Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
Đ
TẠO
TRƯỜN
NG ĐẠI HỌ
ỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VÕ VĂN
V
QUẢN
NG

PHỊN
NG NGỪ
ỪA CÁ
ÁC TỘII XÂM PHẠM
M SỞ
H
HỮU CĨ
C TÍN
NH CHẤ
ẤT CH
HIẾM ĐOẠT
Đ
T
TRÊN
ĐỊA
A BÀN TỈNH GIA LAI

L
LUẬN


VĂN THẠC SĨ LUẬT
L
HỌC

HÍ MINH, NĂ
ĂM 2011
TP. HỒ CH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ VĂN QUẢNG

PHỊNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ
HỮU CĨ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự - Mã số: 60.38.40

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi. Các số liệu, ví dụ được sử dụng, trích dẫn trong luận

văn là hồn tồn chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Văn Quảng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

THTP

: Tình hình tội phạm

BLHS

: Bộ luật hình sự

XPSH

: Xâm phạm sở hữu

XPSHCĐ

: Xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

DTTS

: Dân tộc thiểu số


UBND

: Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1. Bảng 1.1. Số vụ án đã xét xử sơ thẩm từ 2006 – 2010
2. Bảng 1.2. Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt bị xét xử sơ
thẩm từ năm 2006 đến 2010
3. Bảng 1.3. Số vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đã xét xử sơ
thẩm năm 2006 – 2010
4. Bảng 1.4. Bảng tỷ trọng các vụ án trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt (%)
5. Bảng 1.5. Tỷ lệ số bị cáo đã bị xét xử từ năm 2006 đến 2010 theo độ tuổi
6. Bảng 1.6. Tỷ lệ số bị cáo bị xét xử trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt theo độ tuổi
7. Bảng 1.7. Tỷ trọng số bị cáo bị xét xử là người dân tộc thiểu số (DTTS)
trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 – 2010
8. Bảng 1.8. Tỷ lệ số bị cáo là nữ bị xét xử từ năm 2006 đến 2010
9. Bảng 1.9. Tỷ trọng các vụ án trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 – 2010 (%)
10. Bảng 1.10. Tỷ trọng người phạm tội bị xét xử trong nhóm tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 – 2010 (%)
11.Bảng 1.11. Trình độ học vấn của số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 đến 2011
12. Bảng 1.12. Nghề nghiệp của số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 đến 2011
13. Bảng 1.13. Tỷ lệ các bị cáo tái phạm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

14. Biểu đồ 1. Tỷ lệ số vụ án hình sự xét xử sơ thẩm từ năm 2006 đến 2010
15. Biểu đồ 2. Tỷ lệ số bị cáo bị xét xử sơ thẩm từ năm 2006 đến 2010
16.Biểu đồ 3. Diễn biến tăng, giảm số vụ án hình sự xét xử sơ thẩm từ năm
2006 đến 2010
17. Biểu đồ 4. Diễn biến tăng, giảm số bị cáo bị xét xử sơ thẩm từ năm 2006
đến 2010
18. Biểu đồ 5. Tỷ trọng các tội phạm bị xét xử trong nhóm tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo số vụ án
19. Biểu đồ 6. Tỷ trọng các tội phạm bị xét xử trong nhóm tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo số bị cáo.


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 01
Chương I: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo luật hình
sự Việt Nam và tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
1.1 Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo luật hình sự Việt Nam
......................................................................................................................................... 07
1.2 Tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn
tỉnh Gia Lai từ năm 2006 đến 2010 ................................................................................ 10
1.2.1 Thực trạng .............................................................................................................. 10
1.2.2 Cơ cấu .................................................................................................................... 12
1.2.3 Động thái ............................................................................................................... 18
1.2.4 Đặc điểm tội phạm học ......................................................................................... 22
Chương II: Thực trạng hoạt động phòng ngừa và nguyên nhân, điều kiện
của các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn
tỉnh Gia Lai
2.1 Thực trạng hoạt động phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính

chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai ....................................................................... 34
2.1.1 Những thành công .................................................................................................. 34
2.1.2 Những hạn chế ....................................................................................................... 39
2.2 Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm các tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt, trên địa bàn tỉnh Gia Lai ............................................................... 43
2.2.1 Nhóm nguyên nhân, điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................... 43
2.2.2 Nhóm nguyên nhân về điều kiện tâm lý, văn hóa .................................................. 45
2.2.3 Nhóm nguyên nhân, điều kiện từ phía Nhà nước .................................................. 48
2.2.4 Những nguyên nhân, điều kiện khác ...................................................................... 50
2.3 Nguyên nhân, điều kiện đặc thù của nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai ............................................................................... 51
Chương III: Dự báo và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn
tỉnh Gia Lai
3.1 Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa
bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới................................................................................. 56
3.1.1 Cơ sở dự báo .......................................................................................................... 56
3.1.2 Nội dung dự báo ..................................................................................................... 59
3.2 Kiến nghị về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phịng, chống tội phạm
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời
gian tới.
......................................................................................................................................... 61
3.2.1 Định hướng............................................................................................................. 61
3.2.2 Kiến nghị về các biện pháp cụ thể ......................................................................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 73
DANH M ỤC T ÀI LI ỆU THAM KHẢO


