Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong bảo hiểm thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.45 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
----------

TRẦN THIÊN VŨ

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI VI PHẠM
NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN
TRONG BẢO HIỂM THƢƠNG MẠI
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI VI PHẠM
NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN
TRONG BẢO HIỂM THƢƠNG MẠI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THIÊN VŨ
Khóa: 35 MSSV: 1055060220
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. PHAN PHƢƠNG NAM

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc sĩ Phan Phƣơng Nam, đảm bảo tính trung
thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

BHTM

Bảo hiểm thƣơng mại

BLDS

Bộ luật Dân sự năm

BLHH

Bộ luật Hàng hải năm

BMBH

Bên mua bảo hiểm

DNBH


Doanh nghiệp bảo hiểm

LKDBH

Luật Kinh doanh bảo hiểm

NVCCTT

Nghĩa vụ cung cấp thông tin


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu đề tài ............................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................................... 3
5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu ................................................................... 4
6. Bố cục tổng quát của khóa luận ........................................................................ 4
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ
CỦA HÀNH VI VI PHẠM NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG BẢO
HIỂM THƢƠNG MẠI .................................................................................................. 5
1.1.Khái luận về nghĩa vụ cung cấp thông tin .................................................................. 5
1.1.1.Khái quát chung về bảo hiểm thương mại ................................................... 5
1.1.2.Khái quát chung về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong bảo hiểm thương
mại ......................................................................................................................... 8
1.2.Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong bảo hiểm
thƣơng mại ..................................................................................................................... 16
1.2.1.Khái luận về hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin ....................... 16

1.2.2.Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin ......... 17
1.2.3.Phân loại hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin ........................... 20
1.2.4.Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin ......... 24
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HẬU QUẢ PHÁP
LÝ CỦA HÀNH VI VI PHẠM NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG
BẢO HIỂM THƢƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................ 29
2.1.Những quy định của pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm
nghĩa vụ cung cấp thông tin ........................................................................................... 29
2.1.1.Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao
kết hợp đồng bảo hiểm ........................................................................................ 29
2.1.2.Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi thực
hiện hợp đồng bảo hiểm ...................................................................................... 31
2.1.3.Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm ............................................................................................. 31
2.2.Một số bất cập liên quan đến hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung
cấp thơng tin và giải pháp hồn thiện ............................................................................ 33


2.2.1.Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao
kết hợp đồng bảo hiểm ........................................................................................ 33
2.2.2.Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi thực
hiện hợp đồng bảo hiểm ...................................................................................... 38
2.2.3.Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm ............................................................................................. 40
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... Trang phụ -1
PHỤ LỤC 01 ................................................................................................ Trang phụ - 5
PHỤ LỤC 02 ............................................................................................... Trang phụ -12
PHỤ LỤC 03 ............................................................................................... Trang phụ -24
PHỤ LỤC 04 ............................................................................................... Trang phụ -37

PHỤ LỤC 05 ............................................................................................... Trang phụ -46
PHỤ LỤC 06 ............................................................................................... Trang phụ -59
PHỤ LỤC 07 ............................................................................................... Trang phụ -72


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt
động của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhằm mục đích sinh lời, chấp nhận rủi ro
của bên đƣợc bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm (BMBH) đóng phí bảo hiểm để
doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm cho bên thụ hƣởng hoặc bồi thƣờng cho
bên đƣợc bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội
Bảo hiểm Việt Nam trong “Báo cáo về tổng quan thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam năm
2014”, tổng doanh thu phí bảo hiểm tồn thị trƣờng năm 2014 ƣớc tính đạt 54.718 tỷ
đồng, tăng 14,89% so với cùng kỳ năm trƣớc; tổng số tiền thực bồi thƣờng và trả tiền
bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2014 ƣớc tính đạt 19.752 tỷ đồng. Điều
này đã cho thấy sự phát triển đầy tiềm năng của của ngành kinh doanh bảo hiểm tại
Việt Nam.
Trƣớc yêu cầu cấp thiết phải đảm bảo một môi trƣờng pháp lý vững mạnh nhằm
tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm thƣơng mại (BMTH) tại Việt
Nam, Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 và Luật số 61/2010/QH12 Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm (LKDBH) ra đời, đã quy định về
nghĩa vụ cung cấp thông tin (NVCCTT) trong quan hệ pháp luật bảo hiểm hiểm thƣơng
mại. Tuy nhiên, sau 15 năm áp dụng vào thực tiễn, pháp luật về NVCCTT và hậu quả
pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vƣớng mắc.
Điều này khiến cho tình hình vi phạm NVCCTT ngày càng diễn biến phức tạp nhƣng
vẫn chƣa có những hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết về hậu quả pháp lý để giải quyết các hành
vi vi phạm này một cách tồn diện, đúng đắn. Theo đó, hành vi vi phạm NVCCTT rất
đa dạng nhƣ: không giải thích rõ ràng, đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng bảo

hiểm, quy tắc bảo hiểm; che giấu hay cố ý cung cấp sai các thông tin về đối tƣợng bảo
hiểm; không thông báo khi mức độ rủi ro gia tăng; khai tăng giá trị thiệt hại; cung cấp
chứng từ, tài liệu sai lệch để hợp pháp hóa sự kiện bảo hiểm; vv. Trƣớc sự biến đổi đa
dạng, không ngừng và khó lƣờng trƣớc đƣợc của các hành vi vi phạm NVCCTT trong
thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, việc áp dụng hậu quả pháp lý thích hợp để
xử lý các hành vi này càng trở nên khó khăn hơn. Từ đó cho thấy, tính cấp thiết của
việc hồn thiện pháp luật về hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm NVCCTT để bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia vào quan hệ pháp luật bảo hiểm cũng
nhƣ góp phần làm vững mạnh cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
1


Mặt khác, ngày 15/02/2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định
193/QĐ-TTg về chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 20112020. Theo đó, đƣa ra các lộ trình 2011-2015 và 2016-2020 nhằm sửa đổi một cách
tổng thể LKDBH cùng các văn bản hƣớng dẫn thi hành cho phù hợp với tình hình phát
triển của thị trƣờng bảo hiểm và các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó, 2015 cịn là năm “chuyển mình” của thị trƣờng bảo
hiểm Việt Nam khi mà theo quyết định hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (Asean
Economic Community – AEC) vào cuối năm 2015, Việt Nam đã cam kết thực hiện tự
do hóa các lĩnh vực bảo hiểm gồm: bảo hiểm phi nhân thọ; tái bảo hiểm và tái bảo
hiểm tiếp; trung gian bảo hiểm.1 Nhƣ vậy, năm 2015 không chỉ là thời điểm thuận lợi
cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi trong lĩnh vực bảo hiểm theo lộ trình cam kết mở cửa
của Việt Nam, mà còn là lúc nhà nƣớc ta tổng đánh giá tiến trình hồn thiện khung
pháp lý điều chỉnh ngành bảo hiểm nói riêng, với mục tiêu thống nhất là chuẩn bị cho
việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận tự do hóa thƣơng mại của AEC.
Trƣớc những thời cơ phát triển mang tầm quốc tế nhƣ trên cùng với yêu cầu cấp
thiết của việc hoàn thiện những quy định về kinh doanh bảo hiểm nói chung và hậu quả
pháp lý của hành vi vi phạm NVCCTT trong BHTM nói riêng, tác giả chọn thực hiện
đề tài nghiên cứu "HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI VI PHẠM NGHĨA VỤ
CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG BẢO HIỂM THƢƠNG MẠI".

