Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học Đánh giá thực trạng và một số hành vi sức khỏe nguy cơ ở người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Sốp Cộp năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.03 KB, 40 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
THA (Tăng huyết áp) là kẻ giết người thầm lặng, hiện nay rất phổ biến và
ngày càng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị
THA, kể cả trẻ em và người trẻ tuổi.
Theo nghiên cứu tổng hợp mới nhất của nhóm nghiên cứu quốc tế về các
yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm cho thấy tại thời điểm năm 2015 huyết áp
tâm thu trung bình chuẩn hóa theo tuổi trên toàn cầu là 127,0 mmHg ở nam và
122,3 mmgHg ở nữ; huyết áp tâm trương trung bình chuẩn hóa theo tuổi là
78,7mmg ở nam và 76,7mmHg ở nữ. Tỷ lệ THA chuẩn hóa theo tuổi trên tồn
cầu là 24,1% ở nam và 20,1% ở nữ vào năm 2015. Huyết áp tâm thu trung bình
và huyết áp tâm trương trung bình giảm rõ rệt từ 1975 đến 2015 ở các nước thu
nhập cao ở phương Tây và Châu Á Thái Bình Dương, làm cho các nước này
dịch chuyển từ các nước có huyết áp cao nhất trên thế giới năm 1975 xuống thấp
nhất thế giới vào năm 2015. Huyết áp trung bình cũng giảm ở phụ nữ ở các nước
trung Âu và đông Âu, Mỹ la tinh và Caribe, và gần đây hơn, Trung Á, Trung
Đông, và bắc Phi, nhưng các xu hướng ước tính ở các khu vực này có độ khơng
chắc chắn lớn hơn ở các khu vực thu nhập cao. Ngược lại, huyết áp trung bình
có thể tăng ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á, và tiểu vùng Sahara châu Phi.
Vào năm 2015, Trung và Đông Âu, tiểu vùng Sahara châu Phi và Nam Á có
mức huyết áp cao nhất. Tỷ lệ THA giảm ở các nước thu nhập cao và một số
nước thu nhập trung bình; cịn lại ở các nước khác là khơng thay đổi. Số lượng
người trưởng thành có THA tăng từ 594 triệu người năm 1975 lên 1,13 tỷ người
năm 2015, với sự gia tăng lớn ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc THA đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo
thống kê, năm 1960, tỷ lệ THA ở người trưởng thành phía bắc Việt Nam chỉ là
1% và hơn 30 năm sau (1992) theo điều tra trên toàn quốc của Viện Tim mạch
thì tỷ lệ này đã 11,2%, tăng lên hơn 11 lần. Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ
THA ở người độ tuổi 25-64 là 25,1%. Theo Tổng điều tra tồn qc về yếu tố
nguy cơ bệnh khơng lây nhiễm ở Việt Nam năm 2015, có 18,9% người trưởng
thành trong độ tuổi 18-69 tuổi bị THA, trong đó có 23,1% nam giới và 14,9% nữ
giới. Còn nếu xét trong độ tuổi 18-25 tuổi thì tỷ lệ THA tăng từ 15,3% năm 2010


lên 20,3% năm 2015. Như vậy là cứ 5 người trưởng thành 25-64 tuổi thì có 1
người bị THA.
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các biến cố tim mạch
nặng nề như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận và mù lòa…Trong một
nghiên cứu của Nguyễn Văn Đăng và cộng sự năm 1996 cho thấy THA là
1


nguyên nhân chính (chiếm 59,3% các nguyên nhân) gây ra tai biến mạch máu
não. Ước tính có khoảng 15.990 người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do tai
biến mạch máu não hàng năm. Điều tra dịch tễ học suy tim và một số nguyên
nhân chính tại các tỉnh phía bắc Việt Nam năm 2003 do Viện Tim mạch phối
hợp với Tổ chức Y tế thế giới thực hiện cho thấy nguyên nhân hàng đầu gây suy
tim tại cộng đờng là do THA (chiếm 10,2%), sau đó là do bệnh van tim do thấp
(0,8%).
Trong năm 2012, gánh nặng bệnh tật (DALYs) do các bệnh tim mạch
chiếm tỷ lệ lớn nhất (13,4%) trong tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Đột
quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh tim do THA là 3 trong số 20 nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu. Theo kết quả nghiên cứu từ giám sát tử vong dựa trên chọn mẫu
điểm toàn quốc năm 2009, tử vong do các bệnh mạch máu não chiếm hàng đầu
(ở nam và nữ tương đương là 16,6% và 18% tổng số tử vong do mọi nguyên
nhân); tử vong do thiếu máu cơ tim ở nam và nữ tương ứng là 3,7% và 3,5%
trong tổng số tử vong. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2014, các
bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ tử vong lớn nhất (33%) trong tổng số tử vong do các
nguyên nhân.
Như vậy cả trên thế giới và ở Việt Nam, THA và các biến cố tim mạch có
liên quan đang gia tăng nhanh chóng và là nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh
tật và tử vong lớn nhất so với các nguyên nhân khác nên cần phải có các giải
pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.
Từ thực trạng trên nhằm đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh

THA của người dân tại huyện Sốp Cộp và tìm ra các hành vi sức khỏe nguy cơ
cao để có khuyến cáo giảm số người mắc bệnh THA tại huyện Sốp Cộp, do vậy
nhóm chúng tơi tiến hành đề tài “Đánh giá thực trạng và một số hành vi sức
khỏe nguy cơ ở người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện đa khoa
huyện Sốp Cộp năm 2020”
Với mục tiêu sau:
Mô tả thực trạng bệnh nhân THA điều trị tại khoa nội bệnh viện đa khoa
huyện Sốp Cộp năm 2020.
Xác định một số hành vi sức khỏe nguy cơ liên quan đến người bệnh THA
của nhóm đối tượng nghiên cứu.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ THA
1.1.1 Định nghĩa huyết áp:

Huyết áp là lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong mạch máu nhằm đưa
máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do sức bơm của
tim và sức cản của mạch máu. Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại( áp
lực tâm thu) đến cực tiểu ( áp lực tâm trương). Huyết áp sẽ giảm dần khi máu
theo động mạch đi xa khỏi tim.

Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa, đây là mức huyết áp cao
nhất trong trong mạch máu. Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch
khi tim co (tim ở trạng thái co bóp). Biểu thị là chỉ số lớn hơn hay chỉ số ở trên
trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm thu thường thay đổi tùy theo độ tuổi,
thường từ 90 đến 140 mmHg.

Huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu, đây là mức huyết
áp thấp nhất trong lòng mạch máu xảy ra giữa các lần tim co bóp. Huyết áp tâm
trương là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra (cơ tim được thả
3


lỏng). Biểu thị là chỉ số nhỏ hơn hay chỉ số ở dưới trong kết quả đo huyết áp.
Huyết áp tâm trương dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) và Hiệp
hội THA Quốc tế (International Society of Hypertension - ISH).
- Huyết áp (HA) bình thường nếu huyết áp tâm thu (HATT) thấp hơn 140
mmHg và huyết áp tâm trương (HATTr) thấp hơn 90 mmHg.
- THA nếu HATT bằng hoặc cao hơn 140 mmHg và/hoặc HATTr bằng
hoặc cao hơn 90 mmHg.
1.1.2. Chẩn đoán THA
1.1.2.1 Định nghĩa THA:
Định nghĩa THA là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp
tâm trương ≥ 90mmHg, riêng AHA/ACC 2017 định nghĩa lại THA là huyết áp
tâm thu ≥130 huyết áp tâm trương ≥ 80 mmHg.
1.1.2.2 Cách đo huyết sai lầm phổ biến:
Khơng có giai đoạn cho bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc nói chuyện ngay trước
hoặc trong lúc đo.
Đo sai tư thế.
Xả hơi quá nhanh.
Kết luận THA ngay sau 1 lần khám
1.1.2.3 Để chẩn đoán đúng bệnh THA cần Checklist 6 bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị bệnh nhân đúng cách.
Bước 2. Đo đúng kỹ thuật.
Bước 3. Tn thủ quy trình chẩn đốn THA/ tiền THA.
Bước 4. Ghi chép cẩn thận chỉ số HA.

Bước 5. Tính trị số trung bình.
Bước 6. Thơng báo số đo HA cho bệnh nhân
1.1.2.4 Phân độ THA theo chỉ số đo:

4


Bảng 1.1. Phân độ tăng HA theo VNHA/VSH 2018

Phân độ THA theo mức HA đo tại phòng khám (mmHg)
THA khi ≥ 140 / 90 mmHg
Phân loại HA và
HATT (mmHg)
HATTr (mmHg)
mức độ THA
Tối ưu
<120

<80
Bình thường

120-129

Và/hoặc

80-84

Bình thường cao

130-139


Và/hoặc

85-90

THA độ 1 (nhẹ)

140-159

Và/hoặc

90-99

THA độ 2 (trung bình)

160-179

Và/hoặc

100-109

≥180

Và/hoặc

≥110

THA độ 3 (nặng)

THA tâm thu đơn độc

≥140

<90
*Nếu HA khơng cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm
trương cao nhất. THA TT đơn độc xếp loại theo mức HATT
** Tiền THA: khi HATT > 120-139mmHg và HATTr > 80-89 mmHg
1.2
Nguyên
nhân gây
THA

Khoảng 90-95 % các trường hợp bị THA là khơng có ngun nhân trực
5


tiếp (hay cịn gọi THA tiên phát). Có một vài yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh
THA. Chúng được gọi là yếu tố nguy cơ.
1.3. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp
1.3.1 Chế độ ăn nhiều muối.
Muối là chất khoáng cần thiết trong cơ thể, giúp kiểm soát cân bằng dịch,
dẫn truyền thần kinh và chức năng khối cơ. Theo khuyến nghị của Viện Dinh
dưỡng quốc gia, mỗi người trưởng thành chỉ nên dùng không quá 5g muối/ngày.
Thành phần chính của muối ăn là Natri, bình thường nồng độ Natri trong
cơ thể luôn ổn định là 9‰, nên khi ăn nhiều muối làm tăng áp lực thẩm thấu
trong máu, cơ thể sẽ phải cần thêm nước để duy trì ổn định nờng độ dịch thể. Vì
thế, cảm giác khát nước sẽ xuất hiện làm cho người ăn mặn phải uống nhiều
nước, điều này đồng nghĩa với việc tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên
thành mạch. Hiện tượng này kéo dài sẽ làm THA.
Ion Na+ sẽ được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch,
gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản

ngoại vi và dẫn tới THA.
Những yếu tố gây sang chấn tinh thần (stress) sẽ làm tăng hoạt động của
hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin – angiotensin, dẫn đến tăng
khả năng tái hấp thu Natri ở ống thận. Lượng lớn ion Na+ sẽ được đưa vào trong
tế bào cơ trơn, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới THA.
Muối làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống tim mạch và thận đối với
Adrenaline – một chất gây THA, ngoài ra khi ăn quá nhiều muối các recepter
kém nhậy cảm với các thuốc điều trị huyết áp đặc biệt như thuốc lợi tiệu.
1.3.2 Rối loạn lipit máu:
Lipid máu hay cịn được gọi nơm na là “mỡ máu”, là một thành phần quan
trọng trong cơ thể. Trong thực tế, lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác
nhau, trong đó quan trọng nhất là cholesterol.
LDL – Cholesterol: khi lượng LDL này tăng nhiều trong máu dẫn đến sự
dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng
xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp hoặc tắc
6


mạch máu hoặc có thể vỡ ra đột ngột gây tắc cấp mạch máu dẫn đến những bệnh
nguy hiểm như Nhồi Máu Cơ Tim hoặc Tai Biến Mạch Não.
HDL - Cholesterol (loại tốt): HDL - cholesterol được cho là loại tốt bởi vì
nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, cũng vận chuyển cholesterol ra
khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu và do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động
mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những nguy cơ làm giảm
HDL là hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động... Do vậy, để làm tăng
HDL, bạn cần bỏ thuốc lá, giữ cân nặng hợp lí, tăng cường tập thể dục…
Triglyceride cũng là một dạng mỡ trong cơ thể. Tăng triglycerides thường
gặp ở những người béo phì/thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo
đường, uống quá nhiều rượu... Những người có triglycerides trong máu tăng cao
thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và giảm

