Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI BRAXIN VÀ MỘT SỐ NƯỚC NAM MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.54 KB, 22 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI BRAXIN
VÀ MỘT SỐ NƯỚC NAM MỸ
Phạm Bá Uông, Thám tán TM Việt Nam tại CHLB.Braxin, 3/09/2009.

Đầu tư nước ngoài xét về bản chất đã hình thành từ thời xa xưa, đi liền với các phát kiến về
địa lý tìm kiếm tài nguyên, khai phá vùng đất mới ở khắp các châu lục. Qua đó đã hình thành
nền cơng nghiệp khai khống, thủ công, luyện kim, xây dựng. Hầu hết các nước ở châu Mỹ
thu hút vốn và công nghệ tư bản châu Âu sang cách đây hơn 500 năm. Nhiều chủ hãng cơng
nghiệp khai khống, luyện lim, dầu khí hiện nay ở Mỹ Latinh là con cháu người nhập cư
nước ngoài, chủ yếu từ châu Âu di cư sang. Braxin được người Bồ Đào Nha, sau đó là Nhật
Bản, Italia, Đức, Tây Ban Nha và sau này được cộng đồng doanh nhân hàng trăm quốc tịch
khác nhau đến góp phần đầu tư, định cư phát triển kinh tế, đến nay trở thành một trong số
nước công nghiệp phát triển nhất ở Nam M.
1). Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đầu t nớc ngoài
phõn bit vi ngun u t có nguồn gốc ở trong nước, có thể hiểu “Đầu tư nước ngồi là
di chuyển cơ sở vật chất, cơng nghệ, tri thức quản lý, vốn, nhân lực từ ngoài biên giới vào
một nước để trưc tiếp sản xuất kinh doanh hoặc gián tiếp đầu tư bằng hình thức mua các loại
giấy tờ có mệnh giá được nước ngồi cho phép qua đó góp phần phát triển nước sở tại”.
Từ khái niệm trên, thấy rằng nhà đầu tư nước ngoài có thể vì mục đích lợi nhuận, hoặc phi lợi
nhuận. Những trường hợp đầu tư phi lợi nhuận được xem là các hoạt động mang mục tiêu
hữu nghị, viện trợ phát triển, viện trợ khơng hồn lại, hợp tác KHKT…Cũng từ khái niệm trên
thấy rằng có 2 hình thức đầu tư nước ngoài là Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) và
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (ĐTGTNN).
-Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn
của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh
doanh mà cá nhân hay công ty nước ngồi đó nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh
này. Ngồi ra, Cơ quan OCDE cịn nêu khái niệm “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động

1



thơng qua đó nhà đầu tư đạt được lợi ích lâu dài và có sự ảnh hưởng nhất định trong quản lý
đối với một cơ sở đặt ở một nước khác”.
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đưa ra định nghĩa “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) la
hoat dong cua nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản nhu các cơ sở
kinh doanh ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Do vay,
nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay
"chi nhánh cơng ty". Đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI là hình thức trực tiếp tác động vào nền
kinh tế nước sở tại, được nhiều chính phủ các nước khuyến khích và quan tâm hơn.
- Đầu tư gián tiếp nước ngồi (FII) = Foreign Indirect Investment) là hình thức đầu tư thông
qua mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thơng qua quỹ đầu tư
chứng khoán, và qua các định chế tài chớnh trung gian khỏc.
d). Một số yếu tố tác động tới hiệu quả đầu t nớc ngoài
Trong khuụn kh ti liệu này, chúng tơi khơng có điều kiện trình bày sâu về đánh giá hiệu quả
đầu tư trên bình diện lý thuyết cũng như thực nghiệm. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
con đường lựa chọn và tác động tới các yếu tố nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngồi thơng qua
việc chọn ngẫu nhiên một số yếu tố cịn gọi là biến số rồi lượng hố để phân tích theo mơ
hình kinh tế lượng (econometrie) với phương trình hồi quy có dạng tổng qt phổ biến
Yit= ... (Xit+Vit,...).

Voi
Trên ngun lý đó, ở vế trái của phương trình là hiệu quả đầu tư Y – còn gọi là biến số phụ
thuộc (variable dependente) vào các biến số độc lập ở bên vế tay phải (variable independenteexplicatif). Sau một khoảng thời gian có thể 6 tháng hay một năm tuỳ thuộc vào lĩnh vực
nghiên cứu, người ta có thể tác động để một số biến số độc lập thay đổi giá trị để biết được sự
biến đổi cuả hàm số Y, qua đó nhận biết được vai trị của mỗi yếu tố độc lập quan trọng đến
đâu hay nói cách khác đo được mối tương quan phụ thuộc của hàm số đó. Các yếu tố có mối
liên hệ mạnh hay yếu tới hiệu quả đầu tư, ví dụ như mức độ ổn định mơi trương đầu tư, chính
trị, độ mở kinh tế, thủ tục hành chính, khuyến khích thu hút đầu tư, mức thu nhập và tăng

2



trưởng GDP, trình độ nhân lực, giáo dục đào tạo, cơ sở hạ tầng, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm,
cung ứng điện nước có thường xun hay khơng... Khi phân tích kết quả về mối tương quan
giữa các biến số, chúng ta sẽ xác định được biến số nào đóng vai trị tích cực hay ngược lại để
các nhà quản lý tác động nâng cao hiệu quả đầu tư.
2). Một số lợi ích và động cơ thu hút thúc đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài mang lại một số lợi ích chính cho nước nhận đầu tư, cũng như cho nhà
đầu tư nước ngoài như :
- Nước tiếp nhận đầu tư nước ngồi có cơ hội tiếp thu cơng nghệ và bí quyết quản lý kinh
doanh. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận nguồn tài
nguyên, nhiên liệu thô.Cơ hội khai thác chuyên gia và công nghệ ở địa phương vi dụ đầu tư
nước ngồi khơng chỉ di chuyển từ nước phát triển sang nước đang phát triển mà ngược lại.
Nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài co thể tăng nguồn thu ngân sách quốc gia qua thu thuế của
các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, là một nguồn thu ngân sách quan trọng.
- Đầu tư nước ngồi góp phần đổi mới chu kỳ sản phẩm qua nhu cầu xuất khẩu do sản phẩm
ban đầu được phát minh, sản xuất tại nước đầu tư, sau đó được xuất khẩu ra nước ngoài. Tại
nước nhập khẩu, ưu việt của sản phẩm mới làm tăng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường nội địa
nên nước nhập khẩu có thể tận dụng nguồn vốn đầu tư, kỹ thụât của nước ngoài để chuyển
sang sản xuất nhằm thay thế sản phẩm nhập khẩu. Khi nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mới trên
thị trường nước sở tại trở nên bão hòa, lại tạo ra nhu cầu xuất khẩu sang nước khác. Hiện
tuợng đó gọi là chu kỳ sản phẩm và do đó dẫn đến sự hình thành dịng đầu tư ra nước ngồi .
-Nhà đầu tư ra nước ngồi sẽ đạt chi phí sản xuất thấp hơn để tìm lợi thế cạnh tranh giữa các
nhà cung cấp sản phẩm cùng loại.
- Nhà đầu tư ra nước ngoài được hưởng chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các
nước vi năng suất cận biện là số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất thu được
do sử dụng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận
biên thấp hơn, cịn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn sẽ dẫn đến sự di
chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm đạt được nhiều lợi nhuận.


