Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.46 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHOÁ: 2009 - 2013

TÊN ĐỀ TÀI:

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NHỮNG
NGƢỜI ĐỒNG PHẠM - NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
MÃ SỐ SINH VIÊN
: 0955030276
NGƢỜI HƢỚNG DẪN : TS PHAN ANH TUẤN
GV MAI THỊ THUỶ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự
CTTP : Cấu thành tội phạm
HVLL: Hoàng Việt luật lệ
QTHL: Quốc Triều hình luật
TAND: Tồ án nhân dân
TNHS: Trách nhiệm hình sự
Tr


: Trang


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐỒNG PHẠM VÀ TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NHỮNG NGƢỜI ĐỒNG PHẠM ............... Trang 1
Khái niệm chung về đồng phạm ...................................................... Trang 1
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đồng phạm ................................. Trang 1
1.1.2 Các loại người đồng phạm ..................................................... Trang 6
1.1.3 Các hình thức đồng phạm ........................................... …….Trang 11
1.2 Khái niệm chung về trách nhiệm hình sự..................................... Trang 14
1.3 Khái quát lịch sử quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách
nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm...................................... Trang 16
1.3.1 Trong pháp luật hình sự Việt Nam thời phong kiến ............ Trang 16
1.3.2 Trong pháp luật hình sự Việt Nam thời Pháp thuộc đến trước khi
ban
hành Bộ luật hình sự 1985 ............................................................ Trang 19
1.3.3 Trong Bộ luật hình sự năm 1985 ......................................... Trang 23
1.4 Trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm trong pháp luật
hình sự của một số nƣớc trên thế giới ................................................. Trang 25
1.4.1 Trong Bộ luật hình sự Liên Bang Nga ............................... Trang 25
1.4.2 Trong Bộ luật hình sự Thuỵ Điển....................................... Trang 28
1.4.3 Trong Bộ luật hình sự Pháp ................................................ Trang 29
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NHỮNG NGƢỜI
ĐỒNG PHẠM ....................................................................................... Trang 32
2.1 Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm ..
................................................................................................................ Trang 32
2.1.1 Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm .. Trang 32

2.1.2 Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội
phạm ............................................................................................ Trang 33


2.1.3 Ngun tắc cá thể hố trách nhiệm hình sự của từng người trong
đồng phạm ................................................................................... Trang 36
2.2 Vấn đề trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm trong các
giai đoạn thực hiện tội phạm .............................................................. Trang 39
2.2.1 Đối với người thực hành ..................................................... Trang 40
2.2.2 Đối với người tổ chức, xúi giục và giúp sức ...................... Trang 42
2.3. Trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm trong trƣờng hợp
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ............................................ Trang 44
2.3.1 Đối với người thực hành ..................................................... Trang 45
2.3.2 Đối với người tổ chức, xúi giục và giúp sức ...................... Trang 46
2.4 Vấn đề chủ thể đặc biệt trong đồng phạm.................................... Trang 47
2.5 Khái quát ảnh hƣởng của vấn đề đồng phạm đến trách nhiệm hình sự
của những ngƣời đồng phạm ............................................................... Trang 49
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NHỮNG NGƢỜI ĐỒNG PHẠMTrang 52
3.1. Thực tiễn áp dụng vấn đề trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng
phạm....................................................................................................... Trang 52
3.2 Những bất cập trong Bộ luật hình sự Việt Nam và một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự của những ngƣời
đồng phạm ............................................................................................. Trang 63
KẾT LUẬN


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Tình hình tội phạm ở nước ta được thực hiện dưới hình thức đồng phạm ngày
càng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Phần lớn tội phạm được thực hiện dưới
hình thức đồng phạm là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng gây nguy
hiểm cao cho xã hội. Chính vì vậy, việc đấu tranh phịng ngừa tội phạm dưới hình
thức đồng phạm là việc làm cấp bách ln được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề
cao và chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đồng phạm và trách nhiệm hình sự của
những người đồng phạm chỉ được quy định tại Điều 20 và Điều 53 Bộ luật hình sự
năm 1999. Những quy định này cịn mang tính chung chung, chưa đầy đủ, chưa giải
quyết được hết các vấn đề cụ thể liên quan đến đồng phạm, xung quanh vấn đề trách
nhiệm hình sự của những người đồng phạm cịn có nhiều quan điểm khác nhau chưa
thống nhất. Thực tiễn xét xử các vụ án đồng phạm cịn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi
Tồ án định tội danh sai hay áp dụng sai các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự
của những người đồng phạm dẫn đến quyết định hình phạt khơng tương xứng với
tính chất, mức độ phạm tội và vai trò của từng người đồng phạm trong vụ án… Việc
giải quyết những vấn đề lý luận là cơ sở để giải quyết những vướng mắc trong thực
tiễn xét xử. Do đó cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề trách nhiệm hình
sự của những người đồng phạm để thấy được những bất cập, hạn chế của quy định
pháp luật, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này. Đó là lý do tác
giả khố luận chọn và nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm hình sự của những người
đồng phạm – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm là vấn đề được nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, có các cơng trình nghiên cứu như: Vấn đề đồng
phạm của Đặng Văn Dỗn (1986), Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam của
TS. Trần Quang Tiệp (2007). Bên cạnh đó là một số bài báo như: Chế định đồng
phạm và mô hình lý luận của nó trong Luật hình sự Việt Nam của Lê Cảm, Những
biểu hiện của nguyên tắc phân hố trách nhiệm hình sự trong đồng phạm của Cao
Thị Oanh, Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm của Dương Tiết