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ năm 2000 – thời điểm LKDBH ra đời đến nay thì khơng có bất kì cơng trình
nào nghiên cứu về hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm NVCCTT trong BHTM. Tuy
nhiên đã có hai luận văn viết về những vấn đề liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu của
cơng trình mà tác giả thực hiện, bao gồm:
- Bùi Thị Kim Chi (2009), Cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp
thông tin của bên mua bảo hiểm (khóa luận tốt nghiệp), Đại học Luật Tp.HCM.
- Đinh Thị Ngọc Mến (2009), Quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông
tin trong quan hệ bảo hiểm thƣơng mại (khóa luận tốt nghiệp), Đại học Luật Tp.HCM.
Đặc điểm chung của cả hai luận văn này là tập trung nghiên cứu về NVCCTT và
bƣớc đầu có sự xem xét, đề cập đến hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ này
từ góc độ lý luận và thực tiễn. Theo đó, tác giả Kim Chi và Ngọc Mến chỉ mới dừng lại
ở việc phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý và các bất
1

Hội đồng bảo hiểm ASEAN (2013), Báo cáo tại Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 39, Đà Nẵng, tr.
24

2


cập, vƣớng mắc của các quy định này chứ chƣa đi sâu vào phân tích bản chất và lý giải
việc áp dụng hậu quả pháp lý thế nào cho phù hợp. Riêng đề tài của tác giả Kim Chi có
phân loại các chế tài và hậu quả pháp lý áp dụng để giải quyết hành vi vi phạm, gồm:
chế tài dân sự (khấu trừ mức bồi thƣờng, đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng, hợp
đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng) và chế tài hình sự. Đồng thời, hai đề tài trên đã đƣa
ra các giải pháp mang tính chất khái qt từ góc độ lý luận và các giải pháp khác nhƣ
đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, nâng cao trình độ, ý thức
đạo đức của bên mua bảo hiểm, vv. Tuy vậy, các giải pháp này vẫn cịn chung chung
và khơng mang nhiều ý nghĩa khi áp dụng vào thực tế.

Nhƣ vậy, cả hai luận văn chủ yếu nghiên cứu hậu quả pháp lý của hành vi vi
phạm NVCCTT xung quanh các quy định của pháp luật Việt Nam chứ chƣa nghiên
cứu tổng quát và chuyên sâu quy định của pháp luật nƣớc ngoài cũng nhƣ thỏa thuận
của các chủ thể trong thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm về vấn đề hậu quả pháp
lý. Tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu sâu sát thực tế, giúp pháp luật về hậu quả
pháp lý của hành vi vi phạm NVCCTT trở thành công cụ bảo vệ quyền lợi của các bên.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu, hệ thống hóa và phân tích các quy định của pháp luật hiện hành
về hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm NVCCTT.
- Tổng hợp thực trạng, những vấn đề bất cập từ hai khía cạnh: (1) trong nội tại
của quy định pháp luật; và (2) trong thực tiễn áp dụng nhìn từ góc độ quan điểm của
các chủ thể chính tham gia vào quan hệ bảo hiểm gồm: bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm.
- Trình bày, phân tích các quy định pháp luật nƣớc ngồi, có sự tổng hợp theo
từng vấn đề; cụ thể là các bất cập hiện diện trong pháp luật Việt Nam.
- Đƣa ra các kiến nghị cụ thể góp phần hồn thiện hậu quả pháp lý của hành vi
vi phạm NVCCTT trong BHTM.
Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên, đề tài hƣớng đến làm tài liệu học
tập, nghiên cứu cho sinh viên trong và ngồi trƣờng. Bên cạnh đó, tác giả mong rằng
tài liệu này có thể góp chút ít giá trị tham khảo cho các nhà làm luật trong công tác
soạn thảo các quy định về hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm NVCCTT trong tƣơng
lai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài

3


Về đối tƣợng, đề tài phân tích về NVCCTT và hành vi vi phạm NVCCTT của
hai chủ thể là DNBH và BMBH để làm cơ sở cho việc nghiên cứu hậu quả pháp lý
tƣơng ứng của các hành vi vi phạm này.

Về phạm vi, đề tài nghiên cứu cả vấn đề về lý luận, quy định pháp luật về hậu
quả pháp lý của hành vi vi phạm NVCCTT tại Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu
pháp luật của một số nƣớc trên thế giới nhƣ: Úc, Pháp, Anh, Trung Quốc, vv. Cùng với
thực tiễn áp dụng vấn đề này trong các hợp đồng bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm của
DNBH để từ đó hồn thiện quy định pháp luật về hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm
NVCCTT trong pháp luật Việt Nam.
5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Về phƣơng pháp nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chú trọng
sử dụng những kiến thức pháp luật, bên cạnh đó bổ sung thêm những hiểu biết cần thiết
thuộc các chuyên nghành khác. Cụ thể, những phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng là:


Phƣơng pháp phân tích – hệ thống: đƣợc thực hiện xoay quanh các quy
định của pháp luật Việt Nam và nƣớc ngồi; trong đó, chú trọng vào các
bất cập phát sinh từ pháp luật trong nƣớc.



Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: đƣợc thực hiện từ sự đòi hỏi của
một vấn đề pháp lý, phải đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều góc độ kinh tế - xã
hội - pháp luật.



Phƣơng pháp thống kê – phân loại: chủ yếu thể hiện trong việc giải quyết
số liệu, nhằm cung cấp cho ngƣời đọc những đánh giá khoa học về đối
tƣợng nghiên cứu.
Thêm vào đó, tác giả cịn sử dụng có chọn lọc những phƣơng pháp khác nhƣ:
phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, vv.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận

Khóa luận gồm hai chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm
nghĩa vụ cung cấp thông tin trong bảo hiểm thƣơng mại; và
Chƣơng 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của hành vi vi
phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong bảo hiểm thƣơng mại và một số kiến nghị.

4


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ
CỦA HÀNH VI VI PHẠM NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG BẢO
HIỂM THƢƠNG MẠI
1.1. Khái luận về nghĩa vụ cung cấp thông tin
1.1.1. Khái quát chung về bảo hiểm thương mại
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội thì con ngƣời vẫn luôn phải
gánh chịu những rủi ro thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản. Có rất nhiều biện
pháp để xử lý rủi ro, trong đó, bảo hiểm nói chung và BHTM nói riêng đƣợc xem là
một biện pháp hữu hiệu giúp con ngƣời đƣợc bù đắp đầy đủ và kịp thời những thiệt hại
do rủi ro gây ra. BHTM là loại hình bảo hiểm mà DNBH tham gia vào nhằm mục đích
sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của ngƣời đƣợc bảo hiểm, trên cơ sở BMBH
đóng phí bảo hiểm để DNBH trả tiền bảo hiểm cho ngƣời thụ hƣởng hoặc bồi thƣờng
cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. BHTM có các đặc trƣng sau
đây:
Thứ nhất, chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật BHTM gồm BMBH và bên
bảo hiểm. Chủ thể thứ nhất - BMBH có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Trƣờng hợp
BMBH là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Chủ thể
thứ hai - bên bảo hiểm chính là DNBH đƣợc thành lập theo quy định của LKDBH và
các quy định của pháp luật có liên quan, thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên
cơ sở thu phí bảo hiểm của BMBH và cam kết chi trả cho những trƣờng hợp thuộc
trách nhiệm bảo hiểm. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc trách nhiệm gánh chịu những thiệt

hại nhất định của BMBH trên cơ sở những thiệt hại này xác định đƣợc về mặt giá trị thì
DNBH phải có khả năng tài chính. Khả năng tài chính này tồn tại dƣới dạng một quỹ
tiền tệ nhất định, đƣợc hình thành dựa trên phí bảo hiểm mà DNBH thu đƣợc từ
BMBH trong tất cả nghiệp vụ bảo hiểm của DNBH đó. Bên cạnh DNBH và BMBH thì
trong quan hệ pháp luật bảo hiểm, có thể có sự tham gia của các chủ thể khác, bao
gồm: đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, bên đƣợc bảo hiểm và ngƣời thụ hƣởng. Tuy
vậy, DNBH và BMBH là hai chủ thể đóng vai trị quan trọng nhất trong việc ký kết
hợp đồng bảo hiểm, qua đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên cũng nhƣ
trong việc thực hiện NVCCTT từ trƣớc khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, trong q trình
thực hiện hợp đồng và khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Thứ hai, đối tượng của BHTM là rủi ro. Rủi ro là yếu tố trừu tƣợng, chƣa xuất
hiện tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, nằm ngồi sự dự đốn của các chủ thể

