Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

hình ảnh SINH HOẠT VUI HỘI TRĂNG RẰM năm học 2011 - 2012 THCS DUY CẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.14 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phần thứ nhất</b>
<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Thực tiễn cho thấy, dạy học sinh tiếp thu môn Tiếng Việt tốt là vấn đề
hết sức khó khăn (đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng xa như huyện Ngọc
Hiển). Việc các em phát huy tốt và nâng cao khả năng cảm thụ văn học lại là
việc khó khăn hơn nhiều. Mặc dù các thầy giáo, cô giáo luôn quan tâm tới
nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học thông qua giờ Tập đọc.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em đọc hiểu và cảm nhận được cái hay,
cái đẹp về nội dung cũng như nghệ thuật trong bài văn, bài thơ, đoạn văn (thậm
chí trong một câu văn, một từ ngữ mang giá trị nghệ thuật) trong sách giáo khoa
để các em mở mang tri thức, có khả năng cảm thụ văn học, các em có hứng thú
khi học Tiếng Việt. Từ đó, các em có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt.


Nói thì dễ song thực trạng hiện nay, suốt chiều dài chương trình Tiếng Việt
ở Tiểu học từ lớp Một đến lớp Năm việc dạy cho học sinh cảm thụ văn học và
học sinh cảm thụ văn học gặp rất nhiều khó khăn. Có thể thấy rõ qua các kì thi
học sinh giỏi cấp Tỉnh cuối bậc Tiểu học, đa phần học sinh làm không được
hoặc lúng túng không biết làm từ đâu! Do đâu dẫn đến điều đó? Ta có thể lí
giải như sau:


1/ <b>Giáo viên:</b>


-Sử dụng phương pháp dạy học không đồng bộ, hiệu quả giờ dạy thấp.


-Chưa phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thơng qua giờ dạy trên
lớp, hạn chế việc dạy học “<b>lấy học sinh làm trung tâm</b>”.


-Chưa đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học dẫn đến tiết học nặng nề,
gò ép, nhàm chán.



-Trong những tiết Tập đọc đa phần giáo viên còn xem nhẹ việc bồi dưỡng
nội dung cảm thụ văn học từ đó kìm hãm việc các em thấy được cái hay, cái đẹp
của văn học (nhất là những lớp 3; 4 và 5).


-Khi ôn luyện, bồi dưỡng giáo viên chưa định hướng được cách trình bày một
bài văn cảm thụ văn học từ đó khi hỏi đến nội dung này hầu hết các em học
sinh rất mơ hồ (đặc biệt là học sinh huyện Ngọc Hiển)


2/ <b>Học sinh:</b>


-Trình độ khơng đồng đều.


-Là học sinh vùng khó khăn nên kỹ năng nhận dạng, quy trình thực hiện các
bước thực hành còn yếu, lúng túng chưa biết làm cái gì trước, cái gì sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

-Các em có xu hướng lười đọc sách có nội dung mang giá trị nghệ thuật mà
các em chỉ thích đọc những chuyện mang giá trị về nội dung cũng như giá trị
nghệ thuật khơng cao từ đó, kìm hãm thói quen đọc hiểu một văn bản hay.


-Phần lớn học sinh (kể cả một số giáo viên) khơng có thói quen sử dụng Từ
điển Tiếng Việt…


3/ <b>Gia đình học sinh:</b>


Đa số người dân cị trình độ thấp, phần lớn làm nghề đánh bắt. Một số gia
đình có hồn cảnh khó khăn, họ chỉ biết bươn chải mưu sinh chưa quan tâm đến
việc học của con cái.


4/ <b>Thực trạng:</b>



Năm học 2008 - 2009 nói riêng cũng như năm học trước đó kì thi học sinh
giỏi cấp Tỉnh mơn Tốn ln đạt nhiều giải và có số lượng giải cao hơn mơn
Tiếng Việt. Một phần là do mảng kiến thức Cảm thụ văn học (phần đạt 03
điểm) các em làm không được .


