Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường internet trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.07 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
HỆ CHÍNH QUY
KHĨA 34 (KHĨA HỌC 2009 - 2013)

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
TRONG MÔI TRƢỜNG INTERNET
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THANH TUYỀN
Mã số sinh viên
: 0955030210
Lớp
: CHẤT LƢỢNG CAO K34
Giáo viên hƣớng dẫn : TS. LÊ THỊ NAM GIANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận “Bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng internet
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Lê Thị Nam Giang. Các số liệu và thông tin trong
Khóa luận là trung thực. Các dữ liệu, quan điểm đƣợc trích dẫn đầy đủnếu khơng thuộc
ý tƣởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân tơi.


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2013
TÁC GIẢ

Lê Thị Thanh Tuyền


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƢỜNG
INTERNET ……………………………………………………………………………. 3
1.1 Khái quát về quyền tác giả ........................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm quyền tác giả ........................................................................ 3
1.1.2 Đối tƣợng quyền tác giả………………………………………………3
1.1.3 Chủ thể quyền tác giả ............................................................................. 4
1.1.4 Nội dung quyền tác giả .......................................................................... 6
1.1.5 Thời hạn bảo hộ ..................................................................................... 8
1.1.6 Giới hạn quyền tác giả ........................................................................... 9
1.1.7 Chuyển giao quyền tác giả ................................................................... 10
1.1.8 Đăng ký bảo hộ .................................................................................... 11
1.2 Bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng internet......................................... 12
1.2.1 Mạng truyền thơng số hóa internet ...................................................... 12
1.2.2 Đặc trƣng của môi trƣờng internet với vấn đề bản quyền: .................. 13
1.2.3 Tác động của mạng internet toàn cầu đến việc bảo hộ quyền tác
giảtrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................... 13
CHƢƠNG 2HIỆP ƢỚC WIPO VỀ QUYỀN TÁC GIẢ (WCT) VÀ PHÁP LUẬT CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƢỜNG
INTERNET …………………………19
2.1 Hiệp ƣớc WIPO về quyền tác giả (WCT) .................................................. 19
2.2 Pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng internet ....... 21
2.2.1 Mạng đồng đẳng và một vài án lệ tiêu biểu ......................................... 21



2.2.2 Đạo luật Thiên niên kỷ của Hoa Kỳ (DMCA) về quyền tác giả trong
môi trƣờng số: ........................................................................................................ 23
2.2.3 Dự luật SOPA (Stop Online Piracy Act) - dự luật chống vi phạm bản
quyền trên internet.................................................................................................. 26
2.3 Chỉ thị 2001/29/EC của Liên minh châu Âu .............................................. 28
CHƢƠNG 3PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG
MÔI TRƢỜNG INTERNET ......................................................................................... 32
3.1 Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng internet .... 32
3.2 Thực trạng bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng internet ở Việt Nam ... 35
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, thực thi việc bảo hộ
quyền tác giả trong mơi trƣờng internet ..................................................................... 43
3.3.1 Hồn thiện cơ chế pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng
internet………………............................................................................................ 43
3.3.2 Nâng cao việc thực hiện các biện pháp tự bảo vệ quyền tác giả ......... 48
3.3.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về bảo hộ quyền tác giả ................. 49
KẾT LUẬN CHUNG……….…………………………………………………………52


1

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Thế kỷ XXI là thế kỷ đánh dấu sự bùng nổ của ngành công nghệ kỹ thuật và sự
mở rộng không ngừng của mạng truyền thơng số hóa internet. Trên thế giới hàng ngày,
hàng giờ đang có hàng triêu, hàng tỷ ngƣời truy cập vào mạng lƣới này. Với việc cho
phép phổ biến mọi thông tin dƣới dạng số một cách dễ dàng, mạng internet đã nhanh
chóng trở thành kênh thơng tin quan trọng bậc nhất trong việc chia sẻ dữ liệu. Cũng
chính vì vậy, vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng internet đang trở nên cấp

thiết hơn bao giờ hết. Thực tiễn chứng minh việc bảo hộ quyền tác giả ngày càng giữ
vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và có tác động đến kinh tế toàn
cầu. Thực tế lại cho thấy sự gia tăng ở mức báo động và khó kiểm sốt của hành vi
xâm phạm bản quyền hiện nay trên internet. Do vậy, vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong
môi trƣờng internet là vấn đề đang đƣợc dƣ luận khá quan tâm.
Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn nhƣ trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Bảo hộ
quyền tác giả trong môi trƣờng internet trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Đây là đề tài khá mới. Trong những cơng trình nghiên cứu nhƣ “Bảo hộ quyền tác
giả đối với chƣơng trình máy tính” của Võ Thị Hồng Anh ( Khóa luận tốt nghiệp cử
nhân năm 2007) hay “Khía cạnh thƣơng mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm báo chí ở Việt Nam” của Võ Thu Trang ( Luận văn thạc sĩ năm 2008) có
đề cập đến hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trƣờng internet nhƣng chỉ là đề
cập sơ qua mà chƣa đi vào nghiên cứu sâu về vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi
trƣờng internet.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài và phạm vi nghiên cứu


2

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về bảo hộ quyền tác giả trong môi
trƣờng internet, những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong vấn đề này, từ
đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, thực thi việc bảo hộ quyền
tác giả trong mơi trƣờng internet.
Ngồi ra, trong xu thế hội nhập hiện nay, việc hiểu biết pháp luật quốc tế và pháp
luật nƣớc ngoài là điều rất cần thiết, vì thế tác giả đã tìm hiểu, phân tích Hiệp ƣớc
WIPO về quyền tác giả (WCT) và pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu về bảo hộ
quyền tác giả trong môi trƣờng internet.
Phƣơng pháp nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết
hợp sử dụng phƣơng pháp tiếp cận, phƣơng pháp tổng hợp và phân tích để đánh giá
thực trạng pháp luật Việt Nam rồi đào sâu nghiên cứu đề tài.


