Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***------------

BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

LÊ THỊ DIỆU LINH

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI
TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Hình sự
Niên khóa: 2012 - 2016
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***------------

BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

LÊ THỊ DIỆU LINH

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI
TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Hình sự
Niên khóa: 2012 - 2016
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh
Ngƣời thực hiện: Lê Thị Diệu Linh
MSSV: 1253801010171
Lớp: Chất lƣợng cao 37D
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................


LỜI CAM ĐOAN

Tội xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.

Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong
bất kì một cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ

LÊ THỊ DIỆU LINH


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả trong một thời gian dài,
bằng nỗ lực của bản thân, sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của TS Nguyễn Huỳnh Bảo
Khánh và sự góp ý của thầy cô, bạn bè.
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn
Huỳnh Bảo Khánh đã hướng dẫn, định hướng, ủng hộ và động viên tác giả trong suốt
quá trình nghiên cứu.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy cô giáo, người đã
đem lại cho tác giả những kiến thức bổ trợ, tạo nền tảng lý luận cần thiết để nghiên
cứu đề tài này. Đặc biệt là sự đóng góp và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Tịa án nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh, Văn phịng Cơ quan cảnh sát điều tra Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ để tác giả hồn thiện hồ sơ bảo vệ khóa luận.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng
hộ, động viên và tạo điều kiện để tác giả hồn thành cơng trình này.
Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 7 năm 2016
TÁC GIẢ

Lê Thị Diệu Linh



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1 :

1

TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ

TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

5

1.1

Tội trộm cắp tài sản trong BLHS

5

1.1.1

Khái niệm tội trộm cắp tài sản trong BLHS

5

1.1.2

Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản

6


1.1.3

Hình phạt của tội trộm cắp tài sản theo BLHS

8

1.2

Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM

9

1.2.1

Thực trạng của tình hình tội trộm cắp tài sản

9

1.2.2

Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản

13

1.2.3

Động thái của tình hình tội phạm

22


1.2.4

Tính chất nguy hiểm của tội phạm

29

CHƢƠNG 2 :

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TRỘM

CẮP TÀI SẢN – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1
2.1.1

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm

35

Nguyên nhân và điều kiện cụ thể ảnh hƣởng đến tình hình tội phạm trộm

cắp tài sản.
2.2

35

Nguyên nhân và điều kiện chung ảnh hƣởng đến tình hình tội phạm trộm


cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM
2.1.2

35

49

Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp

tài sản trên địa bàn TP.HCM

55


2.2.1

Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM trong thời

gian tới
2.2.2

55
Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp

tài sản trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới

59

KẾT LUẬN


78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

81

PHỤ LỤC

85


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM

10

Bảng 1.2: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản trong mối tƣơng quan với tình hình tội
phạm nói chung trên địa bàn TP.HCM (2011 – 2015)

14

Bảng 1.3: Cơ cấu tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM (2011 2015) phân theo đơn vị hành chính

14

Bảng 1.4: Cơ cấu phân tích đối tƣợng Trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM
(2011 – 2015)

21


Bảng 1.5: Động thái tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM (2011 –
2015)

23


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu thời gian gây án của tội phạm Trộm cắp tài sản trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh (2011 - 2015)

17

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu về tài sản bị lấy cắp của Trộm cắp tài sản trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh (2011 - 2015)

17

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu về giới tính của tội phạm Trộm cắp tài sản trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh (2011 - 2015)

18

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu về độ tuổi của tội phạm Trộm cắp tài sản trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh (2011 - 2015)

19

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu về nơi cƣ trú của tội phạm Trộm cắp tài sản trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh (2011 - 2015)


20

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu tội phạm Trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh (2011 - 2015) theo tiêu chí ngƣời phạm tội lần đầu, ngƣời có tiền án, tiền
sự

20

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu tội phạm Trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM (2011 –
2015) theo tiêu chí hình phạt

22

Biểu đồ 1.8: Diễn biến số vụ phạm tội, số vụ, số bị cáo đƣợc Tòa án xét xử về
Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM (2011 – 2015)

23

Biểu đồ 1.9: Diễn biến cơ cấu tình hình tội trộm cắp tài sản tại TPHCM (20112015)