5


tham gia vào quan hệ bảo hiểm2 và gây ra những tổn thất cho ngƣời đƣợc bảo hiểm.
Tƣơng ứng với sự tồn tại của rủi ro trong tính mạng, sức khỏe hay tài sản của con
ngƣời, DNBH cung cấp nhiều loại hình bảo hiểm đa dạng. Đối với rủi ro về tính mạng
thì có bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm tử kỳ, vv. Đối với rủi
ro về sức khỏe thì có bảo hiểm tai nạn con ngƣời, bảo hiểm trợ cấp chi phí nằm viện và
phẫu thuật, bảo hiểm sức khỏe toàn diện, vv. Đối với rủi ro về tài sản thì có bảo hiểm
hàng hóa, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, vv. Nhƣ
vậy, đối tƣợng của BHTM chính là yếu tố rủi ro. BMBH đóng phí bảo hiểm để chuyển
giao thiệt hại do rủi ro gây ra cho DNBH. Do vậy, khi rủi ro xuất hiện một cách khách
quan, hay nói cách khác là khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì DNBH sẽ trả tiền bảo hiểm
hoặc bồi thƣờng cho ngƣời thụ hƣởng hoặc ngƣời đƣợc bảo hiểm.
Thứ ba, quan hệ pháp luật trong BHTM được hình thành trên cơ sở hợp đồng.
Quan hệ pháp luật BHTM là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình mua bảo
hiểm và chi trả bảo hiểm giữa DNBH với BMBH trên cơ sở thỏa thuận về việc nộp phí

bảo hiểm và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm. Nhƣ vậy, xét về bản chất, quan hệ BHTM
là quan hệ hợp đồng. Quan hệ BHTM không bao giờ phát sinh nếu giữa các bên khơng
có hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Đơn bảo hiểm có hiệu lực. 3
Tuy nhiên, khơng giống nhƣ các loại hợp đồng thông thƣờng là sự thỏa thuận và thống
nhất ý chí giữa các bên, hợp đồng bảo hiểm có tính chất gia nhập của loại hợp đồng
mẫu. Theo đó, BMBH chỉ đƣợc quyền thỏa thuận một số nội dung về đối tƣợng bảo
hiểm, giá trị hợp đồng, phí bảo hiểm, thời gian bảo hiểm, vv. Trong khi đó, hầu hết các
điều khoản của hợp đồng bảo hiểm đều do DNBH soạn sẵn và BMBH không đƣợc
quyền thỏa thuận về các điều khoản này. Điển hình là nhiều điều khoản trong hợp đồng
bảo hiểm thân tàu biển của công ty bảo hiểm Bảo Long4 nhƣ: điều khoản thông báo,
điều khoản bồi thƣờng, điều khoản bảo quản, kiểm tra tàu, vv. đƣợc đƣa ra và BMBH
buộc phải chấp thuận các điều khoản này nếu muốn giao kết hợp đồng bảo hiểm với
DNBH. Việc pháp luật cho phép DNBH soạn sẵn các điều khoản mẫu này trong hợp
đồng xuất phát từ đối tƣợng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là rủi ro. Bởi lẽ, nhƣ
đã phân tích ở đặc trƣng thứ hai, rủi ro là yếu tố nằm ngoài sự dự đoán của các chủ thể
tham gia vào quan hệ bảo hiểm. Vì vậy, chỉ có DNBH với kiến thức chuyên môn trong
2

Nguyễn Thị Thủy (2014), “Đảm bảo quyền đƣợc cung cấp thông tin của ngƣời mua bảo hiểm trong quan hệ bảo
hiểm thƣơng mại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 02 -03 (258-259), tr. 97.
3
Nguyễn Thị Thủy (2010), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, tr. 55, 56
4
Phụ lục 01 - Hợp đồng bảo hiểm thân tàu biển

6


lĩnh vực bảo hiểm mới có thể đánh giá, dự đốn rủi ro và thiết lập các loại hình bảo

hiểm phù hợp với từng loại rủi ro có thể xảy ra trong hồn cảnh cụ thể của BMBH. Bên
cạnh đó, cũng xuất phát từ tính chất khơng thể dự đốn đƣợc của rủi ro mà DNBH khi
soạn thảo hợp đồng phải đƣa ra nhiều tình huống giả định ở mức độ khái quát cao.
Điều này làm cho câu văn diễn đạt trong hợp đồng bảo hiểm ln phức tạp, khó hiểu.5
Tuy vậy, để bảo vệ quyền lợi cho BMBH, Nhà nƣớc với vai trò của chủ thể quản lý
hoạt động kinh doanh bảo hiểm vẫn kiểm soát chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng
bảo hiểm do DNBH soạn sẵn. Đối với các loại hình bảo hiểm bắt buộc thì Bộ Tài chính
ban hành các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm. Đối với các loại hình bảo hiểm
nhân thọ, sức khỏe thì DNBH xây dựng Quy tắc điều khoản biểu phí trình Bộ Tài chính
phê duyệt mới đƣợc triển khai. Thậm chí, trong bảo hiểm nhân thọ, Bộ Tài chính cịn
phê duyệt cả hợp đồng, các giả định minh họa bán hàng và có chữ ký của chuyên gia
tính phí của DNBH. Chun gia này có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn và là thành
viên của Hội chuyên gia tính phí quốc tế. Đối với loại hình bảo hiểm phi nhân thọ thì
DNBH xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí và báo cáo cho Bộ tài chính chậm nhất
vào ngày 15 của tháng ngay sau khi triển khai.6 Quy tắc, điều khoản bảo hiểm nêu rõ
đối tƣợng ngƣời tham gia bảo hiểm, đối tƣợng đƣợc bảo hiểm (tài sản, trách nhiệm
hoặc tính mạng sức khỏe), thời hạn bảo hiểm, hiệu lực bảo hiểm, mức trách nhiệm
hoặc số tiền bảo hiểm, rủi ro và các sự kiện đƣợc bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, khấu trừ
bồi thƣờng, phí bảo hiểm và các điều khoản điều kiện bảo hiểm, các quy định về khai
báo tai nạn, gửi giấy yêu cầu bồi thƣờng, giám định tổn thất, khiếu nại. Quy tắc có thể
là bộ phận khơng tách rời của hợp đồng bảo hiểm hoặc đƣợc cụ thể hóa trong hợp đồng
bảo hiểm.7 Tóm lại, quan hệ pháp luật BHTM hình thành trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm
với sự điều chỉnh của quy tắc bảo hiểm. Do vậy, DNBH phải công khai minh bạch sản
phẩm bảo hiểm với BMBH thông qua quy tắc bảo hiểm. Ngƣợc lại, nếu BMBH chấp
thuận quy tắc này để giao kết hợp đồng bảo hiểm thì BMBH đƣơng nhiên cũng có
trách nhiệm tn thủ theo quy tắc bảo hiểm mà DNBH đã công khai.