1


LỜI NĨI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Gia Lai là một tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, là nơi giao nhau củahai
tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 14 và quốc lộ 19, có vị trí chiến lược về an
ninh, kinh tế của khu vực. Dân số của Tỉnh Gia Lai tính đến tháng 12/2010 là
khoảng 1.302.680 người với nhiều thành phần dân tộc khác nhau1. Trong những
năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã nỗ lực phát
triển kinh tế, thực hiện tốt các chính sách xã hội và đã đạt được nhiều thành tựu
trong việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên và nhân
dân lao động, các dịch vụ cộng đồng ngày càng được mở rộng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình phát triển của xã hội,
những mâu thuẫn nhiều mặt trong đời sống xã hội cũng gia tăng, trong đó chủ yếu là
những mâu thuẫn trên bình diện kinh tế xã hội đã làm xuất hiện nhiều hiện tượng xã
hội tiêu cực thể hiện sự đối lập, cản trở khuynh hướng phát triển chung của xã hội
trên địa bàn tỉnh trên nhiều bình diện khác nhau như chính trị, tư tưởng, văn hóa …,
những hiện tượng xã hội tiêu cực này đã làm phát sinh nhiều loại tội phạm khác
nhau, đặc biệt là các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Thực tế thì từ
năm 2006 đến nay tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt diễn biến phức tạp,
tịacó chiều hướng gia tăng. Hoạt động của các loại tội phạm xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt vẫn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Bên cạnh đó, tình trạng một bộ
phận thanh - thiếu niên hư, coi thường pháp luật, gây án nghiêm trọng xảy ra ở một
số nơi. Các vụ hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, đông người tham gia có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, gây mất
ổn định an ninh trật tự tại cơ sở. Tội phạm trộm cắp vẫn chiếm tỷ lệ trên 30% các vụ
phạm pháp hình sự đã xảy ra.
Nhận thức được tính nguy hiểm của tội phạm nói chung cũng như các tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng, sau khi Chính phủ ban hành
Nghị quyết 09/1998/NQ-CP về cơng tác tăng cường đấu tranh phịng, chống tội
phạm trong tình hình mới và phê duyệt các đề án của Chương trình quốc gia phịng,

chống tội phạm năm 1998, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo thành lập Ban
chỉ đạo phòng, chống tội phạm từ tỉnh đến các cấp cơ sở nhằm phát huy sức mạnh
1

Cục thống kê tỉnh Gia Lai, (2011), Niên giám thống kê, tr25.


2

tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Các Sở, ban ngành, đồn thể và cấp ủy, chính
quyền các cấp, từ tỉnh đến các huyện, phường, xã, thị trấn đã xác định rõ trách
nhiệm và thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự và thực
hiện quy chế phối hợp trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Ngày 15/3/2006, chủ
tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành chỉ thị số02/2006/CT-UBND về việc tăng
cường công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an tịan xã hội trên địa bàn
tỉnh. Tuy nhiên nhìn tổng thể cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm các tội xâm
phạm sở hữu nói chung trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn cịnnhiều khó khăn, xuất phát
từ những ngun nhân khách quan và chủ quan như: địa bàn rộng, địa hình khơng
thuận lợi, thành phần dân cư phức tạp, thành phần dân tộc đa dạng, sự phối hợp giữa
các chủ thể trong hoạt độngphòng, chống tội phạm chưa chặt chẽ, cơng tác dự báo
cịn kém. Các chương trình, kế hoạchphòng ngừa tội phạm chưa bám sát vào các
điều kiện tự nhiên cũng như xã hội đặc thù của tỉnh, do vậy phần nào làm hạn
chếhiệu quả cơng tác phịng, chống đối với loại tội phạm này.
Từ những thực tế đã nêu trên, việc nghiên cứu tình hình các tội phạm xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, thực trạng cơng tác đấu tranh với nhóm tội
phạm này để tìm ra ngun nhân, điều kiệnđặc thù của nhóm tội phạm, trên cơ sở đó
đưa ra các dự báo và các giải pháp phịng ngừa có hiệu quả các tội xâm phạm sở hữu
có ý nghĩa quan trọng, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự cũng như thực hiện
các mục tiêu kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Từ những yêu cầu nêu trên, tác giả chọn đề tài “Phòng ngừa các tội xâm

phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai” làm đề tài luận
văn thạc sĩ luật học.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động phòng, chống tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên
địa bàn Tỉnh Gia Lai.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Làm rõ tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt từ năm
2006 đến năm 2011 tại tỉnh Gia Lai.
- Phân tích các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn Tỉnh Gia Lai


3

- Nghiên cứu thực trạng cơng tác đấu tranh phịng, chống các tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt từ năm 2006 đến 2011 trên địa bàn tỉnh Gia Lai,
đánh giá những hạn chế tồn tại trong công tác đấu tranh phịng, chống loại tội phạm
này, phân tích nguyên nhân của những hạn chế.
- Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tại
Tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tại Tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu:
- Tình hình tội phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên
địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 đến năm 2011;
- Hoạt động phịng, chống các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
tại Tỉnh Gia Lai.
Phạm vi nghiên cứu:

Cơng trình nghiên cứu này có những giới hạn sau:
- Về các tội phạm: Luận văn chỉ tập trung vào nhóm các tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt được quy định tại Chương XIV BLHS 1999, Tội cướp tài
sản (Điều 133), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134), Tội cưỡng đoạt tài
sản (Điều 135), Tội cướp giật tài sản (Điều 136), Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
(Điều 137), Tội trộm cắp tài sản (Điều 138), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều
139), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140).Các tội phạm này được
nghiên cứu ở góc độ tội phạm học.
- Về không gian: các nghiên cứu của Luận văn về tình hình tội phạm, thực
trạng hoạt động phịng ngừa và nguyên nhân, điều kiện của tội phạm giới hạn tại địa
bàn tỉnh Gia Lai
- Về thời gian: đối với các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt,
luận văn tập trung vào số liệu từ 2006 đến 2011.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử làm phương pháp luận.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Tác giả sử dụng các phương phápthống
kê,phân tích, tổng hợp trong q trình phân tích tình hình tội phạm, đánh giá thực
trạng hoạt động phòng ngừa. Đặc biệt, Tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội
học, phương pháp chuyên gia để xác định nguyên nhân, điều kiện của tội phạm,


4

đánh giá những thành công, hạn chế của hoạt động phòng ngừa tội phạm và xác định
các biện pháp để phịng ngừa tội phạm. .
Tình hình nghiên cứu:
Về lịch sử nghiên cứu: qua tìm hiểu, tác giả được biết từ năm 2005 cho đến
nay, đã có nhiều luận văn thạc sĩ viết về đề tài đấu tranh phòng, chống các tội cụ thể
trong nhóm tội xâm phạm sở hữu. Cụ thể, tại trường Đại học luật TP. Hồ Chí Minh

