Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Văn học thiếu nhi ở nam bộ từ đầu thế kỷ xx đến 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

NGUYỄN THỊ THUỶ

VĂN HỌC THIẾU NHI Ở NAM BỘ
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

NGUYỄN THỊ THUỶ

VĂN HỌC THIẾU NHI Ở NAM BỘ
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số ngành: 60.22.01.21
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Bùi Thanh Truyền

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017



Lời cảm ơn
Tôi chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô trong Khoa Văn học đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và thực hiện luận văn;
PGS.TS. Bùi Thanh Truyền đã nhiệt tình chỉ dẫn, góp ý cho tôi trong suốt
quá thực hiện luận văn;
Quý thầy cô, đồng nghiệp của khoa Ngữ văn Trường Đại học Thủ Dầu Một,
bạn bè, gia đình ln giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học tập và thực hiện
luận văn.
Xin ghi ơn những tấm lòng đã giúp đỡ, động viên, chia sẻ những khó khăn,
vui buồn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận vặn này.
Trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................................... 8
5. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................................................... 9
6. Kết cấu của luận văn ................................................................................................................................. 10
7. Quy ước trình bày ...................................................................................................................................... 11
NỘI DUNG...................................................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1 VĂN HỌC VIẾT CHO THIẾU NHI TRONG VĂN HỌC NAM BỘ TỪ
ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN 1945 ................................................................................................................... 12
1.1. Quan niệm về văn học thiếu nhi......................................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi ............................................................................................................ 12
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của văn học thiếu nhi ....................................................................................... 14

1.2. Khái quát về văn học thiếu nhi trước Cách mạng tháng Tám 1945......................................... 19
1.2.1. Một bộ phận văn học đang chuyển động và dần định hình .................................................... 19
1.2.2. Một bộ phận văn học bước đầu đạt được những thành tựu nhất định ................................ 25
1.3. Văn học thiếu nhi ở Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 – dòng riêng giữa
nguồn chung ..................................................................................................................................................... 27
1.3.1. Diện mạo văn học Nam Bộ đầu thế kỉ XX đến 1945................................................................. 27
1.3.2. Mảng sáng tác cho thiếu nhi trong đời sống văn học Nam Bộ 45 năm đầu thế kỉ XX ... 31
CHƯƠNG 2 VĂN HỌC THIẾU NHI Ở NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN 1945
NHÌN TỪ NỘI DUNG PHẢN ÁNH ..................................................................................................... 42
2.1. Bức tranh chân thực về đời sống trẻ em .......................................................................................... 42
2.1.1. Đời sống với sự phân cực giàu - nghèo........................................................................................ 42
2.1.2. Đời sống hồn nhiên và đầy ắp ước mơ ......................................................................................... 46
2.1.3. Đời sống trong mối quan hệ đa chiều của xã hội...................................................................... 50
2.1.4. Những bài học đầu đời trên con đường hoàn thiện nhân cách ............................................. 53
2.2. Hiện thực xã hội Nam Bộ trong bước ngoặt chuyển mình ......................................................... 57
2.2.1. Sự nỗ lực lưu giữ những giá trị truyền thống ............................................................................. 57
2.2.2. Sự chi phối của yếu tố hiện đại ....................................................................................................... 67


2.3. Phác thảo sinh động về thế giới nhân vật ........................................................................................ 72
2.3.1. Nhân vật trẻ em ................................................................................................................................... 72
2.3.2. Nhân vật người lớn ........................................................................................................................... 80
2.3.3. Nhân vật loài vật ................................................................................................................................. 86
CHƯƠNG 3 VĂN HỌC THIẾU NHI Ở NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN 1945
NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ............................................................................................... 93
3.1. Nghệ thuật dụng ngôn ........................................................................................................................... 93
3.1.1. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................................................................. 93
3.1.2. Ngôn ngữ kể.......................................................................................................................................... 96
3.1.3. Ngôn ngữ tả .......................................................................................................................................... 98
3.2. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật ....................................................................................... 100