5

Nguyễn Tiến Hùng (2006), “Về tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm và giải pháp để bảo hiểm nhân thọ tiếp

cận ngƣời dân dễ hơn”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 189, tr.47, 48
6
Khoản 1, 2, 3 Điều 20 Nghị định 45/2007/NĐ-CP và Điều 30 Thông tƣ 124/TT-BTC
7
Phùng Đắc Lộc, “Trục lợi bảo hiểm: Cần phải có thái độ phê phán, lên án, tố cáo và phải đƣợc xử lý nghiêm
bằng một tội danh trong Bộ Luật Hình sự”,
truy cập ngày 15/05/2015

7


Thứ tư, BHTM là hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ bản chất của hoạt động
kinh doanh mà các chủ thể khi tham gia vào quan hệ BHTM đều mong muốn đạt đƣợc
những lợi ích nhất định. Theo đó, lợi ích mà BMBH đạt đƣợc là chuyển giao một phần
hoặc toàn bộ tổn thất từ ngƣời mua bảo hiểm sang DNBH. Trong khi đó, lợi ích mà
DNBH hƣớng đến là mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, đã là lợi ích trong hoạt động kinh
doanh thì phải tính tốn đƣợc bằng giá trị vật chất. Do vậy, các rủi ro của BMBH phải
đƣợc thỏa thuận bằng một giá trị nhất định trong hợp đồng bảo hiểm. Đây là cơ sở để
DNBH tính tốn mức phí bảo hiểm mà họ sẽ phải thu và mức tiền bồi thƣờng, chi trả
bảo hiểm cho BMBH khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Việc tính tốn phí bảo hiểm phải
đảm bảo tổng số phí thu đƣợc từ các nghiệp vụ bảo hiểm lớn hơn số tiền mà DNBH sẽ
phải chi trả.8 Từ đó, DNBH mới đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận khi thực hiện hoạt động
kinh doanh bảo hiểm.
1.1.2. Khái quát chung về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong bảo hiểm thương mại
1.1.2.1. Vai trị của nghĩa vụ cung cấp thơng tin
Các quy định về NVCCTT đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thiết lập
quan hệ BHTM thông qua giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. “Nó vừa giúp cho
các bên sáng suốt hơn trong quá trình giao kết lại vừa đảm bảo tính minh bạch của hợp
đồng”.9
Thứ nhất, NVCCTT là cơ sở để giao kết hợp đồng bảo hiểm. NVCCTT giúp các

bên trong quan hệ BHTM dự đoán và đánh giá rủi ro – đối tƣợng của hợp đồng bảo
hiểm (nhƣ đã phân tích tại mục “1.1.1. Khái quát chung về bảo hiểm thương mại”). Từ
đó, với những thơng tin mà các bên cung cấp cho nhau tại thời điểm giao kết hợp đồng
bảo hiểm, các bên mới có thể cân nhắc, tính tốn lợi ích, thỏa thuận và thể hiện ý chí
của mình về việc có tham gia hay không tham gia hợp đồng, hoặc nếu tham gia thì mức
phí bảo hiểm ra sao và các điều kiện bảo hiểm cụ thể là gì.10
Thứ hai, NVCCTT là cơ sở để thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Trong quá trình
thực hiện hợp đồng bảo hiểm, vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà đối tƣợng
bảo hiểm có thể thay đổi. Do đó, thơng tin mà BMBH cung cấp cho DNBH về sự thay
đổi này chính là cơ sở để DNBH tính tốn lại mức phí bảo hiểm cho phù hợp. Bên cạnh
đó, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, căn cứ vào các thông tin, chứng cứ mà BMBH cung
8

Nguyễn Thị Thủy, tlđd (3), tr. 34
Đỗ Văn Đại (2013), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
tr. 197
10
Phạm Sĩ Hải Quỳnh (2004), “Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng bảo hiểm”,
Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2004, tr. 44
9

8


cấp, DNBH sẽ thẩm định thông tin, xác định thiệt hại và thực hiện việc bồi thƣờng, chi
trả tiền bảo hiểm theo cam kết của các bên trong hợp đồng bảo hiểm.
Thứ ba, NVCCTT là công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên trong quan hệ BHTM. Xuất phát từ tính chất của loại hợp đồng mẫu
(nhƣ đã phân tích tại mục “1.1.1. Khái quát chung về bảo hiểm thương mại”) mà khi
soạn thảo hợp đồng bảo hiểm, DNBH hoàn toàn có thể đƣa vào những điều khoản khó

hiểu hoặc bất lợi cho BMBH. Lúc này, với vai trò của một nghĩa vụ luật định,
NVCCTT buộc DNBH phải giải thích rõ ràng các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm
cho BMBH. Từ đó, tùy thuộc vào lợi ích mà mình đạt đƣợc và những nghĩa vụ bắt
buộc khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm mà BMBH sẽ quyết định có tham gia vào quan
hệ bảo hiểm này hay không. Đồng thời, hạn chế đƣợc những bất lợi do các điều khoản
khó hiểu, phức tạp trong hợp đồng bảo hiểm gây ra. Ngƣợc lại, đối với DNBH,
NVCCTT là công cụ pháp lý hạn chế hậu quả do hành vi lừa dối, trục lợi của BMBH.
Theo đó, NVCCTT buộc BMBH phải cung cấp các thông tin đúng đắn và không đƣợc
che dấu thông tin khi giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Nếu BMBH vi phạm
nghĩa vụ này để thu lợi bất chính thì sẽ phải gánh chịu những chế tài và hậu quả pháp
lý theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, NVCCTT giúp giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quan hệ BHTM.
Để quyết định đƣợc mức phí bảo hiểm bao nhiêu, hoặc quyết định có bảo hiểm hay
khơng, thì DNBH cần có đầy đủ thơng tin để đánh giá, dự đoán đúng về rủi ro. Nếu
BMBH thực hiện tốt NVCCTT thì DNBH sẽ khơng phải tự mình điều tra, thu thập
thông tin về đối tƣợng bảo hiểm và BMBH. Từ đó, DNBH tiết kiệm đƣợc chi phí, thời
gian của việc thẩm định thơng tin. “Lúc này, mức phí bảo hiểm sẽ thấp hơn và dịch vụ
cung cấp cho khách hàng sẽ có chất lƣợng tốt hơn”.11
Thứ năm, NVCCTT là cơ sở để xác định hành vi vi phạm và xây dựng chế tài,
hậu quả pháp lý tương ứng. Các yêu cầu của NVCCTT buộc các bên phải tuân thủ
trong quan hệ BHTM là căn cứ để xác định các hành vi vi phạm nghĩa vụ này và mức
độ vi phạm ra sao. Từ đó, các bên sẽ phải gánh chịu các chế tài và hậu quả pháp lý
tƣơng ứng với hành vi vi phạm NVCCTT mà mình gây ra. Đây là biện pháp giúp ngăn
chặn các hành vi không lành mạnh trong quan hệ bảo hiểm cũng nhƣ giúp các bên luôn
cẩn trọng khi thực hiện nghĩa vụ của mình. Đảm bảo cho quan hệ BHTM diễn ra một
cách thiện chí, trung thực và bền vững.
11

Đinh Thị Ngọc Mến (2009), Quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ bảo hiểm
thương mại, Luận văn cử nhân luật, Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ chí Minh, tr. 17


9


1.1.2.2. Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thơng tin
Hiểu một cách đơn giản, NVCCTT trong BHTM là việc các bên cung cấp thơng
tin bằng lời nói, bằng chữ viết hoặc bằng văn bản làm căn cứ để giao kết và thực hiện
hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, NVCCTT đƣợc hình thành trên cơ sở quy định của pháp
luật và sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm.