3


- Nhá đầu tư nước ngoài đạt lợi thế đặc biệt, nhất là đối với các công ty đa quốc gia thường có
lợi thế lớn về vốn và cơng nghệ đầu tư sang các nước có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ
và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng...cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi
phí ở nước ngồi . Khi chọn địa điểm đầu tư, nhà đầu tư ưu tiên tìm nơi có lao động, đất đai,
chính tri ổn định để phát huy các lợi thế đặc thù nói trên.
- Các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận thị trường mới và giảm xung đột thương mại giữa các đối
thủ cạnh tranh. Các nước đưa đầu tư sản xuất ngay tại nước khác, bán sản phẩm này ở thị
trường nội địa nước sở tại để giảm xung đột thưong mại song phương thường xuyên diễn ra,
hoặc đưa đầu tư sang nước thứ ba để

xuất khẩu sang nước đó.

Ngồi ra đầu tư nước ngồi cịn mang lại một số lợi ích khác như tạo điều kiện cho các bên
tham gia q trình phân cơng lao động quốc tế và khu vực, tạo công ăn việc làm, nâng cao
thu nhập cho bộ phận nhân dân, góp phần phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao tay nghề cho
một bộ phận dân cư nước sở tại...
3. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI trên thế giới năm 2008 và triển vọng
Theo thống kê của Unctad (Hội nghị của Tổ chức LHQ về Thương mại và Phát triển), năm
2008, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới đạt 1,449 ngàn tỷ USD, giảm 21%
so với năm 2007 (1,833 ngàn tỷ USD). Đầu tư FDI trực tiếp nước ngoài vào khối các nước
phát triển đạt 840,1 tỷ USD, giảm 32,7% , còn khối các nước đang phát triển đạt 517,7 tỷ
USD, tăng 3,6 %. Trong đó Anh đạt 109 tỷ USD, giảm 51%; Pháp đạt 98,5 tỷ USD, giảm
37,6%, Italia đạt 2,3 tỷ USD, giảm 94,3 %, Hoa Kỳ đạt 220 tỷ USD, giảm 5,5%.
FDI vào châu Phi năm 2008 tăng lên 61, 9 tỷ USD tăng 16,8 5 so với năm 2007. Châu Á và
Châu Đại dương đạt 313,5 tỷ USD, giảm 2,2%. Khu vực Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á thu
hút nhiều đầu tư nhất, đạt 256,1 tỷ USD, tăng 3,3 %, chiếm gần một nửa tổng dòng FDI sang
tất cả các nước đang phát triển. Riêng Trung Quốc nhận 92 tỷ USD FDI, tăng 10,2%. Khu

kinh tế Hồng Kông nhận 60,7 tỷ USD, tăng 1,3%, Ân Độ nhận 36,7 tỷ USD, tăng 59,9 %,
Inđônexia nhận 5,5 tỷ USD, giảm 21,3%, Malaixia nhận 12,9 tỷ USD, tăng 53,4%, Singapor
nhận 10,3 tỷ USD, giảm 57,2%, Thái Lan nhận 9,2 tỷ USD, giảm 4,4%.

4


Khu vực Tây Á, Trung Đông bị giảm hơn 20 % do nhu cầu dầu hoả trên thế giới và giá đầu
giảm sút, chi phí khai thác đắt đỏ nhưng lợi nhuận thu đuợc qua xuất khẩu dầu hoả bị giảm
sút. Khu vực Mỹ La tinh và Caribe năm 2008 nhận 142,3 tỷ USD tăng 13 % so với mức năm
2007 một phần do FDI tăng ở các nước Nam Mỹ, nhưng FDI các nước Trung Mỹ và Caribe
bị giảm sút do hầu hết kinh tế các nước này gắn kết nhiều vào kinh tế Hoa Kỳ.
FDI vào các nước Đông và Nam Âu tăng 8%. Các nền kinh tế mới nổi, và các nứoc lớn như
Braxin, Nga, Trung Quốc, Ấ Độ nhìn cung đều tăng trong năm 2008.
Bảng : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên toàn thế giới năm 2007 và 2008
(Tỷ USD)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu vực
Toàn thế giới
Nước phát triển
Châu Âu
Hoa Kỳ
Nhật Bản
Nước đang phát triển
Châu Phi
Mỹ Latinh và Caribe
Achentina
Braxin
Chile
Colombia
Mexico

Peru
Châu Á và Châu Đại dương
Tây Á
Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á
Các nước Nam Âu, Đông Âu

2007
1.833,3
1.247,6
848,5
232,8
22,5
499,7
53,0
126,3
5,7
34,6
14,5
9,0
24,7
5,3
320,5
71,5
247,8
85,9

2008

Tăng


1.449,1
840,1
562,3
220,0
17,4
517,7
61,9
142,3
7,3
45,0
17,8
10,9
20,7
7,4
313,5
56,3
256,1
91,3

trưởng %
-21,0
-32,7
-33,7
-5,5
-22,6
3,6
16,8
12,7
27,9
30,0

23,2
20,3
-16,0
38,9
-2,2
-21,3
3,3
6,2

Nguồn : UNCTAD
Hai nguyên nhân sâu xa là lợi nhuận của doanh nghiệp đầu tư giảm do nhu cầu toàn cầu suy
gỉam và thị trường vốn trở nên khó khăn. Hầu hết cac ngân hàng đều phải nhờ chính phủ giúp
đỡ, nhưng chưa lấy lại được tiến độ cho vay như mong muốn. Khi doanh nghiệp càng có
nguồn vốn ít, càng ít sẵn sàng đầu tư làm ăn ra nước ngoài. nhân te trên tác động vào tình
hình đầu tư ra nước ngồi năm 2009 vẫn chưa được như mức năm trước đây. Các yếu ta khó

5


khăn rủi ro cao xuất hiện đầu năm 2009 làm cho các DN giảm mạnh các chi phí và các
chương trình đầu tư nói chung nhằm tăng sức đề kháng đối với mơi trường giao dịch đầu tư
khó khăn khắc nghiệt hơn.
Dự báo dòng đầu tư này sẽ bi giảm mạnh trong năm 2009 ngay đối với cả khối nước đang
phát triển do bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Ước cho tới năm 2011-2012
dịng đầu tư ra nước ngồi mới có thể sẽ tăng trưởng đạt tốc độ như thời kỳ trước đây khi
khủng hoảng toàn cầu chưa diễn ra.

