Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo luật doanh nghiệp 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
---------

TỐNG THỊ THU THẢO

TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ
LÊN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
-------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ
LÊN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TỐNG THỊ THU THẢO
Khóa: 37

MSSV:1253801011778

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: Th.s BÙI THỊ THANH THẢO


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc sĩ Bùi Thị Thanh Thảo, đảm bảo tính trung
thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả.

Tống Thị Thu Thảo


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

BKS

Ban kiểm sốt

BLDS

Bộ luật Dân sự

CTCP

Cơng ty cổ phần


CTHD

Cơng ty hợp danh

DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

GĐ/TGĐ

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTV

Hội đồng thành viên

LDN 1999

Luật doanh nghiệp (Luật số 13/1999/QH10) ngày 12/6/1999

LDN 2005


Luật doanh nghiệp (Luật số 60/2005/QH11) ngày 29/11/2005

LDN 2014

Luật doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng I: Những vấn đề khái quát chung về tổ chức quản lý công ty TNHH hai
thành viên trở lên .............................................................................................................. 5
1.1.

Khái quát về mô hình cơng ty TNHH hai thành viên trở lên ................................ 5

1.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 5

1.1.2.

Khái niệm, đặc điểm mơ hình cơng ty TNHH hai thành viên trở lên............. 7


1.2.

Khái quát chung về tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên ........ 12

1.2.1.

Khái niệm tổ chức quản lí nói chung ............................................................ 12

1.2.2.

Tổ chức quản lý trong công ty TNHH hai thành viên trở lên ....................... 15

CHƢƠNG II: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên theo
LDN 2014 - Thực trạng và giải pháp ............................................................................. 24
2.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH hai thành viên trở lên ............................ 24

2.1.1

Hội đồng thành viên – cơ quan quyết định cao nhất .................................... 24

2.1.2

Chức danh quản lý – ngƣời điều hành hoạt động của cơng ty...................... 32

2.1.3

Ban kiểm sốt ............................................................................................... 35


2.2 Các quy định về giám sát hoạt động tổ chức quản lý trong công ty TNHH hai
thành viên trở lên ........................................................................................................... 37
2.2.1

Hoạt động giám sát của HĐTV .................................................................... 38

2.2.2

Hoạt động giám sát của Ban kiểm soát. ........................................................ 39

2.2.3

Hoạt động giám sát của thành viên ............................................................... 39

2.2.4

Vấn đề kiểm soát các giao dịch chứa khả năng tƣ lợi .................................. 43

2.3 Một số kiến nghị hoàn thiện trong tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành
viên trở lên ..................................................................................................................... 47
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 53
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua, đặc biệt là giai đoạn từ sau khi chính thức gia nhập
Tổ chức thƣơng mại quốc tế (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc phát

triển vƣợt bậc, đi đơi với nó là sự hình thành và phát triển của nhiều doanh nghiệp. Có
thể nói, doanh nghiệp là một yếu tố đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế không
những là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) và có tính quyết
định trong việc giữ vững nhịp độ tăng trƣởng kinh tế ổn định ở mức cao mà cịn tác
động tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng nhƣ biến đổi các vấn đề đời sống xã
hội. Các nhà đầu tƣ khi có đủ điều kiện theo pháp luật đều có thể lựa chọn một loại
hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của mình để thực hiện sản xuất,
kinh doanh. Là sự pha trộn các yếu tố giữa loại hình cơng ty đối vốn và cơng ty đối
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) ra đời đã đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu
tƣ với những ƣu điểm vƣợt bật. Với chế độ trách nhiệm hữu hạn và số lƣợng các thành
viên hạn chế có thể giúp các nhà đầu tƣ hồn tồn n tâm trong sản xuất kinh doanh
đặc biệt đối với những ngành nghề mang tính rủi ro cao, loại hình cơng ty TNHH đang
là một lựa chọn hàng đầu, vừa phù hợp với quan niệm kinh doanh của đa số nhà đầu tƣ
trong nƣớc, vừa phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ của nền kinh tế Việt Nam.
Theo thống kê từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, trong
4 tháng đầu năm 2016 tỉ lệ loại hình doanh nghiệp đăng kí mới nhiều nhất là loại hình
cơng ty TNHH trong đó cơng ty TNHH hai thành viên là loại hình đăng kí nhiều thứ 2
(sau cơng ty TNHH một thành viên) với 8.835 doanh nghiệp, trong khi loại hình cơng
ty cổ phần là 5.654 doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp tƣ nhân là 1.528 doanh
nghiệp, và loại hình cơng ty hợp danh chỉ là 04.1 Điều này phần nào cho thấy rằng cơng
ty TNHH đang là loại hình thịnh hành nhất trong thị trƣờng kinh doanh của Việt Nam
hiện nay.
Cũng nhƣ pháp luật điều chỉnh về các loại hình doanh nghiệp nói chung, những
qui định về cơng ty TNHH hai thành viên trở lên liên quan đến rất nhiều vấn đề nhƣ
1

Lê Văn Kiên (2016), Tình hình chung về đăng kí doanh nghiệp tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2016, Cổng thơng
tin đăng kí doanh nghiệp quốc gia,
truy cập ngày 19/5/2016.


1


thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh
nghiệp. Trong đó tổ chức quản lý là một nội dung cơ bản của pháp luật, cũng là một
vấn đề quan trọng quyết định sự thành bại trong hoạt động của một doanh nghiệp nên
vấn đề này đƣợc quan tâm không chỉ từ những nhà lập pháp mà còn từ các nhà quản trị
công ty. Nếu công ty là một chiếc tàu thì tổ chức quản lý chính là việc vận hành đầu
máy của con tàu ấy, đầu máy có tổ chức phù hợp, hoạt động hiệu quả thì con tàu mới
có thể vận hành tốt và đi xa đƣợc. Tổ chức quản lý trong công ty TNHH hai thành viên
trở lên bao gồm nhiều vấn đề nhƣ cơ cấu tổ chức, hoạt động điều hành, giám sát, quyền
và nghĩa vụ của những ngƣời quản lý cũng nhƣ thành viên là chủ sở hữu trong công
ty,… Nhận thấy tầm quan trọng của cơng ty TNHH hai thành viên nói chung đối với
nền kinh tế, nhận thấy vai trò của nội dung tổ chức quản lý đối với loại hình này, đặc
biệt trong bối cảnh Luật doanh nghiệp năm 2014 vừa có hiệu lực với những cải cách
thơng thống, mạnh mẽ trong tổ chức quản lý nội bộ công ty, tác giả đã chọn “Tổ chức
quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên trong Luật Doanh nghiệp 2014” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình tham khảo các nguồn tài liệu, tác giả nhận thấy nội dung về
công ty TNHH hai thành viên trở lên đã đƣợc nghiên cứu trong nhiều cơng trình, đó là
những nghiên cứu trong và ngồi trƣờng về một vài khía cạnh hoạt động của cơng ty
nhƣ chế độ tài chính, các vấn đề về vốn và tài sản của cơng ty nhƣ việc góp vốn và
quyền định đoạt phần vốn góp của thành viên, quy chế pháp lý về thành viên, việc
chuyển đổi hình thức các cơng ty trách nhiệm hữu hạn, vấn đề kiểm soát các giao dịch
có nguy cơ phát sinh tƣ lợi tại cơng ty… Qua đó tác giả nhận thấy rằng, với đối tƣợng
nghiên cứu là tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên chƣa có một cơng
trình nghiên cứu chuyên sâu nào về lý luận cũng nhƣ thực tiễn, có chăng cũng chỉ là
những nội dung rất nhỏ có liên quan trong hoạt động tổ chức quản lý đƣợc lồng ghép

trong một vài nghiên cứu, bài viết hoặc sách chuyên khảo nhƣ:

