Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN CƠNG KHÁNH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN CƠNG KHÁNH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số chuyên ngành: 60380102

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN NHẬT THANH

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan rằng tồn bộ nội dung luận văn là kết quả của một quá
trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS Phan Nhật Thanh. Các số liệu nêu trong luận văn là trung
thực và chính xác.
Tác giả luận văn

Trần Cơng Khánh


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................. 3
3. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 4
4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 5
5. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu ......................................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ....................................... 6
7. Kết cấu luận văn................................................................................ 6
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VỀ CÔNG TÁC DÂN
TỘC .................................................................................................................. 8
1.1. Khái niệm về công tác dân tộc ...................................................... 8
1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc ..................... 11
1.3. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc của ủy ban nhân dân cấp huyện về
cơng tác dân tộc ............................................................................................. 17
1.4. Vai trị và ý nghĩa quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân cấp
huyện đối với công tác dân tộc ..................................................................... 23
1.5. Thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân cấp huyện trong quản lý
nhà nƣớc đối với công tác dân tộc ............................................................... 29

1.6. Hình thức quản lý nhà nƣớc về cơng tác dân tộc của ủy ban
nhân dân cấp huyện ...................................................................................... 33
1.7. Nội dung quản lý nhà nƣớc của ủy ban nhân nhân cấp huyện
đối với công tác dân tộc ................................................................................ 36
1.7.1. Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu
quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực công tác dân tộc ...... 36


1.7.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc;
xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc................................... 38
1.7.3. Kiện tồn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc, thực hiện
phân cơng, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực cơng tác dân tộc của Ủy
ban nhân dân cấp huyện................................................................................ 40
1.7.4. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho vùng
dân tộc thiểu số ............................................................................................... 41
1.7.5. Kiểm tra, thanh tra phải sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện
chính sách pháp luật và chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số ........... 42
1.7.6. Tuyên truyền về truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tổ chức tốt các phong trào tương tự, giúp
đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cộng đồng .............................................. 43
1.7.7. Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc . 44
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................... 45
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC VÀ
PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN (TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH
LONG) ............................................................................................................ 46
2.1. Thực trạng vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan cấp trên và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân
tộc của ủy ban nhân dân cấp huyện và hƣớng hoàn thiện. ....................... 46
2.1.1. Thực trạng ................................................................................... 46

2.1.2. Phương hướng hoàn thiện .......................................................... 51
2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của ủy
ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc đối với cơ quan, tổ chức và
công dân và phƣơng hƣớng hoàn thiện ....................................................... 53
2.2.1. Thực trạng ................................................................................... 53


2.2.2. Phương hướng hồn thiện .......................................................... 58
2.3. Thực trạng cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ,
công chức làm công tác dân tộc của ủy ban nhân cấp huyện và phƣơng
hƣớng hoàn thiện........................................................................................... 60
2.3.1. Thực trạng ................................................................................... 60
2.3.2. Phương hướng hồn thiện .......................................................... 64
2.4. Thực trạng cơng tác kiểm tra của ủy ban nhân cấp huyện đối
với việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác dân tộc của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của ủy ban nhân
cấp huyện và phƣơng hƣớng hoàn thiện ..................................................... 65
2.4.1. Thực trạng ................................................................................... 65
2.4.2. Phương hướng hoàn thiện .......................................................... 67
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................... 70
KẾT LUẬN .......................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Cơng tác dân tộc và đồn kết các dân tộc ln được Đảng và Nhà nước
xác định có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Quan điểm
nhất quán, xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo thực hiện công tác dân tộc và
chính sách dân tộc là: “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn
kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển”1. Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc, đề ra nhiều chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc
ngày càng được Đảng đặc biệt quan tâm. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 22NQ/TW, ngày 27 tháng 11 năm 1989 “Về một số chủ trương, chính sách lớn
phát triển kinh tế - xã hội miền núi”; Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
thể chế hóa Nghị quyết của Đảng thành Quyết định số 72-HĐBT, ngày 13
tháng 3 năm 1990, “Về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế
- xã hội miền núi”. Hai văn kiện này đã mở đường cho sự đổi mới công tác
dân tộc.
Tại địa phương, nhằm đảm bảo công tác dân tộc được tiến hành hiệu
quả, liên tục, xuyên suốt thì vai trò cảu Ủy ban nhân dân rất quan trọng. theo
quy định pháp luật, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân và là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, có chức
năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nói cụ thể
hơn là Ủy ban thực hiện các chức năng hành chính cơ bản: chức năng chính
trị, chức năng kinh tế, chức năng văn hóa, chức năng xã hội.
Trong những năm qua, được sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý tập
trung của Ủy ban nhân dân, công tác dân tộc đã đạt được những thành công
nhất định. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc được nâng lên
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, 2011, tr. 70.