24

Biểu đồ 1.10: Diễn biến cơ cấu tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP. HCM (2011 –
2015) theo thời gian gây án

25

Biểu đồ 1.11: Diễn biến cơ cấu tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
TP.HCM (2011 – 2015) theo tiêu chí ngƣời phạm tội là nữ


26

Biểu đồ 1.12: Diễn biến tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM
(2011 – 2015) theo tiêu chí độ tuổi

26


Biểu đồ 1.13: Diễn biến tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM
(2011 – 2015) theo tiêu chí nơi cƣ trú

27

Biểu đồ 1.14: Diễn biến cơ cấu tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
TP.HCM (2011 – 2015) theo tiêu chí ngƣời phạm tội lần đầu, ngƣời có tiền án,
tiền sự

27


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHĨA LUẬN

BLHS

Bộ luật Hình sự

CAND

Cơng an nhân dân


CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CSND

Cảnh sát nhân dân

TAND

Tồ án nhân dân

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc biết đến là trung tâm kinh tế, chính trị lớn nhất cả
nƣớc. Tuy nhiên trong bối cảnh phát triển kinh tế, hòa nhập quốc tế đã gây nên những
chuyển biến phức tạp về xã hội trên địa bàn thành phố, trong đó có sự gia tăng của tình
hình tội phạm. Thực hiện Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/09/2012 và Chƣơng
trình mục tiêu quốc gia phịng, chống tội phạm giai đoạn 2012 – 2015, Thành ủy, Ủy

ban nhân nhân Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp cùng các ban ngành chức năng đã thực
hiện nhiều biện pháp để đấu tranh với tội phạm trên nhiều mặt nhƣ kinh tế, chính trị, xã
hội, pháp luật… Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình tội phạm và tệ
nạn xã hội xảy ra trên địa bàn vẫn không có dấu hiệu sụt giảm, đặc biệt là các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, và các tội xâm phạm sở hữu hay tiêu biểu nhất là tội trộm
cắp tài sản.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, Cơ quan cảnh sát điểu tra đã tiếp
nhận, xử lý 15.533 tin báo tố giác về tội trộm cắp tài sản, chiếm 53,55% tổng số vụ
hình sự1. Trong số đó, có 8.744 vụ đƣợc Tòa án thụ lý và giải quyết, chiếm 28,18%
tổng số vụ án2. Những năm gần đây, tình hình tội phạm trộm cắp tài sản có diễn biến
phức tạp với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng. Xuất hiện ngày càng
nhiều các băng, ổ nhóm tội phạm có tính chất chun nghiệp, có sự phân công chặt chẽ
giữa các đối tƣợng tham gia từ khâu thực hiện đến khâu che dấu và tiêu thụ tài sản
trộm cắp. Do đó, nghiên cứu và làm rõ tình hình, nguyên nhân – điều kiện của tình
hình tội trộm cắp tài sản, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng
chống lại tội phạm này là nhu cầu cấp thiết.

1

Thống kê kết quả tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm (2011 – 2015), Cơng an Nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh
2
Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm (2011 – 2015), Tịa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh


2

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng

hiệu quả hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm sắp tới.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Xét về nội dung, khóa luận nghiên cứu hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong phạm vi khoa học tội phạm học
thuộc chuyên ngành tội phạm học và phịng ngừa tội phạm.
Về thời gian: Khóa luận sử dụng chất liệu nghiên cứu trong phạm vi 5 năm, từ
năm 2011 đến năm 2015.
Về khơng gian: Khóa luận nghiên cứu hoạt động đấu tranh, phòng chống tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn 24 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, khóa luận sử dụng phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chƣớng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin; các
quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phòng ngừa cũng nhƣ quy định của
pháp luật liên quan đến hoạt động phòng ngừa của tội phạm trộm cắp tài sản.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng một số phƣơng pháp nguyên cứu phổ biến của khoa học tội
phạm học nhƣ:
Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích: Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích đƣợc sử dụng
khi tác giả tổng hợp, phân tích kết quả từ các số liệu thống kê tình hình hình tội phạm


