Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bai 15 te bao nhan thuc tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.05 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (nâng cao)</i>


<i>Trường THPT Tắc Vân</i> <i>Giáo viên: Ngô Duy Thanh </i>


<b>CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO</b>

<b>Bài 15. TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)</b>



o0o


<b>---I. Mục tiêu:</b>


Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
<b>1. Kiến thức</b>


- Mô tả được cấu trúc và chức năng của ty thể, lục lạp.


- Thấy rõ tính thống nhất về cấu tạo và chức năng của ty thể, lục lạp.
<b>2. Kỹ năng</b>


- Phân tích hình vẽ, so sánh và tổng hợp.
<b>3. Thái độ</b>


- Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào.
<i><b>Nội dung trọng tâm:</b></i>


- Cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp.
<b>II. Phương pháp và phương tiện dạy học:</b>


- Phương pháp:


o Phương pháp chính: Vấn đáp tái hiện, tìm tịi và quan sát.


o Phương pháp xen kẽ: thảo luận nhóm.


- Phương tiện dạy học:


o Tranh vẽ hình 15.1 và 15.2 – SGK phóng to.
<b>III. Nội dung và tiến trình lên lớp:</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút></b>


<i><b>Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh</b></i>


GV: Mô tả cấu trúc của nhân tế bào. Mô tả cấu trúc và chức năng của ribôxôm.
HS1: Trả lời.


HS2: Nhận xét HS1.


GV: Nhận xét chung và đánh giá HS1.


<b>2. Vào bài mới: </b>
<b>a. Mở bài <1 phút></b>


<i>GV đặt vấn đề: Chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân </i>
thực. Hôm nay nội dung bài học sẽ đề cập đến bào quan Ty thê và Lục lạp.


<b>b. Tiến trình bài học <37 phút>:</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài mới</b>


<b>Hoạt động 1:</b>



- GV giới thiệu về hình dạng, kích thước của ty thể.
- HS đọc thơng tin trong SGK, quan sát hình 15.1,
hãy mơ tả cấu trúc của ty thể?


- GV bổ sung và hoàn thiện.


? So sánh diện tích bề mặt giữa màng ngoài và
màng trong của ty thể, màng nào có diện tích lớn
hơn? Vì sao?


HS: Do màng trong gấp nếp tăng diện tích bề mặt
của màng lên rất nhiều→ tăng hệ enzim hô hấp →
tăng hiệu quả hô hấp.


* Lưu ý: Do ty thể có chứa ADN dạng vịng , ARN
và ribơxom riêng nên ty thể cũng có khả năng tự
tổng hợp một số loại prơtêin cần thiết cho mình
(enzim ơxy hóa)


Cho rằng, ty thể có nguồn gốc từ vi khuẩn hiếu khí
sống cộng sinh trong tế bào nhân thực.


- Ty thể được tạo ra bằng cách nhân đôi những ty
thể đã tồn tại trước đó.


- GV: Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có số


<b>V. Ty thể:</b>
<b>1. Cấu trúc:</b>



- Có cấu trúc màng kép: Màng ngoài nhẵn.Màng
trong gấp nếp thành các mào ngăn ty thể thành 2
xoang:


+ Xoang ngoài nằm giới hạn giữa 2 lớp màng của
ty thể là kho chứa các ion H+


+ Xoang trong: chứa chất nền dạng bán lỏng có
ADN vịng, ARN, ribơxơm và có nhiều enzim của
chu trình crep


+ Lớp màng ngoài trơn, điều hòa sự ra vào ty thể
của các chất.


+ Trên bề mặt màng trong,đính các hạt cực nhỏ,
có chứa các enzim tham gia vào hệ thống truyền
điện tử, tức là các các enzim có vai trị quan trọng
trong việc biến đổi năng lượng dự trữ trong các
nguyên liệu hô hấp (glucô) thành năng lượng ATP
cho tế bào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>---Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (nâng cao)</i>


<i>Trường THPT Tắc Vân</i> <i>Giáo viên: Ngô Duy Thanh </i>


lượng ty thể lớn nhất? Giải thích?
a. Tế bào biểu bì - b.Tế bào cơ tim
c. Tế bào hồng cầu - d. Tế bào xương


GV gợi ý: Tế bào nào thuộc cơ quan hoạt động


mạnh nhất?


Ngoài ra, trong cơ thể người, gan cũng là cơ quan
thường xuyên có hoạt động trao đổi chất mạnh → Tế
bào gan cũng có nhiều ty thể.


 Chức năng của ty thể?


<b>2. Chức năng</b>


- Là nơi xãy ra các quá trình ôxy hóa chất hữu cơ
tạo năng lượng ATP, cung cấp cho hoạt động tế bào
- Ty thể cịn có khả năng tổng hợp các chất:
photpholipit, axit béo và đặc biệt là prơtêin.


<b>Hoạt động 2:</b>


Ngồi ty thể ra, trong tế bào liệu có cịn nhà máy
năng lượng nào khác nửa khơng? Em hiểu gì về lục
lạp?