Từ những thực trạng và những khó khăn trên, để trau dồi năng lực Cảm
thụ văn học cho học sinh theo mức độ yêu cầu của chương trình Tiểu học
hiện hành, đồng thời trực tiếp phục vụ việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh
khá, giỏi về môn Tiếng Việt (Đặc biệt là học sinh khá giỏi khối 4; 5). Tôi xin


chọn sáng kiến kiến kinh nghiệm “<i><b>LAØM THẾ NAØO ĐỂ DẠY TỐT- HỌC</b></i>


<i><b>TỐT CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH </b><b>KHÁ GIỎI LỚP 4 - 5</b></i> ” để
nhằm khắc phục những khó khăn, trở ngại những hạn chế nêu trên, đồng thời
áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy ở Tiểu học (nhất là ôn luyện học sinh
kha,ù giỏi khối lớp 4; 5) trong huyện Ngọc Hiển mong các thầy cô giáo trong
huyện hưởng ứng, góp ý để sáng kiến của tơi được áp dụng và đưa vào giảng
dạy một cách có hiệu quảù.


<b>Phần thứ hai</b>


<b>MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ RÈN LUYỆN CẢM THỤ VĂN HỌC VAØ</b>
<b>GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT</b>


* Thế nào là cảm thụ văn học?


Ta có thể hiểu Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật,
những điều sâu sắc, đẹp đẽ của văn học được thể hiện trong tác phẩm hay một
bộ phận của tác phẩm thậm chí một câu văn, một câu thơ, một từ ngữ có giá


trị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng
Cảm thụ văn học cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo, những bài văn bài thơ hay sẽ đem đến cho
các em bao điều lí thú, hấp dẫn. Tuy nhiên, muốn trở thành một học sinh có
năng lực Cảm thụ văn học, các em phải tự giác, phấn đâùu nhiều mặt dưới sự
dẫn dắt của thầy cô, người lớn. Thực tế cho thấy những học sinh giỏi ở tiểu
học từ trước tới nay là: <i>những em có say mê, hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ,</i>
<i>chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế và văn học, các em nắm bắt kiến thức</i>
<i>cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho Cảm thụ văn học, kiên trì rèn luyện kĩ năng</i>
<i>viết đoạn văn về Cảm thụ văn học.</i>


Vì vậy, những yêu cầu cơ bản dưới đây cần được mỗi học sinh cũng như
mỗi giáo viên cần cố gắng thực hiện tốt.


1.<b>Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ</b>:


Có hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ, các em sẽ vượt qua những khó khăn
trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ văn học tốt và học giỏi môn Tiếng
Việt. Tập đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, đoạn văn, chăm chú quan sát bằng tất
cả các giác quan để tìm ra cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta. Từ
đó các em biết dùng từ ngữ đúng và hay. Khi nói và viết các em viết rõ ý,
thành câu sinh động và gợi cảm…


Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn chính là sự rèn luyện mình để
có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó các em đến với văn học một cách tự
giác, say mê. Đó là yêu cầu không thể thiếu của Cảm thụ văn học.


2<b>- Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học:</b>



Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức ảnh hưởng bởi vốn sống của con
người.Vốn sống đó được tích lũy bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản
thân qua hoạt động và quan sát hằng ngày trong cuộc sống. Chính vì các em
tập quan sát thường xuyên bằng nhiều giác quan như: mắt nhìn (thị giác), tai
nghe ( thính giác), tay sờ hoặc cảm nhận dưới da (xúc giác), mũi ngửi (khứu
giác)… là thói quen cần thiết của người học sinh giỏi. Quan sát nhiều, kĩ, chẳng
những giúp các em viết bài văn hay mà còn tạo điều kiện cho các em cảm
nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cần hướng dẫn học sinh phương pháp đọc làm sao để các em thấy cái hay, cái
đẹp của tác phẩm (cả về nội dung và nghệ thuật).


3<b>- Nắm vững kiến thức cơ bản về môn Tiếng Việt</b>:<b> </b>


Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở tiểu học các em cần nắm vững
kiến thức đã học ở chương trình mơn Tiếng Việt ở Tiểu học:


- Có hiểu biết về ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt (âm, thanh, chữ ghi âm,
dấu thanh, tiếng, các bộ phận của tiếng).


