Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.53 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VĂN MẪU LỚP 10 </b>



<b>PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ </b>


<b>CỦA ĐẶNG TRẦN CƠN </b>



<b>Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn </b>mà
Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được nỗi lòng của người chinh phụ khi
trơng ngóng chồng đang chinh chiến ở miền viễn xứ. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn
mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong
tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo!


<b>A.SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý </b>


<b>B.</b> <b>DÀN BÀI CHI TIẾT </b>
<b>1. Mở bài </b>


- Giới thiệu tác giả Đặng Trần Cơn và dịch giả Đồn thị Điểm: tên tuổi, con người, sự nghiệp
văn chương


- Giới thiệu tác phẩm Chinh phụ ngâm (hoàn cảnh sáng tác) và đoạn trích tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ (vị trí, nội dung đoạn trích).


<b>2. Thân bài</b>


<i><b>* 16 câu đầu:</b></i> Tình cảm cơ đơn, lẻ loi của người chinh phụ.
<i>a. Hành động lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

→ Hành động lặp lại đi lặp lại một cách vô thức, thể hiện sự bần thần, bất định của người
chinh phụ


- Chữ “vắng, thưa”: Không chỉ gợi sự vắng lặng của khơng gian mà cịn cho thấy nỗi trống


vắng trong lòng người người chinh phụ


<i>b. Thao thức ngóng trơng tin chồng </i>
- Ban ngày:


+ Người chinh phụ gửi niềm hi vọng vào tiếng chim thước - loài chim khách báo tin lành.
+ Nhưng thực tế “thước chẳng mách tin”: Tin tức chồng vẫn bặt vơ âm tín.


- Ban đêm:


+ Người chinh phụ thao thức cùng ngọn đèn hi vọng đèn biết tin tức về chồng, san sẻ nỗi
lòng cùng nàng.


+ Thực tế: “Đèn chẳng biết”, “lịng thiếp riêng bi thiết”: Câu thơ có hình thức đặc biệt khẳng
định rồi lại phủ định, ngọn đèn có biết cũng như khơng vì nó chỉ là vật vơ tri khơng thể san
sẻ nỗi lịng cùng người chinh phụ.


+ So sánh với bài ca dao “khăn thương nhớ ai”, bài ca dao cũng có xuất hiện hình ảnh ngọn
đèn. Nếu “đèn” trong bài ca dao là tri âm tri kỉ với người phụ nữ thì ở đây ngọn “đèn” lay lắt
lại cứa sâu thêm nỗi đau trong lịng người.


- Hình ảnh so sánh “hoa đèn” và “bóng người”.


+ Hoa đèn, đầu bấc ngọn đèn, thực tế là than. Cũng giống như ngọn đèn cháy hết mình để rồi
chỉ con hoa đèn tàn lụi, người phụ nữ đau đáu hết lòng chờ chồng nhưng cuối cùng nhận lại
sự cô đơn, trống trải.


+ Liên hệ với nỗi cô đơn của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh trở về với chiếc bóng năm
canh:



“Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi mn dặm một mình xa xơi”
<i>c. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về ngoại cảnh. </i>


- “Gà gáy”, “sương”, “hịe”: Là những hình ảnh gắn với cuộc sống thơn q bình dị, n ả
- Từ láy “eo óc, phất phơ”: Cực tả vẻ hoang vu, ớn lạnh đến ghê rợn của cảnh vật.


→ Dưới con mắt trống trải cô đơn cả người chinh phụ, những cảnh vật vốn gắn với cuộc
sống yên bình, êm ả nay trở nên khác thường, hoang vu, ớn lạnh. Đó là cách nói tả cảnh để
ngụ tình.


<i>d. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về thời gian. </i>


- “Khắc giờ đằng đẵng”, “mối sầu dằng dặc”: Thể hiện sự dàn trải của nỗi nhớ miên man
không dứt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

mà nặng nề như một năm dài, thời gian càng dài mối sầu càng nặng nề hơn.
→ Câu thơ cực tả nỗi cô đơn tột cùng tột độ trong lòng người chinh phụ
<i>e. Hoạt động gắng gượng duy trì nếp sống hằng ngày. </i>


- Điệp từ “gượng”: nhấn mạnh sự cố gắng gị ép mình của người chinh phụ
- Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:


+ Đốt hương tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển vong,
khắc khoải, những dự cảm chẳng lành


+ Soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.


+ Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gỡ. Sự lo
lắng khơng chỉ cho thấy nỗi cơ đơn mà cịn cho thấy niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của
người phụ nữ.



⇒ Tiểu kết:


- Nội dung: Khắc họa tâm trạng cô đơn, lẻ loi, trống vắng của người phụ nữ, ẩn sau đó thái
độ cảm thơng, chia sẻ của tác giả đối với nỗi đau khổ của con người.


- Nghệ thuật:


+ Giọng thơ trầm buồn, khắc khoải, da diết, trầm lắng


+ Khắc họa nội tâm nhân vật tài tình, tinh tế thơng qua hành động nhân vật, yếu tố ngoại
cảnh, độc thoại nội tâm


+ Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp từ, từ láy.


<i><b>* Nỗi nhớ nhung của người chinh phụ. </b></i>


<i>a. Ước muốn của người chinh phụ. </i>


- “Gió đơng”: Gió mùa xn mang theo hơi ấm và sự sống
- “Non Yên”: Điển tích chỉ nơi biên ải xa xơi


- “Nghìn vàng”: Hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng của người chinh phụ (buồn tủi, cô đơn, lo lắng,
trống vắng, hi vọng rồi lại thất vọng)


→ Với các hình ảnh ẩn dụ và điển tích đã cho thấy ước muốn của người chinh phụ gửi gắm
niềm hi vọng, thương nhớ vào ngọn gió xuân mang đến nơi chiến trường xa xôi để người
chinh phu thấu hiểu và trở về cùng nàng.


<i>b. Nỗi nhớ của người chinh phụ </i>



- Thủ pháp điệp liên hoàn “Non yên – non yên, trời – trời”: Nhấn mạnh khoảng cách xa xôi,
trắc trở khơng gì có thể khỏa lấp, đồng thời cực tả nỗi nhớ vời vợi, đau đáu trong lòng người
chinh phụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

→ Câu thơ ghi lại một cách tinh tế, cảm động sắc thái nỗi nhớ, nỗi nhớ mỗi lúc một tăng tiến,
dồn nén trở thành nỗi đau xót xa.


→ Sự tinh tế, nhạy cảm, đồng điệu của tác giả.
<i>c. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. </i>


- “Cảnh buồn”, “người thiết tha lòng”: Cảnh và người đều gặp nhau ở nỗi buồn và niềm đau
- Cảnh vốn là vật vô tri nhưng tâm trạng của con người đã nhuốm sầu cảnh vật.


→ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình, người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra ngoài cảnh vật khiến
nó cũng trở nên não nề.


⇒ Tiểu kết.


- Nội dung: Khắc họa nỗi buồn, nỗi đau, nỗi nhớ của người chinh phụ, ẩn sau đó là sự đồng
cảm, trân trọng của tác giả đối với số phận và phẩm hạnh người phụ nữ


- Nghệ thuật:


+ Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp liên hoàn, từ láy
+ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình


+ Giọng điệu da diết, buồn thương
<b>3. Kết bài </b>



- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích


- Liên hệ với số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải xa chồng vì
chiến tranh phi nghĩa: Vũ Nương. Qua đó, phê phán chiến tranh phi nghĩa tước đi hạnh phúc
người phụ nữ.


<b>C. BÀI VĂN MẪU </b>


<b>Đề bài: </b>Phân tích đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của Đặng Trần Côn
<i>Gợi ý làm bài: </i>


