Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hợp đồng mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ KIM NGÂN

HỢP ĐỒNG MỞ TÀI KHOẢN THANH TOÁN
QUA NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ KIM NGÂN

HỢP ĐỒNG MỞ TÀI KHOẢN THANH TOÁN
QUA NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Kinh tế, mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Vân

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN



Đây là đề tài được tác giả tâm đắc lựa chọn và bằng sự cố gắng của mình, tác
giả đã hoàn thành các nội dung cơ bản của đề tài dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
PGS.TS Nguyễn Văn Vân. Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tác giả. Các số liệu thống kê trong đề tài là trung thực. Nội dung đề tài chưa từng
được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Trong luận văn có một số kiến thức khoa
học từ các cơng trình khác được đưa vào dưới dạng trích dẫn và có chú thích rõ
nguồn trích dẫn.

Tác giả luận văn

Phan Thị Kim Ngân


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC VÀ BẢNG BIỂU
********************

I. Phụ lục I – giấy đề nghị mở tài khoản cá nhân của ngân hàng Nam Á.
II. Phụ lục II – Phiếu khảo sát phục vụ nghiên cứu đề tài Hợp đồng mở tài khoản
thanh toán qua ngân hàng.
III. Phụ lục III – Báo cáo kết quả khảo sát.
1. Bảng 1: Kết quả khảo sát số lượng tài khoản các chủ thể sở hữu.
2. Bảng 2: Kết quả khảo sát về cách thức mở tài khoản – Đối với tài khoản
cá nhân.
3. Bảng 3: Kết quả khảo sát về sự quan tâm đến bản điều kiện mở TK – Đối
với tài khoản cá nhân.
4. Bảng 4: Kết quả khảo sát về việc đóng tài khoản khi khơng cịn nhu cầu
sử dụng – Đối với tài khoản cá nhân.



MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MỞ
TÀI KHOẢN THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG………………………...

8

1.1.

Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mở tài khoản thanh toán
8
qua ngân hàng

1.1.1.

Khái niệm hợp đồng mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng……

8

1.1.2.

Đặc điểm của hợp đồng mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng..

14

1.2.

Nội dung của hợp đồng mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng


26

1.2.1.

Những nội dung của hợp đồng mở tài khoản thanh toán qua ngân 26
hàng theo quy định của pháp luật dân sự………………………….

1.2.1.1 Đối tượng của hợp đồng mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng….

26

1.2.1.2 Quyền và nghĩa vụ chung của ngân hàng và chủ tài khoản ………….

28

1.2.2.

Những nội dung đặc thù của hợp đồng mở tài khoản thanh toán 29
qua ngân hàng………………………………………………………..

1.2.2.1 Lãi suất và mức phí dịch vụ………………………………………………… 30
1.2.2.2 Sử dụng tài khoản và ủy quyền sử dụng tài khoản………………………

31

1.2.2.3 Bảo mật thông tin trong hợp đồng mở tài khoản thanh toán qua ngân 33
hàng……………………………………………………………………………
1.2.2.4 Quản lý rủi ro và giới hạn trách nhiệm ………………………………….


34

1.2.2.5 Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh tốn…………………………..

36

1.2.2.6 Đóng tài khoản thanh toán…………………………………………………

37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……………………………………………………..

39

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG CÁC QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MỞ TÀI KHOẢN THANH TOÁN 40
QUA NGÂN HÀNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1.

Thực trạng pháp luật và áp dụng các quy định pháp luật về chủ
thể ký kết, thực hiện hợp đồng mở tài khoản thanh toán qua ngân 40


hàng và một số kiến nghị
2.1.1.

Thực trạng pháp luật và áp dụng các quy định pháp luật về chủ thể 40
ký kết hợp đồng mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng và một số
kiến nghị………………………………………………………………


2.1.1.1 Đối với tài khoản cá nhân………………………………………………….