3

CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI
TRƢỜNG INTERNET
1.1

Khái quát về quyền tác giả

1.1.1 Khái niệm quyền tác giả
Về khái niệm pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ
quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền
tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở
hữu. Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác
giả đƣợc độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp1. Mọi
hành vi sao chép, trích, dịch, cơng bố, phổ biến nhằm mục đích kinh doanh mà khơng
có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả bị coi là xâm phạm quyền tác giả.
1.1.2 Đối tƣợng quyền tác giả
Đối tƣợng của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong
lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phƣơng tiện hay hình
thức nào”. Nhƣ vây, sản phẩm lao động trí tuệ của con ngƣời trong lĩnh vực văn học,
nghệ thuật và khoa học đƣợc công nhận là tác phẩm khi thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện:
mang tính sáng tạo và đƣợc thể hiện dƣới hình thức vật chất nhất định. Việt Nam
khơng quy định cụ thể về điều kiện sáng tạo để một sản phẩm trí tuệ đƣợc cơng nhận là

tác phẩm. Tuy nhiên, trên cơ sở quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ,
tính sáng tạo đƣợc hiểu là: kết quả của hoạt động sáng tạo trực tiếp của tác giả, đƣợc
tạo ra lần đầu tiên bởi tác giả và không sao chép từ tác phẩm của ngƣời khác.
Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm, còn tác phẩm là sự thể hiện một ý tƣởng dƣới một
hình thức nhất định. Pháp luật về quyền tác giả, do đó, khơng bảo hộ ý tƣởng mà chỉ

1

Lê Nết (2006), “ Quyền sở hữu trí tuệ” , Nxb Đại học quốc gia TP.HCM, trang 48


4

bảo hộ hình thức thể hiện ý tƣởng. Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ liệt kê các loại
hình tác phẩm đƣợc bảo hộ: truyện, kịch, tác phẩm tạo hình, phim, ảnh, chƣơng trình
máy tính, tài liệu bản vẽ, cơng trình khoa học, bài hát,…Tuy nhiên, danh sách các tác
phẩm đƣợc nêu trong Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ khơng cố định và số loại hình tác
phẩm sẽ ngày một tăng với sự ra đời của các phƣơng tiện lƣu trữ và truyền thông hiện
đại, chẳng hạn nhƣ cơ sở dữ liệu (database), truyền thông đa phƣơng tiện (multimedia),
hay xa lộ thông tin (internet)2.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, các tác phẩm phái sinh bao gồm tác phẩm dịch, phóng
tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn,tuyển chọn, chú giải3cũng sẽ đƣợc bảo hộdƣới dạng
quyền tác giả. Bên cạnh quy định về loại hình tác phẩm đƣợc bảo hộ, Luật Sở hữu trí
tuệ cũng quy định các đối tƣợng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả (Điều
15Luật Sở hữu trí tuệ), đó là:
- Tin tức thời sự thuần tuý đƣa tin.
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực
tƣ pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
- Quy trình, hệ thống, phƣơng pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
1.1.3 Chủ thể quyền tác giả

Chủ thể của quyền tác giả là tổ chức, cá nhân có tác phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác
giả gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
1.1.3.1Tác giả
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Tổ chức, cá nhân có tác
phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác giả gồm ngƣời trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở
hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này”.Nghị
định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
2

Firth, A. (1999) “Copyright in the Digital World: a Reversion to Old Form?” In Kinahan, A. (ed.) Now

and Then – A Celebration of Sweet & Maxwell Bicentenary 1799-1999. Sweet & Maxwell. London: 69.
3

Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ


5

dân sự và Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan đã đƣa ra khái niệm cụ thể
hơn: “Tác giả là ngƣời trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học” 4. Cá nhân đƣợc bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp
luật Việt Nam bao gồm cơng dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngồi5. Tuy nhiên, cho dù
tác giả là ngƣời Việt Nam hay ngƣời nƣớc ngoài đều đƣợc chịu sự điều chỉnh của các
quy định pháp luật quyền tác giả nhƣ nhau, đƣợc hƣởng quyền và có nghĩa vụ nhƣ
nhau. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc đối xử quốc gia trong pháp luật quốc tế,
nhằm thu hút những sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học
đƣợc bảo hộ tại Việt Nam và tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận dễ dàng hơn với
những sản phẩm trí tuệ này.
Pháp luật cũng quy định rõ những tổ chức, cá nhân nếu chỉ làm cơng việc hỗ trợ, góp ý

kiến hoặc cung cấp tƣ liệu cho ngƣời khác sáng tạo ra tác phẩm thì khơng đƣợc cơng
nhận là tác giả6.
Tác phẩm có thể đƣợc sáng tạo bởi một hoặc nhiều ngƣời. Trong trƣờng hợp xác định
đƣợc sự sáng tạo của từng tác giả đối với tác phẩm, mỗi tác giả có quyền đối với phần
tác phẩm mà họ sáng tạo ra. Tuy nhiên, nếu không xác định đƣợc phần sáng tạo của
từng ngƣời, các đồng tác giả có quyền và nghĩa vụ nhƣ nhau đối với toàn bộ tác phẩm.
1.1.3.2Chủ sở hữu quyền tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các
quyền tài sản thuộc quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả
hoặc không đồng thời là tác giả.
Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả

4

Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ

luật dân sự và Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
5

Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ

luật dân sự và Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
6

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ

luật dân sự và Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.