2

từng bước, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Theo báo cáo của các địa phương vùng
dân tộc và miền núi, chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đều đạt và vượt, bình quân
khoảng 3% - 4%/năm, cụ thể là: Các tỉnh vùng Đông Bắc giảm 3,62%; Tây
Bắc giảm 4,47%; Tây Nguyên giảm 3,04%; đồng bằng sông Cửu Long giảm
2,15%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thay đổi rõ rệt: 98,6% số xã có đường
ơ tơ đến trụ sở ủy ban nhân dân xã; có 99,8% số xã và 95,5% số thơn có điện2.
Cơng tác giáo dục đối với đồng bào dân tộc có nhiều tiến bộ: 99,5% số
xã có trường tiểu học; 93,2% số xã có trường trung học cơ sở; 12,9% số xã có
trường trung học phổ thơng và 96,6% số xã có trường mẫu giáo/mầm non3;
100% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung
học cơ sở. Loại hình trường nội trú, bán trú đang phát triển, hiện nay cả nước
có 294 trường phổ thơng dân tộc nội trú với 80.832 học sinh; 4 trường dự bị
đại học với trên 3.000 học sinh/năm. Tất cả các tỉnh vùng dân tộc và miền núi
đều có trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường dạy nghề và đào tạo
nghiệp vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, quản lý kinh tế, tài chính, giáo dục,
y tế... Mạng lưới y tế phát triển, hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế
xã đã được quan tâm đầu tư, có 99,39% số xã có trạm y tế, 77,8% số xã đạt
chuẩn quốc gia về y tế. Năm 2011, có 94,2% số thơn có cán bộ y tế thơn.
Đồng bào dân tộc được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, người
nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí và được hưởng chính sách bảo hiểm y
tế đúng quy định. Các dịch bệnh ở vùng dân tộc và miền núi, như sốt rét,
bướu cổ cơ bản được khống chế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đạt được thì cơng tác dân tộc cịn
bộc lộ khơng ít hạn chế, yếu kém, như chính sách cịn mang tính nhiệm kỳ,
thời gian thực hiện ngắn, thiếu tính chiến lược lâu dài, pháp luật chưa đồng
bộ, cịn chồng chéo. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về công tác dân
tộc của ủy ban nhân dân cịn nhiều yếu kém, phân cơng chủ trì chỉ đạo tổ
chức thực hiện một số chính sách, pháp luật chưa hợp lý; việc phối hợp giữa

2

Tổng cục Thống kê (2011), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, Hà Nội
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 1-6-2012, Hà Nội.
3


3

các cấp chính quyền chưa chặt chẽ, chỉ đạo có mặt còn chồng chéo, trùng lắp
về địa bàn và đối tượng. Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi Tây Bắc
là 28,55%, miền núi Đông Bắc: 17,39%; Tây Nguyên: 15,58%; các tỉnh Bắc
Trung Bộ: 15,01%. Các xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo là 45%, cá
biệt có những xã, thơn nhóm dân tộc rất ít người tỷ lệ nghèo lên tới trên 90%.
Kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao. Một bộ phận
đồng bào vẫn cịn thiếu đói, nhất là vào những tháng giáp hạt hoặc sau những
đợt thiên tai. Có trên 220.000 hộ thiếu đất sản xuất, nếu tính cả số hộ thiếu
nước sinh hoạt theo đối tượng thực hiện Quyết định số 1592/QĐ-TTg thì con
số đó lên tới 579.804 hộ4…
Chính vì những trăn trở và suy tư như vậy nên tác giả đã quyết định chọn
đề tài:“Quản lý nhà nƣớc của Ủy ban dân dân cấp huyện về công tác dân
tộc”để làm đề tài luận văn Cao học Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
nhà nước của Ủy ban dân dân cấp huyện đối với công tác dân tộc đã được
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với phạm vi và mức độ khác nhau. Có thể
kể ra một số cơng trình tiêu biểu như: Sách tham khảo Chính sách dân tộc của
các chính quyền Nhà nước phong kiến Việt Nam (X - XIX) của Phan Hữu

Dật, Lâm Bá Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2001; Bài viết Chính sách
đối với dân tộc thiểu số thời Lê sơ của Nguyễn Minh Tường trong Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử số 6/2012; bài viết Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước trong thời kì đổi mới của Nguyễn Đức Ái trong Tạp chí Quản lý nhà
nước số 5/2010; Bài viết Cơng tác định canh, định cư và ổn định đời sống cho
đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta của Nguyễn Lâm Thành trong Tạp chí
Cộng sản, Số chuyên đề 6/2014; Bài viết Chính sách đối với các dân tộc thiểu
số vùng biên giới phía Bắc của vương triều Lý của Nguyễn Minh Tường
trong Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5/2012; bài viết Hiến pháp và thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước của Tòng Thị Phóng trong Tạp chí
4

Đảng cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo các xã,
thơn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội.