- Nắm vững vốn kiến thức về từ ngữ đã học (danh từ, động từ, tính từ, đại
từ, số từ, tình thái từ hoặc từ đơn, từ ghép, từ láy…).


- Nắm vững kiến thức ngữ pháp Tiếng Việt (câu đơn, câu ghép, các thành
tố phụ như định ngữ, bổ ngư,õ trạng ngữ, hơ ngữ…).


Ngồi những kiến thức về ngữ âm và chữ viết, Từ ngữ, Ngữ pháp qua giờ
Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn ở Tiểu học bước đầu các em làm quen với
các khái niệm mới như: hình ảnh, chi tiết bố cục,… Khi tìm hiểu giờ Tập đọc


trên lớp các em được giáo viên hướng dẫn một số biện pháp tu từ thuộc
chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học như: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đảo
ngữ…


4- <b>Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học</b>:


Rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những
nhiệm vụ cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Có năng lực cảm thụ văn hoc
tốt, các em có cảm nhận được nhiều nét đẹp của thơ văn, tâm hồn phong phú,
sinh động khi nói viết Tiếng Việt. Chính vì lẽ đó, để đánh giá kết quả học tập
mơn Tiếng Việt phần Cảm thụ văn học ở Tiểu học (qua các kì thi học sinh
giỏi cấp Tỉnh) ngồi những bài tập luyện từ và câu, tập làm văn, đềø thi cịn có
một bài cảm thụ văn học (3 điểm) phù hợp với trình độ học sinh Tiểu học
(tương tự các câu hỏi giờ tập đọc có nâng cao). Để làm tốt một bài cảm thụ
văn học đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo các bước sau:


Bước 1:


Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu bài tập (phải trả lời được điều gì? Cần
nêu bật được ý gì?...)


Bước 2 :


Đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn hay đoạn trích được nêu trong bài (dựa vào yêu
cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu như: cách dùng từ, đặt câu; cách dùng hình
ảnh chi tiết; cách sử dụng biện nghệ thuật như: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ,
đảo ngữ…).


Bước 3:



-Viết một đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5 đến 7 dòng) hướng vào
yêu cầu của đề bài. Đoạn văn cần trình bày như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

-Tiếp đó, cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của nội dung đề bài (nội dung
đoạn).


-Kết đoạn là một câu văn ngắn gọn để gói nội dung cảm thụ.


<b>* Lưu ý</b>:


Khi giáo viên hướng dẫn học sinh tiểu học viết đoạn văn cảm thụ văn học
nên cần định hướng cho học sinh thể hiện một cách hồn nhiên, trong sáng và
bộc lộ cảm xúc, cần tránh mắc các lỗi như: lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, diễn
giải dài dòng về nội dung đoạn thơ đoạn văn hoặc sa đà vào phân tích quá kĩ
bằng giọng văn người lớn không phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học.


II/ MỘT SỐ DẠNG CẢM THỤ VĂN HỌC Ở TIỂU HỌC VÀ MỘT SỐ VÍ
DỤ MINH HỌA – GỢI Ý, HƯỚNG GIẢI


* Daïng I:


<b>Bài tập về tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ đặt câu sinh động</b>:
Ví dụ 1:


<i>Dưới trăng quyên đã gọi hè</i>
<i>Đầu tường lửa lựu lập lịe đâm bơng</i>.
(Nguyễn Du)


Tìm từ láy trong hai câu thơ trên và nêu rõ tác dụng của từ láy đó.
<b>Gợi ý giải</b>:



Từ láy <i>lập lòe</i> – phụ âm đầu được lặp lại. Từ láy <i>lập lịe </i>có một tiếng láy
mang vần <i>âp</i> gợi nét nghĩa một trạng thái không ổn định, lúc mờ lúc tỏ, lúc
mạnh lúc yếu, lúc cao lúc thấp … tương tự các từ láy: mập mờ, lập lờ, thập thị,
lấp ló… Từ láy <i>lập lòe</i> giúp ta thấy rõ hoa lựu đỏ như sắc lửa lúc ẩn lúc hiện,
báo hiệu khơng khí oi bức của mùa hạ đang tới gần.