Theo các quy định của pháp luật Việt Nam
Ở Việt Nam, nguyên tắc thiện chí, trung thực đƣợc ghi nhận tại Điều 9 Bộ luật
dân sự (BLDS) 1995 và Điều 6 BLDS 2005 là một trong những nguyên tắc cơ bản đối
với sự hình thành của các quan hệ hợp đồng nói chung. Riêng trong quan hệ BHTM,
nguyên tắc thiện chí đƣợc cụ thể hóa thành NVCCTT để ràng buộc các bên trong hợp
đồng bảo hiểm.
NVCCTT đƣợc ghi nhận lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật bảo hiểm của
Việt Nam tại Điều 204 Bộ luật hàng hải (BLHH) 1990. Tiếp tục giữ đúng tinh thần của
BLHH 1990, Điều 229 BLHH 2005 quy định nhƣ sau: “Ngƣời đƣợc bảo hiểm có nghĩa
vụ cung cấp cho ngƣời bảo hiểm biết tất cả các thơng tin mà mình biết hoặc phải biết
liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hƣởng đến việc xác định khả
năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của ngƣời bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các
điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi ngƣời biết hoặc ngƣời bảo hiểm đã biết hoặc
phải biết”. Tuy nhiên, quy định này của BLHH chỉ điều chỉnh NVCCTT của BMBH
trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm liên quan đến rủi ro hàng hải.
So sánh với BLHH, BLDS 2005 quy định phạm vi NVCCTT của BMBH hẹp
hơn. Theo đó, BMBH chỉ cung cấp thông tin trong phạm vi các yêu cầu của DNBH.
Nội dung của quy định này đƣợc ghi nhận tại khoản 1 Điều 577 BLDS 1995 và tiếp tục
đƣợc giữ nguyên tại khoản 1 Điều 573 BLDS 2005: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm,
theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy

đủ thơng tin có liên quan đến đối tƣợng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã
biết hoặc phải biết”.
Đến năm 2000, LKDBH ra đời cùng với những quy định mới và chi tiết hơn về
NVCCTT tại các Điều 17, 18, 19. Theo đó, khoản 1 Điều 19 LKDBH quy định khái
quát về NVCCTT nhƣ sau: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích
các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách
nhiệm cung cấp đầy đủ thơng tin liên quan đến đối tƣợng bảo hiểm cho doanh nghiệp
bảo hiểm”. Điểm b, điểm c và điểm d Điều 18 LKDBH quy định cụ thể hơn về
10


NVCCTT của BMBH, bao gồm: kê khai các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm; cung cấp thông tin có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm
của DNBH và cung cấp thông tin khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nhƣ vậy, so với BLHH
và BLDS thì LKDBH đã quy định đầy đủ hơn về NVCCTT. Theo đó, khơng chỉ
BMBH mà cả DNBH phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ này khi tham gia vào quan hệ
bảo hiểm. Tuy nhiên, NVCCTT của DNBH theo quy định tại LKDBH cũng chỉ dừng
lại ở việc giải thích các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm hơn là giữ đúng bản chất
của NVCCTT - một nghĩa vụ cung cấp cho BMBH các thông tin liên quan đến rủi ro
mà BMBH khơng biết.12 Bên cạnh đó, điểm b khoản 2 Điều 18 LKDBH vẫn còn nội
dung tƣơng tự với BLDS về NVCCTT của BMBH: “Kê khai đầy đủ, trung thực mọi
chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”.
Tóm lại, hiện nay tại Việt Nam đang tồn tại ba đạo luật khác nhau cùng điều
chỉnh về NVCCTT. Tuy nhiên, cả ba đạo luật này vẫn chƣa có sự thống nhất và đầy đủ
trong việc quy định chi tiết về nghĩa vụ này.

Theo thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm
Nhƣ đã phân tích ở trên, LKDBH quy định ba trƣờng hợp thực hiện NVCCTT
là: cung cấp thông tin để giao kết hợp đồng bảo hiểm; cung cấp thông tin khi rủi ro bảo

hiểm thay đổi và cung cấp thông tin khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Tuy vậy, thực tiễn
của hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho thấy rằng các bên còn thỏa thuận các trƣờng
hợp cung cấp thông tin khác trong hợp đồng bảo hiểm và quy tắc bảo hiểm. Tiêu biểu
nhƣ cung cấp thơng tin để đƣợc hồn phí bảo hiểm quy định tại Điều 6 Hợp đồng bảo
hiểm thân tàu biển của cơng ty bảo hiểm Bảo Long:
Bảo Long chỉ hồn phí bảo hiểm khi NĐBH thông báo trước cho Bảo Long
bằng văn bản trước 30 ngày kể từ ngày tàu bắt đầu hủy bảo hiểm, ngừng hoạt
động để sửa chữa, tại địa điểm an toàn để tàu ngừng hoạt động và được Bảo
Long chấp thuận, ngày tàu hoạt động trở lại và trong thời hạn bảo hiểm tàu
không bị tổn thất tồn bộ. Bảo Long sẽ hồn phí bảo hiểm cho mỗi giai đoạn 30
ngày liên tục cho trường hợp tàu ngừng hoạt động để sửa chữa hoặc neo đậu tại
nơi an toàn đã được Bảo Long chấp thuận trước.13
Hay cung cấp thông tin để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm theo quy
định tại Điều 13 Quy tắc Bảo hiểm Hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển của công ty
bảo hiểm Bảo Long:
12
13

Phạm Sĩ Hải Quỳnh, tlđd (10), tr. 45
Phụ lục 01 - Hợp đồng bảo hiểm thân tàu biển

11


Nếu do những tình huống ngồi khả năng kiểm sốt của người được bảo hiểm
mà hợp đồng vận chuyển kết thúc tại một cảng hoặc một nơi không đúng với địa
danh nơi nhận ghi trên đơn bảo hiểm hoặc việc vận chuyển được kết thúc theo
cách khác trước khi giao hàng như quy định của Điều 12 trên đây thì hiệu lực
của bảo hiểm cũng sẽ kết thúc trừ khi Người được bảo hiểm báo ngay bằng văn
bản cho Bảo Long yêu cầu tiếp tục bảo hiểm. Khi đó, bảo hiểm này vẫn duy trì

hiệu lực với điều kiện Người được bảo hiểm phải trả thêm phí bảo hiểm nếu có
yêu cầu hoặc:
13.1. Cho tới khi hàng được bán hoặc được giao tại cảng hoặc nơi đó trừ khi có
thỏa thuận riêng khác, cho tới khi hết hạn 60 ngày sau khi hàng bảo hiểm đến
cảng hay nơi đó, tùy theo trường hợp nào đến trước, hoặc
13.2. Nếu hàng hóa được gửi đi trong phạm vi 60 ngày đó (hoặc bất kỳ phạm vi
nào đã thỏa thuận) để tới nơi nhận hàng có tên ghi trong đơn bảo hiểm hay tới
bất kỳ nơi nhận hàng nào khác thì cho tới khi kết thúc bảo hiểm theo những quy
định của Điều 12 ở trên.14
Nhƣ vậy, cơ sở hình thành NVCCTT trong BHTM còn xuất phát từ thỏa
thuận hợp pháp của các bên trong hợp đồng bảo hiểm. Điều này hoàn toàn phù
hợp với bản chất của “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm”15 – tức là sự trao đổi thống nhất ý chí với nhau
trong việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các
bên. Ngoài ra, khoản 2 Điều 13 LKDBH cũng cho phép các bên đƣợc thỏa thuận
các nội dung khác ngoài các nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng bảo hiểm.
Vì vậy, khi hợp đồng bao hiểm có hiệu lực thì các thỏa thuận hợp pháp của các
bên về NVCCTT đƣợc xem là có giá trị pháp lý để điều chỉnh quyền, nghĩa vụ,
chế tài và hậu quả pháp lý của cả hai bên trong quan hệ BHTM.
1.1.2.3. Yêu cầu về cung cấp thông tin
Cung cấp thông tin là cơ sở quan trọng cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng
trong BHTM (nhƣ đã phân tích tại mục “1.1.2.1 Vai trị của nghĩa vụ cung cấp thơng
tin”). Xuất phát từ ý nghĩa này của thông tin mà NVCCTT trong BHTM đƣợc gắn liền
với nguyên tắc thiện chí, trung thực khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự nói
chung và quan hệ pháp luật BHTM nói riêng. Việc đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và
kịp thời của thông tin trong BHTM không chỉ giúp cho quan hệ BHTM diễn ra một
14
15

Phụ lục 02 - Quy tắc Bảo hiểm Hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển

Khoản 1 Điều 12 LKDBH

12


cách khách quan, trung thực mà còn là cơ sở để xác định các hành vi vi phạm
NVCCTT và hậu quả pháp lý tƣơng ứng cho các hành vi này.