II. MỘT SỐ ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN QUAN TÂM KHI ĐẦU TƯ VÀO BRAXIN VÀ
CÁC NƯỚC KHU VỰC NAM MỸ
2.1. Tổng quan tóm tắt về Braxin và khu vực

Braxin là quốc gia ở nam Mỹ rộng trên 8,5 triệu km 2, giàu tài nguyên khoáng sản, dân số hơn
185 triệu người với nền văn hoá đa dạng. Braxin cú quy mụ kinh tế lớn nhất và nền cụng
nghiệp phỏt triển nhất ở Mỹ Latinh, thu nhập tổng sản phẩm quốc nội GDP hơn 1,6 ngàn tỷ
USD/ năm 2008, đứng thứ 10 trên thế giới. Cơ cấu kinh tế GDP dịch chuyển nhanh sang lĩnh
vực công nghiệp và dịch vụ: nông nghiệp chiếm 8 %, cụng nghiệp chiếm 38 %, dịch vụ
chiếm 54%.Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội năm 2008 dự kiến đạt 1.631,2 tỷ USD. Thu
nhập bỡnh quõn đầu người đạt 6.819 USD/ người/ năm. Xuất khẩu (FOB): 197,4 tỷ USD
tăng 23,2 % so với năm 2007. Nhập khẩu (CIF): 173,1 tỷ USD tăng 43,5 % so với năm 2007.
Cán cân thương mại: xuất siêu 24,7 tỷ USD, giảm 38,2 % so với lượng xuất siêu của năm
2007 (40 tỷ USD). Dự trữ ngoại tệ đến cuối năm 2008: 206 tỷ USD. Chỉ số phát triển con
người HDI năm 2007 đạt 0,800 xếp thứ 70. Tỷ lệ người lớn (trên 15 tuổi) biết chữ : 90 %
( năm 2008).
Biểu đồ 1

6


-

Một số ngành cơng nghiệp chủ đạo:

Braxin có nền cụng nghiệp phát triển nhất Mỹ La tinh. Sản lượng công nghiệp chiếm một
phần ba tổng thu nhập quốc nội. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm máy bay, ô tô và phụ
tùng, máy móc và thiết bị, sắt, thép, thiếc, mía đường và cồn nhiên liệu sinh học etanol, đồ
điện gia dụng, giấy, dược phẩm, dệt may, giầy dép, hoá chất, xi măng, da nguyên phụ liệu da,
giày. Với nền kinh tế phát triển ổn định nhờ Kế hoạch Real, các công ty Braxin và các công
ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được
nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ. Năm 2008 Braxin được tổ chức quốc tế S & P công nhận là
“Nước đạt cấp độ đầu tư” ổn định, ít rủi ro.
- Các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu chủ đạo: Một số sản phẩm nơng nghiệp chính

của Braxin bao gồm: Cà phê (sản lượng 45 triệu bao/năm, bằng ½ sản lượng thế giới, đứng
thứ nhất thế giới); mía đường (đứng đầu thế giới), đậu nành, hạt điều, ca cao, gạo, ngô, bông,
cao su, thuốc lá, nước hoa quả, thịt bũ, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu (là một trong bốn nước đứng
đầu thế giới về chăn nuôi), nguyên liệu da, giày…
Braxin ngày nay có vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Nhờ những thành tựu về kinh tếxã hội và chính sách hội nhập tích cực, Braxin ngày càng đóng vai trò nổi trội trong các tổ
chức của Liên Hiệp Quốc, là một trong những trụ cột của khối các nước đang phát triển và
nhóm 4 nước BRIC (Braxin-Nga- Ấn Độ- Trung Quốc).Chính phủ định hướng chính sách
quan hệ quốc tế đa phương, hữu nghị, ưu tiên hợp tác với các nc khi Th trng Nam M
Xu t hế t ă ng t r

ë ng kinh t Õ (GDP) c ña Br axin t ừ nă m 1990

ến năM
m 2009.
v khu đvc
La tinh,
chỳ
Tỷ lệbiế
n đổitrng
từng nămquan
(%) h kinh t vi cỏc nước bắc Mỹ và Cộng đồng Châu
8
Âu, phát
triển quan hệ với các nước châu Á- Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.
5,9

6

4,9


5,7
4,2

1

0
90
-2

91

92

-0,5

93

94

95

96

97

0,0

0,3

98


99

2,9

2,7
1

01

5,4

3,7

3,4

4

Biểu đồ 2. Tăng trưởng GDP 2,2
qua các năm
2

5,7

4,3

01

2,5


1,1

02

03

04

05

06

07

08* 09** 09**

-0,4

-4
-4,4

-6

7

Nguån: IBGE: Instituto Brasileiro da Geografica e Estatistica, Focus, 08* mức trung bì
nh;. 09** dự báo ở mức
cao và mức thấp. Ng ời trì
nh bày :Phạ m Bá U«ng



Nền nông nghiệp, khai thác mỏ, chế tạo và lĩnh vực dịch vụ đạt trình độ phát triển khá cao.
GDP của Braxin (tính theo sức mua tương đương PPP) vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh
khác, là nền kinh tế chủ chốt của khối Mercosur. Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm máy
bay, cà phê, ơ tơ, xe máy, đậu nành, quặng sắt, nước cam, thép, dệt may, giày dép và thiết bị
điện tử. Đa số các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía Nam và phía Đơng Nam. Đơng Bắc là
vùng cịn khó khăn hơn, nhưng hiện đang thu hút nhiều đầu tư nước ngồi. Chính phủ hiện
nay đã có biện pháp thắt chặt chi tiêu ngân sách, có chế tài kiểm sốt tài chính, tín dụng. Số
lượng tiền vay nợ tín dụng bất động sản ở ngân hàng chỉ tương ứng 4% GDP. Tổng mức nợ
tín dụng tồn xã hội tương đương 37 % GDP.Số nợ nước ngoài giảm xuống dưới 10% GDP.
Chính phủ đã thành cơng trong kìm chế lạm phát ở mức thấp ngang với mức lạm phát ở các
nước công nghiệp phát triển. Môi trường pháp lí, thể chế ổn định, hồn chỉnh, đầu tư nước
ngoài trực tiếp FDI tăng nhanh. Dự trữ quốc gia bằng ngoại tệ tính tới ngày 25/7/2009
đạt 208 tỷ USD.
2.2. Đặc điểm về thể chế và tổ chức hành chính cần quan tâm
Braxin là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được lập trên 4 cấp độ gồm liên
bang, tiểu bang, các chính quyền thành phố tự trị và quận liên bang. Chính quyền Braxin được
chia thành 03 ngành: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các ngành hoạt động độc lập nhưng có
sự hợp tác với nhau. Nhánh hành pháp và lập pháp được tổ chức ở cả 4 cấp độ chính trị, cịn

8


nhánh tư pháp chỉ được tổ chức ở cấp liên bang và tiểu bang. Nhánh hành pháp được thực thi
bởi chính phủ, nhánh lập pháp được thực thi bởi cả chính phủ và hai viện của quốc hội.
Nhánh tư pháp hoạt động riêng rẽ với hai nhánh trên. Về nhánh hành pháp, người đứng đầu
nhà nước là tổng thống, có nhiệm kỳ 4 năm, được làm tối đa 2 nhiệm kỳ. Ngành lập pháp:
Quốc hội chia làm 2 viện gồm thượng viện và hạ viện. Thượng viện có 81 ghế phân bổ cho
mỗi bang 3 ghế, được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ nghị sỹ 8 năm và Hạ viện có 513 ghế,
nhiệm kỳ 4 năm, được bầu cử trực tiếp, phân bổ số lượng theo quy mô dân số ở mỗi tiểu

bang.
Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước, đồng thời cũng là người đứng đầu Chính phủ. Có
24 đảng phái chính trị chủ yếu. Phân chia địa dư hành chính: Các tiểu bang tự tổ chức bộ máy
hành chính, pháp luật, duy trì an ninh cơng cộng và thu thuế. Chính phủ tiểu bang do một
thống đốc tiểu bang đứng đầu, được bầu theo hình thức phổ thơng đầu phiếu. Ngồi ra cịn có
một cơ quan lập pháp riêng của bang.
Braxin có 26 bang và 01 quận liên bang (distrito federal) là thủ đơ Brasilia, tổng số có