6


Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả khi họ là ngƣời trực tiếp sáng tạo ra
tác phẩm bằng cơng sức, trí tuệ, vật chất của mình (Điều 13 và Điều 37 Luật Sở hữu trí
tuệ). Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả có tồn bộ các quyền nhân thân và
quyền tài sản theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
-

Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả
Trong trƣờng hợp này, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là một trong những cá

nhân, tổ chức sau đây:
Cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với
tác giả -gọi chung là nhà đầu tƣ(Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ)
Chủ sở hữu là ngƣời đƣợc thừa kế theo quy định về pháp luật thừa kế
(Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ)
Trong trƣờng hợp này, tổ chức, cá nhân đƣợc thừa kế một, một số hoặc
toàn bộ quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm (quyền này thuộc quyền nhân
thân) theo di chúc hoặc theo pháp luật trở thành chủ sở hữu quyền tác giả.
Ngƣời đƣợc chuyển giao quyền tác giả thơng qua hợp đồng (Điều 41 Luật
Sở hữu trí tuệ)
Các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm thuộc quyền tác giả là đối
tƣợng của hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, bao gồm hợp đồng chuyển
nhƣợng quyền tác giả và hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả.
Nhà nƣớc ( Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ)
Nhà nƣớc là chủ sở hữu đối với các tác phẩm khuyết danh; tác phẩm còn
trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết khơng có ngƣời thừa kế,
ngƣời thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không đƣợc quyền hƣởng di sản; tác
phẩm đƣợc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nƣớc.
1.1.4 Nội dung quyền tác giả
Nhằm bù đắp những nổ lực sáng tạo của tác giả và khuyến khích mọi cá nhân

sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuât, khoa học, chủ thể sáng tạo dƣợc trao những


7

độc quyền. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền tác giả đƣợc tạo thành bởi
các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Nội dung quyền tác giả đƣợc quy định tại
Điều 738 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ.
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
-

Đặt tên chotác phẩm;

-

Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; đƣợc nêu tên thật hoặc bút danh khi
tác phẩm đƣợc công bố, sử dụng;

-

Công bốtác phẩm hoặc cho phép ngƣời khác cơng bố tác phẩm;

-

Bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, không cho ngƣời khác sửa chữa, cắt xén hoặc
xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào gây phƣơng hại đến danh dự và
uy tín của tác giả.
Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả có những đặc điểm sau: là quyền mang

lại giá trị tinh thần cho tác giả; đƣợc bảo hộ vô thời hạn (trừ quyền công bố tác phẩm);

không đƣợc chuyển giao hay để lại thừa kế (trừ quyền công bố tác phẩm).
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
-

Làm tác phẩm phái sinh;

-

Biểu diễn tác phẩm trƣớc công chúng;

-

Sao chép tác phẩm;

-

Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

-

Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phƣơng tiện hữu tuyến, vô tuyến,
mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phƣơng tiện kỹ thuật nào khác;

-

Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chƣơng trình máy tính.
Quyền tài sản thuộc quyền tác giả là những quyền của chủ sở hữu quyền tác giả

(chủ sở hữu đồng thời là tác giả hoặc chủ sở hữu không đồng thời là tác giả); mang lại
giá trị vật chất cho chủ sở hữu quyền tác giả; đƣợc bảo hộ có thời hạn; là đối tƣợng của

hợp đồng chuyển nhƣợng quyền tác giả hoặc hợp đồng sử dụng quyền tác giả.


8

1.1.5 Thời hạn bảo hộ
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là khoảng thời gian do pháp luật quy định mà
trong khoảng thời gian này quyền của tác giả và của chủ sở hữu quyền tác giả đƣợc
Nhà nƣớc thừa nhận và bảo vệ. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm đƣợc sáng
tạo và đƣợc thể hiện dƣới một hình thức vật chất nhất định, khơng phân biệt nội dung,
chất lƣợng, hình thức, phƣơng tiện, ngơn ngữ, đã công bố hay chƣa công bố, đã đăng
ký hay chƣa đăng ký7. Quyền tác giả kéo dài một số năm sau khi tác giả qua đời. Điều
này cho phép chủ thể quyền tác giả khai thác tác phẩm sau khi tác giả qua đời. Việc
giới hạn thời hạn bảo hộ chính là nhằm cho cơng chúng có thể tiếp cận và thụ hƣởng
các sản phẩm tinh thần đó.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đƣợc quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ,
theo đó đối với các quyền nhân thân không gắn với tài sản đƣợc bảo hộ vô thời hạn.
Quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền tài sản đƣợc quy định cụ thể: Đối với tác
phẩm điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh thì thời
hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi công bố lần đầu tiên. Nếu các tác phẩm trên chƣa đƣợc
công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm đƣợc định hình thì thời hạn bảo hộ
là 100 năm kể từ khi tác phẩm đƣợc định hình. Đối với các tác phẩm khác thì thời hạn
bảo hộ là suốt đời tác giả cộng với 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Chủ sở hữu
quyền tác giả đƣợc độc quyền khai thác sử dụng trong thời hạn bảo hộ, trừ trƣờng hợp
quy định tại Điều 25, 26 Luật Sở hữu trí tuệ.
So với các quy định trƣớc đây, thời hạn bảo hộ quyền tác giả cho quyền tài sản và
quyền công bố tác phẩm đƣợc quy định dài hơn trong Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật sử hữu trí tuệ. Sự kéo dài thời hạn bảo hộ là nhằm hài hòa pháp luật quốc
gia với cam kết song phƣơng – Hiệp định thƣơng mại Việt-Mỹ (Chƣơng II – Điều 4).
Hoa Kỳ với công nghệ điện ảnh phát triển hàng đầu thế giới việc kéo dài thời hạn bảo


7

Khoản 1 Điều 6 Luật Luật Sở hữu trí tuệ


9

hộ sẽ hạn chế khả năng tiếp cận tác phẩm điện ảnh của công chúng một quốc gia đang
phát triển nhƣ Viêt Nam8.
1.1.6 Giới hạn quyền tác giả
Tác giả, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ nói chung và tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả nói riêng đƣợc trao những quyền mang tính độc quyền. Việc thực hiện những
quyền này có thể bóp méo cạnh tranh, cản trở lƣu thơng hàng hóa, dịch vụ và hạn chế
khả năng tiếp cận của cộng đồng đối với các sản phẩm sáng tạo9. Bởi vậy, một số quy
định đƣợc ban hành và một số học thuyết đƣợc hình thành nhằm cân bằng giữa bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ với duy trì cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo lƣu thơng của thị
trƣờng, cân bằng giữa bảo vệ lợi ích của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ với bảo
vệ lợi ích của ngƣời sử dụng, của cộng đồng. Những quy định và học thuyết này xác
định giới hạn cho quyền sở hữu trí tuệ.
Đối với quyền tác giả, đó là quy định về sử dụng tác phẩm khơng xin phép, không
trả nhuận bút thù lao trong những trƣờng hợp nhất định. Bên cạnh đó, một số nƣớc áp
dụng học thuyết sử dụng công bằng (the fair use doctrine) nhằm hạn chế tính độc
quyền của tác giả10. Thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ (the exhaustion doctrine hay the
first sale doctrine) cũng là công cụ pháp lý quan trọng trong xác định giới hạn cho
quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng, tạo điều kiện để công chúng
đƣợc tiếp cận với những sản phẩm trí tuệ của con ngƣời11. Giới hạn quyền tác giả