3

tại Chƣơng 1, các bản án có hiệu lực từ kết quả hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội

phạm tại Chƣơng 2.
Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử: Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử đƣợc sử dụng
khi đánh giá nguyên nhân của tình hình tội phạm và đề xuất các biện pháp tăng cƣờng
hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm tại Chƣơng 2.
Phƣơng pháp thống kê: Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng trong việc thống kê
số vụ phạm tội, số ngƣời phạm tội, thống kê một số đặc điểm về nhân thân ngƣời phạm
tội, thống kê các loại hình phạt đƣợc Tòa án áp dụng tại Chƣơng 1.
Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình: Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình đƣợc sử
dụng khi nghiên cứu một số địa phƣơng tập trung nhiều tội phạm về trộm cắp tài sản,
nghiên cứu đặc điểm nhân thân một số ngƣời phạm tội tại Chƣơng 1, Chƣơng 2.
Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh: Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh đƣợc sử dụng
khi tác giả so sánh mức độ, cơ cấu của tình hình tội phạm qua các năm tại Chƣơng 1.
Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc sử dụng
khi đánh giá cấp độ ẩn, tỉ lệ ẩn của tội phạm tại Chƣơng 1, dự báo một số vấn đề của
tình hình tội phạm tại Chƣơng 2.
Phƣơng pháp chuyên gia: Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng khi đánh giá độ
ẩn, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm tại Chƣơng 1, dự báo tình hình tội phạm
thời gian tới, các biện pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phịng ngừa tội phạm tại
Chƣơng 2.
Bên cạnh đó, khóa luận cịn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác của
Tội phạm học nhƣ phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch, phƣơng pháp mô tả, phƣơng
pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án trong nội dung chƣơng những vấn đề lý luận về tội trộm
cắp tài sản trong Bộ Luật Hình sự, mơ tả bức tranh về tình hình tội phạm, mô tả các đặc
điểm nhân thân ngƣời phạm tội và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội trộm cắp
tại sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong Chƣơng 1.


4

5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của khóa luận

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội phạm, cơ cấu, diễn biến, tính nguy hiểm của
tội phạm, những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm và đề xuất một số
biện pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, khóa luận có một số ý nghĩa về lý luận và thực tiễn
nhƣ:
Ý nghĩa lý luận: Khóa luận góp phần hồn thiện những lý luận về đấu tranh
phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên một địa bàn, cụ thể là địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa thực tiễn: Khóa luận có cơng trình nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng,
tham khảo trong hoạt động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Đồng thời, khóa luận có thể là tài
liệu tham khảo cho sinh viên trƣờng luật hoặc những ngƣời khác có quan tâm đến hoạt
động đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản.
6. Kết cấu của khóa luận:
Khóa luận gồm 2 chƣơng:
Chương 1: Tội trộm cắp tài sản theo BLHS và tình hình tội phạm trộm cắp tài sản
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình trộm cắp tài sản - Giải pháp
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh.


5

CHƢƠNG 1 : TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ
TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
1.1

Tội trộm cắp tài sản trong BLHS


1.1.1

Khái niệm tội trộm cắp tài sản trong BLHS

Sau khi thành lập nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ban hành bản Hiến pháp
đầu tiên ngày 9 – 11 – 1946, Nhà nƣớc ta đã ghi nhận quyền tƣ hữu của cơng dân và
nhà nƣớc có trách nhiệm bảo đảm quyền đó (Điều 12). Điều đó cho thấy sự thừa nhận
quyền sở hữu là quyền lợi cơ bản của công dân, cần đƣợc tôn trọng và bảo vệ. Tuy
nhiên đến một thời gian rất lâu sau đó, các văn bản pháp luật đầu tiên mới đƣợc ban
hành để bảo vệ quyền sở hữu nhƣ Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội
chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân đƣợc Ủy ban
thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 21/10/1970; Chƣơng IV, VI BLHS Việt Nam năm
1985,… và đều có xu hƣớng phân biệt tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công
nhân. Đến BLHS năm 1992, do sự chuyển biến của tình hình kinh tế - xã hội, nhà làm
luật khơng cịn tách biệt về sở hữu của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài với các tổ chức, cá
nhân Việt Nam nữa3. BLHS Việt Nam năm 1999 quy định về các tội xâm phạm sở hữu
nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng trên tinh thần đó cũng gộp cả hai hình thức
sở hữu.
Tội trộm cắp tài sản đƣợc quy định tại Điều 138 BLHS Việt Nam năm 1999 nhƣ
sau:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ hai triệu đồng đến dưới
năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài

3

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm –
Quyển 1), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr159



6

sản, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thốt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu
đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng.
1.1.2

Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản


Khách thể của tội phạm


7

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội đƣợc Luật Hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại 4. Đối với tội trộm cắp tài sản, khách thể của tội phạm là quan hệ sở hữu
mà tội phạm xâm hại đến, bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở
hữu tài sản đối với tài sản thuộc sở hữu của mình đã bị trộm cắp.
Đối tƣợng tác động của tội trộm cắp tài sản là tài sản của ngƣời khác. Tài sản theo
quy định của Bộ Luật dân sự là những vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (khoản
1 Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005). Tài sản của ngƣời khác ở đây đƣợc hiểu là tài sản mà
ngƣời khác sở hữu, quản lý hoặc chiếm hữu hợp pháp5.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại
trong thế giới khách quan. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm:
hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả
giữ hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm nhƣ: thời
gian, địa điểm,…6.
Nét đặc trƣng của tội phạm này là hành vi lấy tài sản một cách lén lút, bí mật,
tránh sự phát hiện của ngƣời quản lý tài sản hay bất cứ ngƣời nào khác mà ngƣời phạm
tội cho là có thể ngăn cẳn y phạm tội7. Tội phạm hoàn thành khi dịch chuyển đƣợc tài
sản ra khỏi sự quản lý của chủ tài sản, ngƣời đang quản lý tài sản dù chỉ trong một thời
gian ngắn.
Hậu quả của tội trộm cắp tài sản chính là giá trị tài sản từ hai triệu đồng trở lên
hoặc dƣới hai triệu đồng nhƣng thuộc các trƣờng hợp luật định nhƣ “gây hậu quả

4

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Phần chung, NXB


Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr100
5

Phạm Văn Beo (2010), Luật Hình sự Việt Nam (quyền 2 – Phần các tội phạm), NXB Chính trị Quốc Gia, tr222

6

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Phần chung, NXB

Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr114
7

Phạm Văn Beo (2010), Luật Hình sự Việt Nam (quyền 2 – Phần các tội phạm), NXB Chính trị Quốc Gia, tr222


8

nghiêm trọng”, “đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt”, “đã bị kết án về tội
chiếm đoạt tài sản, nhƣng chƣa đƣợc xóa án tích mà cịn vi phạm”.
Dấu hiệu về công cụ, phƣơng tiện, thủ đoạn… không phải dấu hiệu bắt buộc đối
với tội phạm này.
Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm bao gồm: lỗi, động cơ
phạm tội, mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu bắt buộc8. Tội phạm thực hiện
hành vi trộm cắp tài sản có lỗi cố ý trực tiếp, ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi nguy
hiểm cho xã hội của mình nhƣng vẫn cố ý thực hiện, mặc kệ hậu quả có thể xảy ra.
Động cơ và mục đích phạm tội khơng phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này.
Chủ thể
Chủ thể thực hiện tội phạm là ngƣời có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ

tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Ngƣời từ đủ 14 đến 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ngƣời từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
1.1.3

Hình phạt tội trộm cắp tài sản

Hình phạt của tội trộm cắp tài sản theo quy định của BLHS năm 1999 gồm 4
khung. Khung cơ bản có hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 138.
Khung tăng nặng thứ nhất có hình phạt tùtừ hai năm đến bảy nămvớitình tiết tăng
nặng bao gồm: có tổ chức; có tính chất chun nghiệp; tái phạm nguy hiểm; dùng thủ
đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; hành hung để tẩu thốt; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ
năm mƣơi triệu đồng đến dƣới hai trăm triệu đồng; gây hậu quả nghiêm trọng.