27

đơn vị liên bang gồm: Acre, Alagoas, Amapa, Amazonas, Bahia, Ceara, Brasilia (Quận Liên
bang), Espirito Santo, Goias, Maranhao, Mato Grosso, Mato Grosso do Sul, Minas Gerais,
Para, Paraiba, Parana, Pernambuco, Piaui, Rio de Janeiro, Rio Grande do Norte, Rio Grande
do Sul, Rondonia, Roraima, Santa Catarina, Sao Paulo, Sergipe, Tocantins. Mỗi tiểu bang lại
được chia thành nhiều thành phố hay quận huyện (municípios) với hội đồng lập pháp (câmara
de vereadores) và một thị trưởng (prefeito) riêng. Các thành phố có quyền tự trị, độc lập với
cả liên bang và chính phủ tiểu bang. Một thành phố, quận huyện có các tiểu thị trấn
(distritos), nhưng các đơn vị này khơng có bộ máy hành chính riêng.
2.3. Tình hình đầu tư của tồn xã hội Braxin :
Năm 2006, tổng các nguồn vốn đầu tư chung vào các ngành kinh tế - xã hội chiếm 20,5 %
GDP. Trong đó riêng vốn đầu tư của Chính phủ Liên bang và các tiểu Bang đạt 76,8 tỷ USD
(chiếm 3,3 % GDP).Năm 2007, tổng các nguồn vốn đầu tư chung vào các ngành kinh tế - xã
hội chiếm 20,5 % GDP, trong đó riêng vốn đầu tư của Chính phủ Liên bang và các tiểu Bang
đạt 76,8 tỷ USD (chiếm 3,3 % GDP).

9


Mức Đầu tư chung của toàn xã hội năm 2007 tương đương 21,2% GDP, tăng 13,4% so với
cùng kỳ, năm 2008 đạt 22,5 % GDP, tăng trưởng 14,5% so với cùng kỳ. Lĩnh vực đầu tư được

chú trọng có mức tăng nhanh là máy móc, thiết bị, xây dựng nhằm góp phần tăng trưởng kinh
tế. Vừa qua Braxin được Tổ chức S & P xếp loại “ Nước đầu tư an tồn “.Tỷ giá quy đổi thả
nổi và chính sách làm tăng giá đồng bản địa Real đó ảnh hưởng đến xuất khẩu và giảm bớt
sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Braxin.
Biểu đồ 3 : Xu thế phát triển mức đầu tư trong tổng số GDP từ 1996 đến 2008

Nguồn: IPEA “O E. SP.
2.4. Tình hình Đầu tư nước ngoài vào Braxin va khu vuc Nam Mỹ
Năm 2008 khu vực Mỹ La tinh và Caribe nhận 142,3 tỷ USD FDI, tăng 13 % so với mức năm
2007 một phần do FDI tăng ở các nước Nam Mỹ, nhưng FDI vào các nước Trung Mỹ và
Caribe bị giảm sút do hầu hết kinh tế các nước này gắn kết nhiều vào kinh tế Hoa Kỳ. Tuy bị
tác động suy thối kinh tế tồn cầu, năm 2008 Braxin là nước đạt FDI nhiều nhất trong số các
nước Mỹ Latinh, nhận 45,7 tỷ USD FDI, tăng 30, % so với năm 2007.
Braxin có thế mạnh thu hút đầu tư nước ngồi, có vị trí chiến lược, là cửa ngừ thị trường của
Nam Mỹ. Tăng trưởng kinh tế của Braxin bền vững, khả năng đổi mới và có nền cơng nghệ,
cơ sở hạ tầng khá tốt, hiệu quả đầu tư đảm bảo, nguồn nhân lực chất lượng và nguồn tài

10


nguyờn thiờn nhiờn giàu cú. Chính sách quản lý tiền tệ và hệ thống ngân hàng ổn định.
Braxin có nền kinh tế thị trường phát triển khá đầy đủ, sớm có chính sách cải cách, mở
cửa kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Luật Vốn đầu tư nước ngoài tạo khung
pháp lý đảm bảo cho nhà đầu tư an tâm đưa vốn, công nghệ, được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Nhà đầu tư được tự do tái xuất ngoại tệ bằng tổng số vốn đầu tư ban đầu đó đưa vào Braxin.
Số ngoại tệ cũn lại được coi là lợi nhuận thu được cũng được phép đưa ra nước ngồi sau khi
nộp thuế 15%. Cơng dân nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài được phép mua bất động
sản ở ngoài phạm vi ven biển, biên giới, khu an ninh quốc gia. Các nhà đầu tư trong nước có
dự án đầu tư và hồ sơ khả thi cũng được ưu tiên vay tín dụng đầu tư với lói suất ưu đói.
Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Braxin (APEX) là cơ quan điều phối chính sách về

xúc tiến thương mại của Chính phủ Braxin, kết hợp lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu và thu hút đầu
tư nước ngồi. Cơ quan có 5 văn phịng đại diện ở nước ngoài tại Miami, Lisbon, Frankfurt,
Varsovi và Dubai. Ngoài ra ở một số cơ quan Bộ, ngành khác cũng có những đơn vị chuyên
thực hiện quản lý, theo dừi đầu tư như Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương.
Bảng 2. Đầu tư nước ngồi trực tiếp FDI phân theo ngành, từ 1995 đến 2008 (triệu USD).

Ngành đầu tư
Nơng

nghiệp,

khai khống
Cơng nghiệp
Dịch vụ
Tổng

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006


2007

2008
12.995,

649,44 1493,55 637,86 1487,01 1072,82 2194,37 1363,12 4.751,5 5
5.070,1
8
24.156,
75
29.876,
37

7000,9 7555,3 4506,0 10707,8 6402,8 8743,7
12547,1 10585,1 6909,3 8484,7 12924,3 12124,4
21041,7 18778,3 12902,4 20265,3 31521,5 22231,3

Nguồn : Banco Cental do Brasil

11

13.481, 14.013,
6

5

16.766, 32.004,
9

5


35.000, 45.000,
0

0


Để được xét, cấp phép đầu tư, các nhà đầu tư nước ngồi vào cần có hồ sơ dự án đầu tư, nêu
rõ lý lịch chủ đầu tư, của cơ quan đầu tư, vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, trình
độ cơng nghệ sử dụng lao động, đầu vào sản xuất và quy mô, chất lượng sản phẩm, thị trường
tiêu thụ, vị trí và địa điểm đầu tư, thời hạn đầu tư và chu chuyển vốn, tác động đến môi trường
và kết quả đối với kinh tế xã hội. Hoạt động đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Braxin phải đặt
dưới sự quản lý và giám sát của Nhà nước thông qua một số cơ quan đầu mối như Ngân hàng
Trung ương, và sự phối hợp của các Cơ quan chuyên môn khác thuộc Bộ Kế hoạch, Bộ Tài
chính và Bộ Mơi trường. Cơng dân nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài được phép mua
bất động sản ở ngoài phạm vi ven biển, biên giới, khu an ninh quốc gia.
Mọi công dân khi xuất cảnh, nhập cảnh phải khai báo Hải quan số tiền đem theo từ 10 ngàn
Real trở lên tương đương với 6,6 ngàn USD. Để chống rửa tiền, các ngân hàng không được
phép kinh doanh thu đổi ngoại tệ nếu không được cấp giấy phép chuyên biệt của Nhà nước về
lĩnh vực giao dịch kinh doanh ngoại tệ và giấy phép kinh doanh thu đổi ngoại tệ. Các ngân
hàng không được phép nhập vào tài khoản tiền bản địa đã được mở, hay mua bán, thu đổi
ngoại tệ do các cá nhân, tổ chức trực tiếp đem tiền mặt vào ngân hàng nếu khơng có giấy
phép, chứng minh được nguồn gốc hợp pháp hay từ đâu chuyển đến.
Xu thế và triển vọng đầu tư nước ngoài vào Braxin :
Năm 2006 đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Braxin đạt trên 17 tỷ USD, tăng 13% so với
năm 2005 (15,2 tỷ). Tính từ tháng 8/2006 đến hết tháng 8/2007, mức đầu tư FDI đạt 35,11 tỷ

