Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giải thích pháp luật và vai trò của tòa án trong hoạt động giải thích pháp luật ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.61 KB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

ĐẶNG THỊ HÀ
MSSV: 0955040120

GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT VÀ VAI TRỊ CỦA TỊA ÁN TRONG
HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2009 - 2013

Người hướng dẫn:
ThS. Ngô Đức Tuấn

TP.HCM – Năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Nhân đây, tác giả xin cảm ơn các thầy cơ cơng tác tại trường
ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh và các bạn HC34A đã giúp đỡ tác giả
trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Ngô Đức
Tuấn đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tác giả trong
q trình nghiên cứu hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Hà


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT, HOẠT ĐỘNG
GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT NHÌN TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA ................................. 1
1.1 Lý luận chung về giải thích pháp luật .................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm ......................................................................................................... 1
1.1.2 Phân loại .......................................................................................................... 3
1.1.3 Phương pháp giải thích pháp luật .................................................................... 4
1.1.4 Các nguyên tắc giải thích pháp luật ................................................................. 6
1.1.5 Ý nghĩa và vai trò của hoạt động giải thích pháp luật ..................................... 8
1.2 Hoạt động giải thích pháp luật của một số quốc gia trên thế giới ........................ 11
1.2.1 Hoạt động giải thích pháp luật ở Trung Quốc ............................................... 11
1.2.2 Hoạt động giải thích pháp luật ở Hàn Quốc ................................................. 16
1.2.3 Hoạt động giải thích pháp luật ở Mỹ ............................................................. 19
1.3 Ý kiến của tác giả về hoạt động giải thích pháp luật ........................................... 23
CHƢƠNG 2: GIẢI THÍCH PHÁP TẠI VIỆT NAM – LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN .............................................................................................................................. 24
2.1 Hoạt động giải thích pháp luật chính thức tại Việt Nam ...................................... 24
2.1.1 Chủ thể ........................................................................................................... 24
2.1.2 Quy trình giải thích pháp luật ...................................................................... 26
2.1.3 Hoạt động giải thích pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội .................. 29
2.2 Hoạt động giải thích pháp luật khơng chính thức ................................................ 34
2.2.1 Chủ thể ........................................................................................................... 34
2.2.2 Hoạt động giải thích pháp luật của cơ quan hành pháp ................................. 34
2.2.3 Hoạt động giải thích pháp luật của cơ quan tư pháp .................................... 37
2.2.4 Hoạt động giải thích pháp luật của các chủ thể khác..................................... 37
2.2.5 Đánh giá hoạt động giải thích pháp luật khơng chính thức trên thực tiễn ..... 38


2.3 Tịa án trong hoạt động giải thích pháp luật và vai trị của tịa án trong hoạt động
giải thích pháp luật ..................................................................................................... 39

2.3.1 Nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................................. 39
2.3.2 Chủ thể ........................................................................................................... 40
2.3.3 Hoạt động giải thích pháp luật của Tòa án trên thực tiễn .............................. 42
2.3.4 Nhu câu về giải thích pháp luật phát sinh trong quá trình xét xử và hoạt động
của Tịa án ............................................................................................................... 46
2.3.5 Vai trị của Tịa án trong hoạt động giải thích pháp luật ............................... 48
CHƢƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH
PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM, KIẾN NGHỊ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN
THIỆN ........................................................................................................................... 50
3.1 Các vấn đề phát sinh trong hoạt động giải thích pháp luật tại Việt Nam ............. 50
3.2 Sự tương quan giữa giải thích pháp luật trên thế giới và Việt Nam, hướng nhìn
tổng quan .................................................................................................................... 54
3.3 Kiến nghị và phương hướng hoàn thiện ............................................................... 56
3.3.1 Một số kiến nghị đối với giải thích pháp luật tại Việt Nam ......................... 56
3.3.2 Phương hướng hoàn thiện .............................................................................. 65
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 4


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước đang trong quá trình hội nhập thế giới, đẩy mạnh phát
triển về mọi mặt, bao gồm kinh tế, chính trị, pháp luật,…Tuy nhiên do những điều kiện
chủ quan và khách quan nên hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện,
một số văn bản quy phạm pháp luật chưa được hiểu rõ ràng về nghĩa (Điều 101 Bộ luật
Hình sự 1985; Điều 87, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ việc kinh tế; Điều 39,
Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế,…). Bên cạnh đó ở Việt Nam, lý thuyết về giải thích pháp
luật chưa được quan tâm và đề cập nhiều hay chưa được hệ thống lại và thống nhất
quan điểm trên những phương diện căn bản nhất trong khi giải thích pháp luật là một
bộ phận quan trọng của khoa học pháp lý, được tổng kết từ thực tiễn nhằm giúp pháp

luật của các quốc gia hoàn thiện và khả thi hơn.
Mặc dù hoạt động giải thích pháp luật đang dần được chú trọng hơn tại Việt
Nam trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh và việc trao
thẩm quyền giải thích cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tiễn. Do đó dẫn đến tình trạng nhiều chủ thể ngồi Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội như Tịa án hay cơ quan hành chính nhà nước đã tham gia giải thích pháp luật
ngồi quy định, đưa ra nhiều sản phẩm có giá trị giải thích trên thực tiễn đang cần đánh
giá một cách nghiêm túc hơn. Thực trạng này làm cho giá trị của các văn bản “giải
thích khơng chính thức” khơng rõ ràng và cũng tạo ra sự bất hợp lý trong hoạt động
giải thích pháp luật hiện nay khi trao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thẩm quyền giải
thích pháp luật mà không trao cho một cơ quan khác chuyên môn hơn và hoạt động
hiệu quả hơn.
Việc nghiên cứu hoạt động giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay là vơ cùng
quan trọng để có thể nhận thấy thực trạng giải thích pháp luật tại Việt Nam và vai trị
của chủ thể khác khi giải thích pháp luât, đặc biệt là Tịa án, một cơ quan có tính khách
quan khá cao so với các cơ quan còn lại và được sự tin tưởng của nhân dân.


Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Giải thích pháp luật và vai trị của Tịa án
trong hoạt động giải thích pháp luật ở Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nƣớc ngồi
Hoạt động giải thích pháp luật đã được nghiên cứu từ những thế kỷ trước. tiêu
biểu như: “Lý thuyết giải thích và pháp lý”, 2005 (Interpretation and legal theory) của
Andrei Marmor; “Quy tắc và mục đích của giải thích pháp luật”, 1990 (Rule and
Purpose in Legal Interpretation) của Stephen F Williams; “Giải thích luật: Những
nguyên tắc cơ bản và các khuynh hướng hiện nay”, 2008 (Statutory interpretation:
General principles and recent trends) của Yule Kim; “Mục đích của giải thích trong
luật”, 2005 (Purposive Interpretation in law) của Aharon Barak; “Vấn đề của sự giải

thích: Tịa án liên bang và pháp luật”, 1998 (A matter of interpretation: Federal courts
and the law) của Antonin Scalia…
Ở Việt Nam
Hiện nay có một số cơng trình tiêu biểu như: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của
thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”,
Nguyễn Văn Thuận, Mã số 94-98-106/ĐT, Hà Nội, 1999; “Thẩm quyền của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh”, Hồng Văn Tú
(Tạp chí Nghiên cứu Pháp luật số 5/2002); “Vai trị giải thích pháp luật của Tồ án”,
Võ Trí Hảo (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2003); “Hoạt động giải thích hiến pháp,
luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay”, Luận văn thạc sỹ, tác giả Đỗ Tiến Dũng, Hà Nội, 2006; “Giải thích pháp
luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Hà Nội,
2009…


3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích
Trên cơ sở lý luận về giải thích pháp luật, đánh giá tình hình giải thích ở Việt
Nam hiện nay, xác định vai trị của Tịa án trong giải thích pháp luật từ đó đưa ra giải
pháp nâng cao chất lượng giải thích pháp luật ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhiệm vụ
Trình bày những nội dung cơ bản về lý luận giải thích pháp luật và khái quát về
giải thích pháp luật trên thế giới
Nghiên cứu thực tiễn giải thích pháp luật ở Việt Nam và vai trị của Tịa án
trong hoạt động giải thích pháp luật.
Đưa ra những vấn đề phát sinh trong hoạt động giải thích pháp luật ở Việt Nam
và đề xuất mơ hình, giải pháp nâng cao chất lượng giải thích pháp luật ở Việt Nam .
Phạm vi nghiên cứu
Lý luận về giải thích pháp luật
Hoạt động giải thích pháp luật theo hướng nhìn khái quát nhất ở một số quốc

gia.
Hoạt động giải thích pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tòa án và cơ
quan hành chính khác ở Việt Nam.
Thành tựu, hạn chế của thực tiễn giải thích pháp luật ở Việt Nam và vai trò của
Tòa án trong hoạt động giải thích pháp luật ở Việt Nam.
Giải pháp nâng cao chất lượng giải thích pháp luật ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thơng qua việc thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu các tài liệu
tập hợp được để có thể đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị của đề tài
Đưa ra một cái nhìn chung nhất về hoạt động giải thích pháp luật về lý luận
cũng như thực tiễn.


Đánh giá hoạt động giải thích pháp luật, những thành tựu cũng như bất cập của
hoạt động giải thích pháp luật ở Việt Nam.
Đưa ra cái nhìn chung nhất về vai trị của Tịa án trong hoạt động giải thích pháp
luật.
Kiến nghị một số giải pháp để phát triển hoạt động giải thích pháp luật tại Việt
Nam.
6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về giải thích pháp luật, hoạt động giải thích pháp luật
nhìn từ một số quốc gia.
Chương 2: Giải thích pháp luật tại Việt Nam – Pháp luật và thực tiễn.
Chương 3: Các vấn đề phát sinh trong hoạt động giải thích pháp luật tại Việt
Nam - Kiến nghị và phương hướng hoàn thiện.


CHƢƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT, HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH
PHÁP LUẬT NHÌN TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA
1.1 Lý luận chung về giải thích pháp luật
1.1.1 Khái niệm
Trên thế giới hiện nay có nhiều trường phái pháp luật học xem xét khái niệm
pháp luật từ những góc độ khác nhau như trường phái pháp luật tự nhiên, pháp luật
thực định, pháp luật hình thức,… Căn cứ theo quan điểm chính thống ở Việt Nam
được đề cập bởi giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Đại học luật Hà
Nội: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực
hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan
hệ xã hội”1. Các văn bản quy phạm pháp luật này thường có đặc điểm sau: thứ nhất,
các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi một nhóm người nên khó tránh
khỏi tình trạng có thể tạo ra một khoản, điều luật chưa rõ về nghĩa; thứ hai, nó nhằm
điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội trong khi các văn bản quy phạm pháp
luật ở trạng thái tĩnh cịn xã hội thì ln vận động và phát triển.
Từ các đặc điểm trên, hoạt động áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật của
cơ quan, cá nhân, tổ chức bị hạn chế đi rất nhiều nên cần giải thích pháp luật - một
hoạt động nhằm làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung, bảo đảm tính khách quan của các
quy định pháp luật.
Giải thích pháp luật cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất, mỗi
học giả cũng như các chủ thể khác nhau đều có cách diễn đạt và tiếp cận khác nhau.
Bởi vì, dù bản chất của hoạt động này là “làm cho rõ” nội dung quy phạm pháp luật
1

Lê Minh Tâm (chủ biên) (2009), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Đại học luật Hà Nội, Nxb
Công an nhân dân, tr 66.