8


Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Trƣờng Đại học Luật TP.HCM – Nxb Hồng Đức (2013), trang 97

9

Lê Đình Nghị - Vũ Thị Hải Yến (2009), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,

trang 41
10

Xem: US Copyright Office, />
11

Xem : Peter Ganea, Exhausion of IP Right: Reflections from Economy Theory, Institute of Innovation

Research-Hiotsubashi University, Japan, 2006; David T.Keeling, IPRls in EU Law, Volume I Free Movement
and Competition Law, Oxford University Press, 2003; Steven D.Aderman, The Interface between Intellectual
Property Right and Competition Policy, Cambridge University Press, 2008.


10

(exceptions to exclusive rights) đƣợc quy định tại Điều 9(2), Điều 10 và Điều 10bis của
Công ƣớc Berne.
Tại Việt Nam, Luật sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
sở hữu trí tuệ xác định giới hạn cho quyền tác giả bằng việc quy định trƣờng hợp sử
dụng các tác phẩm đã đƣợc công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận
bút, thù lao (Điều 25) và các trƣờng hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin
phép nhƣng phải trả tiền nhuận bút, thù lao(Điều 26). Giới hạn quyền tác giả trong
những trƣờng hợp này giúp cơng chúng có khả năng khai thác, sử dụng các tác phẩm
văn học, khoa học và nghệ thuật vào mục đích phi thƣơng mại (nhƣ nghiên cứu khoa

học, giảng dạy...) dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh quyền lợi này, tổ chức, cá nhân sử
dụng tác phẩm trong những trƣờng hợp giới hạn quyền tác giả có nghĩa vụ khơng làm
ảnh hƣởng đến việc khai thác bình thƣờng của tác phẩm, khơng gây phƣơng hại đến
các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, phải thông tin về tên tác giả và nguồn
gốc, xuất xứ tác phẩm. Hơn nữa, bản sao tác phẩm trong trƣờng hợp này cũng bị giới
hạn ở số lƣợng một bản.
1.1.7 Chuyển giao quyền tác giả
1.1.7.1Chuyển nhượng quyền tác giả
Đối tƣợng của hợp đồng chuyển nhƣợng quyền tác giả: là quyền công bố tác
phẩm và các quyền tài sản thuộc quyền tác giả. Khác với hợp đồng chuyển nhƣợng tài
sản thông thƣờng, chuyển nhƣợng quyền tác giả khơng có nghĩa là chủ sở hữu quyền
tác giả phải chuyển giao tồn bộ các quyền của mình và chấm dứt hoàn toàn quyền sở
hữu. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể chuyển giao một, một số hoặc tồn bộ các quyền
tài sản thuộc quyền tác giả cho cá nhân, tổ chức khác. Ví dụ, ở Việt Nam hiện nay, một
số ca sĩ mua độc quyền bài hát của nhạc sĩ để biểu diễn. Trong trƣờng hợp đó, ca sĩ là
ngƣời độc quyền biểu diễn tác phẩm trƣớc công chúng. Tuy nhiên, nhạc sĩ vẫn là chủ
sở hữu đối với các quyền cịn lại, vì vậy, khi ngƣời khác muốn làm tác phẩm phái sinh,


11

sao chép, phân phối, truyền đạt… tác phẩm vẫn phải đƣợc phép của nhạc sĩ và trả
nhuận bút, thù lao, các lợi ích vật chất cho nhạc sĩ.
1.1.7.2 Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả
Nếu chuyển nhƣợng quyền tác giả, quyền liên quan, chủ sở hữu sẽ chấm dứt hoàn
toàn quyền đó thì khi chuyển quyền sử dụng, chủ sở hữu có thể cho phép nhiều chủ thể
khác nhau cùng sử dụng, khai thác mà không bị mất quyền. Phạm vi quyền đƣợc
chuyển giao cần xác định rõ loại quyền, số lƣợng quyền đƣợc chuyển giao, phạm vi sử
dụng độc quyền hay không độc quyền…
1.1.8 Đăng ký bảo hộ

Theo quy định của pháp luật, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm đƣợc
sáng tạo và thể hiện dƣới một hình thức vật chất nhất định, trừ biệt lệ đối với tác phẩm
văn học nghệ thuật dân gian12. Do đó, quyền tác giả đƣợc xác lập khơng phụ thuộc vào
bất kỳ thủ tục đăng ký nào tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hay nói cách khác
chính là đăng ký quyền tác giả không phải là một thủ tục bắt buộc để đƣợc hƣởng
quyền.
Tuy nhiên, cơ chế bảo hộ tự động cũng sẽ gây ra một số khó khăn trong việc giải
quyết tranh chấp liên quan đến quyền tác giả. Không phải dễ dàng để chứng minh tôi là
ngƣời tạo ra tác phẩm đầu tiên – “nguyên gốc”. Vì vây, hầu hết các quốc gia khuyến
khích các nhà sáng tạo đăng ký quyền tác giả. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ,
về bản chất, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả chỉ có ý nghĩ nhƣ một loại chứng
cứ chứng minh khi có tranh chấp chứ khơng có giá trị để xác định chủ sở hữu quyền
tác giả.

