Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn tiết 20-l8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.43 KB, 3 trang )

Giáo án: Âm nhạc 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Hiếu
Ngày soạn: 31/ 12/2010.
Ngày dạy: 03/ 1/ 2011.
Tuần 21.
Tiết 20:
- Ôn tập bài hát: Khát vọng mùa xuân
- Nhạc lí: Nhịp 6/8
- Tập đọc nhạc: TĐN số 5
I. MỤC TIÊU.
- Giúp HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát. Biết hát kết hợp gõ
đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca…
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 5 kết hợp gõ đệm.
II. CHUẨN BỊ.
- Nhạc cụ: Organ.
- Bảng phụ bài TĐN số 5.
- Đàn và hát thuần thục bài TĐN số 5.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài học.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV đàn- HS khởi động giọng.
- GV mở băng đĩa mẫu bài hát.
- GV đệm đàn cả lớp ôn bài 2-3 lần,
sau đó GV lần lượt cho từng tổ ôn bài.
- HS tập hát lĩnh xướng và hòa giọng.
- GV gọi HS hát lĩnh xướng, cả lớp
hòa giọng.
- GV yêu cầu HS lên bảng trình bày
hoàn chỉnh bài hát theo nhóm hoặc cá
nhân.


- HS ôn bài theo các nhóm, GV kiểm
tra, nhận xét, đánh giá.
1. Ôn tập bài hát: Khát vọng mùa
xuân
- Ôn tập theo hướng dẫn: cả lớp ôn
bài 1- 2 lần sau đó lần lượt từng tổ hát
lại và các tổ khác nhận xét.
- 2HS lĩnh xướng câu 1 và câu 2 của
đoạn 1( lời 1).
2. Nhạc lí: nhịp 6/8
Giáo án: Âm nhạc 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Hiếu
-H: Chúng ta đã được học các loại
nhịp nào?
- GV ghi lên bảng các loại nhịp đã
được học: 2/4, ¾, 4/4 sau đó gọi một
vài HS nhắc lại khái niệm một số loại
nhịp trên.
- GV nhắc lại ý nghĩa của số chỉ nhịp
2/4, ¾ ... và yêu cầu HS vận dụng và
giải thích ý nghĩa của số chỉ nhịp 6/8?
- H: Thế nào là nhịp 6/8?
- GV: Ghi VD nhịp 6/8.
- GV: hát mẫu trích đoạn “ Mùa xuân
nho nhỏ”, “ Lượn tròn, lượn khéo” để
giúp HS cảm nhận về tính chất nhịp
6/8.
-H: So với thể loại hành khúc có tính
chất mạng mẽ, dứt khoát thì nhịp 6/8
chúng ta thấy nó mang tính chất như
thế nào?

* Bài tập: Ô nhịp nào sau đây không
phải là ô nhịp 6/8?
- GV giới thiệu: Chúng ta đã được làm
quen với nhạc sĩ Văn Cao trong
chương trình âm nhạc lớp 6. Ông là
một trong những nhạc sĩ lớp đầu tiên
của âm nhạc Việt Nam. Bài TĐN số 5
chúng ta học hôm nay là trích đoạn
của bài hát “ Làng tôi ”.
Bài hát “ Làng tôi” là một bài hát
nói về cảnh thanh bình của làng quê
Việt Nam trước khi giặc chiếm đóng,
khi giặc đến chiếm phá làm cho cảnh
thanh bình yên ả đó không còn nữa mà
là cảnh hoang tàn, chết chóc. Nhưng
với lòng yêu quê hương và căm thù
giặc nhân dân ta đã đứng lên chiến đấu
anh dũng để dành lại cảnh thanh bình
vốn có cho làng quê.
- Ôn lại kiến thức cũ.
- Trong nhịp 6/8 thì số 6 chỉ số phách
có trong một ô nhịp, số 8 chỉ giá trị
của mỗi phách bằng một nốt tròn chia
cho 8.
- Khái niệm: Sgk
- Tính chất nhịp 6/8: nhịp nhàng,
uyển chuyển, trữ tình.
3.Tập đọc nhạc: TĐN số 5
- TĐN số 5 trích từ bài hát “ Làng
tôi” của nhạc sĩ Văn Cao.

Giáo án: Âm nhạc 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Hiếu
Bài TĐN số 5 là đoạn trích phần
đầu của bài hát.
- GV mở đĩa bài hát “ Làng tôi”
- GV treo bảng phụ bài TĐN số 5.
- HS nhận xét bài TĐN số 5.
- GV đàn bài : TĐN số 5.
- Tập từng câu: GV đàn mỗi câu 2-3
lần, HS nghe và tập theo.
- Sau khi cả lớp tập xong hoàn chỉnh
bài, GV cho HS ôn lại 2-3 lần, kết hợp
gõ đệm theo phách.
- HS khi đã đọc xong thì tự ghép lời
kết hợp gõ đệm.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS nếu có.
- GV yêu cầu HS chia 2 nhóm:
- GV gọi HS xung phong đọc nhạc.
- GV: Gọi HS nhận xét và GV củng
cố.
- HS nghe và cảm nhận về nội dung
bài hát.
- Nhận xét bài TĐN.
- Tập theo hướng dẫn.
- Đọc nhạc kết hợp gõ đệm.
- Nhóm 1 đọc nhạc, nhóm 2 ghép lời
sau đó đổi ngược lại.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
- HS ôn lại bài “ Khát vọng mùa xuân” .
- Dặn dò HS về nhà: Ôn lại bài đã học, trả lời câu hỏi Sgk và sưu tầm các
bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn để chuẩn bị cho tiết học sau.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×