Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý nền đất yếu phù hợp cho các dự án khu đô thị khu vực tây nha trang dựa trên yêu cầu tiến độ của dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.16 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HÀ VĨNH HÒA

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU
PHÙ HỢP CHO CÁC DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ KHU VỰC TÂY
NHA TRANG DỰA TRÊN YÊU CẦU TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HÀ VĨNH HÒA

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU
PHÙ HỢP CHO CÁC DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ KHU VỰC TÂY
NHA TRANG DỰA TRÊN YÊU CẦU TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN

Chun ngành: Kỹ thuật Xây dựng Cơng trình giao thơng
Mã số: 85.80.205

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CHÂU TRƯỜNG LINH

Đà Nẵng - Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Hà Vĩnh Hòa


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu, tác giả đã hoàn thành Luận văn Thạc sỹ
kỹ thuật với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý nền đất yếu phù hợp cho
các dự án khu đô thị khu vực Tây Nha Trang dựa trên yêu cầu tiến độ của dự án”.
Lời đầu tiên tác giả bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Châu Trường Linh đã
tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường
Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả cũng muốn bày tỏ sự biết ơn của mình tới tập thể cán bộ các phòng ban
cơ quan nơi tác giả đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả hồn thành khóa
học và Luận văn này.
Và tác giả muốn bày tỏ lịng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc tới những người thân
trong gia đình và bạn bè, những người đã luôn động viên, hỗ trợ tác giả trong suốt những
tháng ngày học tập và thực hiện Luận văn.
Qua việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã có thêm nhiều kiến thức
bổ ích trong chuyên môn cũng như trong phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Điều
này sẽ giúp ích rất nhiều cho tác giả về mặt chun mơn để có thể góp phần nhỏ bé của

mình vào sự nghiệp của ngành GTVT nói chung và cơ quan tác giả đang cơng tác nói
riêng.
Trong khuôn khổ nội dung của Luận văn, chắc chắn chưa đáp ứng được đầy đủ
những vấn đề đặt ra. Một số nhận xét được tác giả rút ra qua quá trình phân tích rủi ro và
nghiên cứu đưa ra giải pháp quản lý rủi ro hiệu quả cịn có nhiều hạn chế do điều kiện khả
năng hiểu biết có hạn cũng như điều kiện tiếp cận với các tài liệu tham khảo cịn chưa tốt
nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến, phê bình q
báu của các thầy cơ, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để kiến thức bản thân được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Vĩnh Hòa


TÓM TẮT

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU PHÙ
HỢP CHO CÁC DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ KHU VỰC TÂY NHA TRANG
DỰA TRÊN YÊU CẦU TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN
Học viên: Hà Vĩnh Hòa
Mã số: 8580205

Chuyên nghành: Kỹ Thuật Xây Dựng Cơng Trình Giao Thơng
Khóa: K35 – Trường Đại Học Bách Khoa – Đai Học Đà Nẵng

Tóm tắt: Những năm gần đây, cùng với sự phát triển đô thị với quy hoạch mở

rộng thành phố Nha Trang về phía Tây, nhiều dự án Khu đơ thị đã được cấp
phép xây dựng tại khu vực phía tây Nha Trang, có thể kể đến những dự án bất
động sản đang triển khai như: KĐT Lê Hồng Phong 1, Lê Hồng Phong 2, KĐT
Mỹ Gia, KĐT VCN Phước Hải, VCN Phước Long 1, VCN Phước Long 2…

Khoảng hơn 01 năm nay, các dự án ở phía tây Nha Trang đã thật sự khởi sắc,
nhờ dự án đường Phong Châu và đường Cao Bá Quát – Cầu Lùng đang triển
khai nên khu phía tây Nha Trang khá sơi động, sự kết nối nhanh về hạ tầng ở
khu vực này là động lực cho các nhà đầu tư quyết tâm thực hiện dự án, đó là
chưa kể khi Trung tâm đơ thị hành chính tỉnh được triển khai chuẩn bị đầu tư
xây dựng, khu vực này sẽ càng phát triển mạnh mẽ.
Abstract: Tuy nhiên, do trước đây khu vực tây Nha Trang là vùng trũng đầm lầy,
thường xuyên bị ngập nước; do đó, đa số địa chất ở khu vưc này là nền đất yếu.
Với nhu cầu phát triển đô thị đi kèm áp lực phát triển hạ tầng giao thông của khu
vực, công tác xây dựng hệ thống kết cấu đường giao thông trong khu vực Tây
Nha Trang tương đối phức tạp, phải xử lý nền đất yếu đảm bảo bộ ổn định cũng
như chất lượng cơng trình, đồng thời phải đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án của
các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư, chẳng hạn các dự án cam kết
hoàn thành giai đoạn 1 bao gồm cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và
đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật như: Khu đô thị Phước Long 1
giai đoạn 2020 - 2025, Khu đô thị Phước Long 2 giai đoạn 2019 đến 2021, Khu
đô thị Lê Hồng Phong 1 giai đoạn 2020 – 2023, Khu đô thị Lê Hồng Phong 2
giai đoạn 2019 – 2023…
Vì cậy việc đưa ra biện pháp xử lý đất yếu phù hợp với các yêu cầu về địa
chất, tiến độ, chi phí của nhà đầu tư là một yêu cầu cấp thiết trong thời điểm
triển khai dự án hiện nay.