HDL (tốt). Hiện nay, các nhà khoa học cho thấy việc tăng triglyceride trong máu
cũng có thể liên quan đến các biến cố tim mạch.
Do vậy khi nồng độ mỡ trong máu cao, chính hệ thống động mạch chịu
nhiều ảnh hưởng nhất. Tăng mỡ máu làm cho độ nhợt của máu tăng cao khiến
máu đến cơ quan đích chậm chạp và khó khăn, để cung cung cấp đủ máu tim
phải co bóp và đẩy máu đi với tần suất lơn hơn tình trạng này làm gia tăng áp
lực lên thành mạch, hai nữa tăng mỡ máu làm cho lớp nội mạc trong lòng động
mạch bị tổn thương và xơ cứng, lắng đọng các mảng xơ vữa, giảm mất khả năng
đàn hời, từ đó làm huyết áp tăng lên.
1.3.3 tuổi:
Khi tuổi càng cao, thành mạch máu càng lão hóa và xơ cứng, giảm khả
năng đàn hời nên áp lực trong lịng mạch sẽ tăng lên. Từ đó, huyết áp ở người
lớn tuổi sẽ cao hơn lúc cịn trẻ.
Theo đó, tuổi tác là một yếu tố nguy cơ không thể thay đổi của căn bệnh
THA. Tuy nhiên, nếu biết cách hạn chế được các yếu tố làm THA khác sẽ phần
nào giúp ổn định được huyết áp bền vững theo thời gian.
1.3.4 Tiền sử gia đình.
Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy rằng con cái sinh ra trong gia đình có
7


cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp nói riêng hay các bệnh lý tim mạch khác nói
chung sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn người bình thường.
Như vậy, tương tự tuổi tác, tiền căn gia đình cũng là yếu tố khơng xóa bỏ
được. Các đối tượng này cần tích cực thăm khám để phát hiện sớm nhằm phòng
tránh các biến cố tim mạch trước khi để xảy ra một cách đáng tiếc.
1.3.5 Lối sống ít vận động
Những người có thói quen vận động thường xun ngồi việc làm tăng
Lipoprotein HDL còn tham gia vào việc làm cho huyết áp giảm là do giảm hoạt
tính renin của huyết tương, giảm tiết adrenalin, no-adrenalin và các chất gây co

mạch, vận động thường xun sẽ giúp tăng cường q trình chuyển hóa và tiêu
thụ cholesterol.
Nếu ít vận động, nguy cơ bị rối loạn lipid máu sẽ tăng lên, giảm dung nạp
đường gây đái tháo đường và gián tiếp làm THA.
1.3.6 Thừa cân - béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ q
mức và khơng bình thường tại một vùng cơ thể hay tồn thân đến mức ảnh
hưởng tới sức khỏe. Cân nặng của cơ thể cũng có mối tương quan với chỉ số
huyết áp. Hàng loạt các quan sát đã chứng minh rằng người có khối lượng cơ thể
càng tăng thì huyết áp cũng sẽ càng tăng. Cụ thể là bệnh lý này phát hiện với tỷ
lệ khá cao trong nhóm dân số thừa cân – béo phì.
Qua các nghiên cứu, người ta thấy nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch do
béo phì gây ra là: tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 4 lần so với bình
thường; tăng nguy cơ đột quỵ lên 6 lần; THA 12 lần; tiểu đường tăng 6 lần…
Như vậy, song song với việc tập luyện thể lực, cần phải chú ý duy trì trọng
lượng cơ thể khỏe mạnh. Hình thành thói quen đo cân nặng mỗi ngày để tìm
cách giảm cân khi phát hiện dư cân.
1.3.7 Hút thuốc lá – thuốc lào.
Trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá. Dự báo đến năm 2020,
con số này sẽ lên tới trên 1,6 tỷ người. Tại các nước có thu nhập cao, tỷ lệ hút
thuốc lá đang giảm đi, ngược lại sử dụng thuốc lá đang có xu hướng gia tăng tại
8


các nước có thu nhập trung bình và thấp. Theo Tổ chức Y tế thế giới, 80% số
người sử dụng thuốc lá sống tại các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Theo số liệu mới nhất của WHO cuối tháng 5/2017, mỗi năm thế giới có
khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc lá và 600.000
người chết do phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động.
Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất

thế giới. Trung bình cứ 2 nam giới từ 15 tuổi trở lên có 1 người hút thuốc. Phần
lớn người hút thuốc bắt đầu hút khi còn rất trẻ. 56% người hút thuốc ở bắt đầu
hút trước tuổi 20. Tỷ lệ hút thuốc lá cao đã gây ra các tác hại rất lớn về mặt sức
khỏe và kinh tế tại Việt Nam.Theo điều tra tại bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung
thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8%. Nghiên cứu năm 2011 của Viện Chiến
lược và chính sách y tế cho thấy bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá
chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật. Theo Tổ chức Y tế thế giới, số trường hợp
tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 75% tổng số ca tử vong do bệnh tật
và thương tích ở Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân quan trọng là do
tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.
Theo báo cáo năm 2010 của Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ, khói thuốc lá chứa
7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Một số chất độc hại điển hình
trong khói thuốc lá gờm: Nicotine, hắc ín (tar), Carbon monoxide (khí CO),
Benzene, Nitrosamines, Ammonia, Formaldehyde…
Khí CO trong khói thuốc lá khi hấp thụ vào máu sẽ gắn kết rất chặt với
hemoglobine trong hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu,
giảm nồng độ oxy trong máu, làm máu đặc hơn và làm tăng gánh nặng cho tim.
Khí CO góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch đờng thời làm
suy giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng và điều chỉnh cơ thể, liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần
hoàn khác.
Nicotine làm hỏng lớp màng lót trên các thành động mạch, dẫn đến làm
cho động mạch thu hẹp lại, làm cho q trình lưu thơng máu bị cản trở, lực tác
động của máu trên thành động mạch tăng lên gây ra cao huyết áp.
9


Hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá) cũng có thể làm tăng nguy
cơ huyết áp cao với cơ chế tương tự.
Hút thuốc lá cũng làm tăng nồng độ chất carbon monoxid làm tổn thương

lòng mạch tạo điều kiện cho hình thành nhanh mảng xơ vữa; hút thuốc làm giảm
chất HDL-cholesterol (cholesterol có lợi) và làm tăng nờng độ LDL-cholesterol
(cholesterol có hại) và tăng triglycerid (mỡ máu) gây tăng tình trạng vữa xơ
động mạch – nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp.
1.3.8 Uống quá nhiều rượu – bia.
Ở châu Á, đã có một cơng trình nghiên cứu tại nước Nhật trên hơn 5.000
đàn ông Nhật, tuổi từ 23-59, theo dõi họ hơn bốn năm về việc uống rượu có làm
THA khơng. Số người đó chia làm bốn nhóm: nhóm uống rượu rất ít (dưới 12
gram cờn/ngày), nhóm uống ít (12-22 gram cờn/ngày), nhóm uống vừa (23-45
gram cờn/ngày) và nhóm uống nhiều (trên 46 gram cờn/ngày). Kết quả của
nghiên cứu cho thấy uống rượu càng nhiều huyết áp càng tăng, tuổi càng cao
uống rượu càng dễ làm THA.
Một nghiên cứu mới ở nam giới gần đây cho thấy rằng những người bị
cao huyết áp (chỉ số huyết áp là 140/90 mmHg) chỉ cần uống khoảng 150 – 300
ml rượu bia có nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2 – 5
lần so với những người có huyết áp bình thường hoặc những người kiêng rượu
bia hoàn toàn.
Trong một chai rượu mạnh 40 độ, cứ 100 ml rượu sẽ có 40 ml cờn. Với
một người có cân nặng khoảng 60 kg, chỉ cần uống 21 gam cồn (tương đương
65 ml rượu 40 độ, bằng một chén rượu trung bình chúng ta vẫn sử dụng), sau 30
phút, nờng độ cờn có thể đạt 50 mg/100 ml máu. Nồng độ từ 80-100 mg trong
100 ml máu được coi là ngộ độc rượu do vậy sử dụng rượu q mức ngồi việc
làm THA cịn có những biểu hiện bệnh từ nhẹ đến nặng như: nói nhảm, qn
ngược chiều, mất trí tạm thời, ức chế hơ hấp, hôn mê và tử vong do ngộ độc
rượu.
Quy ước: 1 đơn vị rượu uống được quy định là 355ml với bia (khoảng 1
lon hoặc 1 cốc bia), hoặc 148ml rượu vang hoặc 44ml rượu mạnh (rượu từ 40%
10



alcohol).
1.4 Đánh giá bệnh nhân THA
Đánh giá bệnh nhân THA bao gờm:
1.4.1. Đo huyết áp: Chẩn đốn xác định tăng huyết dựa vào đo huyết áp
- Đo tại tuyến cơ sở y tế: đo nhiều lần tối thiểu hai lần cách nhau 5 phút,
chẩn đoán xác định khi huyết áp ≥140/90mmHg.
- Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp 24h (Holter huyết áp), chỉ đo huyết
áp 24h khi bệnh nhân nghi ngờ bệnh nhân có THA áo chồng trắng, THA cơn,
THA kháng trị.
1.4.2 khai thác tiền sử:
Tiền sử gia đình;
Tiền sử các bệnh lý tim mạch;
Thời gian mắc THA, mức độ THA;
Các thuốc điều trị đã dùng;
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống như béo phì, hút thuốc lá, uống
rượu, chế độ ăn nhiều muối…
1.4.3 khám lâm sàng: đánh giá dấu hiệu gợi ý THA có nguyên nhân và
phát hiện các triệu chứng tổn thương cơ quan đích do THA.
Thăm khám hệ tim mạch, khám đáy mắt, thăm khám bụng có thể sờ thấy
thận to, thận đa nang hoặc khối bất thường ở bụng do bóc tách động mạch…
1.4.4 Xét nghiệm cận lâm sàng:
Các xét nghiệm cận lâm sàng, đánh giá các yếu tố nguy cơ của THA, tìm
dấu hiệu THA thứ phát, cũng như xác định THA có tổn thương cơ quan đích.
1.5 Biến chứng của bệnh tăng huyêt áp.
1.5.1 Tim mạch
11


Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và nguyên nhân gây
tử vong cao nhất đối với THA. Dày thất trái là biến chứng sơm do dày cơ tim

trái. Để đối phó sức cản ngoại biên nên gia tăng sức co bóp làm cơng tim tăng
lên và vách cơ tim dày ra. Dần dần suy tim trái với khó thở khi gắng sức, hen
tim hoặc phù phổi cấp sau đó chuyển sang suy tim tồn bộ với phù, gan to, tĩnh
mạch cổ nổi. Xquang và điện tim có dấu dày thất trái. Suy mạch vành biểu hiện
bằng các cơn đau thắt ngực điển hình hay chỉ có loạn nhịp.
1.5.2 Não
Tai biến mạch máu não (TBMMN) thường gặp như nhũn não, xuất huyết
não, tai biến mạch não thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu trú chỉ kéo
dài không quá 24 giờ.
Bệnh não do THA với lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, nôn mửa, nhức
đầu dữ dội.
1.5. 3 Thận
Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh, xơ thận gây tình trạng suy thận
dần dần, hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính.
Ở giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ renin
và angiotensine II tăng trong máu gây cường aldosterone thứ phát.
12


