Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Chế định người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

NGUYỄN HỮU VIỆT
MSSV: 0855030216

CHẾ ĐỊNH NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

KHĨA LUẬT TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2008 – 2012

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ĐINH VĂN ĐỒN
GIẢNG VIÊN KHOA LUẬT HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


MỤC LỤC
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung
Chương I Những vấn đề lý luận về Người làm chứng trong tố tụng hình sự
Việt Nam.....................................................................................................................1
1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của chế định Người làm chứng 1
1.2.

Khái niệm về Người làm chứng .................................................................4

1.3. Các trường hợp khơng được trở thành Người làm chứng .............................8
1.4. Vị trí, vai trị của Người làm chứng trong tố tụng hình sự ..........................10
1.4.1.



Vị trí của Người làm chứng trong tố tụng hình sự ............................10

1.4.2.

Vai trị của Người làm chứng trong tố tụng hình sự .........................11

1.4.2.1. Thể hiện thơng qua nguồn chứng cứ là lời khai của Người làm chứng
...........................................................................................................11
1.4.2.2. Vai trò khác trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm ......14
1.5. Phân loại người làm chứng ..........................................................................15
1.5.1.

Dựa vào độ tuổi của người làm chứng ..............................................16

1.5.2.

Dựa vào mối quan hệ với bị can, bị cáo và người bị hại ..................20

1.5.3.

Dựa vào cách thức tiếp nhận thông tin .............................................22

1.5.4.

Dựa vào đặc điểm thể chất và tinh thần ............................................23

1.6. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của Người làm chứng trong tố tụng hình sự ...24
1.6.1.


Người làm chứng có quyền: ..............................................................25

1.6.2.

Người làm chứng có nghĩa vụ: ..........................................................27

1.7. Chế định Người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự một số quốc gia
khác .....................................................................................................................30


1.7.1.
Nga

Chế định Người làm chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang
...........................................................................................................30

1.7.2.
Pháp

Chế định Người làm chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự Cộng Hịa
...........................................................................................................31

Chương II Thực trạng và những kiến nghị hoàn thiện chế định Người làm
chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay.................................33
2.1.
Thực trạng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chế định Người làm
chứng ..................................................................................................................33
2.2.
Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về người
làm chứng ..............................................................................................................39

2.3.
Những kiến nghị hoàn thiện chế định Người làm chứng trong pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam ..........................................................................................45
2.3.1.

Hoàn thiện quy định của pháp luật về Người làm chứng .................46

2.3.2.
Xây dựng cơ chế đảm bảo thực hiện quyền của Người làm chứng
trên thực tế ........................................................................................................51
2.3.3.

Xây dựng luật bảo vệ nhân chứng ....................................................54

Phần 3. Kết luận
Danh mục tài liệu thao khảo


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang từng bước thực hiện
quá trình hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống như kinh tế, văn hóa,
giáo dục… Để bước vào sân chơi chung tồn cầu hóa, việc thay đổi phương thức,
cung cách trong quản lý xã hội cũng phải được đặt ra, nhất là việc quy định hành
lang pháp lý phù hợp với xu hướng chung của thế giới là rất cần thiết. Đường lối
chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã và đang mang lại những bước
tiến vượt bậc cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa, giáo dục.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có được, chúng ta khơng thể phủ nhận những
khó khăn mà chúng ta đang đối mặt. Một trong những khó khăn đó chính là sự gia
tăng khơng ngừng của tình hình tội phạm với mức độ tinh vi, phức tạp cả về mặt thủ

đoạn lẫn hành vi. Điều này đã đem đến nhiều khó khăn cho cơng tác đấu tranh
phòng chống tội phạm ở nước ta hiện nay. Từ đó, u cầu về nâng cao hiệu quả của
cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ đổi mới đã được đặt ra, đặt
biệt là trong việc giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật các vụ án hình sự. Đây
là một q trình phức tạp, địi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành kết
hợp nhiều biện pháp nghiệp vụ lẫn các biện pháp luật định nhằm thu thập, kiểm tra,
và đánh giá các chứng cứ, đồng thời phát huy tối đa vai trò của người tham gia tố
tụng, trong đó vai trị của người làm chứng là vô cùng quan trọng.
Nắm được yêu cầu đó, cũng như theo tinh thần cải cách tư pháp của nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về “một số nhiệm vụ trọng
tâm công tác trong thời gian tới”, ngày 26/11/2003, Quốc Hội khóa XI đã thơng qua
Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Với vai trị trong giai đoạn mới, Bộ luật tố tụng hình
sự 2003 đã có nhiều sửa đổi bổ sung tiến bộ hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự năm
1988, nhất là trong chế định người làm chứng, nhằm bảo đảm quyền tự do dân chủ
của công dân trong hoạt động tố tụng hình sự, góp phần giúp cho việc giải quyết vụ
án hình sự được diễn ra đúng pháp luật.


Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn quá chung chung, chưa cho ta thấy
được vai trò to lớn của người làm chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự,
đồng thời việc thiếu cơ chế, hướng dẫn thi hành rõ ràng đã dẫn đến tình trạng quyền
của người làm chứng bị vi phạm nghiêm trọng. Họ rất sợ phải ra làm chứng trước
các cơ quan công quyền, hoặc dù có ra làm chứng nhưng họ lại khơng dám khai báo
đúng sự thật vì sợ bị trả thù. Điều đó khiến cho cơng tác đấu tranh phịng chống tội
phạm của chúng ta kém hiệu quả rất nhiều. Không dừng lại ở đó, qua thực tiễn áp
dụng pháp luật tố tụng hình sự cho thấy sự đánh giá chưa tồn diện của các cơ quan
tiến hành tố tụng đối với vai trò của người làm chứng, vẫn còn nhiều bất cập cần
phải được hoàn thiện thêm, nhất là vấn đề bảo vệ an tồn tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, thân nhân của người làm chứng hiện nay vẫn chỉ
mang tính hình thức và bị xem nhẹ. Đó là điều hết sức sai lầm trong cơng tác đấu

tranh phịng chống tội phạm ở nước ta hiện nay.
Vì những lý do trên, việc hồn thiện những chế định về người làm chứng
trong pháp luật tố tụng hình sự là vấn đề quan trọng trong yêu cầu của nhiệm vụ cải
cách tư pháp nước ta hiện nay. Chỉ khi chúng ta có được những cơ sở pháp lý phù
hợp cho việc bảo vệ người làm chứng mới có thể mang lại nhiều hệ quả tích cực
cho cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm, góp phần hồn thiện nhiệm vụ bảo
vệ quyền con người theo xu thế của toàn thế giới hiện nay, đảm bảo nước ta thực sự
là một nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài “Chế định Người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam” tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến người làm
chứng về mặt lý luận lẫn việc thực thi trên thực tế như khái niệm, vai trò, quyền và
nghĩa vụ pháp lý… của người làm chứng; phân tích bất cập, hạn chế của các quy
định của pháp luật tố tụng hình sự cũng như thực tiễn và đề xuất những kiến nghị
theo hướng hồn thiện pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác đấu
tranh phịng chống tội phạm.