RESEARCH AND PROPOSE SUITABLE SOFT GROUND
TREATMENT SOLUTIONS FOR URBAN PROJECTS IN THE WEST
OF NHA TRANG AREA BASED ON PROJECT PROGRESS
REQUIREMENTS
In recent years, along with the urban development and the zoning plan
towards the west of Nha Trang, many urban development projects have been
granted of approval in the western area of Nha Trang. An illustration of this is

on-going real estate projects in many urban areas such as: Le Hong Phong 1, Le
Hong Phong 2, My Gia, VCN Phuoc Hai, Phuoc Long 1, Phuoc Long 2, etc.
Over the last year, the projects in westen Nha Trang has really prospered, as a
result of the on-going roadwork of Phong Chau and Cao Ba Quat - Cau Lung,
the western area of Nha Trang is quite busy, the fast infrastructure interchange
in this area is a motivation for the investors who are determined to implement
the project, not to mentioned when the development of Provincial Urban
Administration Center begins to take place, this area will grow strongly.
However, since western Nha Trang was historically a swampy and often
flooded area, the geology is mostly based on soft ground. With the need of urban
development accompanied by the pressure on the development of the transport
infrastructure of the region, the construction of the road network in Western Nha
Trang is relatively convoluted, requiring structural reinfrocement to the weak
ground to ensure stability and quality for the development, and to meet the
scheduled deadline for the projects of state management offices and investors,
such as projects committed to complete stage 1, including compensation, site
clearance and investment in construction of technical infrastructure works such
as Phuoc Long 1 urban area in the period of 2020 to 2025, Phuoc Long 2 urban
area in the period of 2019 to 2021, Le Hong Phong 1 urban area in the period of
2020 to 2023, Le Hong Phong 2 urban area in the period of 2019 to 2023, etc.
Thus, the introduction of soft soil reinforcement in accordance with the
geological requirements, progress, cost of investors is an imperative measure at
the time of the current project implementation.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................. 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.3.Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................2

1.4.Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.5.Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẤT YẾU KHẢ THI
ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG ....................................................... 4
1.1. Khái quát tổng quan về quy hoạch, phát triển đô thị tại khu vực Tây Nha Trang ...4
1.1.1.Quy hoạch Nha Trang được mở rộng ranh giới về phía Tây .................................4
1.1.2.Hệ thống trung tâm đô thị .......................................................................................4
1.1.3.Các dự án chiến lược .............................................................................................. 5
1.1.4.Về các dự án Khu đơ thị mới phía Tây thành phố Nha Trang ............................... 5
1.2. Mục tiêu xử lý nền đất yếu .......................................................................................7
1.3. Các giải pháp xử lý đất yếu khả thi và đã được áp dụng trên địa bàn thành phố
Nha Trang………… ........................................................................................................8
1.3.1. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát ........................................................8
1.3.2. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc đất xi măng hoặc cọc đất vôi: .............9
1.3.3. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng giếng cát ...................................................11
1.3.4. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng đệm cát .....................................................12
1.3.5. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm ...................................................13
1.4. Tìm hiểu về phương pháp mơ hình hóa tính tốn nền đường đắp trên đất yếu bằng
phần mềm Plaxis ............................................................................................................14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ KHU VỰC TÂY
NHA TRANG NẰM TRÊN TRỤC ĐƯỜNG BẮC – NAM (ĐƯỜNG SỐ 4) CẦN
XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU ......................................................................................................................... 16
2.1. Dự án Khu đô thị Lê Hồng Phong 1 ......................................................................16
2.1.1. Thông tin dự án....................................................................................................16


2.1.2. Quy mô dự án ......................................................................................................17
2.1.3 Tiến độ thực hiện ..................................................................................................17
2.1.4. Số liệu hiện trạng địa chất trên trục đường bắc - nam (đường số 4) đoạn đi qua

dự án sau khi khảo sát....................................................................................................18
2.2.1. Thông tin dự án....................................................................................................18
2.2.2. Quy mô dự án ......................................................................................................19
2.2.3 Tiến độ thực hiện ..................................................................................................19
2.2.4. Số liệu hiện trạng địa chất trên trục đường bắc - nam (đường số 4) đoạn đi qua
dự án sau khi khảo sát....................................................................................................19
2.3. Dự án Khu đô thị VCN Phước Long 2 ..................................................................19
2.3.1. Thông tin dự án....................................................................................................19
2.3.2. Quy mô dự án ......................................................................................................20
2.3.3 Tiến độ thực hiện ..................................................................................................20
2.3.4. Số liệu hiện trạng địa chất trên trục đường Bắc - Nam (đường số 4) đoạn đi qua
dự án sau khi khảo sát....................................................................................................20
2.4. Tuyến trục đường Bắc - Nam (đường số 4) đi qua các dự án Khu đơ thị khu vực
phía Tây thành phố Nha Trang. .....................................................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................................................... 23
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU PHÙ HỢP
TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG SỐ 4 ĐOẠN ĐI QUA CÁC DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ TÂY
NHA TRANG .............................................................................................................................................. 24
3.1. Tổng quan địa chất cơng trình ................................................................................24
3.2 Tính tốn ổn định nền đất trên tuyến đường số 4 đoạn quan khu đô thị Lê Hồng
Phong 1……. .................................................................................................................26
3.2.1 Tính tốn theo Tiêu ch̉n ngành 22TCN 262-2000 ............................................26
3.2.1.1. Xử lý nền đất yếu bằng giếng cát .....................................................................26
3.2.1.2. Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm .....................................................................31
3.2.2 Tính tốn lại theo phần mềm Plaxis đối với biện pháp xử lý nền đất yếu bằng
Giếng cát…………….. ..................................................................................................37
3.3. Mơ hình hóa tính tốn cho ổn định nền đất tại các dự án bằng phần mềm Plaxis tại
Khu đô thị VCN Phước Long 1 .....................................................................................42