1



nhưng cịn nhiều tiêu chí khác thuộc về phạm trù không gian và thời gian, về các quy
định pháp lý, chủ thể tiến hành,…Sau đây, tác giả xin đưa ra một số khái niệm giải
thích pháp luật đã tồn tại ở Việt Nam trong thời gian qua:
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Hồng Thị Kim Quế, “Giải thích pháp luật được hiểu
là việc làm sáng tỏ về tư tưởng, tinh thần, ý nghĩa và nội dung, mục đích của các quy
phạm pháp luật, đảm bảo cho việc nhận thức và thực hiện đúng, thống nhất pháp luật”2.
Theo Tiến sĩ Tô Văn Hồ, “Giải thích pháp luật là hoạt động của các cơ quan có
thẩm quyền làm rõ một nội dung, một quy phạm nào đó của pháp luật thành văn để
người áp dụng pháp luật nói chung (cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân) có thể thấy
được một cách chắc chắn rằng quy phạm pháp luật đó điều chỉnh một hoặc một số
hành vi cụ thể nào đó như thế nào”3.
Ngoài ra, theo Thạc sĩ Hoàng văn Tú, “Giải thích pháp luật được hiểu là việc
làm rõ hơn về tinh thần, nội dung, phạm vi, ý nghĩa và mục đích của các quy định của
pháp luật so với nội dung ban đầu của nó, giúp mọi người hiểu và thực thi các quy định
pháp luật một cách chính xác và thống nhất”4.
Tuy nhiên, dù tiếp cận dưới góc độ nào, bản chất của hoạt động giải thích pháp
luật ln nhằm làm rõ nội dung, tư tưởng của các quy phạm pháp luật mà không tạo ra
quy định mới để tăng cường tính pháp chế, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. Nếu
xây dựng pháp luật là xác lập quy tắc xử sự, đặt nghĩa cho những quy phạm pháp luật
thì giải thích pháp luật là hoạt động xác định quy tắc xử sự, đọc nghĩa của những quy
phạm pháp luật đó. Sự phân biệt này đặc biệt quan trọng, vì nó tránh được nhầm lẫn
giữa hoạt động giải thích pháp luật – thuộc về một q trình làm rõ quy định pháp luật
thành hoạt động xây dựng pháp luật – thuộc về một quá trình tạo ra quy định pháp luật.

2

Hồng Thị Kim Quế (2005), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.516 –
520
3
Tơ Văn Hịa (2009), Giải thích pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Hồng Đức, tr. 38.

4
Hoàng Văn Tú (2009), Giải thích pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Hồng Đức, tr. 105

2


1.1.2 Phân loại
Dựa vào các tiêu chí khác nhau về chủ thể, đối tượng,… có thể chia giải thích
pháp luật thành nhiều loại khác nhau, nhưng tác giả xin đề cập đến cách phân loại căn
cứ vào giá trị pháp lý của văn bản giải thích pháp luật để chia thành hai loại: giải thích
chính thức và giải thích khơng chính thức.
Giải thích khơng chính thức là hoạt động giải thích pháp luật của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân khơng có thẩm quyền này và được tiến hành một cách tự phát nhằm làm
rõ nội dung của văn bản quy phạm pháp luật nhưng khơng có giá trị bắt buộc thi hành
đối với các chủ thể khác mà chỉ mang tính tham khảo, hướng dẫn thực hiện.
Nếu giải thích khơng chính thức chỉ mang tính hướng dẫn, khơng bắt buộc áp
dụng về mặt lý luận thì giải thích chính thức lại có những tính chất ngược lại. Giải
thích chính thức là hoạt động giải thích pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
được quy định trong các văn bản pháp luật và kết quả của hoạt động này là một loại
văn bản có giá trị bắt buộc áp dụng đối với các chủ thể khác. Mặt khác, giải thích pháp
luật chính thức lại bao gồm giải thích pháp luật mang tính quy phạm và giải thích pháp
luật tình huống cụ thể, được hiểu như sau:
Giải thích pháp luật mang tính quy phạm là hoạt động giải thích pháp luật của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một thủ tục, trình tự luật định đối với các
văn bản quy phạm pháp luật và kết quả của hoạt động này là một văn bản có giá trị bắt
buộc áp dụng, mang tính quy phạm dưới dạng một văn bản quy phạm pháp luật. Nội
dung được giải thích của văn bản này sẽ có giá trị bắt buộc áp dụng đối với mọi chủ thể
bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Giải thích tình huống là hoạt động giải thích pháp luật của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nhưng gắn liền với một vụ viêc cụ thể, nội dung giải thích khơng mang

tính quy phạm, chỉ có giá trị pháp lý đối với các chủ thể trong vụ việc được giải quyết
mà khơng có giá trị pháp lý đối với các chủ thể khác. Hoạt động này thường được thực
hiện bởi Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì đây là cơ quan có chức

3


năng áp dụng pháp luật trên thực tế và thực hiện hoạt động xét xử nên sẽ là cơ quan
gặp những bất cập về luật cần giải quyết.
1.1.3 Phƣơng pháp giải thích pháp luật
Giải thích pháp luật là một hoạt động rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong
q trình hồn thiện hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo tính
chính xác, khách quan và có khả năng áp dụng cao, các văn bản giải thích pháp luật
phải được thực hiện một cách linh hoạt, áp dụng nhiều phương pháp cũng như được
tiến hành bởi nhiều cách thức khác nhau. Các phương pháp giải thích pháp luật phổ
biến hiện nay có thể được kể đến như sau:
Phƣơng pháp giải thích ngơn ngữ, văn phạm
Phương pháp giải thích ngơn ngữ, văn phạm là phương pháp sử dụng hoạt động
giải thích từ ngữ trong các quy định pháp luật theo nghĩa đen hay nghĩa thuần túy ban
đầu của nó. Khi tiến hành hoạt động này các chủ thể giải thích pháp luật sẽ căn cứ vào
tính chất ngữ nghĩa của từ ngữ, câu văn trong văn bản cần được giải thích để làm rõ nội
dung của quy phạm pháp luật, được sử dụng chủ yếu để khẳng định, loại trừ những ngữ
nghĩa ẩn trong các quy định pháp luật. Phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong
hoạt động giải thích pháp luật vì các nhà lập pháp cho dù khả năng có cao siêu đến đâu
cũng không tránh khỏi việc tạo ra những quy định không rõ nghĩa hoặc sử dụng các từ
đa nghĩa.
Phƣơng pháp giải thích chính trị lịch sử
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, điều kiện xã hội khác nhau, các quy định pháp luật
sẽ có phạm vi điều chỉnh tùy thuộc vào giai đoạn mà nó được tạo ra, cho nên khi qiải
thích pháp luật phải căn cứ vào mục đích của cơ quan lập pháp khi ban hành ra quy

định đó. Phương pháp này được hiểu là khi tiến hành giải thích pháp luật, chủ thể giải
thích pháp luật sẽ căn cứ vào điều kiện chính trị, lịch sử tại thời điểm ban hành văn bản