Tính chính xác, cụ thể của thơng tin
Tính chính xác, cụ thể của thơng tin địi hỏi thơng tin đƣợc cung cấp phải đúng
đắn, chi tiết và không mơ hồ gây nhầm lẫn cho bên tiếp nhận thơng tin. Chính vì vậy,
các bên tham gia vào quan hệ BHTM phải trung thực và cẩn trọng để đảm bảo thuộc
tính này của thơng tin cung cấp.
Theo đó, đối với DNBH, thuộc tính này yêu cầu DNBH phải tuân thủ khi giải
thích các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm cho BMBH. Bởi lẽ, mặc dù các quy tắc,
điều khoản bảo hiểm đã đƣợc Bộ Tài chính phê duyệt nhƣng vẫn rất phức tạp, khó hiểu
(nhƣ đã trình bày ở mục “1.1.1. Khái quát chung về bảo hiểm thương mại”). Trong khi
đó, đa số BMBH đều khơng có trình độ, kiến thức chun môn cao về lĩnh vực bảo
hiểm. Việc DNBH cung cấp, giải thích thơng tin chính xác sẽ giúp cho BMBH hiểu
một cách rõ ràng, thống nhất về các nghiệp vụ bảo hiểm. Từ đó, BMBH mới có thể
quyết định việc giao kết hợp đồng bảo hiểm với DNBH để hƣởng các lợi ích của các
loại hình bảo hiểm mang lại.
Đối với BMBH, để đảm bảo tính chính xác, cụ thể của thơng tin thì BMBH phải
trung thực và cẩn trọng khi cung cấp thông tin. Tuy nhiên, trong thực tế, do cố ý hoặc
do nhầm lẫn, cẩu thả, BMBH vẫn có thể cung cấp những thơng tin khơng chính xác
cho DNBH. Lúc này, không chỉ hoạt động kinh doanh của DNBH mà quyền lợi của
chính BMBH cũng bị ảnh hƣởng. Bởi lẽ, thơng tin mà BMBH cung cấp khơng chính
xác và mơ hồ, sẽ khiến cho việc đánh giá rủi ro đƣợc bảo hiểm, mức phí bảo hiểm và
cả loại hình bảo hiểm mà DNBH tƣ vấn cho BMBH sẽ khơng cịn phù hợp để bảo đảm
cho rủi ro của BMBH. Mặt khác, khi có tranh chấp xảy ra, nếu BMBH khơng chứng

minh đƣợc lỗi vơ ý của mình do nhầm lẫn, cẩu thả thì hành vi ấy dễ bị coi là cố ý cung
cấp thông tin sai sự thật khi giao kết, thực hiện hiện hợp đồng.16 Từ đó, BMBH sẽ phải
gánh chịu hậu quả pháp lý tƣơng ứng với hành vi này. Chính vì vậy, trong hợp đồng
bảo hiểm đƣợc ký kết, DNBH luôn ghi nhận điều khoản cam kết của BMBH nhƣ:
“Tôi/chúng tôi cam kết rằng, mọi khai báo trên đây là đầy đủ và đúng sự thật, không
che dấu bất cứ thông tin nào làm ảnh hƣởng đến việc nhận bảo hiểm”.17

Tính đầy đủ, tồn diện của thông tin
16

Bùi Thị Kim Chi (2009), Cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo
hiểm, Luận văn cử nhân luật, Trƣờng đại học Luật Tp.Hồ chí Minh
17
Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa vận chuyển – Cơng ty bảo hiểm Bảo Long

13


Tính đầy đủ, tồn diện của thơng tin địi hỏi các bên trong quan hệ BHTM phải
cung cấp mọi thông tin cần thiết để giao kết và thực hiện hợp đồng. Thuộc tính này của
thơng tin trong BHTM đƣợc đặt ra để giải quyết sự bất cân xứng của các luồng thông
tin mà các bên nắm giữ.18 Bởi lẽ, trong quan hệ BHTM, BMBH là chủ thể nắm giữ
những thông tin liên quan đến đối tƣợng bảo hiểm. Đây là những thơng tin gắn liền với
lợi ích của BMBH nên DNBH không thể nhận biết đƣợc các thông tin này. Ngƣợc lại,
với tƣ cách của chủ thể thiết lập nên các loại hình bảo hiểm thì chỉ có DNBH mới hiểu
rõ đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm mà mình cung cấp cũng nhƣ các quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm. Chính vì vậy, khi các chủ thể
cung cấp thơng tin đầy đủ, tồn diện cho bên cịn lại trong quan hệ BHTM thì sẽ tạo ra
sự bình đẳng trong việc nắm giữ các thông tin liên quan đến việc giao kết, thực hiện
hợp đồng bảo hiểm. Đây là cơ sở quan trọng để các bên quyết định giao kết hợp đồng

bảo hiểm và đảm bảo cho quan hệ BHTM duy trì đƣợc sự ổn định.
Tuy nhiên, phạm vi tính đầy đủ, tồn diện của thơng tin trong quan hệ BHTM
tại Việt Nam lại khác với nhiều nƣớc trên thế giới. Điển hình nhƣ pháp luật Pháp có
quy định: “ngƣời mua bảo hiểm phải tiết lộ thơng tin chính xác, vào thời điểm hợp
đồng đƣợc hình thành, tất cả các trƣờng hợp trong kiến thức của mình và có thể ảnh
hƣởng tới nhận thức của ngƣời bảo hiểm về rủi ro”.19 Còn theo pháp luật Anh, BMBH
chịu sự điều chỉnh của nghĩa vụ trung thực tuyệt đối (duty of utmost good faith). Khi
muốn giao kết hợp đồng bảo hiểm, BMBH phải tự nguyện cung cấp các thông tin quan
trọng liên quan đến đối tƣợng bảo hiểm, dù cho DNBH có yêu cầu hay không.20
Nguyên nhân pháp luật Anh và Pháp quy định nhƣ trên xuất phát từ tính lâu đời của
hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại hai quốc gia này. Do vậy, kiến thức về bảo hiểm
của ngƣời dân đã đạt đến một trình độ hiểu biết nhất định.21 Từ đó, khi một ngƣời yêu
cầu bảo hiểm, họ có nghĩa vụ phải tự nguyện cung cấp những thông tin quan trọng liên
quan đến sản phẩm bảo hiểm mà họ tham gia. Khác với hai quốc gia trên, tại Việt
Nam, thuộc tính đầy đủ, tồn diện của thơng tin chỉ đƣợc xác định trong phạm vi các
thông tin mà DNBH yêu cầu BMBH phải cung cấp.22 Điều này có nghĩa là ngay cả
trong trƣờng hợp một số thông tin BMBH không cung cấp cho DNBH do DNBH
18

Nguyễn Thị Thủy, tlđd (3), tr. 89
Code des assurance French (1967), Điều 172.19.3
20
Reforming insurance law: business insurance,
truy cập ngày 12/05/2015
21
Nguyễn Thị Thủy, tlđd (3), tr. 128, 129
22
Điểm b, c và d khoản 2 Điều 18 LKDBH
19


14


không yêu cầu mà các thông tin không đƣợc cung cấp này lại ảnh hƣởng đến việc đánh
giá đối tƣợng bảo hiểm thì BMBH vẫn khơng vi phạm thuộc tính đầy đủ, tồn diện của
thơng tin mình cung cấp.