40

2.1.1.2 Đối với tài khoản tổ chức…………………………………………………… 43
2.1.2.

Thực trạng pháp luật và áp dụng các quy định pháp luật về chủ thể 45
thực hiện hợp đồng mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng và
một số kiến nghị…………………………………………………….

2.1.2.1 Đối với tài khoản cá nhân…………………………………………………

45

2.1.2.2 Đối với tài khoản tổ chức…………………………………………………..

50

2.2.

Thực trạng pháp luật và áp dụng các quy định pháp luật về nội 54
dung của hợp đồng mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng và
một số kiến nghị………………………………………………………

2.2.1.

Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh tốn………

2.2.2


Ứng dụng cơng nghệ thơng tin, điện tử trong giao dịch tài khoản 55
thanh tốn ngân hàng………………………………………………..

2.2.3.

Báo cáo thơng tin, bảo mật thơng tin tài khoản thanh tốn……….

59

2.2.3.1 Các chủ thể được quyền yêu cầu cung cấp thông tin…………………..

59

2.2.3.2 Các loại thông tin được phép cung cấp…………………………………..

62

54

2.2.3.3 Các phương thức cung cấp thông tin……………………………………… 62
2.2.3.4 Công tác bảo mật thông tin khách hàng, thông tin về tài khoản ở các 65
tổ chức tín dụng………………………………………………………………
2.2.4.

Tạm khố, phong toả, trích tiền từ tài khoản thanh tốn…………

70

2.2.5.


Đóng tài khoản thanh tốn…………………………………………

74

2.2.5.1 Các điều kiện đóng tài khoản………………………………………………

75

2.2.5.2 Xử lý số dư trong trường hợp đóng tài khoản……………………………

76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……………………………………………………...

79

KẾT LUẬN CHUNG………………………………………………………….. 80


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong gần 10 năm trở lại đây, thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt là lĩnh
vực Ngân hàng đã có những bước tiến vượt bậc. Những bước tiến ở đây không chỉ là
mở rộng về quy mô, số lượng, địa bàn mà cả chiều sâu về sản phẩm, dịch vụ và công
nghệ. Hiện nay, xét về sản phẩm ngân hàng, chúng ta đã cung cấp gần như đầy đủ
các sản phẩm ngân hàng như những ngân hàng quốc tế. Từ hoạt động cho vay, tài

trợ xuất khẩu, dịch vụ bao thanh toán, dịch vụ thanh tốn bằng thẻ tín dụng, dịch vụ
nhờ thu cho đến dịch vụ ngân hàng điện tử. Các Ngân hàng cũng đã đầu tư đáng kể
cho công tác bảo mật, phòng ngừa rủi ro và ứng dụng những cơng nghệ hàng đầu.
Bên cạnh đó hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Tài chính – Ngân
hàng cũng đang ngày càng được hồn thiện thơng qua việc sửa đổi bổ sung và ban
hành nhiều văn bản để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Tuy nhiên, xét ở góc độ hẹp, liên quan đến các hoạt động thanh toán qua tài
khoản đang diễn ra ngày càng nhiều, nhưng việc thực hiện và giải quyết các vấn đề
phát sinh từ hoạt động này còn nhiều bất cập. Về nguyên tắc, khi ngân hàng đồng ý
và khởi tạo tài khoản thanh toán cho khách hàng, đã tồn tại một hợp đồng giữa ngân
hàng và chủ tài khoản. Việc ký kết, thực hiện hợp đồng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
quyền và nghĩa vụ giữa các bên liên quan. Do vậy, tìm hiểu và giải quyết những
vướng mắt sẽ giúp cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi hơn, từ đó
bảo vệ quyền lợi của các bên một cách hài hịa và phù hợp nhất. Vì thế, việc nghiên
cứu về hợp đồng mở tài khoản thanh toán trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
Bên cạnh đó, văn bản quy phạm pháp luật quy định điều chỉnh trực tiếp mối
quan hệ trong hợp đồng mở và sử dụng tài khoản tiền gửi hiện tại vẫn chủ yếu áp
dụng theo Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi ngân hàng được ban hành kèm
theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban
hành (QĐ 1284/QĐ-NHNN). Căn cứ vào Quy chế này, các ngân hàng biên soạn một
bản quy định, bản điều kiện riêng phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Trong
thời điểm ban hành quy chế này, sản phẩm ngân hàng cịn ít đa dạng, mức độ ứng
dụng cơng nghệ hạn chế và quy mơ giao dịch cịn khiêm tốn. Đến nay, khi hoạt động
ngân hàng đã ở giai đoạn phát triển cao hơn, phức tạp hơn, nên xét về mặt khoa học
và thực tiễn, Quy chế quản lý việc mở tài khoản và cung cấp dịch vụ thanh toán
ngân hàng có nhiều bất cập. Ngày 25 tháng 11 năm 2012, Chính Phủ đã ban hành