3.2.1. Qua nghệ thuật đặt tên ................................................................................................................... 101
3.2.2. Qua nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động ................................................................. 106
3.3. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ...................................................................................................... 111
3.3.1. Cốt truyện tự nhiên .......................................................................................................................... 111
3.3.2. Cốt truyện nghệ thuật ..................................................................................................................... 115
3.4. Nghệ thuật xây dựng thời gian và không gian ............................................................................ 119
3.4.1. Thời gian nghệ thuật ....................................................................................................................... 119
3.4.2. Không gian nghệ thuật ................................................................................................................... 129
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................. 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 141

PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đã có bước chuyển mình mạnh mẽ với
những cách tân, đổi mới từ hệ thống thể loại, quan niệm văn học đến nội dung
phản ánh. Chính sự du nhập văn hố Tây phương kết hợp với sự ra đời, ăn sâu và
bám rễ của chữ Quốc ngữ cùng với phương tiện truyền tải hữu hiệu là báo chí đã
làm nên sự khác biệt của văn học Việt Nam giữa hai giai đoạn văn học trước và sau
thế kỉ XX.
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 luôn được đánh giá là sôi động,
hấp dẫn nhất trong dòng chảy văn học nước nhà, đồng thời cũng nhận được sự
quan tâm lớn từ phía độc giả và các nhà nghiên cứu. Giai đoạn này với sự đóng

góp của báo chí và phong trào dịch thuật, cùng với sự truyền bá rộng rãi chữ
Quốc ngữ đã có tác động quan trọng tới sự hình thành tầng lớp cơng chúng văn

học [96, Tr.78]. Từ đó, văn học giai đoạn này có những bước đột phá trong lực
lượng sáng tác, thể loại và nội dung các tác phẩm. Điều này cũng thể hiện khá rõ
qua diện mạo văn học Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945. Nơi xuất hiện lượng
sáng tác đông đảo với các tác giả tiêu biểu như: Trần Chánh Chiếu, Huỳnh Tịnh
Của, Nguyễn Trọng Quản, Trần Phong Sắc, Lê Hoằng Mưu, Phú Đức, Hồ Biểu
Chánh, Nguyễn Chánh Sắt, Biến Ngũ Nhy, Việt Đơng, Viên Hồnh, Hồ Văn Hảo,
Đơng Hồ, Trần Quang Nghiệp, Cẩm Tâm, Vân Đài… với nhiều thể loại như tiểu
thuyết, truyện ngắn, kí, phóng sự, thơ… cùng nhiều thể tài như: trinh thám, tình
u hơn nhân, xã hội… và trong đó có thể tài dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi.
Trên chặng đường hiện đại hoá văn học Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945,
văn học thiếu nhi đã có sự đổi thay đáng kể để góp vào dịng chảy hiện đại hố của
văn học cả nước. Nhiều nhà văn đã chú trọng hướng ngịi bút của mình đến một
tầng lớp bạn đọc với số lượng cũng không nhỏ, đó là tầng lớp thiếu nhi cùng nhiều
thể loại và nội dung phong phú, tiêu biểu như: Trương Vĩnh Ký, Hồ Văn Hảo,
Viên Hồnh, Việt Đơng, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Văn Ngọc,
Đơng Hồ, Bích Thuỷ, Vân Đài… cùng với các tác phẩm tiêu biểu như: Lục súc


2

tranh công, chuyện thần tiên Ấn Độ, Con nhà nghèo, Con cưỡng của thằng Bá,
Thằng Ngã gió, Con nhà thất nghiệp, Chuyện thằng Xảo bị lừa, Tinh tinh tiểu
thuyết, Thú vật bất bình, Con sư tử cưới vợ, Con cọp và mèo con, Rùa với vịt rừng,
Chị khuyên em, Mẹ khuyên con gái, Tình anh chị em, Hỡi bạn trẻ, Đạo nhớ thầy,
Mấy lời khuyên học sinh về dịp Tết nguyên đán, Nghĩa đồng bào…