3.3.1 Tính lún xử lý bằng cọc cát D =400mm, L=8.45m ..............................................42
3.3.2 Tính lún xử lý bằng cọc xi măng đất D =400mm, L=8.45m................................ 47
3.3. Mơ hình hóa tính tốn cho ổn định nền đất tại các dự án bằng phần mềm Plaxis tại
Khu đô thị VCN Phước Long 2 .....................................................................................51
3.3.1 Tính lún xử lý bằng cọc cát D =400mm, L=8.45m ..............................................51
3.3.2 Tính lún xử lý bằng cọc xi măng đất D =400mm, L=8.45m................................ 55
3.4. Đề xuất các biện pháp xử lý nền đất yếu phù hợp để thời gian ổn định của nền đất
không ảnh hưởng đến tiến độ và tổng mức đầu tư của dự án.........................................59
3.4.1. Biện pháp xử lý nền đất yếu tại Khu đô thị Lê Hồng Phong 1 ........................... 60
3.4.2. Biện pháp xử lý nền đất yếu tại Khu đô thị VCN Phước Long 1........................60
3.4.3. Biện pháp xử lý nền đất yếu tại Khu đô thị VCN Phước Long 2........................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 63


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Tổng hợp kết quả thí nghiệm cơ lý của đất tại dự án Khu đô thị Lê
Hồng Phong 1.
Phụ lục 2: Bảng Tổng hợp kết quả thí nghiệm cơ lý của đất tại dự án Khu đô thị
Phước Long 1.
Phụ lục 3: Bảng Tổng hợp kết quả thí nghiệm cơ lý của đất tại dự án Khu đô thị
Phước Long 2.
Phụ lục 4: Tính tốn xử lý nền đất yếu bằng giếng cát trên trục đường số 4 tại Khu đô
thị Lê Hồng Phong 1 theo Tiêu chuẩn ngành 22TCN 262-2000
Phụ lục 5: Tính tốn xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm trên trục đường số 4 tại Khu đô
thị theo Tiêu chuẩn ngành 22TCN 262-2000.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn hình học tuyến đường số 4 ......................................................... 22
Bảng 3.1. Số liệu địa chất HK1 Khu đô thị Lê Hồng Phong 1...................................... 22
Bảng 3.2. Ứng suất hữu hiệu do tải trọng bản thân đất nền .......................................... 22
Bảng 3.3. Chiều cao đất đắp giả thiết và độ lún Sc sau khi tính tốn ........................... 22
Bảng 3.4. Độ lún tổng cộng và độ lún tức thời ............................................................. 22
Bảng 3.5. Số liệu địa chất HK1 Khu đô thị Lê Hồng Phong 1...................................... 31
Bảng 3.6. Ứng suất hữu hiệu do tải trọng bản thân đất nền .......................................... 31
Bảng 3.7. Chiều cao đất đắp giả thiết và độ lún Sc sau khi tính tốn ........................... 32
Bảng 3.8. Độ lún tổng cộng và độ lún tức thời ............................................................. 32
Bảng 3.9. So sánh kết quả 02 phương pháp tính tốn xử lý nền đất yếu ...................... 41


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hinh 1.1. Khu vực Tây Nha Trang .......................................................................................1
Hinh 1.2. Phối cảnh khu trung tâm hành chính mới của Tỉnh Khánh Hòa ...........................6
Hinh 1.3. Sơ đồ nguyên lý và trình tự thi cơng cọc cát đầm.................................................9
Hinh 1.4. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc đất xi măng ......................................10
Hinh 1.5. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng giếng cát ..................................................11
Hinh 1.6. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng đệm cát ....................................................12
Hinh 1.7. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm ..................................................13
Hinh 2.1. Dự án Khu đô thị Lê Hồng Phong 1 ...................................................................16
Hinh 2.2. Dự án Khu đô thị VCN Phước Long 1 ............................................................... 18
Hinh 2.3. Dự án Khu đô thị VCN Phước Long 2 ............................................................... 20
Hinh 2.4. Bản đồ quy hoạch các dự án khu vực phía Tây và Trung tâm TP Nha Trang ....21
Hinh 3.1. Biều đồ xác định chiều cao phòng lún ................................................................ 21
Hinh 3.2. Biểu đồ độ lún cố kết sau thời gian t...................................................................21
Hinh 3.3. Biều đồ xác định chiều cao phòng lún ................................................................ 32
Hinh 3.4. Biểu đồ độ lún cố kết còn lại sau thời gian t .......................................................33



1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực phía tây Nha Trang (rộng hàng nghìn hecta) thuộc các xã: Vĩnh Thái,
Vĩnh Hiệp, Phước Đồng…trước đây là một vùng trũng rộng lớn với dân cư thưa thớt,
chủ yếu là đìa tôm, ruộng lúa. Mỗi khi đến mùa mưa lũ, khu vực này ngập trong nước
và bị chia cắt với trung tâm TP. Nha Trang.

Hinh 1.1. Khu vực Tây Nha Trang
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển đô thị với quy hoạch mở rộng thành
phố Nha Trang về phía Tây, nhiều dự án Khu đô thị đã được cấp phép xây dựng
tại khu vực phía tây Nha Trang, có thể kể đến những dự án bất động sản đang triển
khai như: KĐT Lê Hồng Phong 1, Lê Hồng Phong 2, KĐT Mỹ Gia, KĐT VCN Phước
Hải, VCN Phước Long 1, VCN Phước Long 2… Khoảng hơn 01 năm nay, các dự án ở
phía tây Nha Trang đã thật sự khởi sắc, nhờ dự án đường Phong Châu và đường Cao
Bá Quát – Cầu Lùng đang triển khai nên khu phía tây Nha Trang khá sơi động, sự kết
nối nhanh về hạ tầng ở khu vực này là động lực cho các nhà đầu tư quyết tâm thực
hiện dự án, đó là chưa kể khi Trung tâm đơ thị hành chính tỉnh được triển khai chuẩn
bị đầu tư xây dựng, khu vực này sẽ càng phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, do trước đây khu vực tây Nha Trang là vùng trũng đầm lầy, thường
xuyên bị ngập nước; do đó, đa số địa chất ở khu vưc này là nền đất yếu. Với nhu cầu
phát triển đô thị đi kèm áp lực phát triển hạ tầng giao thông của khu vực, công tác xây
dựng hệ thống kết cấu đường giao thông trong khu vực Tây Nha Trang tương đối phức