3. Tình hình nghiên cứu:
Tuy đề tài nghiên cứu về Người làm chứng trong tố tụng hình sự khơng phải
là một đề tài mới nhưng hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi, thường xuyên.
Mặc dù đã có những tác giả tiên phong nghiên cứu về đề tài này nhưng kết quả
nghiên cứu vẫn chưa phát huy được giá trị của nó.
Một số bài viết nghiên cứu có liên quan đến người làm chứng trong tố tụng
hình sự tiêu biểu như:
-

TS. Trần Văn Độ - Một số vấn đề về người làm chứng” – Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật số 09/1998.


-

PGS. TS Nguyễn Thái Phúc – Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ
làm chứng trong TTHS.

-

TS. Phan Thị Hương Thủy – Người làm chứng và quyền của người làm
chứng trong BLTTHS 2003. Thực trạng và định hướng hoàn thiện.

-

Luận văn Thạc sĩ luật học của Tác giả Cao Thanh Hùng – Hoàn thiện chế
định người làm chứng trong TTHS Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp.

-

Luận văn cử nhân luật của Tác giả Nguyễn Thị Loan – Địa vị pháp lý người
làm chứng trong TTHS.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu dựa trên việc áp dụng phương pháp luận

duy vật biện chứng của Chủ Nghĩa Mác-Lênin. Bên cạnh đó cịn sử dụng các
phương pháp như song sánh, tổng hợp, phân tích, nhận xét đánh giá… để làm sáng
tỏ các vấn đề lý luận lẫn thực tiễn.
5. Mục đích nghiên cứu:
Sản phầm nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu phục vụ cho
việc học tập, nghiên cứu của sinh viên và những ai có quan tâm đến vấn đề này.



Sản phẩm nghiên cứu của đề tài cung cấp những lý luận mang tính nền tảng,
phục vụ cho những nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về mặt văn bản cũng như ứng
dụng pháp luật trên thực tiễn, góp phần vào việc xây dựng luật bảo vệ nhân chứng.
6. Bố cục của luận văn:
Luận văn được trình bày thành ba phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Phần này được trình bày thành hai chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về người làm chứng trong tố tụng hình sự
Việt Nam
Chương II: Thực trạng và những kiến nghị hoàn thiện chế định Người làm
chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
Phần 3: Kết luận

Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên của Tác giả, với vốn kinh nghiệm và
kiến thức hạn chế của mình, chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Hy vọng những thơng tin, giải pháp mà tác giả cung cấp trong đề tài này sẽ
tạo tiền đề cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo tiếp tục xây dựng những lý luận vững
chắc giúp cho chế định người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
ngày càng được hồn thiện hơn.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 NLC

: Người làm chứng

 BLTTHS


: Bộ luật tố tụng hình sự

 BLHS

: Bộ luật hình sự

 BLTTDS

: Bộ luật tố tụng dân sự

 TTHC

: Tố tụng hành chính

 XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

 PLTTHS

: Pháp luật tố tụng hình sự

 TTHS

: Tố tụng hình sự

 CQTHTT

: Cơ quan tiến hành tố tụng


 THTT

: Tiến hành tố tụng

 VAHS

: Vụ án hình sự

 TNHS

: Trách nhiệm hình sự

 TAND

: Tịa án nhân dân

 CQĐT

: Cơ quan điều tra


Chương I
Những vấn đề lý luận về Người làm chứng trong tố tụng hình
sự Việt Nam
1.1.

Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của chế định Người làm
chứng
Chế định NLC không phải là một chế định mới mà xuất hiện từ xa xưa trong


các bộ luật cổ trên thế giới, tiêu biểu có thể nói đến Bộ Luật Hammurabi (năm 1760
TCN) của Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại và Luật Mười Hai Bảng (năm 450 TCN) của
Nhà nước La Mã.
Trong bộ luật Hammurabi, khơng có một định nghĩa cụ thể nào về NLC,
NLC xuất hiện với nghĩa vụ là cung cấp thơng tin liên quan đến những tình tiết của
vụ việc. Như theo quy định tại Điều 7 “Nếu dân tự do mua của con hoặc nô lệ của
dân tự do hoặc trữ giúp hoặc cho họ bạc hoặc vàng hoặc nơ lệ, hoặc nữ nơ lệ, hoặc
bị, hoặc cừu, hoặc lừa, hoặc bất cứ vật gì, mà khơng có người làm chứng hoặc giấy
chứng nhận thì tức là ăn trộm, sẽ bị xử tử.”, Điều 11 “Nếu người bị mất của không
đưa ra được người làm chứng biết vật mình mất, thì người này là kẻ nói láo phạm
tội vu cáo, sẽ bị xử tử”, Điều 12 và Điều 13 quy định rằng trường hợp một người
mất một vật nào đó, sau đó anh ta lại thấy vật này trong tay của một người khác.
Người đang giữ tài sản của anh ta cho rằng tài sản này đã được mua dưới sự chứng
kiến của một người làm chứng thì Thẩm phán sẽ ấn định cho anh ta một thời gian
tối đa là sáu tháng; nếu hết thời hạn đó, anh ta vẫn khơng đưa đến được người làm
chứng, anh ta sẽ bị coi là người có tội và xử theo luật chung…[21] Những quy định
trong Bộ luật Hammurabi cho thấy rằng trách nhiệm chứng minh thuộc về những
người yêu cầu và NLC xuất hiện nhằm làm rõ cho sự việc.
Tương tự như trong Bộ luật Hammurabi, Luật Mười Hai Bảng khơng giải
thích thế nào là NLC. Tuy nhiên, Luật này có quy định rất tiến bộ như tại luật II của
1