Miên… đăng trên các tạp chí luật học, tạp chí dân chủ và pháp luật… Các đề tài luận
văn tốt nghiệp luật như: Đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam (1991) của Nguyễn
Văn Nu, Các loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn (2003) của Huỳnh Quốc Anh… Những cơng trình nêu trên đã khái
qt phần nào về vấn đề đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người đồng
phạm, tuy nhiên chưa thực sự cụ thể và đầy đủ về vấn đề trách nhiệm hình sự của
những người đồng phạm.
Như vậy, đề tài Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn là một đề tài còn mới mẻ, chưa được nghiên cứu. Do đó,
tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài này với hi vọng sẽ bổ sung vào nguồn tài liệu luật
một nội dung mới, làm cho nguồn tài liệu luật thêm phong phú và đa dạng. Đề tài là
sự kết hợp giữa lý luận về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm và thực
tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trên thực tế, từ đó đề
xuất những kiến nghị nhằm hồn thiện quy định của pháp luật.
3. Mục đích, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
- Mục đích của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật
về đồng phạm: bản chất, đặc điểm, tính chất và mức độ nguy hiểm của đồng phạm,
các hình thức đồng phạm, những lý luận xung quanh vấn đề trách nhiệm hình sự của
những người đồng phạm và thực tiễn xử lí các vụ án đồng phạm trên cơ sở nghiên
cứu lịch sử quy định về chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng như đối
chiếu với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới. Qua đó rút ra một số điểm hạn
chế trong chế định đồng phạm hiện hành và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện
chế định này trong tương lai.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về
đồng phạm, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm và thực tiễn xử lí các
vụ án đồng phạm hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dựa trên những quan điểm biện chứng của
chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan
điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bên
cạnh đó là việc sử dụng các phương pháp so sánh, logic, phân tích, chứng minh và

tổng hợp.


4. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:
- Nghiên cứu chế định đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người
đồng phạm giúp chúng ta xác định chính xác cơ sở pháp lý của đồng phạm, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong những vụ án có đồng
phạm.
- Nghiên cứu về đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người đồng
phạm có ý nghĩa lớn trong việc đấu tranh và phịng ngừa tội phạm, giúp Toà án xét
xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó việc
xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm còn giúp xác định đúng
tội danh và hình phạt trong trường hợp có nhiều người tham gia phạm tội.
5. Bố cục của đề tài
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục từ viết
tắt, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những
người đồng phạm
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về trách
nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm


CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐỒNG PHẠM VÀ TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NHỮNG NGƢỜI ĐỒNG PHẠM
1.1 Khái niệm chung về đồng phạm
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đồng phạm
Tội phạm có thể do một người thực hiện, cũng có thể do nhiều người cùng

thực hiện. Khi có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì được gọi
là đồng phạm. Luật hình sự Việt Nam có những quy định riêng về đồng phạm trên cơ
sở đồng phạm có những đặc điểm riêng biệt so với trường hợp phạm tội riêng lẻ.
Khoản 1 Điều 20 Bộ Luật hình sự (BLHS) 1999 quy định: “Đồng phạm là
trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt nên ngoài những dấu hiệu
chung giống như phạm tội riêng lẻ, đồng phạm cịn có những dấu hiệu riêng biệt
khác. Đó là những dấu hiệu khách quan và chủ quan sau đây:
* Các dấu hiệu khách quan của đồng phạm
So với trường hợp phạm tội riêng lẻ thì tội phạm được thực hiện dưới hình
thức đồng phạm có những dấu hiệu khách quan như sau:
- Dấu hiệu về số lƣợng ngƣời tham gia
Khác với trường hợp phạm tội riêng lẻ chỉ do một người thực hiện, đồng
phạm địi hỏi phải có ít nhất hai người trở lên cùng tham gia vào việc thực hiện một
tội phạm. Những người tham gia cùng thực hiện một tội phạm này phải thoả mãn đầy
đủ các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm. Nghĩa là họ phải có năng lực trách nhiệm
hình sự (TNHS) và đạt độ tuổi luật định.
Trường hợp có nhiều người cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm
nhưng chỉ có một người đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS thì khơng có đồng
phạm mà chỉ là phạm tội riêng lẻ.
Ví dụ: A (20 tuổi) đã xúi giục B (10 tuổi) đốt nhà bà T vì mâu thuẫn cá nhân.
Trường hợp này tuy có hai người cùng thực hiện một tội phạm nhưng khơng có đồng
phạm vì chỉ có một người đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS là A. B khơng có
đủ điều kiện để là chủ thể của tội phạm.

1


- Dấu hiệu hành vi
Dấu hiệu hành vi được quy định tại Điều 20 BLHS là: “cùng thực hiện một tội

phạm”.
Dấu hiệu hành vi “cùng thực hiện một tội phạm” còn được gọi là dấu hiệu
hoạt động chung. Dấu hiệu này có nghĩa là hành vi của mỗi người đồng phạm phải
được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau, hành vi của người này hỗ trợ,
bổ sung và là điều kiện cho hành vi của người khác. Hành vi của những người đồng
phạm có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, làm cho hoạt động phạm tội chung có
hiệu quả hơn và nguy hiểm hơn. Hành vi của mỗi người là một khâu cần thiết cho
hoạt động phạm tội chung.
Có bốn loại hành vi tương ứng với bốn loại người đồng phạm. Đó là hành vi
tổ chức việc thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm,
hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm và hành vi trực tiếp thực hiện hành
vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm (CTTP). Trong quá trình
“cùng thực hiện một tội phạm” tùy từng trường hợp cụ thể mà mỗi người đồng phạm
có thể tham gia thực hiện ít nhất một trong bốn loại hành vi kể trên. Nếu hành vi của
một người có liên quan đến việc thực hiện tội phạm của một người khác nhưng
không thuộc một trong bốn loại hành vi kể trên thì khơng thể coi là “cùng thực hiện
một tội phạm” và do đó, khơng được coi là đồng phạm.
Trong một vụ án đồng phạm, mỗi người đồng phạm có thể tham gia thực hiện
một hoặc nhiều loại hành vi kể trên. Có thể tất cả những người đồng phạm đều thực
hiện một loại hành vi phạm tội, cũng có thể mỗi người đồng phạm thực hiện một loại
hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia thực hiện tội phạm từ đầu hoặc có thể tham
gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.
- Dấu hiệu hậu quả chung
Hậu quả của tội phạm trong vụ án đồng phạm phải là kết quả chung do sự
phối hợp hoạt động của tất cả những người tham gia vào việc phạm tội mang lại.
Những người tham gia vào vụ án đồng phạm bằng hành vi của mình đã góp
phần thực hiện tội phạm chung hoặc tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm chung
được dễ dàng, hành vi của họ đều hướng tới một hậu quả chung nguy hiểm cho xã
hội.
2