Châu Quốc An (2006), Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo Luật Doanh
nghiệp, luận văn Thạc sĩ, trƣờng đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Thị Hiền (2010), Tranh chấp nội bộ công ty theo pháp luật doanh nghiệp
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trƣờng đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Bùi Xuân Hải (2011), Luật Doanh nghiệp: Bảo vệ cổ đông – pháp luật và thực
tiễn, Nhà xuấn bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2




Huỳnh Quang Thuận (2012), Cơ chế giám sát hoạt động của doanh nghiệp theo

luật doanh nghiệp 2005, khóa luận tốt nghệp, trƣờng đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh.
 Nguyễn Công Phú (2014), Quyền khởi kiện của cổ đông, thành viên công ty theo
pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, trƣờng đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh.
 Bùi Thị Thanh Thảo (2015), Quyền tự chủ trong tổ chức quản lý công ty TNHH
theo luật doanh nghiệp 2014, hội thảo “Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tƣ 2014 :
Những đổi mới nhằm hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh”, trƣờng đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh.
3.
Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu: Mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài này là nhằm
làm rõ nội dung về tổ chức quản lý trong công ty TNHH hai thành viên trở lên theo

quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở phân tích, đánh giá tính hợp lý giữa lý
thuyết và thực tiễn để đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện về pháp luật cho vấn đề.
Ý nghĩa của đề tài: Với nội dung nghiên cứu của mình, tác giả mong muốn sẽ
đóng góp một đề tài chuyên sâu về lý luận cũng nhƣ thực tiễn pháp luật về tổ chức
quản lý đối với loại hình cơng ty TNHH hai thành viên trở lên vào cơng trình nghiên
cứu khoa học nói chung. Hi vọng đề tài khơng chỉ có giá trị thông tin đến những ngƣời
làm công tác nghiên cứu pháp luật cũng nhƣ sinh viên Luật trong quá trình học tập, mà
cịn có thể là một tài liệu tham khảo cho những nhà quản trị công ty TNHH hai thành
viên trở lên trong quá trình tìm hiểu, xây dựng bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp.
4.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về tổ chức quản lý của loại hình cơng ty TNHH
hai thành viên trở lên theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Trong đó bao gồm
các nội dung nhƣ bộ máy tổ chức quản lý, hoạt động điều hành, giám sát của công ty
thông qua phân tích quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, ngƣời quản lý
cũng nhƣ chủ sở hữu công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Về không gian: chủ yếu nghiên cứu quy định pháp luật doanh nghiệp về tổ chức
quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên ở phạm vi trong nƣớc.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của Luật Doanh
nghiệp 2014 có hiệu lực từ 01/7/2015. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và tồn
3


diện, đề tài có những nội dung phân tích trong mối tƣơng quan so sánh với những quy
định tƣơng ứng trong luật cũ, đặc biệt là LDN 2005. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu
thực tiễn, đề tài sẽ phân tích vấn đề với tính phù hợp của quy định trong những dự báo
xu hƣớng mới trong tƣơng lai.
5.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đƣợc xây dựng dựa trên quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá những bài viết

liên quan đến đề tài đồng thời vận dụng kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập,
đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:
Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là nền
tảng tƣ duy, cơ sở để xây dựng vấn đề.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích quy định của pháp luật và những
thơng tin liên quan từ đó tổng hợp thành những ý kiến đánh giá tổng quan về vấn đề.
Phương pháp so sánh luật học: So sánh giữa quy định trong luật cũ và luật mới,
so sánh giữa pháp luật và thực tiễn nhằm có cái nhìn tồn diện, khách quan về vấn đề.
Phương pháp logic: Dùng để liên kết vấn đề, tƣ duy, suy luận, đƣa ra những kết
luận cũng nhƣ nhận xét tổng quát.
6.
Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận
gồm có 2 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề khái quát chung về tổ chức quản lý công ty TNHH hai
thành viên trở lên.
Chương 2: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên theo
LDN 2014 - Thực trạng và giải pháp.

4


Chƣơng I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC
QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
1.1. Khái qt về mơ hình cơng ty TNHH hai thành viên trở lên
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Là sản phẩm của hoạt động lập pháp, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai
thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp đƣợc các nhà làm luật ngƣời Đức sáng lập
ra vào năm 1882 sau đó nhanh chóng lan rộng và đƣợc công nhận ở Pháp, Italia, Tây
Ban Nha,… và các nƣớc Châu Âu lục địa, Nam Mỹ. 2 Từ khi xuất hiện, mơ hình này

đã nhanh chóng trở nên phổ biến và chiếm số lƣợng lớn trong số các loại hình cơng ty.
Ra đời muộn hơn so với hai loại hình cơng ty đối vốn và cơng ty đối nhân điển
hình là cơng ty cổ phần (CTCP) và công ty hợp danh (CTHD), công ty TNHH hai
thành viên là sự kết hợp hoàn hảo ƣu điểm của hai loại hình nói trên. Với tính chất đối
vốn đặc trƣng là chế độ trách nhiệm hữu hạn và tƣ cách pháp nhân, kết hợp cùng đặc
điểm đối nhân khi các thành viên của cơng ty có mối quan hệ quen biết với nhau, công
ty TNHH hai thành viên ra đời nhƣ một lựa chọn tối ƣu cho mơ hình cơng ty vừa và
nhỏ trên thế giới. Hiện nay, loại hình công ty TNHH hai thành viên vẫn rất phổ biến và
chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số công ty ở các quốc gia, mặc dù tên gọi và hình thức tổ
chức khác nhau3 nhƣng đều mang những đặc điểm chung nhƣ loại hình cơng ty có tên
gọi “cơng ty TNHH hai thành viên trở lên” ở Việt Nam.
Nếu ở Châu Âu loại hình cơng ty TNHH ra đời sớm và phát triển nhanh chóng
thì ở Việt Nam, pháp luật về các loại hình cơng ty nói chung cũng nhƣ cơng ty TNHH
hai thành viên trở lên nói riêng lại ra đời muộn và phát triển chậm. Về mặt pháp lý,
công ty TNHH hai thành viên trở lên xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1987 cùng với sự ra
đời của Luật Đầu tƣ nƣớc ngồi ở Việt Nam. Khi đó, các xí nghiệp liên doanh đƣợc
thành lập theo hình thức công ty TNHH trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa bên Việt
Nam và bên nƣớc ngoài. Đến năm 1990, Luật Công ty ra đời quy định thừa nhận quyền
thành lập công ty TNHH hai thành viên của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc.4 Từ đó
đến nay, những quy định về công ty TNHH hai thành viên liên tục đƣợc hoàn thiện
trong các quy định của Luật Doanh nghiệp. Cũng nhƣ công ty TNHH ở các quốc gia
khác, công ty TNHH hai thành viên ở Việt Nam là sự kết hợp của tính quen biết giữa
2

Trần Quỳnh Anh (2012) “Tìm hiểu pháp luật cơng ty của Cộng hịa Liên bang Đức”, Tạp chí Nghiên cứu Châu
Âu – European Studies Review No1 (136).2012, Tr. 29 – 30.
3
Ở Pháp là Sociètè à Responsibilité Limitée (SARL), ở Đức là Gesellschaft mit beschrankter Hafttung (GmbH),
ở Anh là loại hình cơng ty tƣ Private company, ở Hàn Quốc là Yuhan hoesa,…
4

Ngô Quỳnh Hoa, Đặng Văn Đƣợc (2008), Tìm hiểu về các loại hình cơng ty ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tƣ Pháp,
tr.9