Tính kịp thời của thơng tin

Tính kịp thời của thơng tin u cầu BMBH phải cung cấp thông tin trong một
thời hạn nhất định do DNBH đặt ra. Vì vậy, việc BMBH cung cấp thơng tin chậm trễ
hay cố tình trì hỗn nghĩa vụ này thì đƣợc xem là thiếu thiện chí trong việc giao kết,
thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Thuộc tính này của thơng tin chỉ đặt ra đối với BMBH
trong hai trƣờng hợp là khi rủi ro thay đổi và khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.23
Thứ nhất, khi có các yếu tố phát sinh một cách chủ quan hay khách quan và tác
động đến mức độ rủi ro của sản phẩm bảo hiểm thì BMBH có nghĩa vụ phải cung cấp
thông tin kịp thời cho DNBH. Bởi lẽ, rủi ro là yếu tố có khả năng gây ra các tổn thất
cho BMBH và cũng là cơ sở để DNBH tính phí bảo hiểm cho BMBH (nhƣ đã phân
tích tại mục “1.1.1. Khái quát chung về bảo hiểm thương mại”). Mức độ rủi ro tăng hay
giảm sẽ tác động đến khả năng gây ra tổn thất của rủi ro tăng hay giảm theo. Vì vậy,
DNBH cần đƣợc thơng báo kịp thời để tính tốn lại mức phí bảo hiểm cho phù hợp. Từ
đó, đảm bảo khả năng tài chính của DNBH trong việc bồi thƣờng, chi trả tiền bảo hiểm
cho BMBH nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc cung cấp
thông tin kịp thời trong trƣờng hợp này, nhiều công ty bảo hiểm đã soạn thảo các điều
khoản để BMBH tuân thủ theo trong hợp đồng nhƣ khoản 5 Điều 6 Quy tắc bảo hiểm
xe cơ giới của công ty bảo hiểm Bảo Long quy định: “Trƣờng hợp có thay đổi mục
đích sử dụng xe theo quy định tại Biểu phí bảo hiểm, trong vịng 15 ngày, chủ xe phải
thơng báo cho Bảo Long biết để điều chỉnh phí cho phù hợp”.24
Thứ hai, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, BMBH cũng phải thơng báo kịp thời cho

DNBH. Mục đích là để DNBH nhanh chóng kiểm tra, xác định thiệt hại và thực hiện
bồi thƣờng cho BMBH. Nếu vi phạm về thời hạn thơng báo, BMBH có thể phải gánh
chịu những hậu quả bất lợi nhƣ DNBH từ chối toàn bộ hoặc một phần số tiền bồi
thƣờng, chi trả mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Tiêu biểu nhƣ điều
khoản về thông báo sự cố tại mục 8.1 Điều 8 trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu biển
của công ty bảo hiểm Bảo Long có quy định:

23
24

Assunta Di Lorenzo (2014), The duty of Utmost good faith, Mannheimer Swartling
Phụ lục 03 - Quy tắc bảo hiểm xe cơ giới

15


Khi xảy ra các tai nạn, sự cố hay khiếu nại có liên quan đến tàu được bảo hiểm,
thì trong vòng 24 giờ kể từ khi phát sinh các tai nạn, sự cố hay khiếu nại nêu
trên NĐBH phải bằng mọi cách thông báo ngay cho Bảo Long mọi thông tin về
sự cố để bàn bạc, tổ chức giám định và đề ra hướng giải quyết thích hợp nhằm
hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất.25
Tóm lại, cung cấp thơng tin trong quan hệ BHTM phải đảm bảo cả ba thuộc tính
là chính xác, đầy đủ và kịp thời. Đây là nghĩa vụ của cả hai bên khi tham gia vào quan
hệ bảo hiểm nhƣng đồng thời cũng là phƣơng cách an toàn để quyền lợi của cả hai bên
đƣợc đảm bảo.
1.2.

Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong

bảo hiểm thƣơng mại

1.2.1. Khái luận về hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin
Hành vi vi phạm NVCCTT trong BHTM là hành vi trái với các quy định của
pháp luật về NVCCTT, do chủ thể của quan hệ pháp luật BHTM thực hiện, xâm hại
đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. So với các hành vi vi phạm pháp
luật khác trong BHTM thì hành vi vi phạm NVCCTT có những đặc điểm riêng biệt.
Thứ nhất, chủ thể có khả năng thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả DNBH và
BMBH. Trong quan hệ BHTM, DNBH và BMBH đều nắm giữ các thông tin ảnh
hƣởng đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. BMBH là chủ thể nắm giữ
những thông tin liên quan đến đối tƣợng bảo hiểm. Ngƣợc lại, với tƣ cách của chủ thể
thiết lập nên các loại hình bảo hiểm thì DNBH lại hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm bảo
hiểm mà mình cung cấp. Từ đó, các chủ thể ln có sự bất cân xứng về luồng thơng tin
nắm giữ (nhƣ đã phân tích tại mục “1.1.2.3. Yêu cầu về cung cấp thơng tin”). Mặt
khác, lợi ích mà các chủ thể hƣớng đến khi tham gia vào quan hệ BHTM lại cũng rất
khác nhau (nhƣ đã phân tích ở đặc trƣng thứ tƣ của BHTM tại mục “1.1.1. Khái quát
chung về bảo hiểm thương mại”). Chính vì vậy, cả DNBH và BMBH đều có khả năng
thực hiện hành vi vi phạm NVCCTT dựa trên nguồn thơng tin mà mình nắm giữ để
đảm bảo lợi ích tốt nhất cho bản thân.
Thứ hai, đối tượng của hành vi vi phạm là thông tin. Các thông tin này do pháp
luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận cung cấp cho nhau (nhƣ đã phân tích tại mục
“1.1.2.2. Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin”) khi tham gia vào quan hệ
BHTM. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thông tin nào mà các bên có nghĩa vụ cung cấp
cũng trở thành đối tƣợng của hành vi vi phạm. Chỉ những thông tin quan trọng có ảnh
25

Phụ lục 01 - Hợp đồng bảo hiểm thân tàu biển

16


hƣởng đến quyền lợi của một bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mới

đƣợc xem là đối tƣợng của hành vi vi phạm NVCCTT. Khi đó, đây sẽ là cơ sở để xác
định hậu quả pháp lý tƣơng ứng mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải gánh chịu.
Ví dụ, trong bảo hiểm nhân thọ, ngày tháng năm sinh của BMBH là 11/10/1955. Tuy
nhiên, BMBH lại kê khai trong hợp đồng bảo hiểm là 11/01/1955. Khi bị phát hiện thì
đây khơng đƣợc xem là hành vi vi phạm NVCCTT và DNBH chỉ cần yêu cầu BMBH
kê khai lại cho chính xác. Trong khi đó, nếu BMBH kê khai trong hợp đồng bảo hiểm
là 11/10/1948 thì đây đƣợc xem là hành vi vi phạm NVCCTT. Bởi lẽ, lúc này, thông
tin năm sinh cung cấp sai đã ảnh hƣởng đến quyết định giao kết hợp đồng bảo hiểm
cũng nhƣ tính tốn về mức phí bảo hiểm mà DNBH đƣa ra.
Thứ ba, hành vi vi phạm có thể xảy ra từ giai đoạn trước khi giao kết hợp đồng,
trong quá trình thực hiện hợp đồng đến khi hợp đồng chấm dứt. Ở đây, cần lƣu ý rằng,
pháp luật có quy định NVCCTT của các chủ thể trƣớc khi giao kết hợp đồng. Tuy
nhiên, hành vi vi phạm NVCCTT ở giai đoạn trƣớc khi giao kết hợp đồng chỉ đƣợc
hình thành với điều kiện, sau đó, hợp đồng đƣợc ký kết trên thực tế. Bởi lẽ, hợp đồng
phát sinh hiệu lực thì lợi ích mà các bên mong muốn đạt đƣợc trong quan hệ BHTM
cũng phát sinh. Lúc này, thông tin bị cung cấp sai hoặc che dấu bởi một chủ thể trƣớc
khi giao kết hợp đồng mới có khả năng tác động đến lợi ích của chủ thể cịn lại trong
quan hệ BHTM. Đây chính là một trong các cơ sở để xác định hành vi vi phạm
NVCCTT.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin
Việc xác định hành vi vi phạm NVCCTT chính là cơ sở quan trọng để xây dựng
hậu quả pháp lý tƣơng ứng mà các chủ thể có hành vi vi phạm phải gánh chịu. Đồng
thời, qua đó cịn có thể loại bỏ những dấu hiệu, điều kiện tạo ra hành vi vi phạm
NVCCTT để xóa bỏ hành vi vi phạm này trong quan hệ BHTM. Nhƣ vậy, nghiên cứu
các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm NVCCTT có ý nghĩa rất lớn trong việc đề ra
những biện pháp pháp lý để ngăn ngừa và xử lý những hành vi vi phạm. Hành vi vi
phạm NVCCTT đƣợc cấu thành từ các yếu tố sau đây:

Yếu tố hành vi
Khái niệm “hành vi” trong vi phạm NVCCTT đƣợc sử dụng theo nghĩa rộng,

bao gồm “hành động” và “khơng hành động”. Theo đó, “hành động” là việc chủ thể
thực hiện cung cấp thông tin nhƣng thông tin đƣợc cung cấp sai hoặc đƣợc cung cấp
khơng kịp thời. Cịn “không hành động” là việc chủ thể không thực hiện cung cấp

17


thông tin bằng cách im lặng, che giấu khiến cho thơng tin khơng đảm bảo tính đầy đủ,
tồn diện.