- Dấu hiệu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong đồng
phạm
Hành vi của mỗi người đồng phạm phải có mối quan hệ nhân quả với hoạt
động phạm tội chung và với hậu quả phạm tội chung. Mối quan hệ nhân quả này
được thể hiện dưới hai dạng:
+ Trường hợp những người đồng phạm đều là người trực tiếp thực hiện hành
vi được mô tả trong mặt khách quan của CTTP thì hành vi của mỗi người đồng phạm
đều là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hậu quả chung của tội phạm.
+ Trường hợp có sự phân cơng vai trị giữa những người đồng phạm (có người
thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) thì chỉ có hành vi của
người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả chung, hành vi của
những người đồng phạm khác thì thơng qua hành vi của người thực hành mà gây ra
hậu quả đó. Hay nói cách khác, hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người
giúp sức là nguyên nhân gián tiếp đưa đến hậu quả chung của tội phạm.
Trong những dấu hiệu khách quan kể trên thì dấu hiệu về số lượng người tham
gia và dấu hiệu hành vi là hai dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp đồng phạm,
còn dấu hiệu hậu quả chung cũng như dấu hiệu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả chỉ là dấu hiệu bắt buộc khi xác định đồng phạm với những tội phạm có
cấu thành vật chất.
* Các dấu hiệu chủ quan của đồng phạm
Tội phạm là một thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan. Trong
đó mặt chủ quan là những hoạt động tâm lí bên trong của người phạm tội. Mặt chủ
quan của đồng phạm bao gồm những dấu hiệu sau: lỗi, động cơ và mục đích phạm
tội. Trong đó, dấu hiệu lỗi luôn là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp đồng
phạm cịn dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội chỉ là dấu hiệu bắt buộc khi trong
CTTP có quy định động cơ, mục đích là dấu hiệu bắt buộc.
- Dấu hiệu lỗi
Lỗi là thái độ tâm lí của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của

mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý
hoặc vô ý. [42-tr.153]

3


Dấu hiệu lỗi của đồng phạm là “cùng cố ý”. Có nghĩa là khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội, mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý đối với hành vi của
mình mà cịn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác.
Sự “cùng cố ý” này thể hiện ở cả hai mặt ý thức và ý chí.
Về ý thức:
+ Ý thức đối với hành vi: Mỗi người đồng phạm nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội đồng thời họ nhận thức được mình đang hoạt động
chung với những người khác. Họ cũng nhận thức được hành vi của những người
đồng phạm khác là nguy hiểm cho xã hội. Do đó, nếu một người chỉ biết mình có
hành vi nguy hiểm cho xã hội mà khơng biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm
cho xã hội cùng với mình thì đó khơng phải là cùng cố ý, khơng có đồng phạm.
+ Ý thức đối với hậu quả: Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện, đồng thời mỗi người đồng phạm
cũng thấy trước hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.
Về ý chí: Mỗi người đồng phạm đều mong muốn có hoạt động chung và cùng
mong muốn có hậu quả xảy ra hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Nghĩa là
trong đồng phạm, thông thường lỗi của những người đồng phạm là lỗi cố ý trực tiếp,
nhưng cũng có thể là lỗi cố ý gián tiếp.
Lỗi “cùng cố ý” là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp đồng phạm. Do đó,
nếu có nhiều người cùng thực hiện một tội phạm, nhưng do lỗi vô ý thì khơng phải là
đồng phạm mà đây chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ.
- Dấu hiệu mục đích phạm tội
Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội mong
muốn đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. [42-tr.169]

Mục đích phạm tội của mỗi người đồng phạm có thể khác nhau. Những tội
phạm khơng quy định mục đích là dấu hiệu định tội thì những người đồng phạm
khơng buộc phải có cùng mục đích. Ngược lại, những tội phạm nào quy định mục
đích là dấu hiệu định tội thì những người đồng phạm buộc phải có cùng mục đích
này. Cũng được coi là cùng mục đích phạm tội nếu những người tham gia thực hiện
tội phạm khơng có chung mục đích được quy định trong CTTP nhưng họ biết rõ và
tiếp nhận mục đích của nhau.
4


Ví dụ: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS) thì
mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc. A, B, C, D bàn với nhau
trốn đi nước ngồi để chống chính quyền Việt Nam. Qua tìm hiểu chúng biết ơng X
là người lái thuyền chuyên chở khách qua nước ngoài bằng đường biển. A, B, C, D
đến gặp ơng X nói rõ mục đích muốn đi nước ngồi để chống chính quyền Việt Nam
và thỏa thuận nếu ông X đồng ý chở thì bọn chúng sẽ trả tiền cơng gấp 10 lần. Ơng X
vì ham tiền nên đã đồng ý chở. Tuy ơng X khơng có cùng mục đích chống chính
quyền nhân dân được quy định trong Điều 79 BLHS nhưng ông X biết rõ và tiếp
nhận mục đích của A, B, C, D nên ông X bị coi là đồng phạm với A, B, C, D về tội
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS).
Trong trường hợp dấu hiệu mục đích là bắt buộc mà những người tham gia
thực hiện tội phạm không thoả mãn dấu hiệu này thì khơng phải là đồng phạm, họ sẽ
chịu TNHS độc lập với nhau.
- Dấu hiệu động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện
hành vi phạm tội cố ý. [42-tr.168]
Giống như dấu hiệu mục đích phạm tội, những người đồng phạm có thể có
những động cơ phạm tội khác nhau. Những tội phạm không quy định động cơ là dấu
hiệu bắt buộc thì những người đồng phạm khơng buộc phải có cùng động cơ phạm
tội. Những tội phạm quy định dấu hiệu động cơ là dấu hiệu bắt buộc thì những người

đồng phạm phải thỏa mãn dấu hiệu động cơ bắt buộc này.
Ví dụ: Điều 281 BLHS quy định động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác là
dấu hiệu định tội. Do đó, những người đồng phạm phải có cùng động cơ vụ lợi hoặc
cùng động cơ cá nhân khác mới bị xem là đồng phạm. Nếu không cùng động cơ được
quy định trong điều luật này thì những người tham gia phạm tội chỉ bị xem là phạm
tội riêng lẻ.
Tóm lại, có ba dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp đồng phạm là: dấu
hiệu số lượng người tham gia, dấu hiệu hành vi phạm tội và dấu hiệu lỗi. Dấu hiệu
động cơ và mục đích phạm tội chỉ bắt buộc nếu trong CTTP có quy định dấu hiệu đó
là dấu hiệu bắt buộc. Cịn dấu hiệu hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả chỉ là dấu hiệu bắt buộc đối với những tội phạm có cấu thành vật chất.
5


