Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Pháp luật về sử dụng lao động nữ thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp ở tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
----------

LƢƠNG VĨNH NGHI
MSSV: 1253801012379

PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI DOANH NGHIỆP Ở TPHCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: THS. BÙI THỊ KIM NGÂN
GIẢNG VIÊN KHOA LUẬT DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


Lời cam đoan
Tác giả xin cam đoan khóa luận này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các
cơng trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thơng tin
thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tác giả hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và ngun bản của khóa luận.
Tác giả

Lương Vĩnh Nghi


Danh mục từ viết tắt
Bộ luật Lao động
Bảo hiểm xã hội


BLLĐ
BHXH

Thành phố Hồ Chí Minh
ILO
KCX

TPHCM
Tổ chức lao động quốc tế
Khu chế xuất

KCN
TNHH

Khu công nghiệp
Trách
nhiệm

hữu

hạn


Mục lục
Chƣơng 1: Khái quát về lao động nữ và những quy định của pháp luật về sử
dụng lao động nữ ............................................................................................................ 1
1.1. Khái quát về lao động nữ........................................................................................ 1
1.1.1. Lao động và vai trò của lao động trong phát triển kinh tế ............................. 1
1.1.2. Lao động nữ trong quan hệ lao động thuộc nền kinh tế thị trường................ 4
1.1.3. Khái niệm và đặc trưng của lao động nữ ....................................................... 8

1.1.4. Vai trò của lao động nữ đối với nền kinh tế ................................................. 16
1.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của lao động nữ khi tham gia vào quá trình
lao động – một số yếu tố tác động ......................................................................... 19
1.2. Pháp luật về sử dụng lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam ........... 22
1.2.1. Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật về sử dụng lao động nữ tại Việt
Nam ........................................................................................................................ 22
1.2.2. Những quy định chung về người lao động................................................... 24
1.2.3. Những quy định riêng có liên quan đến lao động nữ ................................... 25
1.2.3.1. Về phía lao động nữ .............................................................................. 25
1.2.3.2. Về phía các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nhiều lao động nữ ............. 30
1.3. Pháp luật về sử dụng lao động nữ trong các điều khoản quốc tế và pháp luật
lao động tại một số nƣớc trên thế giới, nhận xét và so sánh với pháp luật Việt Nam
........................................................................................................................................ 31
1.3.1. Các điều khoản quốc tế ................................................................................ 31
1.3.2. Pháp luật một số nước trên thế giới ............................................................. 33
Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................................... 37


Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng pháp luật trong sử dụng lao động nữ tại doanh
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh - hƣớng hồn thiện. ........................................... 38
2.1. Tình hình chung và các yếu tố tác động đến thị trƣờng lao động tại Thành
phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................... 38
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về sử dụng lao động nữ tại các doanh nghiệp ở
Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................. 41
2.2.1. Về tuyển dụng, việc làm, thăng tiến............................................................. 41
2.2.2. Về giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động .............................. 45
2.2.3. Về quyền lợi của lao động nữ tại nơi làm việc ............................................ 48
2.2.3.1. Tiền lương, thu nhập ............................................................................. 48
2.2.3.2. Thời giờ làm việc – thời giờ nghỉ ngơi ................................................. 50
2.2.3.3. An toàn – vệ sinh lao động.................................................................... 53

2.2.3.4. Bảo hiểm xã hội .................................................................................... 57
2.2.4. Hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Cơng đoàn đối với lao
động nữ ................................................................................................................... 60
2.3. Nguyên nhân và phƣơng hƣớng khắc phục các bất cập trong áp dụng pháp
luật về sử dụng lao động nữ ........................................................................................ 63
2.3.1. Những nguyên nhân chính ........................................................................... 63
2.3.2. Phương hướng khắc phục............................................................................. 66
2.3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về sử dụng lao động nữ .......... 66
2.3.2.2. Các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các quy định về sử
dụng lao động nữ ................................................................................................ 70
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................... 74
Kết luận ......................................................................................................................... 75


Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, người phụ nữ đã ln đóng một vai trị hết sức quan trọng trong xã
hội, về mặt vật chất lẫn tinh thần. Từ thời chịu áp bức phong kiến hàng nghìn năm
trước, cho đến những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ sau này,
người phụ nữ Việt Nam vẫn ln được biết đến là hình tượng của đức hy sinh cao cả
với tư cách là người mẹ, người chị của các anh hùng dân tộc, bên cạnh đó họ cũng là
một phần khơng thể thiếu trong lực lượng lao động, tạo ra những của cải vật chất,
chung tay góp sức cho cơng cuộc đấu tranh giành độc lập của tố quốc. Trong suốt
những năm tháng gian khổ ấy, người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn xứng với tám chữ
vàng mà Đảng và Bác Hồ đã phong tặng: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".
Ngày nay, khi hồ bình đã được lập lại, người phụ nữ Việt Nam vẫn ln giữ
vững những đức tính cao đẹp đó của mình. Bên cạnh đó, cùng với nam giới, họ cũng
tham gia vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống, như kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội,
đóng góp một phần khơng nhỏ trong cơng cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất
nước. Trong lĩnh vực lao động, ngày nay, các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại

có vơ số các ngành nghề cần đến sự khéo léo, linh hoạt và sáng tạo của người phụ nữ,
chính vì vậy, số lượng phụ nữ thành đạt, có tên tuổi và chỗ đứng trong xã hội nhờ phát
huy một cách hiệu quả các thể mạnh của mình là khơng hề ít. Tuy nhiên, bên cạnh
những thuận lợi nêu trên, người phụ nữ cũng phải vấp phải rất nhiều trở ngại trên con
đường lao động tạo ra của cải vật chất của mình. Vai trị của người phụ nữ, đặc biệt là
đối với người phụ nữ phương Đông, bên cạnh cơng việc lao động ngồi xã hội, cịn bao
hàm cả vai trò làm vợ, làm mẹ - đây được xem là một gánh nặng không hề nhỏ đối với
lực lượng lao động nữ khi phải cân bằng cả hai bên là gia đình và xã hội. Bên cạnh đó,
với một đất nước vẫn còn nặng về tư tưởng "trọng nam - khinh nữ" như Việt Nam, khả
năng tham gia vào quá trình lao động của người phụ nữ cũng trở nên rất hạn hẹp, dẫn
đến việc xã hội không thể tận dụng một cách hiệu quả nguồn lao động vơ cùng tiềm
năng này.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách và quy định ưu
đãi dành riêng cho lao động nữ như một sự quan tâm đặc biệt. BLLĐ năm 2012 ngoài