4


đó để tìm ra nhiệm vụ chính trị mà nhà nước mong muốn đạt được thông qua việc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật.
Phƣơng pháp giải thích mục đích luận
Các văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản có tính ổn định khá cao cịn
đối tượng điều chỉnh của nó lại phát sinh, diễn biến ngày một phức tạp và đa dạng dẫn
đến tình trạng thiếu quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ mới khi nó phát sinh
trên thực tế. Phương pháp giải thích mục đích luận được sử dụng nhằm tránh tình trạng
thiếu các quy định pháp luật để điểu chỉnh các quan hệ xã hội mới, trong khi bản chất
của nó đã được đề cập, nhưng điều luật đó chưa được giải thích một cách đúng đắn.
Phương pháp mục đích luận là phương pháp giải thích pháp luật mà các chủ thể
khi tiến hành hoạt động này phải vận dụng những hiểu biết của mình một cách linh
hoạt để giải thích pháp luật vì nó sẽ mở rộng phạm vi, nội dung so với quy định pháp
luật ban đầu, nhưng không tạo ra quy định mới. Phương pháp này có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc hạn chế việc thiếu các quy định pháp luật vì các chủ thể giải thích
pháp luật sẽ căn cứ theo ý chí chủ quan của mình để mở rộng phạm vi điều chỉnh của
các quy định pháp luật một cách hợp lý, nhằm phát huy vai trò của chủ thể giải thích
pháp luật một cách tối đa.
Phƣơng pháp giải thích hệ thống
Các quốc gia hiện nay đều đang chú trọng phát triển và hoàn thiện hệ thống
pháp luật quốc gia mình theo hướng xích lại gần nhau và có nhiều điểm tương đồng
hơn làm cho các quy định pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành dần
trở nên chặt chẽ về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp cũng ngày càng được nâng
cao. Các chủ thể giải thích pháp luật khi sử dụng phương pháp giải thích hệ thống để
giải thích pháp luật sẽ đưa các quy định, văn bản đang cần giải thích ra so sánh với các

quy định khác, văn bản khác hay đặt trong cả hệ thống pháp luật của quốc gia để hiểu
và giải thích nó. Phương pháp này giúp cho sản phẩm của hoạt động giải thích pháp

5


luật mang tính thống nhất cao và khơng bị chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định
khác.
Nhìn chung, các phương pháp giải thích pháp luật đều có ưu và nhược điểm của
riêng nó nên nếu chỉ áp dụng một phương pháp sẽ dễ tạo ra văn bản giải thích pháp luật
khơng chính xác về nội dung hoặc khơng thể làm sáng tỏ các quy định pháp luật cần
giải thích. Vì vậy, khi tiến hành giải thích pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền khơng
thể chỉ vận dụng một phương pháp duy nhất để giải thích một quy định hay một văn
bản quy phạm pháp luật mà cần phải có sự khéo léo lựa chọn và kết hợp các phương
pháp này với nhau để hoạt động giải thích pháp luật được thực hiệu một cách hiệu quả
và khách quan.
Ngoài ra, các chủ thể giải thích pháp luật cần phải tuân theo các nguyên tắc
chung nhằm bảo đảm văn bản giải thích pháp luật thống nhất về nội dung với văn bản
được giải thích và khơng rơi vào tình trạng biến mình thành cơ quan lập pháp, tạo ra
một quy định mới.
1.1.4 Các ngun tắc giải thích pháp luật
Ngun tắc tơn trọng ý nghĩa của ngơn ngữ
Như đã phân tích ở trên, hoạt động giải thích pháp luật phát sinh khi ngơn từ của
một điều luật có thể dẫn đến tranh cải hoặc tạo ra nhiều cách hiểu hợp lý về nội dung
của điều luật đó. Thơng thường nếu ngơn ngữ của một điều luật đã trong sáng về ngữ
nghĩa, từ ngữ được dùng đã đơn nhất về nghĩa thì khơng cần phải tiến hành giải thích.
Tuy nhiên, cho dù các nhà lập pháp trên thế giới có tài giỏi đến đâu cũng không thể
tránh khỏi việc tạo ra một khoản, điều luật chưa rõ ràng về nghĩa trong suốt quá trình
ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Sự khó hiểu hoặc những tranh cải này phát sinh
vì đặc tính của từ ngữ pháp lý không giống từ ngữ được sử dụng trong các hoạt động

kinh tế, ngoại giao,… có thể diễn giải một cách biểu cảm, dài dòng hay vấn đề vay

6


mượn từ ngữ của quốc gia khác, tình trạng từ ngữ đa nghĩa được sử dụng trong văn bản
quy phạm pháp luật.
Chính vì lý do trên, các chủ thể có thẩm quyền khi giải thích pháp luật phải tuân
thủ nguyên tắc tôn trọng ý nghĩa của ngôn ngữ, đảm bảo tính chuẩn xác của quy định
pháp luật. Nguyên tắc này u cầu cơ quan khi giải thích pháp luật khơng được làm
thay đổi nội dung của quy định đang được giải thích, nội dung giải thích khơng được
mâu thuẫn với quy đinh ban đầu hay tạo ra cách hiểu mới mà quy định đang được giải
thích khơng đề cập đến và nếu ngôn ngữ trong điều luật đã là đơn nghĩa, trong sáng thì
khơng tiến hành giải thích từ ngữ của nó mà phải giữ ngun.
Ngun tắc tơn trọng ý chí của cơ quan lập pháp
Khi tiến hành giải thích pháp luật, các chủ thể có thể thốt khỏi khn khổ giới
hạn ngữ nghĩa của từ ngữ để tìm ra một cách giải thích chính xác, hiệu quả nhất đối với
các quy định pháp luật. Thẩm quyền này giúp cho các chủ thể giải thích pháp luật có
thể kéo gần hơn khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn. Tuy nhiên, trong q trình
giải thích pháp luật của mình, các cơ quan tiến hành hoạt động này khó tránh khỏi việc
đưa ý chí của mình vào việc diễn giải quy định ban đầu. Vì vậy mà nguyên tắc này yêu
cầu các chủ thể tiến hành giải thích pháp luật, phải tìm hiểu một cách cẩn thận, bám sát
ý tứ và mục đích của cơ quan lập pháp khi ban hành ra văn bản quy phạm pháp luật,
tránh xa rời mục đích ban đầu các quy định đó được tạo ra, tạo ra quy định mới.
Ngun tắc tơn trọng tính hệ thống của pháp luật
Các văn bản pháp luật được ban hành đều nhằm điều chỉnh các nhóm quan hệ
phát sinh trong xã hơi và các quan hệ này lại có mối liên hệ mật thiết với nhau nên tất
yếu các văn bản quy phạm pháp luật cũng có sự tương tác qua lại. Các văn bản quy
phạm pháp luật luôn có tính hệ thống, liên kết chặt chẽ trong chính bản thân nó (các
khoản, điều luật với nhau) hay giữa các văn bản với nhau theo chiều dọc lẫn chiều

ngang. Vì vậy ngun tắc này u cầu các chủ có thẩm quyền cần phải đặt các khoản,
điều luật cần giải thích gần với các điều luật khác trong một văn bản và khi giải thích