Bảng II, nếu NLC vắng mặt vì một trong các lý do chính đáng như bệnh tật hay
đang thực thi cơng vụ cho Nhà nước thì các buổi xét xử phải được dời sang ngày
khác; … Bên cạnh đó, Luật Mười Hai Bảng còn quy định chế tài cho NLC khi họ
khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, rằng nếu một người đã tham gia với tư
cách NLC hay người cân đo trong một vụ mua bán nhưng sau đó từ chối khai báo
thì bị coi là mất danh dự và bị mất luôn quyền ra làm chứng; những người bị phát

hiện là làm chứng gian dối sẽ bị ném xuống vách núi đá Tarpeian (Luật XI và Luật
XII Bảng VII)…[29]
Trong thời kỳ phong kiến, chế định NLC tiếp tục được xuất hiện trong những
bộ luật của các triều đại vua chúa. Đây là thời ký phát triển rực rỡ của những bộ luật
mang tính quyền lực và trừng phạt - hình luật.
Ở nước ta, chế định NLC sớm được quy định trong các bộ luật, tiêu biểu và
nổi tiếng nhất là Quốc Triều Hình Luật của Nhà Lê. Những quy định về NLC trong
Bộ cổ luật này khá rõ ràng, như tại Điều 665 có quy định độ tuổi của NLC “…Trong
luật có điều được phép ẩn giấu cho nhau, như người 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở
xuống, và người bị bệnh nặng thì khơng được gọi ra làm chứng” [9 – tr.238]; Điều
546 quy định chế tài cho NLC nếu họ không khai báo đúng sự thật “kẻ làm chứng
khơng nói thật để cho án xử nhẹ hay nặng, phạt hay tha bổng không đúng tội thì
người làm chứng xử nhẹ hơn người có tội 2 bậc” [9 – tr.204].
Đến khi Thực dân Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta, pháp luật phong kiến
đã bị bãi bỏ. Đất nước bị chia cắt hình thành ba kỳ, ở mỗi kỳ lại có hệ thống pháp
luật riêng, chế định NLC vẫn tiếp tục được duy trì. Sau khi Cách Mạng tháng Tám
thành công, trong khi miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn cịn chịu sự thống
trị của Mỹ Ngụy dẫn đến chế độ xã hội và pháp luật cũng có phần khác nhau. Thời
kỳ này, năm 1974 ở miền Bắc, văn bản hướng dẫn đầu tiên về trình tự sơ thẩm hình
sự do Tịa án nhân dân tối cao ban hành có nội dung liên quan đến NLC, đó là lời
khai của NLC chính thức được xem là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng

2


sử dụng để giải quyết vụ án. Ở miền Nam, năm 1973, Bộ luật hình sự tố tụng do
chính quyền miền Nam Việt Nam ban hành cũng có những quy định liên quan đến
NLC, như Điều 98 có quy định rằng NLC phải tiến hành tuyên thệ rằng mình sẽ
khai đúng sự thật; Điều 389 quy định quyền từ chối khai báo cho NLC khi họ là
những người có mối liên hệ mật thiết như quan hệ cha con, vợ chồng, anh em…

Năm 1975, đất nước hoàn toàn được giải phóng. Bước vào thời kỳ mới, trước
u cầu của cơng cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, tháng 08 năm 1988,
BLTTHS ra đời phục vụ cho việc trấn áp tội phạm, xử lý triệt để hành vi phạm tội.
Trong bộ luật này, các quy định về NLC vẫn tiếp tục được duy trì và có được những
bước thay đổi đáng kể. Theo quy định tại Điều 43, những người biết được tình tiết
vụ án có thể trở thành NLC nếu được triệu tập. Và khi đươc triệu tập, họ có nghĩa
vụ phải khai báo trung thực những gì mình được biết về vụ án, nếu khai báo gian
dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh khai báo sẽ phải chịu TNHS. Ngồi ra, điều
này cịn quy định những trường hợp khơng được làm chứng để đảm bảo được tính
khách quan của vụ án.
Sau năm năm đi vào đời sống, những quy định về NLC bộc lộ nhiều bất cập
và đứng trước yêu cầu phải thay đổi. Năm 1992, BLTTHS 1988 được tiến hành sửa
đổi, bổ sung, trong đó chế định NLC cũng có những thay đổi đáng kể. Điều 43 được
bổ sung để giảm nhẹ gánh nặng trách nhiệm cho NLC. Thay vì phải chịu TNHS cho
việc trốn tránh khai báo như theo quy định của BLTTHS 1988, luật sửa đổi bổ sung
năm 1992 quy định rằng NLC nếu đã được cơ quan có thẩm quyền triệu tập nhưng
cố ý khơng đến mà khơng có lý do chính đáng thì có thể bị dẫn giải.
Năm 2003, sau mười một năm kể từ khi BLTTHS 1988 được sửa đổi bổ
sung, trước những thay đổi không ngừng của xã hội, một lần nữa yêu cầu thay đổi
lại được đặt ra, đáp ứng nhu cầu của xu thế mới, xu thế hội nhập quốc tế. Và,
BLTTHS 2003 ra đời thay thế cho BLTTHS 1988 gánh trên mình sứ mệnh trong
thời kỳ mới. BLTTHS 2003 đã được bổ sung những quy định hết sức tiến bộ về

3


NLC, theo đó, tại Điều 55, NLC đã có được những quyền pháp định quan trọng như
quyền được yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tài sản và các quyền hợp pháp khác khi tham gia tố tụng; được quyền khiếu
nại quyết định, hành vi tố tụng của CQTHTT, người THTT; và được u cầu thanh

tốn chi phí khi tham gia quá trình tố tụng. Đây được xem là một bước tiến vượt bậc
trong việc bảo đảm quyền lợi cho NLC.
Có thể thấy rằng, chế định NLC, mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trải qua nhiều
quá trình lịch sử, nhiều hình thức nhà nước và pháp luật, vẫn tồn tại đến ngày nay
và ngày càng được hoàn thiện hơn cho phù hợp với sự phát triển không ngừng của
xã hội. Với những quy định tiến bộ đó, pháp luật TTHS cho thấy rằng NLC ngày
càng thể hiện được vai trị quan trọng trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội
phạm.
1.2.

Khái niệm về Người làm chứng
- Khái niệm NLC trong TTHS:
NLC là một trong những người tham gia tố tụng được quy định trong

BLTTHS nước ta. Khi tham gia vào q trình giải quyết VAHS, họ có vai trị hết
sức quan trọng. Vì vậy, việc nhận thức rõ về khái niệm về NLC sẽ tạo tiền đề cho
chúng ta nghiên cứu sâu hơn về chủ thể này cũng như các quyền và nghĩa vụ của họ
về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam, “Nhân chứng” được định nghĩa là “Người
làm chứng trong các vụ tranh chấp”; đồng thời, động từ “làm chứng” cũng được
định nghĩa là “nói rõ việc mình đã chứng kiến” [38]. Như vậy, có thể hiểu “Người
làm chứng” là “người cung cấp các thơng tin liên quan đến việc mình đã chứng kiến
được trong các vụ tranh chấp”. Đây không phải là một định nghĩa đầy đủ khi mà
định nghĩa này không nêu lên được bằng cách nào mà một người biết được thơng
tin về sự việc có thể được trở thành NLC trong VAHS.