<i>Người lên ngựa, kẻ chia bào </i>


<i>Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. </i>


Văn học Việt Nam đã từng chứng kiến biết bao những cuộc chia li, tiễn biệt đầy lưu luyến
như thế. Và ở thế kỉ thứ XVIII, “Chinh phụ ngâm” một tác phẩm lấy từ đề tài chia li trong
chiến tranh đã của Đặng Trần Côn đã cho chúng ta thấy được một cuộc tiễn biệt thấm đẫm
tâm trạng, đằng sau đó là nỗi đau người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Đoạn trích “Tình
cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã làm nỗi bật lên nỗi lẻ loi cô đơn cùng những nhớ mong,
và có cả những khao khát hạnh phúc của người chinh phụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

khói lửa, đâu đâu cũng thấy cảnh lầm than, tang tóc. Khi thời đại đưa cho ông một đề tài
quen thuộc “hiện thực chiến tranh”, bằng cảm hứng nhân đạo của mình, Đặng Trần Cơn đã
chiếu ngịi bút của mình xuống những nỗi đau của người phụ nữ trong chiến tranh để cất lên
tiếng nói của con người thời đại, tiếng nói oán ghét chiến tranh phi nghĩa, tiếng nói địi
quyền sống, quyền hạnh phúc qua khúc tự tình trường thiên “Chinh phụ ngâm”. Xuyên suốt
toàn bộ tác phẩm, qua nỗi niềm của người chinh phụ có chồng ra trận, tác giả đã đã để cho
người đọc cảm nhận nỗi đau thương trong chiến tranh của cả hai phía người ra trân và
người ở lại. Nếu ở nơi chiến địa, chinh phu đang từng ngày từng giờ đối mặt với cái chết thì


chinh phụ nơi quê nhà cũng đang mòn mỏi chờ đợi trong vơ vọng, và chìm đắm trong muộn
phiền. Ba sáu câu thơ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” như tích tụ nỗi
đau, nỗi nhớ thương và niềm khao khát hạnh phúc lứa ở tầng sâu nhất của tác phẩm.


Mở đầu đoạn trích, tác giả đã khắc họa bức chân dung tâm trạng của người chinh phụ trong
tình cảnh cơ đơn, lẻ loi, ngày qua ngày mong ngóng tin chồng:


<i>Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước </i>
<i>Ngồi rèm thưa rủ thác địi phen </i>
<i>Ngồi rèm thước chẳng mách tin </i>
<i>Trong rèm dường đã có đèn biết chăng? </i>


Giữa một không gian tịch mịch “vắng” và “thưa”, người chinh phụ hiện lên như hiện thân
của nỗi cô đơn. Nàng đi đi lại lại, những bước chân của nàng không phải là bước chân “xăm
xăm” khi nghe thấy tiếng gọi của tình yêu, hạnh phúc của nàng Kiều mà những bước chân ấy
gieo xuống từng bước như gieo vào lòng người đọc những thanh âm của sự lẻ loi cô độc.
Nàng hết buông rèm rồi lại kéo rèm để hướng ra ngoài, hướng về nơi biên ải xa xơi kia để
mong ngóng chút tin tức của chinh phu nhưng khơng có dấu hiệu hồi đáp lại. Nhịp thơ
chậm, kéo dài như ngưng tụ cả không gian và thời gian. Dường như hành động nàng đang
lặp đi lặp lại một cách vô thức bởi tâm trí nàng giờ đây đang dành trọn cho người chồng nơi
chiến trường đầy hiểm nguy. Những thao tác trữ tình ấy đã lột tả được tâm tư trĩu nặng và
cảm giác bế tắc không yên của người chinh phụ. Trong nỗi bồn chồn khắc khoải ấy, nàng
mong ngóng một một người có thể sẻ chia những tâm tư nhưng tất cả chỉ có một ngọn đèn
khuya leo lét:


<i>Đèn có biết dường bằng chẳng biết </i>
<i>Lịng thiếp riêng bi thiếp mà thơi </i>


<i>Buồn rầu chẳng nói nên lời </i>



<i>Hoa đèn kia với bóng người khá thương. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

không tắt đồng hành với người phụ nữ trong ca dao thắp lên nỗi nhớ thương:
<i>Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt </i>


Ngọn đèn trong đêm với Thúy Kiều đã trở thành nhân chứng của nỗi đau của người con gái
tài sắc:


<i>Một mình một ngọn đèn khuya </i>
<i>Áo đầm giọt tủi tóc se mái đầu </i>


Thì hình ảnh ẩn dụ ngọn đèn của người chinh phụ soi bóng trong đêm lại là sự hiện diện của
lẻ loi, đơn chiếc, trống trải. Hình ảnh hoa đèn và bóng người như phản chiếu vào nhau để
diễn tả nỗi cô đơn đến héo úa canh dài, đến hao mòn cả thể chất. Dường như nỗi niềm ấy đã
vo tròn, nén chặt đè nặng trong lòng người chinh phụ, và trở thành nỗi “bi thiết” khơng thể
nói lên lời, là nỗi “buồn rầu” đến não nề, đến thương cảm. Bức chân dung người phụ nữ ấy
không chỉ gợi lên qua những bước chân, động tác, cử chỉ, qua gương mặt buồn rầu, qua dáng
ngồi bất động trước ngọn đèn khuya mà còn nổi bật lên trên nền của không gian và thời
gian:


<i>Gà eo óc gáy sương năm trống </i>
<i>Hịe phất phơ rủ bóng bốn bên </i>


Hình ảnh “bóng hịe phất phơ” suốt ngày dài cùng biện pháp lấy động tả tĩnh với sự xuất
hiện âm thanh “tiếng gà eo óc suốt” đêm thâu như tô đậm nỗi cô đơn, triền miên của nhân
vật trữ tình. “Eo óc” đó là âm thanh thưa thớt trong một không gian rộng lớn, hiu quạnh có
cảm giác tang tóc, tang thương đã bộc lộ sâu sắc nỗi chán chường của chủ thể trong đêm
thâu. Nàng đã thức trọn năm canh để nghe thấy tận sâu trong đáy lịng mình nỗi sầu, nỗi đau
vơ hình ấy. Từ láy “phất phơ” đã biểu đạt một cách tinh tế dáng điệu võ vàng của người
chinh phụ, tâm trạng của một người vợ ngóng chờ từng chút hình ảnh của người chồng.


Tâm trạng của nhân vật trữ tình như đang thấm đẫm, lan tỏa cả trong thời gian và xuyên
suốt cả thời gian. Tác giả đã biến thời gian thành thời gian tâm lí, khơng gian thành khơng
gian cảm xúc bằng bút pháp ước lệ và nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ:


<i>Khắc giờ đằng đẵng như niên </i>
<i>Mối sầu dằng dặc tự miền biển xa </i>
Câu thơ theo đúng nguyên tác của Đặng Trần Côn:


<i>“Sầu tựa hải </i>
<i>Khắc như niên” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt của chính mình:


<i>Hương gượng đốt hồn đà mê mải </i>
<i>Gương gượng soi lệ lại châu chan </i>


<i>Sắt cầm gượng gảy ngón đàn </i>
<i>Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng </i>


Điệp từ “gượng” được điệp đi điệp lại ba lần trong bốn câu thơ tiếp theo đã thể hiện sự nỗ
lực vượt thoát ấy của người chinh phụ. Nàng gượng đốt hương để kiếm tìm sự thanh thản
thì lại rơi sâu hơn vào cơn mê man. Nàng gượng soi gương để chỉnh trang nhan sắc thì lại
chỉ thấy những giọt sầu. Nàng gượng tìm đến với âm nhạc để giải tỏa thì nỗi âu lo về duyên
cầm sắt và tình loan phượng lại hiện hình. Dường như nàng đang mang trong mình quá
nhiều những nỗi lo sợ, lo lắng, bởi thế, người chinh phụ không những không thể giải tỏa
được nỗi niềm bản thân mà cịn như chìm sâu hơn vào nỗi bi thương xót xa. Nỗi cơ đơn, lẻ
loi của người chinh phụ được đã đặc tả bằng bút pháp trữ tình đa dạng để độc giả có thể
cảm nhận được tâm trạng ấy của nhân vật trữ tình ngay cả khi ngày lên cũng như khi đêm
xuống, luôn đồng hành cùng người chinh phụ cả khi đứng, khi ngồi, lúc ở trong phịng và
ngồi phịng và bủa vây khắp khơng gian xung quanh. Sự cô đơn ấy đã làm hao gầy cả hình


dáng và héo úa cả tâm tư và người chinh phụ như đang chết dần trong cái bọc cô đơn ấy.
Sống trong không gian cô đơn ấy, nàng chỉ biết nhớ về người chồng nơi biên ải xa xơi kia với
một tấm lịng thủy chung, sắt son:


<i>Lịng này gửi gió đơng có tiện </i>
<i>Nghìn vàng xin gửi đến non Yên </i>


<i>Non yên dù chẳng tới miền, </i>


<i>Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời </i>


Người chinh phụ đã gom hết những yêu nhớ, thương xót và cả lịng thủy chung của mình
vào gió đơng, nhờ cơn gió mùa xuân ấm áp gửi tâm tư thầm kín của mình đến non Yên.
Những hình ảnh có tính tượng trưng ước lệ như “gió đơng”, “non Yên”, “trời thăm thẳm” vừa
gợi ra không gian rộng lớn vơ tận nói lên khoảng cách xa xơi giữa chinh phu và chinh phụ
vừa biểu đạt được tấm lịng chân thành, nỗi nhớ nhung vơ hạn của người vợ nơi q nhà.
Phải chăng ngọn gió đơng đánh thức tâm hồn chinh phụ cũng chính là ngọn gió xn đánh
thức giấc mộng ái ân kh phịng trong “xuân tứ” của nhà thơ Lí Bạch:


<i>Cỏ non xanh biếc vùng Yên </i>
<i>Cành dâu xanh ngà ở bên đất Tần </i>


<i>Lịng em đau đớn mn phần </i>
<i>Phải chăng là lúc phu quân nhớ nhà </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Cớ chi lọt bức màn là tới ai </i>


Nhưng nỗi thương nhớ của người chinh phụ người ta còn thấy được cả dư vị của nỗi đau, sự
ngậm ngùi, xót xa:



<i>Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu </i>
<i>Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong </i>


Hai từ láy “thăm thẳm” và “đau đáu” đã biểu đạt trực tiếp sắc thái của nỗi nhớ thương ấy
của người chinh phụ. Nếu hai từ “thăm thẳm” gợi nên trường độ của nỗi nhớ nhung trải dài
dằng dặc, triền miên trong khơng gian thì độ sâu của nỗi nhớ được thể hiện qua từ “đau
đáu”. Hình ảnh đường lên trời mù mịt, xa xăm cũng giống như bi kịch nỗi nhớ mong của
nàng chẳng biết đâu là bến bờ, chẳng biết đến khi nào người chồng trở về để kết thúc cái bi
kịch ấy.


<i>Cảnh buồn người thiết tha lòng </i>


<i>Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun </i>


Cảnh vật xung quanh chính là tâm cảnh bởi nó đã được nhìn bởi đơi mắt đẫm lệ, đã nhuốm
màu tâm trạng của chủ thể trữ tình. Ý thơ đã đúc kết qui luật cảm xúc và có sự gặp gỡ với ý
thơ của Nguyễn Du trong kiệt tác “Truyện Kiều”:


<i>Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu </i>
<i>Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ </i>


Câu thơ như một tấm bản lề khép lại nỗi nhớ nhung sầu muộn dẫn người đọc đến với nỗi
sầu muộn của người chinh phụ trong câu thơ sau. Trong bức tranh mùa đông được gợi mở,
tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh bất ngờ để cực tả nỗi sầu muộn và cảm giác lạnh lẽo
trong lòng người phụ nữ:


<i>Sương như búa bổ mòn gốc liễu </i>
<i>Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô </i>


Nỗi đau đớn sầu muộn ấy khi thì nặng nề như búa bổ, khi thì nặng nề như cưa xẻ còn “gốc


liễu”, “cảnh ngơ ấy phải chăng chính là hiện thân của người phụ nữ đang mòn mỏi chờ
chồng. Cả dung nhan và tâm hồn nàng dường như đang bị tàn phá không phải chỉ bởi cái
lạnh lẽo của sương tuyết mà còn là cái lạnh lẽo, cô dơn đang bủa quanh. Mùa đông của thiên
nhiên nhiên giờ đây đã hóa thành mùa đơng của cuộc đời người chinh phụ.


<i>Giọt sương phủ bụi chim gù </i>


<i>Sâu tường kêu vẳng chuông chùa nện khơi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

phụ. Với sự thành công của biện pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc của thi ca cổ điển nhà thơ
không chỉ tô đậm ấn tượng lạnh lẽo của bức tranh mùa đơng mà cịn đang phơi bày thế giới
nội tâm lạnh giá của người chinh phụ. Nếu khơng phải là một ngịi bút khắc họa tâm lí sắc
sảo chắc chắn sẽ khơng thể miêu tả tâm trạng của người chinh phụ sâu sắc và tinh tế đến
thế.