đã có các đề tài:
- Đấu tranh phịng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực
hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn của tác giả Nguyền Thị Kim
Dung
- Đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản tại Thành phố Cần Thơ
của tác giả Nguyễn Thị Phượng
- Đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản tại TP.Hồ Chí Minh của tác giả Lê
Văn Thúc
- Đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại TP.Hồ Chí Minh
của tác giả Dương Thị Ngọc Thủy
- Đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.Hồ Chí
Minh của tác giả Trương Minh Nhàn
- Đấu tranh phòng chống tội cướp giật tài sản tại TP.Hồ Chí Minh của tác giả
Trương Văn De
- Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
của tác giả Nguyễn Thanh Phương
- Đấu tranh phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn TP.Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thanh Thiên Hương
- Đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bình
Phước của tác giả Trần Văn Nhum.
Về kết quả nghiên cứu, các cơng trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng
tỏ nguyên nhân điều kiện cũng như đã đưa ra những giải pháp cho việc đấu tranh
phòng, chốngvới các tội cụ thể trong nhóm tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, các
cơng trình nghiên cứu trên chỉ làm sáng tỏ nguyên nhân điều kiện của một tội phạm
cụ thể, chưa phân tích nguyên nhân điều kiện đặc thù đối với nhóm các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói chung. Mặt khác các cơng trình nghiên cứu
trên tập trung ở một vài địa bàn có nhiều nét tương đồng về kinh tế, văn hóa đặc thù
của vùng đồng bằng. Do vậy những giải pháp phòng, chống tội phạm được nêu ra



5

trong các cơng trình nghiên cứu trên chưa phù hợp với địa bàn Tây Nguyên nói
chung, Gia Lai nói riêng, và chỉ mang tính chất tham khảo.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào về
phịng, chống phịng ngừanhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và
cũng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về phịng ngừa nhóm tội phạm này trên địa
bàn tỉnh Gia Lai.
Ý nghĩa của luận văn:
Về mặt lý luận,Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về nguyên
nhân, điều kiện của nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên
địa bàn tỉnh Gia Lai.
Về thực tiễn, những giải pháp đề xuất trong luận văn có thể làm cơ sở cho
việc xây dựng những chương trình, kế hoạch phịng ngừa và chống các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng cũng như có
giá trị tham khảo đối với các Tỉnh vùng Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu của đề tài
có thể được vận dụng vào thực tiễn công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật của
tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống và đấu tranh với tội
phạm.
Ngồi ra, đề tài cịn có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập cho
sinh viên cũng như nhà nghiên cứu luật.
Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung luận
văn gồm có 3 chương:
Chương I: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo luật hình sự
Việt Nam và tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạttrên địa
bàn tỉnh Gia Lai.
Chương II: Thực trạng hoạt động phòng ngừa và nguyên nhân, điều kiện của
các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Chương III:Dự báo và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia
Lai.
Những điểm mới của luận văn:
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp vào việc hiểu rõ tình hình tội
phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Đặc thù của tỉnh Gia Lai là có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và các đối tượng này


6

là chủ thể chiếm tỷ lệ cao trong các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn Tỉnh. Chính vì vậy, về thực trạng tình hình tội phạm, luận văn sẽ
làm rõ các chỉ số liên quan đến người dân tộc thiểu số phạm các tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trong mối liên hệ tổng quan với các điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội.
- Về nguyên nhân, điều kiện phạm tội, luận văn sẽ đi sâu phân tích làm rõ
hiện tượng xã hội tiêu cực xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản về văn hóa giữa nền văn
hóa chung của Tây nguyên, văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số và văn hóa
của những người nhập cư trong việc hình thành cơ chế thực hiện hành vi phạm tội
các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
- Luận văn đưa ra các biện phápnâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh với
các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt của Tỉnh Gia Lai. Những
giải pháp này cũng có giá trị áp dụng cho các tỉnh Tây Nguyên có điều kiện tự
nhiên, xã hội tương tự với tỉnh Gia Lai như diện tích rộng, mật độ dân số thấp, địa
hình phức tạp và giao thơng đi lại khó khăn.
- Đối với các nhóm giải pháp cụ thể vận dụng những hạt nhân hợp lý trong
phong tục, tập quán và chủ yếu là luật tục, Luận văn sẽ đưa ra các biện pháp phòng
ngừa đặc trưng đối với những vùng có đơng người dân tộc thiểu số sinh sống.



7

CHƯƠNG I: CÁC TộI XÂM PHạM Sở HữU CĨ TÍNH CHấT
CHIếM ĐOạT THEO LUậT HÌNH Sự VIệT NAM VÀ TÌNH HÌNH TộI
PHạM XÂM PHạM Sở HữU CĨ TÍNH CHấT CHIếM ĐOạT TRÊN ĐịA
BÀN TỉNH GIA LAI.
1.1 Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo luật hình sự
Việt Nam.
Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định tại Chương XIV Bộ luật hình sự 1999, gồm Tội
cướp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội cưỡng đoạt tài sản, Tội cướp
giật tài sản, Tội công nhiên nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội trộm cắp tài sản, Tội lừa
đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hạiquan hệ sở
hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS)
Hành vi cướp tài sản xâm phạm đồng thời hai quan hệ nhân thân và quan hệ
sở hữu. Hành vi phạm tội xâm phạm quan hệ nhân thân trước qua đó xâm phạm
quan hệ sở hữu.
Hành vi khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện bởi một trong các
hành vi: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm
cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt
tài sản. Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc
khơng có cơng cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người khác. Hành vi dùng vũ
lực ở tội cướp tài sản phải ở mức độ có khả nănglàm cho người bị tấn cơng lâm vào
tình trạng khơng thể chống cự được như nhằm làm cho họ sợ nên không dám chống
cự để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản; hoặc họ bị chết, bị bất tỉnh... Hành vi đe
dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ hoặc cả hai dọa sẽ
dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống lại việc chiếm đoạt làm tê liệt ý chí của người
bị đe dọa. Hành vi khác là hành vi không thuộc những hành vi trên nhưng có khả

năng làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể ngăn cản được việc bị
chiếm đoạt tài sản.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội cướp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý
trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội cướp tài sản.