2
tạp, phải xử lý nền đất yếu đảm bảo bộ ổn định cũng như chất lượng cơng trình, đồng
thời phải đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án của các cơ quan quản lý nhà nước và các

nhà đầu tư, chẳng hạn các dự án cam kết hoàn thành giai đoạn 1 bao gồm cơng tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật như:
Khu đô thị Phước Long 1 giai đoạn 2020 - 2025, Khu đô thị Phước Long 2 giai đoạn
2019 đến 2021, Khu đô thị Lê Hồng Phong 1 giai đoạn 2020 – 2023, Khu đô thị Lê
Hồng Phong 2 giai đoạn 2019 – 2023…
Vì cậy việc đưa ra biện pháp xử lý đất yếu phù hợp với các yêu cầu về địa chất,
tiến độ, chi phí của nhà đầu tư là một yêu cầu cấp thiết trong thời điểm triển khai dự án
hiện nay.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Khu đơ thị khu vực phía Tây Nha Trang quy hoạch đường trục Bắc - Nam
(đường số 4) làm đường trục chính liên thơng các khu đơ thị. Do vậy dự kiến tuyến
đường này sẽ chịu lưu lượng xe chạy lớn nhất so với các tuyến đường khác trong khu
vực quy hoạch. Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu xử lý nền đất yếu của tuyến đường
trục đường Bắc - Nam (đường số 4) đi qua của các dự án Khu đơ thị phía Tây thành
phố Nha Trang: Khu đô thị Lê Hồng Phong 1, Khu đô thị Phước Long 1, Khu đô thị
Phước Long 2 đảm bảo được tiến độ đã cam kết với các cơ quan quản lý nhà nước và
các nhà đầu tư với chi phí hợp lý.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu áp dụng một số giải pháp xử lý nền đất yếu phổ biến và khả thi tại
thành phố Nha Trang để xử lý nền đất yếu trên các khu đơ thị nói trên, nghiên cứu biện
pháp xử lý cụ thể trên trục đường Bắc – Nam (Đường số 4 - trục đường chính đi qua
các khu đơ thị phía Tây thành phố Nha Trang) có lưu lượng xe lớn, có xe tải trọng
nặng lưu thông nhiều.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục tiêu tổng quan:
Đề xuất phương pháp xử lý nền đất yếu trên tuyến đường trục bắc - nam (đường
số 4) phù hợp tiến độ đã cam kết với chi phí hợp lý ở 03 dự án khu đô thị.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích đánh giá hiện trạng địa chất tại 03 dự án điển hình trong khu vực;
- Đề xuất các giải pháp xử lý nền đất yếu trên tuyến đường trục bắc - nam đoạn

đi qua 03 dự án phù hợp với tiến độ của dự án nhằm đem lại hiệu quả về khai thác sử
dụng cũng như về kinh tế của địa phương và nhà đầu tư dự án.
- Dự báo diễn biến lún theo thời gian của những giải pháp đề xuất.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết: Ổn định công trình trên nền đất yếu
và các giải pháp xử lý ổn định - lún;
- Thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu địa chất đã được khảo sát;


3
- Nghiên cứu mơ phỏng tính tốn xử lý nền đất yếu bằng phương pháp số và
tiêu chuẩn;
- So sánh, đánh giá kết quả mô phỏng với thực tế.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẤT YẾU KHẢ THI ĐƯỢC
ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG
1.1. Khái quát tổng quan về quy hoạch, phát triển đô thị tại khu vực Tây
Nha Trang
Quy hoạch Nha Trang đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
điều chỉnh. Quy hoạch đã xây dựng cũng như các định hướng phát triển đô thị của TP.
Nha Trang trong thời gian đến hướng tới mục tiêu phát huy lợi thế cạnh tranh.
1.1.1. Quy hoạch Nha Trang được mở rộng ranh giới về phía Tây
Đồ án vừa được phê duyệt có 9 nội dung cơ bản được điều chỉnh bổ sung so với
Đồ án chung xây dựng TP. Nha Trang được duyệt từ năm 1998. Đó là: Ranh giới
nghiên cứu quy hoạch TP. Nha Trang được mở rộng về phía Tây (bao gồm 19 phường
và 8 xã thuộc TP. Nha Trang hiện nay và 2 xã: Diên An, Diên Toàn của huyện Diên
Khánh) với tổng diện tích khoảng 26.547ha; lộ trình thực hiện quy hoạch và các dự án