Tưởng chừng như người chinh phụ sẽ mãi chìm đắm trong nỗi sầu muộn ấy, nhưng trong
giây lát nàng đã đến với những khao khát của hạnh phúc lứa đôi qua bức tranh hoa nguyệt
lộng lẫy của thiên nhiên


<i>Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc </i>
<i>Một hàng tiêu gió thốc ngồi hiên </i>


<i>Lá màn lay động gió xuyên, </i>


<i>Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm </i>
<i>Hoa đãi nguyệt, nguyệt in một tấm </i>
<i>Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông </i>


<i>Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, </i>
<i>Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiêt đâu </i>



Bức tranh hoa nguyệt lộng lẫy ấy đã được nhà thơ khắc họa bằng thủ pháp trùng điệp liên
hồn tạo ra những hình ảnh lồng xốy vào nhau, những lớp hình ảnh giao hịa. Hoa phơ bày
vẻ đẹp dưới ánh trăng vàng và vầng trăng tỏa sáng lại phản chiếu bóng hình hoa trên mặt
đất. Sắc hoa ngời lên dưới nguyệt và cuối cùng kết tinh lại ở hình ảnh đẹp nhất, một biểu
tượng ý nghĩa nhất: nguyệt và hoa giao hịa quấn qt lẫn nhau. Phải chăng chính sự giao
hòa của thiên nhiên, tạo vật đã đánh thức niềm khao khát hạnh phúc lứa đơi thầm kín trong
lịng chinh phụ bấy lâu? Nhưng phải chăng cũng bởi thế mà nỗi đau về sự lẻ loi lại quay lại
với nàng mà còn như khơi sâu thêm hơn nữa? Đến thiên nhiên vơ tri vơ giác cịn có cảm giác
hạnh phúc lứa đơi, cịn nàng, nàng chỉ có một mình với một tấm lịng thủy chung chờ đợi
chồng nơi khuê phòng này, chờ những hạnh phúc ái ân sẽ trở về. Cùng với hình ảnh, âm điệu
của lời thơ cũng trở nên tha thiết, nồng nàn như những con sóng của niềm khao khát đang
dâng lên trong lòng người chinh phụ. Đến đây, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã đạt đến mức
điêu luyện. Nếu ở đoạn thơ trên tác giả đã gửi tình vào cảnh thì ở đoạn sau tác giả đã để cho
cảnh gợi tình. Những hình ảnh mĩ lệ của hoa lồng nguyệt và nguyệt lồng hoa hết sức mĩ lệ đã
thể hiện hết sức tế nhị những khao khát thầm kín và mãnh liệt của người chinh phụ – đó
cũng là những khát vọng trần thế và nhân bản của con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

tranh phong kiến chia rẽ hạnh phúc lứa đôi đồng thời khẳng định quyền sống, quyền hạnh
phúc nhân bản nhất của con người. Đó cũng là giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc nhất của
tác phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Website <b>HOC247</b> cung cấp một môi trường <b>học trực tuyến</b> sinh động, nhiều <b>tiện ích thơng minh</b>, nội dung
bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến </b>


<b>thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm</b> đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng.


<b>I.</b> <b>Luyện Thi Online</b>


- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b> Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm</b> từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây



dựng các khóa <b>luyện thi THPTQG </b>các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.


- <b>Luyện thi vào lớp 10 chuyên Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9</b> và <b>luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán</b> các


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường Chuyên
khác cùng <i>TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.</i>


<b>II.</b> <b>Khoá Học Nâng Cao và HSG </b>


- <b>Toán Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS THCS


lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt
ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Tốn:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn <b>Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học </b>và <b>Tổ Hợp</b> dành cho


học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>


<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn</i> cùng đơi HLV đạt


thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III.</b> <b>Kênh học tập miễn phí</b>


- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo <b>chương trình SGK</b> từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các


môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham
khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.



- <b>HOC247 TV:</b> Kênh <b>Youtube</b> cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn


phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn Toán- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh.


<i><b>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>


<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->

×