1.5.4 Mạch máu
THA là yếu tố sinh xơ vữa động mạch, tạo điều kiện cho sự hình thành xơ
vữa động mạch, phờng động mạch chủ bóc tách .
1.5.5 Mắt
Khám mắt rất quan trọng vì đó là dấu hiệu tốt để tiên lượng. Theo Keith Wagener-Barker có 4 giai đoạn tổn thương đáy mắt:
Giai đoạn 1: tiểu động mạch cứng và bóng.
Giai đoạn 2: tiểu động mạch hẹp có dấu bắt chéo (dấu Gunn).
Giai đoạn 3: xuất huyết và xuất tiết võng mạc.
Giai đoạn 4: phù lan tỏa gai thị.
1.6. Điều trị tăng huyết áp
1.6.1. Nguyên tắc chung.

Hạ huyết áp từ từ không đột ngột
Hạ áp nhanh trong trường hợp tổn thương cấp tính cơ quan đích khơng
phải là TBMM não
HA đáy và đỉnh không hạ quá 50%
Tăng HA phải điều trị thường xuyên và suốt đời
Dùng thuốc theo bệnh, nếu khơng thuộc thể bệnh nào đặc biệt thì dùng
UCMC và hoặc chẹn kênh canxi
1.6.2. Mục tiêu và hướng điều trị THA.

Bảng 1.6.2. Mục tiêu và hướng điều trị THA .
13


Những yếu tố
nguy cơ, tổn
thương cơ
quan và bệnh
cảnh lâm sàng

THA độ 1

THA độ 2

THA độ 3

Không điều trị

TĐLS trong
vài tháng, rồi
cho thuốc HA mục

tiêu
<140/90

TĐLS trong
vài tháng, rồi
cho thuốc HA
mục tiêu
<140/90

TĐLS, cho
ngay thuốc
HA mục tiêu
<140/90

Có 1-2 yếu tố
nguy cơ

Thay đổi lối
sống (TĐLS)

TĐLS trong
vài tháng, rồi
cho thuốc HA mục
tiêu
<140/90

TĐLS trong
vài tháng, rồi
cho thuốc HA
mục tiêu

<140/90

TĐLS, cho ngay
thuốc HA mục
tiêu
<140/90

Có ≥3 yếu tố
nguy cơ

TĐLS, không
điều trị thuốc

TĐLS trong
vài tháng, rồi
cho thuốc mục
tiêu <140/90

TĐLS, thuốc
HA mục tiêu
<140/90

TĐLS, cho ngay
thuốc HA mục
tiêu
<140/90

TĐLS, không
điều trị thuốc


TĐLS, thuốc HA
mục tiêu
<140/90

TĐLS, thuốc
HA mục tiêu
<140/90

TĐLS, cho ngay
thuốc HA mục
tiêu
<140/90

TĐLS, duy trì
HA mục tiêu
<140/90

TĐLS, cho ngay
thuốc
HA mục tiêu
<140/90

TĐLS, cho
ngay thuốc HA
mục tiêu
<140/90

TĐLS, cho ngay
thuốc HA mục
tiêu

<140/90

Khơng có yếu tố
nguy cơ

Tổn thương cơ
quan đích,
bệnh thận mạn
giai đoạn 3 hoặc
ĐTĐ
Bệnh tim mạch
có triệu chứng,
bệnh thận giai
đoạn ≥4 kèm
hoặc ĐTĐ có
tổn thương cơ
quan đích/nhiều
yếu tố nguy cơ

Bình thường
cao

1.6.3 Điều trị cụ thể
Tăng huyết áp độ 1, giai đoạn 1 khơng có đái tháo đường thì khơng có chỉ định
dùng thuốc
Các Thuốc điều trị tăng huyết áp
1.6.3.1 Thuốc chẹn kênh canxi
1.6.3.1 .1 Loại không nhân DHP ( Verapamil 40mg, 80mg, Diltiazem 30mg,
60mg)
Hạ áp, giảm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim

Chỉ định: tăng huyết áp nhịp tim nhanh, ĐTĐ, Suy thận, Đau thắt ngực ổn định,
Thai kỳ, Bệnh phổi COPD, HPQ, TPM,( không làm co thắt phế quản)

14


CCĐ: nhịp chậm < 60 ck/p Block nhĩ thất HA< 90/60mmHg, NMCT
1.6.3.1 .2. Loại có nhân DHP
Tác dụng: Hạ áp, tăng nhịp tim, giảm sức co bóp
CĐ: tăng HA nhịp chậm hoặc Bình thường, ĐTĐ, Suy thận, Thai kỳ, Bệnh phổi
có nhịp bình thường.
CCĐ: nhịp tim nhanh, Suy tim EF giảm < 55% , Bệnh mạch vành
Thế hệ 1: Thuốc nifidipin, adalat 10mg hạ áp nhanh, mạnh, tăng nhịp tim nhiều
Nifedipin GITS 30mg, 60mg T/2 = 24h
Thế hệ 2 : Amlodipin 5mg, 10mg t/2 = 24h
Hạ áp êm dịu, ít tăng nhịp tim
Thế hệ 3: lacidipin (lacipil) 2mg, 4mg T/2=24h (nhân có vỏ bọc khi HA cao vỏ
bọc phá hủy làm HA hạ
1.6.3.2 Thuốc ức chế men chuyển: gồm (Captopril, Enalapril 5 -10mg
(renitec, enap) Perindopril (coversyl) Lisinopril (zestril)
Ở bệnh mạch vành: chống dày, giãn thất trái, chống tái cấu trúc thất trái
CĐ: Tăng HA, suy tim, ĐTD, Bệnh mạch vành suy thận Gd 1-2
CCĐ: hẹp hai lá khít đơn thuần, Hẹp chủ khít đơn thuần, Hẹp động mạch thận
hai bên, suy thận độ 3a,3b 4, Phụ nữ có thai,cho con bú (qi thai, thiểu ổi, vơi hóa
bánh rau) , Xem xét ở bệnh nhân có bệnh phổi cấp và mạn tính
1.6.3.3 Thuốc chẹn thụ thể AT1
Tác dụng giống UCMC nhẹ hơn, không gây ra ho, thay thế UCMC trong bệnh
phổi cấp và mạn tính
Thuốc: loscertan (lostad) 50mg, Telmisartan (micocdin) 40mg ,Ibersartan
( Aprovel) 50mg, Valsartan 80mg.