các quy định chung về người lao động còn dành một chương riêng là chương X gồm 8
điều luật (từ Điều 153 đến Điều 160) quy định riêng về lao động nữ, cùng với các
thông tư nghị định hướng dẫn thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ
được thực hiện tốt nhất vai trị của mình. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ mới được quy định
về mặt lý thuyết, trên thực tế, việc áp dụng những quy định này vẫn còn gặp phải rất
nhiều bất cập đến từ việc quản lý, sử dụng của người sử dụng lao động. Với mục tiêu
coi trọng lợi nhuận, đồng thời lợi dụng việc pháp luật lao động cũng chưa có chế tài cụ
thể, nhiều người sử dụng lao động đã cố ý không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ các quy định của pháp luật đối với lao động nữ, từ đó, người chịu thiệt thịi nhiều
nhất lại vẫn thuộc về người lao động nữ. Vì vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để
sử dụng lao động nữ phù hợp với quy định của pháp luật mà vẫn tạo điều kiện tốt nhất
để lực lượng lao động "yếu thế" như họ được phát huy khả năng một cách tối đa nhất?
Đây là một vấn đề khơng mới, tuy nhiên điều đáng nói ở đây là pháp luật và chính sách
do Nhà nước ban hành có được đánh giá là hiệu quả hay khơng chủ yếu dựa vào việc

trên thực tế chúng có được áp dụng một cách linh hoạt và chính xác hay khơng, chính
vì vậy, cho đến ngày nay những bất cập và khó khăn xoay quanh vấn đề này vẫn cịn
tồn tại và chưa thể giải quyết triệt để. Từ những lí do trên, tác giả quyết định chọn đề
tài: "Pháp luật lao động về sử dụng lao động nữ - Thực trạng áp dụng tại doanh
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh " với hi vọng được đóng góp một phần sức lực
của mình để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ trong xu thế xã hội ngày càng phát triển
như hiện nay.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung vào hai đối tượng chủ yếu trong quan hệ
lao động là lao động nữ và người sử dụng lao động.
Phạm vi nghiên cứu đề tài: do đề tài khá rộng, cần có sự khoanh vùng để nghiên
cứu đề tài một cách sát sao nhất, vì vậy tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về các quy
định về sử dụng lao động nữ và thực trạng áp dụng các quy định tại các doanh nghiệp ở
Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố có nền kinh tế phát triển và tập trung khá
đơng đảo lực lượng lao động, từ đó phản ảnh rõ nét thực trạng chung của cả nước.


3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm khai thác đề tài
một cách tốt nhất chẳng hạn như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thu
nhập thông tin, phương pháp phân tích dữ liệu, so sánh, tổng hợp và thống kê.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Phân tích lý luận và thực trạng áp dụng các quy định về sử dụng lao động nữ
nhằm tìm ra những bất cập của BLLĐ, từ đó đưa ra những phương hướng sửa đổi, khắc
phục và hoàn thiện những điểm chưa tốt của hệ thống pháp luật hiện hành. Cần có cái
nhìn khái quát, cách tư duy sâu rộng nhiều chiều để tiếp cận đề tài và giải quyết vấn đề
một cách hiệu quả.
5. Bố cục của khố luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khố luận gồm 2 chương chính:

Chƣơng 1: Khái quát về lao động nữ và những quy định của pháp luật về sử
dụng lao động nữ
Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng pháp luật trong sử dụng lao động nữ tại doanh
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh - hướng hoàn thiện.
Đề tài là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp, nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp
luật, thực tiễn áp dụng có nhiều biến động và khó nắm bắt, do đó việc nghiên cứu
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê
bình từ q Thầy Cơ và bạn đọc để đề tài của tác giả được hoàn thiện hơn.


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

Chƣơng 1: Khái quát về lao động nữ
và những quy định của pháp luật về sử dụng lao động nữ
1.1. Khái quát về lao động nữ
1.1.1. Lao động và vai trò của lao động trong phát triển kinh tế
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, thông qua việc sử
dụng sức mạnh tiềm tàng của cơ thể và các công cụ lao động, tác động lên các tư liệu
sản xuất, biến đổi những vật chất ấy nhằm tạo ra những sản phẩm có ích, phục vụ cho
nhu cầu đời sống xã hội của con người, đồng thời cải tạo cả chính họ. Điều này đã
được Ph. Ăngghen thể hiện qua câu nói: "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của
toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên ý nghĩa nào đó, chúng ta
phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người.”1
Chính vì lẽ đó, từ xa xưa, lao động đã trở thành một hoạt động không thể thiếu
đối với nền kinh tế - xã hội. Có thể khẳng định, khơng một q trình sản xuất nào có
thể diễn ra nếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuất2. Điều
này càng thể hiện tầm quan trọng của lao động khi chính hoạt động này có thể tạo ra
hàng hóa cho quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội, bởi lẽ hàng hóa chính là "sản

phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thơng qua q trình
trao đổi, mua bán"3, là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải.
Người lao động có thể được hiểu là người có sức lao động, tuy nhiên, cần phải
xác định rõ rằng không phải người có sức lao động nào cũng là người lao động. Lao
động có thể tạo ra hàng hóa, của cải vật chất nhưng sức lao động không đương nhiên
được xem là một loại hàng hóa bởi đặc trưng của hàng hóa chính là tính có thể mua
bán, trao đổi được. Sức lao động là thứ tồn tại bên trong mỗi con người, có thể bị chi
phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, dẫn đến việc sức lao động không thể đương nhiên
được bn bán trao đổi, chính vì vậy, ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, muốn biết sức lao

1

Ph.Ăngghen (1971), Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.151-152
Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, tr. 132
3
Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), Tlđd số 2, tr. 189
2

SVTH: Lương Vĩnh Nghi

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

động có được xem là hàng hóa hay khơng, cũng như xác định người có sức lao động đó
có được xem là người lao động hay khơng thì cần xác định thơng qua hai điều kiện sau:

Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức
lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một loại hàng hóa.
Chính vì điều kiện này mà vào thời chiếm hữu nô lệ, người nô lệ không được thừa
nhận là người lao động bởi lẽ bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nơ, khơng có
quyền bán sức lao động hoặc quyết định nghề nghiệp của bản thân.
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để tồn
tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sống. Với những người sở hữu tư
liệu sản xuất, họ có thể tự mình làm ra những sản phẩm, của cải vật chất chứ khơng
nhất thiết phải bán sức lao động, vì vậy ở trường hợp này, sức lao động chỉ được thừa
nhận là hàng hóa nếu người có sức lao động khơng có bất cứ tư liệu sản xuất nào.
Trong một xã hội mà một khi đã thừa nhận sức lao động là một loại hàng hóa thì
q trình trao đổi, mua bán sức lao động sẽ được diễn ra. Hoạt động mua – bán sức lao
động chủ yếu diễn ra giữa hai bên là người mua (hay người sử dụng lao động) và người
bán (người lao động). Người lao động là người bán sức lao động của mình để nhận lấy
một số tiền tương đương với giá trị của sức lao động mà họ đã bỏ ra; ngược lại, người
sử dụng lao động chính là người bỏ ra một khoản tiền để mua sức lao động từ người
lao động, chuyển hóa sức lao động ấy thành sản phẩm và lợi nhuận, với điều kiện rằng
sản phẩm làm ra từ sức lao động ấy hoàn toàn thuộc về người sử dụng lao động. Theo
đó, người lao động sẽ phải chịu sự quản lý, kiểm soát từ người sử dụng lao động, trong
khi người sử dụng lao động sẽ tận dụng hết mức số tiền mình bỏ ra để kiếm được càng
nhiều lợi nhuận càng tốt, có thể nói, người lao động thường ở vị trí yếu thế hơn hẳn.
Chính vì vậy, quan hệ lao động giữa hai bên dễ dàng tồn tại nhiều mâu thuẫn về lợi ích,
địi hỏi Nhà nước, bằng quyền lực của mình, dùng pháp luật và một số cơng cụ khác
dung hòa và điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên, đồng thời vẫn đảm bảo mức độ hợp
lý và chú trọng nhiều hơn đối với quyền lợi của bên yếu thế là người lao động.
Hiến pháp năm 2013 của nước ta khẳng định: “Cơng dân có quyền làm việc, lựa
chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.”4, điều này đã góp phần thể hiện rằng
cơng dân chính là chủ thể của quan hệ lao động. Tuy nhiên, không phải mọi công dân
4