2


Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh tốn khơng dùng tiền mặt (NĐ 101/NĐCP), trong đó có đề cập nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động mở và sử
dụng tài khoản thanh toán ngân hàng. Nghị định này ra đời đã giải quyết được một
số vấn đề thiếu sót của Quyết định 1284/2002/QĐ-NHNN như quy định hợp đồng
mở tài khoản thanh toán bắt buộc phải lập thành văn bản, có đề cập đến quyền và
nghĩa vụ các bên. Tuy nhiên, xét một cách khái quát, Nghị định 101/2012/NĐ-CP
vẫn chưa thực sự giải quyết được nhiều vấn đề bất cập xung quanh hoạt động mở tài
khoản và sử dụng dịch vụ thanh tốn. Từ đó, dẫn đến cơ sở pháp lý cho việc thực
hiện các nội dung của hợp đồng mở tài khoản thanh toán ngân hàng vẫn chưa được
giải quyết triệt để.
Ngoài ra, khi Bộ luật dân sự (BLDS) có hiệu lực vào năm 2005 cũng đã có
nhiều thay đổi liên quan đến hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ, hợp đồng dịch
vụ, các quan hệ này được quy định riêng biệt và rõ ràng hơn. Việc nghiên cứu cơ sở
pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng là
yêu cầu cấp thiết để đánh giá tính hiệu quả, phù hợp của pháp luật và thực tiễn phát
sinh nhằm điều chỉnh kịp thời những quan hệ phát sinh từ hợp đồng này, đảm bảo an
tồn hệ thống tài chính và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ tài khoản.
Hiện nay, vy:
[x] Giữ bí mật về nhân thân chủ tài khoản với bên thứ 3.
[ ] Giữ bí mật về số dư tài khoản với bên thứ 3.
[ ] Giữ bí mật về những giao dịch và đối tác của chủ tài khoản.
21. Theo anh/chị khi NH tiết lộ thơng tin về tài khoản có thể làm cho anh/chị:
[ ] Gặp nguy hiểm vì bị lộ thơng tin

[ ] Mất uy tín với đối tác

[ ] Khó khăn trong đàm phán và kinh doanh

[x] Khác

22. Theo anh/chị để tránh tình trạng mở tài khoản ồ ạt mà khơng có nhu cầu

sử dụng như hiện nay, nên quy định:
[ ] Mỗi người mở tối đa 2-3 tài khoản

[x] Không cần phải hạn chế

[ ] Ý kiến khác………………………………………………………………………
23. Anh/chị có cịn giữ các thỏa thuận về mở TK thanh tốn khơng, vì sao?
[ ] Có, vì cẩn thận