Trước thế kỉ XX, văn học thiếu nhi có chăng cũng chỉ là những câu chuyện
cổ tích, ít có tác giả dành thời gian để sáng tác cho trẻ em. Sang thế kỉ XX, các
tác phẩm viết cho thiếu nhi (bao gồm: sáng tác, phóng tác, dịch thuật) đã được
tầng lớp nhà văn và cả xã hội dần quan tâm. Điều này được minh chứng rõ trên

Phụ nữ tân văn. Tờ báo này có hẳn một phụ trương dành đăng những sáng tác
cho đối tượng độc giả là thiếu nhi, đó là mục “Phần Nhi đồng”. Bên cạnh đó,
sáng tác của các tác giả đã được tập hợp và in thành cuốn riêng biệt như những
tác phẩm của Việt Đơng, Trương Vĩnh Ký, Ơn như Nguyễn Văn Ngọc… Điều
này chứng tỏ văn học thiếu nhi đã, đang và sẽ phát triển cũng như ngày càng
được chú trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Văn học Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945 để lại nhiều dấu ấn quan trọng
trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại và đã được nhiều nhà khoa học ngữ văn
quan tâm tìm nghiên cứu. Dành nhiều thời gian và cơng sức để tìm hiểu về thời
kì văn học này, có các tác giả: Trần Đình Hượu, Phan Cự Đệ, Nguyễn Huệ Chi,
Võ Văn Nhơn, Nguyễn Thị Thanh Xn, Nguyễn Cơng Lý, Cao Tự Thanh,
Đồn Lê Giang, Nguyễn Văn Kha, Hà Thanh Vân, Phan Mạnh Hùng… với
nhiều công trình khoa học lớn đã được cơng bố. Nhưng nhìn chung các cơng
trình nghiên cứu đã có chưa đi sâu vào mảng văn học thiếu nhi.
Văn học thiếu nhi ở Nam Bộ từ đầu thể kỉ XX đến 1945 có những đặc điểm
độc đáo và vai trò quan trọng, nhưng tính đến thời điểm này, các cơng trình
nghiên cứu một cách sâu rộng về nó cịn hạn chế. Mặt khác, mảng thể tài viết
cho thiếu nhi, nhất là thiếu nhi ở Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945 là lĩnh vực
chưa được các nhà khoa học quan tâm đúng mức. Vì vậy, để khơng bỏ phí một
thành phần không nhỏ cấu tạo nên văn học Nam Bộ cũng như văn học thiếu nhi


3

Việt Nam hơn bốn mươi năm đầu thế kỉ XX, chúng tôi bước đầu nghiên cứu
mảng văn học này. Chúng tơi hy vọng tìm hiểu thêm về văn học Nam Bộ nói
chung, văn học thiếu nhi ở Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945 nói riêng một
cách có hệ thống, ngồi ra cịn giúp chúng tơi trong cơng việc giảng dạy sau
này, nhất là giảng dạy bộ môn Văn học trẻ em cho sinh viên ngành sư phạm.
Những lý do nêu trên đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Văn