Ví dụ 2: (Đề thi học sinh giỏi vòng Tỉnh cấp Tiểu học của Sở Giáo dục
tỉnh Cà Mau tháng 3 năm 2009)


Đọc đoạn thơ dưới đây có những từ nào là từ láy? Hãy nêu tác dụng gợi tả
của từ láy đó.


<i> Quýt nhà ai chín đỏ cây,</i>


<i> Hỡi em đi học hây hây má tròn</i>
<i> Trường em mấy tổ trong thôn</i>
<i> </i> <i>Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa.</i>


Tố Hữu


<b>Gợi ý – giải</b>:


- Từ láy trong đoạn thơ: hây hây, <i>ríu ra ríu rít</i>.
- Tác dụng gợi tả:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ <i>ríu ra ríu rít</i>: nhiều tiếng chim kêu hay tiếng cười nói trong và cao, vang lên
liên tiếp và vui vẻ.


*Dạng II:



<b>Bài tập phát hiện những hình ảnh chi tiết có giá trị gợi tả</b>:


Là tồn bộï đường nét (là điểm nhỏ, ý nhỏ – chi tiết) màu sắc hoặc đặc điểm
của người, cảnh vật bên ngoài được ghi lại trong tác phẩm.


<b>Ví dụ 1</b>:


<i>Lời ru có gió mùa thu</i>
<i>Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.</i>
<i> Những ngơi sao thức ngồi kia</i>
<i> Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.</i>


<i> Đêm nay con ngủ giấc trịn</i>
<i>Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.</i>


Mẹ- Trần Quốc Minh


Theo em hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của bài thơ?
Vì sao?


Gợi ý – giải:


Hình ảnh ngọn gió trong câu Mẹ là <i>ngọn gió</i> của con suốt đời góp phần
nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên. Hình ảnh đó cho ta thấy người
mẹ giống như ngọn gió thổi làm cho con mát, ru cho con ngủ và đưa con vào
giấc mơ. Ngọn gió ấy thổi cho con mát cả cuộc đời như người mẹ luôn tần tảo
làm việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn, mong con khôn lớn và hạnh phúc. Sự
so sánh đẹp đẽ và sâu sắc đó cho ta thấy thấm thía hơn về tình mẹ con làm cho
đoạn thơ hay hơn, ý vị hơn.



* Dạng 3: <b>Bài tập về tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi</b>
<b>với học sinh Tiểu học</b>.


<b> -So saùnh:</b>


Là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng cùng có chung dấu hiệu nào đó với
nhau. Nhằm cho việc diễn đạt sinh động gợi cảm (các dạng bài này chỉ nhằm
củng cố những hiểu biết về biện pháp tu từ, không thiên về mục đích luyện
tập kĩ năng viết văn).


Ví dụ:


<i> Đầøu trời ngất đỉnh Hà Giang</i>
<i>Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.</i>


<i> Trường Sơn: chí lớn ông cha</i>
<i> Cửu Long: lịng mẹ bao la sóng trào</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hãy nhận xét đoạn thơ trên tác giả so sánh điều gì? Cách so sánh như vậy
giúp em hiểu điều gì mới mẻ? Có thể thay thế dấu hai chấm (:) bằng từ ngữ
nào để có sự so sánh?


Gợi ý giải:


+ So sánh (núi) “<i>Trường Sơn</i>” với “chí lớn ơng cha”; (sơng) “<i>Cửu Long</i>”
với “lịng mẹ bao la sóng trào”.


+ So sánh như vậy giúp ta cảm nhận được: sự to lớn, hùng vĩ đáng tự hào
chí khí hào hùng của ông cha như dãy Trường Sơn: vẻ đẹp chứa chan tình u


thương của lịng mẹ như dịng sơng Cửu Long.


+ Có thể thay thế dấu hai chấm (:) bằng một các từ ngữ sau: như, giống,
tựa, tựa hồ, tựa như, giống như, như là…


<i><b> -Nhân hóa:</b></i>


Là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những đặc điểm
mang tính cách con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn.