7


một văn bản thì cần so sánh, đối chiếu với các văn bản khác theo cả chiều dọc lẫn chiều
ngang để đảm bảo có thể hiểu đúng quy định pháp luật và tránh nhằm xáo trộn các điều
luật.
Nguyên tắc thống nhất trong hoạt động giải thích pháp luật
Sản phẩm của hoạt động giải thích pháp luật là các văn bản có giá trị pháp lý,
bắt buộc áp dụng đối với các chủ thể khác (có thể ít hay nhiều) nên không chỉ riêng các
văn bản luật mà các văn bản giải thích pháp luật cũng phải có tính thống nhất của riêng
nó. Các chủ thể có thẩm quyền khơng được giải thích một cách riêng lẽ, dẫn đến tình
trạng rời rạc các nội dung được giải thích, làm ảnh hưởng ngược lại đến văn bản quy
phạm pháp luật.
Nguyên tắc hệ thống hóa các văn bản giải thích pháp luật
Các văn bản giải thích pháp luật cũng có giá trị pháp lý như các văn bản được
giải thích vì vậy cần phải đảm bảo tính hệ thống của các văn bản này. Ngoài ra với sự
tương quan giữa quy định pháp luật và các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh
của nó làm cho hoạt động giải thích pháp luật ngày càng được đề cao và sản phẩm của
hoạt động này sẽ càng nhiều hơn trong hoạt động pháp luật. Vì vậy, các văn bản giải
thích pháp luật cần phải được sắp xếp và lưu trữ, tập hợp, thống kê theo một quy định
cũng giống như các văn bản quy phạm pháp luật để có thể dễ tìm, dễ áp dụng.
1.1.5 Ý nghĩa và vai trò của hoạt động giải thích pháp luật
Hệ thống pháp luật thành văn của các quốc gia trên thế giới có các đặc điểm
sau:
Xã hội ln vận động và thay đổi từng ngày cịn các quy định pháp luật thì lại
có tính ổn định khá cao nên các quy định pháp luật không thể đề cập một cách chi tiết
để điều chỉnh mọi hành vi trong xã hội mà cần phải có các văn bản giải thích pháp luật

hoặc văn bản hướng dẫn để cụ thể nó như Điều 93 Luật Hình pháp 1997 của Trung
Quốc, Điều 87, Luật Thương mại 2005.... Nếu so sánh pháp luật và sự vận động của xã

8


hội thì có thể nói quan hệ xã hội như dịng chảy của một dịng sơng và pháp luật chỉ là
bờ đê được xây dựng để đưa dòng chảy vào khn khổ. Tuy nhiên, các quy định pháp
luật cũng có tính dự liệu của nó mặc dù chỉ ở mức độ tương đối. Mặt khác, đối tượng
điều chỉnh của quy phạm pháp luật lại rất đa dạng, nên nếu quy phạm pháp luật quá chi
tiết thì số lượng văn bản sẽ rất đồ sộ và thể hiện kỹ thuật lập pháp khơng cao. Chính từ
những đặc điểm trên làm cho pháp luật như một quyển sách tóm tắt cơ đọng nhất
những nội dung cụ thể, chi tiết từ bên ngoài xã hội để có thể khái quát và đầy đủ nhất,
đảm bảo khơng thiếu sót về mặt nội dung trong quyển sách này.
Không như các loại văn bản khác, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành
bởi một số chủ thể nhất định, có chun mơn và kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật
nên đôi khi một số nội dung trong văn bản quy phạm pháp luật trở nên khó hiểu đối với
các chủ thể thơng thường. Bên cạnh đó, vì giá trị pháp lý của nó nên văn bản quy phạm
pháp luật phải cô đọng và được thể hiện một cách ngắn gọn nhất, không diễn giải cụ
thể, dài dòng như những loại văn bản khác. Từ lý do trên, vơ hình chung đã tạo ra sự
phân hóa rất lớn về sự nắm bắt pháp luật đối với các chủ thể áp dụng pháp luật và công
dân thông thường, làm cho các chủ thể này không thể hiểu một cách thấu đáo về các
quy định pháp luật được và giải thích pháp luật trở thành một vấn đề tất yếu với những
vai trị và ý nghĩa của nó.
Pháp luật được sinh ra nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội,
nhằm duy trì sự ổn định xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích cho mọi chủ thể,… Tuy nhiên,
nếu các quy định pháp luật khi được ban hành khơng được hiểu một cách chính xác
làm chủ thể khác không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc khơng
nhận thức được quyền, nghĩa vụ cụ thể để thực hiện thì quy định pháp luật đó chưa
được thực hiện và khai thác hiệu quả. Giải thích pháp luật với mục đích làm cho các

quy định pháp luật sáng tỏ về nội dung, giúp các chủ thể trong xã hội nhận thức một
cách đúng đắn về các quy định pháp luật để có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình
một cách tốt nhất.