4

Nghiên cứu lập pháp số 4/2014; bài viết Xây dựng, củng cố vững chắc khối
đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong tình hình hiện nay của Hồng Xn
Lương trong Tạp chí Cộng sản Số 1/2012; bài viết Cơ sở đảm bảo và thực
hiện quyền của các dân tộc thiểu số hiện nay của Nguyễn Xuân Đại trong Tạp
chí Tổ chức nhà nước số 7/2014; bài viết Hướng tiếp cận trong xây dựng và
triển khai chính sách dân tộc trong giai đoạn mới của Sơn Phước Hoan trong
Tạp chí Cộng sản số 9/2014; bài viết Một số kết quả bước đầu sau 10 năm
thực hiện nghị quyết trung ương 7 (khóa 9) về cơng tác dân tộc của Nguyễn
Quốc Phẩm trong Tạp chí Lịch sử Đảng số 1/2014; bài viết Ngăn chặn tình
trạng xác định lại dân tộc nhằm hưởng lợi bất chính từ chính sách dân tộc của
nhà nước của Đỗ Văn Nhân trong Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10/2011;
bài viết Những chính sách cơ bản của nhà nước ta về dân tộc thiểu số của

Nguyễn Thế Quyền trong Tạp chí Quản lý nhà nước Số 11/2009; bài viết
Những điểm mới cơ bản của chế độ chính trị trong Hiến pháp năm 2013 so
với Hiến pháp năm 1992 của Vũ Văn Nhiêm trong Tạp chí Khoa học pháp lý
số 1/2014; bài viết Thực hiện chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi
trong thời kỳ hội nhập của Nguyễn Cúc trong Tạp chí Quản lý nhà nước số
8/2014; bài viết Tăng cường đầu tư cho phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu
số của Trần Quang Tuấn trong Tạp chí Quản lý nhà nước số 8/2014.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách
có hệ thống và chun ở góc độ lý luận, hiện trạng và giải pháp nâng cao chất
lượng trong định quản lý nhà nước đối với công tác dân tộc của Ủy ban nhân
dân cấp huyện. Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu khác cho đến hiện nay
chưa có tác giả nào chọn đề tài này làm luận văn Thạc sĩ hay luận án Tiến sĩ.
3. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu

Luận văn tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm và bản chất của quản
lý nhà nước về công tác dân tộc của Ủy ban nhân dân. Phân tích những bất
cập, hạn chế của các văn bản pháp luật và các công cụ, cơ chế, chính sách
quản lý nhà nước về cơng tác dân tộc. Từ các kết quả nghiên cứu và phân tích
thực tiễn, tác giả nêu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về công tác dân tộc của Ủy ban nhân dân.


5

Thơng qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định pháp luật
về quản lý nhà nước về văn hóa của Ủy ban nhân dân, đề tài thực hiện nhằm
các mục đích sau:
- Đổi mới cơng tác tổ chức, cán bộ đối với công tác dân tộc. Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc tại địa phương, chú trọng bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở mà chủ yếu là đội ngũ cán bộ công tác dân tộc tại

Ủy ban nhân dân.
- Quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vùng dân
tộc bởi vì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát
triển bền vững của vùng dân tộc.
- Đẩy mạnh cơng tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Tổ chức thực hiện có hiệu quả
Chiến lược cơng tác dân tộc và các chính sách cho từng vùng giai đoạn 2011 2015 đến năm 2020.
- Ưu tiên bảo đảm nguồn lực cho thực hiện các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo được ban hành; huy động nhiều nguồn
lực cho đầu tư, phát triển, trước hết tập trung cho các vùng đặc biệt khó khăn
(vùng “lõi nghèo”), tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Thực hiện nghiêm chỉnh
việc phân cấp cho cơ sở, công khai các chính sách, chương trình, dự án, vốn
đầu tư,... để đồng bào biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực hiện.
4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật và thực tiễn
về quản lý nhà nước đối với công tác dân tộc của Ủy ban nhân dân cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
5. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận: Để đạt được những mục đích đề ra, trong q
trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật.


6

Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng các phương pháp
phân tích, chứng minh, biện luận, tổng hợp và đối chiếu so sánh. Ở chương 1,

tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp thơng qua các
cơng trình của các học giả liên quan đến công tác dân tộc và quản lý nhà nước
về cơng tác dân tộc. Bên cạnh đó, tác giả cũng áp dụng phương pháp phân
tích trong việc phân tích nội dung quản lý nhà nước về công tác dân tộc, phần
này chủ yếu dựa vào phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích các khía
cạnh của quản lý nhà nước về công tác dân tộc, bao gồm chủ thể, hình thức và
nội dung quản lý.
Chương 2 chủ yếu áp dụng phương pháp thống kê, so sánh và đánh giá.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước về công tác dân tộc (bao
gồm thực trạng quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật) tác
giả sẽ thực hiện phương pháp so sánh, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước
về công tác dân tộc để từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp. Phương pháp
tổng hợp cũng được áp dụng để đưa ra những kết luận cần thiết.
6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

Đề tài là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống
dưới góc độ lý luận đồng thời đưa ra hiện trạng và giải pháp nâng cao chất
lượng quản lý nhà nước đối với công tác dân tộc của Ủy ban nhân dân.
Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên Cao học luật
và những ai quan tâm đến đề tài này. Mặt khác, với chủ trương của Đảng và
Nhà nước ta trong tiến trình cải cách hành chính hiện nay, đề tài sẽ là tài liệu
bổ ích cho những người làm công việc thực tế như cán bộ quản lý công tác
dân tộc, cán bộ, công chức cơng tác liên quan đến chính sách dân tộc...
7. Kết cấu luận văn

Phần mở đầu.
Phần nội dung: Gồm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước của Ủy ban
Nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc.