12

Điều 20, Nghị định Nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định tác phẩm văn học nghệ thuật

dân gian đƣợc bảo hộ “không phụ thuộc vào việc định hình”.


12

1.2

Bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng internet

1.2.1 Mạng truyền thơng số hóa internet
Internet có thể đƣợc mơ tả nhƣ một mạng hoặc mạng của các mạng với hàng
triệu, hàng tỷ ngƣời kết nối sử dụng và ngày càng tiếp tục mở rộng. Số lƣợng ngƣời kết

nối internet ngày càng tăng lên ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Mạng internet toàn cầu
cho phép chúng ta chia sẻ mọi hình thức thể hiện: văn bản, âm thanh, hình ảnh. Do đó,
ngày nay mục đích sử dụng internet bao trùm toàn bộ hoạt động của con ngƣời: nghiên
cứu, giáo dục, giao tiếp xã hội, chính trị, giải trí và thƣơng mại. Mạng internet và
những chiếc điện thoại, máy tính kết nối trực tiếp với nó đã làm xóa mờ dần khoảng
cách địa lý thế giới và đây là lúc thích hợp để xem xét những thách thức về vấn đề bản
quyền trong mạng truyền thơng số hóa internet.
Bằng cách liên hệ với một cơ sở dữ liệu khổng lồ đã có sẵn trên mạng thơng tin
tồn cầu internet, một ngƣời sử dụng có thể yêu cầu và nhận đƣợc tại nhà mình một tác
phẩm văn học, khoa học hay nghệ thuật, thí dụ nhƣ một bộ phim, một tác phẩm âm
nhạc, hoặc một văn bản và thậm chí cả một chƣơng trình máy tính hay bất cứ một tác
phẩm nào khác miễn là có thể số hóa đƣợc với chất lƣợng khơng đổi. Loại hình phân
phối tác phẩm này sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn nữa trong thời gian tới.
Mạng internet, bên cạnh nhiều ích lợi cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro đến tác giả
và chủ sở hữu quyền tác giả. Bằng việc bảo hộ một cách có hiệu quả quyền tác giả
trong mơi trƣờng internet thông qua pháp luật quốc gia hiện đại và thông qua việc kiên
quyết thực thi pháp luật đó chính là sự khuyến khích đối với hoạt động sáng tạo trong
tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật, cũng chính là một yếu tố đóng góp quan
trọng cho phát triển kinh tế- xã hội và văn hóa của một đất nƣớc, bởi vì nó khuyến
khích, thu hút và duy trì đầu tƣ trong lĩnh vực đƣợc biết đến dƣới tên gọi ngành cơng
nghiệp văn hóa và ngành cơng nghiệp phần mềm máy tính.


13

1.2.2 Đặc trưng của môi trường internet với vấn đề bản quyền:
Mạng internet toàn cầu cho phép phổ biến tác phẩm dƣới dạng số một cách dễ
dàng, nhanh chóng trên toàn thế giới mà chất lƣợng vẫn đảm bảo. Mạng internet còn
cho phép mỗi cá nhân trở thành chủ thể truyền phát, khiến cho số lƣợng phân phối tăng
lên theo cấp lũy thừa.Với một máy tính có kết nối mạng, chỉ cần nhấp chuột và thực

hiện các thao tác đơn giản nhƣ “copy” và “paste”, các tác phẩm sẽ đƣợc truyền đến nơi
có nhu cầu.
Với sự phát triển vũ bão của mạng internet thì các bản sao của tác phẩm sẽ đƣợc
phổ biến và phân phối một cách rộng rãi. Việc phân phối tác phẩm bằng môi trƣờng
internet đang thế chỗ các phƣơng tiện truyền thống – các phƣơng pháp cung cấp sản
phẩm đã từng đƣợc coi trọng trƣớc đây nhƣ cửa hàng sách, cửa hàng âm nhạc…
Đối với vấn đề lƣu trữ, thay vì lƣu trữ thơng tin trong các sản phẩm công nghệ
nhƣ USB, máy nghe nhạc, máy tính…ngày nay, với dịch vụ điện tốn đám mây nhƣ
iCloud, Google Drive, DropBox...chúng ta có thể lƣu trữ trực tiếp trên internet với
dung lƣợng thông tin cực lớn và mỗi năm dung lƣợng đó lại mở rộng ra rất nhiều với
sự phát triển mạnh mẽ của các chƣơng trình ứng dụng trên mạng.
Ngành cơng nghiệp văn hóa, ngành cơng nghiệp phần mềm và cả thƣơng mại
điện tử đều có những lợi ích sống cịn gắn chặt với vấn đề bảo vệ quyền tác giả trong
môi trƣờng internet bởi tầm quan trọng ngày càng tăng của hoạt động phân phối tác
phẩm dựa trên mạng truyền thơng tồn cầu. Bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng
internet trong thời kỳ hội nhập là vấn đề thiết yếu, thúc đẩy sự sáng tạo, bảo đảm quyền
lợi chính đáng cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả và sẽ tạo sự cạnh tranh lành
mạnh, góp phần lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế trí thức
1.2.3 Tác động của mạng internet tồn cầu đến việc bảo hộ quyền tác giả trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trong hai nhánh chính của quyền sở hữu trí tuệ, có lẽ quyền tác giả sẽ bị tác động
bởi mạng internet toàn cầu nhiều hơn so với quyền sở hữu cơng nghiệp, bởi vì phần lớn


14

các tác phẩm đƣợc bảo hộ theo quyền tác giả đều có thể đƣợc chuyển đổi sang tín hiệu
số và truyền lên internet, trong khi đó phần lớn các sản phẩm đƣợc bảo hộ theo quyền
sở hữu công nghiệp đƣợc chuyển giao dƣới dạng hữu hình và do đó quyền sở hữu công
nghiệp chỉ liên quan một phần (hoặc gián tiếp) đến internet.