Điều 35 Hiến pháp 2013

SVTH: Lương Vĩnh Nghi

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

đều có thể trở thành chủ thể của pháp luật lao động. Tại khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2012
cũng có quy định về định nghĩa người lao động như sau: “Người lao động là người từ
đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả
lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.” Theo đó, chỉ những
cá nhân thỏa mãn những điều kiện nêu trên do Nhà nước quy định thì mới có tư cách
trở thành người lao động trong quan hệ pháp luật lao động. Theo quy định nêu trên,
người lao động là người vừa phải có đủ năng lực hành vi lao động, vừa phải có đủ năng
lực pháp luật lao động; tức là vừa đảm bảo khả năng của người lao động bằng chính
hành vi của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật lao động, thể hiện ở yếu tố trí lực
và thể lực, đồng thời đảm bảo khả năng cá nhân mà pháp luật quy định khi tham gia
vào quan hệ pháp luật lao động để được hưởng các quyền và nghĩa vụ như quyền được
làm việc, tiền lương, thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi… Ngồi ra, người lao động
cịn phải đáp ứng đủ các yêu cầu về độ tuổi theo quy định của pháp luật (kể cả những
quy định chung về độ tuổi của người lao động và một số quy định riêng về độ tuổi
dành cho những người lao động ở một số trường hợp đặc thù), quy định về hợp đồng
lao động và chịu sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động, đổi lại, họ sẽ được
trả lương như là giá trị của hàng hóa sức lao động mà họ đã bỏ ra, đồng thời được
hưởng các quyền lợi thiết yếu khác để đảm bảo sức lao động được sản xuất và tái tạo
một cách hiệu quả.

Có thể nói khi nhắc đến vai trị của lao động hay nguồn lao động đối với nền
kinh tế, ta đang nhắc đến vai trò của con người trong nền kinh tế ấy. Theo quy định của
Tổ chức lao động quốc tế (ILO), nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là dân số
trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, hiện đang có việc làm hoặc thất nghiệp.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận rằng, cùng với tài nguyên, nguồn vốn
và khoa học cơng nghệ, nguồn lao động chính là một trong các nguồn lực chủ yếu cấu
thành nên một nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, thông qua việc phân tích về lý luận và
thực tiễn, nguồn lao động mới chính là nhân tố quyết định để chi phối quá trình tái tạo,
sử dụng và phát triển những nguồn lực khác. Nếu khơng có nền tảng vững chắc là
nguồn lao động hội tụ đủ các yếu tố như thể chất, trình độ văn hóa, kỹ thuật, kinh
nghiệm…thì những nguồn lực cịn lại cũng khơng thể được sử dụng một cách có hiệu
quả, tệ hơn chính là việc lãng phí, làm cạn kiệt hoặc hủy hoại những nguồn lực ấy. Như
SVTH: Lương Vĩnh Nghi

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

vậy, việc phát triển khoa học công nghệ cao không hề làm giảm đi vai trò của yếu tố
con người, ngược lại, nguồn lao động có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng ngày
càng trở thành lợi thế quan trọng đối với mỗi quốc gia. Đánh giá tầm quan trọng của
nguồn lao động, Đảng ta đã chỉ đạo: “Lấy việc phát huy yếu tố con người làm yếu tố
cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.”5, theo đó, nguồn lực con người được coi
là nội lực cơ bản nhất trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Điểm khác biệt cơ bản giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác chính là khả
năng tạo ra cả cung lẫn cầu cho nền kinh tế.Với vai trò là lực lượng lao động chính
tham gia vào q trình sản xuất, con người trở thành yếu tố cơ bản nhất thúc đẩy sự

phát triển của xã hội, đây là một sự thật không thể phủ nhận. Điều đáng lưu ý ở đây là
khi nền kinh tế ngày một phát triển, xã hội ngày một văn minh, lực lượng lao động trí
óc có thể càng lúc càng tăng trưởng vượt trội, lấn át lực lượng lao động chân tay. Mặt
khác, để tồn tại và phát triển, con người cần phải được đáp ứng những nhu cầu về mặt
vật chất. Sự tiêu dùng của con người không chỉ tiêu hao những hàng hóa, của cải do
chính con người tạo ra mà còn là nguồn gốc của động lực phát triển xã hội. Trong nền
kinh tế thị trường, khối lượng và cơ cấu tiêu dùng chính là yếu tố quyết định đối với
quy mô và cơ cấu sản xuất kinh doanh dịch vụ, điều này được thể hiện khá rõ trong
thực tiễn ở các khu vực đông dân cư, khi nhu cầu tiêu dùng càng cao thì càng hấp dẫn
nhiều nhà đầu tư tập trung kinh doanh và phát triển. Trong xu thế hội nhập cùng các
quốc gia khác trên thế giới, nguồn lao động dồi dào với chất lượng ngày càng được
nâng cao và hồn thiện sẽ giúp nước ta có lợi thế hơn khi tham gia vào thị trường lao
động quốc tế.
1.1.2. Lao động nữ trong quan hệ lao động thuộc nền kinh tế thị trường
Quan hệ lao động là những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa những người
lao động và những người sử dụng lao động tại nơi làm việc và nảy sinh từ công việc,
cũng như những mối quan hệ giữa các đại diện của những người lao động và người sử
dụng lao động ở cấp ngành, cấp quốc gia, và sự tương tác của những chủ thể này với
Nhà nước. Những mối quan hệ như thế xoay quanh các khía cạnh về luật pháp, kinh tế,
5