chiến lược phát triển đô thị TP. Nha Trang cũng được xác định; khu vực đồng trũng
phía Tây đường Lê Hồng Phong (khu vực sông Tắc và sông Quán Trường) được điều
chỉnh thành khu đơ thị – cơng viên – trung tâm hành chính mới của tỉnh.
Cùng với đó, khu vực sân bay Nha Trang được định hướng quy hoạch thành
khu trung tâm đô thị thương mại – dịch vụ – tài chính – du lịch Nha Trang; không gian
khu vực Tây Nha Trang được điều chỉnh tổ chức từ hình thức xây dựng mới hoàn toàn
thành khu vực cải tạo, nâng cấp các khu dân cư hiện trạng, cải tạo hệ thống sông phục
vụ cho thốt nước trên cơ sở các sơng hiện trạng, xen cấy các khu chức năng xây dựng
mới khi có nhu cầu; tổ chức đơ thị du lịch sinh thái ven sông Cái. Khu vực sân vận
động 19-8 và các cơng trình thể dục thể thao trung tâm được di chuyển về xã Phước
Đồng (khu vực Núi Đất) để dành quỹ đất xây dựng công viên kết hợp bố trí bãi đậu xe
ngầm cho khu vực trung tâm thành phố; bổ sung các nội dung thiết kế đô thị phù hợp
với Luật Quy hoạch và điều chỉnh những nội dung về cơ sở hạ tầng phù hợp với các
nội dung về tổ chức không gian cũng như các dự án có liên quan. [9]
1.1.2. Hệ thống trung tâm đơ thị
Theo quy hoạch được phê duyệt, hệ thống trung tâm đô thị trên địa bàn thành
phố sẽ bao gồm các trung tâm chuyên ngành. Cụ thể: Khu trung tâm hành chính tỉnh
Khánh Hịa được quy hoạch mới tại khu vực đơ thị sinh thái phía Nam đường Phong
Châu, có diện tích khoảng 35ha; Khu trung tâm hành chính thành phố sẽ tiếp tục duy
trì ở các vị trí hiện nay với quy mơ khoảng 25ha; Khu trung tâm văn hóa: ven biển –
trên đường Trần Phú quy mô khoảng 20ha và trong khu đơ thị sinh thái phía Tây sơng
Qn Trường và phía Nam đường Phong Châu quy mơ khoảng 10ha. Khu trung tâm
thể dục thể thao được xây dựng mới tại khu vực Núi Đất xã Phước Đồng có diện tích
khoảng 60ha; các khu y tế gồm có 9 bệnh viện và 6 cơ sở phòng khám khu vực, tổng
diện tích khoảng 72ha; hệ thống trường chuyên nghiệp khoảng 110ha.


5
Các khu trung tâm đa chức năng, trung tâm thương mại là những tuyến phố
thương mại đóng góp quan trọng vào hoạt động và chức năng dịch vụ của đô thị. Một

số khu trung tâm thương mại chính là chợ Đầm (khoảng 6ha) và trong khu trung tâm
đô thị hiện hữu. Ngồi ra có 2 khu vực trọng điểm mới là khu vực sân bay Nha Trang
hiện nay (238ha), trong khu đơ thị hành chính, sinh thái tại phía Tây sơng Qn
Trường và phía Nam đường Phong Châu. Thiết kế đô thị của thành phố cần đảm bảo
nguyên tắc: phát triển đô thị du lịch vươn lên tầm quốc tế; tạo bản sắc đô thị từ đặc
điểm cảnh quan thiên nhiên [9]
1.1.3. Các dự án chiến lược
Quy hoạch cũng nêu ra một số chương trình và dự án ưu tiên đầu tư thực hiện
trong giai đoạn đầu. Đó là xây dựng các đơn nguyên của trạm xử lý nước thải và hệ
thống thoát nước thải theo dự báo phát triển của từng giai đoạn; xây dựng công viên
sinh thái công cộng và các khu chức năng đô thị tại khu vực Đồng Bị; cải tạo khu vực
chợ Đầm đến sơng Cái và tổ chức khu vực này thành trung tâm đi bộ gắn với khu đô
thị cổ nhất của Nha Trang; các dự án phát triển đô thị mới tại khu vực sân bay Nha
Trang hiện nay. Bên cạnh đó, khôi phục rừng ngập mặn tại khu vực Đầm Bấy, phát
triển khu bảo tồn sinh cảnh tại Đầm Tre; những dự án cải tạo các khu chức năng thuộc
phường Phước Tiến, Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hải; các dự án hồn
thiện cơng viên ven biển theo hướng tạo nhiều khơng gian quảng trường với nhiều cây
xanh bóng mát, đan xen các dịch vụ tại những vị trí phù hợp trong công viên ven
biển…
Để triển khai được các dự án này, UBND tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực trong
xã hội để tham gia phát triển đô thị theo quy hoạch, thông qua các dự án đầu tư cải tạo,
nâng cấp và phát triển các khu chức năng đô thị với quy mô khác nhau, phù hợp năng
lực chủ đầu tư.
Tổng diện tích đất tự nhiên trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch khoảng
26.547ha. Diện tích đất xây dựng đô thị hiện trạng năm 2010 là 2.706ha (trung bình
93m2/người), dự báo nhu cầu đất xây dựng đơ thị đến năm 2015 khoảng 4.000ha
(trung bình 121m2/người, đến năm 2025 khoảng 5.500ha (trung bình 122m2/người
(bao gồm các dự án đang trong giai đoạn xây dựng) [9]
1.1.4. Về các dự án Khu đơ thị mới phía Tây thành phố Nha Trang
Hiện nay cơ sở hạ tầng của TP. Nha Trang phát triển không theo kịp với tốc độ

tăng trưởng của du lịch. Nhận biết được điều này, từ nhiều năm trước, lãnh đạo tỉnh đã
tính đến phương án phát triển đơ thị về phía tây và định hướng chuyển tồn bộ cơ quan
hành chính, các cơ sở giáo dục vào phía tây Nha Trang.
UBND tỉnh đã xây dựng đồ án Quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu đơ thị phía tây
Nha Trang (cịn gọi là quy hoạch Cơn Minh). Khu đơ thị này có quy mơ 2.032ha,
thuộc địa bàn các xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trung (TP. Nha Trang)
và Diên An, Diên Toàn (huyện Diên Khánh).
Đến tháng 9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy


6
hoạch chung xây dựng TP. Nha Trang đến năm 2025. Quy hoạch đã điều chỉnh, định
hướng không gian khu vực phía tây TP. Nha Trang từ khu vực xây dựng mới hoàn
toàn thành khu vực cải tạo nâng cấp trên cơ sở khu dân cư hiện tại, cải tạo hệ thống
sơng phục vụ thốt nước trên cơ sở các sơng hiện trạng; đồng thời cho phép lập quy
hoạch chi tiết 1/500 để kêu gọi đầu tư, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, phủ kín Khu đơ thị
phía tây TP. Nha Trang.
Để giải quyết tận gốc vấn đề “giảm tải áp lực cho trung tâm thành phố”, UBND
tỉnh đã lập phương án mở rộng thành phố về phía tây, tạo ra quỹ đất khá lớn để tỉnh có
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, các cơ quan hành chính khi chuyển về
phía tây sẽ để lại quỹ đất khu vực trung tâm và dọc đường Trần Phú để phát triển du
lịch.
Năm 2015, UBND tỉnh đã công bố dự án Khu trung tâm hành chính mới của
tỉnh được xây dựng tại phía nam đường Phong Châu, thuộc xã Vĩnh Thái (TP. Nha
Trang). Theo đó, sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật với diện tích 126ha và các trụ sở trong
khu trung tâm hành chính (khoảng 35ha), gồm 101 đơn vị với diện tích xây dựng
khoảng 146.000m2. Tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 5.534 tỷ đồng. Trong đó, chi
phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật khoảng 2.646 tỷ đồng, chi phí đầu tư các cơng trình kiến
trúc trong khu trung tâm khoảng 2.788 tỷ đồng, còn lại khoảng 100 tỷ đồng thực hiện
tư vấn, khảo sát, quy hoạch...

Ngồi ra, việc nạo vét, cải tạo sơng Tắc và sông Quán Trường trong tương lai
sẽ giải quyết tận gốc tình trạng ngập úng, tạo cảnh quan hai bờ sơng để phát triển du
lịch. Với thực tế phát triển và quy họach bài bản, dự kiến trong tương lai không xa,
khu phía tây Nha Trang sẽ phát triển sầm uất, hiện đại.

Hinh 1.2. Phối cảnh khu trung tâm hành chính mới của Tỉnh Khánh Hòa


7
Thêm vào đó, đánh thức tây Nha Trang có sự đóng góp khơng nhỏ của việc
hình thành tuyến đương Cao Bá Quát – Cầu Lùng (nay là đường Võ Nguyên Giáp) và
đường Phong Châu. Đường Cao Bá Quát – Cầu Lùng rộng đến 60 mét, có chiều dài
khoảng 10 km, nối TP. Nha Trang với quốc lộ 1A. Tuyến đường này vừa góp phần
giải quyết tình trạng quả tải giao thông của tuyến đường 23 tháng 10, vừa tạo điều kiện
để các nhà đầu tư triển khai các dự án đơ thị, hình thành các khu dân cư để giám áp lực
chật chội cho TP. Nha Trang trong những năm tới. Đường Phong Châu có chiều dài
tồn tuyến gần 3km, giúp kết nối đường Lê Hồng Phong với các khu đơ thị và khu dân
cư khu vực phía tây được liền mạch.
1.2. Mục tiêu xử lý nền đất yếu
Việc xử lý nền đất yếu nhằm hướng đến 3 mục tiêu:
- Tăng khả năng chịu tải của nền đất.
- Tăng khả năng chống biến dạng của nền đất.
- Giảm tính thấm nước cho đất.
- Đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của dự án.
Để đạt được các mục tiêu trên, việc xử lý nền đất yếu có thể thực hiện theo các
hướng chính sau:
* Tăng độ chặt của đất nền: theo hướng này có thể sử dụng:
+ Các phương pháp cơ học: đây là một trong những nhóm phương pháp phổ
biến nhất, bao gồm các phương pháp làm chặt bằng việc sử dụng tải trọng tĩnh
(phương pháp nén nước), sử dụng tải trọng động (đầm chấn động), sử dụng các cọc

không thấm, phương pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc vật liệu rời (cọc cát,
cọc xi măng đất, cọc vôi...) để gia cố nền bằng tác nhân cơ học. Trong đó việc sử dụng
phương pháp tải trọng động được dùng khá phổ biến và hiệu quả cho các loại đất hạt
rời, đặc biệt là cát xốp như dùng các máy đầm rung, đầm lăn. Tuy nhiên các phương
pháp này chỉ tăng độ chặt cho các lớp đất bên trên bề mặt. Các loại cọc tre, cừ tràm,
cọc gỗ chắc thường được áp dụng cho các cơng trình dân dụng.
+ Hạ mức nước ngầm: Hạ mức nước ngầm giúp cho quá trình cố kết nhanh tạo
khả năng giảm độ rỗng của các lớp đất nhờ tăng trọng lượng của khối đất bên trên.
* Biến đổi cấu trúc đất nền bằng các phương pháp hóa - lý - sinh:
+ Phương pháp nhiệt học: là một phương pháp độc đáo có thể sử dụng kết hợp
với một số phương pháp khác trong điều kiện tự nhiên cho phép. Sử dụng khí nóng
trên 800oC để làm biến đổi đặc tính lý hóa của nền đất yếu. Phương pháp này đòi hỏi
lượng năng lượng không nhỏ nhưng cho kết quả nhanh và tương đối khả quan.


8
+ Phương pháp hóa học: là một trong những phương pháp rất được chú ý trong
thời gian gần đây. Sử dụng hóa chất để tăng cường liên kết trong đất như xi măng,
thủy tinh, phương pháp silicat hóa... Hoặc một số hóa chất đặc biệt phục vụ mục đích
điện hóa. Phương pháp xi măng hóa và sử dụng cọc xi măng đất là những phương
pháp được sử dụng tương đối phổ biến.
+ Phương pháp sinh học: đây là một phương pháp mới, người ta sử dụng các vi
sinh vật để làm đầy lỗ rỗng của đất nền từ đó làm giảm hệ số rỗng hoặc gắn kết các hạt
đất lại với nhau để làm tăng lực dính của đơn vị đất. Tuy nhiên, phương pháp này ít
được quan tâm do yêu cầu thời gian thi công tương đối dài mặc dù được khá nhiều ủng
hộ về mặt kinh tế.
* Thay thế lớp đất ngay dưới đế móng bằng loại đất khác tốt hơn: đây là một
phương pháp ít được sử dụng. Để khắc phục vướng mắc do gặp lớp đất yếu phân bố
ngay dưới đáy móng, người ta thay một phần hoặc toàn bộ nền đất yếu bằng lớp đất
mới có tính bền cơ học cao như làm gối cát, đệm cát. Phương pháp này địi hỏi kinh