Mạng internet toàn cầu rõ ràng là con dao hai lƣỡi đối với tác giả và đối với
ngƣời nắm giữ bản quyền. Mạng internet giúp cho tác giả có thể quảng bá tác phẩm
của mình tới một số lƣợng khán giả khổng lồ trên khắp hành tinh một cách thuận tiện,
nhanh chóng hơn nhiều so với trƣớc đây. Ngƣời có nhu cầu sử dụng tác phẩm cũng có
thể tiếp cận, khai thác tác phẩm một cách dễ dàng. Xét ở một góc độ, có thể nói mạng
internet tồn cầu đã đẩy mạnh sự giao lƣu và phát triển của một số ngành công nghiệp
nhƣ âm nhạc, điện ảnh, phần mềm, báo chí…Tuy nhiên, với sự phát triển vũ bão của
mạng internet, tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đang phải đối mặt với nạn ăn cắp và
cạnh tranh bất hợp pháp ở khắp mọi nơi.
Trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả đƣợc quy định tại Điều 28 Luật Sở
hữu trí tuệ 2005( đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì những hành vi xâm phạm quyền
tác giả đƣợc xem là phổ biến trên mạng thơng tin tồn cầu nhƣ:
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm gây phƣơng hại đến danh dự và
uy tín của tác giả.
Tình trạng sửa chữa, cắt xén tác phẩm diễn ra phổ biến đặc biệt đối với các tác
phẩm báo chí điện tử, văn học, các bài nghiên cứu khoa học, bài giảng...Từ một tác
phẩm đƣợc đăng tải trên mạng, nhiều ngƣời đã sửa chữa một phần nội dung, kết cấu
bài viết, cắt xén một số đoạn của tác phẩm gốc cho mục đích sử dụng của mình. Sự sửa
chữa, cắt xén nội dung đã phá vỡ sự toàn vẹn của tác phẩm, ảnh hƣởng đến chất lƣợng
của tác phẩm gốc và gây phƣơng hại đến danh dự của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không đƣợc phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
trừ trƣờng hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy
của cá nhân hay sao chép tác phẩm để lƣu trữ trong thƣ viện với mục đích nghiên cứu.


15

Đây đƣợc xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất xảy ra trong môi
trƣờng internet. Với một tác phẩm đƣợc số hóa và một khi đƣợc đăng tải lên mạng thì
việc sao chép tác phẩm đó đã trở nên khá dễ dàng, nhanh chóng với số lƣợng bản sao

lớn, chi phí thấp và thật khó để kiểm sốt.
- Sử dụng tác phẩm mà khơng đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không
trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.
Trừ trƣờng hợp quy định tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa
học, giảng dạy của cá nhân, chúng ta có thể thấy rõ vấn đề sử dụng tác phẩm mà không
đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi
vật chất là “việc khá bình thƣờng” mà ngay cả tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng
đành ngậm ngụi chấp nhận. Chẳng hạn đối với lĩnh vực báo chí điện tử, hiện tƣợng “sử
dụng chùa” bài viết của nhau, cuối bài chỉ để nguồn gốc, xuất xứ bài viết, chẳng hạn:
“theo tờ...” mà không hề xin phép hay trả tiền nhuận bút, thù lao xuất hiện nhan nhản
trên các báo mạng.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trƣng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến
công chúng qua mạng truyền thông và các phƣơng tiện kỹ thuật số mà không đƣợc
phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Hành vi xâm phạm này ngày càng gia tăng và dễ dàng thực hiện hơn với sự phát
triển nhanh chóng của mạng inernet. Đặc biệt, có thể thấy rõ ràng vấn nạn này qua việc
các các tác phẩm văn học, âm nhạc, điện ảnh, chƣơng trình máy tính... hơm nay mới
xuất hiện chính thức trên các kệ sách, đĩa DVD, CD, trên các rạp chiếu..thì ngay ngày
hơm sau đã có thể đƣợc đăng tải lên mạng và truyền đi nhanh chóng gây thiệt hại
nghiêm trọng đến quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác
giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
Internet khơng chỉ là nơi cung cấp thơng tin của tác phẩm mà cịn là nơi cung cấp
các chƣơng trình, phần mềm để vơ hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật mà chủ sở hữu


16

quyền tác giả sử dụng để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Rất phổ biến
là các chƣơng trình “bẻ khóa” các trị chơi điện tử, các phần mềm máy tính đƣợc đƣa

lên mạng và ngƣời dùng có thể tải về sử dụng miễn phí. Bất kỳ ngƣời nào sử dụng các
chƣơng trình này để “bẻ khóa” các chƣơng trình, phần mềm khác đều đã có hành vi
xâm phạm bản quyền.
- Cố ý xoá, thay đổi thơng tin quản lý quyền dƣới hình thức điện tử có trong tác
phẩm.
Hành vi xâm phạm này thƣờng nhằm mục đích che dấu hành vi vi phạm bản
quyền. Những logo có chứa đựng thơng tin của chủ sở hữu quyền tác giả thƣờng bị xóa
hoặc chồng mờ bằng những hình ảnh, logo khác.
Nhƣ vậy, Luật Sở hữu trí tuệ có quy định rất cụ thể về những hành vi bị coi là
xâm phạm quyền tác giả. Sự chi tiết hóa ở điều luật 28 trên thực tế chƣa phải là tối ƣu
xét về mặt lập pháp bởi chỉ với các hành vi đƣợc liệt kê trong điều luật trên không thể
bao quát hết tất cả các hành vi xâm phạm quyền tác giả, đặc biệt là trong thời đại số
hóa và mơi trƣờng internet khơng biên giới nhƣ hiện nay.
Nói đến bản chấtcủa internet là môi trƣờng không biên giới, một vấn đề đang rất
đƣợc quan tâm và gây tranh cãi trong giới luật học là tính tài phán đa quốc gia của
internet. Chẳng hạn những ngƣời sử dụng thƣơng mại điện tử tồn cầu vì mục đích
thƣơng mại có thể đồng thời là đối tƣợng của nhiều lãnh thổ tài phán.
Internet khơng có một trung tâm về quyền lực và kiểm soát. So với các tổ chức xã
hội khác thì nó phát triển một cách tự phát. Sự phát triển về mặt kỹ thuật của internet
đƣợc hƣớng dẫn bởi những giao thức đƣợc thiết lập thông qua những quyết định mang
tính tự nguyện tham gia của các tổ chức nhƣ Nhóm đặc nhiệm kỹ thuật internet (IETF)
và các tiểu ban của Nhóm, cũng nhƣ của Cơ quan cấp số hiệu internet (IANA). Khơng
có một thực thể nào thâu tóm công việc lập quy, thực hiện thẩm quyền lập phán tồn
diện về internet. Ngƣời sử dụng có thể truy cập internet từ bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Thông tin có thể di chuyển qua nhiều nƣớc và lãnh thổ tài phán khác nhau để tới đích