<b>Ví dụ 1</b>: (đề thi học sinh giỏi vòng Tỉnh cấp Tiểu học Sở Giáo dục Cà
Mau tháng 3 năm 2009)


Trong bài: <i>Ngày em vào Đội</i> – Xuân Quỳnh viết:
“<i>Chị đã qua tuổi Đồn</i>


<i>Em hơm nay vào Đội</i>
<i>Màu khăn đỏ dắt em</i>
<i> Bước qua thời thơ dại”</i>
<i> Tác giả muốn nói gì khi viết:</i>
<i> “Màu khăn đỏ dắt em</i>


<i> Bước qua thời thơ dại”</i>


<b>Gợi ý – giải</b>:


Tác giả đã sử dụng phép nhân hoá khi viết:


<i> “Màu khăn đỏ dắt em</i>
<i>Bước qua thời thơ dại”.</i>



Là đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí minh, chúng ta mang trên vai
chiếc khăn quàng đỏ. Màu đỏ của khăn là niềm tin, là lí tưởng, là lời tuyên thệ
của mỗi đội viên khi vinh dự được đứng vào hàng ngũ của đội. “Vì sự nghiệp xã
hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”.


Nhà thơ – Người chị cịn muốn nói với em một điều lớn hơn thế nữa. Đó
chính là, màu đỏ của ước mơ, của lí tưởng ấy là ngọn lửa khơng bao giờ tắt, nó
được thắp lên từ trái tim của nhiều thế hệ nối tiếp nhau.


<b>Ví dụ 2</b>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

…<i>Mưa phùn xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi</i>
<i>mà như nhảy nhót. Hạt nó tiếp hạt kia đậu xuống cây ổi cịng mọc lả xuống mặt</i>
<i>ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy,</i>
<i>âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần</i>
<i>mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống</i>
<i>ứ đầy, tràn trên các nhánh lá, mầm non. Và, cây trả nghĩa cho mưa bằng cả</i>
<i>mùa hoa thơm quả ngọt…</i>


Nguyễn Thị Như Trang
<b>Gợi ý – giải</b>:


Sự vật được nhân hóa: <i>Mặt đất.</i>


+ Từ ngữ giúp ta nhận ra điều đó: <i>Kiệt sức, bừng thức dậy, âu yếm đón,</i>
<i>cần mẫn, trả nghĩa.</i>


+ Biện pháp nhân hóa đã góp phần nhấn mạnh giá trị to lớn và đẹp đẽ
của những cơn mưa mùa xuân đầy sức sống.



<i><b> - Điệp ngữ:</b></i>


Là sự nhắc đi nhắc lại một từ ngữ nhằm nhấn mạnh một ý nào đó, làm
cho nó nổi bất và hấp dẫn người đọc<b>.</b>


<b> Ví dụ:</b>


Tìm điệp ngữ trong câu thơ sau và cho biết những điệp ngữ đó nhấn mạnh
tình cảm gì của tác giả?


<i>Bốn ngàn năm dựng cơ đồ</i>
<i>Ngàn năm từ thuở ấu thơ loài người.</i>


<i>Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!</i>
<i>Việt Nam ta gọi tên người thiết tha.</i>


Leâ Anh Xuaân


<b>Gợi ý – giải</b>:


Từ Việt Nam – tên gọi của đất nước được nhắc lại ba lần (điệp ngữ) nhằm
nhấn mạnh tình cảm thiết tha gắn bó và u thương đất nước.


<i><b> - Đảo ngữ</b></i>:


Là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu nhằm nhấn
mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt.


Ví dụ:



Đọc đoạn thơ sau:


<i> Chất trong vị ngọt mùi hương</i>


<i><b> Lặng thầm thay những con đường ong bay</b></i>
<i>Trải qua mưa nắng vơi đầy</i>


<i><b>Men trời đất đủ làm thay đất trời.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Hãy cho biết:


a/ Cách diễn đạt (trật tự thành phần trong câu) của dòng thơ thứ hai và
dòng thơ thứ tư có gì khác nhau?


b/ Dịng thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ đã góp phần nhấn mạnh ý nghĩa
gì đẹp đẽ?