5


các thành viên và tính chịu trách nhiệm hữu hạn, với đặc điểm đó loại hình này từ khi
ra đời đã đƣợc ƣa chuộng rộng rãi. Hiện nay, công ty TNHH nói chung và cơng ty
TNHH hai thành viên trở lên nói riêng vẫn đang là loại hình đƣợc các nhà đầu tƣ ƣu
tiên lựa chọn để tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong 6 tháng đầu năm 2016, số công
ty TNHH hai thành viên thành lập mới là 13.882 doanh nghiệp, chỉ đứng sau loại hình
cơng ty TNHH 1 thành viên với 29.343 doanh nghiệp đăng ký, trong khi đó, loại hình
cơng ty cổ phần là 9.026 doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp tƣ nhân là 2.242 doanh
nghiệp và loại hình cơng ty hợp danh là 08 doanh nghiệp.5 Với sự phát triển của mình,
cơng ty TNHH hai thành viên trở lên đã và đang đóng một vai trị quan trọng không
những đối với các nhà đầu tƣ và nền kinh tế mà cịn có ý nghĩa đặc biệt đối với pháp
luật:
Đối với nhà đầu tư: Là sự kết hợp ƣu điểm của hai loại hình CTCP và CTHD,
cơng ty TNHH hai thành viên trở lên đã tạo nên sự đa dạng hóa các loại hình cơng ty,
từ đó giúp các nhà đầu tƣ có thêm sự lựa chọn hình thức kinh doanh cho mình. Đặc
biệt, với đặc điểm nền kinh tế qui mơ nhỏ, tâm lí kinh doanh muốn dựa trên những mối
quan hệ thân quen cộng với nhƣợc điểm nguồn vốn hạn chế của nhà đầu tƣ Việt Nam
thì loại hình cơng ty này đƣợc xem là khá phù hợp.
Đối với nền kinh tế: Công ty TNHH hai thành viên trở lên ra đời đã đem lại sự
đa dạng, sinh động hơn cho môi trƣờng kinh doanh của nƣớc ta và là một nguồn huy
động vốn cho việc phát triển kinh tế. Không những vậy, ở một cái nhìn tồn diện hơn,
mơ hình này giúp đa dạng các thành phần kinh tế của đất nƣớc và đƣa cơ cấu kinh tế
Việt Nam phù hợp với xu thế kinh tế tồn cầu.
Đối với pháp luật: Mơ hình cơng ty TNHH hai thành viên tồn tại đảm bảo
quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, cụ thể là đảm bảo quyền tự do lựa chọn hình

thức tổ chức kinh doanh. Theo đó, tùy vào nhu cầu và điều kiện của mình, nhà đầu tƣ
có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh
doanh: CTCP với ƣu điểm là khả năng huy động vốn linh hoạt, DNTN và công ty
TNHH một thành viên với ƣu điểm là chủ sở hữu toàn quyền quyết định hoạt động của
công ty, CTHD với sự kết hợp uy tín cá nhân của nhiều ngƣời và cơng ty TNHH hai
thành viên trở lên với sự kết hợp giữa tính đối nhân và đối vốn, phù hợp với quy mơ
kinh doanh vừa và nhỏ.
5

Mai Phƣơng (2016), “Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016”,
file:///C:/Users/admin/Downloads/Tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-thang-6-va-6-thang-dau-nam-2016.html ,
truy cập ngày 10/7/2016

6


1.1.2. Khái niệm, đặc điểm mơ hình cơng ty TNHH hai thành viên trở lên
1.1.2.1.
Khái niệm
Với những ƣu điểm của mình, cơng ty TNHH hai thành viên trở lên là một loại
hình đã và đang chiếm đƣợc sự hƣởng ứng từ những nhà đầu tƣ cũng nhƣ sự quan tâm
của nhà làm luật. Trải qua bốn lần thay đổi từ khi xuất hiện ở Luật Công ty 1990, quy
định về công ty TNHH hai thành viên trở lên liên tục đƣợc hoàn thiện trong Luật
Doanh nghiệp 1999 (LDN năm 1999), Luật Doanh nghiệp 2005 (LDN năm 2005) và
hiện nay là Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN năm 2014).
Theo quy định tại Điều 47 LDN năm 2014:
“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong
đó: (a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
(b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại

khoản 4 Điều 48 của Luật này; (c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển
nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát
hành cổ phần.”
Nhƣ vậy, pháp luật doanh nghiệp đã không trực tiếp đƣa ra khái niệm về công
ty TNHH hai thành viên trở lên mà chỉ liệt kê những dấu hiệu nhận biết loại hình cơng
ty này thơng qua các đặc điểm. Dựa trên những đặc điểm này có thể rút ra khái niệm về
công ty TNHH hai thành viên trở lên nhƣ sau: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
là doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân do từ 02 đến 50 thành viên là cá nhân hoặc
tổ chức góp vốn thành lập, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong
phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn góp vào cơng ty bị hạn chế chuyển
nhƣợng và công ty không đƣợc phát hành cổ phần.
1.1.2.2.
Đặc điểm
Từ khái niệm trên, có thể thấy cơng ty TNHH hai thành viên có nhiều đặc điểm
nổi bật về chủ sở hữu, chế độ trách nhiệm, tƣ cách pháp lý cũng nhƣ khả năng huy
động vốn. Trong đó có những đặc điểm là yếu tố có tính chất quyết định đến nội dung
tổ chức quản lý công ty:
Thứ nhất, công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân
7


Công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổ chức kinh tế độc lập, có tƣ cách pháp
nhân kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp theo quy định tại
khoản 2 Điều 47 LDN 2014. Tƣ cách pháp nhân của công ty TNHH hai thành viên trở
lên cho phép phân biệt loại hình này với DNTN - là loại hình doanh nghiệp khơng có
sự tách biệt giữa công ty và chủ sở hữu công ty. Theo đó, ở cơng ty TNHH hai thành

viên trở lên, chủ thể bỏ vốn ra thành lập và công ty có sự tách biệt tuyệt đối, cơng ty là
một thực thể pháp lý độc lập mà không phụ thuộc hay bị chi phối bởi đặc điểm nhân
thân, tài sản của chủ sở hữu thành lập ra nó. Điều 84 BLDS 2005 quy định pháp nhân
là tổ chức (i) được thành lập hợp pháp (ii) có cơ cấu tổ chức chặt chẽ (iii) có tài sản
độc lập và (iv) nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Quy
định này hiện nay là Khoản 1 Điều 74 BLDS 20156, theo đó đặc điểm (ii) “cơ cấu tổ
chức chặt chẽ” đã đƣợc sửa đổi thành “có cơ cấu tổ chức” và đƣợc quy định tại một
điều luật riêng: “Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền
hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân
hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.”7 Nhƣ vậy, ngoài những yêu cầu nhƣ phải
thành lập theo một trình tự thủ tục luật định, tách bạch với chủ sở hữu công ty về tài
sản và danh nghĩa, pháp luật cịn địi hỏi cơng ty TNHH phải có cơ cấu tổ chức thể hiện
qua việc có “cơ quan điều hành” đƣợc quy định cụ thể. Nếu ở DNTN ngƣời chủ sở hữu
cũng chính là ngƣời quản lí, điều hành hoạt động thì ở cơng ty TNHH hai thành viên
trở lên có sự tổ chức cụ thể và phân định thẩm quyền, nhiệm vụ rõ ràng cho các chủ
thể, cơ quan. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty bao gồm HĐTV - là “cơ quan điều
hành” với nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động đƣợc quy định tại LDN 2014 và
điều lệ cơng ty. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức quản lý cơng ty cịn có chủ tịch HĐTV,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (GĐ/TGĐ), công ty có trên 11 thành viên thì bắt buộc
thành lập Ban Kiểm Sốt (BKS).
Thứ hai, cơng ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có số
lượng thành viên hạn chế
Khác với CTCP và CTHD không bị hạn chế về số lƣợng thành viên, công ty
TNHH hai thành viên trở lên có số lƣợng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa là không
quá 50, thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, đặc điểm này cho phép nhận diện
công TNHH hai thành viên trở lên với những loại hình cơng ty cịn lại. Với số lƣợng
6

BLDS 2015 mặc dù có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 nhƣng đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.