1.6.3.4. Thuốc chẹn beta giao cảm
Hạ áp hạ nhịp tim, giảm sức bóp cơ tim
Tác dụng phụ: làm co thắt cơ trơn phế quản, co thắt ruột dạ dày, co thắt cơ tử
cung
CĐ: Tăng HA có suy tim khô, Tăng HA động mạch vành, Tăng HA có nhịp tim
nhanh.
CCĐ: suy tim sung huyết (suy tim ướt), Nhịp chậm < 60 lần/phút, Các block
nhĩ thất, Bệnh phổi, Loét dạ dày tiến triển, Bệnh mạch ngoại vi, Phụ nữ có thai
Lưu ý ở bệnh nhân đái tháo đường
1.6.3.5. Thuốc đồng vận thần kinh giao cảm trung ương
Methyldopa, dopegut, aldomet 250mg T/2=8h
CĐ: tăng HA thai kỳ, suy thận, Bệnh phổi
1.6.3.6. Thuốc lợi tiểu
Lợi tiểu quai: furocemide (bù kali)
CĐ: cấp cứu tăng HA >= 190/110 mmHg, Hen tim, phù phổi cấp 10 15p/ lần
đến khi có nước tiểu, bệnh nhân đỡ khó thở, suy tim ef < 55, suy thận
Lợi tiểu thải muối: Hpoclothiazid 25mg, Indapamide 2,5mg
CĐ: Tha thừa cân, béo phì, THA tâm trương, Tăng huyết áp kháng trị

15


CCĐ: suy thận ( gây giảm mức lọc cầu thận ), hạ kali

1.7. Một số nghiên cứu liên quan
1.7.1. Trên thế giới
THA là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch và ảnh
hưởng đến một phần ba dân số trưởng thành ở Hoa Kì. Theo báo cáo của Tatiana
Nwankwo và các cộng sự nghiên cứu về tỉ lệ nhận thức, điều trị và kiểm soát
THA trong giai đoạn 2011-2012 ở Hoa Kì cho thấy có 82,7% người bị THA

nhận biết được tình trạng bệnh của mình, 75,6% tuân thủ dùng thuốc và 51,8%
có huyết áp được kiểm sốt.
Nhiều nghiên cứu trong cộng đờng châu Á cho thấy rằng có tới 50-80%
người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh THA, chính điều này đã dẫn đến việc kém
tuân thủ điều trị và dẫn đến những biến chứng nặng hơn của bệnh.
1.7.2. Trong nước
Trần Thị Kim (2011) qua nghiên cứu 202 bệnh nhân được điều trị nội trú
tại khoa nội bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế cho thấy kiến thức của
bệnh nhân về bệnh THA là chưa được tốt: biết chính xác ngưỡng THA chiếm tỷ
lệ 26,73%. Tỷ lệ bệnh nhân biết ăn mặn, hút thuốc lá, căng thẳng là yếu tố nguy
cơ của THA lần lượt là 81,19%, 68,32% và 65,35%. Biết hạn chế ăn mặn giúp
làm giảm huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất là 84,65%. Kênh hướng dẫn kiến thức
THA là điều dưỡng chỉ có 19,80%.
Vũ Xuân Phú và Nguyễn Minh Phương (2011) nghiên cứu cắt ngang có
phân tích về tn thủ điều trị THA trên 250 đối tượng tại 4 phường của TP. Hà
Nội cho thấy thực hành tuân thủ điều trị THA chỉ có 44,8% bệnh nhân đạt về
tuân thủ điều trị THA. 34% là theo dõi HA thường xuyên. Có 32,8% bệnh nhân
khơng uống thuốc. Có đến 54,4% khơng đi khám định kỳ đều đặn. 36% thực
hiện chế độ ăn uống đạt yêu cầu; 66,4% thực hiện hạn chế rượu bia. 64% thực
hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi đạt yêu cầu, 62,8% thực hiện luyện tập thường
xuyên. Lý do không uống thuốc đầy đủ do bận công việc (10,8%), cho là khơng
quan trọng (6,4%), cho là huyết áp bình thường thì khơng cần uống thuốc
16


(6,4%), bị tác dụng phụ của thuốc (6,0%) và người nhà không nhắc nhở uống
thuốc (4%).

