không làm vơ hiệu hợp đồng đặt cọc.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc muốn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho bên đặt cọc
và bên nhận đặt cọc thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Như đã chứng minh, hợp đồng đặt cọc là một loại hợp đồng dân sự. Mà hợp
đồng dân sự muốn có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng này phải hợp pháp. Hợp đồng
dân sự là một loại giao dịch dân sự, giao dịch dân sự được coi là hợp pháp khi các
thỏa thuận giữa hai bên chủ thể là hợp pháp có nghĩa là thỏa thuận hay cam kết giữa
các chủ thể không trái với các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, không trái
với các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự. Các thỏa thuận là hợp pháp mới làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự đó.
Do đó, giao dịch dân sự cần đáp ứng các điều kiện có hiệu lực do pháp luật thì mới
được pháp luật dân sự cơng nhận và bảo vệ. Với bản chất là một giao dịch dân sự,
hợp đồng đặt cọc cũng cần đáp ứng các điều kiện này để hợp đồng đặt cọc có hiệu
lực. Cụ thể các điều kiện này được quy định tại Điều 122 BLDS 2005
Ngồi ra, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
trong trường hợp pháp luật có quy định. Trường hợp của hợp đồng đặt cọc, pháp
luật quy định bắt buộc về hình thức là bằng văn bản.
Như vậy, để được xem là có hiệu lực, hợp đồng đặt cọc cần đáp ứng các điều
kiện sau đây:
- Các bên tham gia hợp đồng đặt cọc có năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích và nội dung của hợp đồng đặt cọc không vi phạm điều cấm của

pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Các bên tham gia hợp đồng đặt cọc là hoàn toàn tự nguyện.
- Hợp đồng đặt cọc phải được lập thành văn bản.

Khoản 1 Điều 4 Luật Công chứng 2006 quy định: hợp đồng, giao dịch bằng văn bản đã được
công chứng theo quy định của Luật này gọi là văn bản công chứng.
21


20

Các trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu
Hợp đồng đặt cọc có bản chất là một giao dịch dân sự nên những quy định
của giao dịch dân sự cũng được áp dụng với hợp đồng đặt cọc. Điều 127 BLDS
2005 quy định giao dịch dân sự khơng có một trong các điều kiện được quy định tại
Điều 122 của Bộ luật này thì vơ hiệu. Như vậy, hợp đồng đặt cọc nếu không đáp
ứng được một trong các điều kiện sau đây quy định tại Điều 122 BLDS 2005 về
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì sẽ bị tun vơ hiệu:
- Các bên tham gia hợp đồng đặt cọc khơng có năng lực hành vi dân sự. Ví dụ
là trường hợp những người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự
như bị mắc bệnh tâm thần hoặc các loại bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi của họ thì hợp đồng đặt cọc mà họ giao kết không thể được
công nhận, hay trong trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà việc
giao kết hợp đồng khơng có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật cũng sẽ bị
tuyên vô hiệu.
- Mục đích và nội dung của hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của pháp luật,
trái đạo đức xã hội. Như trường hợp tài sản dùng trong đặt cọc không phải là đối
tượng của hợp đồng đặt cọc như: ngoại tệ hay các quyền tài sản, hoặc đối tượng đặt
cọc là tài sản phạm pháp, pháp luật cấm lưu thông.
- Các bên tham gia hợp đồng đặt cọc không tự nguyện mà thực hiện giao dịch

do bị cưỡng ép hay bắt buộc hoặc bị lừa dối, đe dọa. Pháp luật dân sự quy định về
lừa dối, đe dọa như sau:
Lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm
cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất, nội dung của giao dịch dân sự nên đã
xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba
làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của mình hoặc của cha mẹ, vợ, chồng,
con của mình.
Trong các trường hợp trên, Tịa án có quyền tuyên bố hợp đồng đặt cọc mà các
bên thực hiện là vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.
- Hợp đồng đặt khơng tn thủ đúng hình thức là văn bản. Việc thỏa thuận
bằng lời nói sẽ khơng làm phát sinh giá trị pháp lý cho hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên,
việc vi phạm hình thức khơng làm hợp đồng đặt cọc vơ hiệu ngay lập tức, Tịa án sẽ
cho các bên một thời hạn để thực hiện các quy định về hình thức. Q thời hạn đó


21

mà không thực hiện, hợp đồng đặt cọc không tuân thủ hình thức nói trên sẽ bị tun
vơ hiệu.
Hợp đồng đặt cọc vơ hiệu thì khơng có giá trị pháp lý. Hậu quả của việc hợp
đồng đặt cọc bị vô hiệu cũng tương tự hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vơ
hiệu22, theo đó:
- Hợp đồng đặt cọc không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Điều này đồng nghĩa với việc khơng có
hợp đồng đặt cọc ngay từ đầu, do đó, khơng thể phát sinh ra vấn đề phạt cọc.
- Khi hợp đồng đặt cọc vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu,
hồn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải
hồn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch

thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Theo khoản 1 Điều 410 BLDS 2005: “Các quy định về giao dịch dân sự vô
hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp
đồng vô hiệu” và Điều 411 thì hợp đồng dân sự có thể bị vơ hiệu do có đối tượng
khơng thể thực hiện được. Như vậy, hợp đồng dân sự vô hiệu bao gồm:
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã
hội.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, mất năng lực hành vi
dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do nhầm lẫn.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
- Hợp đồng dân sự vơ hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.
Hợp đồng đặt cọc rơi vào những trường hợp hợp trên thì đều bị tun bố vơ
hiệu. Vậy hợp đồng đặt cọc có bị vơ hiệu trong trường hợp hợp hợp đồng có nghĩa
vụ bảo đảm vơ hiệu (ví dụ như các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán hàng hóa
hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất) hay
không? Trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần phân tích mối quan hệ giữa hợp đồng
đặt cọc và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm.

22

Điều 137 BLDS 2005.


×