4


Theo từ điển Luật học, “Người làm chứng” là “Người nào biết được những

tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”. Khái niệm
này chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa khái niệm NLC với điều kiện để một người
trở thành NLC [36].
Theo từ điển luật học Oxford (Oxford Dictionary of Law), NLC được định
nghĩa như sau: “witness: A person who gives evidence”, có nghĩa là “NLC là người
đưa ra những bằng chứng” [37 – tr.538]. Với định nghĩa này ta có thể dễ dàng hiểu
rằng NLC là người cung cấp các chứng cứ liên quan đến VAHS.
Theo Giáo trình Luật TTHS Việt Nam trường Đại học Luật Hà Nội, NLC
được định nghĩa như sau: “Người làm chứng là người biết được những tình tiết có
liên quan đến vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo về
những sự việc cần xác minh trong vụ án” [34 – tr.122]. Đây có thể coi là một định
nghĩa khá hồn chỉnh về NLC hiện nay vì nó đã nêu lên những vấn đề cơ bản về
điều kiện để một người trở thành NLC cũng như là nhiệm vụ khai báo của họ khi
tham gia quá trình tố tụng. Tuy nhiên, việc chỉ nêu cơ quan có thẩm quyền triệu tập
NLC chỉ là CQTHTT là chưa đầy đủ bởi vì ngồi CQTHTT như Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án, trong giai đoạn điều tra ban đầu, còn có một số cơ quan khác
có thẩm quyền triệu tập NLC khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật cho
phép mà không phải là CQTHTT như Hải quan, Kiểm Lâm, Bộ đội biên phòng …
Theo Tập bài giảng Luật TTHS của trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh,
NLC được định nghĩa: “Người làm chứng là người biết được các tình tiết có liên
quan đến vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập tham gia tố tụng” [35 –
tr.122]. Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này so với định nghĩa nêu trong Giáo
trình TTHS Việt Nam khơng có q nhiều khác biệt. Tuy nhiên, định nghĩa này
chưa nói lên được nhiệm vụ trọng tâm của NLC khi được triệu tập để tham gia tố
tụng.
Bộ luật TTHS năm 2003 của nước ta cũng không đưa ra khái niệm rõ ràng về
NLC. NLC được quy định ngắn gọn Điều 55 khoản 1: “Người nào biết được những
tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”. Với quy
5



định như thế này, có thể thấy được điều kiện để một người được công nhận tư cách
tố tụng là NLC. Việc khơng nêu rõ cơ quan nào có quyền triệu tập họ có vẻ là một
thiếu sót khơng phải là quá lớn vì thẩm quyền triệu tập NLC đã được quy định cụ
thể trong các quy định khác của pháp luật; tuy nhiên, thiết nghĩ nên quy định rõ hơn
vì pháp luật nước ta vốn là pháp luật thành văn, địi hỏi sự chính xác và rõ ràng
trong từng câu chữ; quy định rõ ràng sẽ tránh được những bất cập có thể xảy ra
trong thực tế.
Như vậy, hiện nay vẫn chưa có được một định nghĩa thực sự hoàn chỉnh nào
về NLC. Tuy nhiên, theo Tác giả, ở một chừng mực nào đó vẫn có thể sử dụng một
trong các định nghĩa trên, và định nghĩa về NLC theo Giáo trình TTHS của trường
Đại học Luật Hà Nội là có tính hồn thiện hơn cả. Tuy nhiên, vẫn cịn đó u cầu
cần phải có một định nghĩa rõ ràng, đầy đủ hơn nữa để giúp chúng ta xác định được
đặc điểm của chủ thể cũng như những điều kiện để họ có thể tham gia q trình tố
tụng với tư cách là NLC.
- Điều kiện để một người trở thành NLC
Từ quy định tại Điều 55 BLTTHS năm 2003, để có thể trở thành NLC, một
người cần phải hội đủ hai điều kiện:
+ Trước hết, họ phải là người biết được tình tiết liên quan đến vụ án một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đây là điều kiện cần để xác định một người có thể tham gia tố tụng với tư
cách là NLC hay không. Bắt nguồn từ tính có liên quan đến vụ án, lời khai mà họ
đưa ra phải cung cấp một lượng thông tin nhất định về tình tiết của vụ án hoặc các
vấn đề khác có liên quan đến vấn đề cần được làm rõ trong vụ án như nhân thân
người phạm tội, người bị hại, hoặc những NLC khác… Nếu một người nào đó
khơng biết được những tình tiết, những thơng tin liên quan đến việc giải quyết vụ án
thì họ khơng thể trở thành NLC bởi vì những lời khai mà họ cung cấp không mang
giá trị giúp CQTHTT giải quyết vụ án. Ngồi ra, việc NLC biết được những tình tiết
của vụ án bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đều không ảnh hưởng đến việc xác định
tư cách của họ vì những thơng tin mà họ cung cấp ít nhiều vẫn có tính liên quan đến


6


những vấn đề cần được xác minh trong VAHS. Họ phải nói rõ được vì sao họ biết
được những tình tiết đó, nếu khơng, lời khai của họ sẽ bị bác bỏ và mất đi tư cách tố
tụng của mình mặc dù có thể nó đúng với sự thật khách quan của vụ án.
+ Thứ hai, họ được CQTHTT triệu tập đến để cung cấp thông tin và được
các cơ quan này xác định tư cách là NLC trong VAHS.
Đây là điều kiện đủ để người đến trình báo được tham gia tố tụng với tư cách
là NLC. Về nguyên tắc, ra làm chứng là nghĩa vụ của NLC. Việc CQTHTT triệu tập
họ đến để cho lời khai và được xác nhận tư cách tố tụng là NLC như là một “giấy
phép” giúp cho họ có thể thực hiện nghĩa vụ cơng dân của mình, đồng thời nó cũng
làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ tố tụng cho NLC. Thơng thường, việc triệu tập
một người nào đó ra làm chứng sẽ được thể hiện dưới dạng giấy triệu tập hoặc có
thể thể hiện ngay trong biên bản ghi lời khai của Điều tra viên rằng họ chấp nhận lời
khai của của một người để xác nhận tư cách NLC của người đó. Việc xem xét, đánh
giá của CQTHTT đối với tư cách NLC của một người là rất quan trọng vì điều này
có thể ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vụ án. Nếu CQTHTT mắc sai lầm khi bỏ
qua lời khai quan trọng của một người nào đó để rồi khơng triệu tập họ tham gia tố
tụng thì kết quả giải quyết vụ án sẽ có thể bị sai lệch, dẫn đến tình trạng oan sai hay
bỏ lọt tội phạm. Do đó, nhiệm vụ của CQTHTT trong việc triệu tập NLC là rất quan
trọng và cần phải được tiến hành một cách cẩn trọng. Sau khi được xác nhận với tư
cách NLC, họ sẽ buộc phải tham gia tố tụng khi được triệu tập, nếu cố tình trốn
tránh sẽ có thể bị dẫn giải, khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo sẽ có thể chịu
TNHS.
Với những điều kiện như trên, NLC bắt buộc phải trực tiếp tham gia vào q
trình tố tụng chứ khơng thể ủy quyền cho người khác. Điều này xuất phát từ tính
chất của lời khai mà NLC cung cấp. Những thông tin này được họ trực tiếp hoặc
gián tiếp tiếp nhận, thông qua lăng kính cá nhân, đồng thời thơng qua những khả