[ ] Có, vì quan trọng
[x] Khơng, vì khơng quan tâm

[ ] Khơng, vì nó khơng quan trọng

24. Theo anh/chị, bản quy định về mở và sử dụng TK do NH ban hành là:
[x] Văn bản nội bộ của NH

[ ] Một phần của hợp đồng mở TK

[ ] Cả hai trường hợp trên
25. Khi mở TK, anh/chị có bắt buộc phải đến NH làm thủ tục mở TK khơng?
[ ] Có

[x] Khơng

Tên chủ tài khoản (không bắt buộc):……………………………….........
~~~~~~~~~~~~o0o~~~~~~~~~~~~~
Chân thành cảm ơn Anh/Chị đã giúp tơi thực hiện chương trình khảo sát này.



PHỤ LỤC III
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI “HỢP ĐỒNG MỞ TÀI KHOẢN THANH TOÁN QUA
NGÂN HÀNG”
Để phục vụ công tác nghiên cứu đề tài “Hợp đồng mở tài khoản thanh toán
qua ngân hàng”, tác giả tiến hành lập phiếu khảo sát để tìm hiểu thông tin chi tiết về
các vấn đề liên quan đến mở và sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân hàng. Cụ thể
như sau:
-

Thời gian thực hiện khảo sát: Tháng 5 đến tháng 7 năm 2013

-

Địa điểm thực hiện khảo sát: Địa bàn TPHCM

-

Đối tượng trả lời phiếu khảo sát: Người đã hoặc đang sử dụng tài khoản
thanh toán ngân hàng

-

Phương thức thực hiện khảo sát: Trực tiếp trên giấy và qua email

-

Tổng số phiếu khảo sát nhận được: 200, trong đó 48 phiếu về tài khoản tổ
chức và 152 phiếu về tài khoản cá nhân.


Sau khi phân tích, tổng hợp các số liệu từ phiếu khảo sát, tác giả có một số
nhận xét, đánh giá như sau:
1. Những vấn đề chung trong hoạt động mở tài khoản thanh toán qua ngân
hàng
Thứ nhất, về xu hướng mở tài khoản hiện nay. Theo kết quả khảo sát, nhận
thấy rằng nhu cầu mở tài khoản của các chủ thể ngày càng tăng. Số lượng tài khoản
được mở cho cá nhân và tổ chức cũng tăng theo tương ứng. Khách hàng có xu
hướng mở nhiều tài khoản thanh toán ở nhiều ngân hàng khác nhau để thuận tiện
cho việc giao dịch. Cả cá nhân và tổ chức, số lượng có từ hai tài khoản trở lên
chiếm đa số. Theo kết quả khảo sát, tỉ lệ cá nhân có 1 tài khoản chiếm 18.4%
(28/152 phiếu), có 2 tài khoản chiếm 54.6% (83/152 phiếu), có trên 2 tài khoản
chiếm 25.2%. Tỉ lệ tổ chức có trên hai tài khoản chiếm 33.3% (16/48 phiếu), có 2
tài khoản chiếm 56.3% (27/48 phiếu).


60
50
40
Có 1TK
30

Có 2 TK
Có trên 2 TK

20
10
0
Đối với TK tổ chức

Đối với TK cá nhân


Bảng 1: Kết quả khảo sát số lượng tài khoản các chủ thể sở hữu
Thứ hai, về mục đích mở tài khoản. Thơng thường chủ tài khoản xác định
mục đích mở tài khoản là để thực hiện giao dịch qua tài khoản. Tuy nhiên, theo
khảo sát, điều này thường chỉ đúng với tài khoản của tổ chức. Đối với cá nhân mở
tài khoản, kết quả khảo sát cho thấy một lượng không nhỏ (29.6%) (45/152 phiếu)
khách hàng mở tài khoản khi chưa xác định rõ mục tiêu thanh toán, mở theo “mời
chào”, “quảng cáo” của nhân viên ngân hàng. Như vậy, việc mở tài khoản mà chưa
xác định mục đích sử dụng sẽ có thể dẫn đến tình trạng số lượng tài khoản được mở
chỉ là con số “ảo”, không đúng với thực tế sử dụng. Khách hàng thường có tâm lý,