- Lục lạp là một trong 3 dạng lạp thể


+ Vô sắc lạp: là những lạp thể khơng màu thường
chứa trong rễ, củ hạt, biểu bì, trung trụ của thân. Vô
sắc lạp dự trủ prôtêin hay tinh bột (bột lạp).


+ Sắc lạp tạo màu vàng, da cam đỏ của các hoa
quả do chúa sắc tố carotenoit.



+ Lục lạp chứa chất diệp lục, là dạng lạp thể quan
trọng nhất vì là trung tâm tiến hành quang hợp của
cây xanh.


- HS đọc thơng tin trong SGK, quan sát hình 15.2,
hãy mơ tả cấu trúc siêu hiển vi của lục lạp và trả lời
câu hỏi lệnh trong SGK?


<b> - Lục lạp chứa hệ sắc tố, làm cho thực vật có màu.</b>
Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép:


+ Màng ngoài trơn và thấm dễ dàng đối với các
chất hữu cơ phân tử nhỏ, cịn màng trong như lá
chắn có tính thẩm thấu chọn lọc.


+ Bên trong là khối cơ chất (strôma) và các hạt
(grana) mà khi quan sát dưới kính hiển vi điên tử thì
thấy đó là hệ thống các túi màng (tilacơit). Giữa các
hạt có màng nối gọi là phiến màng (lamella).Mỗi lục
lạp có 40 -50 grana Mỗi grana có thể chứa vài chục
tilacơic . Các sắc tố hấp thu năng lượng ánh sáng và
các thành phần khác của pha sáng quang hợp định vị
trong màng tilacôic của lục lạp. Chất nền có chứa
nhiều enzim cần để tổng hợp cacbohidrat trong pha
tối của quang hợp.


- Nêu chức năng của lục lạp?


- Lục lạp có ADN và prơtêin riêng nên có thể tự
tổng hợp prơtêin cần thiết cho mình.



- Phân tử ADN của lục lạp lớn hơn ty thể, nhưng
nhiều gen quy định các thành phần của lục lạp thì
được định vi trong nhân.


- Lục lạp có khả năng tự nhân đơi để tạo ra nhiều
lục lạp mới.


- Quan niệm hiện đại cho rằng lục lạp bắt nguồn từ
vi khuẩn quang hợp hiếu khí cộng sinh.


<b>VI. Lục lạp</b>
<b>1. Cấu trúc</b>


- Được bao bọc bởi màng kép.


- Bên trong có khối cơ chất khơng màu (strơma)
gồm các prơtêin hịa tan và có nhiều enzim tham gia
vào q trình khử CO2 khi quang hợp.


- Nằm trong khối cơ chất là các hạt nhỏ(grana).
- Mỗi grana, gồm nhiều túi dẹt xếp chồng lên
nhau (túi dẹt = tilacôic). Các grana được nối với
nhau bằng hệ thống màng.


- Tilacôic được cấu tạo bằng prơtêin, lipit, và
các sắc tố, trong đó 2 lớp prơtêin nằm hai bên, lớp
lipit nằm xen giữa, còn giữa các lớp là các sắc tố,
các hệ enzim tham gia quang hợp.



<b>2. Chức năng </b>


- Là nơi diễn ra quá trình quang hợp, chuyển hóa
quang năng thành hóa năng trong các hợp chất hữu
cơ.


- Do chứa AND, nên lục lạp cịn là nơi tổng hợp
prơtêin.


- Ngồi ra, lục lạp cịn là nơi diễn ra q trình
chuyển hóa phức tạp khác như tổng hợp lipit,
photphorit…


<b>3. Củng cố và dặn dò: <2 phút></b>
<b>Củng cố:</b>


- So sánh lục lạp với ty thể?


+ Giống nhau: đều có cấu trúc màng kép, đều là bào quan tạo năng lượng cho tế bào (tổng hợp ATP)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>---Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (nâng cao)</i>


<i>Trường THPT Tắc Vân</i> <i>Giáo viên: Ngô Duy Thanh </i>


+ Khác nhau:


* Ty thể có màng trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ty thể tạo thành mấu lồi, trên có
đính enzim hơ hấp. Lục lạp cả hai màng đều trơn nhẵn, trong hạt grana có chồng các túi màng
tilacơit xếp chơng lên nhau, trên đó đính nhiều enzim của pha sáng.



* Trong ty thể, chất hữu cơ được phân giải tổng hợp ATP dùng cho mọi hoạt động sống của
tế bào ( kể cả hoạt động quang hợp). ATP được tổng hợp ở lục lạp (ở pha sáng) chỉ dùng cho quang
hợp ở pha tối.


* Ty thể có trong mọi tế bào, lục lạp chỉ có trong các tế bào quang hợp ở thực vật.
<b>Dặn dò: Về nhà trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa ở cuối bài và học bài.</b>


<b>4. Rút kinh nghiệm</b>


...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...


...
...
...
...
...


<i>Tuần …… ngày … tháng … năm 2009</i> <i>Ngày soạn: 11/10/2009</i>


<b>Tổ trưởng ký duyệt</b> <b>Giáo viên soạn</b>


<b>PHẠM THU HÀ</b> <b>NGÔ DUY THANH</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×