Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 91 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

LÊ THỊ MINH HUỆ
MSSV: 3250078

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHỐN

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2007 – 2011

Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S TRẦN KIM LIỄU
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... trang 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHỐN ................................ trang 3
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC CHỨNG KHỐN ................................................................................. trang 3
1.1.1 Khái niệm chứng khoán và thị trường chứng khoán............................trang 3
1.1.2 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn ................................trang 5
i) Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán .............. trang 5
ii) Những yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn ...
............................................................................................................................
................................................................................................................ trang 8
iii) Phân biệt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và tội phạm
trong lĩnh vực chứng khoán .................................................................. trang 12


1.1.3 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.................trang 14
i) Sự cần thiết phải xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn ..
.............................................................................................................. trang 14
ii) Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ............
............................................................................................................................
.............................................................................................................. trang 16
iii) Những đặc trưng của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng
khoán .................................................................................................... trang 18
iv) Ý nghĩa của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn .
.............................................................................................................. trang 19
1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC CHỨNG KHỐN ............................................................................... trang 20
1.2.1 Sự phát triển các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực chứng khốn ở Việt Nam ..............................................................trang 20


1.2.2 Những nội dung cơ bản của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực chứng khốn theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam .....................trang 24
i) Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ......... trang 24
ii) Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn ..........
.............................................................................................................. trang 29
iii) Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ...........
.............................................................................................................. trang 31
iv) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn ........
.............................................................................................................. trang 34
v) Thời hiệu và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng
khốn .................................................................................................... trang 35
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHỐN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
.............................................................................................................................. trang 38

2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC CHỨNG KHỐN Ở VIỆT NAM ......................................... trang 38
2.1.1 Những thành tựu của cơng tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khốn ................................................................................................trang 38
2.1.2 Những yếu tố tác động tích cực đến cơng tác xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khốn ........................................................................trang 43
i) Cơng tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực chứng khốn ............................................... trang 43
ii) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực chứng khốn .............
............................................................................................................................
.............................................................................................................. trang 46
iii) Cơng tác giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra và xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn ......................... trang 47
iv) Cơng tác đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho cơng tác thanh tra
và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ............... trang 48


v) Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng khốn và xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ......................... trang 48
2.1.3 Những hạn chế của cơng tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khoán ................................................................................................trang 49
2.1.4 Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng khốn ..............................................................trang 55
i) Hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng
khốn cịn nhiều bất cập, chồng chéo .................................................. trang 55
ii) Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khốn cịn hạn chế về số lượng và chun môn ...............
.............................................................................................................. trang 59
iii) Hệ thống cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật còn hạn chế và thiếu đồng bộ..
.............................................................................................................. trang 60

iv) Trình độ hiểu biết và ý thức của các chủ thể tham gia vào thị trường chứng
khoán và chủ thể có liên quan .............................................................. trang 60
2.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM GÓP
PHẦN HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHỐN ....................... Trang 61
2.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khốn và pháp luật liên quan............................................................trang 61
i) Ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính ......................................... trang 62
ii) Hồn thiện pháp luật xử lý vi phạm pháp luật trong Luật Chứng khoán
2010 ...................................................................................................... trang 64
iii) Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực chứng khốn ........................................................................... trang 65
2.2.2 Giải pháp tăng cường cơ chế thực hiện thanh tra và xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng khoán ..............................................................trang 67
2.2.3 Đào tạo nâng cao năng lực, phầm chất của cán bộ Nhà nước trong công tác
thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.......trang 68


2.2.4 Hiện đại hóa, đồng bộ hóa các cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật trong
hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ......
..................................................................................................................................
.....................................................................................................................trang 70
KẾT LUẬN ......................................................................................................... trang 71


LỜI NĨI ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài


Vào tháng 7 năm 2000 Thị trường Chứng khoán (TTCK) tập trung ra đời ở Việt
Nam là một tất yếu sau mười bốn năm tiến hành cải cách theo hướng phát triển nền kinh
tế thị trường. Bên cạnh những thành cơng đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất
nước biểu hiện qua tổng giá trị vốn hóa trong thị trường, chỉ số VN-index tăng thì TTCK
ở nước ta vẫn biểu hiện nhiều hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoài ra, TTCK ở Việt
Nam cũng đã phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán như:
mua bán nội bộ, thao túng giá, công bố thông tin sai lệch…
Pháp luật Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định để xử lý những hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực chứng khốn nói chung và trong TTCK nói riêng, bao gồm
các biện pháp: xử lý hình sự, xử lý dân sự, xử lý hành chính… Trong đó, xử phạt vi
phạm hành chính (XPVPHC) là một trong những biện pháp xử lý hành chính được quan
tâm và sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, những quy định về XPVPHC trong lĩnh vực
chứng khoán ở Việt Nam hiện hành vẫn còn nhiều bất cập và chưa quy định đầy đủ, cụ
thể, rõ ràng về những hành vi vi phạm, cũng như hình thức xử phạt, gây nhiều khó khăn
trong việc áp dụng vào thực tiễn.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về XPVPHC trong lĩnh
vực chứng khoán là một vấn đề cần thiết đối với sự phát triển bền vững TTCK. Từ khi
TTCK ra đời ở nước ta đã có nhiều đề tài nghiên cứu về pháp luật trong lĩnh vực chứng
khốn, trong đó một số đề tài nghiên cứu về XPVPHC trong lĩnh vực chứng khoán.
Nhưng từ khi Luật Chứng khoán được sửa đổi, bổ sung vào năm 2010 thì chưa có đề tài
nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, ngoài những bài viết trên các tạp chí, trang
thơng tin điện tử (chỉ dừng ở việc nhận xét chung, hoặc phân tích đối với một số hành vi
nhất định, và cũng chưa tập trung vào những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật).
Vì những lý do nêu trên tác giả chọn “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khốn” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật của
mình, với hy vọng có thể đóng góp một số ý kiến cho q trình hồn thiện pháp luật hiện
hành về XPVPHC trong lĩnh vực chứng khoán.

1



2.

Mục đích nghiên cứu đề tài

-

Tìm hiểu các cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác XPVPHC

trong lĩnh vực chứng khốn.
-

Phân tích, đánh giá những tích cực, hạn chế của công tác XPVPHC

trong lĩnh vực chứng khoán ở nước ta hiện nay và nguyên nhân của những vấn đề
này.
-

Dựa trên những phân tích đã trình bày, kết hợp nghiên cứu quy định

trong pháp luật của một số nước trên thế giới, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp
nhằm góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về XPVPHC trong lĩnh
vực chứng khoán ở Việt Nam.
3.

Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

Trong khóa luận của mình, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
như: phân tích, chứng minh, so sánh, thống kê, tổng hợp dựa trên nền tảng phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac – Lênin.

4.

Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ một đề tài khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, tác giả giới hạn
phạm vi nghiên cứu của đề tài trong những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về XPVPHC trong lĩnh vực chứng khốn có sự so sánh, đối chiếu ở mức độ khái quát
với pháp luật một số quốc gia trên thế giới.
5.

Cơ cấu đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài có cơ cấu gồm hai chương như sau:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khốn.
Chƣơng II: Thực trạng cơng tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khốn ở Việt Nam và một số kiến nghị.
Qua đây tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trần Kim Liễu đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong q trình nghiên cứu, hồn thành khóa luận tốt
nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn đến gia đình; các anh chị em trong Hội
2


Sinh viên trường và các bạn sinh viên lớp Hành chính 32A đã động viên, hỗ trợ tác giả
trong quá trình thu thập, nghiên cứu tài liệu cũng như thực hiện khóa luận này.

3


CHƢƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHỐN
1.1.1 Khái niệm chứng khốn và thị trƣờng chứng khoán
Bàn về XPVPHC trong lĩnh vực chứng khoán, cần nhắc đến một số khái niệm,
thuật ngữ căn bản như: chứng khoán, TTCK, lĩnh vực chứng khoán để làm cơ sở cho sự
rõ ràng của các nghiên cứu về sau. Trong lĩnh vực chứng khoán khái niệm chứng khoán
và TTCK là những khái niệm trung tâm, giữ vai trò quan trọng nhất, bởi TTCK là nơi
tập trung hầu hết các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bên cạnh đó chứng khốn
được xem là hàng hóa quan trọng trong thị trường. Hầu hết những khái niệm khác trong
lĩnh vực chứng khoán đều liên quan đến hai khái niệm quan trọng này. Vì thế, chứng
khốn và TTCK là một trong những thuật ngữ được quan tâm rất nhiều từ khi TTCK
mới xuất hiện trên thế giới. Thế nhưng để hiểu như thế nào là chứng khoán và TTCK thì
khơng phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau. Cho nên tùy thuộc vào mục đích của việc
tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề thì có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về những khái
niệm này.
 Định nghĩa chứng khoán
Chứng khoán được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau và có nhiều cách định nghĩa
khác nhau. Theo Black’s Law Dictionary - một từ điển pháp lý uy tín của Hoa K - thì
chứng khốn được hiểu là cơng cụ chứng minh quyền sở hữu công ty cổ phiếu , quyền
chủ nợ với cơng ty, chính phủ hoặc chính quyền địa phương trái phiếu và c n là các
công cụ thể hiện các quyền khác của người nắm giữ chúng hợp đồng tương lai, hợp
đồng quyền chọn… 1.
Có nhiều cách khác nhau để pháp luật các quốc gia trên thế giới định nghĩa về
chứng khốn, có thể theo phương pháp liệt kê hoặc theo phương pháp loại trừ. Nhật Bản
chọn phương pháp liệt kê các sản phẩm được xem là chứng khoán như trong Điều 2 Luật
Chứng khoán và TTCK Nhật Bản Luật FIE . Nhưng theo Điều 1 Luật Chứng khoán

1


Bryan A Garner (1999), “Black’s Law Dictionary”, West Group (seventh edition), trang 1358

4


Hoa K năm 1933 lại đưa ra những trường hợp khơng được xem là chứng khốn mà
khơng liệt kê các loại chứng khoán như Nhật Bản2.
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khốn được Quốc hội thơng qua ngày 29 tháng
6 năm 2006 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2007 sau đây gọi là Luật Chứng khốn
2006 thì chứng khoán được định nghĩa như sau:
“Chứng khoán là b ng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối v i tài sản hoặc phần vốn g p của tổ chức phát hành Chứng khoán được thể
hiện dư i hình thức chứng ch , b t toán ghi số hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại
sau đây:
a)

Cổ phiếu, trái phiếu, chứng ch quỹ;

b)

Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền

chọn bán, hợp đồng tương lai, nh m chứng khoán hoặc ch số chứng
khoán ”
Định nghĩa này c n được bổ sung thêm một loại chứng khốn mới đó là “ ợp
đồng g p vốn đầu tư” theo quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Chứng khoán 2006 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010 và hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2011 sau đây gọi là Luật Chứng khoán 2010)
Trong phạm vi đề tài này, tác giả sẽ phân tích và nhìn nhận chứng khốn dưới góc

độ pháp lý căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam.
 Khái niệm thị trƣờng chứng khoán
Cũng như khái niệm chứng khốn, có nhiều cách hiểu khá khác nhau về khái
niệm TTCK. Thị trường chứng khoán theo tiếng Latinh là Bursa – có nghĩa là: cái ví
đựng tiền3. Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì TTCK được
quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn4.
Pháp luật và các nhà làm luật của một số quốc gia trên thế giới cũng có quan điểm tương
đồng với định nghĩa này. Nhưng trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam không đưa ra khái
niệm TTCK chỉ đưa ra khái niệm thị trường giao dịch chứng khoán tại khoản 18 Điều
2

Bản trích dịch “Luật Chứng khốn các nư c”, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Hà Nội 01/2006, trang 4

3

Trịnh Văn Quyết và Đào Mạnh Kháng (2007), “Triển vọng thị trường chứng khốn Việt Nam nhìn từ g c độ
pháp lý”, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội, trang 17.
4

Trịnh Văn Quyết và Đào Mạnh Kháng (2007), “Triển vọng thị trường chứng khốn Việt Nam nhìn từ g c độ
pháp lý”, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội, trang 17.