9


Văn bản quy phạm pháp luật ln có tính bắt buộc áp dụng đối với mọi chủ thể
và có chế tài đối với các chủ thể vi phạm. Khác với các loại chủ thể khác, chỉ không
được làm điều pháp luật cấm, chủ thể áp dụng pháp luật chỉ được làm điều pháp luật
cho phép, nên các cơ quan, cá nhân thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật luôn phải
xem xét và nghiên cứu một cách rất cẩn thận khi áp dụng pháp luật vì tính trách nhiệm
của mình. Chính vì lý do này, hoạt động giải thích pháp luật được đề cao sẽ giúp các
văn bản quy phạm pháp luật được cụ thể hơn, dễ hiều hơn, rút ngắn quá trình xem xét,
nghiên cứu của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, làm họ linh động hơn trong việc
áp dụng pháp luật và nâng cao mức độ chuyên môn trong hoạt động pháp luật.
Như đã đề cập ở trên, các văn bản pháp luật khi được giải thích cụ thể sẽ thể
hiện rõ nội dung của mình. Các cơ quan nhà nước có thể phát hiện ra sự thiếu hụt quy
định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ, hành vi trên thực tế từ đó ban hành những
văn bản pháp luật mới, lắp đầy lỗ hổng pháp luật hoặc bãi bỏ những văn bản có nội
dung trùng lắp, chồng chéo, sai về nội dung cũng như thẩm quyền ban hành, giúp hệ
thống pháp luật quốc gia ngày càng hồn thiện và chặt chẽ hơn.
Khơng những có vai trò quan trọng đối với hoạt động pháp luật trên lý luận và
thực tiễn, giải thích pháp luật cịn có vai trị thúc đẩy kinh tế, chính trị, ngoại giao của
quốc gia. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đều đẩy mạnh việc phát triển kinh tế,
chính trị,… ra khỏi phạm vi quốc gia mình. Những quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng,
dễ hiểu là cơ sở chắc chắn để các nhà đầu tư nước ngoài, quốc gia khác có thể làm căn
cứ bảo vệ quyền và lợi ích một cách hữu hiệu nhất. Vì vậy có thể nói rằng, để phát
triển các mặt khác thì hoạt động giải thích pháp luật cũng là một nhân tố không thể bỏ
qua.


10


1.2 Hoạt động giải thích pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
1.2.1 Hoạt động giải thích pháp luật ở Trung Quốc
Thể chế chính trị Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa và không giống với
các quốc gia khác như Anh, Pháp, Mỹ,… Trung Quốc không áp dụng nguyên tắc tam
quyền phân lập để tổ chức bộ máy nhà nước mà duy trì tính thống nhất, tập trung
quyền lực vào một cơ quan làm đại diện cho nhân dân là Hội đồng nhân dân quốc gia.
“Hiến pháp 1982 quy định rằng cơ quan nhà nước có quyền lực cao nhất là Hội đồng
nhân dân quốc gia và Hội đồng nhân dân địa phương”5 chứ không phải một cơ quan
nào khác. Như vậy, Hội đồng nhân dân quốc gia là cơ quan có quyền lực vô hạn và tập
trung, quyền hạn này làm cho Hội đồng nhân dân quốc gia của Trung Quốc khác biệt
hẳn so với cơ quan lập pháp ở phương Tây.
Tuy nhiên, mặc dù là cơ quan nắm quyền lực cao nhất trong nhà nước Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Hội đồng nhân dân quốc gia chỉ họp thường niên một năm
một lần hoặc khi có sự triệu tập của Ủy ban thường vụ Quốc hội hay hơn 1/5 số người
trong Hội đồng nhân dân quốc gia đề xuất. Chính vì hoạt động của Hội đồng nhân dân
quốc gia được thực hiện một cách không thường xuyên, các công việc hàng ngày của
Hội đồng nhân dân quốc gia được giải quyết bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ
quan cấp dưới của Hội đồng nhân dân quốc gia. Để củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt
động cho Hội đồng nhân dân quốc gia , Phó chủ tịch của ban soạn thảo Hiến pháp
Trung Quốc 1982, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân quốc gia ông Peng Zhen đã tuyên
bố rằng “Quyền lực trước đây được trao cho Hội đồng nhân dân quốc gia sẽ được trao

5

Hiến pháp Trung Quốc 1982, Điều 2 và Điều 3, “sự phân chia chức năng và quyền lực giữa cơ quan nhà nước

cấp trung ương và địa phương tuân theo nguyên tắc trao tồn quyền chủ động và nhiệt tình cho chính quyền địa
phương dưới sự lãnh đạo thống nhất của chính quyền trung ương”. Hội đồng nhân dân địa phương làm việc dưới
sự lãnh đạo của Hội đồng nhân dân quốc gia. Do đó, Hội đồng nhân dân quốc gia có thể được coi là cơ quan
quyền lực cao nhất.

11


cho Ủy ban thường vụ Quốc hội” làm cho Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền lực rất
lớn trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Chủ thể có thẩm quyền giải thích pháp luật
Hoạt động giải thích pháp luật ở Trung Quốc được thực hiện bởi nhiều chủ thể
khác nhau và tùy thuộc vào các loại văn bản cần được giải thích thì được thực hiện bởi
các chủ thể tương ứng. Căn cứ Điều 67 của Hiến Pháp 1982 của nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa, ngoài giám sát Hiến pháp, ban hành, sửa đổi luật,…Ủy ban thường vụ
Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất trong hoạt động giải thích Hiến pháp và luật
pháp.
Ngồi ra, các chủ thể khác như Chính phủ nhân dân và Tịa án cũng có thẩm
quyền giải thích pháp luật căn cứ theo Điều 7 của Luật Tổ chức Chính phủ nhân dân
Trung ương tháng 9 năm 2007, “Chính phủ Nhân dân Trung ương có quyền ban hành
và giải thích các luật nhà nước, ban hành các nghị định và giám sát kết quả thực thi các
luật và nghị định này”6; Điều 158 của Luật cơ sở, “Tịa án cũng có thẩm quyền tự giải
thích, khi xét xử các vụ án”7 và nếu Tòa án trong quá trình xét xử vụ án cần “giải thích
các điều khoản của Luật liên quan tới các vụ việc thuộc trách nhiệm của Chính phủ
nhân dân Trung ương, hoặc liên quan tới quan hệ giữa Chính quyền nhân dân Trung
ương, Đặc khu và nếu những giải thích đó có ảnh hưởng đến phán quyết của vụ án, Tòa
án trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng phải tìm một lời giải thích liên quan từ Ủy
ban thường vụ Quốc hội”.8
Như vậy, Hội đồng nhân dân quốc gia là cơ quan duy nhất có quyền duyệt lại và
sửa đổi Hiến pháp, luật pháp cịn Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền cao nhất

trong hoạt động giải thích, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và luật pháp. Thẩm
quyền tối cao trong hoạt động giải thích pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội
được thể hiện ở hai đặc điểm sau:
6

Luật Tổ Chức chính phủ nhân dân Trung ương tháng 9 năm 1997, Điều 7.
Luật Cơ sở, Điều 158.
8
Luật Cơ sở, Điều 158.
7