Yếu tố thông tin

Yếu tố thông tin trong hành vi vi phạm NVCCTT phải thỏa mãn cả ba điều kiện
sau đây:
Thứ nhất, thơng tin đó phải là thơng tin quan trọng, liên quan đến đối tƣợng của
hợp đồng hoặc việc thực hiện hợp đồng. Thông tin quan trọng bao gồm: bất kỳ thơng
tin đặc biệt nào mà BMBH tìm kiếm để hiểu rõ sản phẩm bảo hiểm; bất kỳ thông tin
đặc biệt nào mà DNBH tìm kiếm để đánh giá rủi ro bảo hiểm; bất kỳ tình huống bất
thƣờng hay đặc biệt nào làm gia tăng rủi ro bảo hiểm; và những thông tin cơ bản mà
ngƣời tham gia vào thị trƣờng bảo hiểm thông thƣờng đều biết đƣợc. 26 Đồng thời, cũng
cần khẳng định rằng BMBH không cần phải cung cấp những kiến thức hoặc thông tin
phổ biến liên quan đến thực tiễn và rủi ro trong giao dịch thƣơng mại mà một DNBH
với trình độ chun mơn trong lĩnh vực bảo hiểm phải biết hoặc bắt buộc phải biết.27
Thứ hai, thơng tin đó phải đƣợc cung cấp cho một bên chủ thể trong quan hệ
hợp đồng BHTM. Cơ sở để xác định một thông tin “phải đƣợc cung cấp” là theo các
quy định của pháp luật điều chỉnh và theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo
hiểm (nhƣ đã phân tích tại mục “1.1.2.2. Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thơng
tin”).
Thứ ba, thơng tin đó khơng đảm bảo cả ba thuộc tính là tính chính xác, cụ thể,

tính đầy đủ, tồn diện và tính kịp thời của thơng tin (nhƣ đã phân tích tại mục “1.1.2.3.
u cầu về cung cấp thơng tin”)
Tóm lại, mục đích của hành vi vi phạm NVCCTT chỉ nhằm vào sự hiểu biết của
hai bên về rủi ro và lợi ích đạt đƣợc khi tham gia quan hệ bảo hiểm. Vì vậy, phạm vi
yếu tố thông tin cấu thành nên hành vi vi phạm NVCCTT đƣợc giới hạn trong ba điều
kiện trên.

Yếu tố lỗi
Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật
của mình. Lỗi có vai trị quan trọng trong việc xác định mức độ vi phạm pháp luật và
hậu quả pháp lý mà chủ thể có hành vi vi phạm NVCCTT phải gánh chịu tƣơng ứng.
Yếu tố lỗi đƣợc xem xét ở đây bao gồm lỗi vô ý, lỗi cố ý và khơng có lỗi. Tuy nhiên,
khơng có sự phân biệt giữa khơng có lỗi, lỗi vơ ý (nhầm lẫn, cẩu thả) và lỗi cố ý (gian
26
27

Christopher Butcher (2008), “Good faith in insurance law: a redundant concept?” Journal of Business Law
Rose (2007), “Informational Asymmetry and the Myth of Good Faith: Back to Basis”, L.M.C.L.Q. 181 p204.

18


dối) khi xác định hành vi vi phạm NVCCTT.28 Bởi lẽ, xuất phát từ nguyên tắc thiện
chí, trung thực – lý do đầu tiên cũng là mục đích cuối cùng của NVCCTT, chỉ quan
tâm tới việc có hay khơng tính thống nhất ý chí của các bên trƣớc thực tại bất cân xứng
của dịng thơng tin. Vì vậy, bất kể dƣới hình thức nào, nếu thơng tin mà chỉ một bên
biết lại không cho bên kia biết gây ra bất nhất ý chí giữa hai bên, thì vi phạm ngun
tắc tự do ý chí, đồng nghĩa với nó là vi phạm NVCCTT. Bên cạnh đó, dù dƣới hình
thức nào, vơ ý hay cố ý hay khơng có lỗi, chỉ cần thơng tin khơng đồng đều thì ngay
lập tức có một bên sẽ thiệt thịi về lợi ích. Lúc này mục đích bảo vệ lợi ích của mỗi bên

cũng nhƣ thiết lập cho thị trƣờng bảo hiểm một cơ chế hình thành mức phí bảo hiểm
cơng bằng, hợp lý sẽ khơng đạt đƣợc.29

Yếu tố hệ quả
Hành vi của chủ thể vi phạm phải gây ra một hệ quả nhất định cho chủ thể bị vi
phạm thì mới cấu thành nên hành vi vi phạm NVCCTT. Theo đó, một bên chủ thể
khơng nhận biết đƣợc có sự tồn tại của hành vi cung cấp thông tin sai hoặc che giấu
thông tin của chủ thể cịn lại. Chủ thể đó tin tƣởng vào thơng tin của chủ thể vi phạm
cung cấp là chính xác, đầy đủ. Hệ quả là họ bị nhầm lẫn, lệch lạc trong việc đánh giá
rủi ro và lợi ích đạt đƣợc khi giao kết hợp đồng cũng nhƣ thực hiện hợp đồng một cách
ngay thẳng, trung thực mà không biết rằng quyền lợi của bản thân đang bị xâm phạm.
Khi phân tích yếu tố hệ quả cấu thành nên vi phạm NVCCTT cần lƣu ý rằng chủ
thể có lợi ích bị xâm phạm phải không nhận biết đƣợc hành vi vi phạm. 30 Bởi lẽ, nếu
nhận biết đƣợc hành vi vi phạm nhƣng chủ thể đó vẫn giao kết và thực hiện hợp đồng
tức là họ đã chấp nhận tự mình gánh chịu thiệt hại khi lợi ích bị xâm phạm. Lúc này,
hành vi của chủ thể vi phạm không gây ra hệ quả cho chủ thể bị vi phạm mà chính chủ
thể bị vi phạm đã tự gây ra hệ quả cho mình thơng qua hành vi tiếp tục giao kết và thực
hiện hợp đồng. Đây không đƣợc xem là yếu tố hệ quả cấu thành nên hành vi vi phạm
NVCCTT. Trong thực tiễn của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, DNBH luôn thẩm định
những thông tin BMBH cung cấp trƣớc khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Trƣờng hợp
nhận thấy BMBH cung cấp thông tin chƣa đầy đủ, chƣa chính xác thì DNBH sẽ u
cầu BMBH bổ sung, điều chỉnh cho chính xác, trung thực hoặc từ chối bảo hiểm.
Trong khả năng và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, DNBH hồn tồn có thể làm
28

“Utmost Good Faith: Follow the Fortunes, The Theory and The Reality: What Are the Implications for Cedents
and For Reinsurers?”,
truy cập ngày 10/05/2015
29
Phạm Sĩ Hải Quỳnh, tlđd (10), tr. 44

30
Bennett (1999), “Mapping the doctrine of utmost good faith in insurance contract law”, L.M.C.L.Q. 165.

19


×