7
Khoản 1 Điều 83 BLDS 2015

8


thành viên nhƣ vậy, công ty TNHH hai thành viên trở lên có đƣợc lợi thế nhất định so
với DNTN hay công ty TNHH một thành viên ở chỗ phân tán và hạn chế rủi ro trong
hoạt động kinh doanh, đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu kinh doanh ở quy mơ lớn hơn.
Ngồi ra, cơng ty TNHH là doanh nghiệp kết hợp giữa tính chất đối vốn và tính chất
đối nhân, ở loại hình này vốn góp khơng phải là sự liên kết duy nhất giữa các thành
viên mà họ còn liên kết nhau bởi mối quan hệ quen biết, điều này cho phép việc quản
lý, điều hành công ty đơn giản, không quá phức tạp. Nếu số lƣợng thành viên quá nhiều
sẽ dễ dẫn đến sự mất kiểm sốt hoặc khó quản lý các thành viên trong cơng ty. Tham
khảo qua luật của các nƣớc trên thế giới thì ở Hoa Kỳ, cơng ty TNHH (Close
Corporation) có số thành viên không quá 35 (các bang khác nhau quy định khác
nhau)8, Singapore là không quá 20, Malaysia không quá 50.9 “Còn ở việt Nam, con số
tối đa 50 thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên có lẽ là sự kế thừa theo
pháp luật nƣớc ngồi. Với đặc thù của loại hình này là mơ hình quản lý đơn giản, phù
hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ thì con số 50 thành viên có lẽ là đủ và thích
hợp nhất.”10 Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng việc khống chế số lƣợng thành
viên là 50 trong mọi trƣờng hợp là một hạn chế vì nó gây khó khăn cho nhu cầu phát
triển cơng ty, bởi lẽ rất khó dự đốn trƣớc rằng đến giai đoạn nào, công ty cần phải mở
rộng quy mô.11
Số lƣợng thành viên ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức quản lý cơng ty cịn thể
hiện trong trƣờng hợp khi số lƣợng này vƣợt quá 50 hoặc giảm còn 01, cơng ty có thể
sẽ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp dẫn đến bộ máy tổ chức cũng thay đổi theo. Cụ
thể, với số thành viên vƣợt quá 50, công ty muốn tiếp tục hoạt động mà vẫn phù hợp
với quy định của pháp luật thì có thể chuyển đổi sang loại hình CTCP với cơ cấu tổ
chức chặt chẽ hơn. Ngƣợc lại, khi số thành viên không đảm bảo mức tối thiểu là 02,

công ty TNHH hai thành viên lúc này phải chuyển sang mơ hình cơng ty TNHH một
thành viên theo thủ tục, trình tự luật định12 và lúc này cơ cấu tổ chức của công ty cũng
sẽ thay đổi để phù hợp với quy định của loại hình công ty TNHH một thành viên.

8

Nguyễn Thị Thu Vân (1997), “Một số vấn đề về cơng ty và hồn thiện pháp luật về công ty của Việt Nam hiện
nay”, Tạp chí Thơng tin khoa học pháp lý Hà Nội
9
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM) dự án UNDP VIE/97/016 (1999), “Báo cáo nghiên cứu so sánh
Luật Công ty ở bốn quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippine”
10
Bùi Thị Mỹ Khanh (2012), Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH – những vấn đề lý luận và thực tiễn,
khóa luận tốt nghiệp cử nhân, trƣờng đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.7
11
Nguyễn Vinh Hƣng (2015), “Cần xây dựng loại hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế Việt Nam”, Tạp
chí Dân Chủ và pháp luật (số 08/2015), tr.33
12
Khoản 2 Điều 25 NĐ 78/2015/NĐ-CP về Đăng kí doanh nghiệp

9


Thứ ba, việc chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH hai thành viên trở lên bị
hạn chế và công ty không được phát hành cổ phần
Công ty TNHH hai thành viên trở lên ra đời trên cơ sở là sự góp vốn giữa các
thành viên nhƣng yếu tố nhân thân cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc
hình thành cơng ty. Tính chất đối nhân này thể hiện qua việc các thành viên trong cơng
ty có mối quan hệ quen biết với nhau. “Bn có bạn, bán có phƣờng” từ lâu đã trở
thành tâm lý kinh doanh chung của ngƣời Việt Nam ta, tƣ tƣởng đề cao tính quen biết

này ảnh hƣởng đến cả việc lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh. Cơng ty
TNHH hai thành viên trở lên ra đời đã đáp ứng tâm lý này của nhà đầu tƣ trong nƣớc,
các thành viên trong công ty thƣờng là những ngƣời trong một gia đình, dịng họ hoặc
bạn bè, ở họ có sự thân thiết và tin tƣởng nhất định để có thể bỏ vốn ra cùng làm ăn.
Đặc điểm này chi phối đến tổ chức quản lý công ty thể hiện rõ nét qua cơ cấu tổ chức
công ty, đặc biệt là thông qua cơ chế giám sát hoạt động trong công ty. Tuy nhiên,
trong quá trình hoạt động, những thành viên ban đầu sẽ có nguy cơ thay đổi và rất có
thể tính quen biết giữa các thành viên này sẽ bị mất dần, tính chất đối nhân của cơng ty
cũng theo đó mà khơng cịn nữa. Những đặc điểm sau đây nhằm đảm bảo tính chất đối
nhân trong cơng ty TNHH hai thành viên trở lên:
(i)
Hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp
Phù hợp với cơ cấu phần vốn góp của mình, pháp luật cơng ty TNHH hai thành
viên trở lên ở nhiều nƣớc trên thế giới đều có quy định hạn chế chuyển nhƣợng phần
vốn góp vủa các thành viên trong công ty. Đây là một đặc điểm nổi bật của công ty
TNHH cho phép phân biệt với CTCP. Nếu ở CTCP thành viên có thể tự do chuyển
nhƣợng cổ phần của mình thì ở cơng ty TNHH, việc chuyển nhƣợng phải tuân theo
những quy định cụ thể của pháp luật. Theo khoản 1 Điều 53 LDN 2014, thành viên
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhƣợng một phần
hoặc tồn bộ phần vốn góp của mình cho ngƣời khác theo quy định sau đây: (a) Phải
chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tƣơng ứng với phần vốn góp
của họ trong cơng ty với cùng điều kiện; (b) Chỉ đƣợc chuyển nhƣợng với cùng điều
kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho ngƣời
không phải là thành viên nếu các thành viên cịn lại của cơng ty khơng mua hoặc không
mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán. Việc hạn chế chuyển nhƣợng này
có thể đƣợc xem nhƣ một cơ chế để các chủ sở hữu cơng ty kiểm sốt các thành viên
của cơng ty, hạn chế sự gia tăng cũng nhƣ sự thâm nhập của những ngƣời lạ vào công
ty.
10