<b>Gợi ý – giải</b>:


a/ Khác nhau: Dòng thơ thứ hai (<i>Lặng thầm theo những con đường ong bay</i>)
diễn đạt theo đảo vị ngữ lên trước; dòng thơ thứ tư (<i>men trời đất đủ làm sayđất</i>
<i>trời</i>) diễn đạt theo trật tự bình thường của các bộ phận chính trong câu (CN –
VN).


b/ Dịng thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ góp phần nhấn mạnh ý nghĩa
đẹp đẽ; sự lao động lặng thầm của bầy ong thật đáng khâm phục.





* <b>Dạng 4</b>: <b>Bài tập cảm thụ văn học qua một đoạn văn ngắn</b>:


Là đốn vn từ 5 đeẫn 7 dòng nhaỉm hướng vào yeđu caău cụa đeă bài. Kêt câu
bao goăm :


+ Câu mở đoạn.
+ Câu thân đoạn.
+ Câu kết đoạn.
Ví dụ:


Em hãy đọc đoạn thơ dưới đây rồi diễn đạt bằng văn xuôi:


<i> Hạt gạo làng ta</i>
<i> Có bão tháng bảy</i>


<i> Có mưa tháng ba</i>
<i> Giọt mồ hôi sa</i>


<i> Những trưa tháng sáu</i>
<i> Nước như ai nấu</i>
<i> Chết cả cá cờ</i>
<i> Cua ngoi lên bờ</i>
<i> Mẹ em xuống cấy.</i>


Trần Đăng Khoa
<b>Gợi ý giải</b>:


Hạt gạo nuôi sống chúng ta hằng ngày, là sự kết tinh công sức người lao
động. Để có được hạt gạo, người nơng dân phải vượt qua biết bao khó khăn
thử thách của thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt.người lao động khơng quản


khó khăn vất vả “<i>bão tháng bảy”, “mưa tháng ba”, “nắng tháng sáu</i>”.Họ vẫn
gieo hạt giống cho mùa sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>KẾT QUẢ VÀ TÁC DỤNG CỦA SÁNG KIẾN</b>


Sau thời gian tôi áp dụng và trải nghiệm, đổi mới các biện pháp đã nêu
trên, chất lượng môn Tiếng Việt (phần Cảm thụ văn học) của lớp 5C do tôi
giảng dạy đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt là cơng tác bồi dưỡng học
sinh giỏi cấp Tỉnh môn Tiếng Việt cho khối lớp 5 được nhà trường phân cơng
đã có nhiều chuyển biến rõ rệt ( đặc biệt trường đã có 01 học sinh giỏi mơn
Tiếng Việt / 02 em của toàn huyện Ngọc Hiển năm 2008), năm 2009 tuy chỉ
01có học sinh đạt giải Khuyến khích học sinh giỏi cấp Tỉnh (do thi 2 mơn)
nhưng nhìn chung các bài tập dạng Cảm thụ văn học các em đều làm tốt (điều
mà từ trước tới nay học sinh trường Tiểu học 2 Tân Ân chưa đạt được). Riêng
lớp 5C do tơi phụ trách những học sinh trước đây cịn mơ hồ khi nói đến cảm
thụ văn học, nhưng khi áp dụng biện pháp này vào giảng dạy các em đã nắm
vững một cách có hệ thống. Phần lớn học sinh có hào hứng khi nói đến lĩnh
vực này. Điều đáng mừng là các em ham đọc sách để tìm hiểu vẻ đẹp của văn
học. Nhiều học sinh trước đây lười học Tiếng Việt nay đã thành học sinh khá
giỏi.


Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ giúp tôi dạy môn Tiếng Việt (phần
Cảm thụ văn học) đạt hiệu quả góp phần làm đẹp thêm vốn ngôn ngữ phong
phú của kho tàng văn học. Từ đó, trau dồi vốn kiến thức Tiếng Việt cho các
em làm cho các em thêm yêu, thêm say mê văn học góp phần vào việc hiện
thực hóa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. Tuy nhiên sáng kiến không thể
tránh được một số sai sót, mong sự đóng góp của Hội đồng Khoa học các cấp
và bạn bè, đồng nghiệp.


Tân Ân, ngày 20 tháng 4 năm 2009



Người viết


</div>

<!--links-->

×