8

Chủ thể của tội cướp tài sảnlà người từ đủ 14 tuổi trở lên và có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLHS)
Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản xâm phạm đồng thời hai quan hệ
nhân thân và quan hệ sở hữu. Hành vi phạm tội xâm phạm đến tự do thân thể của
con tin trước và qua đó xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ tài sản.
Hành vi khách quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thể hiện ở hành
vi bắt giữ người khác trái pháp luật làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản. Bắt giữ
người trái pháp luật là hành vi bắt, tạm giữ, tạm giam người không thuộc những
trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự và
theo thủ tục hành chính.
Về mặt chủ quan, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi
cố ý trực tiếp.Mục đích chiếm đoạt là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Chủ thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là người có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS)
Hành vi cưỡng đoạt tài sản xâm phạm đồng thời hai quan hệ nhân thân và
quan hệ sở hữu.
Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ
dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khoẻ của người bị đe dọa nếu khơng thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm

tội, sức mãnh liệt của sư đe dọa chưa đến mức làm tê liệt ý chí chống cự của người
bị đe dọa mà chỉ khống chế ý chí của người bị đe dọa. Hành vi uy hiếp tinh thần là
hành vi dọa gây thiệt hại về mặt tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào
cho người bị uy hiếp nếu người bị uy hiếp không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt tài
sản của người phạm tội.
Về mặt chủ quan: Tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực
tiếp.Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm
Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là người là người có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
Tội cướp giật tài sản (Điều 136 BLHS)
Hành vi cướp giật tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản. Đối tượng tác
động của tội này là tài sản mà người phạm tội muốn cướp giật.


9

Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản thể hiện ở hành vi lợi dụng sơ
hở của chủ tài sản công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng rồi nhanh
chóng lẩn tránh khỏi sự đuổi bắt của người quản lý tài sản. Người phạm tội khơng
có ý định dùng bất cứ thủ đoạn nào khác nhằm đối phó trực tiếp với chủ tài sản.
Về mặt chủ quan, tội cướp giật tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Chủ thể của tội cướp giật tài sản là người là người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi luật định.
Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS)
Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản.
Hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở hành vi
chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai khi người đang sở hữu, quản
lý tài sản khơng có điều kiện ngăn cản hoặc bảo vệ. Người thực hiện hành vi công
nhiên chiếm đoạt tài sản không cần dùng bất cứ thủ đoạn nào để đối phó với người
đang sở hữu, quản lý tài sản bị chiếm đoạt.

Về mặt chủ quan: Tội công nhiên chiếm hữu tài sản được thực hiện với lỗi cố
ý trực tiếp.
Chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là người có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
Tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS)
Hành vi trộm cắp tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản. Đối tượng tác
động của tội này là tài sản.
Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi lén lút nhằm
chiếm đoạt tài sản. Đây là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách lén lút, bí mật tránh
sự phát hiện của chủ quản lý, sở hữu tài sản hoặc bất kỳ người nào mà người phạm
tội cho là có thể ngăn cản, cản trở việc chiếm đoạt.
Về mặt chủ quan: Tội trộm cắp tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi luật định.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS)
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản.
Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt
tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối là mọi biện pháp
thể hiện sai nội dung sự thật có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc qua các việc
làm cụ thể làm cho người quản lý tài sản tin là thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho


10

người phạm tội. Thủ đoạn gian dối được thực hiện trước khi người phạm tội nhận
được tài sản.
Về mặt chủ quan: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý
trực tiếp.
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS)
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu tài
sản.
Hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thể
hiện ở nhóm hành vi vay, mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản của người khác
bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt
tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả
năng trả lại tài sản.
Về mặt chủ quan: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện
với lỗi cố ý trực tiếp.
Chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người có đủ năng
lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi được quy định trong BLHS.
1.2 Tình hình các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 đến 2010.
Tình hình tội phạm (THTP) là trạng thái, xu thế vận động của tội phạm.
THTP có thể xem xét ở nhiều cấp độ: tình hình của tội phạm nói chung, tình hình
của nhóm tội hoặc tình hình của một tội phạm cụ thể. THTP bao giờ cũng gắn với
không gian và khoảng thời xác định.Như vậy, THTP là tổng thể những tội phạm đã
xảy ra được thể hiện qua các thông số vềthực trạng, cơ cấu, động thái của tất cả các
tội phạm, của nhóm tội hoặc của tội phạm cụ thể trong khoảng không gian và thời
gian nhất định.Tình hình tội phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 đến 2010 là tổng thể các tội phạm được quy
định tại các Điều từ 133 đến 140 Bộ luật hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ
năm 2006 đến 2010 thể hiện qua các thông số vềthực trạng, cơ cấu và động thái.
1.2.1 Thực trạng
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai, trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ
năm 2006 đến 2010, tòan tỉnh đã xét xử sơ thẩm 1418 vụ án xâm phạm sở hữu có


11


tính chất chiếm đoạt với 2731 bị cáo. Cụ thể, số vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt bị đưa ra xét xử trong các năm được thể hiện như sau:
Bảng 1.1: Số vụ án đã xét xử sơ thẩm từ 2006 - 2010
Các tội XPSHCĐ
(1)
Số vụ Số bị cáo

2006
2007
2008
2009
2010

265
293
303
303
254

539
547
593
563
489

Tất cả các tội
(2)
Số vụ
Số bị cáo


652
728
751
776
636

1187
1327
1459
1488
1320

Tỷ lệ % của nhóm tội XPSHCĐ
trên tổng số tội phạm
(Vụ/bị cáo)