học thiếu nhi ở Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về văn học Quốc ngữ đầu thế kỉ XX
Cho đến nay, nghiên cứu về văn học Nam Bộ, nhất là giai đoạn từ đầu thế kỉ
XX đến 1945 đã có nhiều cơng trình được cơng bố. Nhiều nghiên cứu đi sâu vào
tình hình phát triển của văn học Nam Bộ hơn bốn mươi năm đầu thế kỉ XX ở
đội ngũ tác giả và lượng tác phẩm, cũng như tìm hiểu cụ thể về nét mới trong thi
pháp. Tiêu biểu có các tác giả và tác phẩm như: Trần Đình Hượu: Văn học Việt
Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 và Tiến trình văn học Việt Nam, văn học
giai đoạn 1900 đến 1945; Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam từ đầu thế
kỉ XX đến 1945, NXB Giáo dục TP HCM; Đoàn Lê Giang, Khảo sát đánh giá
bảo tồn văn học Quốc ngữ Nam Bộ 1930 - 1945; Nguyễn Văn Hiệu, Văn
chương Quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nhìn từ q trình xã
hội hố chữ quốc ngữ; Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phê bình văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỉ XX (1900 - 1945), Phan Mạnh Hùng, Mối quan hệ giữa người kể
chuyện trong tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỉ XX; Cao Tự Thanh, Nghĩ về việc tìm
hiểu Văn học viết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; Bằng Giang, Văn học
Quốc ngữ Nam Kỳ 1865 - 1930; Nguyễn Huệ Chi, Thử tìm vài đặc điểm của văn
xi tự sự Quốc ngữ Nam Bộ trong bước khởi đầu, Hà Thanh Vân, Tiểu thuyết
Quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trong mối tương quan với tiểu
thuyết các nước Đơng Nam Á…
Những năm gần đây, nhiều cơng trình nghiên cứu về văn học Nam Bộ
cuối thế kỉ XIX đến 1945 ngày càng nhiều. Chẳng hạn, Đoàn Lê Giang, trong


4

cơng trình Văn học Quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thế kỉ XIX đến 1945, thành tựu và
triển vọng nghiên cứu (2016) đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn cảnh về văn
học Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến 1945. Trong cơng trình này, tác giả

cùng nhóm nghiên cứu đã khảo sát văn học Nam Bộ giai đoạn trên với những
thành tựu lớn về lượng tác giả và tác phẩm cùng những đặc điểm về văn học
Nam Bộ thời kì ấy. Tác giả khẳng định: “Văn học Quốc ngữ Nam Bộ từ cuối
thế kỉ XIX đến 1945 là một bộ phận máu thịt của văn học dân tộc.”
Võ Văn Nhơn lại đi sâu nghiên cứu mảng văn học Nam Bộ thời kì trước
1945 ở thành phố Hồ Chí Minh. Những nghiên cứu của tác giả được in trong
cuốn Văn học Quốc ngữ trước 1945 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình này
cũng đã đề cập đến rất nhiều vấn đề của văn học Nam Bộ đầu thế kỉ XX. Gần
đây nhất, tác giả Võ Văn Nhơn cùng với Nguyễn Thị Phương Thuý cho ra mắt
bạn đọc cuốn Văn chương Phương Nam một vài bổ khuyết. Sách được Nhà xuất
bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh in năm 2016. Tuy gọi là “bổ khuyết”,
song hai tác giả đã cung cấp nhiều thông tin mới, quan trọng về Văn học Quốc
ngữ Nam Bộ từ cuối thế kỉ XIX đến 1945 như: ảnh hưởng của tiểu thuyết nước
ngồi đối với sự hình thành và phát triển nền tiểu thuyết Quốc ngữ ở Nam Kỳ
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; mảng văn học trên báo Sống; Biến Ngũ Nhy –
người viết truyện trinh thám đầu tiên ở Việt Nam…
Cuối năm 2016, nhà nghiên cứu Phan Mạnh Hùng cho in cuốn Nghệ
thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam Bộ trước 1932 tại Nhà xuất bản Đại học quốc
gia TP. Hồ Chí Minh. Cơng trình chỉ ra những đặc trưng cơ bản trong nghệ
thuật tự sự của tiểu thuyết Nam Bộ cùng với những cách tân và hạn chế của nó.
Từ đó, tác giả mạnh dạn đặt vấn đề nghiên cứu tiểu thuyết Nam Bộ với tư cách
như một loại hình tiểu thuyết đại chúng. Tác giả đưa ra nhiều minh chứng,
chứng minh sự tồn tại và phát triển của tiểu thuyết ở nhiều đề tài từ lịch sử, trinh
thám võ hiệp, trinh thám vụ án đến đề tài về xã hội, đạo lý, phong tục…
Bên cạnh đó, nhiều Hội thảo cấp trường, cấp quốc gia về Văn học Nam
Bộ thế kỉ XX vẫn được tổ chức hàng năm. Tháng 10 năm 2016, Hội thảo cấp