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.85

SVTH: Lương Vĩnh Nghi

4


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

xã hội học và tâm lý học, bao gồm cả những vấn đề như: tuyển dụng, thuê mướn, sắp
xếp công việc, đào tạo, kỷ luật, thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm
ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, an tồn, giải trí, chỗ ở, giờ
làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép và các phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn,
tuổi cao và tàn tật.6 Tương tự như thế, trong pháp luật lao động Việt Nam, quan hệ lao
động cũng được định nghĩa một cách ngắn gọn là "quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động với người sử dụng
lao động."7
Trước khi tiến lên nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền
kinh tế của nước ta là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp mà theo đó,
trong suốt một thời gian dài, tất cả các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội… đều được điều
chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh - phục tùng. Quan hệ lao động vào thời kỳ đó cũng
khơng phải ngoại lệ, chính vì vậy, vấn đề việc làm, tiền lương, phúc lợi… cũng đều
được Nhà nước bao cấp tồn bộ. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp ấy,
quan hệ lao động được xem như một "giá trị tinh thần cao nhất, phi thị trường, thốt ra
ngồi sự trao đổi của vật chất"8. Tuy nhiên, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp
đã sớm bộc lộ nhiều khuyết điểm trong quá trình tiến hành thực hiện các chính sách
kinh tế, số dân bị đói kém gia tăng, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Quan
hệ lao động vào thời kỳ này chủ yếu là mối quan hệ giữa các xí nghiệp nhà máy với
cán bộ, công chức Nhà nước, việc tuyển dụng lao động cũng như việc thiết lập các
quan hệ lao động đều phải tuân theo chỉ tiêu biên chế và sự chỉ đạo do Nhà nước đặt ra,
tất nhiên là lúc này, quan hệ lao động không hề có sự thương lượng, thỏa thuận mà chỉ
mang tính hành chính. Chính sự ơm đồm của Nhà nước trong cơng tác quản lý đã gây
trì trệ cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong khoảng thời gian dài. Trước tình
hình đó, Nhà nước đã phải đưa ra những chủ trương, đường lối đổi mới để khắc phục
tình trạng khủng hoảng kinh tế của đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VI diễn ra vào tháng
12 năm 1986 đã đề ra giải pháp được đánh giá là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh

6

David Macdonald and Caroline Vardenabeele (1996), Glossary of Industrial Relations and Related Terms
khoản 6 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012
8
Phạm Thị Hồng Đào, Đặc trưng của quan hệ lao động ở Việt Nam và vấn đề áp dụng pháp luật trong lĩnh vực
lao động, (truy cập lần cuối 16h00
ngày 12/5/2016)
7

SVTH: Lương Vĩnh Nghi

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

nước ta lúc bấy giờ, chính là: xóa bỏ nền kinh tế tự cung tự cấp kém phát triển, từ đó
giải phóng mọi năng lượng sản xuất, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế,
thúc đẩy và nâng cao năng suất sản xuất, giúp nền kinh tế nước ta từng bước đi lên,
tiến tới nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, quan hệ lao động cũng đồng thời
được xem như một phần của quan hệ thị trường. Có thể nói, phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một bước ngoặt mang ý nghĩa to lớn bởi
kinh tế thị trường là một mơ hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực
hiện trên thị trường thông qua việc mua bán9. Cũng từ đây, quan hệ lao động đã có sự
thay đổi quan trọng về bản chất, quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường khơng
cịn mang tính mệnh lệnh - phục tùng mà ngược lại, nó được tạo dựng dựa trên sự thỏa

thuận của hai bên là người sử dụng lao động và người lao động, khi một bên có quyền
đưa ra những điều kiện tuyển dụng nguồn nhân lực phù hợp với cơng việc sản xuất
kinh doanh của mình, một bên lại quyền tự do trong việc lựa chọn việc làm và địi hỏi
những phúc lợi mà mình xứng đáng được hưởng trong q trình lao động. Xem xét ở
một góc độ nào đó, quan hệ lao động trong thị trường lao động là sự tổng hòa các mối
quan hệ xã hội, bởi lẽ nó vừa là một loại quan hệ kinh tế lại vừa mang tính nhân văn
sâu sắc, mặt khác, nó vừa là quan hệ cá nhân nhưng đồng thời cũng mang tính tập thể;
vừa mang tính chất dân sự nhưng cũng mang tính hành chính và chịu sự quản lý của
Nhà nước, chính điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của quan hệ lao động trong
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trước khi bước vào q trình đổi mới, việc đóng cửa thị trường ít giao lưu qua
lại với nước ngồi và cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm đến 95% cơ cấu nền kinh tế đã
khiến nước ta không thu được nhiều lợi nhuận mà chỉ vừa đủ cho quá trình tự cung – tự
cấp trong nước. Bước vào giai đoạn đổi mới, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa đã thúc đẩy cho sự ra đời của thị trường lao động và giải phóng các lực
lượng sản xuất, phát huy tối đa mọi nguồn lực của đất nước cho cơng cuộc cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa. Hơn thế nữa, thị trường trong nước cũng dần được mở rộng và thu
hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngồi, xúc tiến xây dựng những khu cơng
nghệ cao cũng đã trở thành những điều kiện vô cùng thuận lợi giúp đa dạng hóa các
9

Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế Chính trị, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội

SVTH: Lương Vĩnh Nghi

6


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

loại hình sản xuất kinh doanh, phát triển thêm nhiều loại ngành nghề, tạo việc làm cho
rất nhiều người lao động trên cả nước, trong đó khơng thể khơng kể đến sự hình thành
và phát triển một số lượng lớn người lao động nữ. Các ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo,
tỉ mỉ như thủ công mỹ nghệ, làm gốm, giày da, may mặc… ngày càng cần nhiều lao
động nữ để phục vụ cho nhu cầu gia cơng, sản xuất; có những ngành cần chủ yếu là lao
động nữ, như: hoạt động làm th các cơng việc trong các hộ gia đình (93,0%), giáo
dục và đào tạo (71,1%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (69,6%); đáng lưu ý nhất là tỷ trọng
lao động tự làm và lao động gia đình của nữ cao hơn nam lên đến 11,6%10, cho thấy
nhu cầu sử dụng lao động nữ đang dần tăng cao, tạo điều kiện cho lao động nữ tham
gia vào các thành phần kinh tế.
Ngồi khía cạnh về nhu cầu lao động đối với lao động nữ, khả năng của lao
động nữ cũng dần được xã hội thừa nhận. Bảng biểu sau đây thể hiện mức độ tham gia
của lao động nữ với số lượng lao động càng lúc càng tăng qua từng năm, tính đến q
IV năm 2015 như sau11:
Năm

Tổng số
(nghìn ngƣời)

Nam
(nghìn ngƣời)

Nữ
(nghìn ngƣời)

2011
2012
2013


51724
52348
53246

26636
26918
27371

25088
25430
25875

2014
Quý IV 2015

53748
54590

27561
28108

26187
26482

Thực tiễn cho thấy, lao động nữ ở nước ta ngày càng gia tăng một cách nhanh
chóng, bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng
phát triển, cùng với sự xuất hiện của máy móc và cơng nghệ hiện đại cũng địi hỏi lao
động nữ phải khơng ngừng tự nâng cao trình độ, tay nghề và tác phong để đáp ứng với
đòi hỏi và nhu cầu từ nhiều người sử dụng lao động khác nhau chứ không chỉ là đơn

thuần bán sức lao động chân tay. Dưới đây là bảng biểu Tỷ lệ lao động trong độ tuổi

10
11

Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra Lao động – việc làm năm quý IV năm 2015
Như trên

SVTH: Lương Vĩnh Nghi

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

lao động đã qua đào tạo phân theo giới tính từ 2009 đến quý VI năm 201512, cho thấy
số lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động được đào tạo tăng dần theo từng năm:

Năm

Tổng số (%)

Nam (%)

Nữ (%)

2009


15,5

17,1

13,7

2010
2011
2012

15,3
16,3
17,6

16,6
17,6
19,1

13,9
14,7
15,9

2013
2014
Quý IV 2015

19,1
19,6
20,2


20,8
21,2
22,5

17,0
17,7
17,8

Những đặc điểm tự nhiên nổi trội của lao động nữ như tính chịu thương chịu
khó, tính cẩn trọng tỉ mỉ, sáng tạo và khéo léo đã giúp họ có mặt ở hầu hết tất cả các
ngành nghề và thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng cho nền kinh tế nước
nhà. Như vậy, sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa đã có những tác động sâu sắc đến lực lượng lao động nữ, giúp họ có thêm nhiều
cơ hội để phát triển nghề nghiệp, tận dụng tối đa nguồn lực tiềm tàng của xã hội.
1.1.3. Khái niệm và đặc trưng của lao động nữ
 Khái niệm lao động nữ
Như đã nêu ở trên, lao động là một hình thức sử dụng sức mạnh tiềm tàng trong
cơ thể, tác động đến tư liệu sản xuất và tạo ra sản phẩm, vì vậy việc bán sức lao động
có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thân thể của người lao động. Vì lẽ đó,
để việc tham gia vào q trình lao động được diễn ra một cách an tồn và hợp lý , mỗi
chủ thể tham gia phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định, tức là có
tình trạng sức khỏe bình thường, có thể thực hiện công việc theo yêu cầu của nghề
nghiệp và có khả năng nhận thức đối với hành vi lao động mà họ đang thực hiện, cũng
như mục đích và nhiệm vụ lao động của công việc mà họ làm. Tuy nhiên, không phải
12

Như trên

SVTH: Lương Vĩnh Nghi


8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

mọi người đều có tình trạng thể lực và trí lực như nhau và đều được pháp luật bảo vệ
quyền và lợi ích ở mức độ giống nhau. Trong một số trường hợp, tùy thuộc vào từng
đặc điểm riêng về giới tính, sinh lý, độ tuổi hay điều kiện gia đình…mà hai yếu tố về
thể lực và trí lực lại càng có ảnh hưởng sâu sắc hơn cả. Chẳng hạn như người bị khiếm
khuyết một bộ phận nào đó của cơ thể hiển nhiên có khả năng lao động hạn chế hơn
những người có cơ thể tồn vẹn, hay người lao động chưa thành niên chưa có sự phát
triển tồn diện về thể chất và trí tuệ cũng khiến khả năng lao động của họ bị hạn chế,
hay lao động nữ ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lao động như nam giới, họ còn phải đảm
nhận chức năng của một người mẹ, người vợ là chăm lo cho gia đình, dạy dỗ con cái,
gánh nặng công việc bị tăng lên rất nhiều lần. Những đối tượng nói trên đều có những
đặc điểm riêng về giới tính và tâm sinh lý, đồng thời chính họ cũng bị những đặc điểm
riêng này làm hạn chế sự tự do và khả năng thăng tiến trong sự nghiệp, dẫn đến việc họ
chỉ phù hợp làm việc trong một vài môi trường lao động nhất định. Loại lao động này
gọi là loại lao động đặc thù.
Aristotle đã từng nói: "Hình thức bất cơng tồi tệ nhất chính là biến những thứ
khơng đồng đều trở nên bình đẳng." Như vậy, theo cách nào đó, việc đối xử tương tự
với những đối tượng có bản chất và khả năng khác nhau cũng sẽ phần nào thể hiện sự
bất công, trong trường hợp này là việc đối xử và áp dụng pháp luật tương tự đối với đối
tượng là người lao động bình thường và người lao động đặc thù. Chính vì lẽ đó, pháp
luật cần đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm điều chỉnh đối với các đối tượng
thuộc loại lao động đặc thù để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp họ. Tuy vậy, trong
thực tiễn hiện nay, chỉ mới có một vài loại lao động đặc thù có khái niệm được pháp
luật quy định cụ thể, ví dụ: người lao động cao tuổi là người lao động nam trên 60 tuổi

và nữ trên 55 tuổi (khoản 1 Điều 166 và khoản 1 Điều 187 BLLĐ 2012); người lao
động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi (Điều 161 BLLĐ 2012);… Trong
số những khái niệm trên lại khơng hề có khái niệm cụ thể nào về lao động nữ mà chỉ có
thể ngầm hiểu rằng: Lao động nữ là người lao động mang giới tính nữ.
Thứ nhất, lao động nữ cũng là người lao động, phải thỏa mãn đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật lao động, tức là phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại
khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2012 là có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân

SVTH: Lương Vĩnh Nghi

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

sự, nằm trong độ tuổi lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, chịu sự quản lý của người sử dụng
lao động và được trả lương.
Ngoài ra, trong một vài trường hợp luật định, người dưới 15 tuổi và có khả năng
lao động cũng có thể được xem là người lao động. Căn cứ theo khoản 1 Điều 164
BLLĐ 2012, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi như sau:
“Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm
các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ lao động thương binh – xã hội quy định”, theo
đó, các danh mục công việc nhẹ này được quy định tại Thông tư 11/2013/TTBLĐTBXH do Bộ lao động thương binh – xã hội ban hành. Theo thơng tư này thì
người sử dụng lao động chỉ được nhận lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi vào làm
các công việc liên quan đến nghệ thuật như: diễn viên, múa, hát, xiếc, điện ảnh, sân
khấu kịch, tuồng, chèo...; các ngành nghề về năng khiếu thể thao như: vận động viên
năng khiếu, thể dục dụng cụ, điền kinh (trừ tạ xích)...; hay các ngành nghề truyền thống
hoặc thủ công mỹ nghệ như: chấm men gốm, làm nón lá, ni tằm, gói kẹo dừa...

Không chỉ vậy, để được làm những công việc trên, người lao động cũng phải có sức
khỏe phù hợp với công việc theo xác nhận của Trung tâm y tế cấp huyện hoặc phịng
khám đa khoa; có giấy cam kết và đồng ý theo dõi của cha mẹ hoặc người giám hộ
hợp pháp… đồng thời, người sử dụng lao động cũng phải đáp ứng yêu cầu quy định tại
khoản 2 Điều 162 BLLĐ 2012 là khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người
sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh,
công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Về thời giờ làm việc,
người dưới 15 tuổi không được làm việc quá 4 giờ/ ngày và 20 giờ/tuần, không được
làm thêm giờ hay làm việc vào ban đêm, phải bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến
giờ học tại trường học của trẻ em và bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ
sinh lao động phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt, người sử dụng lao động còn phải ký kết
hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của người lao động
và cũng phải được sự đồng ý của bản thân người lao động. Ngoài ra, pháp luật cũng
quy định những chế tài đối với hành vi vi phạm về sử dụng người lao động là người
dưới 15 tuổi tại Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP với mức hình phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 10 triệu đến 25 triệu đồng. Như vậy, việc sử dụng người lao động dưới 15
tuổi tuy được cho phép nhưng cũng được quy định rất chặt chẽ trong vài trường hợp
SVTH: Lương Vĩnh Nghi