phí đầu tư lớn và thời gian thi công lâu dài.
1.3. Các giải pháp xử lý đất yếu khả thi và đã được áp dụng trên địa bàn
thành phố Nha Trang
1.3.1. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát
Phương pháp nén chặt đất dưới sâu bằng cọc cát là phương pháp tạo ra các cọc
cát có đường kính tương đối lớn và được đầm chặt trong nền đất yếu được gia cố. [11]
Cọc cát có tác dụng sau:
- Cọc các giúp cho nền đất thốt nước nhanh, đẩy nhanh q trình cố kết của
nền đất và nhanh chóng ổn định độ lún cơng trình.
- Cọc cát chiếm một phần thể tích lỗ rỗng trong nền, giúp giảm lỗ rỗng làm cho
đất chặt hơn, tăng khả năng chịu lực và giảm độ lún cơng trình.
- Cọc cát có khả năng làm chặt đất nền đến độ sâu khá lớn nên có thể sử dụng
cho các cơng trình có tải trọng khá lớn tác dụng lên nền.
Đường kính cọc thường từ 20 đến 60cm. Chiều sâu của cọc cát thường được
tính theo yêu cầu ổn định và độ lún. Khoảng cách giữa các cọc được tính dựa trên tính
chất cơ lý của nền đất, khoảng tĩnh không giữa các cọc không nên vượt q 4 lần
đường kính cọc.
Nền sau khi thi cơng xong cọc cát cần phải được kiểm tra cẩn thận bằng cách:
khoan lấy mẫu đất giữa các cọc để xác định sự biến đổi của các chỉ tiêu cơ lý của đất
(độ ẩm, hệ số rỗng, khối lượng thể tích, các chỉ tiêu về sức kháng cắt...) sau khi đất đã
được gia cố. Kiểm tra độ chặt của cọc cát và đất giữa các cọc bằng thí nghiệm xuyên
tĩnh để đánh giá mức độ hiệu quả và khả năng tăng sức chịu tải của nền đất sau khi gia
cố bằng cọc cát.


9

Hinh 1.3. Sơ đồ nguyên lý và trình tự thi công cọc cát đầm
Sử dụng phương pháp gia cố nền bằng cọc cát có một số ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:

- Phương pháp nén chặt đất bằng cọc cát sẽ làm tăng sức chịu tải của đất nền
đối với đất rời.
- Cọc cát làm cho lỗ rỗng, độ ẩm của nền đất giảm và góc ma sát trong tăng lên.
Vì nền đất được nén lại nên sức chịu tải của đất nền tăng lên, độ lún và biến dạng
không đều của đất dưới đáy móng cơng trình giảm đi đáng kể.
- Khi dùng cọc cát trị số mô đun biến dạng ở trong cọc cát cũng như vùng đất
được nén lại xung quanh cọc sẽ giống nhau vì vậy sự phân bố ứng suất trong nền đất
được nén chặt bằng cọc cát có thể xem như nền thiên nhiên.
- Khi dùng cọc cát quá trình cố kết của đất nền xảy ra nhanh hơn nhiều so với
nền thiên nhiên hay nền gia cố cọc cứng.
Nhược điểm:
- Dễ sản sinh co ngót trong q trình thi cơng và khai thác.
- Độ chặt của đất phụ thuộc vào kích thước ống lỗ.
- Cần trang bị các thiết bị thi công nặng và dài.
- Tốn kém, thời gian thi công kéo dài gây xáo trộn cấu trúc của nền đất và khó
kiểm tra được chất lượng của cọc cát.
1.3.2. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc đất xi măng hoặc cọc đất vôi:
Đây là phương pháp sử dụng đất tại chỗ kết hợp với chất kết dính vơ cơ, xi
măng hoặc vôi làm tăng cường khả năng chịu tải của nền đất yếu và giảm độ lún. Kết


10
quả của việc trộn xi măng, vôi với đất là làm tăng cường độ, độ cứng, mô đun biến
dạng của đất được gia cố. Hiệu ứng này có thể ngay lập tức và được phát triển lâu dài.
Hiệu ứng gia cố được xác định bằng tỷ lệ giữa cường độ của lớp đất đã gia cố và
cường độ của đất chưa gia cố. Hiệu ứng này đối với đất sét là từ 40-50 lần (phụ thuộc
và hàm lượng gia cố), thông thường 50 - 250kg chất gia cố cho 1m3 đất. Phương pháp
này áp dụng cho các lớp đất sét yếu, lớp đất cát mịn bão hòa nước và bùn có chiều dày
lớn.
Việc trộn chất kết dính vào đất được thực hiện bằng cách ép đầu phun xi măng

và cánh trộn đến một độ sâu tính tốn nhất định. Khi rút cánh trộn lên thì đồng thời
bơm nhồi bột khơ hoặc bột xi măng xuống. Cánh trộn sẽ trộn vôi bột hoặc xi măng với
đất đã bị cắt tơi tạo thành một cột hỗnkhả hợp đất vôi hoặc đất xi măng trong lịng đất.
Vơi hoặc xi măng sẽ tác dụng với nước một mặt hút bớt nước làm giảm lượng nước
trong đất, mặt khác sau khi thủy hóa cùng với cốt đất tạo thành một hỗn hợp cứng có
sức chịu tải tăng lên nhiều lần so với đất ban đầu. Mặt khác khi các cột đất vôi, xi
măng này chiếm thêm một thể tích trong đất bắt buộc các phần đất nằm giữa hai cột bị
nén ép lại, đồng thời với việc nước trong đất tham gia vào việc thủy hóa vơi hoặc xi
măng làm đất chặt hơn và cũng làm tăng khả năng kháng cắt và khả năng chịu tải về
tổng thể của nền đất yếu [11].