12



USD. Từ năm 1996-2000 đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Braxin tăng nhanh, đạt 103 tỷ
USD. Thời kỳ từ 1998 đến 2000, mỗi ngày thu hút 70 triệu USD đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Các nước có đầu tư nhiều vào Braxin là Mỹ, Tõy Ban Nha, Hà Lan, Pháp. Cả năm 2007 đầu
tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Braxin đạt 32,0 tỷ USD. Năm 2008, đầu tư FDI đạt 45,06 tỷ
USD. Ước năm 2009 chỉ đạt 30 tỷ USD do tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Triển vọng đầu tư nước ngồi vào Braxin sẽ tăng dần, sau năm 2011 mới có thể đạt mức tăng
trưởng cao như trước khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra.
2.5. Đầu tư của Braxin ra nước ngồi
Từ năm 1990 đến tháng 6/2007, Braxin đó đầu tư ra nước ngoài 31,2 tỷ USD, đứng thứ hai
sau Singapore (36 tỷ USD) và là nước có nhiều đầu tư nhất trong số các nước đang phát triển
có đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài chủ yếu tập trung ở các nước trong khu vực
Nam Mỹ. Ngoài ra dũng đầu tư có xu hướng tăng nhanh sang các nước Bắc Mỹ, EU, châu Á
và châu Phi. Khu vực tư nhân, các tập đoàn kinh tế đưa vốn đầu tư ra nước ngoài chiếm tỷ
trọng chủ yếu. Các ngành đầu tư ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào năng lượng, thuỷ điện,
dầu khí, cơng nghiệp máy bay (ở Trung Quốc), giao thông, xây dựng, công nghiệp nhẹ sản
xuất hàng tiêu dùng như điện gia dụng, dệt may, da giày, hố chất, và các chuyển giao cơng
nghệ năng lượng sinh học, hình thức chuyển giao bản quyền và cùng liên danh đầu tư, thuê
sản xuất gia công theo các thương hiệu đang được các doanh nghiệp Braxin quan tâm...

3.TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM SANG BRAXIN
Hiện trạng và nguyên nhân
Đến năm 2009, hai nước Braxin và Việt Nam cùng tiến hành các họt động tuần văn hoá kỷ
niệm mốc 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngày 12/5/2009, Uỷ ban
Hỗn hợp Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Văn hóa và Khoa học Kỹ thuật đã họp lần đầu tiên tại
Braxin, mở ra triển vọng hợp tác toàn diện giữa hai nước. Mặc dù có nhiều nỗ lực của Nhà
nước và doanh nghiệp, hiện nay quan hệ đầu tư của ta sang Braxin còn chưa tương xứng với
tiềm năng kinh tế và mối qun hệ chính trị, ngoại giao của hai nước. Mới chỉ có một vài doanh

13



nghiệp Braxin đầu tư về chế biến cafe, nông sản thực phẩm ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ
yếu do một số khó khăn khách quan như giới đầu tư hai nước cịn thiếu thơng tin chun sâu
liên ngành để quyết định đầu tư, khoảng cách địa lý giữa hai nước làm tăng chi phí đi lại, vận
chuyển hàng hố trang thiết bị, chưa có nhiều doanh nghiệp sử dụng trực tiếp ngôn ngữ tiếng
Bồ Đào Nha (là tiếng phổ thông ở Braxin) và tiếng Tây Ban Nha (sử dụng ở tất các nước Mỹ
Latin khác). Việc xét duyệt thị thực cho công đân ta đi thăm thân, du lịch, lao động cịn khá
chặt chẽ.
Luật pháp nhập cư của phía nước ngoài chưa mở rộng cửa cho các DN hợp đồng thuê lao
động nước ngoài đến làm ăn sinh sống nhằm bảo hộ thị trường lao động trong nước vốn đang
bị sức ép với tỷ lệ thất nghiệp còn cao, đặc biệt hiện nay nền kinh tế đang còn bị tác động tiêu
cực do suy thoái kinh tế thế giới. Mặt khác ở các trung tâm đô thị, thành phố lớn mà mặc dù
đã có nhiều nỗ lực cải thiện an ninh tốt hơn trước nhưng vẫn cịn để lại ít nhiều tâm lý e ngại
cho khách du lịch và doanh nghiệp khi đi lại, giao dịch. Mặt khác, một số DN ta không thiếu
vốn và thông tin, nhưng sau khi khảo sát nghiên cứu thị trường, chưa có chiến lược tích cực,
bài bản và quyết tâm cao để tạo bước đột phát thâm nhập thị trường sở tại, chỉ dừng ở mức
chắp nối quan hệ đối tác. Trong khi đó, các DN nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc Nhật
Bản đã không bổ lỡ cơ hội đầu tư hợp tác với một khu vực giàu có về tìa ngun khống sản
với hàng trăm triệu lao động dồi dào vốn đựoc ví là kho tài nguyên vật liệu của thế giới. Hiện
nay công đồng người Nhật Bản đã lên tới hơn 1,5 triệu người. Trung Quốc, Hàn Quốc có hàng
chục ngàn người sinh sống, kinh doanh trong đó nhiều người trở thành chủ thương hiệu, có
nhiều đóng góp cho nền kinh tế nước sở tại.
Do thiếu thơng tin về chính sách, tình hình thực tiễn về kinh tế -xã hội nước sở tại và khu vực
đã làm nảy sinh tâm lý chưa mạnh dạn nghiên cứu, thâm nhập thị trường Braxin và một số
nước ở Nam Mỹ như Bolivia, Colombia, một khu vực rất giàu khí đốt và tài nguyên...

4. MỘT SỐ LĨNH VỰC HỢP TÁC, ĐẦU TƯ TIỀM NĂMG CỦA BRAXIN VÀ KHU
VỰC
Đầu tư vào Braxin và Mỹ Latin được hoan nghênh và ưu tiên nếu hướng đầu tư vào việc đáp
ứng nhu cầu về vốn, với công nghệ cao ở một số công nghiệp mũi nhọn như khai thác dầu khí

vùng nước sâu 5 – 6 ngàn mét, cơng nghệ kỹ thuật hàng khơng, ngồi ra với quy mơ vốn và

14


công nghệ tương đối tốt, sử dụng lao lực lượng lao động địa phương giải quyết công ăn việc
làm đối với các ngành nghề khái khoáng, sản xuất, chế biến tài nguyên và lương thực thực
phẩm.
Một số lĩnh vực tiềm năng chính của Braxin và khu vực cần quan tâm về hợp tác và đầu tư có
thể kể tới như sau :
4.1). Braxin
a) Nơng lâm ngư nghiệp
Với diện tích 8,5 triệu ha, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, khí hậu nhiệt đới ơn hồ cho sản xuất
và chăn nuối, BRAXIN giàu tiềm năng về sản xuất nơng nghiệp (mía, đường, càphê, đậu
tương, rau quả, chăn ni bị, lợn, gà).
Tuy đứng thứ 3 về sản lượng nông nghiệp trên thế giới, nhưng hiện Braxin chỉ có 20 % lao
động làm việc trong nơng nghiệp, nơng thơn. Mặt khác cịn cần nhiều dịch vụ và vốn để hiện
đại hố nơng nghiệp. Ta có thể đầu tư ni trồng thuỷ sản, cây nơng nghiệ, cây cơng nghiệp
như mía đường, đậu tương, bơng, lúa nước, lúa khô, ô liu, dừa, ươm cây con giống và nuôi
trồng thuỷ sản...chăn nuôi và chế biến thịt, sữa.