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

nhất định nhằm bảo đảm một cách tốt nhất quyền lợi của người lao động chưa thành
niên dưới 15 tuổi – độ tuổi vẫn còn cần phải đến trường và tiếp thu mức giáo dục cơ
bản cho sự phát triển trong tương lai.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định riêng một số trường hợp lao động nữ bị

hạn chế năng lực pháp luật trong một số ngành nghề hoặc chức vụ cụ thể, đặc biệt là
những ngành nghề được quy định tại Điều 160 BLLĐ 2012 và Thông tư 26/2013/TTBLĐTBXH do Bộ lao động thương binh – xã hội ban hành. Đối với những ngành nghề
cụ thể được pháp luật quy định, dù lao động nữ đáp ứng đủ tất cả các điều kiện về khả
năng lao động hay năng lực hành vi lao động thì cũng khơng được tham gia lao động.
Ngồi ra, lao động nữ cũng có thể là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tại
các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi tại Việt Nam. Lao động nước ngồi làm việc tại Việt Nam nói chung đều
phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 169 BLLĐ 2012, tức là:
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù
hợp với công việc; không phải người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngồi; có giấy phép lao động
do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp cơng dân
nước ngồi không thuộc diện cấp giấy phép quy định tại Điều 172 BLLĐ 2012, hướng
dẫn chi tiết tại Mục 2 Chương 2 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.
Thứ hai, lao động nữ là người lao động có giới tính nữ.
Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới, là những đặc
điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và khơng thể thay đổi được. 13 Nữ giới có
cấu tạo cơ thể thích hợp với việc mang thai, sinh con, nuôi dưỡng con bằng sữa mẹ;
trong khi nam giới sản xuất ra tinh trùng để nữ giới thụ thai... Ngày nay, khi khoa học
công nghệ dần phát triển, nhân loại tuy đã có thể thụ tinh trong ống nghiệm nhưng cuối
cùng vẫn phải cấy ghép phôi thai vào tử cung của người phụ nữ để mang thai, cho thấy
rằng tầm quan trọng của phụ nữ đối với việc duy trì nịi giống cho con người. Chính vì
vậy, bên cạnh khả năng lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, người phụ nữ còn

13

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Những điều cần biết về bình đẳng giới,
(truy cập lần cuối vào 16h00 ngày
13/5/2016)


SVTH: Lương Vĩnh Nghi

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

phải gánh vác vai trò cao quý với thiên chức của người làm mẹ. Có thể nói, phụ nữ vừa
là người tham gia vào quá trình lao động sản xuất, vừa là người tái sản xuất ra nguồn
lao động cho xã hội thơng qua q trình sinh sản.
Tóm lại, khái niệm lao động nữ theo pháp luật lao động có thể hiểu là người có
giới tính nữ, trong độ tuổi lao động (đủ 15 tuổi hoặc từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi trong
một vài trường hợp cụ thể), có khả năng lao động phù hợp và không thuộc các trường
hợp bị pháp luật cấm. Ngồi ra, lao động nữ cịn có thể là phụ nữ nước ngoài thỏa các
điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
 Đặc trưng lao động nữ
Là một trong số những lao động thuộc loại lao động đặc thù, lao động nữ cũng
mang những đặc điểm rất khác biệt. Để sử dụng nguồn lực này một cách có hiệu quả
nhất, thiết nghĩ, cần phải hiểu biết thật rõ ràng về đặc trưng của lao động nữ, cụ thể như
sau:
Đặc trƣng về tự nhiên: đặc trưng tự nhiên chủ yếu thể hiện qua cấu tạo đặc thù
của cơ thể và sức khỏe của lao động nữ, điều này có ảnh hưởng khá nhiều đến khả
năng tham gia lao động của lao động nữ.
Như chúng ta cũng đã biết, thời kỳ kinh nguyệt vào mỗi tháng chính là đặc điểm
vô cùng khác biệt của lao động nữ so với lao động nam. Trong thời gian hành kinh, sức
khỏe của lao động nữ sẽ giảm sút, dễ đuối sức, tâm lý cũng phần nào bị ảnh hưởng, gây
trở ngại khơng ít để q trình lao động của họ. Những lúc như thế, lao động nữ cần
tránh vận động mạnh, cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý để tránh những

hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Về mặt sinh học tự nhiên, thời kỳ kinh nguyệt đóng vai
trị là một trong những khoảng thời gian khá quan trọng trong quá trình dậy thì và sinh
sản của phụ nữ. Đối với một người phụ nữ, mang thai, sinh con và ni dưỡng con
chính là thiên chức, là bản năng, là niềm tự hào của người làm mẹ, vì lẽ đó mà việc
chăm sóc cơ thể một cách hợp lý trong quá trình hành kinh cũng là một cách để bảo vệ
sức khỏe sinh sản của bản thân người phụ nữ. Vì vậy, bản thân lao động nữ cần phải có
một chế độ làm việc nghỉ ngơi linh hoạt trong thời kỳ kinh nguyệt và xa hơn là cần có
thời gian nghỉ thai sản hợp lý trong q trình mang thai, hoặc thời gian chăm sóc con
nhỏ để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bản thân lao động nữ và thế hệ mai sau của đất
nước.
SVTH: Lương Vĩnh Nghi

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

Bên cạnh vấn đề về thời kỳ kinh nguyệt, từ xa xưa, bởi hạn chế về mặt thể lực
và sức khỏe, người phụ nữ vẫn luôn được đánh giá là “phái yếu”. Họ khơng phù hợp
với những cơng việc nặng nhọc địi hỏi quá nhiều sức lao động hoặc những công việc
phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại bởi những chất này có thể gây ảnh hưởng đến
khả năng sinh sản của họ, họ chỉ phù hợp với những công việc nhẹ, đòi hỏi sự tỉ mỉ và
cẩn trọng. Cũng chính vì điều này mà phạm vi lựa chọn nghề nghiệp của người phụ nữ
cũng bị thu hẹp khá nhiều.
Có thể nói, đặc trưng tự nhiên của người phụ nữ được cấu tạo nên nhằm phục vụ
tối đa cho vai trị duy trì nịi giống và chăm sóc con cái, đây là một sự thật rất đáng tự
hào, thể hiện sự vĩ đại của người phụ nữ từ xưa đến nay. Tuy nhiên, chính những đặc
điểm tự nhiên này cũng chính là những yếu tố gây trở ngại đến bản thân người phụ nữ