5


quốc gia với nội dung Những vấn đề Văn học và Ngôn ngữ Nam Bộ do Trường
Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành
phố Hồ Chí Minh và Viện Văn học phối hợp tổ chức. Trong hội thảo này, có
nhiều bài viết đề cập đến vùng văn học Nam Bộ ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX,
như Văn học Nam Bộ từ cuối thế kỉ XIX đến 1945: đặc điểm và giá trị của Đoàn
Lê Giang; Mấy ghi chép về sự ra đời của văn xuôi Quốc ngữ Nam Bộ trong tiến
trình hiện đại hố văn học dân tộc của Phong Lê; Trương Vĩnh Ký và những
bước đi đầu tiên của con đường hiện đại hoá văn học ở Việt Nam của Nguyễn
Thị Thanh Xuân; Văn học Quốc Ngữ Nam Bộ từ góc nhìn hiện đại hố của
Nguyễn Văn Kha; Văn học tôn giáo Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XX qua tuần
báo nam Kỳ địa phận của Nguyễn Hữu Hiếu… Tất cả những cơng trình nghiên
cứu ở trên đã đóng góp giá trị khoa học rất lớn khi nghiên cứu về văn học Nam
Bộ thế kỉ XX, cung cấp cái nhìn tồn cảnh của văn học Nam Bộ từ khi có chữ
Quốc ngữ với nội dung, thể loại văn học và tiến trình phát triển của nó trong
bước đường hiện đại hố, chuyển mình để hồ vào dịng chảy lớn của nền văn
học nước nhà.
Mặc dù những cơng trình trên khảo sát sâu, rộng về văn học Nam Bộ giai
đoạn đầu thế kỉ XX nhưng các tác giả hầu như chưa dành sự quan tâm đến mảng
văn học viết cho thiếu nhi. Vì vậy, sự tồn tại của văn học thiếu nhi trong đời
sống văn học thời bấy giờ dường như còn bị bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu, giới
thiệu một cách thích đáng.
2.2. Những nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam và văn học thiếu
nhi ở Nam Bộ
Về văn học viết cho thiếu nhi cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
như: Trần Đức Ngơn (chủ biên, 1994), Văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Đại
học Sư phạm Hà Nội I; Dương Thị Thu Hương (1996), Văn học thiếu nhi,
Trường Cao đẳng sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3; Cao Đức Tiến (1997), Văn
học thiếu nhi, NXB Giáo dục; Nguyễn Ánh Tuyết (1997), Tâm lý học trẻ em lứa
tuổi mầm non, NXB Đại học Quốc gia; Vân Thanh (Sưu tầm và biên soạn,