41/45
40/41
40/40
39/38
40/37

Nguồn: Thống kê xét xử sơ thẩm án hình sự hàng năm của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai

Theo thống kê tại bảng 1, số vụ án và số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm trong
nhóm tội xảy ra hàng năm từ 2006 đến 2010 chiếm trung bình 40%, tỷ lệ này khơng
tăng giảm nhiều qua các năm nhưng phản ánh thực trạng tình hình tội phạm có chiều
hướng gia tăng về chất với lý do sau. Theo quy định của BLHS 1999, mức định
lượng để xử lý hình sự đối với các hành vi trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài

sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản là 500.000đ, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản là 1.000.000đ. Năm 2009, khi BLHS được sửa đổi bổ sung mức định
lượng để xử lý hình sự đã được nâng lên từ 500.000đ thành 2.000.000d, từ
1.000.000đ thành 4.000.000đ. Qua số liệu thống kê các năm từ 2006 – 2008 và từ
2009 đến nay, tỷ lệ các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt vẫn chiếm
40%, như vậy có thể thấy rằng sau khi luật hình sự phi hình sự hố một số hành vi
trong nhóm tội phạm này thì tỷ lệ các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Số liệu ở Phụ lục 1 (Bảng 1.2) cho thấy trong 03 năm, từ 2006 đến 2008, số
vụ phạm tội và người phạm tội bị xét xử ở tội trộm cắp tài sản gia tăng, so với năm
2006 thì số vụ phạm tội năm 2007 tăng 1%, năm 2008 tăng 1,16%. Sau khi sửa đổi
bổ sung BLHS 1999, mức định lượng cấu thành tội trộm cắp tài sản tăng từ
500.000đ đến 2.000.000đ số vụ phạm tội và người phạm tội bị xét xử đã giảm, so
với năm 2006, năm 2010 số vụ phạm tội đã giảm 8%. Mặc dù vậy, ở các tội Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gia tăng sau khi BLHS
1999 được sửa đổi bổ sung.


12

Về tội phạm ẩn, để có số liệu về tình hình tội phạm ẩn của nhóm tội phạm
này, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học đối với 500 hộ gia đình trên địa bàn
Thành phố Pleiku, thị trấn Ia Kha huyện IaGrai, huyện Chư Păh và 1000 học sinh,
sinh viên và giảng viên thuộc các trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai, Phân hiệu Đại
học Nông lâm tại Gia Lai, trường Phổ thông trung học Pleiku, trường PTTH Mạc
Đĩnh Chi, huyện Chư Păh. Kết quả điều tra cho thấy 80/500 hộ gia đình đã từng bị
mất tài sản, trong đó có 75 hộ gia đình bị mất vặt như chó, mèo, gà, cây cảnh nhỏ,
xe đạp, quần áo, giày dép (xem Phụ lục 2). Trong số 75 hộ gia đình này, 65 hộ gia
đình khơng báo với chính quyền địa phương về việc mất tài sản với lý do tài sản bị
mất có giá trị khơng đáng kể. Trong số 1000 học sinh, sinh viên, giảng viên được

khảo sát có 5 trường hợp bị cướp giật điện thoại di động, 50 học sinh, sinh viên đã
từng bị trấn lột tiền, tất cả các trường hợp này đều khơng báo với chính quyền địa
phương. Như vậy, có 65/80 hộ gia đình đã từng bị mất tài sản được khảo sát chiếm
tỷ lệ 81,2% và 100% số giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên đã từng là nạn
nhân của các hành vi chiếm đoạt đã không khai báo với cơ quan chức năng về việc
bị mất tài sản. Trong số các trường hợp không khai báo về việc bị mất tài sản đã
khảo sát, ngoài các trường hợp bị cướp giật tài sản, bị cưỡng đoạt tài sản, các trường
hợp khác có khả năngcó đầy đủ dấu hiệu của một vụ pham tội hình sự.Do phạm vi
điều tra xã hội học còn tương đối hẹp nên chưa thể xác định chính xác tỷ lệ tội phạm
ẩn của nhóm tội này, tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy rằng tỷ lệ tội phạm ẩn trong
nhóm tội xâm phạm sở hữu là tương đối cao.
1.2.2 Cơ cấu
Cơ cấu các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia
Lai là tỷ trọng thể hiện mối tương quan giữa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt với các tội phạm khác và giữa các tội trong nhóm tội phạm xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Cơ cấu của tình hình tội phạm
thể hiện các mối quan hệ bên trong của THTP của nhóm tội theo những tiêu thức
(đặc điểm) nhất định như độ tuổi, giớitính, địa bàn phạm tội, nghề nghiệp, khách thể
loại, loại tội, hình thức lỗi, tội danh, hình phạt…Cơ cấu của THTP của nhóm tội
phản ánh tính chất của tình hình tội phạm.
a. Tỷ trọng các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt so với các tội
cịn lại.
Từ các số liệu ở Phụ lục 1 (Bảng 1.1) ta có thể lập các biểu đồ 1 và 2 về tỷ
trọng các tội phạm trong nhóm nghiên cứu với các tội phạm còn lại như sau:


13

Biểu đồ 1
Tỷ lệ số vụ án hình sự xét xử sơ thẩm từ năm 2006 - 2010

500

59%

400
Số vụ

60%
40%

41%

300

Tội còn lại

61%

58%
42%

Nhóm tội XPSHCĐ

60%
39%

40%

200
100

0
2006

2007

2008

2009

2010

Biểu đồ 2
Nhóm tội XPSHCĐ

Tỷ lệ số bị cáo bị xét xử sơ thẩm từ năm 2006 đến 2010

Tội còn lại

Số bị cáo

1000

600

59%

59%

800
45%


55%

41%

41%

62%

38%

63%
37%

400
200
0
2006

2007

2008

2009

2010

Biểu đồ cho thấy năm 2008 số vụ án và số bị cáo bị xét xử về các tội trong
nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt chiếm tỷ lệ cao nhất (42% số vụ,
41% số bị cáo).Tuy nhiên, chênh lệch về tỷ trọng giữa các năm không đáng kể, so

với mức cao nhất năm 2008 thì mức thấp nhất năm 2009 tỷ lệ vụ án bị xét xử là 39%
với số bị cáo chiếm 38%.Số liệu từ năm 2006 đến 2010 cho thấy trung bình xét xử
100 vụ án với 100 bị cáo thì có 40 vụ án với 40 bị cáo thuộc nhóm tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt. Từ những số liệu trên cho thấy, nhóm tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai chiếm tỷ lệ cao và là nhóm tội
chủ yếu trong tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh.
b. Tỷ trọng của từng tội phạm trong nhóm.
Số liệu tại Phụ lục 1 (Bảng 1.3) thấy rằng trong các năm từ 2006 đến 2010,
trong tổng số các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đã bị xét xử trên
địa bàn tỉnh Gia Lai, số vụ án trộm cắp tài sản là 1059 vụ chiếm tỷ lệ 74,6%, với
1848 bị cáo chiếm tỷ lệ67,6% . Số vụ án cướp tài sản là 158 vụ chiếm tỷ lệ 11,1%
với 558 bị cáo chiếm tỷ lệ 24,4%. Tổng số vụ án về các tội cướp giật tài sản, cưỡng


14

đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và
các tội cịn lại trong nhóm tội là 201 vụ với 325 bị cáo chiếm 14,2% số vụ và 11,9%
số bị cáo.
Qua phân tích số liệu ở Bảng 1.3 thấy rằng trong nhóm tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh trong các năm từ 2006 đến
2010, các vụ án về các tội trộm cắp tài sản và tội cướp tài sản xảy ra nhiều nhất,
trung bình xét xử 100 vụ án trong nhóm tội thì có 74 vụ trộm cắp tài sản, 11 vụ cướp
tài sản số còn lại thuộc các vụ án khác trong nhóm, trong đó các vụ án về các tội bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và cơng nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ xảy ra một vụ.
Về tỷ trọng các tội trong nhóm theo các năm từ 2006 đến 2010:
Phân tích số liệu ở Phụ lục 1 (Bảng 1.4) cho thấy:
Trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt xảy ra trên địa bàn
tỉnh Gia Lai từ năm 2006 đến 2010, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản chiếm tỷ lệ thấp nhất và chỉ xảy ra trong năm 2006.Liên

tiếp trong các năm từ 2007 cho đến 6 tháng đầu năm 2011, các tội phạm này khơng
xảy ra. Điều này có thể do cơng tác phịng ngừa đối với 02 loại tội phạm này đạt
hiệu quả hoặc nguyên nhân, điều kiện phát sinh hai loại tội phạm này không tồn tại.
Tỷ trọng của các tội cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt
tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảnvề số vụ và số người phạm tộitrong
nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong các năm từ 2006 đến
2010 thấp. Tuy nhiên, tỷ trọng của từng tội phạm diễn biến khác nhau qua từng năm
và có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể: Đối với tội cưỡng đoạt tài sản, năm 2006
chiếm tỷ trọng 0,7% số vụ, 0,5% số bị cáo đến năm 2007, tỷ trọng tăng đột biến với
mức 2,4% số vụ, 2,4% số bị cáo. Năm 2008 lại giảm mạnh xuống còn 0,3% số vụ,
0,8% số bị cáo. Liên tiếp trong hai năm 2009 và 2010 tỷ trọng tăng đều về số vụ
phạm tội và người phạm tội, năm 2010 tỷ trọng của tội cưỡng đoạt tài sản là 6,7% số
vụ, 7,6% số bị cáo. So với năm 2006, tỷ trọng số vụ phạm tội cưỡng đoạt tài sản
tăng gấp 9,5 lần về số vụ và tăng gấp 15,2 lần về số bị cáo.
Đối với tội cướp giật tài sản, tỷ trọng số vụ phạm tội và số bị cáo tăng dần
qua các năm từ 2006 đến 2009 và giảm vào năm 2010, tuy nhiên so với năm 2006
với mức tỷ trọng 2,6% số vụ, 2,2% số bị cáo, năm 2010 mức tỷ trọng tăng lên là
5,5% số vụ, 5,3% số bị cáo gấp 2,1lần về số vụ và số bị cáo.
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tỷ trọng số vụ phạm tội và người phạm
tội có biến động khác nhau qua các năm và có xu hướng tăng về cả số vụ và số bị


15

cáo, mặc dù năm 2008, mức tỷ trọng này có giảm so với năm 2007 nhưng cao hơn
mức tỷ trọng năm 2006, trong năm 2010 mức tỷ trọng là 5,1% số vụ, 4,9% số bị cáo.
Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, mức tỷ trọng thay đổi không đều
qua các năm, từ với năm 2006 với mức tỷ trọng 4,2% số vụ, 2,0% số bị cáo, mức tỷ
trọng cao nhất trong năm 2007 với mức 5,1% số vụ, 2,7% số bị cáo, đến năm 2010
mức tỷ trọng giảm xuống còn 3,9% số vụ, 2,3% số bị cáo, so với năm 2006, mức tỷ