1.1.2 Các loại ngƣời đồng phạm
Căn cứ vào khoản 2 Điều 20 BLHS có bốn loại người đồng phạm, đó là:
người tổ chức, người thực hành, người giúp sức và người xúi giục.
* Ngƣời thực hành
Khoản 2 Điều 20 BLHS quy định: “Người thực hành là người trực tiếp thực
hiện tội phạm.”
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm được thể hiện dưới hai
dạng:
- Dạng thứ nhất: Người thực hành là người tự mình trực tiếp thực hiện tồn bộ
hoặc một phần hành vi được mơ tả trong CTTP. Nếu có nhiều người thực hành và
mỗi người thực hiện một phần hành vi được mô tả trong CTTP thì tổng hợp những
hành vi của họ là hành vi có đủ dấu hiệu của CTTP.
Người tự mình trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội có thể sử dụng công cụ,
phương tiện phạm tội hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội.
- Dạng thứ hai: Người thực hành là người khơng tự mình trực tiếp thực hiện
hành vi được mơ tả trong CTTP mà có hành vi cố ý tác động đến người khác để

người này thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Nhưng người đã thực hiện
hành vi đó lại khơng phải chịu TNHS cùng với người đã tác động vì họ rơi vào một
trong những trường hợp sau:
+ Họ khơng có năng lực TNHS hoặc không đủ tuổi chịu TNHS.
+ Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vơ ý.
+ Họ được loại trừ TNHS do bị cưỡng bức về thân thể hoặc cưỡng bức về tinh
thần ở mức độ bị tê liệt ý chí.
Tuy nhiên, có những tội phạm mà do tính chất của hành vi khách quan được
mơ tả trong CTTP địi hỏi chủ thể phải tự mình thực hiện hành vi như tội loạn luân
(Điều 150 BLHS), tội đào ngũ (Điều 325 BLHS)… thì người thực hành khơng thể có
hành vi sử dụng hoặc lợi dụng người khác để người này thực hiện hành vi khách
quan được quy định trong CTTP.
Hành vi của người thực hành có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm, hành
vi của họ là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả chung, là căn cứ để xác
định tội danh, xác định giai đoạn thực hiện tội phạm, xác định tính chất, mức độ
6


nguy hiểm của tội phạm... Về tính chất nguy hiểm, người thực hành ít nguy hiểm hơn
so với người tổ chức, tùy vào trường hợp mà có thể xem người thực hành nguy hiểm
hơn hoặc ít nguy hiểm hơn người xúi giục.
* Ngƣời tổ chức
Khoản 2 Điều 20 BLHS quy định: “Người tổ chức là người chủ mưu, cầm
đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.”
- Người chủ mưu: Là người chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm, đưa ra
sáng kiến thành lập băng nhóm phạm tội, đưa ra những âm mưu, phương hướng hoạt
động của nhóm phạm tội, thúc đẩy những người đồng phạm khác phạm tội…
- Người cầm đầu: Là người đứng ra thành lập các nhóm người phạm tội hoặc
tham gia soạn thảo kế hoạch phạm tội, phân công, giao trách nhiệm cho các đồng
phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm. Người cầm đầu có thể khơng

phải là người đã sáng lập ra nhóm đồng phạm, họ có thể tham gia khi nhóm đồng
phạm đã hình thành nhưng được những người đồng phạm tín nhiệm và được đưa vào
bộ phận lãnh đạo của nhóm đồng phạm. Trong một nhóm đồng phạm thường chỉ có
một tên cầm đầu nhưng cũng có thể có nhiều tên cầm đầu.
- Người chỉ huy: Là người trực tiếp điều khiển hoạt động phạm tội của nhóm
đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.
Như vậy, người chủ mưu, người cầm đầu, người chỉ huy là ba dạng tồn tại
khác nhau của người tổ chức. Người tổ chức có thể chỉ là một trong ba dạng này, có
thể là hai trong ba dạng này, cũng có thể là kết hợp của cả ba dạng này.
Lưu ý: Nếu trong mặt khách quan của CTTP có quy định hành vi “tổ chức” thì
người có hành vi này được coi là người thực hành của tội phạm đó. Ví dụ: Tội tổ
chức đua xe trái phép (Điều 206 BLHS) thì người có hành vi tổ chức trái phép việc
đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ được xem là người thực
hành của tội phạm này.
Người tổ chức có tính chất nguy hiểm nhất trong những người đồng phạm vì
họ biết rõ tính chất phạm tội của mình và của những người khác cũng như điều khiển
hành vi phạm tội của những người đồng phạm khác theo những âm mưu, kế hoạch đã
định trước. Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người tổ chức là
người có sáng kiến thành lập hoặc đứng ra thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều
7


khiển hoạt động của nhóm đó. Với tính chất nguy hiểm như vậy, BLHS đã đưa ra
nguyên tắc nghiêm trị đối với người tổ chức tại khoản 2 Điều 3 BLHS: “Nghiêm trị
người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy…”. Do đó, khi quyết định hình phạt, người tổ chức
thường phải chịu mức hình phạt nặng hơn so với những người đồng phạm khác.
* Ngƣời xúi giục
Khoản 2 Điều 20 BLHS quy định: “Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ,
thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.”
Theo từ điển Tiếng Việt, xúi giục là “xui và thúc đẩy người khác làm việc sai

trái, với dụng ý xấu”. [44-tr.1138]
Hành vi xúi giục là hành vi tác động đến ý chí, tư tưởng của người khác làm
cho người này từ chỗ chưa có ý định phạm tội đến nảy sinh ý định phạm tội hoặc
thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có (tức là trước đó người bị xúi
giục đã manh nha nghĩ về việc phạm tội nhưng chưa quyết định việc thực hiện tội
phạm. Nay có hành vi xúi giục nên họ quyết định thực hiện.)
Hành vi xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động,
lơi kéo, dụ dỗ, lừa gạt… Để bị xem là hành vi xúi giục thì hành vi đó phải thoả mãn
các điều kiện sau:
- Hành vi xúi giục phải trực tiếp: Nghĩa là hành vi xúi giục phải nhằm vào một
hoặc một số đối tượng xác định. Người xúi giục phải xác định rõ đối tượng mà hành
vi xúi giục của mình hướng tới một cách cụ thể, tác động vào họ để họ thực hiện tội
phạm mà mình mong muốn. Việc kêu gọi, hơ hào một số lượng người không xác
định phạm tội mà không nhằm vào một đối tượng xác định thì khơng bị xem là hành
vi xúi giục.
- Hành vi xúi giục phải cụ thể: Nghĩa là hành vi xúi giục phải nhằm gây ra
việc thực hiện một tội phạm nhất định. Tức là người xúi giục phải hướng tới việc
người bị xúi giục sẽ thực hiện một tội phạm cụ thể nào đó, cịn nếu chỉ kích động,
gợi ý chung chung mà khơng hướng tới tội phạm nào thì khơng phải là hành vi xúi
giục. Việc truyền bá, gieo rắc tư tưởng xấu khiến người khác đi vào con đường phạm
tội cũng không phải là hành vi xúi giục.
- Về mặt chủ quan, người xúi giục phải có ý định rõ ràng thúc đẩy người khác
phạm tội. Điều này có nghĩa là người xúi giục phải có lỗi cố ý. Những người có lời
8