6

2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam (nghiên cứu, lí luận, phê bình, tiểu luận-tư
liệu); Bùi Thanh Truyền (chủ biên, 2009), Thi pháp trong văn học thiếu nhi,
NXB Giáo dục Việt Nam; Châu Minh Hùng – Lê Nhật Ký (2009), Hệ thống thể
loại trong Văn học Thiếu nhi, NXB Giáo dục Việt Nam; Vũ Thị Lụa (2010),
Truyện danh nhân Việt Nam với độc giả thiếu nhi, luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP. HCM; Lã Thị Bắc Lý (2011),
Giáo trình văn học Trẻ em, NXB Đại học Sư phạm; Lã Thị Bắc Lý (2012), Văn
học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm…
Các cơng trình kể trên bao gồm có giáo trình, các bài nghiên cứu về văn
học thiếu nhi, nhưng nhìn chung, trong những bài viết ấy khi đề cập về văn học
thiếu nhi Việt Nam đầu thế kỉ XX chỉ nói đến một cách ngắn gọn. Chẳng hạn
trong Giáo trình Văn học thiếu nhi Việt Nam của Trần Đức Ngôn và Dương Thu
Hương, khi viết về văn học thiếu nhi trước Cách mạng tháng Tám cũng chỉ đề
cập đến sách cho trẻ em “Livre du petit”, sách truyền bá của nhóm Tự lực văn
đoàn, và một số tác giả viết cho trẻ em như: Nam Cao có Con mèo mắt ngọc,
Bài học qt nhà… Tơ Hồi có Dế mèn phiêu lưu ký nổi tiếng; Tú Mỡ có Nàng
Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Tấm Cám và một số sách Kim Đồng.
Cuốn Giáo trình văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý được nhà xuất bản
Đại học Sư phạm in năm 2011, có độ dày gần hai trăm trang nhưng chỉ có ba
trang nói về văn học thiếu nhi cả nước giai đoạn trước 1945. Tác giả Lã Thị Bắc
Lý kết luận “Nhìn chung trước Cách mạng tháng Tám, ở Việt Nam mới chỉ xuất
hiện những tác phẩm viết cho thiếu nhi một cách lẻ tẻ chứ chưa thực sự có
phong trào sáng tác cho các em” [62, Tr.9]. Trong cuốn Giáo trình văn học 1 do
Bùi Thanh Truyền chủ biên được nhà xuất bản Đại học Huế in năm 2014 cũng
có đề cập đến văn học thiếu nhi trước 1945 nhưng chưa cụ thể nhắc đến mảng
văn học này ở Nam Bộ trong cùng thời kì.
Khi nói về văn học thiếu nhi trước Cách mạng tháng Tám, đa phần các

tác giả và tác phẩm chỉ đề cập đến văn học thiếu nhi ở miền Bắc là chủ yếu với
các tác giả nổi tiếng, được coi là những cánh chim đầu đàn của văn học thiếu


7

nhi hiện đại như Nam Cao, Tơ Hồi, Tú Mỡ, Nguyên Hồng… Văn học thiếu nhi
ở Nam Bộ trước cách mạng tháng Tám ít được đề cập đến. Điều này cũng gây
khó khăn cho người viết khi tìm kiếm và tham khảo tư liệu. Cũng có cơng trình
nghiên cứu giới thiệu về tác giả và có nói sơ qua một vài sáng tác cho thiếu nhi,
nhưng không chuyên sâu, mà ở đó chỉ là sự liệt kê các tác phẩm trong sự nghiệp
sáng tác của một vài tác giả nào đó mà thơi. Nhìn chung, chưa có nhà nghiên
cứu nào đi sâu vào mảng thể tài văn học thiếu nhi ở Nam Bộ trong giai đoạn mà
chúng tôi nghiên cứu.
Trong thực tế, khi nghiên cứu văn học Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX, chúng
tôi bắt gặp nhiều nhà văn đã sáng tác cho thiếu nhi. Nó khác xa nhận định lâu
nay của chúng ta về mảng văn học cho thiếu nhi trước Cách mạng tháng Tám,
nhất là văn học thiếu nhi ở Nam Bộ cùng thời kì.
Chính từ những bất cập trên và dựa vào kết quả khảo cứu của mình,
người viết tìm hiểu mảng sáng tác cho thiếu nhi ở Nam Bộ hơn bốn mươi năm
đầu thế kỉ XX với hy vọng ở “tầng đất mới” này, đây là những “mũi khoan” đầu
tiên dành cho việc “thăm dò” “sa khống” để phục vụ cho cơng tác nghiên cứu
về văn học thiếu nhi Việt Nam của tác giả cũng như các nhà nghiên cứu quan
tâm đến mảng sáng tác này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu là các tác giả và tác phẩm viết
cho thiếu nhi nằm trong giai đoạn văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1945 ở Nam Bộ.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp đề tài cũng chú ý cả “những tác phẩm văn học viết
cho người lớn lại đi vào phạm vi đọc của trẻ em” [31, Tr.285]. Chẳng hạn như các

tác phẩm của Hồ Biểu Chánh gồm: Con nhà nghèo, Cha con nghĩa nặng hay tiểu
thuyết Con cưỡng của thằng Bá của tác giả Viên Hồnh, tác phẩm này tuy nói viết
cho người lớn nhưng chúng ta vẫn thấy thấp thoáng đâu đó cuộc sống của trẻ thơ.