5


6 Luật chứng khoán 2006 “Thị trường giao dịch chứng khốn là địa điểm hoặc hình
thức trao đổi thơng tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khốn”. Theo tác
giả khái niệm thị trường chứng khốn khơng thể đồng nhất với khái niệm thị trường
giao dịch chứng khốn , và có nội hàm rộng hơn khái niệm thị trường giao dịch chứng
khốn . Bởi trên TTCK có thể diễn ra tất cả các hoạt động liên quan đến chứng khoán

như phát hành, giao dịch chứng khoán, trong khi thị trường giao dịch chứng khoán chỉ
bao gồm các giao dịch chứng khốn mà khơng gồm hoạt động phát hành. Cơ cấu của
TTCK gồm thị trường sơ cấp (phát hành chứng khoán) và thị trường thứ cấp (giao dịch
mua bán chứng khốn).
Chính vì thế, tác giả sẽ nhìn nhận khái niệm thị trường chứng khoán với nội
hàm như sau: “Thị trường chứng khoán là “nơi” phát hành, giao dịch, mua bán chứng
khốn và chứng khốn là hàng hóa của thị trường này”
Bên cạnh những vấn đề trên vẫn còn nhiều vấn đề khác liên quan đến TTCK như:
vấn đề về các thủ tục đăng ký với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, vấn đề về quản
lý TTCK, công tác ban hành các văn bản pháp luật liên quan, các tổ chức liên quan đến
TTCK … Cho nên, khi nghiên cứu đề tài này tác giả không chỉ quan tâm đến chứng
khốn, TTCK mà cịn có các quan hệ xã hội phát sinh trong thị trường này, mà khái quát
là khái niệm lĩnh vực chứng khoán. Khái niệm lĩnh vực chứng khoán sẽ bao hàm khái
niệm TTCK nhưng rộng hơn khái niệm TTCK và bao hàm tất cả các quan hệ xã hội phát
sinh có liên quan đến thị trường này. Vì thế, khi xem xét các quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực chứng khốn thì cần phải có sự xem xét một các tồn diện các quan hệ
phát sinh liên quan đến TTCK chứ không chỉ quan tâm đến các quan hệ phát sinh trực
tiếp trên thị trường này. Các vi phạm hành chính phát sinh trên TTCK và trong các hoạt
động liên quan đến thị trường này là tổng thể những vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khốn.
1.1.2 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn
i) Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
Những vi phạm pháp luật xảy ra trong mỗi lĩnh vực được thể hiện ở nhiều dạng
và phần lớn những vi phạm này thuộc lĩnh vực hành chính gọi là vi phạm hành chính, vi
phạm hành chính tuy khơng nguy hiểm bằng tội phạm song diễn ra rất phức tạp, gây
thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như cộng
6


đồng xã hội. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn là một loại vi phạm hành

chính, do đó, để hiểu vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán phải xuất phát từ
lý luận về vi phạm hành chính nói chung. Khái niệm vi phạm hành chính xuất hiện đã
lâu nhưng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm này. Trong khi đó, việc
đưa ra một khái niệm chính xác về vi phạm hành chính có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tạo cơ sở cần thiết
để xác định hành vi quy định, xử lý cũng như đấu tranh, phòng chống một cách có hiệu
quả.
Lần đầu tiên khái niệm vi phạm hành chính xuất hiện trong pháp luật Việt Nam
là được thể hiện tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 “Vi
phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm các quy tắc quản lý Nhà nư c mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Có nhiều quan điểm đồng tình cũng
như khơng đồng tình với định nghĩa này. Theo tác giả Ngơ Tử Liễn thì cho rằng việc xác
định khách thể của vi phạm hành chính là các quy tắc quản lý Nhà nư c dễ gây ra nhầm
lẫn với khách thể của vi phạm kỷ luật nhưng không bao gồm được các quan hệ xã hội
liên quan tới sở hữu Nhà nước, các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của cơng dân5. Theo
quan điểm của tác giả Nguyễn Cửu Việt định nghĩa này cho chúng ta thấy được các dấu
hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính là: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi,
có lỗi, và bị xử phạt hành chính. Nhưng ơng khơng đồng ý với quy định về yếu tố khách
thể của vi phạm, cũng như cơng thức “khơng phải là tội phạm hình sự” 6.
Nhưng đến Pháp lệnh xử phạt hành chính năm 1995, rồi Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính năm 2002 đều quy định gián tiếp khái niệm vi phạm hành chính thơng qua
khái niệm XPVPHC mà khơng quy định cụ thể khái niệm vi phạm hành chính và nội
dung cơ bản vẫn khơng đổi. Vi phạm hành chính là khái niệm cơ bản nhất của Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính và của cả hệ thống pháp luật về vi phạm hành chính nên việc
quy định gián tiếp khơng hợp lý và rõ ràng.
Đối với vấn đề về khái niệm vi phạm hành chính tác giả có ý kiến như sau:
5

Ngô Tử Liễn (1994), “Cơ sở của trách nhiệm hành chính và vấn đề sửa đổi Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm

hành chính”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1, trang 14
6
Nguyễn Cửu Việt (2010), “Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, trang
544

7


Thứ nhất, với quy định “mà không phải là tội phạm hình sự” rất dễ làm cho
những người có thẩm quyền XPVPHC có quan điểm chờ cơ quan hình sự phán xét
hành vi đó khơng là tội phạm thì mới xem là vi phạm hành chính để có biện pháp xử
phạt. Cho nên, cần thay cụm từ “mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính” bằng cụm từ theo quy định của pháp luật
phải chịu trách nhiệm hành chính”. Cách thay thế này vừa làm quy định trên được ngắn
đi nhưng lại vừa đầy đủ ý nghĩa, vì phải chịu trách nhiệm hành chính thì đã khơng là tội
phạm và hơn thế bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính thì cịn các biện pháp xử lý
khác nữa.
Thứ hai, tác giả cũng cho rằng định nghĩa trên c n chưa phản ánh năng lực pháp
luật chủ thể là cá nhân. Vì đối với những chủ thể là cá nhân thì sẽ có những chủ thể có
đầy đủ năng lực pháp luật và có chủ thể chưa có hoặc khơng có năng lực pháp luật.
Nhưng chỉ có những chủ thể có năng lực pháp luật mới chịu trách nhiệm hành chính.
Cho nên trong định nghĩa khái niệm vi phạm hành chính cần bổ sung năng lực pháp luật
của chủ thể là cá nhân thì sẽ đầy đủ hơn. C n với tổ chức thì khơng cần khẳng định vấn
đề năng lực pháp luật vì năng lực pháp luật của tổ chức có từ khi tổ chức được thành lập
và được Nhà nước thừa nhận.
Thứ ba, đối với khách thể của hành vi thì theo tác giả ngồi quy tắc quản lý hành
chính nhà nước cũng cần đề cập đến lợi ích hợp pháp của các cá nhân nói chung (gồm
cơng dân Việt Nam và người nước ngồi , các cơ quan tổ chức trong và ngồi nước.
Tóm lại, tác giả cho rằng khái niệm vi phạm hành chính có thể được định nghĩa
như sau: “là hành vi trái pháp luật, có lỗi do tổ chức, cá nhân c năng lực trách nhiệm