7

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước của Ủy ban Nhân dân cấp
huyện về công tác dân tộc (từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Long) và phương hướng
hoàn thiện.


8

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
VỀ CƠNG TÁC DÂN TỘC
1.1. Khái niệm về cơng tác dân tộc
Dân tộc là một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước
khi dân tộc xuất hiện, lồi người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ
thấp đến cao như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Dân tộc là cộng đồng người ổn định,
hình thành trong lịch sử, tạo lập một quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững
về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngơn ngữ, truyền thống, văn hóa, đặc điểm tâm
lý, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc. Hiện nay, khái niệm về dân tộc
được sử dụng trong các văn kiện chính trị, văn bản pháp luật hoặc trên
phương tiện thông tin đại chúng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:
Thứ nhất, “dân tộc” được hiểu là “ tộc người” với nghĩa này, dân tộc là
khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có đặc trưng cơ bản về ngơn ngữ, văn
hóa và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài
của lịch sử. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Si-La, dân tộc Chăm…
Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều
dân tộc (tộc người) khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong
thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu số.
Trong quá trình phát triển của mình, trong bản thân mỗi dân tộc có thể

có sự phân chia thành các nhóm người có đặc điểm khác nhau về nơi cư trú,
văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, nhưng đều được coi là cùng một dân
tộc, bởi có chung 3 điểm đặc trưng (ngơn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác). Ví
dụ: dân tộc Dao bao gồm nhiều nhóm người, như các Dao đỏ, Dao tiền, Dao
Tuyến, Dao quần chẹt, Dao Thanh phán, Dao Thanh Y, Dao quần trắng.
Theo nghĩa thứ hai, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc. Ví dụ: dân tộc
Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Đức… Theo nghĩa này, dân tộc là khái
niệm dùng để chỉ cộng đồng chính trị - xã hội được hợp thành, bởi những dân
tộc người khác nhau trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Như vậy, khái
niệm dân tộc ở đây được hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người, vàcũng


9

đồng nghĩa với nhà nước thống nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có
chủ quyền quốc gia. Theo nghĩa này, dân cư của dân tộc này được phân biệt
với dân cư của dân tộc khác theo sự di cư của tộc người đó, ví dụ trong kết
cấu dân cư của dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Hoa đều có tộc người
H’Mơng và tộc người Dao.
Như vậy, dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, nhiều người cịn nhấn mạnh
rằng, dù hiểu theo nghĩa nào thì dân tộc cũng vừa là một cộng đồng tộc người,
vừa là một cộng đồng chính trị - xã hội. Có thể diễn đạt khái quát: dân tộc là
một cộng đồng chính trị - xã hội - tộc người. Quan niệm này tạo nên một ranh
giới rõ rệt để phân biệt khái niệm dân tộc với khái niệm sắc tộc, chủng tộc5.
Quan niệm trên đây có căn cứ ở chỗ trong quá trình hình thành và phát
triển của cộng đồng dân tộc, những nhân tố tộc người trưởng thành cùng với
nhân tố chính trị - xã hội. Nhân tố tộc người đó xuất hiện từ những đặc điểm
tự nhiên, xã hội đặc thù của từng cộng đồng người và được tái tạo, sàng lọc,
lưu truyền từ thời kỳ thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và phát triển đầy đủ hơn cộng đồng
dân tộc. Nó trở thành giá trị bền vững ngay cả trong thời đại mà giao lưu quốc

tế giữa các dân tộc đã phát triển. Nhân tố tộc người đó biểu hiện nổi bật nhất
trong văn hóa, nghệ thuật, ngơn ngữ, phong tục tập quán, tâm lý và tình
cảm… dân tộc, tạo thành nét riêng trong tính cách của mỗi dân tộc. Đó là lĩnh
vực phong phú, sâu sắc, tế nhị và rất nhạy cảm trong thế giới tinh thần của
dân cư mỗi dân tộc. Chính vì thế, ở nhiều nước, người ta căn cứ vào mục tiêu
ngơn ngữ, văn hóa, ý thức tự giác tộc người để xác định thành phần dân tộc
của một người, của một nhóm người6.
Nhận thức điều đó, trong q trình quản lý cơng tác dân tộc Đảng và
Nhà nước ta rất chú ý đến tính đặc thù của các dân tộc, hơn nữa cũng đã có
những chính sách, quy định pháp luật riêng bổ sung vào các chính sách,
pháp luật chung nhằm đáp ứng địi hỏi chính đáng mang tính đặc thù của
5

Đặng Nghiêm Vạn (1993), Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 77.
6
Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2006), Tập bài giảng Lý luận dân tộc và chính sách dân tộc, Nxb. Lý luận
chính trị, Hà Nội, tr.61.