12


Là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp và các cơ quan giải
thích pháp pháp luật cịn lại chỉ có quyền giải thích các văn bản áp dụng pháp luật chứ
khơng phải giải thích luật như Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Khi các văn bản giải thích pháp luật của các chủ thể khác mâu thuẫn với nhau
hoặc trái với văn bản cần được giải thích thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ là cơ quan
có thẩm quyền bãi bỏ nó và sẽ ban hành văn bản giải thích pháp luật mới.
Hoạt động giải thích pháp luật ở Trung Quốc
Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong hoạt động
giải thích pháp luật, tuy nhiên, trên thực tế Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành rất
ít hoạt động này, cụ thể: “Trong suốt 21 năm, từ năm 1954 tới năm 1975, Ủy ban
thường vụ Quốc hội chỉ tiến hành 8 lần giải thích pháp luật” 9 khi Hiến pháp 1982 trao
cho Ủy ban thường vụ Quốc hội thẩm quyền giải thích Hiến pháp một cách chính thức,
làm đề cao vai trò và thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội hơn nữa, nhưng cho
đến nay chỉ có 9 hoạt động giải thích pháp luật được tiến hành và chỉ liên quan đến các
sự việc ở Hồng Kơng và Macau như giải thích về các cụm từ “các hóa đơn hồn thuế”
ngày 29/12/2005, “thẻ tín dụng” ngày 29/12/2004, các hoạt động giải thích pháp luật

cịn lại đều liên quan đến Hình pháp năm 1997 như Điều 3, Điều 11, Điều 93, Điều
228,… của Luật Hình pháp năm 1997.
Không chỉ giới hạn trong số lần thực hiện hoạt động giải thích pháp luật, các
văn bản giải thích pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã tạo nên tranh cãi
rất nhiều và vẫn có tình trạng lạm quyền dựa trên ranh giới không rõ ràng giữa việc
giải thích pháp luật và bổ sung pháp luật, cụ thể qua việc giải thích Điều 93 Luật Hình
sự năm 1997.
Trong q trình giải thích Điều 93 Luật Hình sự năm 1997 về “cơng chức nhà
nước” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội đã bổ sung thêm vào quy định khơng có trong
9

Geogre G.Zheng, “GTPL thơng qua cân nhắc về chính trị - Nghiên cứu trường hợp của Trung Quốc”, Giải thích
pháp luật. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn – Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế tại Hà Nội, tháng 2 - 2008 (2009).

13


văn bản quy định pháp luật về “công chức nhà nước”. Theo định nghĩa của Điều 93
Luật Hình sự 1997 và được giải thích là “những người làm cơng tác việc của chính
quyền trong các cơng ty nhà nước, hoặc các nhà máy, cơ quan, hoặc các tổ chức của
nhân dân. Được các công ty nhà nước, hoặc các nhà máy, cơ quan hoặc các tổ chức của
nhân dân hoặc các cơ quan không phải của nhà nước, bổ nhiệm làm các cơng việc
chính quyền, làm những cơng việc của chính quyền theo quy định pháp luật” 10. Như
vậy trong phần nội dung của Điều 93 Luật Hình sự năm 1997 nội hàm của nó khơng hề
đề cập đến Ủy ban làng xã vì căn cứ theo Luật tổ chức Ủy ban làng xã năm 1997 và
1998 thì Ủy ban làng xã là “các tổ chức tập thể sơ khai của hình thức tư quản lý” 11 và
quy định rằng “chủ tịch, phó chủ tịch và thành viên của Ủy ban sẽ trực tiếp do dân làng
bầu cử”12 hay còn được làm rõ như sau: “không tổ chức, cá nhân nào có thể chỉ định bổ
nhiệm hay thay thế Ủy viên của Ủy ban này”13. Như vậy, theo cách giải thích của Luật
hình sự năm 1997 thì các thành viên này không phải là “công chức nhà nước”. Nhưng

trên thực tế ở Trung Quốc, thành viên của các Ủy ban làng xã phụ trách hầu hết những
cơng việc hành chính vì vậy Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng những thành viên
này thuộc vào nhóm “những người làm cơng tác chính quyền theo quy định của pháp
luật”. Tuy nhiên họ không phải lúc nào cũng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
“Bởi thế Ủy ban thường vụ Quốc hội có quy định bảy điều kiện dưới đây mà theo đó
họ sẽ được coi là “các cơng chức nhà nước”: (1) khi họ quản lý quỹ hoặc các vật dụng
để hổ trợ khi có thiên tai, cứu trợ khẩn cấp, phòng chống và đương đầu với lũ lụt, dịch
vụ hỗ trợ đặc biệt cho người tàn tật và những người có cơng với cách mạng cũng như
qn nhân, giúp đỡ người nghèo, tạo công ăn việc làm cũng như trợ cấp xã hội; (2) khi
họ quản lý quỹ và đồ cứu trợ của người dân cho công việc mang lợi ích chung; (3) khi
điều hành hoạt động quản lý đất đai, khu dân cư; (4) khi họ thực hiện đền bù đất; (5)
10

Luật Hình sự 1997, Điều 93, Emphasis was given by the author.
Luật Tổ chức làng xã 1998, Điều 82.
12
Luật Tổ chức làng xã 1998 (thử nghiệm), Điều 9, Luật Tổ chức làng xã 1998, Điều 11.
13
Luật Tổ chức làng xã 1998, Điều 11.
11

14


khi thu thuế; (6) khi làm công tác kế hoạch hóa gia đình, đăng ký hộ khẩu và nghĩa vụ
qn sự; (7) khi trợ giúp chính phủ nhân dân trong các hoạt động hành chính”14.
Theo cách giải thích này thì Ủy ban thường vụ Quốc hội đã làm cho Điều 93
luật Hình sự 1997 trở nên đầy đủ hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một nguyên nhân dẫn
đến tranh cãi rất nhiều, vì Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thêm một nội dung mà bản
thân quy định tại Điều 93 Luật Hình sự 1997 khơng đề cập tới.