pháp luật hành chính (trong và ngồi nư c) thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý hành
chính nhà nư c, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà theo quy
định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính”
Tương tự như khái niệm vi phạm hành chính, khái niệm vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khốn cũng khơng được định nghĩa một cách trực tiếp. Thông qua
quy định tại Điều 2 Nghị định 85/2010/NĐ-CP về XPVPHC trong lĩnh vực chứng khoán
và TTCK sau đây gọi là Nghị định 85/2010/NĐ-CP) thì khái niệm vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khốn có thể được hiểu “là hành vi của cá nhân, tổ chức trong
nư c và nư c ngoài cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định của pháp luật về chứng khoán và
8


thị trường chứng khoán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này”.
Những hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán thường mang lại cho chủ thể
vi phạm những khoản siêu lợi nhuận bất chính nên hành vi vi phạm vì thế cũng diễn ra
rất nhiều. Cho nên, vấn đề cấp thiết là cần có một định nghĩa trực tiếp, cụ thể và chính
xác về khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn. Dựa vào khái niệm vi
phạm hành chính mà tác giả đã đưa ra ở trên thì khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khốn có thể được định nghĩa là “hành vi trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô
ý) do tổ chức, cá nhân c năng lực trách nhiệm pháp luật hành chính thực hiện, vi phạm
các quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK mà theo quy định của pháp luật
phải chịu trách nhiệm hành chính”.
ii)

Những yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh

vực chứng khốn
Muốn xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính nói chung và vi
phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn hay khơng, thì cần xác định các dấu hiệu

pháp lý của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Những dấu hiệu pháp lý
này thường được mô tả trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khốn. Giống như bất k loại vi phạm hành chính nào, vi phạm
hành chính trong lĩnh vực chứng khốn được cấu thành bởi các yếu tố cơ bản: mặt khách
quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể.


Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng

khốn
Mặt khách quan của hành vi vi phạm là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngồi mà
con người có thể nhận biết được thông qua trực quan. Hành vi, hậu quả, thời gian, địa
điểm, công cụ phương tiện là những dấu hiệu của mặt khách quan, nhưng không phải tất
cả các dấu hiệu này đều là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của các vi phạm
hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của mọi vi phạm hành chính là hành vi
vi phạm pháp luật và hành vi vi phạm cũng chính là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách
quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. Khi xem xét, đánh giá hành
vi của cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính hay khơng, bao giờ cũng phải
9


có những căn cứ pháp lý rõ ràng, xác định. Hành vi vi phạm có thể được biểu hiện dưới
dạng hành động hoặc không hành động, tuy nhiên, vi phạm trong lĩnh vực chứng khốn
có đặc trưng khác các lĩnh vực khác vì thường được thể hiện dưới dạng khơng hành
động như vi phạm về không công bố thông tin, không báo cáo, không tuân thủ quy định
về quản trị công ty… Chỉ những hành vi vi phạm được quy định trong các văn bản pháp
luật về chứng khốn thì mới là dấu hiệu của mặt khách quan, nếu không quy định thì dù
hành vi có gây nguy hiểm, thiệt hại cho TTCK vẫn không thể xem là hành vi vi phạm.
Để tránh tình trạng áp dụng nguyên tắc suy đốn khi đánh giá một hành vi có vi phạm

pháp luật hành chính trong lĩnh vực chứng khốn khơng thì phải có căn cứ pháp lý rõ
ràng. Ngồi dấu hiệu về mặt hành vi trong một số trường hợp mặt khách quan của vi
phạm hành chính cịn bao gồm các dấu hiệu về thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi
phạm; hậu quả và mối quan hệ nhân quả.
Đối với mặt khách quan của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng
khốn thì dấu hiệu thời gian trong một số trường hợp là dấu hiệu bắt buộc. Trong các
trường hợp này, chỉ khi hành vi thực hiện trước hoặc sau thời gian quy định thì mới bị
xem là vi phạm, ví dụ như trong trường hợp tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của
công ty đại chúng không thực hiện báo cáo trong thời gian bảy ngày sau khi trở thành cổ
đơng lớn thì mới bị xử phạt về hành vi vi phạm các quy định về báo cáo.
Hầu hết các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn đều ở dạng
cấu thành hình thức, và thiệt hại khơng là dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan. Hậu
quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn khơng nhất thiết phải là các
thiệt hại cụ thể. Bởi lĩnh vực chứng khoán là một lĩnh vực rất nhạy cảm, những tác động
của lĩnh vực này ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, cho nên vi phạm diễn ra trong lĩnh
vực này thường gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, ngồi ra những thiệt hại
này lại khó chứng minh. Hơn nữa, bản thân vi phạm của chủ thể đã phản ánh mức độ
nguy hiểm cho lĩnh vực chứng khốn nói chung và TTCK nói riêng. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp thiệt hại là dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan trong hành vi vi
phạm ở lĩnh vực chứng khoán, nhất là những hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lý của Sở
giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đối với những trường hợp
này thì phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra. Ví
dụ như theo điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 85/2010/NĐ-CP thì khi Sở giao dịch
10


chứng khốn khơng phát hiện được, khơng xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy chế
giao dịch nhưng hậu quả phải để xảy ra vi phạm, ảnh hưởng đến tính cơng bằng, cơng
khai, minh bạch của thị trường thì mới bị xử phạt.



Chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn

Cũng như nhiều lĩnh vực khác, trong lĩnh vực chứng khoán chủ thể thực hiện vi
phạm hành chính là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo
quy định pháp luật. Cho nên, có thể nói năng lực chịu trách nhiệm hành chính của chủ
thể thực hiện vi phạm trong lĩnh vực chứng khốn cũng có những nét đặc trưng giống
với các lĩnh vực khác. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi
phạm hành chính phải là người khơng mắc các bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi và đạt độ tuổi theo pháp luật quy định7. Về nguyên tắc, người từ
đủ 14 tuổi trở lên là chủ thể của vi phạm hành chính nhưng trong lĩnh vực chứng khốn
thì chủ thể của vi phạm hành chính thường ở độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên. Vì theo Điều
20 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch
nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, nhưng những giao dịch
trong lĩnh vực chứng khốn là những giao dịch có tính chất thương mại nên không phải
là giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hơn nữa giao dịch trong lĩnh vực chứng khốn
cũng khơng thể chờ sự đồng ý của người đại diện vì giao dịch cần sự nhanh chóng và
linh hoạt. Ngoài ra, theo pháp luật hiện hành ở nước ta thì những cá nhân tham gia vào
TTCK thường có những điều kiện nhất định như chủ thể có chứng chỉ hành nghề chứng
khốn phải có năng lực dân sự đầy đủ, có trình độ đại học8, cá nhân đại diện theo ủy
quyền phải có năng lực dân sự đầy đủ9, và một số chủ thể khác cũng có những yêu cầu
tương tự. Mà theo Điều 18, Điều 19 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì người đủ 18 tuổi trở
lên là người có năng lực dân sự đầy đủ, cho nên những cá nhân của vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khốn thường có độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên nhưng chủ yếu vẫn là
là từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với chủ thể là tổ chức thì đương nhiên có năng lực trách

7

Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), “Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam”, Nhà xuất bản Công an nhân dân,

trang 305
8

Điểm a khoản 1 Điều 79 Luật Chứng khoán năm 2010

9

Điểm a khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2005

11


nhiệm hành chính từ khi được thành lập và Nhà nước thừa nhận. Đặc biệt khác với nhiều
lĩnh vực khác chủ thể vi phạm hành chính là các cá nhân chiếm đa số thì trong lĩnh vực
chứng khốn chủ thể của vi phạm hành chính là các tổ chức chiếm số lượng rất nhiều.
Bởi số lượng các tổ chức tham gia vào lĩnh vực chứng khoán khá nhiều như: vào cuối
năm 2009 có 1.608 cơng ty đại chúng, 541 cơng ty niêm yết, 2.662 tài khoản của tổ
chức, 105 công ty chứng khốn, 47 cơng ty quản lý quỹ, và 20 ngân hàng… trong khi đó
chủ thể là cá nhân thì hạn chế hơn gồm nhà đầu tư cá nhân với 808.558 tài khoản, người
hành nghề chứng khoán 8.400 người10…
Hơn thế, các chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn cịn có thể
là chủ thể nước ngồi và đặc biệt trong lĩnh vực này những chủ thể vi phạm là người
nước ngoài nhiều hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác gồm các doanh nghiệp nước
ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam, như vào cuối năm
2009 có 13.000 tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài được lập ở nước ta11. Đối với
những chủ thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ đúng các quy định của pháp
luật Việt Nam trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy
định khác.




Mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng

khoán
Mặt khách quan của hành vi là những yếu tố biểu hiện ra bên ngồi cịn mặt chủ
quan của hành vi vi phạm là trạng thái tâm lý bên trong thể hiện qua thái độ, động cơ,
mục đích của chủ thể vi phạm. Nhưng mặt chủ quan không tồn tại một cách độc lập mà
nó được thể hiện thông qua mặt khách quan của hành vi bao gồm các yếu tố: lỗi, động
cơ và mục đích.
Dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi
phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn nói
riêng. Nếu chủ thể thực hiện hành vi nhưng khơng có lỗi thì khơng thể xem đó là hành vi
vi phạm. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn thường khơng phân biệt lỗi cố
10

Tạp chí chứng khốn Việt Nam số 141 tháng 7 năm 2010 trang 1, trang 2

11

Tạp chí chứng khốn Việt Nam số 141 tháng 7 năm 2010 trang 1, trang 2

12


ý hay lỗi vô ý, nhưng yếu tố lỗi là khơng thể thiếu. Vì đa số các vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khốn đều rất nguy hiểm và gây hậu quả lớn cho nên dù là lỗi vô ý
hay có ý cũng phải chịu trách nhiệm. Trong một số trường hợp thì vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khoán yêu cầu với lỗi cố ý như quy định tại điểm c khoản 1 Điều
36 Nghị định 85/2010/NĐ-CP “cố ý trì hỗn, trốn tránh, khơng thi hành quyết định
hành chính của người có thẩm quyền…”.

Ngồi yếu tố lỗi, trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khốn động cơ và mục đích thường khơng là dấu hiệu bắt buộc, nhưng chủ yếu
động cơ và mục đích trong trường hợp này thường là các mục đích kinh tế, mà hiếm khi
vì những mục đích khác. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chứng khốn có một số vi phạm quy
định yếu tố động cơ và mục đích là yếu tố bắt buộc như: quy định xử phạt đối với hành
vi chào bán chứng khốn ra cơng chúng để thành lập doanh nghiệp điểm c khoản 4
Điều 8 Nghị định 85/2010/NĐ-CP); sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để
quảng cáo, kêu gọi góp vốn, thăm d thị trường trong quá trình thành lập quỹ thành viên
điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 85/2010/NĐ-CP); sử dụng thơng tin nội bộ để mua,
bán chứng khốn cho mình hoặc bên thứ ba điểm a khoản 1 Điều 26 Nghị định
85/2010/NĐ-CP …


Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn

Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều xâm phạm đến
các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm
hành chính là hành vi vi phạm đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính Nhà nước được
pháp luật hành chính quy định và bảo vệ. Vì vậy, khách thể của vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khốn chính là trật tự quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực
chứng khốn bị các hành vi vi phạm hành chính xâm hại. Mặc khác, những khách thể
này phải được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK.
Khi xác định một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn cần căn cứ
vào khách thể của vi phạm để có thể phân biệt với những vi phạm trong các lĩnh vực
khác.
Tóm lại, các dấu hiệu cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
giúp ta phân biệt vi phạm hành chính giữa các lĩnh vực khác với lĩnh vực này. Từ đó