b). Một số lĩnh vực ngành nghề công nghiệp trọng điểm
Có thể nghiên cứu, đầu tư vào một số lĩnh vực ngành nghề công nghiệp trọng điểm nhằm đáp
ứng nhu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất như thăm dị và khai thác khống
sản, dầu khí, năng lượng thuỷ điện, năng lượng mới và tái sinh, khí sinh học.
Tiềm năng hợp tác đầu tư của Braxin là rất lớn, ta hồn tồn có khả năng tham gia nếu biết sử
dụng vốn và cách tiếp cận phù hợp. Braxin mới phát hiện nhiều mỏ dầu khí trữ lượng lớn ở
vùng biền Santos- Pre Sal. PetroBras là Tập đoàn đầu khí Nhà nước hầu như độc quyền về
lĩnh vực này. Ngồi ra có APN ( Cục Dầu khí Quốc gia) là cơ quan quản lý dầu khí thuộc Bộ
Năng lượng. Về trình độ kỹ thuật thì Bạn làm chủ được nhiều cơng nghệ khái thác thăm dị

vùng nước sâu đại dương 6 ngàn mét. Tuy nhiên vẫn cần nhiều vốn và công nghệ mới cũng

15


như hà tầng kỹ thuật như nhập khẩu giàn khoan cơ khi thép từ nước ngoài như Singapor.
Năm 2008 hai DN Dầu khi PetroVN – và Petro Bras đã sắp ký được thoả thuận hợp tác dầu
khí nhưng bị treo lại đến nay do phía Petro Bras ln muốn độc quyền nắm giữ hoạt động siêu
lợi nhuận này, chưa muốn Chính phủ cho mở thêm cơng ty khác quốc gia và đa quốc gia tham
gia khai thác lĩnh vực nhạy cảm trên. Trước đây Chính phủ định mở của cho thành lập một số
cơng ty Dầu khí để tránh độc quyền nhưng bị PetroBras phản đối và nhiều chính giới cũng bị
gây sức ép quyết liệt giữ chính sách bảo hộ ngành SX này.
- Trung Quốc vừa thông qua Ngân hàng PT đầu tư xã hội cho Petro Bras vay điều kiện ưu
đãi 10 tỷ USD để cùng liên doanh, đầu tư vào thăm dị và khai thác dầu khí, mua thiết bị của
TQ.... và trả nợ đổi lại bằng Hàng Dầu thô khi khai thác được trong nhiều năm. Hình thức đầu
tư nhiều vốn tài chính này làm hai bên cùng có lợi, khơng hạn chế cho riêng nước nào miễn là
nhà đầu tư có vốn nhiều.
c). Ngành sản xuất da giầy nguyên phụ liệu
Ngành công nghiệp Da giầy của ta đã lớn mạnh, có nhiều thành tựu trân trọng. Tuy nhiên
chưa thể chủ động hoàn toàn được nguồn nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Việc đầu tư, hợp tác về lĩnh vực này, và hợp tác chặt chẽ với ngành
da giầy nước bạn là cơ hội giúp ta tiếp cận công nghệ tiên tiến về da giày, đầu ra xuất khẩu và
cung cấp ổn định nguồn nguyên phụ liệu da giày cho công nghiệp trong nước.

d). Ngành sản xuất và khai thác mỏ, quặng sắt, khoáng sản, và đá quý.
Lĩnh vực khai thác mỏ, quặng sắt, khoáng sản, và đá quý ở Braxin và Nam Mỹ có nhiều tiềm
năng. Hình thức liên kết đầu tư khai thác quặng để xuất khẩu, luyện kim, cung cấp cho nhu
cầu sản xuất trong nước. Các nước đã tham gia đầu tư rất mạnh về lĩnh vực này.
e). Ngành cơ sở hạ tầng, sản xuất vật liệu và xây dựng
Thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng Braxin và Nam Mỹ luôn tăng trưởng cao và sơi động. Có

thể cùng liên doanh liên kết và đấu thầu, đưa chuyên gia sang và sử dụng nhân lực tay nghề
thạo của nước sở tại để làm việc.

16


4.2. Cộng hồ Bolivia
Diện tích :

1,09 triệu km2.

Dân số :

9,2 triệu người (ước 2008).

Tỷ lệ tăng dân số hàng năm : 1,3%
Tuổi thọ bình quân : 66,53 năm
Tỷ lệ nguời lớn biết chữ : 86,7% %
Tổ chức nhà nước : Cộng hoà
Ngày độc lập : 06/8/1825
Hệ thống pháp luật : được xây dựng có nhiều nét tương động của Bộ luật Tây Ban Nha,
Pháp. .
Tổng GDP : 13,19 tỷ USD, ( 2007)
Tỷ lệ tăng GDP : 4,6% năm. (2007)
GDP/đầu người : 4.4 00 USD ( theo PP tính PPP)
Cơ cấu GDP :Nông nghiệp : 14,5%; Công nghiệp : 30,5 % ; Dịch vụ : 55.% (2007)
Tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp : 1.1% % /năm.
Xuất khẩu :

4,4 tỷ USD - f.o.b ( 2007). Tỷ lệ xuất khẩu /GDP đạt 33,5 %.


Sản phẩm XK chính : Khí đốt, dầu thơ, kẽm, thiễc.
Thị trường XK chính : Brazil 46%, Hoa kỳ 9.8%,aNhatj Bản 7.6%, Argentina 5.8%, Hàn
Quốc 4.8%, Peru 4.1% (2007)
Nhập khẩu :

3,249 tỷ USD f.o.b. (2007 est.)

Sản phẩm nhập khẩu chính : SP dầu hoả, nhựa, giấy, máy bay và phụ tùng, thực phẩm chế
biến , ôtô, thuốc trừ sâu, đậu nành.
Nợ nước ngoài : 5,9 tỷ USD
Chỉ số phát triển con người IDH : 0,695 (xếp thứ 117) loại trung bình.
Ta có thể hợp tác đầu tư vào cơng nghiệp khai khống, luyện lim, dầu khí, thực phẩm đồ uống,
thuốc lá, thủ công mỹ nghệ, dệt may. Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đầu tư trong lĩnh
vực sản xuất khai thác chế biến khoáng sản, luyện kim. Nguyên liệu bạc đã có thời được cả thế
giới ca ngợi, ví như có đủ để xây cây cầu bằng bạc dài từ Bolivia tới nước Tây Ban Nha. Tiềm
năng hợp tác đầu tư với Bolivia về dầu khí như khí đốt tự nhiên là rất lớn. Trong năm qua, tuy

17


các chỉ số KT-XH chưa cao bằng một số nước như Braxin, Achentina, Chila nhưng mơi trường
thể chế hồn tồn đảm bảo tốt cho đầu tư hợp tác lâu dài, trến cơ sở các bên cùng có lợi. Mặt
khác ở cấp độ cao về chính trị, hiện nay Tổng thống E.Morais rất thân thiện với các nước láng
giềng nhất là với Vênduela, thiên hướng đảm bảo an sinh theo ý tưởng xã hội chủ nghĩa, hữu
nghị và hợp tác với Việt Nam
4.3. Cộng hồ Cơlơmbia
Diện tích :

1,09 triệu km2.