nói hoặc việc làm có thể gây ảnh hưởng tới việc phạm tội của người khác nhưng
người đó khơng có ý định thúc đẩy người khác phạm tội thì họ cũng không phải là
người xúi giục.
Lưu ý: Nếu trong mặt khách quan của cấu thành một tội phạm có quy định

hành vi “xúi giục” thì người có hành vi này được coi là người thực hành của tội
phạm đó. Ví dụ: Người có hành vi xúi giục làm người khác tự sát theo quy định tại
Điều 101 BLHS thì được xem là người thực hành của tội xúi giục người khác tự sát.
Người xúi giục thường được xem là có tính nguy hiểm thấp hơn so với người
tổ chức, tuy nhiên, tuỳ vào trường hợp cụ thể mà họ có thể nguy hiểm hơn hoặc ít
nguy hiểm hơn so với người thực hành. Việc xác định TNHS đối với người xúi giục
tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi xúi giục, bản chất của người xúi
giục, người bị xúi giục, cũng như thủ đoạn mà người xúi giục thực hiện và mối quan
hệ giữa người xúi giục và người bị xúi giục với nhau.
* Ngƣời giúp sức
Khoản 2 Điều 20 BLHS quy định: “Người giúp sức là người tạo những điều
kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”
Người giúp sức trong đồng phạm có thể là người giúp sức về vật chất hoặc
giúp sức về tinh thần.
- Giúp sức về vật chất: Là hành vi cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội,
khắc phục những trở ngại để người thực hành thực hiện tội phạm thuận lợi, dễ dàng
hơn.
- Giúp sức về tinh thần: Là hành vi tạo điều kiện về tinh thần cho việc thực
hiện tội phạm như góp ý kiến, chỉ dẫn cách thức thực hiện tội phạm, cung cấp tình
hình, hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, tang vật, dấu vết phạm tội…
Hành vi giúp sức có thể tồn tại dưới dạng hành động phạm tội hoặc không
hành động phạm tội (khi chủ thể có nghĩa vụ pháp lí phải hành động nhưng đã không
hành động tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm xảy ra). Ví dụ: A là bảo vệ của cơng
ty X có trách nhiệm hàng ngày khố và kiểm tra các phịng, kho trước khi ra về. Tuy
nhiên một hơm A đã khơng khố cửa sổ phía sau nhà kho để tạo điều kiện cho B và
C là đồng bọn của mình từ bên ngồi lẻn vào trộm cắp tài sản của công ty X. Hành vi
của A bị xem là không hành động phạm tội.
9



Hành vi giúp sức có thể được thực hiện trước khi người thực hành bắt tay vào
việc thực hiện tội phạm hoặc khi tội phạm đang được tiến hành nhưng phải được
thực hiện trước khi tội phạm kết thúc trên thực tế. Vì hành vi giúp sức là hành vi tạo
điều kiện cho việc thực hiện tội phạm được dễ dàng hơn nên nếu hành vi này diễn ra
sau khi tội phạm kết thúc mà khơng có sự hứa hẹn trước thì khơng cịn tác dụng tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm nữa. Trường hợp này hành vi đó có
thể cấu thành một tội phạm độc lập như tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS), tội che giấu tội phạm (Điều 313 BLHS).
Lưu ý: Nếu trong mặt khách quan của cấu thành một tội phạm có quy định
hành vi “giúp sức” thì người có hành vi này được coi là người thực hành của tội
phạm đó. Ví dụ: Người có hành vi giúp người khác tự sát theo quy định tại Điều 101
BLHS thì được xem là người thực hành của tội giúp người khác tự sát.
Như vậy, người giúp sức nhìn chung có tính nguy hiểm thấp hơn so với những
người đồng phạm khác vì hành vi giúp sức chỉ đóng vai trị tạo điều kiện thuận lợi,
dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ khơng đóng vai trị quyết định trong việc
thực hiện tội phạm. Đây cũng là cơ sở để quyết định hình phạt với người giúp sức
nhẹ hơn những loại người khác trong vụ án đồng phạm.
Một vụ án đồng phạm có thể có đầy đủ cả bốn loại người đồng phạm nêu trên
cũng có thể khơng. Trong bốn loại người đồng phạm, người tổ chức bị xem là có tính
nguy hiểm cao nhất, giữa người thực hành và người xúi giục thì mức độ nguy hiểm
tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người giúp sức được xem là ít nguy hiểm nhất.
Nếu một người đồng phạm tham gia với nhiều vai trị khác nhau thì họ chỉ bị xét xử
về một vai trị có TNHS nặng nhất.
1.1.3 Các hình thức đồng phạm
Tuỳ thuộc vào những mục đích khác nhau chúng ta phân chia đồng phạm
thành những nhóm khác nhau dựa trên những căn cứ nhất định.
* Phân loại theo dấu hiệu chủ quan
Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được phân ra thành đồng phạm
khơng có thơng mưu trước và đồng phạm có thơng mưu trước.
- Đồng phạm khơng có thơng mƣu trƣớc: Đồng phạm khơng có thơng mưu