Chương 2
17



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng:
Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả các bệnh nhân điều trị THA tại khoa nội HSCC – Bệnh Viện Đa Khoa sốp Cộp từ 01/5/2020 đến 30/9/2020
Tiêu chuẩn loại trừ: Loại trừ các trường hợp đột quỵ não do tăng huyết
áp.
2.1.2. Địa điểm : Khoa nội HSCC – Bệnh Viện Đa Khoa Sốp Cộp
2.1.3. Thời gian: Từ tháng 05/2020 đến hết tháng 9/2020
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu :
Tiến cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
Cách chọn mẫu thuận tiện, tất cả bệnh nhân điều trị THA tại khoa Nội HSCC Bệnh Viện Đa Khoa Sốp Cộp.
2.2.3. Phương pháp thu thập các chỉ số.
Phỏng vấn bệnh nhân theo phiếu điều tra.
Xác định, lập danh sách tất cả các bệnh nhân đã, đang điều trị THA tại
khoa Nội - HSCC.
* Phỏng vấn các hành vi sức khỏe, thói quen, chế độ ăn, thể dục thể thao
của người bệnh điều trị THA.
* Xác định nghề nghiệp các chỉ số BMI, chỉ số Cholesterol, Triglycerid
của tất cả người bệnh điều trị THA theo bệnh án lưu, đang điều trị.

Cách thức tiến hành:
18


Phỏng vấn bệnh nhân tăng huyết áp
đang điều trị tại khoa Nội - HSCC


Ghi lại các chỉ số thông tin
cholesterol và Triglycerid

Lựa chọn bệnh án và bệnh nhân

Phù hợp
- Bệnh nhân tăng huyết áp
- Có đầy đủ các chỉ số theo phiếu
điều tra

Loại
- BN đột quỵ não do THA
- Bệnh án thiếu chỉ số Lipit máu.

Thu thập số liệu
(Từ bệnh án và phiếu phỏng vấn)

Sử dụng phần mềm Microsoft
Excel, Microsoft Office Word 2010

Báo cáo kết quả nghiên cứu
(Microsoft Office Word 2010)
2.2.4 Các biến số đặc điểm của bệnh nhân tăng huyết áp
19
Báo cáo kết quả nghiên cứu
(Microsoft Office Word
2010)



Cách
TT Tên biến

Khái niệm

Giá trị biến

thu
thập
số liệu

1

Tuổi bệnh Là số tuổi có ghi tại thời điểm
nhân

Biến dạng

phỏng vấn và điều trị

số

Biến phân
2

Giới tính
BN

Là giới tính được ghi trong hờ sơ
bệnh án và phiếu phỏng vấn


loại:
1 = Nam;
2 = Nữ.
Biến phân

3

Thói quen
ăn muối

- Là thói quen dùng muối trong loại:
1 = ăn nhạt
bữa ăn.
2= ăn mặn
3= ăn rất

TTSL
từ bệnh
án,
phiếu
phỏng
vấn
TTSL
từ bệnh
án,
phiếu
phỏng
vấn
TTSL

từ
phiếu
phỏng
vấn

mặn
- Có: Bệnh án có ghi các chỉ số
lipit máu có giá trị cao hơn bình Biến phân
thường
loại:
rối loạn lipit
- Khơng: Bệnh án có ghi các chỉ 1 = Có;
máu
số lipit máu có giá trị thấp hơn 0 = Khơng.
Tình trạng

4

hoặc bằng chỉ số bình thường.
- Có: Bệnh nhân có bố mẹ, anh,
5

6

Tiền sử gia
đình
Vận động

Biến phân
chị, em ruột mắc bệnh THA.

- Khơng: Bệnh nhân khơng có loại:
1 = Có;
bố mẹ, anh, chị, em ruột mắc
0 = Không.
bệnh THA.
Là hoạt động đi lại hàng ngày
Biến phân
loại
1= hầu như
20

TTSL
từ bệnh
án

TTSL
từ
phiếu
phỏng
vấn
TTSL
từ
phiếu
phỏng


Cách
TT Tên biến

Khái niệm


Giá trị biến

đứng
2= hầu như

thu
thập
số liệu
vấn

ngồi
3= hầu như
đi lại
4= không
chắc/
không biết
Biến phân

7

Chỉ số cơ
thể BMI

loại
Là số đo chỉ số cơ thể bằng trọng 1= thiếu
lượng cơ thể chia cho bình cân
2= bình
phương chiều cao tính theo mét
thường

(m)
3= thừa

TTSL
Phiếu
phỏng
vấn và
bệnh án

cân
4= béo phì
Có: Bệnh nhân có théo quen hút

8

9

thuốc lá, thuốc lào theo phiếu Biến phân
Hút thuốc phỏng vấn.
loại:
Khơng:
Bệnh
nhân
khơng

lá, thuốc lào
1 = Có;
théo quen hút thuốc lá, thuốc 0 = Khơng.
lào theo phiếu phỏng vấn..
Uống rượu, Là tình trạng người có thói quen Biến phân

bia

sử dụng rượu bia

loại
1= khơng
uống rượu
2= thường
xun uống
ít
21

TTSL
từ
phiếu
phỏng
vấn

TTSL
từ
phiếu
phỏng
vấn


Cách
TT Tên biến

Khái niệm


Giá trị biến

thu
thập
số liệu

3= thường
xuyên uống
nhiều
4= nghiện
rượu
2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu.
Phương pháp thống kê y học
2.2.6 Đạo đức trong nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu được tiến hành khi được thông qua hội đồng khoa học của
đơn vị. Được sự tự nguyện tham gia nghiên cứu của người bệnh đang điều trị
THA. Đảm bảo tính trung thực khách quan trong nghiên cứu.