khi tham gia vào quá trình lao động, từ đó địi hỏi pháp luật cần có những quy định để
đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho lao động nữ.
Đặc trƣng về xã hội: đặc trưng mang tính xã hội là những đặc điểm do con
người và xã hội tạo nên, tùy thuộc theo từng nền văn hóa, thay đổi theo các điều kiện
của xã hội như điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa. Đặc trưng về xã hội của lao động
nữ cũng không ngoại lệ.
Về tư tưởng và định kiến: Từ xa xưa, đã có nhiều tư tưởng cho rằng cả nam và
nữ đều có những vai trị đặc thù trong xã hội, trong đó nam giới đảm nhiệm các công
việc về nghệ thuật, kỹ nghệ, và quân đội, trong khi nữ giới phải đảm nhận việc nội trợ
và ni nấng con cái. Chính sự chun mơn hóa vai trị của cả nam và nữ lúc bấy giờ
đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng nữ giới khơng có khả năng thực hiện các cơng
việc địi hỏi vận dụng trí tuệ, từ đó hạ thấp địa vị của phụ nữ trong xã hội. Không chỉ ở
các nước Á Đông với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của nền phong kiến lâu đời, mà
ngay cả ở các nước được đánh giá là có tư tưởng vơ cùng tiến bộ vào thời đó cũng đã
từng có một thời kỳ dài không xem trọng phụ nữ, chẳng hạn như đến tận năm 1875
người phụ nữ ở Mỹ mới được pháp luật chính thức thừa nhận là những con người14,
đồng thời người phụ nữ khơng có quyền bỏ phiếu mãi đến năm 1920 ở Mỹ và năm
1918 ở Anh. Điều này cho thấy, tư tưởng xem thường phụ nữ xuất hiện ở khắp mọi nơi
trên thế giới, dưới rất nhiều các hình thức khác nhau.
14

Minor v Happersett, 88 U.S. 162 (1875)

SVTH: Lương Vĩnh Nghi

13


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

Ở Việt Nam, những định kiến lạc hậu và tư tưởng xem thường phụ nữ vẫn còn
tồn tại cho đến ngày nay. Đó là những tàn dư mà chế độ phong kiến đã để lại trên đất
nước ta trong suốt một ngàn năm bị thống trị, ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận
không nhỏ người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam
thường được gắn liền với cụm từ “công – dung – ngôn – hạnh” như một tiêu chí để
đánh giá thế nào là một người phụ nữ “mẫu mực”. Tuy nhiên, chưa kể đến việc đây là
một chuẩn mực đã lỗi thời khi “công – dung – ngôn – hạnh” đều xoay quanh vai trò nội
trợ, “hầu chồng dạy con” của người phụ nữ thời xưa, thì việc phán xét ai đó dựa trên
một tiêu chuẩn cứng nhắc và gị bó cũng đã là một tư tưởng không hề hợp lý. Ở các
thành phố lớn với nền kinh tế tiến bộ, việc một người phụ nữ kết hôn muộn do chăm lo
sự nghiệp hoặc một người phụ nữ đã kết hôn muốn tiếp tục đi làm lại vẫn có thể trở
thành một điều khiến xã hội bàn tán dè bỉu, thậm chí vấp phải sự phản đối của gia đình.
Điều này cho thấy địa vị thực tế của người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Ở các thị trấn
nhỏ vùng sâu vùng xa hoặc nông thôn, khi mà sự hiểu biết của người dân vẫn cịn hạn
hẹp, tình trạng phụ nữ bị gị bó hoặc chèn ép càng trở nên rõ ràng và hiển nhiên hơn cả,
có những người phụ nữ suốt đời bị bó hẹp trong bốn bức tường của gian nhà. Khơng
những thế, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” cịn được thể hiện khi nhiều người mong
muốn hoặc nhất quyết phải sinh được con trai để “nối dõi tông đường”, tư tưởng “nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô”, khiến những người phụ nữ sinh ra con gái bị xem
thường, tình trạng nạo phá thai tăng cao, kéo theo hệ quả là tình trạng mất cân bằng
giới tính ngày càng trầm trọng và trình độ giáo dục ở nữ giới thường không cao do phải
“nhường nhịn” cơ hội học tập của mình cho nam giới trong gia đình.
Ngồi những định kiến lạc hậu nói trên, việc bất bình đẳng về giới còn thể hiện
qua những tệ nạn xã hội mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ. Trong số những trường hợp
về bạo lực gia đình, đa số những người thực hiện bạo lực là đàn ông, bất kể người kích
động bạo lực là ai. Trong một cuộc điều tra của UNICEF, phần trăm số phụ nữ tuổi từ
15 đến 49 có suy nghĩ rằng người chồng có quyền đánh vợ trong một vài hoàn cảnh
nhất định là: 90% ở Jordan, 85.6% ở Guinea, 85.4% ở Zambia, 85% ở Sierra Leone,

81.2% ở Lào, và 81% ở Ethiopia – điều này cho thấy tư tưởng xem thường phụ nữ
không chỉ đến từ nam giới mà đến chính bản thân nữ giới cũng tự xem thường mình,
đây là hệ quả khi mà những tư tưởng và định kiến lạc hậu đã thâm nhập quá sâu vào
SVTH: Lương Vĩnh Nghi

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

nhận thức của con người. Ở Việt Nam, tình trạng bạo lực gia đình cũng nằm trong tình
trạng đáng báo động dù Luật chống bạo lực gia đình đã được ban hành và có hiệu lực
vào năm 2008 , điều này được thể hiện ở bảng biểu dưới đây15:
Năm thống kê (đơn vị: vụ)

Nạn nhân
2009

2010

2011

2012

Tổng số vụ bạo lực gia đình 53152
Phụ nữ từ 16 đến 59 tuổi
31437


58863
33385

46449
26769

50766
34256

Trẻ em
Người cao tuổi

7571
4870

5629
4042

5455
4460

7547
5241

Ngoài bạo lực gia đình, hiếp dâm cũng là một vấn nạn nghiêm trọng khác, là hệ
quả của tư tưởng bất bình đẳng về giới. Các nhà nữ quyền trên thế giới cho rằng hiếp
dâm không phải là kết quả của các cá nhân bị vấn đề về bệnh lý mà bắt nguồn từ hệ
thống sự thống trị của nam giới và hiện thực hóa tư tưởng hạ thấp phụ nữ. Đây là một
hệ quả vô cùng đáng báo động bởi nạn nhân của các vụ hiếp dâm đều phải chịu sự tổn
thương khơng thể xóa nhịa theo thời gian, nhất là sự tổn thương về tinh thần.Tuy vậy,

hiện nay, thay vì thông cảm và căm phẫn đối với hành vi hiếp dâm phụ nữ, một vài
luồng ý kiến trái chiều lại cho rằng: chính người phụ nữ phải gánh lấy hậu quả của việc
hiếp dâm do ăn mặc hở hang hay vì họ đã “vơ tình” kích thích bản năng của đàn ông
nên phải nhận lấy hậu quả là rất đương nhiên... Đây là loại tư tưởng “đổ lỗi” rất vô
trách nhiệm và thiếu tình người, chính những tư tưởng này cũng góp phần thúc đẩy tỷ
lệ hiếp dâm ngày một tăng cao khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn trên tồn thế giới.
Về trình độ của nguồn lao động: Những tư tưởng và định kiến lạc hậu về người
phụ nữ cũng ảnh hưởng rất lớn đến trình độ và chất lượng của nguồn lao động. Đa số
lao động nữ có trình độ chun mơn thấp, nhận thức về các vấn đề xã hội và thực hiện
pháp luật còn kém bởi theo quan niệm xưa cũ, phụ nữ không cần phải học cao mà chỉ
cần chuyên tâm ở nhà lo việc nội trợ. Bên cạnh đó, do được giáo dục các tư tưởng
“trọng nam khinh nữ” ngay từ nhỏ nên người phụ nữ thường e dè, thụ động và ỷ lại,
15

Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Số liệu thống 5 năm thi hành luật Phòng chống bạo lực gia đình,
(truy cập lần cuối lúc 17h05 ngày
20/5/2016)

SVTH: Lương Vĩnh Nghi

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

dẫn đến hiệu quả làm việc không cao, đặc biệt là đối với những người phụ nữ Á Đông
phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Hơn hết, người phụ nữ cịn phải chăm
lo cơng việc gia đình song song với việc lao động sản xuất ngoài xã hội nên đơi khi

cũng gặp phải nhiều vướng bận, khơng có nhiều thời gian để tăng ca. Đây cũng là lí do
chính khiến nhiều nhà tuyển dụng rất ngại khi phải tuyển dụng lao động nữ. Trong nền
kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt về việc làm, lao động nữ dễ dàng bị đào
thải hơn hẳn.
Xuất phát từ những đặc trưng về cả tự nhiên lẫn xã hội của lao động nữ, đây rõ
ràng là một loại lao động đặc thù, cần có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước. Các số
liệu cho thấy năng lực của lao động nữ đối với các cơng việc trí tuệ và khả năng không
ngừng học hỏi của họ không hề thua kém lao động nam, tuy vậy, họ lại gặp phải khá
nhiều trở ngại, cản bước họ trên con đường sự nghiệp. Chính vì lẽ đó, Đảng, Nhà nước
và xã hội cần quan tâm họ nhiều hơn và đưa ra những biện pháp thiết thực để khơi gợi
sức mạnh tiềm tàng của nguồn lực này một cách tối đa. Ngược lại, lao động nữ cũng
cần nhận rõ khuyết điểm của bản thân và không ngừng phấn đấu, tự khắc phục, không
ngừng cố gắng thay đổi để xóa bỏ những định kiến và tư tưởng lạc hậu đã và đang tồn
tại trong xã hội trong nhiều năm qua.
1.1.4. Vai trò của lao động nữ đối với nền kinh tế
Lịch sử loài người đã chứng minh rằng người phụ nữ luôn được xem là một bộ
phận không thể thiếu trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội, phục
vụ cho nền kinh tế. Bằng lao động sáng tạo của mình, người phụ nữ đã góp phần làm
giàu cho xã hội, làm phong phú thêm cho đời sống của con người qua nhiều lĩnh vực.
Trong lĩnh vực tạo ra của cải vật chất, phụ nữ không chỉ là một lực lượng sử dụng sức
lao động, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm mà họ cịn đóng vai trị
chính trong việc tái sản xuất ra nguồn nhân lực cho xã hội qua q trình sinh sản, duy
trì nịi giống. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, người phụ nữ cũng có những đóng
góp khơng hề nhỏ cho nền văn hóa của nhân loại bởi sự sáng tạo, tinh tế và sự nhạy
cảm với cái đẹp. Bên cạnh những hoạt động tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần,
người phụ nữ cịn rất tích cực khi tham gia các phong trào đấu tranh giai cấp, đấu tranh
giải phóng dân tộc, sẵn sàng hy sinh vì sự phát triển của nhân loại. Không thể không
SVTH: Lương Vĩnh Nghi

16



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Thị Kim Ngân

điểm qua sơ lược về vai trò của người phụ nữ trong xuyên suốt bề dày lịch sử của xã
hội loài người, với mỗi thời kỳ cụ thể, vai trò của người phụ nữ cũng được đánh giá vô
cùng khác biệt.
Trong thời kỳ chiếm hữu nơ lệ, người nơ lệ nói chung và người phụ nữ nói riêng
đều phải chịu sự chi phối của sự phân chia giai cấp. Đây là thời kỳ mà sự bất bình đẳng
tồn tại như một lẽ dĩ nhiên, chủ nô nắm giữ tư liệu sản xuất có vị trí cao hơn hẳn so với
nơ lệ - những con người chỉ được xem là hàng hóa, là cơng cụ, mà trong tầng áp bức đó,
những nữ nơ lệ lại là đối tượng chịu nhiều uất ức tủi nhục hơn cả, họ bị bóc lột và ức
hiếp vơ cùng tàn nhẫn, bất cứ lúc nào cũng có thể bị chủ nơ xem như một cơng cụ để
giải trí. Trong thời kỳ phong kiến, vai trò của người phụ nữ cũng không khá hơn khi tư
tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn không thôi kiềm hãm sự phát triển của họ. Họ không
được học hành tử tế, chịu nhiều sự kiềm cặp của lễ giáo cổ hủ, bên cạnh đó, họ cũng
khơng có tiếng nói đối với những vấn đề liên quan đến triều chính, xã hội. Đến thời tư
bản chủ nghĩa, vai trò của người phụ nữ dần được đề cao nhưng vẫn chưa thật sự toàn
diện. Chỉ một số ít phụ nữ có tiền tài, của cải và quyền thế trong tay, trong khi phần lớn
phụ nữ vẫn phải làm việc vất vả cực nhọc, vừa phải bán sức lao động của mình vừa
phải chịu nhiều rủi ro có thể xảy ra như bị sa thải bất cứ lúc nào, bị xúc phạm về mặt
danh dự nhân phẩm. Mãi đến sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm
1917 giải phóng giai cấp cơng nhân khỏi sự áp bức bóc lột và những cuộc đấu tranh
khơng ngừng nghỉ vì quyền lợi của người phụ nữ trong suốt khoảng thời gian từ 1857
đến 1911 ở nhiều quốc gia trên thế giới, vai trò của người phụ nữ mới dần được khẳng
định và dần có được vị trí như ngày nay. Để kỉ niệm sự đoàn kết đấu tranh đầy tiến bộ
ấy, ngày 8 tháng 3 hằng năm đã được chọn làm ngày Quốc tế phụ nữ, trở thành ngày lễ
chính thức ở nhiều quốc gia trên thế giới như Angola, Belarus, Bulgaria, Nga, Ukraina,

Uzbekistan…và cả Việt Nam.
Ở Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ cũng đã khắc sâu và tồn tại trong tâm trí
người dân suốt bao thế hệ. Chắc khơng ai có thể qn được hình ảnh người mẹ, người
chị trong suốt những năm tháng đấu tranh giành độc lập tổ quốc, những người phụ nữ
gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng xông pha chiến đấu không hề thua kém các đấng mày râu,
đồng thời họ cũng chính là hậu phương vững chắc, khơng ngừng lao động sản xuất
nhằm phục vụ cho công cuộc kháng chiến của nước nhà. Người phụ nữ Việt Nam hoàn
SVTH: Lương Vĩnh Nghi

17


×