8

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Phần chung, NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr152


9

Khung tăng nặng thứ 2 có hình phạt tù từ bảy năm đến mƣời lăm năm với tình tiết
tăng nặng gồm: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dƣới năm trăm
triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Khung tăng nặng thứ 3 có hình phạt tù từ mƣời năm đến hai mƣơi năm hoặc
chung thân với tình tiết tăng nặng gồm: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản cịn có thể kèm hình phạt bổ sung là

phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mƣơi triệu đồng.
Việc nghiên cứu khái niệm và những yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản là cơ
sở để xác định đúng tội danh trong quá trình điều tra vụ án và có phƣơng pháp điều tra
phù hợp, hiệu quả với loại tội phạm này.
1.2

Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM

1.2.1

Thực trạng của tình hình tội trộm cắp tài sản

Thực trạng của tình hình tội phạm là thơng số phản ánh tổng số tội phạm, tổng số
ngƣời phạm tội trong một không gian, thời gian xác định9. Thực trạng đƣợc hiểu là tình
trạng của tội phạm đã xảy ra trên thực tế, do đó tổng số tội phạm và tổng số ngƣời
phạm tội đƣợc phản ánh phải bao gồm cả số tội phạm, ngƣời phạm tội đã bị phát hiện,
xử lý và số tội phạm, ngƣời phạm tội chƣa bị phát hiện, xử lý. Thơng số thực trạng của
tình hình tội phạm bao gồm hai bộ phận: tội phạm rõ và tội phạm ẩn.
Phần rõ của tội phạm
Tội phạm rõ (tội phạm hiện) là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị cơ quan chức
năng phát hiện và xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự.
Thơng tƣ liên tịch số 01/2005/TTLT – VKSTC – TATC – BCA – BQP ngày 1
tháng 7 năm 2005 về Hƣớng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật trong công tác

9

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Tội phạm học, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, tr135



10

thống kê hình sự, thống kê tội phạm xác định các loại thống kê đƣợc hƣớng dẫn trong
Thông tƣ này bao gồm: thống kê kết quả tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm;
thống kê tội phạm trong giai đoạn khởi tố; thống kê tội phạm trong giai đoạn truy tố;
thống kê tội phạm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm; hống kê kết quả giải quyết các vụ án
hình sự và thi hành án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trách nhiệm thực
hiện thống kê thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng gồm: VKSND, TAND, Cơ quan
Công an, Viện kiểm sát Quân sự10. Trong phạm vi đề tài về Đấu tranh phòng, chống tội
phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM, tác giả chủ yếu tham khảo số liệu thống
kê kết quả tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm do Cơ quan Công an thực hiện,
cụ thể là Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công anTP.HCM (PC44), căn cứ theo
nhiệm vụ thống kê công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm… trên địa
bàn TP.HCM (điểm d khoản 5 Điều 13 Thông tƣ số 28/2014/TT-BCA Quy định về
công tác điều tra hình sự trong Cơng an nhân dân).
Thống kê kết quả tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm trên địa bàn
TP.HCM giai đoạn từ 2011-2015 đƣợc trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM
STT

Năm

Tình hình tội phạm

Tội trộm cắp tài sản

Điều tra khám phá

1


2011

5.404

2.764

2

2012

5.001

2.452

1.529

3

2013

6.218

3.356

1.776

4

2014


6.381

3.545

1.949

5

2015

6.005

3.416

1.903

Tổng

29.009

15.533

8668

1.511

(Số liệu thống kê Phịng PC44)

10


Mục 7 Thơng tƣ liên tịch tịch số 01/2005/TTLT – VKSTC – TATC – BCA – BQP ngày 1 tháng 7 năm 2005 về
Hƣớng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật trong công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm


11

Từ bảng số liệu cho thấy, trong 5 năm từ 2011 đến 2015, trên địa bàn TP.HCM đã
xảy ra 29.009 vụ án hình sự, trong đó có 15.533 vụ về tội trộm cắp tài sản, đã điều tra
khám phá 8.668 vụ. Năm 2011 có 2.674 vụ trộm cắp tài sản trong tổng số 5.404 án
hình sự, đã điều tra khám phá 1.511 vụ. Năm 2012 có 2.452 vụ trộm cắp tài sản trong
tổng số 5.001 án hình sự, đã điều tra khám phá 1.529 vụ. Năm 2013 có 3.356 vụ trộm
cắp tài sản trong tổng số án hình sự, đã điều tra khám phá 1.776 vụ. Năm 2014 có
3.545 vụ trộm cắp tài sản trong tổng số 6.381 án hình sự, đã điều tra khám phá 1.949
vụ. Năm 2015 có 3.416 vụ trộm cắp tài sản trong tổng số 6.005 án hình sự, đã điều tra
khám phá 1.903 vụ.
Phần ẩn của tội phạm
Bên cạnh tội phạm rõ đã xảy ra trên thực tế, đã bị cơ quan chức năng phát hiện và
xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự, thì vẫn có những tội phạm đã xảy ra nhƣng lại chƣa
đƣợc phát hiện và không tồn tại trong các số liệu thống kê, đó là tội phạm ẩn. Tội phạm
ẩn là tội phạm đã xảy ra nhƣng vẫn chƣa bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý và
không tồn tại trong thống kê tội phạm11.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn nhƣ là cơ quan chức năng chƣa phát
hiện đƣợc, đã bị cơ quan chức năng phát hiện nhƣng không bị xử lý, đã bị cơ quan
chức năng phát hiện xử lý nhƣng lại không đƣợc thống kê. Tác giả đồng ý quan điểm
với Giáo trình tội phạm học của Trƣờng Đại học Luật TP.HCM, từ các nguyên nhân,
tội phạm ẩn đƣợc chia thành 3 loại: tội phạm ẩn tự nhiên, tội phạm ẩn nhân tạo, tội
phạm ẩn thống kê.
Do tính chất che dấu của tội phạm ẩn nên việc đánh giá cấp độ ẩn gặp nhiều khó
khăn. Các phƣơng pháp phổ biến thƣờng đƣợc sử dụng để xác định tội phạm ẩn thƣờng
đƣợc sử dụng là phƣơng pháp điều tra xã hội học nhƣ phát phiếu điều tra, phỏng vấn…

Trong phạm vi khóa luận, tác giả tiến hành việc khảo sát phát phiếu điều tra theo
11

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Tội phạm học, NXB Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam, tr137


12

phƣơng pháp xã hội học, đƣợc sử dụng cho nạn nhân của tội phạm, những ngƣời khác
có liên quan, hay biết, có thơng tin về tội phạm để nhằm xác định tình hình tội phạm ẩn
của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM.
Cuộc khảo sát diễn ra trên 200 ngƣời, theo đó chỉ có 85 ngƣời trong số họ từng là
nạn nhân của tội trộm cắp tài sản theo quy định của BLHS, và chỉ 37 ngƣời khai báo
với cơ quan chức năng để đƣợc điều tra làm rõ, chiếm tỉ lệ 43,53%. Khảo sát chung
cho thấy khoảng 74,5% ngƣời sẽ báo với cơ quan chức năng nếu họ trở thành nạn nhân
của tội phạm này.
Lý do khiến ngƣời dân không báo cho cơ quan chức năng đƣợc cho là do: tâm lý
sợ mất thời gian, dù có báo cũng khơng tìm lại đƣợc (76%); tâm lý của đi thay ngƣời
(17%); sợ rằng nếu báo sẽ bị phát hiện hành vi trái phép của mình liên quan đến tài sản
đã mất (tài sản có đƣợc từ việc làm phi pháp, liên quan đến quan hệ bất chính,…)
(2,5%); tâm lý sợ bị ngƣời phạm tội trả thù (3,5%).
Nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn bao gồm: do cơ quan chức năng không biết
(31%), do cơ quan chức năng biết nhƣng khơng xử lý (59,5%), sai sót thống kê (9,5%).
Từ đó đánh giá độ ẩn của tội phạm trong tổng vụ đã xảy ra chiếm tỷ lệ khá cao:
43% cho rằng tội phạm ẩn chiếm trên 50% tổng số vụ, 38,5% cho rằng tội phạm ẩn
chiếm khoảng từ 30% - 50% tổng số vụ, 18,5% cho rằng tội phạm ẩn chiếm dƣới 30%
tổng số vụ.
Trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế dần mở cửa dẫn đến nhu
cầu về vật chất của con ngƣời ngày càng tăng, xu hƣớng tội phạm về sở hữu diễn ra

phổ biến, trong đó tội phạm về trộm cắp tài sản chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên vì
nhiều nguyên nhân nhƣ sự tinh vi về hành vi phạm tội và hành vi che dấu của tội phạm,
sự xử lý yếu kém của cơ quan chức năng, các yếu tố thuộc về xã hội (tâm lý sợ trả thù,
tâm lý chạy đua thành tích…) đã khiến tình hình tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản
vẫn cịn cao, gây khó khăn trong việc đấu tranh, loại bỏ triệt để loại tội phạm này ra
khỏi đời sống xã hội.