Mặt khác, hạn chế chuyển nhƣợng phần vốn góp cịn nhằm mục đích hạn chế sự
thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên, bởi lẽ sự thay đổi này có thể tác động đến tổ
chức quản lý cơng ty thông qua những quyết định trong công ty. Tỉ lệ sở hữu vốn góp
của mỗi thành viên sẽ ảnh hƣởng đến quyết định của công ty trong một số hồn cảnh
cụ thể, ví dụ đối với quyết định bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐTV; bổ
nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm GĐ/TGĐ phải đƣợc số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng
số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành mới đƣợc thông qua, trừ khi điều lệ
quy định khác.13 Ngoài ra, việc chuyển nhƣợng phần vốn góp trong một số trƣờng hợp
nhất định có thể thay đổi số lƣợng thành viên, từ đó ảnh hƣởng đến tổ chức quản lý
trong công ty.
(ii)
Công ty không được phát hành cổ phần
Khoản 3 Điều 47 LDN 2014 quy định công ty TNHH hai thành viên trở lên
không đƣợc quyền phát hành cổ phần, cơng ty chỉ có thể phát hành trái phiếu để huy
động vốn trong quá trình kinh doanh nếu đáp ứng đƣợc những điều kiện của pháp
luật.14 Nhƣ vậy, ở khả năng huy động vốn, CTCP có ƣu thế hơn so với công ty TNHH
hai thành viên ở chỗ đƣợc phát hành cổ phần để huy động vốn cịn DNTN và CTHD lại
bất lợi hơn cơng ty TNHH hai thành viên trở lên ở chỗ không đƣợc phát hành bất kì
loại chứng khốn nào. Quy định cơng ty TNHH hai thành viên trở lên không đƣợc phát
13

Khoản 3 Điều 60 LDN 2014
Tại điều 13 Nghị định 90/2011/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện phát hành trái phiếu nhƣ sau:
"1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi
a) Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào
hoạt động;
b) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài
chính được kiểm tốn bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp
tại Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm tốn của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý

kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa
có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm tốn thì phải có:
- Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi;
- Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được kiểm tốn (nếu có);
- Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được Hội đồng quản trị,
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo Điều lệ hoạt động của công ty.
c) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các
ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành;
d) Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều
14, Điều 15 Nghị định này.
2. Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền, doanh nghiệp phát hành ngoài việc
đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền;
b) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật
hiện hành;
c) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng."
Nhƣ vậy, chỉ cần công ty TNHH hai thành viên trở lên đáp ứng đủ đƣợc các điều kiện theo quy định của pháp
luật trích trên thì công ty đƣợc phép phát hành trái phiếu.
14

11


hành cổ phần để huy động vốn xuất phát từ mục đích hạn chế và kiểm sốt số lƣợng
thành viên trong công ty. Nếu CTCP huy động vốn không hạn chế bằng việc phát hành
cổ phần làm cho số lƣợng cổ đơng trong cơng ty cũng khơng hạn chế thì ở công ty
TNHH hai thành viên trở lên, số thành viên bị giới hạn từ 02 đến 50 thành viên làm
cho cơng ty phải kiểm sốt chặt chẽ trong việc tăng giảm số lƣợng thành viên.
Ngồi ra, việc cơng ty TNHH hai thành viên trở lên không phát hành cổ phần
cịn nhằm mục đích hạn chế những ngƣời lạ thâm nhập vào cơng ty, làm mất đi tính đối

nhân vốn là đặc điểm quan trọng của loại hình này. Phát hành cổ phần là đặc điểm chỉ
có ở CTCP, ở đây vốn điều lệ sẽ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần,
tổ chức cá nhân sở hữu một hoặc nhiều cổ phần gọi là cổ đông. Pháp luật quy định số
cổ đông tối thiểu trong CTCP là 03 nhƣng không giới hạn số lƣợng thành viên tối đa.
Do đó, số lƣợng cổ đơng trong cơng ty có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn ngƣời và
giữa họ thƣờng là khơng có mối quan hệ quen biết, cũng khơng có sự quan tâm tới
nhau, điều họ quan tâm có lẽ chỉ là cổ tức mà mình đƣợc nhận là bao nhiêu mà thôi.
Bởi cơ chế huy động vốn nhƣ vậy nên CTCP đƣợc xem là loại hình cơng ty đối vốn
điển hình. Trong khi đó, cơng ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình cơng ty đối
vốn và đối nhân kết hợp, ở một mức độ nào đó, việc có nhiều ngƣời lạ thâm nhập vào
cơng ty chắc chắn sẽ làm mất đi tính chất đối nhân ban đầu, từ đó đặt ra nhu cầu tổ
chức quản lý cũng nhƣ cơ chế kiểm soát phải chặt chẽ hơn. Hơn nữa, Khoản 1 Điều 48
LDN 2014 quy định trong công ty TNHH hai thành viên trở lên vốn điều lệ là vốn mà
các thành viên cam kết góp vào cơng ty và về ngun tắc vốn này khơng đƣợc phân
chia. Trong khi đó, việc cơng ty phát hành cổ phần tức là sẽ thực hiện chia vốn thành
những phần bằng nhau làm thay đổi bản chất pháp lý của công ty.
1.2.

Khái quát chung về tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành viên

trở lên
1.2.1. Khái niệm tổ chức quản lí nói chung
Trƣớc khi đi vào nghiên cứu về tổ chức quản lý trong công ty TNHH hai thành
viên trở lên, chúng ta hãy tìm hiểu qua khái niệm về tổ chức quản lý nói chung. Tồn tại
trong hầu hết những hoạt động xã hội, quản lí là một khái niệm phức tạp và đƣợc
nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau dẫn đến có nhiều cách lý giải khác nhau, phụ
thuộc vào lịch sử, xã hội, chế độ; phụ thuộc vào góc độ nghiên cứu, sự nhận thức của
mỗi ngƣời:
Dƣới góc độ quản lý xã hội, Các Mác khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội
trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mơ tƣơng đối lớn, thì ít nhiều cũng

12


cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một ngƣời độc tấu
vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trƣởng. ”15
Cũng từ lí thuyết đó, ơng đƣa ra khái niệm: “Quản lí là một chức năng đặc biệt nảy
sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động.”16
Tiếp cận quản lý dƣới góc độ kinh tế - kỹ thuật, F.W Taylor (1856-1915) - một
trong những ngƣời đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trƣờng
phái “quản lý theo khoa học” đã cho rằng: “Quản lý là hồn thành cơng việc của mình
thơng qua ngƣời khác và biết đƣợc một cách chính xác họ đã hồn thành cơng việc một
cách tốt nhất và rẻ nhất.”17
Trong khi đó, trƣờng phái quản lý học với đại diện xuất sắc nhất của thuyết
quản lí hành chính Henry Fayol có cách nhìn vấn đề trong cả tổng thể tổ chức quản lý,
xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào bộ máy lãnh đạo với các chức
năng của nhà quản lý, Fayol đƣợc xem là “ngƣời cha thực sự của lý thuyết quản lý hiện
đại” trong cơng nghiệp và có thể vận dụng cho việc quản lý các loại tổ chức thuộc
những lĩnh vực khác. Theo đó, ơng cho rằng: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ
chức đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp
và kiểm tra.”18
Trong quản lý hành chính, quản lý đƣợc đƣa ra bao gồm các yếu tố cấu thành là
chủ thể là nơi phát sinh tác động quản lý, khách thể là cái mà tác động quản lý hƣớng
tới, hành vi của đối tƣợng bị quản lý và mục đích, nhiệm vụ quản lý là đích mà chủ thể
hƣớng tới.19
Mặc dù khơng hồn tồn giống nhau, nhƣng xuất phát từ những điểm chung của
những cách định nghĩa về quản lý nói trên, có thể rút ra khái niệm về quản lý nhƣ sau:
Quản lý là sự tác động có hƣớng đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý
nhằm sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu đồng thời phù hợp với
những quy luật nhất định. Nội dung của quản lý bao gồm kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,