13



giúp cơng tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán cũng như các lĩnh
vực khác được thực hiện đúng pháp luật và phù hợp với tính chất của vi phạm.
iii) Phân biệt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
và tội phạm trong lĩnh vực chứng khốn
Vi phạm hành chính và tội phạm thực chất là vi phạm pháp luật và đều gây nguy
hiểm cho xã hội, tuy nhiên mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của mỗi hành vi là khác
nhau, cần có sự phân định rõ ràng để áp dụng trách nhiệm phù hợp. Vi phạm hành chính
là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng mức độ thấp hơn so với trách nhiệm hình sự.
Cho nên khi XPVPHC nói chung và trong lĩnh vực chứng khốn nói riêng cần đặc biệt
lưu ý đến việc nhận biết các dấu hiệu của vi phạm hành chính để phân biệt với tội phạm
hình sự. Trong thực tế có nhiều trường hợp vi phạm hành chính và vi phạm hình sự
trong lĩnh vực chứng khốn là rất khó xác định. Đây là khó khăn đối với quá trình xử lý
vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán nhất là khi lĩnh vực chứng khoán c n tương đối
mới ở Việt Nam và tội phạm trong lĩnh vực chứng khốn mới được chính thức quy định
trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1995, có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2010 sau đây gọi là Bộ luật hình sự). Pháp luật hình sự vẫn chưa có
những hướng dẫn cụ thể quy định về tội phạm trong lĩnh vực chứng khốn ở Bộ luật
hình sự. Hơn thế nữa, cơ quan tư pháp chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác xét xử
ở lĩnh vực chứng khốn. Vì vậy, nếu khơng có sự phân định rõ ràng giữa vi phạm hành
chính và trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực chứng khốn sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm
hoặc xử lý oan những trường hợp chưa đến mức bị xem là tội phạm .
Dấu hiệu căn bản, đầu tiên để phân định vi phạm hành chính và tội phạm trong
lĩnh vực chứng khốn chính là mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi hành vi. Để phản
ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì có một số biểu hiện sau. Thứ nhất, là
mức độ gây thiệt hại, gây hậu quả cho xã hội của những hành vi vi phạm. Bởi cùng là
hành vi vi phạm pháp luật nhưng tội phạm luôn mang lại cho xã hội những hậu quả, thiệt
hại lớn hơn là vi phạm hành chính. Theo pháp luật nước ta hiện nay ranh giới giữa vi
phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán là “gây hậu quả nghiêm
trọng” (khoản 1 Điều 181a Bộ luật hình sự . Nhưng lại chưa có bất k quy định cụ thể

nào về khái niệm này, trừ quy định tại mục 1.2 chương I Thông tư liên tịch số
46/2009/TTLT-BTC-BCA về hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
14


vực chứng khốn và TTCK. Vì những quy định c n chưa cụ thể nên việc phân định vi
phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực chứng khốn hiện nay vẫn cịn nhiều khó
khăn. Cho nên, theo quan điểm của tác giả cần đưa ra những tiêu chí để cụ thể hóa quy
định “gây hậu quả nghiêm trọng”. Ví dụ như: mức độ thiệt hại tính bằng tiền hoặc
chứng khốn, có ảnh hưởng đến sự vận hành TTCK như thế nào, gây hậu quả cho bao
nhiêu chủ thể… Cũng như quy định về “khoản thu lợi bất chính l n” điểm a khoản 1
Điều 181b Bộ luật hình sự) thì cần phải quy định khoản thu lợi bao nhiêu được xem là
lớn. Cũng biết rằng trong lĩnh vực chứng khốn những quy định chưa cụ thể là tương đối
khó xác định, nhưng cũng chính từ sự phức tạp của lĩnh vực này mà pháp luật cần có
những quy định rõ ràng.
Thứ hai, bên cạnh hậu quả thì yếu tố lỗi trong một số trường hợp cũng phản ánh
mức độ nguy hiểm cho xã hội, hành vi với lỗi cố ý thì thường nguy hiểm cho xã hội hơn
là những hành vi chỉ với lỗi vô ý. Phần lớn những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực chứng khoán với lỗi cố ý đều bị quy định là tội phạm như: tội cố ý công bố thông tin
sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán Điều 181a Bộ luật Hình sự).
Cho nên, yếu tố lỗi cũng là ranh giới phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm trong
một số trường hợp.
Ngoài dấu hiệu về mức độ nguy hiểm cho xã hội thì cịn một số dấu hiệu khác
giúp ta phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực chứng khốn. Về chủ
thể của hành vi vi phạm thì theo pháp luật hình sự Việt Nam chỉ có cá nhân mới có năng
lực trách nhiệm hình sự cịn tổ chức thì khơng, nhưng vi phạm hành chính thì cả cá nhân
và tổ chức đều được xác định là chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính. Ngồi ra,
tội phạm thì phải được quy định trong pháp luật hình sự và phải do chính Tịa án phán
xét. Cịn vi phạm hành chính thì được quy định trong các văn bản pháp luật hành chính
và do cơ quan có thẩm quyền xử phạt mà không phải là cơ quan tư pháp.

Với những dấu hiệu nêu trên chúng ta phần nào có thể phân biệt được vi phạm
hành chính với tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên, Nhà nước ta cần
nghiên cứu kinh nghiệm các nước trên thế giới và điều kiện TTCK ở Việt Nam để có
những quy định khoa học về phân định vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực
chứng khoán.

15


1.1.3 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn
i)

Sự cần thiết ph i

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực chứng hoán
Thị trường chứng khoán ra đời từ rất sớm và được biết đến lần đầu tiên ở các
nước phương Tây, nơi có những thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, là nơi các thương
gia tụ họp mua bán đông đúc. Vào năm 1453, tại thị trấn Brusels của nước Bỉ các thương
gia thường gặp nhau ở các quán rượu để bàn luận các vấn đề về kinh doanh. Cũng từ đó
các thương gia lập ra ở đây một cái chợ để mua bán k phiếu nước ngồi và trao đổi
thơng tin mua bán, kinh doanh, và đây chính là hình thức sơ khai nhất của TTCK. Từ
năm 1547 trở đi những cái chợ như thế này ngày càng được phát triển và nhân rộng ra
một số địa phương khác. Lần đầu tiên, vào năm 1551 ở Auves (Bỉ đã triển khai việc
mua bán các khoản nợ của chính phủ Anh, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Pháp. Tiếp theo đó
TTCK được hình thành ở nhiều quốc gia khác như Hà Lan 1608 , Pháp 1724 , Hoa K
(1729), Anh (1773)12. Hiện nay TTCK đã hình thành và phát triển ở hầu hết các quốc gia
có nền kinh tế thị trường, trong đó có Việt Nam mặc dù với sự ra đời khá muộn.
Thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam chính thức ra đời vào ngày