năng nhận thức, đánh giá của bản thân để tổng hợp lại những gì đã thu nhận được
và lưu trữ trong trí nhớ của mình. Đây là những vấn đề thuộc về cá nhân mỗi con
người, khơng ai có thể giống ai hồn tồn. Vì vậy, lời khai của NLC mang bản chất

7


riêng biệt, gắn liền với mỗi người mà không ai khác có thể thay thế để giúp họ trình
bày được những điều mà họ đã nghe, đã thấy, đã nhận xét và đánh giá. Hơn nữa,
quyền và nghĩa vụ tố tụng của NLC khi tham gia vào việc giải quyết VAHS cũng là
những quyền và nghĩa vụ gắn liền với mỗi cá nhân riêng biệt. Vì vậy, NLC khi
tham gia tố tụng phải do chính họ thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó.
1.3.

Các trường hợp khơng được trở thành Người làm chứng
Bên cạnh những quy định về điều kiện làm chứng, pháp luật TTHS còn quy

định thêm về trường hợp những người mặc dù biết được tình tiết vụ án nhưng vẫn
không được tham gia tố tụng với tư cách là NLC. Tại khoản 2 Điều 55 BLTTHS
năm 2003 quy định như sau: “Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của bị can, bị cáo.
b) Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà khơng có khả
năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc khơng có khả năng
khai báo đúng đắn”.
Thứ nhất, Người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tham gia quá
trình tố tụng với tư cách là người đứng ra bảo vệ cho quyền và lợi ích của người bị
tạm giữ bị can, bị cáo. Cho nên những lời khai của họ sẽ theo hướng có lợi cho
những người này bằng cách sẵn sàng “bóp méo” sự thật. Giữa người bào chữa và
NLC tồn tại sự mâu thuẫn về nghĩa vụ tố tụng. Thông thường những người bào
chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những luật sư. Với sự ràng buộc của

đạo đức nghề nghiệp và những quy định khi hành nghề được Luật luật sư năm 2006
quy định, họ không được phép tiết lộ những thông tin của khách hàng cho người
khác biết. Nếu như họ ra làm chứng, pháp luật lại buộc họ phải khai báo trung thực.
Nếu họ khai báo trung thực trước CQTHTT thì những thơng tin mà họ cung cấp có
thể sẽ gây bất lợi cho chính thân chủ của mình. Thế nhưng, nếu họ vì bảo vệ thân
chủ của mình mà khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo thì có thể họ sẽ phải chịu
trách nhiệm hình sự. Sự xung đột quyền giữa hai tư cách tố tụng khiến họ chịu áp

8


lực nặng nề. Do đó, để tránh tình trạng trên, pháp luật TTHS không cho phép người
bào chữa cho bị can, bị cáo được ra làm chứng.
Thứ hai, Người có nhược điểm tâm thần hoặc thể chất có thể khiến họ nhìn
nhận, đánh giá sự việc khơng chính xác. Ta biết rằng, đặc điểm quan trọng nhất của
chứng cứ chính là giá trị chứng minh. Nó quyết định rất lớn đến việc giải quyết
đúng đắn VAHS. Những người có nhược điểm về tâm thần dẫn đến khơng có khả
năng nhận thức và khai báo đúng đắn sự việc sẽ không thể ra làm chứng bởi vì khả
năng khai báo chính xác những thông tin mà họ đã được biết đã bị hạn chế rất lớn.
Rất khó cho họ để có thể nhận xét, đánh giá những tình tiết mà họ đã tri giác; đồng
thời, họ cũng không thể ý thức được nghĩa vụ khai báo của mình. Những hạn chế
này khiến cho những lời khai mà họ trình báo với CQTHTT có thể bị nghi ngờ và bị
bác bỏ. Đối với người bị khiếm khuyết về thể chất như người khiếm thị, người
khiếm thính hoặc người câm, khả năng tri giác và tiếp nhận thông tin của họ cũng
phần nào bị hạn chế. Về cơ bản, con người sử dụng các giác quan của mình để tiếp
thu những thơng tin về sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Nếu như bị khiếm
khuyết một hay nhiều giác quan này, những thông tin về sự vật, hiện tượng mà một
người tri giác được có thể khơng thực sự hồn hảo. Tuy nhiên, khơng phải người
nào có nhược điểm về thể chất cũng khơng có khả năng khái báo. Ví dụ: người mù
có thể dùng thính giác để tri giác được hiện tượng và dùng lời nói của mình hoặc

chữ nổi để trình bày lại; người bị câm có thể dùng ngơn ngữ ký hiệu để khai báo…
Do đó, pháp luật TTHS vẫn cho phép họ ra làm chứng nếu như chứng minh được
rằng những khiếm khuyết đó khơng làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng cung cấp
thơng tin của họ. Nhìn chung, đây là một quy định khá hợp lý nhằm bảo đảm tính
khách quan, trung thực và chính xác trong lời khai của NLC khi tham gia tố tụng,
góp phần xác minh sự thật của vụ án một cách đúng đắn nhất.
Ngồi ra, cũng với lý do bảo đảm tính khách quan của vụ án, NLC nhất định
không phải là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan trong VAHS mà mình được
CQTHTT triệu tập để cung cấp các thơng tin liên quan đến vụ án đó.

9


1.4.