Dân số :

9,2 triệu người (ước 2008).

Tỷ lệ tăng dân số hàng năm : 1,3%
Tuổi thọ bình quân : 66,53 năm
Tỷ lệ nguời lớn biết chữ : 86,7% %
Tổ chức nhà nước : Cộng hoà
Ngày độc lập : 06/8/1825
Hệ thống pháp luật : được xây dựng có nhiều nét tương động của bộ luật Tây Ban Nha,
Pháp.
Tổng GDP : 13,19 tỷ USD, ( 2007)
Tỷ lệ tăng GDP : 4,6% năm. (2007)
GDP/đầu người : 4.4 00 USD ( theo PP tính PPP)
Cơ cấu GDP : Nông nghiệp : 14,5%; Công nghiệp : 30,5 % ; Dịch vụ : 55.% (2007).
Tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp : 1.1% % /năm.
Xuất khẩu :

4,4 tỷ USD ( 2007). Tỷ lệ xuất khẩu /GDP đạt 33,5 %.

Sản phẩm XK chính : Khí đốt, dầu thơ, kẽm, thiếc.
Thị trường XK chính : Braxin 46%, Hoa kỳ 9.8%, Nhật Bản 7.6%, Argentina 5.8%, Hàn
Quốc 4.8%, Peru 4.1% (2007)
Nhập khẩu :

3,249 tỷ USD (2007.)

Sản phẩm nhập khẩu chính : SP dầu hoả, nhựa, giấy, máy bay và phụ tùng, thực phẩm chế
biến , ôtô, thuốc trừ sâu, đậu nành.

Nợ nước ngoài : 5,9 tỷ USD
Chỉ số phát triển con người IDH : 0,695 (xếp thứ 117) loại trung bình.

18


Ta co thể hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm, dầu
hoả, may mặc và da giầy, đồ uống, hoá chất, xi măng, vàng, than đá, đá cẩm thạch.

KẾT LUẬN
Một số suy nghĩ ban đầu về hướng đầu tư nước ngoài vào Braxin và khu vực
1). Bất cứ nhà đầu tư nào trước khi thâm nhập thị trường cũng tìm một số câu trả lời cơ bản
như : Nước sở tại có nhu cầu thế nào đối với sản phẩm đầu tư? Thế mạnh nào, thương hiệu nào
của doanh nghiệp mình có thể đầu tư vào nước sở tại ? Đầu tư vào tỉnh, địa phương nào có lợi?
Giá thuê đất, văn phịng, tiền lương , nhân cơng ra sao? Chính sách tài chính, thị trường vốn, tỷ
giá quy đổi và chính sách thuế lợi nhuận và chuyển lợi nhuận về nước ? Văn bản Luật nào, cơ
quan nào, cá nhân nào giúp được thủ tục pháp lý và tư vấn đưa đầu tư đến thành công ? Thời
gian đầu tư và kế hoạch quy mô mức đầu tư, sản xuất bao nhiêu ? Đầu ra tiêu thụ ở thị trường
nào ? Nội dung cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý về đầu tư nước ngoài nước định đầu tư ? Các
biến số như mơi trường kinh tế- chính trị - xã hội, lao động, tay nghề, thuế, chi phí năng lượng,
chi phí thủ tục hành chính tác động thế nào đến hiệu quả đầu tư...Cuối cùng nhà đầu tư cần
làm đúng, đủ các quy định về hồ sơ xin cấp phép đầu tư.
2) Mấy điều kiện cần chú ý khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài
Để đầu tư ra nước ngồi thành cơng, nhà đầu tư cần đáp ứng một số điều kiện chính của nước
xuất xứ và nước sở tại, chưa kể đến các thông lệ, luật lệ quốc tế khác như :
a). Là Nhà đầu tư có đủ tư cách pháp nhân được hai nhà nước xuất xứ và phía nước tiếp nhận
đầu tư cơng nhận là hợp pháp. b). Nhà đầu tư có năng lực tài chính (vốn) để tiến hành đầu tư.
Chuyển vốn ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng NN VN và của NH nước tiếp nhận
đầu tư. c). Nhà đầu tư muốn thành công phải cạnh tranh trong sân chơi là mơi trường đầu tư
bình đẳng trên phương diện lý thuyết để tồn tại và có lợi – sinh lợi nhuận. Đối thủ cạnh tranh là

các DN trong nước cùng đi đầu tư san xuất và các DN nước sở tại cũng như các đối thủ đến từ
mọi nước với quy mô tổ chức hệ thống sản xuất quốc gia và tồn cầu và trình độ cơng nghệ
sản xuất khác nhau.Đây là điều kiện thử thách mà nhà đầu tư phải nghiên cứu tính tốn, cân
nhắc. d). Doanh nghiệp đầu tư cần tuân thủ trình tự pháp lý và các quy định của nước xuất xứ

19


và tiếp nhận đầu tư, làm đầy đủ ngghĩa vụ tài chính với các phía nhà nước. Việc miễn thuế
xuất khẩu đối với tài sản mang ra nước ngoài để triển khai dự án đầu tư thực hiện theo quy
định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3). Ở một số thị trường đặc thù Mỹ Latinh, một số nước như Chile, Achentina, Mexico...đã đạt
được một số chỉ số phát triển con người HDI khá cao, đứng vào nhóm các nước đã và kinh tế
mới nổi. Một số nước như Braxin thuộc nhóm BRIC ( Nga, Trung Quốc, Braxin , Ấn Độ) có
quy mơ kinh tế đứng thứ 10 thế giới, tỷ trọng GDP ngày càng tăng trên khu vực và thế giới.
Theo báo cáo kinh tế của CEPAL, từ năm 2000 đến 2008, quy mô kinh tế GDP của Braxin đã
tăng 4,4 điểm phần trăm từ 30,9 % lên 35,3%, đạt 1,435 ngàn tỷ USD trong tổng số GDP của
tất cả các nước Mỹ La tinh (kể cả Mexico). Uớc GDP năm 2009 đạt 1,418 ngàn tỷ USD, đạt
1,468 ngàn tỷ vào năm 2010. Do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính tồn cầu, ứơc năm
2009, GDP Braxin tăng trưởng âm 0,5 %, nhưng sẽ tăng 3,5% vào năm 2010, trong khi đó ứơc
GDP của tồn Mỹ Latinh nói chung bị giảm 2,2% năm 2009, sẽ tăng lên 2% vào năm 2010.
Năm 2008, các nước láng giềng trong khu vực Mỹ Latinh có các chỉ số kinh tế- xã hội khá cao
như Chile có GDP chiếm tỷ trọng 4,17%, Achentina chiếm 8,12%, Mexico chiếm 25,8% trong
tổng số GDP của tất cả các nước Mỹ La tinh cộng lại. Trong thập kỷ tới, khi hồn thành cơng
nghiệp hố vào năm 2022 như dự định, Braxin sẽ là một trong số it nền kinh tế lớn có vị thế
cao trên trường quốc tế. Để chạy đua phát triển kinh tế, xã hội và gấp rút hồn thành cơng
nghiệp hố, các nước Mỹ Latin cần tăng trưởng kinh tế bền vững, cần vốn và công nghệ, gỉải
quyết việc làm, sử dụng lao động, ổn định xã hội.
4). Các doanh nghiệp nước ta khi tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại và đầu tư ở nước
ngoài, nhất là ở các thị trường lớn hiện đại, sẽ có cơ hội nhiều hơn cho hội nhập sâu rộng, tiếp