trước là một hình thức đồng phạm trong đó giữa những người đồng phạm khơng có
10


sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về việc cùng thực hiện một tội phạm, hoặc là
có sự thỏa thuận nhưng khơng đáng kể.
Trong hình thức đồng phạm này, những người đồng phạm dù khơng có sự bàn
bạc, trao đổi trước với nhau về việc thực hiện tội phạm nhưng họ nhận thức được
mình đang hoạt động chung với những người đồng phạm khác và hoạt động phạm tội
của mỗi người được tiến hành trong sự liên kết, thống nhất với nhau. Thuộc hình
thức đồng phạm này có thể là trường hợp những người đồng phạm nhất trí với nhau
ở hiện trường và bắt tay ngay vào việc thực hiện tội phạm hoặc là đồng phạm hình
thành khi đang có người thực hiện tội phạm. Do đó, bàn bạc, thoả thuận trước về việc
thực hiện tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm.
- Đồng phạm có thơng mƣu trƣớc: Đồng phạm có thơng mưu trước là một
hình thức đồng phạm trong đó giữa những người đồng phạm có sự thoả thuận, bàn
bạc trước với nhau về tội phạm cùng thực hiện.
Do có sự bàn bac, thỏa thuận trước về việc thực hiện tội phạm nên sự phối
hợp hành động của những người đồng phạm có tính tốn kỹ hơn, sự chuẩn bị chu đáo
hơn, có thể đưa lại hiệu quả lớn hơn. Chính vì vậy, hình thức đồng phạm này thường
có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hình thức đồng phạm khơng có
thơng mưu trước.
* Phân loại theo dấu hiệu khách quan
Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, đồng phạm được phân ra thành đồng phạm
giản đơn và đồng phạm phức tạp.
- Đồng phạm giản đơn: Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong
đó những người tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trị là người thực hành.
Trong đồng phạm giản đơn, tất cả những người đồng phạm đều tham gia thực
hiện hành vi phạm tội được mô tả trong mặt khách quan của CTTP. Họ có thể cùng
thực hiện tội phạm tại cùng một thời điểm hoặc thực hiện tội phạm vào những thời

điểm kế tiếp nhau. Nhưng tổng hợp hành vi phạm tội của họ chính là hành vi được
mơ tả trong CTTP mà họ đã thực hiện.
Ví dụ: Thấy nhà ơng K khơng có ai ở nhà nên A và B đã lẻn vào nhà và lấy đi
một số lượng lớn tài sản như ti vi, loa, đầu đĩa… Hành vi của cả A và B đều là hành

11


vi của người thực hành, đều trực tiếp thực hiện tội phạm. Đây là hình thức đồng
phạm giản đơn.
- Đồng phạm phức tạp: Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong
đó có một hoặc một số người tham gia giữ vai trò là người thực hành, những người
khác giữ vai trò tổ chức, xúi giục hay giúp sức.
Trong thực tế, phần lớn các trường hợp đồng phạm phức tạp đều có thơng
mưu trước, vì hình thức này có sự phân cơng vai trị giữa những người cùng tham gia
thực hiện tội phạm, sự phân công thường diễn ra trước khi người thực hành thực hiện
tội phạm.
Ví dụ: Do xích mích, mâu thuẫn cá nhân nên T đã bảo đàn em của mình là M
và S đánh dằn mặt H. Phát hiện H đang ngồi uống cà phê trong quán, T điện thoại
cho M và S tới. Tới nơi, M và S lao vào dùng mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu và
người H khiến H bị thương với tỉ lệ thương tích 37 %. Trong vụ án này, T là kẻ chủ
mưu, M và S đóng vai trị là người thực hành.
* Phạm tội có tổ chức
Ngồi những hình thức đồng phạm nêu trên, khoản 3 Điều 20 BLHS cịn nêu
ra một hình thức đồng phạm nữa, đó là phạm tội có tổ chức: “Phạm tội có tổ chức là
hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội
phạm”
Như vậy, với tính chất là một hình thức đồng phạm, phạm tội có tổ chức trước
hết phải thoả mãn tất cả các dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm, ngoài ra phạm tội có
tổ chức cịn phải có “sự câu kết chặt chẽ” giữa những người đồng phạm.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/1988/HĐTP ngày 16/11/1988, phạm tội có
tổ chức thể hiện dưới các dạng sau đây:
- Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: đảng phái,
hội, đồn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những tên chỉ huy, cầm đầu; hoặc
khơng có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm
tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội.
- Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế
hoạch đã thống nhất trước.

12


- Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức
thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính tốn kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị
phương tiện hoạt động và có khi cịn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.
Do đó phạm tội có tổ chức ln là hình thức đồng phạm có thơng mưu trước.
Thơng thường, phạm tội có tổ chức là đồng phạm phức tạp, nhưng cũng có những
trường hợp phạm tội có tổ chức là đồng phạm giản đơn.
Do có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm nên
phạm tội có tổ chức có khả năng cho phép phạm tội nhiều lần, liên tục, gây hậu quả
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nên nó mang tính nguy hiểm cao cho xã
hội. Chính vì vậy, phạm tội có tổ chức là tình tiết định khung tăng nặng trong nhiều
CTTP. Khi không được quy định là tình tiết định khung tăng nặng thì phạm tội có tổ
chức được áp dụng là tình tiết tăng nặng TNHS theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 48 BLHS.
1.2 Khái niệm chung về TNHS
TNHS là một trong những chế định cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam.
Xung quanh khái niệm TNHS hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng TNHS là hậu quả pháp lí của việc phạm tội thể
hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. TNHS là nghĩa

vụ phải chịu các biện pháp cưỡng chế Nhà nước của người phạm tội do việc người
đó thực hiện tội phạm. Thời điểm người phạm tội thực hiện tội phạm là thời điểm bắt
đầu TNHS. [41-tr.41]
- Quan điểm thứ hai cho rằng TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách
nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất
và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện. [30-tr.14]
- Quan điểm thứ ba cho rằng TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội
phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều
biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Luật hình sự quy định. [17-tr.609]
- Quan điểm thứ tư cho rằng TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao
gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu bị kết tội,

13


chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích.
[19-tr.210]
Trên cơ sở những quan điểm về TNHS, có thể rút ra khái niệm TNHS như
sau: TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội
thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước Nhà nước phải chịu những tác động
pháp lý bất lợi được quy định trong Luật hình sự do Tồ án áp dụng theo một trình
tự tố tụng nhất định.
Từ khái niệm TNHS nêu trên, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm của
TNHS như sau:
- Đặc điểm thứ nhất: TNHS là hậu quả pháp lí của việc thực hiện tội phạm.
Điều 2 BLHS 1999 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS
quy định mới phải chịu TNHS”. TNHS phát sinh khi có người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc khơng thực hiện nghĩa vụ mà pháp
luật hình sự u cầu thực hiện. TNHS là một loại trách nhiệm pháp lý chỉ có thể

