Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có hướng dẫn giải chi tiết - Đề 6 | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.31 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ SỐ 6</b>


<b>Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới</b>
<i>... Bao giờ cho tới mùa thu</i>


<i>trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm</i>
<i>bao giờ cho tới tháng năm</i>


<i>mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao</i>
<i>Ngân hà chảy ngược lên cao</i>


<i>quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm</i>
<i>bờ ao đom đóm chập chờn</i>


<i>trong leo lẻo những vui buồn xa xôi</i>
<i>Mẹ ru cái lẽ ở đời</i>


<i>sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn</i>
<i>bà ru mẹ, mẹ ru con</i>


<i>liệu mai sau các con cịn nhớ chăng</i>


<i>(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)</i>
<b>Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)</b>


<b>Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên.</b>
(0,5 điểm)


<b>Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (1,0 điểm)</b>



<b>Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở</b>
đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (1,0 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>“Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc</i>
<i>nào không biết nữa.”</i>


Trong tư cách của người thanh niên tuổi 18, anh/chị có đồng tình với nhận định về giới trẻ như
trên? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị.


<b>Câu 2. (5,0 điểm)</b>


Đọc tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi (sách Ngữ văn 12) có ý kiến cho rằng: Đó là một
truyện ngắn thấm đẫm chất hiện thực. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một tác phẩm giàu chất
trữ tình.


Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận về các ý kiến trên.

<b>---Hết---Hướng dẫn giải:</b>


<b>I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.</b>


<b>Câu 2. Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân hóa (trong</b>
câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).


<b>Câu 3. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên</b>
mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của
mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.



<b>Câu 4. Nêu quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Lời ru của mẹ chứa đựng những</b>
điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi
dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công
lao to lớn của mẹ.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1. (2,0 điểm)</b>


<i><b>* Yêu cầu về kĩ năng:</b></i>


- HS biết viết đoạn nghị luận xã hội, có dung lượng khoảng 200 chữ, biết triển khai luận điểm,
diễn đạt mạch lạc


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật, đảm bảo các nội dung chính sau:


a. Giải thích ý kiến:


- Bản năng của gà rừng: bản năng sống độc lập; con chim trong lồng: cuộc sống thụ động, khơng
làm chủ cuộc đời mình.


- Câu nói nhận định thực trạng con người đang đánh mất bản năng sống độc lập, rơi vào cuộc
sống thụ động, lệ thuộc, khơng làm chủ cuộc đời mình.


b. Bàn luận: Từ điểm nhìn của người trẻ tuổi nói về thế hệ mình, thí sinh có thể bàn luận theo
nhiều hướng khác nhau:


- Đồng tình với ý kiến: giới trẻ ngày nay thiếu khả năng tự lập:
+ Được bố mẹ bao bọc, thiếu kĩ năng sống.



+ Khơng có ý thức về giá trị của bản thân trong việc chọn nghề, trong suy nghĩ và hành động
trước các vấn đề của cuộc sống…


+ Hành động theo tâm lí đám đơng.


- Khơng đồng tình với ý kiến: giới trẻ ngày nay có khả năng tự lập cao, có kĩ năng sống, có trách
nhiệm với bản thân và các xã hội: các tấm gương vượt khó, các tình nguyện viên, các tấm gương
khởi nghiệp…


- Cái nhìn đa chiều về ý kiến: kết hợp cả hai ý trên trong lập luận
c. Bài học và liên hệ bản thân:


- Nhận định trên hướng cho chúng ta có thái độ và hành động đúng đắn trong cuộc sống: sống là
không thụ động, phụ thuộc mà phải chủ động, tích cực.


- Ln tin tưởng vào bản thân, tích cực, dám nghĩ, dám làm.


- Trang bị kiến thức, kĩ năng cho bản thân để có khả năng tự lập; ngay từ bây giờ tránh lối sống
thụ động, ỷ lại vào người khác.


<b>Câu 2. (5,0 điểm)</b>


<i><b>* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để</b></i>


tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng
cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ,
ngữ pháp.


<i><b>* Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

b. Phân tích để thấy Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn vừa có tính hiện thực, vừa là tác
phẩm giàu chất trữ tình.


<i>- Chất hiện thực Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật</i>
được các ý sau: Truyện phản ánh bộ mặt thật của xã hội phong kiến thực dân vùng Tây Bắc
trước cách mạng tháng 8, khi số phận những người dân nghèo nô lệ vô cùng khổ nhục (thông
qua nhân vật Mị và A Phủ); bọn quan lại cường hào (cha con thống lí Pá Tra) ngang nhiên lộng
hành, áp bức, bóc lột, hành hạ người dân nghèo một cách tàn bạo; trong hồn cảnh đó,


người dân nghèo vẫn khao khát vươn lên cuộc sống tự do, bằng sức sống mãnh liệt của mình,
bằng tình yêu thương những người cùng giai cấp, họ đã vượt thoát khỏi cuộc sống nơ lệ, tìm đến
cuộc sống tự do, đấu tranh cho hạnh phúc…


<i>- Chất trữ tình: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật</i>
được vẻ đẹp trữ tình của tác phẩm khi tái dựng khung cảnh thiên nhiên và những phong tục tập
quán đẹp ở vùng rẻo cao mỗi độ xuân về; khi miêu tả tâm trạng đầy sức sống của Mị trong đêm
tình mùa xuân khi nghe tiếng sáo; khi bộc lộ niềm tin vào tình người sâu sắc ở đoạn Mị cởi trói
cho A Phủ…


</div>

<!--links-->

×