8

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này tập trung nghiên cứu những sáng tác văn học (truyện, tiểu
thuyết, thơ, nhàn đàm, truyện cười) viết cho lứa tuổi thiếu nhi của các tác giả ở
Nam Bộ trong thời gian từ đầu thế kỉ XX đến 1945 bao gồm những tác phẩm do
người miền Bắc, miền Trung sáng tác nhưng được in ở miền Nam và các sáng
tác của người Nam nhưng được in ở miền Trung hoặc miền Bắc nằm trong thời
kì nghiên cứu.
Các phương diện chính yếu được luận văn tập trung gồm: Khái lược diện
mạo, nội dung phản ánh, nghệ thuật thể hiện của văn học thiếu nhi ở Nam Bộ từ
đầu thế kỉ XX đến 1945.
Tư liệu phục vụ cho đề tài là sáng tác của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỉ
XX đăng trên báo Phụ nữ tân văn, báo Gia Định báo, Lục tỉnh tân văn, Nam
Phong tạp chí…và những sáng tác đã được in thành tập của các tác giả như Việt
Đông, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần Phong Sắc, Hồ Biểu Chánh…
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:

4.1. Phương pháp lịch sử
Phương pháp này được sử dụng ở phần mở đầu, chương 1 và chương 2. Nó
giúp chúng tơi trình bày các bước nghiên cứu theo một tuần tự nhất định: văn
học có ý nghĩa như thế nào đối với lứa tuổi thiếu nhi; quá trình vận động và phát
triển của văn học thiếu nhi ở Nam Bộ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Từ đó cho

thấy nhà văn Nam Bộ thời bấy giờ cũng dành nhiều tâm huyết và bút lực cho
độc giả thiếu nhi.
4.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp này chúng tơi sử dụng ở hầu hết các phần của đề tài nhưng tập
trung nhất là chương 2 và chương 3. Qua phân tích, chúng tơi bước đầu nắm
được văn học thiếu nhi trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 hình
thành và phát triển như thế nào, có những đặc điểm gì nổi bật; giai đoạn này có


9

những tác giả, tác phẩm nào tiêu biểu, các tác phẩm đó được xuất bản ở đâu; nội
dung và thể loại viết cho thiếu nhi trong giai đoạn đó có điều gì khác lạ.
4.3. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng ở tất cả các phần của đề tài, nhưng chủ yếu
là chương 2 và 3 với mục đích tạo ra cái nhìn vừa khái qt vừa cụ thể về tiến
trình, diện mạo của văn học thiếu nhi ở Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945, số
lượng tác giả, số lượng tác phẩm văn học thiếu nhi trong giai đoạn này sẽ được
thể hiện bằng các con số cụ thể.
4.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng chính ở chương 2 vì chúng tơi muốn làm rõ
sự có mặt và phát triển của văn học thiếu nhi giai đoạn này có gì khác so với
những giai đoạn khác.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi áp dụng tổng hợp tất cả các phương
pháp trên, tất nhiên, lúc này hay lúc khác có ưu tiên phương pháp này hay
phương pháp kia hơn. Các phương pháp bổ sung và hỗ trợ nhau, do đó các kết
quả thu được từ việc áp dụng phương pháp này cũng là tiền đề để thực hiện
phương pháp khác. Mục tiêu cuối cùng là để người đọc bước đầu thấy được tiến
trình, diện mạo và đặc điểm của văn học thiếu nhi ở Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX
đến 1945 và hơn hết thấy được mảng văn học này đã có được những thành tựu