Vị trí, vai trị của Người làm chứng trong tố tụng hình sự
Như đã phân tích ở trên, NLC là một chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng

từ thời xa xưa đến nay. Họ dường như đã trở thành một trong những thành phần
quan trọng không thể thiếu được trong việc giải quyết các vụ án.
1.4.1. Vị trí của Người làm chứng trong tố tụng hình sự
Trong quan hệ tố tụng hình sự, có sự tham gia của rất nhiều chủ thể với các
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau. Đó là các chủ thể như CQTHTT, người
THTT, người tham gia tố tụng cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
theo quy định của pháp luật nhằm giải quyết vụ án hình sự được khách quan, đúng
đắn. Trong đó, người làm chứng là một trong những người tham gia tố tụng theo
nghĩa vụ pháp lý mà khơng có bất kỳ quyền lợi nào liên quan đến vụ án.
Người làm chứng là một chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng
Hình sự một cách độc lập, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý đặc thù mà không
một chủ thể nào khác có được. Sự tham gia của họ khơng phụ thuộc vào bất kỳ chủ

thể nào và không thể thay thế được.
Khi tham gia vào quá trình tố tụng, NLC thể hiện mối quan hệ đặc thù với
các chủ thể khác. Với Cơ quan tiến hành tố tụng, NLC có mối quan hệ phối hợp, hỗ
trợ. Họ tham gia vào quá trình giải quyết VAHS để cung cấp những chứng cứ quan
trọng cho việc tìm ra sự thật của vụ án, giúp các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ
của mình.
Đối với các chủ thể khác như bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền, lợi
ích hợp pháp liên quan đến vụ án, NLC có vai trị cung cấp những thông tin trung
thực, khách quan, tạo cơ sở cho việc bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của các chủ
thê này.
Như vậy, với vị trí là một chủ thể trong quan hệ pháp luật tố tụng Hình sự,
người làm chứng góp phần bảo đảm cho cơng tác xét xử được diễn ra cơng bằng,
tránh được tình trạng bỏ lọt tội phạm hay gây oan sai cho người vô tội.
10


1.4.2. Vai trò của Người làm chứng trong tố tụng hình sự
1.4.2.1.

Thể hiện thơng qua nguồn chứng cứ là lời khai của Người làm chứng

NLC được triệu tập đến CQTHTT với nhiệm vụ cung cấp thơng tin mà mình
biết về những tình tiết của vụ án. Lời khai của họ ln được nhìn nhận là nguồn
chứng cứ quan trọng để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Trong tương lai, khi
khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc tự động có thể thay thế hoạt động của con
người trong nhiều lĩnh vực thì cũng chỉ có thể làm cho quá trình thu thập, lưu trữ,
truyền tải và sử dụng các loại chứng cứ khác thuận tiện, dễ dàng hơn chứ không thể
thay thế được tầm quan trọng của lời khai của NLC. Và NLC vẫn có vai trị to lớn,
một chủ thể không thể thiếu được trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan
của vụ án.

Tại khoản 2 Điều 64, chứng cứ được xác định bằng: “Vật chứng; Lời khai
của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo; Kết luận giám định; Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ
vật khác”.
Như vậy, lời khai của NLC là một trong các nguồn quan trọng của chứng cứ,
được sử dụng để làm sáng tỏ những vấn đề cần được chứng minh trong VAHS.
Không phải ngẫu nhiên mà lời khai của NLC lại trở thành nguồn chứng cứ quan
trọng của vụ án mà nó xuất phát từ những đặc điểm riêng của lời khai của họ.
 Đặc điểm của nguồn chứng cứ là lời khai của Người làm chứng:
Thứ nhất, lời khai của NLC là một trong những nguồn chứng cứ lâu đời và
phổ biến nhất trong lịch sử phát triển của hoạt động tố tụng.
Điều 714 Quốc Triều Hình Luật đã lần đầu tiên quy định về NLC: “Những
người làm chứng trong việc kiện tụng nếu xét ra ngày thường đôi bên kiện tụng là
người thân tình hay có thù ốn, thì khơng cho phép ra làm chứng. Nếu những người
ấy giấu diếm ra làm chứng, thì khép vào tội khơng nói đúng sự thực hình quan,
ngục quan biết mà dung túng việc đó đều bị tội” [9 – tr.257].

11


Trong Bộ luật hình sự tố tụng áp dụng tại Bắc kỳ dưới thời Pháp thuộc, Điều
20 bộ luật này quy định: “Phàm người chứng đã được liệt danh trong đơn khống và
các người mà quan thẩm phán liệu nghĩ đến chất vấn trong khi thẩm cứu, thì đều
phải bị gọi đến tòa án để chất vấn”. Nghĩa vụ của NLC được quy định tại Điều 22
của bộ luật này: “Phàm người chứng đã bị chiếu lệ địi gọi, khơng có cớ gì hợp lẽ
mà tự ý khơng đến hầu trước tòa sơ cấp nghĩ xử việc vi cảnh, hoặc trước tòa án
tỉnh, hoặc trước tòa đệ tam cấp hoặc trước quan thẩm cứu, thì có thể bị ép bắt phải
đến hầu, và vì cớ khơng đến hầu phải bị xử phạt bạc từ 1 đồng đến 5 đồng và phạt
giam từ 1 ngày đến 5 ngày, hoặc hai thứ chỉ phải chịu một” [32 – tr.62].

Điều 67 BLTTHS năm 2003 quy định:
“1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, về nhân thân
của người bị bắt, người bị tạm giam, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại,
người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình
bày, nếu họ khơng thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó”.
Theo quy định trên, NLC phải nói rõ được từ đâu mà họ biết về những tình
tiết của vụ án, biết về những tình tiết đó trong hoàn cảnh nào, họ trực tiếp biết hay
nghe ai nói lại, nếu nghe nói lại thì nghe ai nói, ở đâu…Nếu khơng, những tình tiết
do người đó trình bày không được dùng làm chứng cứ. Điều này bảo đảm cho lời
khai của NLC có độ tin cậy cao nhất.
Thứ hai, lời khai là nguồn chứng cứ phi vật chất, do con người nhận thức
được và phản ánh lại dưới dạng ngơn ngữ. NLC trình bày những gì họ biết về
những tình tiết có ý nghĩa đối với VAHS trước các CQTHTT và theo thủ tục do
pháp luật TTHS quy định. Để đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ như tính hợp
pháp, tính khách quan, tính liên quan, pháp luật TTHS đã quy định NLC không
được đồng thời là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và
thư ký phiên toà (Điều 42, 44, 45, 46, 47 BLTTHS 2003). Ngồi ra, họ cũng khơng
đồng thời là người bào chữa cho bị can, bị cáo (Điều 55), người phiên dịch (Điều
61), người giám định (Điều 60).