15

Giáo trình Luật Hành chính (2001), Nhà xuất bản Cơng an nhân dân Hà Nội, tr.9
Các Mác, Tƣ bản (1960), quyển 2, tập 2, Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội.
17
Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Tập bài giảng Khoa học quản lý đại cương, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ
thuật, tr.11
18
Trần Quốc Tuấn, “Nhóm các lý thuyết cổ điển về quản trị",
file:///C:/Users/admin/Downloads/Nh%C3%B3m%20c%C3%A1c%20l%C3%BD%20thuy%E1%BA%BFt%20c
%E1%BB%95%20%C4%91i%E1%BB%83n%20v%E1%BB%81%20qu%E1%BA%A3n%20tr%E1%BB%8B.p
df , truy cập ngày 12/6/2016
19
Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia – Sự thật, tr. 11
16

13


điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý bao gồm các yếu tố: chủ thể quản lý, đối tƣợng quản
lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý:
Chủ thể quản lý là chủ thể tạo ra các tác động trong quản lý (nhà lãnh đạo)
Đối tượng quản lý là ngƣời hoặc nhóm ngƣời chịu tác động trực tiếp từ chủ thể
quản lý (tổ chức, con ngƣời)
Khách thể quản lý là nhóm yếu tố chịu tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý
thông qua đối tƣợng quản lý (các nguồn lực, chính sách, kế hoạch,…)
Mục tiêu là đích đến cuối cùng mà chủ thể quản lý muốn hƣớng tới.
Có thể hình dung khái niệm quản lý thơng qua sơ đồ sau:


Chủ thể quản lý

Mục
tiêu

Đối tƣợng quản lý

Khách
thể
quản


Hình 1: Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong khái niệm quản lý
Hoạt động xã hội của con ngƣời ln địi hỏi phải có sự liên kết với nhau, sự
liên kết đặt ra yêu cầu phải có sự quản lý. Theo lý thuyết quản trị của Fayol đã đề cập ở
trên, tổ chức là một bộ phận của quản lý. Và, nhƣ Lênin khẳng định: “Muốn quản lý tốt
mà chỉ thuyết phục thơi thì chưa đủ mà cần phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa.”20
Nhƣ vậy, tổ chức chính là một phần quan trọng của hoạt động quản lý, vai trò của tổ
chức là tạo ra tiền đề cho hoạt động quản lí, chỉ khi những nguồn lực đƣợc sắp xếp một
cách hợp lý thì hoạt động quản lí mới có thể diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Cũng nhƣ
quản lí, tổ chức cũng diễn ra ở nhiều cấp độ. Ví dụ: trong một quốc gia, sẽ có sự sắp
xếp phân chia thành từng Bộ, ở mỗi Bộ lại chia thành nhiều Sở, Sở lại chia thành từng
Phòng, các Phịng lại có các Ban. Cách sắp xếp nhƣ vậy chính là sự tổ chức, tổ chức
này nhằm mục đích cuối cùng là quản lí đất nƣớc. Tóm lại, dƣới góc độ là một bộ phận
của quản lý, có thể hiểu: Tổ chức là sự liên kết và sắp xếp các nguồn lực theo trật
tự nhằm đạt đƣợc mục đích dựa trên những nguyên tắc quản lý. Mục đích của một
cơ cấu tổ chức là để tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của con

20


Lênin: Tuyển tập, Nhà xuất bản Sự thật, quyển II, phần II, tr. 402

14


ngƣời, do đó “tổ chức là một cơng cụ của quản lý chứ khơng phải là một mục đích
trong quản lý”.21
Trong tổ chức và quản lý nói chung có một yếu tố quan trọng khơng thể thiếu
đóng vai trị là phƣơng tiện thực hiện hoạt động đó là quyền lực quản lí. Nhờ có
quyền lực mà chủ thể quản lý mới có thể tiến hành hoạt động của mình một cách hiệu
quả. Nói về vai trị của quyền lực trong hoạt động quản lý, Tiến Sĩ Nguyễn Cửu Việt đã
có những phân tích rất tồn diện: “Khơng thể có quản lý nếu khơng có quyền uy và sự
phục tùng. Quyền uy đƣợc vật chất hóa gọi là quyền lực. Nhờ có quyền lực mà ý chí
của chủ thể quản lý trở thành trở thành ý chí thống trị buộc đối tƣợng bị quản lý phải
phục tùng, và chính bản thân hoạt động quản lý là sự thực hiện quyền lực này.”22
Tóm lại, ở mỗi tập thể đều có những mối quan hệ diễn ra rất phức tạp và biến
đổi không ngừng, trong đó mỗi cá nhân lại có mục đích, cách suy nghĩ và hành động để
thực hiện công việc khác nhau theo cách riêng, đôi khi là mâu thuẫn nhau. Trong hồn
cảnh đó, mục tiêu của tổ chức có thể có kết quả hoặc khơng có kết quả, nhƣng một điều
chắc chắn là hoạt động này sẽ khơng có hiệu quả. Tổ chức quản lý bằng quyền lực của
một hoặc một nhóm ngƣời nắm giữ quyền lực quản lý sẽ đảm bảo hoạt động của tập
thể luôn diễn ra một cách thống nhất và hiệu quả để đạt đƣợc mục tiêu, đồng thời đảm
bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia.
1.2.2. Tổ chức quản lý trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
1.2.2.1.
Khái niệm
Xuất phát từ khái niệm quản lí nói chung, quản lí trong cơng ty TNHH hai
thành viên trở lên là sự tác động có định hƣớng của những ngƣời quản lí cơng ty
lên các đối tƣợng khác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt đƣợc mục tiêu
lợi nhuận theo đúng quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các thành viên.

Quản lí trong cơng ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm các nội dung: cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý; cơ chế điều hành; sự phân định thẩm quyền và nhiệm vụ
giữa các cơ quan, hoạt động của ngƣời quản lý công ty và thành viên; cơ chế kiểm tra,
giám sát hoạt động trong công ty. Để hiểu rõ hơn khái niệm quản lý cũng nhƣ hoạt
động tổ chức quản lý trong công ty TNHH hai thành viên trở lên ta cần phân biệt khái
niệm quản lý trong công ty TNHH hai thành viên trở lên và khái niệm quản trị cơng ty;

21

Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Đề cương bài giảng xã hội học trong quản lý, Nxb Lý luận
chính trị, tr.239
22
Nguyễn Cửu Việt, tlđd(19), tr. 12

15


phân biệt giữa quản lý trong công ty TNHH hai thành viên trở lên và quản lý nhà nƣớc
về công ty TNHH hai thành viên trở lên:
(i)
Quản lí cơng ty khác với quản trị cơng ty:
“Khi nói đến quản trị công ty, ngƣời ta chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa chủ
sở hữu, cổ đông và những ngƣời quản lý, do đó, khi cơng ty có quy mơ chƣa lớn, chƣa
có sự tách biệt giữa chủ sở hữu và ngƣời quản lý (chủ sở hữu vẫn trực tiếp quản lý kinh
doanh của cơng ty) thì quản trị và quản lý có ý nghĩa và nội dung tƣơng đồng. Cùng
với sự phát triển của một công ty, ngƣời chủ sở hữu dần rút khỏi vai trò quản lý,
nhƣờng chỗ lại cho đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, những ngƣời không nhất thiết là
chủ sở hữu. Từ đó, có sự tách biệt thực tế giữa chủ sở hữu và quản lý cơng ty. Cũng từ
đó, nội dung và ý nghĩa của quản trị công ty mở rộng hơn so với quản lý. Lúc này,
chính những ngƣời quản lý chuyên nghiệp lại trở thành “đối tƣợng quản lý” trong quản