17

của chúng. Internet là một phƣơng tiện toàn cầu, đến nay vẫn chỉ có rất ít hoạt động

của cơ quan luật pháp quốc gia nhằm cụ thể vào internet. Bản chất tài phán đa quốc gia
của internet là không thể tránh khỏi việc có nhiều lợi ích khác nhau trên thế giới bị liên
quan khi có bất kỳ một nổ lực nào nhằm xây dựng những chính sách riêng. Cần đặc
biệt thận trọng để bảo đảm rằng bất kỳ một chính sách nào đƣợc xây dựng cho một lợi
ích hoặc một chức năng đều không ảnh hƣởng quá mức vào những lợi ích hoặc chức
năng khác13.

13

Đối chiếu “Quản lý Tên và Địa chỉ internet: các vấn đề về sở hữu trí tuệ”, Báo cáo về Q trình đặt tên

miền internet của WIPO, , ngày 30 tháng 4 năm 1999


18

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Internet vừa là một cơ hội vừa là một thách thức. Nhƣ vậy, có thể thấy bên cạnh
những mặt tích cực mà mạng intenet mang lại thì mặt trái của nó là sự gia tăng những
hành vi xâm phạm bản quyền một cách ồ ạt và khó kiểm sốt. Chính sự khác biệt bảo
hộ quyền tác giả trong môi trƣờng internet với bảo hộ quyền tác giả trong điều kiện
thông thƣờng đã đặt ra nhiều thách thức mới cho việc bảo hộ và quản lý của cơ quan
bảo vệ pháp luật sở hữu trí tuệ.
Theo Chủ tịch Liên minh Sở hữu trí tuệ quốc tế (IIPA), “khi chúng ta chứng kiến
buổi bình minh của Thời đại thơng tin, các ngành cơng nghiệp thơng tin và giải trí là
các ngành đi đầu trong tăng trƣởng kinh tế và thƣơng mại. Sự tăng trƣởng này sẽ nhanh
hơn trong thế kỷ 21, với điều kiện nạn sao chép bị giảm đi đáng kể, những rào cản khác
đối với việc tiếp cận thị trƣờng đƣợc dỡ bỏ và internet trở nên an tồn để truyền tải
những tƣ liệu có giá trị đƣợc bảo hộ quyền tác giả. Nếu chúng ta thành cơng trong
chƣơng trình này, thƣơng mại điện tử tồn cầu có thể biến tồn bộ tiềm năng của nó

thành hiện thực”14. Điều này đã thể hiện tầm quan trọng và sự cần thiết về vấn đề bảo
hộ quyền tác giả trong mơi trƣờng internet ngay từ lúc này.

14

Trích tài liệu “Thực thi quyền tác giả và các quyền liên quan” của Eric H. Smith, Chủ tịch Liên minh Sở

hữu trí tuệ quốc tế (IIPA), Washington, đƣợc trình bày tại Đại hội Hiệp hội Văn học và Nghệ thuật quốc tế ở
Berlin ngày 18/6/1999.


19

CHƢƠNG 2 HIỆP ƢỚC WIPO VỀ QUYỀN TÁC GIẢ (WCT) VÀ PHÁP LUẬT
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI
TRƢỜNG INTERNET
Hiệp ƣớc WIPO về quyền tác giả (WCT)

2.1

Hiệp ƣớc này đƣợc thông qua tại Hội nghị Ngoại giao của WIPO ở Geneva vào
tháng 12 năm 1996. Việc thông qua hiệp ƣớc này đã thể hiện sự thừa nhận về tác động
của sự phát triển công nghệ và môi trƣờng internet đối với quyền tác giả. WCT chứa
đựng các chuẩn mực mới nhất trong lĩnh vực quyền tác giả liên quan đến việc áp dụng
quyền sao chép đối với việc lƣu trữ tác phẩm trong các hệ thống số; các hạn chế và
ngoại lệ áp dụng trong môi trƣờng số; biện pháp bảo vệ bằng công nghệ và thông tin
quản lý quyền.
WCT quy định quyền sao chép của tác giả nhờ việc dẫn chiếu Điều 9 của Cơng
ƣớc Bern (Điều 1 của WCT). Theo đó, quyền sao chép, cũng nhƣ các hạn chế và ngoại
lệ đƣợc phép đối với quyền này, đƣợc áp dụng đầy đủ trong môi trƣờng internet15.

Liên quan đến quyền truyền đạt tới công chúng, WCT quy định cần phải cho tác
giả đƣợc hƣởng độc quyền trong việc đƣa tác phẩm của mình tới cơng chúng theo
phƣơng thức mà cơng chúng có thể tiếp cận đƣợc tác phẩm đó từ một địa điểm hoặc tại
một thời điểm do cơng chúng tự mình lựa chọn, chẳng hạn thông qua internet.
Liên quan đến một độc quyền về phân phối, WCT quy định (trong Điều 6(1)) cho
tác giả đƣợc hƣởng một độc quyền về cho phép đƣa ra công chúng bản gốc và bản sao
tác phẩm thông qua việc bán và chuyển giao quyền sở hữu.
Liên quan đến quyền cho thuê, WCT quy định (trong Điều 7) một quyền cho thuê
thƣơng mại đối với chƣơng trình máy tính, tác phẩm điện ảnh và đối với tác phẩm