Đó là một ví dụ cụ thể về hoạt động giải thích pháp luật của Ủy ban thường vụ
Quốc hội khi vi phạm ranh giới giữa việc lập pháp và giải thích pháp luật. Ngoài sự
lạm quyền này, trong những lần giải thích pháp luật sau Ủy ban thường vụ Quốc hội
cũng tạo nên tranh cãi rất nhiều khi tạo ra những nội dung mới mà quy định cần được
giải thích khơng đề cập tới qua việc giải thích các Điều 228, 342 và 410 Luật Hình sự
năm 1997 hay Điều 294 Luật Hình sự 1997,.. để ta có thể đánh giá được vai trò cũng
như hạn chế khi trao thẩm quyền giải thích pháp luật cho Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đánh giá về hoạt động giải thích pháp luật ở Trung Quốc
Ưu điểm
Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan trực thuộc Hội đồng nhân dân quốc gia
nên khi trao thẩm quyền này cho Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ phù hợp với nguyên
tắc tập quyền mà Trung Quốc đang thực hiện và đảm bảo được tính thống nhất trong
bộ máy nhà nước. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân quốc gia là cơ quan ban hành ra các
văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội lại là một bộ phận của Hội
đồng nhân dân quốc gia nên sẽ tránh được tình trạng mâu thuẫn giữa văn bản giải thích
pháp luật và văn bản được giải thích.
Nhược điểm
Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan trực thuộc Hội đồng nhân dân quốc gia,
thực hiện hầu như tất cả các hoạt động của Hội đồng nhân dân quốc gia khi Hội đồng
14

Geogre G. Zheng, “ GTPL thơng qua cân nhắc về chính trị - Nghiên cứu trường hợp của Trung Quốc”, Giải
thích pháp luật. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn – Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế tại Hà Nội, tháng 2 - 2008 (2009).

15


nhân dân quốc gia khơng họp nên có rất nhiều nhiệm vụ cần Ủy ban thường vụ giải
quyết. Việc giao cho Ủy ban thường vụ thẩm quyền giải thích pháp luật liệu có nên hay
khơng khi số thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội tương đối nhỏ so với lượng

công việc phải thực hiện.
Hội đồng nhân dân quốc gia là cơ quan lập pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội
chỉ là cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân quốc gia, nên để đề cao tính tối cao của pháp
luật khi được ban hành thì nên giao Hội đồng nhân dân quốc gia chứ không phải Ủy
ban thường vụ Hộ đồng nhân dân quốc gia.
Những hạn chế về tính kịp thời phát hiện những thiếu sót khi Ủy ban thường vụ
Quốc hội giải thích pháp luật cũng có thể xảy ra, vì đây khơng phải là cơ quan áp dụng
pháp luật trên thực tế nên khó phát hiện được những mâu thuẫn cũng như những lỗ
hổng cần được giải thích hay lấp đầy.
1.2.2 Hoạt động giải thích pháp luật ở Hàn Quốc
Chủ thể có thẩm quyền giải thích pháp luật
Cũng như các quốc gia khác, để phát triển và hồn thiện hệ thống pháp luật của
mình, hoạt động giải thích pháp luật tại Hàn Quốc rất được đề cao và chú trọng. Hàn
Quốc là nước áp dụng học thuyết phân quyền một cách khá triệt để, quyền lực nhà
nước được chia làm ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba nhánh
quyền lực này kiềm chế và đối trọng nhau nhằm tạo ra tính khách quan cũng như công
bằng trong các hoạt động của nhà nước và xã hội. Chính vì áp dụng học thuyết này mà
thẩm quyền giải thích pháp luật tối cao được giao cho nhánh Tư pháp ngoài việc trao
cho các cơ quan khác.
Căn cứ Điều 101, Điều 107, Điều 111 Hiến pháp thì Tịa Hiến pháp, Tịa thơng
thường có thẩm quyền giải thích đối với hầu hết các Văn bản quy phạm pháp luật trừ
nghị quyết, thông báo, hướng dẫn, quy định chỉ do Bộ Tư pháp, Cơ quan hành chính,
Bộ ban hành Văn bản quy phạm pháp luật giải thích căn cứ theo Điều 26 Sắc lệnh của

16


Tổng thống về ban hành các văn bản pháp quy. Tổng thống, Thủ tướng, các Bộ trưởng,
Cơ quan hành chính, Bộ Tư pháp, Bộ ban hành Văn bản quy phạm pháp luật giải thích
các văn bản do mình ban hành căn cứ Điều 75, Điều 95, Hiến pháp.

Nhìn chung, hoạt động giải thích pháp luật ở Hàn Quốc có hai đặc điểm nổi bật
sau:
Thẩm quyền giải thích pháp luật được trao cho rất nhiều cơ quan tùy thuộc vào
loại Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bao gồm Tịa Hiến pháp, Tịa thơng
thường, Tổng thống, Thủ trưởng, các Bộ trưởng,…
Thẩm quyền giải thích Hiến pháp, văn bản quy phạm có giá trị tối cao được trao
cho cả Tịa Hiến pháp và Tịa thơng thường cùng giải thích.
Hoạt động giải thích pháp luật ở Hàn Quốc
Năm 2004, Hàn Quốc đứng giữa cuộc tranh luận về tính hợp hiến của Luật về
Thủ đô mới được ban hành năm 2002. Luật về Thủ đô mới quy định “chức năng điều
hành Thủ đơ sẽ được chuyển cho địa phương nhằm mục đích loại bỏ hiệu quả ngược
của việc tập trung dân cư và sự đông dân quá mức ở vùng đô thị lớn”15.
Tòa án Hiến pháp đã xem xét vụ việc trên và đưa ra phán quyết Luật về Thủ đô
mới là vi hiến vì đa số các thẩm phán (7/9) cho rằng Seoul có vị trí như Hiến pháp theo
tập tục đề cập trong lịch sử từ năm 1392 qua các triều đại Chosun, dưới chế độ Nhật
Bản, thành lập nhà nước Cộng hòa Hàn Quốc cho đến nay. Căn cứ Điều 130 Hiến pháp
Hàn Quốc quy định : “Đề xuất sửa đổi Hiến pháp sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý
không muộn hơn 30 ngày kể từ khi Quốc hội thông qua và sẽ được quyết định thông
qua bởi hơn 50% số phiếu trả lời thu được từ hơn 50% trong tổng số người có đủ tư
cách đi bầu cử Quốc hội”.
Như vậy Tịa án đã giải thích Điều 130, Hiến pháp và cho rằng việc thay đổi vị
trí Thủ đô mới như một việc sửa đổi Hiến pháp mặc dù có những ý kiến trái chiều của
các thẩm phán khác. Việc giải thích Điều 130, Hiến pháp và tuyên Luật về Thủ đô mới
15

Luật về Thủ đô mới, Điều 1.

17



×