10

từng dân tộc.Đồng thời xác định, công tác dân tộc là một nội dung quan
trọng, có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta. Công tác dân tộc là một lĩnh vực cơng tác mang tính đa
ngành, đa lĩnh vực nhưng tất cả hội tụ lại một điểm là tác động vào các dân
tộc thiểu số, giải quyết các mối quan hệ dân tộc, vì sự phát triển của cộng
đồng các dân tộc thiểu số - những cộng đồng sinh sống trên một địa bàn tự
nhiên rộng lớn của đất nước, song do hồn cảnh lịch sử hiện đang có nhiều
khó khăn trên con đường phát triển. Đồng thời, công tác dân tộc có ảnh

hưởng và có vị trí trọng yếu đối với sự phát triển bền vững của đất nước
trong giai đoạn phát triển mới. Do đó, tồn bộ hệ thống chính trị cần nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của mình về vị trí, nhiệm vụ của cơng tác dân
tộc trong tình hình mới, coi việc quán triệt và thực hiện tốt chính sách dân
tộc của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng,
chính quyền, mặt trận, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Các hoạt
động về công tác dân tộc nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đồn
kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển; tơn trọng và giữgìn bản sắc
văn hóa của các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơng tác dân tộc có thể hiểu là cơng tác hoạch định chính sách dân tộc
và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc; đưa đường lối, chủ trương của
Đảng và Nhà nướcvề chính sách dân tộc đi vào cuộc sống; tổng kết thực tiễn
cuộc sống để bổ sung, xây dựng các chính sách dân tộc phù hợp với yêu cầu,
nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định số 05/2011/NĐ-CPngày
14/01/2011 của Chính phủ về cơng tác dân tộc thì“Cơng tác dân tộc là những
hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều
kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tơn trọng
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”7. Quy định nêu trên đã khái
quát cơ bản đầy đủ và rõ ràng về công tác dân tộc tạo cơ sở pháp lý quan
7

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011của Chính phủ về cơng tác dân tộc.


11

trọng để các cơ quan nhà nước thực hiện thống nhất công tác quản lý nhà
nước về công tác dân tộc.

1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc
Quản lý nhà nước về công tác dân tộc là quá trình tác động, điều chỉnh
thường xuyên của Nhà nước bằng quyền lực của Nhà nước đối với tất cả các
lĩnh vực đời sống xã hội của đồng bào dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc
thiểu số nhằm hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.
Vậy tại sao phải quản lý Nhà nước về công tác dân tộc?
Quản lý Nhà nước về công tác dân tộc là một nội dung cơ bản và quan
trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quản lý Nhà nước nói
chung, là nội dung đã được quan tâm, thực hiện trong suốt quá trình lịch sử
cách mạng của nước ta.
Trước đây các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã đặt ra việc quản lý
Nhà nước đối với vùng dân tộc thiểu số bằng chính sách KyMi (ràng buộc) và
Nhu Viễn (mềm mỏng đối với những vùng xa xôi hẻo lánh). Nhất là việc gả
các công chúa cho các tù trưởng các tộc người thiểu số (như Hà Bổng, Hà
Đặc) hoặc cho các nước lân bang/láng giềng (như Huyền Trân công chúa gả
cho Chế Bồng Nga- vua Chiêm Thành) là chính sách ràng buộc để quản lý
dân cư và vùng lãnh thổ.
Triều đại nhà Lý, Lý Công Uẩn (1009 - 1225) đã có cơng trong việc xây
dựng và phát triển đất nước với quy mô lớn và nền tảng xã hội được xây dựng
vững chắc, tồn diện; chính quyền trung ương tập quyền được củng cố, bộ
máy hành chính địa phương được xây dựng tới tận vùng xa xôi hẻo lánh của
đất nước.
Thời Trịnh - Nguyễn, chính sách khai thác của nhà Nguyễn ởđàng trong là
chính sách đồn điền, dùng dân lưu vong và tù binh để phát triển xuống phía Nam.
Mảnh đất Tây Nguyên nước ta dưới thời Bảo Đại, ngày 25/7/1950, đã
ban chiếu chỉ gọi cho vùng này là: “Hoàng Triều Cương Thổ”.