12


Thứ ba, đặc điểm chung nhất của lời khai do NLC cung cấp là do con người
phản ánh lại, sự hồi tưởng lại về những tình tiết của vụ án mà họ đã tri giác từ trước.
Do đó, khơng thể tránh khỏi việc những lời khai này có ít nhiều lệch lạc so với thực
tế vụ án xảy ra. Ngoài ra, nguồn chứng cứ lời khai cịn có thể bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố khách quan như: khoảng cách từ vị trí người đó đứng đến nơi tội phảm xảy
ra, điều kiện ánh sáng, người khai báo có bị đe dọa hay không; và yếu tố chủ quan

như: người khai báo có thiện cảm với vụ án, trí nhớ tốt hay xấu, tình trạng các cơ
quan cảm giác, khả năng lĩnh hội, đánh giá những thông tin thu nhận được từ sự tri
giác các tình tiết đó, sự cường điệu và thổi phồng sự thật…
Tuy nhiên, lời khai của NLC được đánh giá là đáng tin cậy hơn cả vì họ là
những người tham gia vào quá trình tố tụng mà khơng có bất cứ quyền lợi gì đối với
vụ án hoặc khơng có mối quan hệ mật thiết đến các bị can, bị cáo, người bị hại hoặc
người có quyền lợi khác liên quan. Họ có thể là người chứng kiến tận mắt diễn biến
sự việc phạm tội, bên cạnh sự cảm nhận chủ quan vẫn cịn có cái nhìn khách quan.
Lời khai của NLC khác với lời khai của bị can, bị cáo, và cả lời khai của người bị
hại. Lời khai của bị can, bị cáo cũng là nguồn chứng cứ quan trọng bởi vì khơng ai
khác ngoài họ là những người biết rõ nhất về hành vi phạm tội của mình. Nhưng khi
phải đối mặt với những hình phạt mà hành vi mình mang lại, tâm lý lo sợ khiến họ
có xu hướng chối bỏ tất cả những hành vi của mình hoặc khai báo không thành khẩn
nhằm trốn tội… Đối với người bị hại, họ là người có lợi ích bị xâm phạm. Thiệt hại
của họ là không thể phủ nhận, tuy nhiên, họ lại có xu hướng khai khống về những
tình tiết xảy ra, và về cả thiệt hại của mình nhằm bảo đảm cho mình được bồi
thường, cũng như người phạm tội sẽ bị xử lý. Những điều đó khiến cho lời khai của
những người này thường bị đánh giá là có tính trung thực khơng cao. Hơn nữa, về
mặt tố tụng, việc làm chứng trước các CQTHTT là nghĩa vụ của cơng dân; vì vậy,
nếu NLC từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối, họ sẽ phải chịu TNHS về tội từ
chối khai báo (Điều 308 BLHS 1999) hoặc tội khai báo gian dối (Điều 307 BLHS
1999). Áp lực tránh nhiệm cũng phần nào tác động đến NLC khiến họ hợp tác tốt

13


với CQTHTT. Chính vì thế lời khai của NLC mang tính khách quan cao và đáng tin
cậy.
Vì vậy, với tư cách là người cung cấp cho CQTHTT những chứng cứ đáng
tin cậy, mang tính quyết định đến tồn bộ q trình giải quyết VAHS, có thể khẳng

định rằng vai trị của NLC khi tham gia vào hoạt động tố tụng là hết sức quan trọng
và khơng thể thay thế.
1.4.2.2.

Vai trị khác trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm

Khi tham gia vào q trình giải quyết VAHS, NLC khơng chỉ đóng góp sức
mình trong lĩnh vực pháp lý qua việc cung cấp lời khai cho CQTHTT giải quyết vụ
án mà còn cả trong các lĩnh vực khác của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, giáo dục… Vai trò này thể hiện qua các vấn đề sau:
 Đảm bảo nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 10 BLTTHS
2003)
Điều 10 BLTTHS năm 2003 quy định “Trách nhiệm chứng minh tội phạm
thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng…”. Chính vì thế các cơ quan này phải áp
dụng mọi biện pháp để xác minh sự thật khách quan của vụ án một cách toàn diện
và đúng đắn nhất. Chúng ta biết rằng, giải quyết VAHS là một quá trình phức tạp,
trải qua nhiều giai đoạn, tốn nhiều thời gian… Bằng việc thu thập các loại chứng
cứ, trong đó có việc thu thập chứng cứ là lời khai của NLC, không chỉ giúp
CQTHTT xác định sự thật của các tình tiết liên quan đến vụ án mà còn là tiền đề để
các cơ quan này tìm ra được những chứng cứ khác, hạn chế lãng phí tiền của, thời
gian, nhân lực. Cho nên, một khi NLC tham gia vào hoạt động tố tụng, họ đã góp
phần vào việc đảm bảo nguyên tắc xác định sự thật của vụ án.
 Đảm bảo nguyên tắc trách nhiệm của các tổ chức và cơng dân trong
đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm (Điều 25 BLTTHS 2003)
Ở bất kỳ quốc gia nào, kể cả Việt Nam, đấu tranh phịng chống tội phạm
ln là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Mục tiêu cuối cùng của công cuộc này là
tiến tới loại bỏ hoàn toàn tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Tuy nhiên, đây là một

14



nhiệm vụ khó khăn, cần phải tiến hành lâu dài, đấu tranh không ngừng nghỉ. Đây
không phải là nhiệm vụ chỉ của riêng Nhà nước, hay chỉ của riêng một cá nhân nào
mà nó là nhiệm vụ của tồn xã hội. Do đó, NLC với vai trị cung cấp chứng cứ cho
các cơ quan tiến hành tố tụng, giúp đỡ các cơ quan này nhanh chóng điều tra, xác
minh sự thật vụ án, không để lọt tội phạm, tránh được oan sai, lập lại trật tự và công
bằng xã hội, tiến dần đến nhiệm vụ cuối cùng của công cuộc đấu tranh phòng chống
tội phạm là loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
 Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng và nhân dân
“Đồn kết là sức mạnh”, đó là chân lý khơng bao giờ thay đổi được. Muốn
thành cơng thì phải có sự đoàn kết. Trong hoạt động TTHS cũng vậy, sự tích cực
tham gia phối hợp với các CQTHTT từ phía nhân dân đem lại những thành quả mà
khơng ai có thể phủ nhận được. Sự tham gia của NLC là một minh chứng rõ nét
nhất cho vấn đề này. Những đóng góp mà NLC đem lại khi họ tham gia vào quá
trình giải quyết VAHS là hết sức to lớn. Chính vì vậy, động viên NLC tham gia tích
cực q trình tố tụng khơng chỉ là một thắng lợi lớn trong cơng tác đấu tranh phịng
chống tội phạm mà cịn là tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước với nhân dân.
1.5.