20/07/2000 được đánh dấu bởi sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khốn Thành
phố Hồ Chí Minh (vào ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh . Hơn mười năm hình thành và phát triển TTCK Việt Nam đã
gặt hái được nhiều thành cơng nhất định. Tính đến cuối năm 2009 thì đã có 541 doanh
nghiệp niêm yết cổ phiếu ở cả hai Sở giao dịch chứng khoán và 4 chứng chỉ quỹ đại
chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 127.489 nghìn tỷ đồng. Tổng giá trị vốn
hóa của thị trường tính đến thời điểm ngày 31/12/2009 ước tính đạt 620.551 nghìn tỷ
đồng tương đương với gần 38% GDP năm 200913. Bên cạnh đó vẫn cịn nhiều khó khăn,
thách thức như khủng hoảng kinh tế thế giới, trong khi TTCK lại là một thị trường rất
nhạy cảm , và TTCK Việt Nam vẫn còn non trẻ. Cho nên việc tiếp tục nghiên cứu và
hoàn thiện TTCK Việt Nam và hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường này là một vấn
đề cần phải tiếp tục được quan tâm.
12

Trịnh Văn Quyết và Đào Mạnh Kháng (2007), “Triển vọng thị trường chứng khốn Việt Nam nhìn từ g c độ
pháp lý”, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội, trang 15.
13

Tạp chí chứng khoán Việt Nam số 141 tháng 7 năm 2010, trang 20.

16


TTCK là nguồn huy động vốn trung và dài hạn rất quan trọng trong nền kinh tế
thị trường. Hơn nữa TTCK c n là thước đo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, bởi
nó chịu sự tác động rất lớn từ nền kinh tế những thay đổi của nền kinh tế ảnh hưởng đến
sự vận động của TTCK, và đến lượt mình TTCK cũng có những tác động trở lại với nền
kinh tế. Bên cạnh đó TTCK chứa đựng nhiều rủi ro, những rủi ro này không chỉ có phạm
vi ảnh hưởng nhỏ trong TTCK, trong thị trường tài chính mà cịn có thể gây ra những rủi
ro mang tính hệ thống và phạm vi ảnh hưởng của nó là tồn bộ nền kinh tế. Chính vì

vậy, TTCK không thể chỉ vận hành theo nguyên tắc bàn tay vơ hình là sự tự điều tiết
của chính các quy luật kinh tế như quy luật cung cầu. Mà nền kinh tế thị trường nói
chung và lĩnh vực chứng khốn nói riêng vẫn cần có sự điều chỉnh của bàn tay hữu
hình . Đó chính là sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, nhằm tạo ra sự tương tác tích cực
đối với nền kinh tế và khắc phục những nhược điểm cố hữu của nền kinh tế thị trường và
đặc biệt quan trọng là trong TTCK.
Khi TTCK mới được ra đời theo yêu cầu tất yếu của nền kinh tế và hồn tồn tự
phát, chưa có sự quản lý của Nhà nước. Từ lịch sử phát triển TTCK trên thế giới cho
thấy, nền kinh tế và TTCK đã phải gánh chịu nhiều khủng hoảng nghiêm trọng khi thị
trường này phát triển một cách tự phát, thiếu vắng sự đảm bảo của các biện pháp pháp
lý. Một trong những minh chứng sinh động nhất cho lý luận ở trên là đại suy thoái ở Mỹ
từ năm 1929 đến năm 1933, là vụ đầu cơ lớn nhất mọi thời đại, là cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng nhất của Chủ nghĩa tư bản. Cuộc đại suy thoái này diễn ra ở Mỹ nhưng sự
tác động của nó ảnh hưởng đến tồn thế giới dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
từ năm 1929 đến năm 1933. Riêng ở Mỹ trong v ng 4 năm, mức sản xuất giảm 50%, vật
giá giảm xuống 25% và tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh chóng, có đến 25% dân số đến tuổi
lao động khơng có việc làm. GDP của Mỹ giảm hơn 25%, đã xóa đi mọi thành quả kinh
tế đã đạt được của một phần tư thế kỷ trước đó14. Từ sau cuộc khủng hoảng, nước Mỹ đã
nhìn thấy tầm quan trọng của pháp luật trong TTCK, ngay trong năm 1933 chính quyền
Hoa K đã ban hành Luật Chứng khoán và vào năm 1934 Luật các giao dịch chứng
khoán cũng được ra đời. Và sau đó nhiều quốc gia cũng nhìn nhận rằng cần có sự quản
lý của nhà nước trong TTCK và hàng loạt các quy định pháp luật đã ra đời để điều chỉnh
14

Phạm Quốc Trung – Phạm Thị Túy (2011), “Khủng hoảng kinh tế thế gi i những vấn đề lý luận và kinh
nghiệm”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 76

17



thị trường này. Ngày nay hầu như ở các quốc gia có TTCK đều có những quy phạm
pháp luật, những án lệ để điều chỉnh các hoạt động và các vấn đề của thị trường này.
Qua những phân tích ở trên có thể cho ta nhận định rằng: sự quản lý của nhà nước
đối với TTCK là một tất yếu, nhưng khơng có nghĩa Nhà nước có thể quản lý một cách
tùy tiện mà cần có sự quan tâm đúng mức, phù hợp để TTCK phát triển đúng quy luật.
Nhà nước quản lý TTCK thông qua các quy định pháp luật đưa ra các quy tắc xử sự
chung và riêng buộc các chủ thể liên quan phải tuân theo, các nguyên tắc này sẽ được
đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Lĩnh vực chứng khoán
cũng là một lĩnh vực kinh tế trong đời sống xã hội cho nên trong q trình vận hành của
nó tất yếu sẽ xuất hiện các hành vi vi phạm. Chính vì vậy, bên cạnh việc Nhà nước tạo
điều kiện cho TTCK phát triển, ban hành các quy tắc xử sự thì cũng cần đưa ra các biện
pháp để xử lý các hành vi vi phạm phát sinh trong lĩnh vực này. Để TTCK được phát
triển lành mạnh, cơng bằng thì nhà nước cần tăng cường xử lý các hành vi vi phạm, và
cũng cần có những quy định phù hợp thì mới tránh được những hạn chế trong quá trình
áp dụng vào cuộc sống.
Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới có TTCK đều quy định sự quản lý
của nhà nước đối với lĩnh vực này, tuy nhiên với mỗi quốc gia khác nhau thì sự quản lý
giới hạn ở những mức độ khác nhau. Cũng chính từ cơ sở này mà mỗi quốc gia lại có
những chính sách để xử lý các hành vi vi phạm khác nhau, nhưng đa số các quốc gia đều
quy định các hình thức xử lý chủ yếu đó là xử lý theo pháp luật về hình sự, dân sự và
hành chính. Ví dụ như trong Chương XI Luật Chứng khốn Trung Quốc năm 1999, từ
Điều 175 đến Điều 210 quy định trách nhiệm pháp lý trong TTCK. Đa số các hành vi vi
phạm đều có thể bị xử phạt hành chính như phạt tiền tính theo khoản thu nhập bất hợp
pháp hoặc một khoản tiền nhất định, tịch thu toàn bộ các thu nhập trái pháp luật, cấm
tham gia TTCK vĩnh viễn, bên cạnh đó nếu hành vi cấu thành tội phạm thì cịn phải chịu
trách nhiệm hình sự. Hơn nữa tại Điều 207 của Luật chứng khoán Trung Quốc cũng quy
định trách nhiệm bồi thường dân sự đối với một trong những hành vi vi phạm Luật này.
Tương tự như vậy trong Luật Chứng khoán Hoa K năm 1933 cũng quy định hình phạt
tiền trong hành chính, trách nhiệm bồi thường trong dân sự và trách nhiệm hình sự đối
với các hành vi vi phạm. Và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật đó, pháp luật về