12


Như vậy, các triều đại phong kiến Việt Nam trong quản lý Nhà nước của
mình đã có những chính sách, biện pháp thể hiện sự quan tâm rất lớn đến
những vấn đề dân tộc ngay cả các dân tộc thiểu số ở vùng xa xôi, hẻo lánh
của đất nước.
Thực dân Pháp đô hộ nước ta gần một thế kỷ cũng đã cónhiều chính
sáchnhằm quản lý vùng đồng bào các dân tộc thiểu số như việc đặt quan cai
trị, phân chia bản đồ hành chính và hàng loạt các chính sách nhằmtranh thủ,
lơi kéo, phân hố, chia rẽ các dân tộc để phục vụ âm mưu “chia để trị”, chúng
còn tự lập ra các “Xứ Nùng tự trị”, “Xứ Thái để trị”, lập ra mặt trận
BaJaRaKa ở Tây Nguyên sau này đổi thành FULRO.
Chính quyền miền Nam thời Mỹ - Ngụy đã lập ra hội đồng các sắc tộc
và bộ phát triển các sắc tộc để quản lý Nhà nước về dân tộc.
Khi Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà ra đời tháng 9/1945. Việc
quản lý Nhà nước về công tác dân tộc đã được quy định tại Sắc lệnh 58 đặt ra
bằng việc thành lập “Nhà dân tộc thiểu số” thuộc Bộ Nội Vụ nhằm “xem xét
các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các dân tộc thiểu số trong nước và
thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam”8.
Bộ trưởng Bộ Nội Vụ chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hồ ơng
Huỳnh Thúc Kháng ra nghị định ngày 09 tháng 9 năm 1946 giao nhiệm vụ
cho nhà dân tộc thiểu số là: “nghiên cứu và giải quyết mọi vấn đề liên quan
đến các dân tộc thiểu số trong toàn cõi Việt Nam để củng cố trên ngun tắc
bình đẳng, đồn kết và tương trợ giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam”.
Các văn kiện trên đã đánh dấu mốc đầu tiên của việc quản lý Nhà nước
về dân tộc và công tác dân tộc.Công tác dân tộc bao gồm việc tham mưu giúp
Đảng và Nhà nước hoạch định chính sách, pháp luật, giải quyết các vấn đề về
dân tộc; việc triển khai chỉ đạo, thực hiện các chính sách, các chương trình,
dự án nhằm phát triển tồn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phịng - an ninh các vùng dân tộc.Chính sách dân tộc được hiểu là: tổng hợp
8


Sắc lệnh số 58 ngày 03 tháng 5 năm 1946 tổ chức Bộ Nội Vụ của Chủ tịch chính phủ Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hồ.


13

những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được đề ra,
tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ dân tộc. Phạm trù chính sách
dân tộc và cơng tác dân tộc có mối liên hệ bên trong. Bởi vì, Chính sách dân
tộc là nhằm giải quyết những vấn đề dân tộc đặt ra còn cơng tác dân tộc là
việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc.
Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy khoá IX số 24/NQ/TW
ngày 12 tháng 3 năm 2003 đã nêu rõ quan điểm của Đảng về công tác dân tộc
là: “cơng tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các nghành, và của toàn bộ hệ thống
chính trị”.
Như vậy, có thể thấy rằng, quản lý nhà nước đối với vấn đề dân tộc ở
nước ta là sự kế thừa và tất yếu khách quan từ lịch sử.
Trên mảnh đất Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống và ở
mỗi địa phương của Việt Nam có ít nhất có hai dân tộc cùng cư trú. Vì vậy
cần thiết phải có quản lý, điều chỉnh của Nhà nước để xây dựng khối đại đoàn
kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cùng hướng các dân tộc phát triển
và ra sức phấn đấu vì mục tiêu chung là xây dựng một nước Việt Nam công
bằng, dân chủ, văn minh. Ở nước ta, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh
sống chính là vùng đang tồn tại nhiều bất cập và hạn chế nhất trên tất cả mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Chính vì thế, cần phải có sự tác động
của quản lý nhà nước với những cơng cụ, phương pháp và tiềm lực của mình
để từng bước giải quyết những hạn chế khó khăn đưa đồng bào các dân tộc
thiểu số hồ mình vào dịng chảy chung của Quốc gia, của thời đại.Qua những
phân tích cơ bản trên ta thấy rằng, quản lý nhà nước về công tác dân tộclà nội

dung cơ bản và là tất yếu khách quan của quản lý nhà nước.
Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái
niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác
nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người
nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã
hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý


14

dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi
hoạt động của đời sống xã hội. Theo từ điển tiếng việt thì “quản lý” có nghĩa
là sự trơng coi và giữ gìn theo u cầu nhất định9.Từ điển Luật học định
nghĩa: “quản lý” là tác động của chủ thể lên đối tượng theo mục tiêu nhất
định10. Các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay thì cho rằng: Quản
lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý trí của người quản lý11.
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của
xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận
này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác
động theo cách nào cịn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau ,các
lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Theo giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối
quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ

quốc xã hội chủ nghĩa”12.
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong
quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt, quản lý nhà
nước được hiểu theo hai nghĩa, đó là:

9

Trung tâm từ điển (2011), từ điển tiếng việt, Nxb. Đà nẵng, Đà Nẵng, tr. 1251.
Bộ tư pháp (2006), từ điển luật học, Nxb. Từ điển bách khoa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.633.
11
/>12
Học viện hành chính quốc gia (2007), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, Nxb. Học Viện
hành chính quốc gia, Hà Nội, tr. 207.
10