trọng năm 2010 giảm về số vụ nhưng tăng về số bị cáo.
Đối với tội cướp tài sản: Mức tỷ trọng chiếm tỷ lệ cao và đồng đều qua các
năm, mặc dù có sự thay đổi tăng giảm qua các năm nhưng mức tỷ trọng về số vụ
phạm tội và số bị cáo thay đổi không nhiều trong khoảng 10,6% đến 11,9% số vụ và
20,1% đến 22,6% số bị cáo. Tuy nhiên, so với năm 2006 (11,7% số vụ, 21,5% số bị
cáo), trong năm 2010 mức tỷ trọng số vụ phạm tội và người phạm tội giảm xuống
còn 10,6% số vụ và 17% số bị cáo.
Đối với tội trộm cắp tài sản: Từ năm 2006 đến 2010 mức tỷ trọng của tội
trộm cắp tài sản trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt luôn ở
mức cao nhất trong khoảng 68,1% đến 79,2% số vụ, 63,2% đến 79,2% số bị cáo.
Mức tỷ trọng thay đổi qua các năm, năm mức tỷtrọng cao nhất là năm 2008 với
79,2% số vụ. Năm mức tỷ trọng thấp nhất là năm 2010 với mức 68,1% số vụ, 63,2%
số bị cáo. So với năm 2006, mức tỷ trọng tội trộm cắp tài sản năm 2010 đã giảm về
cả số vụ và số bị cáo.
Qua phân tích tỷ trọng các tội phạm về số vụ phạm tội và người phạm tội
trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
từ năm 2006 đến 2011 có thể rút ranhận xét như sau. Tình hình tội phạm trong nhóm
tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt diễn biến phức tạp, các loại tội phạm
cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản cóxu hướng gia tăng, tội phạm cướp tài sản vẫn
ở mức cao. Đặc biệt, sau khi BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung, mức định lượng để
định tội đối với các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản tăng lên, các tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tàicó chiều hướng gia tăng,tội phạm trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao
trong các vụ phạm tội.
c. Tỷ trọng người phạm tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt theo độ tuổi.
Số liệu tại Phụ lục 1(các bảng 1.5 và1.6) cho thấy:


16


Số người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi chiếm tỷ lệ cao,
đặc biệt năm 2007 thì 100% số bị cáo nằm trong độ tuổi này bị xét xử về các tội
phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Tính trên tổng số bị
cáo trong độ tuổi này đã bị xét xử từ năm 2006 đến 2010, số bị cáo phạm các tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt chiếm 69,2%.
Số người phạm tội bị xét xử trong độ tuổi từ đủ 16 đến chưa đủ 18 tuổi ở
nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt chiếm tỷ lệ qua các năm như
sau: năm 2006 là 77,3%, năm 2007 là 62,1% , năm 2008 là 73,2%, năm 2009 là
66,7%, năm 2010 là 71%. Tỷ lệ số người phạm tội trong độ tuổi này có thay đổi qua
các năm, nhưng vẫn ở mức cao, tính chung tổng số bị cáo trong nhóm tuổi này bị xét
xử từ năm 2006 – 2010 thì trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
chiếm tỷ lệ 71% , con số này tương ứng với tỷ lệ trong 06 tháng đầu năm 2011 với
mức 71,2%.
Tỷ lệ số người phạm tội ở nhóm tuổi trên 18 tuổi ở nhóm tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt giảm dần theo tuổi, số liệu tại bảng 1.5 cho thấy trong
các năm từ 2006 đến 2010, tỷ lệ số người phạm tội trong nhóm tội so với tổng số
người phạm tội ở độ tuổi trên 30 giảm so với ở độ tuổi từ đủ 18 đến 30 tuổi. Nhìn
chung, mức tỷ lệ người phạm tội trong nhóm tội ở độ tuổi trên 18 tuổi thấp hơn so
với ở nhóm tuổi từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi. Mức tỷ lệ cao nhất ở nhóm tội ở độ tuổi
trên 18 tuổi vào năm 2006 với mức 54% thấp hơn mức tỷ lệ thấp nhất ở nhóm tội từ
đủ 16 đến 18 tuổi vào năm 2007 với mức 62,1%. Tính trên tổng số người phạm tội ở
tất cả các tội từ năm 2006 đến 2010 thì tỷ lệ người phạm tội trong nhóm tội ở độ tuổi
trên 18 đến 30 là 46,9%, ở độ tuổi trên 30 là 26,8%.
Qua phân tích mức tỷ trọng số người phạm tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo độ tuổi từ năm 2006 đến sáu
tháng đầu năm 2011 có thể rút ra kết luận về tình hình tội phạm thuộc nhóm tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt như sau :
- Số người phạm tội chưa thành niên phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt chiếm tỷ lệ cao với mức 70% trong tổng số những người chưa thành

niên phạm tội và chiếm 5,8% tổng số người phạm tội. Đặc biệt, trong tổng số vụ án
phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng do người từ đủ 14 tuổi
đến chưa đủ 16 tuổi thực hiện thì số người phạm tội trong trường hợp này thuộc
nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt chiếm tỷ lệ cao đến 69,2%, cao


17

hơn so với các nhóm tội cịn lại như nhóm tội xâm phạm tính mạng sức khoẻ hay
các tội phạm về ma tuý.
- Số lượng người phạm tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt chủ yếu nằm ở độ tuổi từ đủ 18 đến 30 tuổi và giảm dần ở độ tuổi trên 30.
d. Tỷ trọng người phạm tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt theo thành phần dân tộc.
Số liệu ở Phụ lục 1 (Bảng 1.7) cho thấy, số bị cáo là người dân tộc thiểu số
phạm tội trên tổng số bị cáo bị xét xử ở tất cả các tội chiếm tỷ lệ giảm dần từ năm
2006 đến 2010, riêng trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, tỷ lệ
người phạm tội là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ tăng giảm khác nhau qua các
năm từ năm 2006 đến 2010, cụ thể năm 2006 chiếm tỷ lệ 17,1%, mức tỷ lệ cao nhất
trong năm năm từ 2006 đến 2010 là 19,5% trong năm 2009 và mức thấp nhất là
11,2% trong năm 2010. Tính trên tổng số bị cáo bị xét xử là người dân tộc thiểu số
thì trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt chiếm tỷ lệ từ 28,5 đến
42%.
Qua phân tích số liệu ở Bảng 1.7, thấy rằng:
- Tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn
tỉnh Gia Lai có đặc diểm đặc thù liên quan đến đối tượng người phạm tội là người
dân tộc thiểu số. Trung bình từ năm 2006 đến 2010, số người phạm tội bị xét xử là
người dân tộc thiểu số chiếm 15,1% tổng số bị cáo bị xét xử ở nhóm tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
- Người dân tộc thiểu số phạm tội chủ yếu thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu

có tính chất chiếm đoạt.
e. Tỷ trọng người phạm tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt theo giới tính.
Số liệu ở Phụ lục 1 (Bảng 1.8) cho thấy: Trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt, số người phạm tội là nữ chiếm tỷ lệ khác nhau qua các năm từ
năm 2006 đến 2010 nhưng đều có điểm chung là chiếm tỷ lệ thấp, mức tỷ lệ thấp
nhất là 0,3% năm 2006 và mức tỷ lệ cao nhất là 4,3% năm 2010. Tính trên tổng số
người phạm tội bị xét xử trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
từ năm 2006 đến 2010 thì nữ chiếm 3%.
Tính trên tổng số bị cáo là nữ bị xét xử ở tất cả các tội phạm thì tỷ lệ số bị cáo
nữ trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có biến động khác nhau. Lấy năm 2006 làm
chuẩn thì sau một năm tỷ lệ tăng đến năm tiếp theo tỷ lệ giảm. So với mức thấp nhất


18

năm 2006 là 4,8% thì mức tỷ lệ năm 2010 là 19,2%. Tính trên tổng số người phạm
tội là nữ bị xét xử từ năm 2006 đến 2010 thì trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt chiếm 20,3%.
Từ các số liệu ở Bảng 1.8 ta thấy được tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những đặc điểm sau:
Đối tượng phạm tội trong nhóm tội này chủ yếu do nam giới thực hiện, tính
trên tổng số người phạm tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt thì nam giới chiếm 70%, nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ 3%.
Mặc dù tỷ lệ tội phạm trong nhóm tội là nữ chiếm tỷ lệ thấp nhưng qua phân
tích mức tỷ lệ qua các năm từ 2006 đến 2010 thấy rằng mức tỷ lệ tội phạm trong
nhóm tội do nữ giới thực hiện có xu hướng gia tăng. Điều này có nghĩa là tình hình
tội phạm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đang có xu
hướng thay đổi về đối tượng thực hiện tội phạm.
1.2.3 Động thái

Động thái của tình hình tội phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu các tội phạm
trong nhóm trên địa bàn tỉnh trong khoảng thời gian nhất định, trong phạm vi luận
văn, khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến2010. Động thái tình hình tội
phạm biểu thị bằng những chỉ số tương đối thể hiện tỷ lệ tăng hay giảm của thực
trạng và cơ cấu của các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt so với điểm mốc xác định là năm 2006.
1.2.3.1 Động thái về thực trạng:
Biểu đồ 3
Diễn biến tăng, giảm số vụ án hình sự xét xử sơ thẩm
từ năm 2006 - 2010
1000

Tất cả các tội

Số vụ

800
600

652

400
200

Nhóm tội XPSHCĐ

265

728


751

776

293

303

303

636
254

0
2006

2007

2008

2009

2010

Qua các số liệu ở biểu đồ 3 thấy rằng,số vụ án hình sự về các tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt bị xét xử tăng trong các năm từ năm 2006 đến năm


19


2008, so với năm 2006 thì số vụ án bị xét xử ở nhóm tội nghiên cứu tăng 28 vụ
trong năm 2007 và tăng 38 vụ ở năm 2008. Năm 2009 số vụ án bị trong nhóm tội bị
xét xử không tăng so với năm 2008, năm 2010 số vụ án bị xét xử giảm còn 254 vụ
giảm 49 vụ so với năm 2009 và giảm 11 vụ so với năm 2006. Theo biểu đồ 4 thì số
vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt bị xét xử tăng từ năm 2006 đến
2008 và đến năm 2010 giảm xuống, mức tăng cụ thể cao nhất là trong giai đoạn
2006 – 2007 với mức 293vụ bị xét xử trong năm 2007 tăng 28 vụ so với năm 2006.
Mức giảm cụ thể cao nhất là trong giai đoạn 2009 – 2010 với mức 254 vụ trong năm
2010 giảm 49 vụ so với năm 2009 và so với mốc năm 2006 với mức 265 vụ bị xét
xử thì năm 2010 giảm 11 vụ. Như vậy theo các số liệu cụ thể tại biểu đồ 1.4 thì có
thể thấy số vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đang có xu hướng giảm
dần trong những năm tới. Tuy nhiên theo số liệu theo biểu đồ 1.3 thì ta thấy rằng
mức tỷ lệ các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong các năm từ
2006 đến 2010 lại không tương đồng với mức tăng giảm các vụ án xâm phạm sở
hữư trong các năm từ 2006 đến 2010, cụ thể trong 02 năm 2008 và 2009 các vụ án
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đều là 303 vụ nhưng trong năm 2008
chiếm tới 42% số vụ án bị xét xử ở tất cả các tội và 39% ở năm 2009, đây là 02 mức
tỷ lệ cao nhất và thấp nhất trong các năm từ 2006 đến 2010. Như vậy trên bức tranh
chung của tình hình tội phạm thấy rằng mặc dù các vụ án xâm phạm sở hữu đang có
xu hướng giảm về số vụ nhưng các vụ án xâm phạm sở hữu vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Biểu đồ 4
Diễn biến tăng, giảm số bị cáo bị xét xử sơ thẩm từ năm 2006 đến 2010

Số bị cáo

Nhóm tội XPSHCĐ

1600
1400

1200
1000
800
600
400
200
0

1187

539

2006

1327

547

2007

1459

1488

593

563

2008


2009

Tất cả các tội

1320

487

2010

Theo biểu đồ 4 thấy rằng, số bị cáo bị xét xử trong nhóm tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt tăng qua các năm từ năm 2006 đến 2008 và giảm qua
các năm từ 2008 đến nay. Mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2008
với mức tăng 46 bị cáo, mức giảm cao nhất trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2010


×