18


chứng khoán của Việt Nam cũng quy định xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
chứng khoán bằng pháp luật hình sự, dân sự và hành chính.
Từ các cơ sở nêu trên cho ta thấy, XPVPHC trong lĩnh vực chứng khốn là một
hình thức của xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, là một tất yếu khách quan khi
Nhà nước thực hiện sự quản lý trong lĩnh vực này.
ii)

Khái niệm x

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

chứng khốn
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn diễn ra khá phổ biến và phức
tạp, vì vậy việc xử phạt các hành vi vi phạm là một trong những biện pháp quan trọng và
được sử dụng nhiều nhất. Để công tác XPVPHC được thực hiện một cách hiệu quả và
thống nhất thì chúng ta cần có những nhận thức đúng về khái niệm “xử phạt vi phạm
hành chính”. Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm XPVPHC trong các pháp
lệnh về xử lý vi phạm hành chính ở nước ta, nhưng thực ra những định nghĩa này chỉ
khác nhau trong cách diễn đạt từ ngữ mà nội dung cơ bản thì khơng khác nhau nhiều.
Tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 định nghĩa:
“XPVP C được áp dụng đối v i cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá
nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý
nhà nư c mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
hành chính”
Với cách định nghĩa như thế này là khá chi tiết vì như đã phân tích trong phần
khái niệm vi phạm hành chính ở trên, thì thông qua khái niệm này nhà làm luật muốn

định nghĩa ln khái niệm vi phạm hành chính . Cho nên theo quan điểm của tác giả,
thì cần định nghĩa khái niệm “vi phạm hành chính” một cách trực tiếp, cụ thể; từ đó thì
khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” sẽ được định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu hơn.
Trên cơ sở khái niệm vi phạm hành chính đã được đưa ra ở trên, tác giả có ý kiến nên
định nghĩa “XPVP C là việc những chủ thể có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử
phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối v i chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành
chính theo các thủ tục pháp luật hành chính quy định”
Trong lĩnh vực chứng khốn những vi phạm hành chính khơng những diễn ra
thường xuyên, mà còn gây ra những hậu quả rất lớn về kinh tế. Do đó, cơng tác
XPVPHC trong lĩnh vực chứng khốn đã góp phần giúp TTCK ở Việt Nam được phát
19


triển công bằng và lành mạnh. Cũng như những lập luận ở phần khái niệm vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng khốn thì khái niệm “XPVP C trong lĩnh vực chứng khoán”
cũng cần định nghĩa rõ ràng, cụ thể. Nhưng trong các văn bản quy định về XPVPHC
trong lĩnh vực chứng khốn từ trước đến nay khơng đưa ra định nghĩa XPVPHC trong
lĩnh vực chứng khoán. Hầu như chỉ thông qua việc quy định đối tượng áp dụng của các
văn bản pháp luật này để hiểu về khái niệm XPVPHC. Theo tác giả cần có những quy
định tách bạch giữa khái niệm vi phạm hành chính, XPVPHC trong lĩnh vực chứng
khoán với đối tượng nghiên cứu của các văn bản pháp luật. Khái niệm XPVPHC có thể
phát biểu như sau: “XPVP C trong lĩnh vực chứng khoán là việc các cơ quan, cán bộ
có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối v i
cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn theo thủ tục pháp luật
quy định”
iii)

Những đặc trưng của x phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực chứng khốn

Thứ nhất, về chủ thể bị XPVPHC trong lĩnh vực chứng khoán. XPVPHC được áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Trong
khi XPVPHC trong lĩnh vực chứng khốn thì chỉ có những tổ chức, cá nhân trực tiếp
liên quan đến các hoạt động trong lĩnh vực chứng khốn mới bị xử phạt chứ khơng phải
mọi tổ chức, cá nhân đều có thể bị áp dụng hình phạt. Ví dụ như, chỉ có những doanh
nghiệp có đủ điều kiện trở thành công ty đại chúng theo quy định của pháp luật chứng
khốn mà khơng thực hiện cơng tác đăng ký theo đúng quy định pháp luật thì mới là tổ
chức bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng, chỉ có
những cổ đơng lớn của các cơng ty đại chúng mới bị xử phạt về hành vi khơng cơng bố
thơng tin mà các cổ đơng nhỏ thì khơng bị xử phạt. Cho nên, chỉ có những tổ chức, cá
nhân được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực chứng
khốn mới là chủ thể bị áp dụng biện pháp XPVPHC.
Thứ hai, về chủ thể có thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực chứng khốn. Số
lượng chủ thể có thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực chứng khoán hạn chế hơn so với
một số lĩnh vực khác vì lĩnh vực chứng khốn là lĩnh vực còn khá mới ở nước ta, hơn
nữa đây là lĩnh vực đ i hỏi về chuyên môn khá cao. Các chủ thể có thẩm quyền
XPVPHC trong lĩnh vực chứng khốn cần có những hiểu biết chun sâu về lĩnh vực
20


×