Hinh 1.4. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc đất xi măng
Phương pháp này có một số ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Phạm vi áp dụng rộng, thích hợp với mọi loại đất từ bùn, sét đến sỏi cuội.
- Thi công được trong điều kiện ngập nước.
- Mặt bằng thi công nhỏ, ít chấn động, ít tiếng ồn, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến
các cơng trình lân cận.


11
- Thi công nhanh, kỹ thuật thi công không phức tạp, khơng có yếu tố rủi ro cao.
- Giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Thiết bị nhỏ gọn, có thể thi cơng trong khơng gian chiều cao hạn chế.
- Khả năng xử lý sâu
Nhược điểm:
- Phụ thuộc nhiều vào cơng nghệ thi cơng nên u cầu có hệ thống quy ch̉n,
quy định các quy trình thi cơng nghiêm ngặt và quy trình kiểm tra nghiệm thu hồn
thiện. u cầu cơng nghệ máy móc thiết bị hiện đại.
- Khơng phù hợp với điều kiện thủy văn phức tạp.

- Khả năng chịu cắt kém.
- Trong vùng đất cát, xi măng hóa khơng đạt u cầu. Tuy nhiên trong thực tế
chúng ta ln tiếp xúc với loại nền đất cát có thành phần cấp phối hạt khác nhau và độ
chặt của chúng cũng khác nhau.
1.3.3. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng giếng cát
Giếng cát là phương pháp kỹ thuật thoát nước thẳng đứng kết hợp gia tải trước.
Giếng cát thường có đường kính từ 20cm đến 60cm được sử dụng với mục tiêu tạo
điều kiện thoát nước nhanh cho tầng đất yếu, tăng nhanh quá trình cố kết giúp cho
cơng trình nhanh chóng ổn định lún. Phía trên giếng cát thường bố trí một lớp đệm cát
thường lấy trong khoản 30cm đến 50cm. Vật liệu chọn làm lớp đệm cát trên giếng cát
thường sử dụng cát hạt trung đến hạt to. Khoảng cách giữa các giếng cát tùy thuộc vào
tình hình thốt nước của đất nền. Thơng thường khoảng cách giữa các giếng cát từ
1,5m đến 5m. Khả năng thốt nước của nền càng kém thì khoảng cách đó càng nhỏ
hơn. [11]

Hinh 1.5. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng giếng cát


12
Một số ưu nhược điểm của phương pháp này như sau:
Ưu điểm:
- Mang giá trị kinh tế cao.
- Tăng độ cố kết cho nền đất.
Nhược điểm:
- Kéo dài thời gian thi cơng.
- Gây chấn động tới cơng trình xung quanh.
- Có khả năng bị tắt hay ngắt đường thấm.
1.3.4. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng đệm cát
Xử lý nền đất yếu bằng đệm cát là phương pháp thay thế lớp đất yếu nằm ngay
dưới đế móng bằng lớp cát hạt trung hoặc hạt to (có thể dùng sỏi, đá dăm, không nên

dùng cát hạt nhỏ) tới độ sâu nào đó. Lớp đệm cát thay thế lớp đất yếu nằm trực tiếp
dưới đáy móng, đệm cát đóng vai trị như một lớp chịu tải, tiếp thu tải trọng công trình
và truyền tải trọng đó tới các lớp đất bên dưới. Việc sử dụng đệm cát có tác dụng làm
giảm độ lún và lún lệch của cơng trình [12].

Hinh 1.6. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng đệm cát
Một số ưu nhược điểm của phương pháp này như sau:
Ưu điểm:
- Giảm được chiều sâu chơn móng nên giảm được khối lượng vật liệu làm
móng.
- Làm tăng nhanh q trình cố kết của đất nền do vậy làm tăng nhanh khả năng


13
chịu tải của đất nền và tăng nhanh thời gian ổn định về lún cho cơng trình.
- Biện pháp thi cơng đơn giản, khơng địi hỏi thiết bị thi cơng phức tạp. Nhược
điểm:
- Chỉ áp dụng được cho các công trình có tải trọng vừa và nhỏ xây dựng trên
nền đất yếu có chiều dày bé hơn 3m.
- Khó khăn khi sử dụng trong trường hợp nền có mực nước dưới đất nằm cao và
nước có áp.
1.3.5. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm
Xử lý nền bằng bấc thấm là phương pháp kỹ thuật thoát nước thẳng đứng bằng
bấc thấm (thiết bị tiêu nước chế tạo sẵn) kết hợp với gia tải trước.
Bấc thấm gồm hai phần: phần lõi chất dẻo (hay bìa cứng) được bao ngồi bằng
vật liệu tổng hợp (thường là vải địa kỹ thuật polypropylene hay polyester khơng dệt...).
Bấc thấm có những đặc trưng như sau:
- Cho nước trong lỗ rỗng của đất thấm qua lớp vải địa kỹ thuật bao ngoài vào
lõi chất dẻo.
- Lõi chất dẻo chính là đường tập trung nƣ ớc và dẫn chúng ra ngoài khối nền

đất yếu bão hịa nước.
- Lớp vải địa kỹ thuật bọc ngồi là polypropylene và polyester không dệt hay
vật liệu giấy tổng hợp. Chúng có chức năng ngăn cách giữa lõi chất dẻo và đất xung
quanh, đồng thời là bộ phân lọc, hạn chế cát hạt mịn chui vào lõi làm tắc thiết bị. Lõi
chất dẻo có hai chức năng quan trọng: vừa đỡ lớp bao bọc ngoài, vừa tạo đường cho
nước thấm dọc chúng ngay cả khi áp lực xung quanh lớn. Đây chính là ưu thế của bấc
thấm so với giếng cát và cọc cát [12]

Hinh 1.7. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm


×