Phân loại người làm chứng
Trước hết, NLC là những con người cụ thể, họ khơng thể nào hồn tồn

giống nhau về mặt sinh học, độ tuổi, khả năng nhận thức, trình độ học vấn, trạng
thái tâm lý, tình trạng sức khỏe, cũng như mối quan hệ của họ với những người
tham gia tố tụng khác…Sự khác nhau đó khiến cho việc nhìn nhận và đánh giá các
sự vật, hiện tượng của họ là khác nhau. Từ đó, mỗi một NLC có thể cung cấp cho
CQTHTT những thơng tin dưới nhiều góc độ khác nhau, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến
hoạt động chứng minh các tình tiết trong VAHS. Do đó, việc phải tiến hành phân
loại NLC khi họ tham gia vào quá trình tố tụng là một yêu cầu khơng thể bỏ qua. Về
cơ bản, có thể phân NLC vào các nhóm dựa các các tiêu chí sau:


15


1.5.1. Dựa vào độ tuổi của người làm chứng
Độ tuổi phản ánh những biến đổi về tâm sinh lý, khả năng nhận thức và xử
sự của một con người. Dưới góc độ tâm lý học, sự phát triển của một đời người có
thể chia ra làm nhiều giai đoạn gắn các độ tuổi tương ứng với những thay đổi không
ổn định hoàn toàn về mặt tâm lý như từ lúc sinh ra đến khi chết [55]. Ở mỗi độ tuổi
khác nhau, một người sống trong một điều kiện bình thường sẽ phải trải qua những
phát triển tâm lý khác nhau và dần dần hồn thiện hơn. Dưới góc độ khoa học pháp
lý, độ tuổi của một con người cho phép xác định được những quyền và nghĩa vụ mà
họ có theo quy định của pháp luật. Ở nước ta, pháp luật Dân sự quy định những
người từ đủ 18 tuổi trở lên nếu không mắc các bệnh về tâm thần hoặc các bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức sẽ được coi là có đầy đủ năng lực hành vi và phải chịu
mọi trách nhiệm do hành vi của mình gây ra. Điều này cũng tương tự như trong
pháp luật TTHS; tuy nhiên, nhà làm luật khơng có những quy định cụ thể giới hạn
độ tuổi được phép ra làm chứng của NLC, chỉ cần họ biết được tình tiết vụ án, có
khả năng khai báo thơng tin dưới bất kỳ hình thức nào, thì đều có thể được triệu tập
để làm chứng. Ngồi ra, pháp luật TTHS cũng khơng có sự phân nhóm NLC theo
độ tuổi khác nhau. Nếu dựa vào quy định tại khoản 3 Điều 133 BLTTHS 2003 về
việc gửi giấy triệu tập NLC dưới 16 tuổi và khoản 4 Điều 135 BLTTHS 2003 về
việc lấy lời khai của NLC dưới 16 tuổi thì có thể thấy rằng pháp luật phần nào đã
chia NLC ra làm 2 nhóm đối tượng là NLC dưới 16 tuổi và NLC từ 16 tuổi trở lên.
Một số tác giả khi nghiên cứu về vấn đề này thường chia NLC theo độ tuổi thành 3
nhóm, đó là NLC dưới 16 tuổi, NLC từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và từ đủ 18
tuổi trở lên. Tác giả cho rằng việc phân NLC theo độ tuổi làm 3 nhóm như vậy là
phù hợp hơn.



Nhóm 1: Người làm chứng dưới 16 tuổi

NLC nhóm này nằm trong độ tuổi đang hình thành tính cách. Họ bắt đầu
bước vào xã hội và làm quen với thế giới xung quanh. Đồng thời, sự phát triển về
mặt thể chất lẫn tâm lý chưa thực sự cân đối. Lượng kiến thức thu thập được là

16


không nhiều, nên khi đối mặt với nhiều thứ mới khiến họ dễ cảm thấy rụt rè, sợ hãi.
Ngoài ra, khả năng ghi nhớ sự việc, hiện tượng của NLC nhóm này chưa thực sự
tồn diện, họ dễ ghi nhớ những gì họ cho là ấn tượng, và cũng sẽ quên đi nhanh
chóng. Hơn nữa, ở độ tuổi này, những hiểu biết về tội phạm, về pháp luật cũng như
về nghĩa vụ làm chứng của mình cịn hạn chế. Việc triệu tập họ ra làm chứng cần
phải được cân nhắc bởi tâm lý chưa vững vàng, việc xuất hiện tại cơ quan điều tra
hay một phiên tòa để cho lời khai có thể gây những áp lực quá lớn đối với họ. Vì lợi
ích của họ, nên cần hạn chế việc lấy lời khai của NLC nhóm này. Nếu thực sự cần
thiết phải lấy lời khai, khi được triệu tập, họ cần phải có người giám hộ hoặc người
đại diện hợp pháp đi cùng để ổn định tâm lý cho họ; đồng thời, theo quy định của
BLHS thì những người ở độ tuổi này không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự
nào nên CQTHTT cần phổ biến rõ quyền của họ để giảm bớt tâm lý lo sợ, hoang
mang cho người thân của NLC.


Nhóm 2: Người làm chứng từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

Đây là giai đoạn quan trọng, diễn ra những thay đổi rất lớn về tâm sinh lý
của con người. Mong muốn chứng tỏ bản thân đã tạo dựng cho họ lòng tự trọng rất
lớn. NLC nhóm này khi tham gia vào q trình tố tụng, họ đã phần nào nhận thức
được trách nhiệm cơng dân của mình nhưng chưa thực sự cao. Lượng kiến thức tích

lũy được cũng tăng lên đáng kể, và họ cũng dần dần làm quen với những khái niệm
về tội phạm, người làm chứng … thông qua sách báo, phim ảnh hay qua những buổi
học trên lớp. Khả năng ghi nhớ và đánh giá các thông tin mà họ tiếp nhận đã được
nâng lên rất nhiều, đây sẽ là một lợi thế nếu CQTHTT có thể khai thác hiệu quả lời
khai của nhóm này. Tuy nhiên, với tâm lý của độ tuổi này, phần “trẻ con” của họ
vẫn còn khiến cho việc ra làm chứng trước CQTHTT cũng gặp khó khăn, họ sợ sệt
trước người lạ và chỉ thấy an tâm khi có người quen bên cạnh. Do đó, đối với NLC
nhóm này khi tham gia vào hoạt động tố tụng, CQTHTT cần phải chú ý đến vấn đề
tâm lý ở tuổi này để tạo cảm giác thoải mái, an tồn, tin tưởng cho họ, đồng thời
phải có người thân thích hoặc đại diện hợp pháp của họ tham gia cùng.

17


×