trị công ty.”23 Nhƣ vậy, trong khi quản lý công ty ngƣời quản lý là chủ thể còn đối
tƣợng là các nguồn lực khác trong công ty nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đạt
mục tiêu cao nhất là quản lí hoạt động và lợi nhuận thì quản trị cơng ty nhằm giải quyết
vấn đề phát sinh từ việc tách quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Quản trị công ty
chỉ đƣợc quan tâm ở những doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn của các chủ sở hữu
không trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý công ty, nơi mà vấn đề tổ chức chủ yếu
bắt nguồn từ sự phân tách đó. Khác với mơ hình CTCP nơi mà sự tách biệt giữa quyền
sở hữu và quyền quản lý là tuyệt đối, ở công ty TNHH hai thành viên, vấn đề phân tách
ấy chỉ đặt ra trong một số trƣờng hợp nhất định nếu ngƣời quản lý, điều hành hoạt
động không đồng thời là thành viên cơng ty, khi đó, vấn đề quản trị công ty mới đƣợc
đặt ra.
(ii)
Tổ chức quản lý trong công ty TNHH hai thành viên trở lên khác với
quản lý nhà nước trong công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Quản lý nhà nƣớc trong công ty TNHH hai thành viên trở lên là sự tác động của
các chủ thể mang quyền lực nhà nƣớc chủ yếu bằng pháp luật, chính sách,…tới đối
tƣợng quản lý là cơng ty TNHH hai thành viên trở lên nhằm làm cho loại hình này
phát triển theo đúng những định hƣớng phát triển kinh tế của nhà nƣớc. Trong khi đó
quản lý trong công ty TNHH hai thành viên trở lên là việc quản lý nội bộ cơng ty nhằm
mục đích đem lại hiệu quả hoạt động cũng nhƣ mang về lợi nhuận kinh doanh. Chủ thể
thực hiện quản lý nhà nƣớc là cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc nhà nƣớc uỷ
23

Lê Minh Tồn (2010), Quản trị cơng ty đại chúng, niêm yết dành cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, Nxb Chính
trị Quốc gia, tr.23

16


quyền thực hiện quyền quản lý nhà nƣớc và mang quyền lực nhà nƣớc cịn chủ thể của

quản lý cơng ty TNHH hai thành viên trở lên là cơ quan, cá nhân quản lý mang quyền
lực quản lý. Quyền lực quản lý này là quyền nội bộ chi phối tất cả những ngƣời làm
việc trong công ty. Khách thể của quản lý nhà nƣớc là tất cả những hoạt động của công
ty TNHH hai thành viên trở lên trong phạm vi cả nƣớc cịn khách thể của quản lý trong
cơng ty TNHH hai thành viên trở lên là cá nhân, cơ quan và hoạt động trong công ty.
1.2.2.2.

Đặc điểm tổ chức quản lý trong công ty TNHH hai thành viên

trở lên


Thứ nhất, pháp luật dành nhiều quyền tự chủ cho công ty TNHH hai

thành viên trong tổ chức quản lý
Đối với hoạt động của doanh nghiệp, pháp luật ln đóng một vai trị rất quan
trọng, đó là những chuẩn mực nhất định mà nhà nƣớc ban hành nhằm đảm bảo hoạt
động kinh doanh đƣợc tiến hành ổn định và mục đích cao nhất là đảm bảo trật tự chung
của xã hội. Nhƣng về nguyên tắc, pháp luật không cần can thiệp quá sâu vào hoạt động
nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức nhƣ thế nào và quản lý ra sao hồn tồn là những
việc mà những nhà quản lí doanh nghiệp cần tìm hiểu và thực hiện. Cơng ty TNHH hai
thành viên trở lên là một chủ thể kinh tế độc lập nên cơng ty phải có sự tự chủ trong
hoạt động của mình, sự tự chủ này thể hiện trong việc tổ chức quản lý và tổ chức hoạt
động sao cho có hiệu quả đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật. Bản chất của
cơng ty chính là tự do khế ƣớc, đã là tự do thì mỗi doanh nghiệp có quyền quyết định
hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động nội bộ. Sự can thiệp quá nhiều của pháp luật
đôi khi lại tạo ra những rào cản khơng đáng có cho doanh nghiệp nói riêng cũng nhƣ
cho sự phát triển kinh tế nói chung. “Về nguyên tắc, mở rộng tự do của chủ thể này có
thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hƣởng đến quyền lợi của chủ thể khác.… Nhƣ vậy, pháp luật
về quản lý cơng ty nói chung đƣợc xây dựng trên hai ngun tắc cơ bản là tạo sự chủ

động, tự do cho các nhà đầu tƣ bằng việc tôn trọng những thỏa thuận của họ về việc tổ
chức, quản lý nội bộ cơng ty nhƣng cũng đồng thời có những hạn chế nhất định cho sự
“tự chủ” đó bằng những giới hạn Luật định nhằm đảm bảo lợi ích của thành viên ít
vốn, các chủ thể có thể bị ảnh hƣởng bởi việc quản lý, điều hành công ty.”24
Quy định về tổ chức quản lý xuất phát từ ý chí của nhà nƣớc thông qua pháp
luật đồng thời đảm bảo quyền tự chủ của các chủ thể trong công ty thông qua hợp đồng
24

Bùi Thị Thanh Thảo (2015), “Quyền tự chủ trong tổ chức, quản lý công ty TNHH thảo LDN năm 2014”, Tài
liệu phục vụ hội thảo: “LDN và Luật Đầu tƣ năm 2014: Những đổi mới nhằm hiện thực hóa quyền tự do kinh
doanh”, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.158.

17


góp vốn và điều lệ cơng ty. Đối với tổ chức quản lý trong công ty TNHH hai thành
viên trở lên, pháp luật xác lập khung pháp lý bằng nhiều quy định mang tính tùy nghi
nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, cịn cơng ty có quyền tự chủ
trong tổ chức hoạt động nội bộ của mình trong khn khổ mà pháp luật cho phép: Về tổ
chức bộ máy, đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên có dƣới 11 thành viên, cơng
ty tùy nhu cầu của mình có thể quyết định thành lập BKS hoặc khơng để tạo sự gọn
nhẹ, nếu có thành lập thì sẽ đƣợc chủ động quy định quyền, nghĩa vụ và tất cả những
vấn đề liên quan của BKS trong điều lệ công ty, quy định này cũng áp dụng đối với
trƣờng hợp bắt buộc thành lập BKS khi cơng ty có trên 11 thành viên. Về người đại
diện, theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 LDN 2014, cơng ty TNHH hai thành viên trở
lên có thể có một hoặc nhiều ngƣời đại diện theo pháp luật25. Nhƣ vậy, nếu ở LDN
2005 cơng ty chỉ có thể có 01 ngƣời đại diện theo pháp luật và giới hạn bởi một trong
hai chức danh chủ tịch HĐTV hoặc GĐ/TGĐ thì nay với LDN 2014, cơng ty hồn tồn
có quyền quyết định số lƣợng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của ngƣời đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp và đƣợc quy định tại điều lệ công ty. Về quyền

của các cơ quan quản lý trong công ty, theo quy định của LDN 2014, ngoài thẩm
quyền luật định, điều lệ cơng ty có thể quy định những quyền khác phù hợp với nhu
cầu quản trị công ty. Về điều kiện trở thành giám đốc của công ty, ngoài những quy
định chung tại khoản 2, Điều 18 LDN 2014, điều lệ sẽ quy định về điều kiện để nắm
giữ chức danh này. Nhƣ vậy, tùy theo nhu cầu quản trị của cơng ty mà các chủ sở hữu
có quyền quy định các tiêu chuẩn riêng cho chức danh giám đốc của cơng ty mình,
miễn sao đảm bảo rằng họ có đủ chun mơn, kinh nghiệm để hồn thành cơng việc
đƣợc giao. Trong khi đó LDN năm 2005 lại quy định về điều kiện “cứng” rằng thành
viên muốn làm GĐ/TGĐ phải sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ, nếu là ngƣời khác thì
phải có trình độ chun mơn, kinh nghiệm quản lý,… Về chế độ làm việc của HĐTV,
LDN 2014 đã quy định theo hƣớng mở hơn cho công ty về chế độ làm việc của HĐTV
bằng việc giảm tỷ lệ vốn điều lệ mà thành viên sở hữu cần đáp ứng trong việc dự họp,
thông qua quyết định. Theo đó, tỷ lệ họp HĐTV lần một phải có số thành viên dự họp
sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ tham gia, tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định trong
khi trƣớc đây tỷ lệ này là 75%. Nghị quyết của HĐTV đƣợc thông qua dƣới hình thức
lấy ý kiến bằng văn bản khi có số thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ tán thành,
tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định trong khi trƣớc đây tỷ lệ này là 75%.