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình trạng điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa huyện
Sốp Cộp.
3.1.1.Tỷ lệ tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Sốp
Cộp theo giới.
Biểu đồ số 1: Tỷ lệ % điều trị tăng huyết áp theo giới tính của nhóm
bệnh nhân được điều tra:
(N =68 Trong đó Nam: 33, Nữ: 35)

22



Nhận xét: Trong 68 người mắc tăng huyết áp được điều tra có 51% là
bệnh nhân nữ và 49% là bệnh nhân nam. Kết quả này cho thấy bệnh tăng huyết
áp khơng phụ thuộc giới tính, giới nam và nữ đều có thể mắc bệnh tăng huyết
áp với tỷ lệ là như nhau.
3.1.2.Tỷ lệ tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Sốp
Cộp theo nhóm tuổi
Bảng số 1: Tỷ lệ % điều trị tăng huyết áp theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Số lượng
Tỷ lệ %
Tuổi dưới 30
1
1,47 %
Tuổi từ 30-40
0
0%
N=68
Tuổi từ 41-50
12
17,65 %
Tuổi từ 51-60
19
27,94 %
Tuổi từ 61-70
17
25%
Tuổi trên 70
19
27,94 %

Nhận xét: Trong 68 người mắc bệnh tăng huyết áp được điều tra có
nhóm tuổi trên 70 và nhóm tuổi từ 51 đến 60 mắc bằng nhau và cao nhất với tỷ
lệ 27,9%, nhóm tuổi từ 61 đến 70 mắc cao đứng thứ 2 với tỷ lệ 25%, nhóm tuổi
từ 41 đến 50 mắc cao thứ 3 với tỷ lệ 17,6 %. Kết quả trên chứng tỏ tuổi càng
cao nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng nhiều điều này có thể giải thích
người cao tuổi do sự lão hóa, động mạch trở nên xơ cứng và ít mềm dẻo, tình
trạng vữa xơ động mạch làm tăng sức cản ngoại biên, vì vậy người cao tuổi
thường có biểu hiện tăng huyết áp.
3.2 Các yếu tố liên quan đến tăng huyết của bệnh nhân điều trị tại
bệnh viện đa khoa huyện Sốp Cộp
3.2.1. Mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và Chế độ ăn nhiều
muối.
Trong số 68 người phỏng vấn có 17 người ăn nhặt, 35 người có thói
quen thường xuyên ăn mặn và 18 người có thói quen thường xuyên ăn rất mặn
Biểu đồ số 2: Tỷ lệ ăn nhiều muối ở nhóm người điều trị tăng huyết áp.
Nhận xét: Trong số người được điều tra có 51,5% số người mắc tăng
huyết áp có thói quen ăn mặn, có 22% số người mắc tăng huyết áp có thói quen
23


ăn rất mặn, còn lại là 26,5% số người tăng huyết áp ăn nhạt. Như vậy số người
mắc tăng huyết ăn mặn và rất mặn chiếm tới 73,5%, lý do dẫn đến việc người
dân dùng nhiều muối là do tập tục văn hóa, thường là số muối dùng để làm
“chẳm chéo” chấm còn nhiều hơn số muối tra vào các món nấu, món xào, món
kho. Do vậy việc kiểm sốt số muối tiêu thụ thường lớn, hai nữa người dân
chưa hiểu hết những tác hại của việc sử dụng nhiều muối.
3.2.2. Mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và Rối loạn lipit máu
Trong số 68 người được điều tra có tới 56 người mắc bệnh tăng huyết có
rối loạn lipit máu, cịn lại là 12 người có chỉ số lipit máu bình thường.
Biểu đờ số 3 Tỷ lệ rối loạn lipit máu ở nhóm người điều trị tăng huyết

áp được điều tra.
Nhận xét: Trong số người mắc tăng huyết áp được điều tra có tới 82% số
người có rối loạn lipit máu, điều này có thể giải thích như sau rối loạn lipit
máu làm cho mạch máu xơ cứng hay còn gọi là xơ vữa động mạch. Thành
mạch cứng hơn, lòng mạch hẹp lại làm cho sức cản của mạch hệ thống cao lên,
kéo chỉ số huyết áp cao lên.
3.2.3. Mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và Tiền sử gia đình
Trong 68 người có 38 người có tiền sử gia đình là Bố, mẹ, anh, chị, em
ruột mắc bệnh tăng huyết áp, còn lại là 30 người khơng có tiền sử gia đình.
Biểu đờ số 4 Tỷ lệ người điều trị tăng huyết áp có tiền sử gia đình mắc
bệnh tăng huyết áp.
Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong số người mắc
tăng huyết áp được điều tra có 56% số người có tiền sử gia đình là Bố mẹ, anh,
chị, em ruột mắc bệnh tăng huyết áp, kết quả này cho thấy tiền sử gia đình
cũng có mối liên quan phần nào tới bệnh tăng huyết.
3.2.4. Mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và Lối sống ít vận
động.
24


Bảng số 2 Tỷ lệ người ít vận động ở nhóm người điều trị tăng huyết áp
được điều tra.
Mơ tả vận động

Số người

Tỷ lệ %

16


23,5%

42

61,8%

Hầu như đi lại

10

14,7%

Không chắc/ không biết

0

0%

Hầu như đứng
Hầu như ngồi

N = 68

Nhận xét: Trong số người mắc bệnh tăng huyết áp được điều tra nhóm
chúng tôi thấy số người hầu như ngồi chiếm tỷ lệ 61,8%, Số người hầu như
đứng chiếm 23,5%, còn lại là hầu như đi lại chiếm 14,7%, điều này có thể giải
thích như sau ít vận động làm tăng sự mất cân bằng giữa lượng calo ta hấp thu
và lượng calo ta đốt cháy là ngun nhân chính gây béo phì. Nếu không vận
động, lượng calo thu vào từ thức ăn sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích tụ trong cơ
thể và đó là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch gây tăng huyết áp.

3.2.5. Mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và Thừa cân - béo phì
Biểu đờ số 5 Tỷ lệ người thừa cân theo BMI trong nhóm người điều trị
tăng huyết áp được điều tra.
Nhận xét: Trong số người mắc bệnh tăng huyết áp được điều tra có tới
50% số người là thừa cân và 14,7 % là béo phì, Thừa cân, béo phì là lượng mỡ
thừa của cơ thể khi quá nhiều sẽ tích tụ và lắng đọng, bám dính vào thành động
mạch làm tăng sức cản thành mạch, xơ vữa động mạch, ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình bơm máu từ tim đến các cơ quan. Đây chính là nguyên nhân gây
tăng huyết áp.

3.2.6. Mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và Hút thuốc lá –
thuốc lào.
25


×