có người phục vụ sẵn, họ làm tài khoản cũng khơng mất gì, để khi nào cấn thì dùng,
khơng dùng cũng khơng bị ảnh hưởng. Do vậy, các số liệu báo cáo về tài khoản
được mở có thể sẽ khơng phải là con số tài khoản được sử dụng thật sự.
Thứ ba, về dịch vụ tiện ích liên quan đến tài khoản. Các dịch vụ tiện ích đi
kèm với tài khoản ngày càng được khách hàng quan tâm. Kết quả khảo sát cho thấy,
đa phần chủ tài khoản đều có đăng ký sử dụng các dịch vụ tiện ích cơ bản như thơng
báo số dư qua tài khoản, sử dụng dịch vụ thẻ,…
2. Về trình tự, thủ tục để mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng
Nếu khảo sát thực tế trình tự thủ tục mở tài khoản tại các ngân hàng, khơng
khó để nhận ra rằng, thời gian thực hiện các giao dịch mở tài khoản diễn ra rất
nhanh chóng với đầy đủ các bước như tạo lập hợp đồng thông thường. Tuy nhiên,
theo khảo sát qua phiếu, kết quả cho thấy, đối với tài khoản của tổ chức thì thường
tuân thủ trình tự thủ tục nhưng tài khoản cá nhân thì khơng đảm bảo. Nhân viên


ngân hàng phụ trách phát triển mạng lưới khách hàng sử dụng tài khoản thường bị
áp đặt chỉ tiêu số lượng tài khoản khách hàng mở trong một thời gian nhất định. Do
vậy, các nhân viên này thường tìm mọi cách để đơn giản nhất về thủ tục và nhanh
nhất về thời gian cho khách hàng. Có 16.4% (25/152 phiếu khảo sát) cho thấy khách
hàng cá nhân không phải đến ngân hàng, chỉ cần ký vào tờ đăng ký mở tài khoản là

sẽ có tài khoản rất đơn giản và nhanh chóng. Việc rút ngắn các giai đoạn và khơng
thực hiện đúng trình tự thủ tục có thể dẫn đến những tranh chấp rất phức tạp mà vụ
việc Huỳnh Thị Huyền Như – nhân viên Viettinbank chiếm đoạt tiền của khách
hàng là một điển hình rất rõ nét.

Trực tiếp đến NH mở TK
Không trực tiếp đến NH
mở TK

Bảng 2: Kết quả khảo sát về cách thức mở tài khoản – Đối với TK cá nhân
3. Sự quan tâm của chủ tài khoản đối với hợp đồng mở tài khoản thanh toán
qua ngân hàng
Thứ nhất, về bản điều kiện mở tài khoản do các ngân hàng ban hành. Kết quả
khảo sát cho thấy các chủ tài khoản cá nhân thường không quan tâm đến bản điều
kiện mở tài khoản, thậm chí khơng biết có sự tồn tại của văn bản này. Có khoảng
82.2% (125/152 phiếu khảo sát) cho thấy rằng, chủ tài khoản cá nhân chưa từng đọc
bản quy định về mở và sử dụng tài khoản do ngân hàng mở tài khoản ban hành.
Điều này thể hiện sự quan tâm đến các quy định về mở tài khoản do ngân hàng mở
tài khoản ban hành – một phần không tách rời của hợp đồng mở tài khoản ngân
hàng là rất ít. Chủ tài khoản không biết hoặc không quan tâm đến hợp đồng mở tài
khoản thanh tốn vì cho rằng nó khơng quan trọng, khơng tác động đến quyền lợi
của mình.


Chưa từng đọc bản điều
kiện mở TK
Đã từng đọc bản điều kiện
mở TK

Bảng 3: Kết quả khảo sát về sự quan tâm đến bản điều kiện mở TK – Đối với tài

khoản cá nhân.
Thứ hai, về các thỏa thuận với ngân hàng về mở tài khoản thanh toán. Đối