25

Khoản 2 Điều 13 LDN 2014

18


Sự chủ động mà pháp luật trao cho công ty TNHH mở rộng hơn so với CTCP
nhƣng có phần hạn chế hơn so với CTHD: So với CTCP, công ty TNHH hai thành viên
trở lên chịu sự điều chỉnh bắt buộc của pháp luật ít hơn. Từ những đặc điểm của cơng
ty TNHH hai thành viên đã đề cập, có thể thấy sự khác nhau cơ bản trong bản chất của
CTCP và công ty TNHH hai thành viên trở lên đó là cơ sở cho sự hình thành. Theo đó

CTCP đƣợc thành lập dựa trên nền tảng là sự góp vốn của các cổ đơng vì vậy mà nó
đƣợc xem là loại hình cơng ty đối vốn điển hình, với số lƣợng thành viên lớn, ngƣời
quản lý thƣờng tách biệt với ngƣời góp vốn, sự phân chia lợi ích giữa nhóm cổ đơng
lớn và cổ đơng nhỏ là rõ ràng và sợi dây liên kết chỉ duy nhất là vật chất sẽ là nguyên
nhân dẫn đến việc cơ cấu tổ chức phức tạp hơn và vì vậy pháp luật cần có sự “điều
chỉnh” nhiều hơn, đảm bảo các cổ đơng lớn không lợi dụng vị thế quản lý để thực hiện
những hành vi bất lợi cho các cổ đông khác. Trong khi đó, CTHD là sự liên kết của
những thành viên hợp danh, tất cả họ đều tham gia quản lý cơng ty và đều có quyền
kiểm sốt hoạt động lẫn nhau cộng thêm chế độ chịu trách nhiệm vô hạn là nguyên
nhân để họ phải tự kiềm chế, kiểm sốt nhau trong quản lý mà khơng cần tới sự can
thiệp của pháp luật, pháp luật vì vậy khơng cần can thiệp quá nhiều vào tổ chức quản lý
công ty mà để công ty tự chủ nhiều hơn.
Thứ hai, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lí thể hiện không rõ nét:
“Chủ sở hữu (principals) là chủ của các nguồn lực. Ngƣời đại diện là ngƣời
đƣợc ủy quyền (đƣợc thuê) của chủ sở hữu nguồn lực và đƣợc chủ sở hữu nguồn lực
trao một số quyền quản lý nhất định đối với nguồn lực của ngƣời chủ sở hữu nhằm
phục vụ lợi ích của chủ sở hữu… Trong khoa học chính trị và kinh tế, vấn đề chủ sở
hữu và ngƣời đại diện hay nghịch lý đại diện đề cập đến những khó khăn nảy sinh
trong điều kiện thơng tin khơng hồn hảo và khơng cân xứng khi chủ sở hữu thuê
ngƣời đại diện để thực hiện lợi ích của mình, nhƣng ngƣời đại diện có thể khơng hành
động vì lợi ích của chủ sở hữu mà vì bản thân họ (tƣ lợi).”26 Nhƣ vậy, sự tách biệt giữa
quyền sở hữu và quyền quản lý hay nói cách khác là sự tách bạch giữa chủ sở hữu và
ngƣời quản lý công ty đặt ra nhiều vấn đề trong tổ chức quản lý cơng ty, trong đó có
một vấn đề quan trọng là kiểm sốt trong cơng ty khi quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở
hữu và ngƣời thực hiện hoạt động quản lý trong công ty không đồng nhất. Vấn đề này

26

Nguyễn Ngọc Thanh (2010), “Vấn đề chủ sở hữu và ngƣời đại diện – Một số gợi ý cho chính sách Việt Nam”,
Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (số 26/2010),

, Truy cập
ngày 10/6/2016

19


ở hầu hết các công ty TNHH thể hiện không rõ nét, bởi lẽ ngƣời quản lý công ty
thƣờng cũng chính là các thành viên có vốn góp trong cơng ty.
Ở CTCP, chủ sở hữu và ngƣời quản lý công ty thƣờng tách bạch nhau đặc biệt
thể hiện rõ ở công ty đại chúng hoặc công ty niêm yết. Theo đó, có sự phân định chức
năng và thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ là đại diện chủ sở hữu và HĐQT là cơ quan quản lý
của cơng ty, mỗi cơ quan có sự tách bạch rõ ràng trong hoạt động, ngoài ra để giám sát
ngƣời quản lý cơng ty, ĐHĐCĐ cịn lập ra BKS với chức năng chính là kiểm tra, giám
sát. Ngƣợc lại, trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, sự tách biệt giữa ngƣời sở
hữu và ngƣời quản lý cơng ty chỉ mang tính chất tƣơng đối. Cơ cấu tổ chức của công ty
bao gồm HĐTV, GĐ/TGĐ và BKS (với cơng ty trên 11 thành viên), trong đó HĐTV là
cơ quan đại diện chủ sở hữu. Chủ tịch HĐTV (đƣợc bầu ra từ HĐTV, là chủ sở hữu
đồng thời là ngƣời quản lý) hoặc GĐ/TGĐ (đƣợc bổ nhiệm từ các thành viên hoặc
đƣợc thuê bên ngoài) là ngƣời quản lý hoạt động của công ty. Trong công ty chỉ có
HĐTV là cơ quan đại diện chủ sở hữu mà khơng có một cơ quan nào quản lý riêng
biệt, độc lập. Vấn đề đặt ra là khi quyền sở hữu và quyền quản lý tách biệt nhau, làm
thế nào để hạn chế các giao dịch có tính tƣ lợi của ngƣời quản lí? Đây có lẽ là ngun
nhân pháp luật quy định cơng ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập
BKS. Bởi lẽ, với những công ty mà số lƣợng thành viên dƣới 11 ngƣời, giữa họ lại có
mối quan hệ quen biết thì chủ sở hữu thƣờng phân chia nhau các chức danh quản lý,
tức là thành viên đồng thời là GĐ/ TGĐ, trƣờng hợp này vấn đề kiểm sốt trong cơng
ty chƣa phải là một yêu cầu cấp thiết đƣợc đặt ra.

Thứ ba, nguyên tắc tập quyền với phân quyền kết hợp.
Tập quyền là xu hƣớng tập trung quyền lực, quyền lực quản lý tập trung vào

một cơ quan và cơ quan này có quyền hành cao nhất, quyết định của cơ quan này mang
tính chất bắt buộc với các cơ quan cấp dƣới. Tập quyền trong công ty TNHH hai thành
viên trở lên thể hiện ở chỗ quyền lực trong công ty tập trung vào HĐTV, HĐTV là cơ
quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty, quyết định những vấn đề có tính
chất quan trọng ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Mọi quyết định,
nghị quyết của HĐTV đƣợc ban hành hợp pháp đều có giá trị bắt buộc đối với các
thành viên cũng nhƣ các cơ quan khác trong công ty.
Phân quyền là xu hƣớng phân chia quyền lực, quyền lực quản lý đƣợc phân chia
cho nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau. Vấn đề phân chia quyền lực trong tổ chức có ý
nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại trong hoạt động của tổ chức, bởi lẽ
sự phân chia quyền lực không phù hợp là nguyên nhân quyền lực bị phân tán và không
20


×