15

Shahid Alikhan, “Socio-economic benefits of intellectual property protection in developing countries” –

Bản dịch với sự cho phép và tài trợ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Chƣơng trình hợp tác đặc biệt
Việt Nam – Thụy Sỹ về Sở hữu trí tuệ (Chƣơng trình SPC), Nhà xuất bản Bản đồ năm 2007, trang 150


20

đƣợc đƣa vào bản ghi âm, nếu đƣợc xác định trong luật quốc gia, với những ngoại lệ
nhất định (Điều 7(2) và (3)).
Liên quan đến hạn chế và ngoại lệ, WCT (Điều 10) đƣa vào áp dụng thẩm định
“ba bƣớc” đề xác định những hạn chế và ngoại lệ nhƣ đƣợc quy định tại Điều 9 của
Công ƣớc Bern và mở rộng phạm vi áp dụng sự thẩm định này đối với tất cả các quyền.
WCT đòi hỏi các thành viên công nhận những đặc quyền cụ thể dành cho các
hoạt động diễn ra trong mạng lƣới viễn thông số hóa mới nhƣ mạng Internet. Hiệp ƣớc
này cũng trao cho các tác giả quyền đƣợc giao dịch với công chúng, bao gồm quyền
rao bán sản phẩm của mình nhƣ cung cấp phần mềm tải xuống từ các website. Trong
khi nhiều bộ luật về bản quyền lồng ghép đặc quyền đó trong những quyền mang tính

chất truyền thống hơn, nhƣ quyền tái bản hay quyền trình chiếu thì WCT lại quy định
rõ ràng thành một điều khoản rằng, quyền rao bán, dƣới bất cứ hình thức nào đều thuộc
về tác giả16.
WCT đã bổ sung một số điều khoản khá mới mẻ đối với các hiệp định bản quyền
quốc tế, đó là về các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ để bảo hộ bản quyền. WCT buộc các
bên cam kết phải quy định những chế tài pháp lý để chống lại việc vơ hiệu hóa biện
pháp cơng nghệ (ví dụ:mã hóa) mà tác giả đã sử dụng trong khi thực hiện các quyền
của họ, đồng thời để chống lại việc loại bỏ hay thay đổi thông tin, chẳng hạn một số dữ
liệu nhận dạng tác phẩm của tác giả mà cần thiết cho công việc quản lý quyền của họ17.
Hiện nay, Việt Nam chƣa tham gia vào Hiệp ƣớc WCT. Câu hỏi đặt ra là Việt
Nam có nên tham gia WCT ở thời điểm này? Biết rằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có
thể là địn bẩy để phát triển kinh tế, song nếu bảo hộ chƣa đúng lúc lại có thể cản trở sự
phát triển của nền kinh tế.
16

Xem: “Quyền sở hữu trí tuệ” (2006)– Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, trang 67
17

Shahid Alikhan, “Socio-economic benefits of intellectual property protection in developing countries” –

Bản dịch với sự cho phép và tài trợ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Chƣơng trình hợp tác đặc biệt
Việt Nam – Thụy Sỹ về Sở hữu trí tuệ (Chƣơng trình SPC), Nhà xuất bản Bản đồ năm 2007, trang 151


21

Pháp luật Hoa Kỳvề bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng internet

2.2


2.2.1 Mạng đồng đẳng18 và một vài án lệ tiêu biểu
Mạng đồng đẳng (tiếng Anh "peer to peer network"- P2P), còn gọi là mạng ngang
hàng, là mạng máy tính trong đó hai hay nhiều máy tính chia sẻ tập tin và truy cập các
thiết bị nhƣ máy in mà không cần đến máy chủ hay phần mềm máy chủ. Ở dạng đơn
giản nhất, mạng P2P đƣợc tạo ra bởi hai hay nhiều máy tính đƣợc kết nối với nhau và
chia sẻ các tập tin mà không cần phải qua máy chủ dành riêng.
Mạng P2P có thể là kết nối tại chỗ - hai máy tính nối với nhau qua cổng USB để
truyền tập tin. P2P cũng có thể là cơ sở hạ tầng thƣờng trực kết nối 5, 6 máy tính với
nhau trong văn phịng nhỏ bằng dây cáp. Tuy nhiên, P2P có quy mơ lớn nhất phải kể
đến là mạng P2P dùng các giao thức và ứng dụng đặc biệt để thiết lập những mối quan
hệ trực tiếp giữa những ngƣời dùng internet. Phần mềm P2P sau khi cài đặt trong máy
tính sẽ cho phép ngƣời sử dụng máy truy cập vào các tệp dữ liệu ghi trong tất cả các
máy tính nối mạng trên thế giới mà không cần phải thông qua máy chủ, với điều kiện
các máy tính đó cũng cài phần mềm P2P.
Cơ chế trao đổi dữ liệu này đã phát triển với tốc độ chóng mặt, bởi vì cơng nghệ
này cho phép ngƣời truy cập internet có đƣợc các tác phẩm thuộc diện bảo hộ một cách
miễn phí và khơng cần sự cho phép của ngƣời có bản quyền đối với tác phẩm. Hiện tại,
có đến 99% dữ liệu đƣợc chia sẻ qua mạng đồng đẳng là khơng có bản quyền. Ƣớc tính
5,16 tỉ file âm nhạc khơng có bản quyền năm 2001 và 7,44 tỉ file năm 2005 đƣợc chia
sẻ thông qua mạng đồng đẳng.
Án lệ Napster19 là vụ án đầu tiên liên quan đến phổ biến tác phẩm âm nhạc trên
mạng sử dụng phần mềm P2P. Công ty Napster cung cấp một phần mềm cho phép
ngƣời sử dụng mạng có thể tải các bản nhạc dƣới dạng MP3 vào máy tính của họ.
Thông qua một máy chủ trung tâm, những ngƣời sử dụng mạng khác có thể truy cập và
18

P2P. ip-survey

19


Xem: A&M Record v. Napster, 239 F.3d 1004 (9th Circuit, 2001)


×