được áp dụng đối với người thực hiện hành vi bị Luật hình sự coi là tội phạm, nghĩa
là việc thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của CTTP được quy định trong Luật
hình sự. Khơng có việc thực hiện hành vi bị Luật hình sự coi là tội phạm thì khơng
thể có TNHS.
- Đặc điểm thứ hai: TNHS là trách nhiệm cá nhân của người phạm tội trước
Nhà nước. Đặc điểm này xuất phát từ quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà
nước và người phạm tội và bao gồm hai nội dung: Thứ nhất, TNHS là trách nhiệm
của cá nhân người phạm tội. Đây là loại trách nhiệm mà chính cá nhân người phạm
tội phải gánh chịu (không uỷ thác, khơng liên đới và là trách nhiệm của chính người
phạm tội). Thứ hai, TNHS là loại trách nhiệm mà người phạm tội phải gánh chịu
trước Nhà nước chứ không phải trước người bị hại.
- Đặc điểm thứ ba: TNHS là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong
các trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý bao gồm nhiều loại như TNHS, trách
nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm kỷ luật… Tính nghiêm khắc của
TNHS thể hiện ở chỗ người phạm tội bị Toà án kết án, phải chịu hình phạt, các biện
pháp tư pháp và mang án tích. Hình phạt, biện pháp tư pháp và án tích vừa là nội
dung của TNHS, vừa là hình thức thực hiện TNHS.
14


Bằng việc ra bản án kết tội đối với một người, Tịa án nhân danh Nhà nước
chính thức lên án người phạm tội. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế chủ yếu của
Luật hình sự khơng chỉ hạn chế quyền tự do, quyền tài sản, quyền chính trị mà thậm
chí có thể tước bỏ cả quyền sống của người phạm tội. Ngoài ra, người bị kết án phải
chấp hành các biện pháp tư pháp như bị tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt
buộc chữa bệnh; giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng. Án
tích là một tình trạng pháp lí bất lợi về hình sự đối với người phạm tội thể hiện ở chỗ
án tích là dấu hiệu định tội đối với một số trường hợp được quy định tại Phần Các tội
phạm BLHS. Án tích cũng là điều kiện để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm

trong vụ án hình sự. Người phạm tội bị mang án tích kể từ khi bị kết án cho đến khi
được xóa án tích hoặc được miễn TNHS.
- Đặc điểm thứ tư: TNHS được xác định bằng trình tự đặc biệt được quy định
trong Luật Tố tụng hình sự. Việc xác định các căn cứ để có thể áp dụng TNHS là kết
quả của cả một quá trình điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan có thẩm quyền
trong tố tụng hình sự. Việc quy định trình tự, thủ tục chặt chẽ trong việc xác định
TNHS nhằm bảo đảm việc quy kết TNHS đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
- Đặc điểm thứ năm: TNHS được phản ánh trong bản án hoặc quyết định có
hiệu lực của Toà án. TNHS là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện trước hết
ở việc Tòa án, nhân danh Nhà nước, kết án người phạm tội. Một người chỉ bị coi là
có tội khi có bản án hoặc quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật.
1.3 Khái quát lịch sử quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về TNHS
của những ngƣời đồng phạm
1.3.1 Trong pháp luật hình sự Việt Nam thời phong kiến
Ngay từ thời kì phong kiến, đặc biệt là khi pháp luật thành văn ra đời đều có
áp dụng nguyên tắc trừng trị tập thể, đặc biệt với những tội thuộc “thập ác tội” phải
giết hết thân tộc. Nghĩa là về mặt hình thức, việc truy cứu TNHS về một tội có thể
được tiến hành đối với nhiều người. Đây được xem là những tiền đề đầu tiên cho
phép truy cứu TNHS với nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Trách nhiệm tập thể
theo pháp luật phong kiến là trách nhiệm của những người không tham gia phạm tội,
15


nhưng phải chịu TNHS, thậm chí bị chém đầu, bởi vì họ sống trong gia đình, là thân
thuộc của những người phạm tội.
Bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc Triều hình luật (QTHL) thời Lê
được xem là đi đầu trong việc đưa ra cơ sở pháp lí cho việc truy cứu trách nhiệm của
nhiều người cùng phạm một tội. Vấn đề đồng phạm được quy định tại Điều 35, 36,
411, 412, 454, 469, 539 QTHL.
- Về khái niệm đồng phạm và các loại người đồng phạm: QTHL không quy

định khái niệm đồng phạm, cũng khơng có quy phạm định nghĩa về các loại người
đồng phạm, mà chỉ có quy định về ba loại người là thủ phạm, chủ mưu và kẻ tòng
phạm (bao gồm cả người xúi giục và người giúp sức). Thủ phạm là người thực hiện
những hành vi cụ thể gây nên tội phạm. Người chủ mưu là người khơng tự mình thực
hiện các hành vi phạm tội nhưng có thể coi là nguyên nhân của tội phạm ấy về mặt
tinh thần. Điều 116 QTHL quy định: “Người đầu tiên tiết lộ là thủ phạm, người nghe
được rồi lại truyền sang người khác là tòng phạm, kẻ nghe được việc tiết lộ rồi
truyền đi được giảm tội 2 bậc, khơng phải là việc đại sự thì không bắt tội”.
Một trong những đặc sắc của pháp luật hình sự thời kì này là đã ghi nhận
trường hợp xúi giục thực hiện tội phạm nhưng khơng có đồng phạm. Đó chính là các
trường hợp kích động, thúc đẩy người khác phạm tội rồi đi trình báo, tố giác nhằm
thoả mãn động cơ cá nhân nào đó. Tại Điều 539 QTHL quy định: “Những kẻ xúi giục
cho người ta không biết mà phạm pháp, hay là người biết phép mà cứ xúi giục họ
làm trái phép, cùng là để cho người ta phạm pháp, rồi bắt hay tố cáo, hay là để
người khác bắt hay tố cáo, chủ ý để lấy thưởng, hay vì hiềm khích mà xúi giục để
người ta phạm tội, thì cùng bị xử tội như người phạm pháp.”
- Về TNHS trong đồng phạm: Pháp luật hình sự thời kì này truy cứu TNHS
đối với tập thể nếu phạm những tội thuộc nhóm Thập ác tội. Trong bộ luật này chỉ có
quy định về việc chịu trách nhiệm chung về việc thực hiện tội phạm chứ khơng có
ngun tắc chịu trách nhiệm độc lập, như các con phạm tội thì cha cũng phải chịu tội
tại Điều 457 QTHL: “Các con còn ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha mẹ bị xử
tội biếm, ăn cướp thì cha bị xử tội đồ, nặng thì xử tăng thêm tội, và đều phải bồi
thường thay con những tang vật ăn trộm, ăn cướp. Nếu con đã ở riêng, thì cha bị xử
tội phạt hay biếm”. Hay quy định tại Điều 411 QTHL: “Những kẻ mưu làm phản,
16