với tài khoản tổ chức, đa số các tổ chức quan tâm và lưu giữ những giấy tờ về mở
tài khoản thanh tốn. Tuy nhiên, đối với tài khoản cá nhân thì ngược lại, 90,1%
(138/152 phiếu) thể hiện họ khơng cịn giữ bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến việc mở
tài khoản. Chủ tài khoản chỉ nhớ thông tin tài khoản, chữ ký và mật khẩu (nếu có)
tài khoản.
4. Nhận thức của người sử dụng tài khoản về việc sử dụng tài khoản để giao
dịch và đóng tài khoản
Về việc sử dụng tài khoản: Đối với tài khoản của tổ chức, nhận thức về việc
sử dụng và đóng tài khoản tương đối đầy đủ. Họ quan tâm và sử dụng nhiều giao
dịch qua tài khoản của mình. Đa số các tổ chức đều nắm rõ về phong tỏa tài khoản,
ủy quyền sử dụng tài khoản,…Tổng số phiếu khảo sát đối với tài khoản của tổ chức
cho kết quả 100% các chủ tài khoản đại diện cho tổ chức đều quan tâm về phong
tỏa tài khoản, bảo mật thông tin tài khoản. Trong khi đó, ngược lại, đối với tài
khoản cá nhân, các vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong quá trình sử dụng tài
khoản đều rất mơ hồ đối với chủ tài khoản. Đa phần chủ tài khoản cá nhân khơng
quan tâm nhiều đến phong tỏa và cũng ít bị phong tỏa tài khoản hơn so với tài
khoản của tổ chức. Trong số 152 phiếu khảo sát cho tài khoản cá nhân, có 22 phiếu
trả lời khơng rõ về phong tỏa tài khoản, cịn lại là có biết về phong tỏa nhưng chưa
bị phong tỏa trên thực tế. Chủ tài khoản cá nhân hầu như nắm rất ít các thông tin về


sử dụng tài khoản cũng như việc lường trước các rủi ro có thể xảy ra trong q trình
sử dụng tài khoản.
Về việc đóng tài khoản: Kết quả khảo sát cho thấy, chủ tài khoản thường
không quan tâm đến việc đóng tài khoản. Thơng thường, khi khơng dùng nữa họ sẽ
rút hết tiền trong tài khoản. Các ngân hàng sẽ xem xét trong một khoảng thời gian
nhất định mà tài khoản khơng có giao dịch và khơng cịn hoặc khơng cịn đủ số dư
tài khoản thì sẽ cho đóng tài khoản hoặc chuyển tài khoản sang trạng thái khác. Có

đến 149/152 số phiếu khảo sát cho thấy, chủ tài khoản cá nhân khơng thực hiện
đóng tài khoản, mặc dù khơng còn nhu cầu sử dụng. Việc thực hiện xong thủ tục
đóng tài khoản và giải quyết các vấn đề kèm theo sẽ là căn cứ chấm dứt quan hệ
hợp đồng giữa chủ tài khoản và ngân hàng. Tuy nhiên, các chủ tài khoản cá nhân
chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này.

Chưa từng đóng tài
khoản
Đã từng đóng tài
khoản

Bảng 4: Kết quả khảo sát về việc đóng tài khoản khi khơng cịn nhu cầu sử dụng –
Đối với tài khoản cá nhân
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, việc thực hiện hợp đồng mở tài khoản
thanh toán ngân hàng vẫn còn rất nhiều bất cập. Những kết quả khảo sát trên, một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp, đã được tác giả lồng ghép và đưa vào đề tài “hợp đồng
mở tài khoản thanh toán ngân hàng”.
TP.HCM, ngày 19 tháng 9 năm 2013
Người thực hiện báo cáo

Phan Thị Kim Ngân



×