thu vốn và công nghệ, tham gia liên thông với hộ thống tồn cầu về thương mại và phân cơng
thị trường, lao động, có cơ hội cung cấp bổ sung thường xuyên nguồn nguyên nhiên vật liệu
dồi dào, bù đắp thiếu hụt, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên trong nước và thế giới.
5). Cần coi trọng hình thức mở trung tâm XTTM, Văn phòng đại diện giao dịch, giới thiệu sản
phẩm, trung tâm giao nhận, phân phối là một hình thức đầu tư ưu tiên cấp bách đối với khu
vực. Ở Braxin và Nam Mỹ, còn nhiều thương nhân địa phương giữ hình thức bn bán theo
hợp đồng trực tiếp sau gặp gỡ đôi bên qua hội chợ triển lãm hay văn phịng đại diện phân phối
sản phẩm. Khi nói đến việc mua bán được hàng hoá qua xuất nhập khẩu với hàng trăm biểu
thuế, rào cản, thủ tục, giấy phép với các quy định thương mại theo thông lệ quốc tế bằng tiếng

20


Anh thì bạn đều cho là phức tạp, e ngại... Nếu các tập đồn, doanh nghiệp lớn khơng tích cực
vươn ra xuất hiện trên thương trường bằng hình ảnh sống động cửa thương hiệu hàng hoá, kỹ
năng tiếp thị của cán bộ bán bàng cùng với sức thuyết phục của chất lượng uy tín sản phẩm
ngay trước mắt khách hàng thì việc thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn vẫn còn
là một chặng đường dài đang ở phía trước. Ơ Braxin cũng khu vực Nam Mỹ, duy chỉ có văn
phịng đại diện của Petro Vietnam, ngồi ra hầu như chưa có nhiều doanh nghiệp của ta mở
văn phòng, của hàng đưa sản phẩm giao dịch trực tiêp tại khu vực này. Trong khi đó các nước
láng giềng khu vực châu Á đều đi trước xây dựng cơ sở vững chắc ở khu vực này.
6). Xu thế dòng đầu tư hiện nay khác hẳn với thời kỳ ban đầu hình thành một chiều từ nước
cơng nghiệp sang nước nơng nghiệp mà ngược lại, dịng đầu tư từ khối nước đang phát triển
đang tăng tiến nhanh sang khối nước phát triển. Trung Quốc và các nước châu Á đang tích
cực đầu tư, sáp nhập, mua lại thị phần, thương hiệu, chuyển sản xuất sang EU, Hoa Kỳ, Nam
Mỹ để sản xuất tiêu thụ sản phẩm tại thị trường sở tại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba, qua
đó tránh được các rào cản thương mại, thuế quan và căng thẳng cạnh tranh phát sinh thường
xuyên trong quan hệ thương mại song phương giữa các nước. Nước ta với tầm nhìn chiến
lược, triển vọng sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư tiềm năng nước ngồi khơng bị
chậm muộn trong khu vực Nam Á và vươn ra châu lục khác nhiều nguồn tài nguyên, năng

lượng nhất là Nam Mỹ và Châu Phi. PetroVietnam đã có liên doanh khai thác năng lượng ở
Nga, Trung Đơng, có đại diện ở Veneduela, đang tích cực đàm phán với Braxin ...là một điểm
sáng về đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
7). Các phương pháp quan niệm phân chia các nguồn đầu tư nước ngồi khơng phải bất biến
theo định nghĩa kinh điển về đầu tư như giới thiệu ở phần đầu, mà thay đổi linh hoạt theo
thời gian và theo cách tiếp cận của các tổ chức, cơ quan quản lý theo dõi lĩnh vực này. Vì thế,
thực tế cho thấy ngay trong một cơ quan khi xử lý số liệu thống kê về đầu tư cũng cho kết quả
chênh lệch nhau ở mỗi thời điểm báo cáo khác nhau. Các loại hình đầu tư trước tiếp hoặc
gián tiếp có khi chuyển hố, hốn vị lẫn nhau sau mỗi giai đoạn quay vịng. Ngồn gốc đầu tư
được thể hiện và quan niệm ở mỗi cách nhìn khác nhau đối với các cơ quan, tổ chức. Sản
phẩm đầu ra của đầu tư cũng đa dạng và không bất biến khi nhà đầu tư xin phép ban đầu. Vốn
chu chuyển có thể ban đầu là gián tiếp ở thị trường chứng khốn, tích tụ rồi chuyển dịch sang
hoà nhập vào vốn sản xuất tạo ra sản phẩm cụ thể là hàng hoá vậ chất hữu hình nhưng có thể
chuyển sang tạo sản phẩm trí tuệ phi vật thể như phổ biến tri thức, giáo dục đào tạo hay dịch
vụ. Một xã hội càng phát triển, càng nhiều tác nhân tham gia đầu tư và sử dụng sản phẩm đầu

21


tư thì loại hình đầu tư càng phong phú đa dạng địi hỏi cơ quan quản lý đầu tư có tư duy linh
hoạt và kỹ năng quản lý không ngừng nâng cao để theo kịp với thực tiễn.
8). Thực tiễn xã hội không ngừng vận động phát triển, nên các chính sách quản lý, kích thích
thu hút đầu tư, vai trò của các biến số tác động vào hiệu quả đầu tư ở mỗi môi trường kinh tế
- xã hội, ở mỗi thời kỳ cụ thể cũng có mối quan hệ ảnh hưởng khác nhau, nên hết sức tránh
vận dụng máy móc, dập khn theo mơ hình có sẵn từ một địa phương hay một nước nào.
Các nhà quản lý, nhà đầu tư cần khơng ngừng điểu chỉnh để thích ứng với hoàn cảnh nhu cầu
của thị trường, xã hội để khơng tạo sự dư thừa q mức, tích tụ bong bóng hay ngược lại bị
quá khan hiếm đầu tư ở những lĩnh vực kinh tế đang cần thúc đẩy phát triển.
Tài liệu tham khảo :
- Sources of Investment Finance - Data on investor services and financing organizations.

“www.fdi.net/reg/fdi_services.cfm “
- OECD statistical databases- the OECD.Stat platform “www.oecd.org/document “.
- United Nations Conferance on Trade and Development – UNCTAD” www.unctad.org”.
- La inversión extranjera directa en América Latina y el Caribe 2008 “www.eclac.org”
-

Conference des

Nations Unies sur le Comerce et le Developement UNCTAD «

www.unctad.org - Templates/webflyer.asp?docid=10930&intItemID=1634&lang=2
- Bộ PT Công Nghiệp Ngoại thương Braxin : www.mdic.gov.br
- Văn phịng Chính phủ VN: www.chinhphu.vn
- Bộ Cơng Thương VN : www.moit.gov.vn
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư VN : www.mpi.gov.vn ; :vneconomy.vn
- Bộ Tài chính- Tổng cục Thuế và TC Hải quan VN. www.mof.gov.vn ;mof.gov.vn ;
customs.gov.vn

-----------

22



×