mưu làm việc đại nghịch thì xử tội chém bêu đầu; kẻ tòng phạm và thân đảng biết
việc ấy đều phải xử tội chém…”.
Bộ luật quy định nguyên tắc trừng trị tội phạm trong đồng phạm tại Điều 35,

quyết định hình phạt nặng đối với người cầm đầu, tổ chức: “Nhiều người cùng phạm
một tội, thì lấy người khởi xướng làm đầu, người a tòng được giảm một bậc. Nếu tất
cả người trong một nhà cùng phạm tội, chỉ bắt người tơn trưởng”. Ngồi ra, bộ luật
cịn quy định xử nhẹ tội hơn đối với người tòng phạm, chẳng hạn như tại Điều 415
QTHL: “Những kẻ mưu giết người, thì xử tội lưu đi châu gần… tòng phạm đều bị xử
nhẹ hơn tội trên một bậc”; hay quy định tại Điều 426 QTHL: “Những kẻ ăn cướp, thủ
phạm thì xử chém, kẻ tòng phạm xử giảo…”
QTHL đã thể hiện quan điểm khi xác định TNHS của những người đồng
phạm, cần căn cứ vào tính chất và mức độ tham gia của từng người tại Điều 469:
“Đồng mưu đánh người bị thương, thì kẻ nào đánh nhiều địn nặng, là thủ phạm, kẻ
chủ mưu cũng phải chịu cùng một tội, còn người tịng phạm thì được giảm tội một
bậc; đánh đến chết thì xem chết vì thương tích nào, kẻ gây thương tích ấy nặng tội.
Nếu khơng xem xét được rõ ràng thì kẻ hạ thủ sau cùng xử nặng tội. Nếu đánh loạn
xạ không biết ai đánh trước sau, nhiều ít, thì kẻ chủ mưu nặng tội nhất, cịn kẻ khác
đều xử giảm tội một bậc”.
Bộ luật Gia Long hay cịn gọi là Hồng Việt luật lệ (HVLL) được khắc in
lần đầu năm 1812 đã thể hiện sự tiếp thu những quy định của Bộ luật Hồng Đức về
đồng phạm nhưng có những bước tiến đáng kể về mặt lập pháp.
- Về khái niệm đồng phạm và các loại người đồng phạm: Trên cơ sở tiếp thu
quy định của Bộ luật Hồng Đức, vấn đề đồng phạm được quy định tại Điều 29 –
Cùng phạm tội nhưng chia thủ, tùng -“Phàm cùng phạm tội thì lấy người tạo ý đầu
tiên làm thủ, những người tuỳ tùng giảm một bậc. Nếu mọi người trong cùng một nhà
phạm tội thì buộc tội một mình tơn trưởng”.
Các quy định về những người đồng phạm trong HVLL tương tự như quy định
trong QTHL. Về người xúi giục, tuy chưa đưa ra khái niệm về loại người này, nhưng
Điều 21 – Nhận giá chuộc tội đối với người già, trẻ em, người tàn phế - quy định:
“90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống, dù có phạm tội chết cũng khơng chịu hình phạt
nào. Có ai xúi giục thì bắt tội người ấy”
17



- Về TNHS trong đồng phạm: HVLL quy định về TNHS bao gồm TNHS cá
nhân và TNHS tập thể đối với một số tội xâm hại tới sự tồn tại của chế độ phong kiến
với chế tài mang tính chất tàn ác hơn nhiều so với QTHL. Điều 223 HVLL quy định:
“Phàm kẻ mưu phản không làm lợi cho đất nước, mưu hại xã tắc và đại nghịch
khơng có lợi đối với vua, mưu phá hủy tôn miếu, sơn lăng và cung huyết. Chỉ nhúng
tay vào âm mưu mà không chia cầm đầu hay tòng phạm đã, hay chưa làm đều bị xử
tử bằng lăng trì… ”.
Trong HVLL khơng có điều luật nào trực tiếp quy định về quyết định hình
phạt đối với những người đồng phạm, mà vấn đề này được quy định rải rác trong một
số điều luật cụ thể. Nhìn chung nội dung của chế định này được quy định cịn rất sơ
sài. Sự phân hóa TNHS cũng như cá thể hóa hình phạt của những người đồng phạm
chưa đáng kể, nhất là đối với những tội thuộc nhóm Thập ác. Những người đồng
phạm tuy hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau nhưng lại
có chung mức xử lí. Đây là một trong những hạn chế của HVLL. Một số trường hợp
có sự phân hóa TNHS của những người đồng phạm nhưng nhìn chung cịn hạn chế.
Tại Điều 3, lệ 4 HVLL quy định: “Những cha, chú, anh em trai kẻ trộm cùng ở
chung với hắn tri tình và cùng phân chia tang vật thì bị tội kém chính phạm 2 bậc.
Nếu khơng tri tình thì những người này bị tội kém 3 bậc.”
1.3.2 Trong pháp luật hình sự Việt Nam thời Pháp thuộc
đến trƣớc khi ban hành BLHS 1985
* Luật hình Canh Cải dựa trên BLHS Pháp được sửa đổi 56 điều bằng Sắc
luật ngày 31/12/1912 của Toàn quyền Đơng Dương, được áp dụng tại Nam Kỳ. Luật
hình Canh Cải gồm 4 quyển, trong đó quyển 2 quy định những nguyên tắc cơ bản về
TNHS của những người đồng phạm, người phạm tội là người già và chưa đến tuổi
thành niên.
- Về khái niệm đồng phạm và các loại người đồng phạm: Trong Luật hình
Canh Cải khơng có quy phạm định nghĩa về đồng phạm nhưng có quy định về các
loại người đồng phạm bao gồm chính phạm và tòng phạm. Điều 59 quy định:
“Những người tòng phạm trong khinh tội, trọng tội cũng phải chịu hình phạt đồng tội

với chính phạm, trừ khi luật quy định khác”.

18


×