15

Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp vận
hành như một thể thống nhất13.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp như
hướng dẫn chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp
thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ
ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực
tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng

quản lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước
hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức
chính trị - xã hội, đồn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu
được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo
quy định của pháp luật.
Như vậy, chủ thể quản lý nhà nước là các cá nhân hay tổ chức mang
quyền lực Nhà nước tác động tới đối tượng quản lý. Cịn đối tượng quản lý
nhà nước là tồn bộ công dân Việt Nam và những người không phải là công
dân Việt Nam đang sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam cùng toàn bộ các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Từ các khái niệm quản lý nhà nước như trên, khái niệm quản lý nhà
nước đối với công tác dân tộc cũng được hiểu theo hai nghĩa, rộng và hẹp.
Nghĩa rộng: Đó là q trình dùng quyền lực nhà nước (lập pháp, hành
pháp, tư pháp) của cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật để tác
động, điều chỉnh, hướng các quá trình dân tộc và hành vi hoạt động của các
dân tộc diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể quản lý.
Nghĩa hẹp: Đó là q trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện
pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, UBND các
13

Bộ tư pháp (2006), từ điển luật học, Nxb. Từ điển bách khoa, Tư pháp, Hà Nội, tr.633.


16

cấp) để điều chỉnh các quá trình dân tộc và mọi hành vi hoạt động của các dân
tộc diễn ra theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước đối với cơng tác dân tộc là q trình tác động, điều
hành, điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào các dân
tộc, để những tác động đó diễn ra theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng,

pháp luật của Nhà nước.
Chủ thể của quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc là hệ thống
cơ quan làm công tác quản lý nhà nước (bao gồm cơ quan quản lý và cơ quan
chuyên môn) về lĩnh vực công tác dân tộc từ Trung ương xuống địa phương
(Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban Dân tộc
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND quận, huyện, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh, Bộ phận làm công tác quản lý nhà nước về công tác dân
tộc thuộc UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; UBND
xã, phường, thị trấn).
Quản lý nhà nước về công tác dân tộc là một nhiệm vụ hình thành trong
điều kiện của một Nhà nước kiểu mới ở nước ta từ năm 1945 đến nay. Khái
niệm quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở Việt Nam hiện nay, có thể nói
cịn những quan niệm chưa hồn tồn thống nhất, mặc dù nhận thức về bản
chất của nội dung vấn đề khơng có gì đối lập nhau. Trên cơ sở lý luận về vấn
đề dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin, sau khi ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã
vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam để giải quyết các nội
dung về vấn đề dân tộc trong cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Có thể nói, việc quản lý nhà nước về vấn đề dân tộc phải được
bắt nguồn từ nhận thức mang tính lý luận của vấn đề dân tộc theo học thuyết
tư tưởng cụ thể của một Đảng hay một Nhà nước cầm quyền. Cơ sở lý luận
về vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác- Lênin đã được lãnh tụ Hồ Chí Minh
và các thế hệ học trị của Người sử dụng như một cẩm nang để nhận thức và
giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam đặt ra trong gần suốt thế kỷ XX và
hiện nay.


17

1.3. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc của ủy ban nhân dân cấp huyện về
công tác dân tộc

Công tác dân tộc là một trong những vấn đề phức tạp, nhạy cảm đã và
đang được nhiều người quan tâm, theo dõi trên cả phương diện lý luận cũng
như thực tiễn. Bởi nó khơng chỉ là lĩnh vực đặc thù của một dân tộc thiểu số
mang nhiều dấu ấn của lịch sử để lại, có ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống
chính trị, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống, phong tục tập qn và chính sách
đại đồn kết dân tộc của nước ta; là một trong tác nhân dẫn đến những cuộc
xung đột sắc tộc và tôn giáo, đang bị các thế lực thù địch lợi dụng ở nhiều
quốc gia, liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước
ta. Chính vì thế, cơng tác dân tộc là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm việc tham
mưu giúp Đảng và Nhà nước hoạch định chính sách, pháp luật, giải quyết các
vấn đề về dân tộc; việc triển khai chỉ đạo, thực hiện các chính sách, các
chương trình, dự án nhằm phát triển tồn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, quốc phịng - an ninh các vùng dân tộc.
Chủ thể của công tác dân tộc là tồn hệ thống chính trị, trong đó Đảng
đóng vai trị lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân
đoàn kết, tập hợp vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.Trong công tác dân tộc, Nhà nước đóng vai trị nịng cốt, với sự
liên hợp trách nhiệm của tất cả các cơ quan từ lập pháp, hành pháp đến tư
pháp.Trong đó, cơ quan lập pháp có vai trò xây dựng hành lang pháp lý đảm
bảo cho thực hiện các chính sách về dân tộc; cơ quan hành pháp tổ chức triển
khai thực hiện các đạo luật, chương trình, dự án; cơ quan tư pháp bảo vệ các
quyền của các dân tộc được ghi nhận về mặt lập pháp.
Với địa vị pháp lý là cơ quan quyền lực nhà nước cấp huyện, Ủy ban
nhân dân huyện lãnh đạo điều hành trực tiếp các hoạt động, trong đó có lĩnh
vực dân tộc, trên cơ sở tham mưu của Phòng dân tộc Ủy ban nhân dân huyện
ban hành kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và các dự án, đề án theo tiến độ nhằm
thực hiện các chủ trương, chính sách về dân tộc trên địa bàn. Vì là cấp cơ sở
Ủy ban nhân dân huyện có vai trị quan trọng trong việc triển khai, tổ chức