13

Việc xác định thực trạng của tình hình tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc
mơ tả bức tranh về tình hình tội phạm trên thực tế, là cơ sở để đánh giá hiệu quả của
q trình phịng ngừa và tìm ra phƣơng pháp đấu tranh phịng ngừa thích hợp trong
thời gian tới.
1.2.2

Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản:

Khái niệm cơ cấu của tình hình tội phạm
Cơ cấu của tình hình tội phạm đƣợc hiểu là thành phần, tỷ trọng và sự tƣơng quan
giữa các tội phạm, loại tội phạm trong một chỉnh thể tình hình tội phạm12. Cơ cấu của
tình hình tội phạm đƣợc phân theo nhiều căn cứ khác nhau và đƣợc biểu đạt bằng các
chỉ số tƣơng đối để phản ánh mối tƣơng quan giữa các loại tội phạm, các tội phạm cụ
thể trong một chỉnh thể chung tổng hợp tội phạm đã xảy ra trong một địa bàn, ở cùng
một khoảng thời gian xác định.
Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản là những nội dung bên trong nhƣ thành
phần, tỷ trọng, mối tƣơng quan giữa yếu tố bộ phận cấu thành tội phạm và tổng hợp
tình hình tội phạm trong khoảng thời gian xác định, trên một địa bàn xác định.
Trong phạm vi nội dung đề tài, tác giả trình bày cơ cấu tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015:

Cơ cấu cơ bản của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM giai
đoạn 2011 đến 2015
Từ Bảng 1.1 cho thấy, tội trộm cắp tài sản chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng số tội
phạm hình sự đã xảy ra trong 5 năm từ 2011-2015: chiếm 15.533 trong tổng số 29.009
vụ, tỷ lệ 53,55%. Trong đó, năm 2015 là năm có tỷ trọng án về trộm cắp tài sản cao
nhất 3.416 vụ trong tổng số 6.005 vụ, chiếm tỷ lệ 56,89%. Năm 2012 là năm có tỷ
trọng án về trộm cắp tài sản thấp nhất 2.452 vụ trong tổng số 5.001 vụ, chiếm tỷ lệ
49,03%.
12

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Tội phạm học, NXB Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam, tr146


14

Bảng 1.2: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản trong mối tƣơng quan với tình hình tội
phạm nói chung trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015
Năm

Tình hình tội phạm

Tội trộm cắp tài sản

Tỷ lệ

2011

5.404


2.764

51,14%

2012

5.001

2.452

49,03%

2013

6.218

3.356

53,97%

2014

6.381

3.545

55,55%

2015


6.005

3.416

56,89%

Tổng

29.009

15.533

53,55%

(Nguồn: Số liệu thống kê Phịng PC44)
Về cơ cấu theo đơn vị hành chính, theo số liệu của phòng PC45, trong tổng số các
vụ trộm cắp tài sản, khu vực có số vụ trộm cắp tài sản xảy ra nhiều nhất trong 5 năm từ
2011 đến 2015 là quận Bình Thạnh 1.283 vụ chiếm 8,26% , tiếp đến là quận Thủ Đức
1.271 vụ chiếm 8,12% , quận Tân Bình 1.181 vụ chiếm 7,6% , quận Bình Tân 1.115 vụ
chiếm 7,18%. Khu vực có số vụ trộm cắp tài sản xảy ra ít nhất là huyện Cần Giờ 111
vụ chiếm 0,71%, tiếp đến là Quận 11 có 239 vụ chiếm 1,54% và Quận 4 có 339 vụ
chiếm 2,18%. Trung bình mỗi quận, huyện có số vụ trộm cắp tài sản là 129,44 vụ.
Bảng 1.3: Cơ cấu tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.HCM (2011 2015) phân theo đơn vị hành chính
STT

Quận, huyện

Số vụ 2011-2015(vụ)

Tỉ lệ % (số vụ/tổng)


1

Quận 1

821

5,29

2

Quận 2

513

3,30


×