18

thực hiện các văn bản pháp lý của cấp trên và đưa các văn bản này vào trong
cuộc sống góp phần phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế vùng đồng bào dân tộc
của địa phương. Vai trị cơng tác quản lý của Ủy ban nhân dân huyện là nhằm
tạo được sự bình đẳng, cơng bằng, tiến bộ và đồn kết đối với các dân tộc, tạo
điều kiện cho các dân tộc phát triển nâng cao đời sống, ổn định chính trị tại
địa phương.
Ủy ban nhân dân huyện cịn là cơ quan cấp trên chỉ đạo công tác dân tộc
tại các xã, trên cơ sở đánh giá tình hình tại các xã Ủy ban nhân dân huyện ban
hành các nghị quyết, kế hoạch và chủ trương để thực hiện có hiệu quả công
tác dân tộc của cấp trên. Đồng thời,Ủy ban nhân dân huyện còn tạo mọi điều
kiện thuận lợi để cấp xã thực hiện công tác dân tộc.
Ủy ban nhân dân huyện với vai trò là chủ thể quản lý công tác dân tộc tại
cơ sở, triển khai thực hiện các văn bản của cấp trên và quản lý cấp xã về cơng
tác dân tộc. Do đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện được xem là cơ quan trung
gian thực hiện công tác quản lý dân tộc, vừa nắm tình hình tại địa phương để
chỉ đạo cấp xã giải quyết những khó khăn và vướng mắc phát sinh trong cộng
đồng dân tộc, vừa tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp, biện
pháp thực hiện tốt công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, thông qua báo cáo dân
tộc của cấp huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh nắm tình hình và đề ra các quyết
định, chỉ thị chỉ đạo về công tác này sát với thực tiễn trong tỉnh.
Quản lý dân tộc là một bộ phận cấu thành đối tượng quản lý của Nhà
nước - đó là quản lý con người - về tộc người gắn với từng vùng lãnh thổ,
từng ngành, lĩnh vực trong phân hệ quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về
lĩnh vực cơng tác dân tộc là q trình tác động, điều hành, điều chỉnh các
hoạt động kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số để
những tác động đó diễn ra theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp
luật của Nhà nước. Vì lẽ đó mà trong quản lý nhà nước khơng gọi là ngành
dân tộc mà thường gọi là lĩnh vực dân tộc, thực chất là liên ngành, đa lĩnh

vực trong quá trình tác động đến con người - tộc người. Do đặc điểm, tính
chất phức tạp, nhạy cảm nên cơng tác dân tộc nói chung và cơng tác quản lý


19

nhà nước về cơng tác dân tộc nói riêng có đặc điểm mang tính đặc thù, tùy
theo tình hình đặc điểm của từng địa phương mà có các chính sách thích hợp
để điều chỉnh.
- Đặc thù về lĩnh vực quản lý: Công tác dân tộc là lĩnh vực đa ngành, đa
lĩnh vực và cần có sự tham gia của nhiều ngành trong hệ thống chính trị. Với
tính chất và đặc điểm đó, cơng tác dân tộc địi hỏi cán bộ phải hiểu biết
chun mơn đa ngành, có tâm huyết đối với sự nghiệp, có phẩm chất chính trị
vững vàng, có kiến thức quản lý nhà nước và năng lực chuyên môn tốt, hiểu
rõ đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống
của đồng bào, phải gần dân, hiểu dân và trọng dân và có kỹ năng vận động
quần chúng. Cán bộ phải gương mẫu, giữ gìn phẩm chất đạo đức “nói đi đơi
với làm” để làm gương vận động, thuyết phục đồng bào thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nên đòi hỏi người cán bộ phải
trong sạch “cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư”.
- Đặc thù về địa bàn quản lý: Cơng tác dân tộc, cịn phải thực hiện trên
địa bàn rộng, chiếm ¾ diện tích cả nước và là vùng phên giậu của Tổ quốc.
Địa hình chia cắt phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch
bệnh, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỉ lệ đói nghèo cao nhất cả nước. Đây cũng là
địa bàn xung yếu, nhạy cảm về an ninh, chính trị.
Tần suất công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc đến địa bàn
vùng dân tộc nhiều hơn các ngành khác. Cơ quan làm công tác dân tộc phải
thường xuyên xuống cơ sở, nắm bắt tình hình, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng
của đồng bào để đề xuất xây dựng chủ trương, chính sách, đồng thời phải tổ
chức triển khai thực hiện, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các

chương trình, dự án và chính sách đó. Mặt khác, cịn có nhiệm vụ thăm hỏi,
động viên, vận động đồng bào, giải quyết, xử lý những vấn đề phát sinh trên
địa bàn vùng dân tộc, miền núi.
- Đặc thù về đối tượng quản lý: Đối tượng công tác dân tộc là các dân
tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Với khoảng hơn 13 triệu
người, chiếm tỷ lệ 13,8% dân số cả nước, sống rải rác ở 52 tỉnh, thành và tập


×