đáng kể.
5. Đóng góp của đề tài
Hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu chun biệt, sâu rộng về văn học
thiếu nhi ở Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX đến 1945, chưa có tuyển tập cho
những sáng tác dành cho thiếu nhi ở Nam Bộ thời điểm này. Từ việc nghiên cứu
về mảng đề tài văn học thiếu nhi ở Nam Bộ hơn bốn thập kỉ đầu của thế kỉ XX,
chúng tôi mong muốn làm rõ sự có mặt và những thành quả của nó trong văn
học Nam Bộ đầu thế kỉ XX đến 1945 nói riêng và trong dịng chảy của văn học
Việt Nam hiện đại nói chung. Mặt khác, tác giả cũng mong muốn với đề tài này


10

sẽ đóng góp chút cơng sức vào nguồn tư liệu cho những nghiên cứu sau ở số
lượng các tác phẩm đã khảo sát được với ý tưởng tập hợp các sáng tác viết cho
thiếu nhi trong giai đoạn này thành một tuyển tập nhằm giới thiệu đến bạn đọc.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham
khảo, Phụ lục. Riêng phần Nội dung được khai triển thành 3 chương:
Chương 1: Văn học viết cho thiếu nhi trong văn học Nam Bộ từ đầu thế kỉ
XX đến 1945.
Đây là chương trình bày cơ sở lý luận về các vấn đề của văn học thiếu nhi.
Bên cạnh đó, chương này cịn khái lược diện mạo của văn học Nam Bộ đầu thế kỉ
XX đến 1945 trong đó có mảng văn học thiếu nhi. Trong giai đoạn văn học hơn
bốn thập kỉ đầu của thế kỉ XX, văn học Nam Bộ có nhiều bước phát triển, chuyển
mình mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá và đã gặt hái được rất nhiều thành cơng.
Thời kì này ở Nam Bộ, mảng văn học thiếu nhi cũng đã giành được nhiều quan tâm
từ phía các nhà văn. Điều này được minh chứng rõ qua số lượng tác giả và tác
phẩm dành cho các em. Từ kết quả nghiên cứu này làm tiền đề cơ sở để chúng tôi
giải quyết các vấn đề đặt ra của luận văn.

Chương 2: Văn học thiếu nhi ở Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945 nhìn từ
nội dung phản ánh.
Ở chương này, người viết đi vào tìm hiểu những đặc điểm về nội dung phản
ánh của văn học thiếu nhi Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945. Ở mảng sáng tác
cho các em giai đoạn này đã có sự đa dạng, phong phú về đề tài như phản ánh cuộc
sống, những ước mơ, khát vọng, những mối quan hệ trong đời sống của trẻ. Bên
cạnh đó, những tác phẩm viết cho các em không dừng lại ở phản ánh cuộc sống và
mối quan hệ của trẻ mà còn đề cập đến cả nhân vật là người lớn, lồi vật bởi những
nhân vật này ln song hành tồn tại trong cuộc sống của các em. Cũng trong
chương này, chúng tôi đề cập sơ lược đến những giá trị truyền thống của người dân
Nam Bộ. Dưới tác động của văn hoá phương Tây vào nước ta những năm đầu thế
kỉ XX, những giá trị truyền thống ấy sẽ như thế nào trong cuộc sống của người dân
phương Nam nói chung và cuộc sống của trẻ em nói riêng.


11

Chương 3: Văn học thiếu nhi ở Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945 nhìn từ
nghệ thuật thể hiện.
Trọng tâm của chương 3 là tìm hiểu văn học thiếu nhi Nam Bộ từ đầu thế kỉ
XX đến 1945 về phương diện nghệ thuật thể hiện. Đó là nghệ thuật dụng ngơn,
nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyện cũng như
nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian trong tác phẩm.
7. Quy ước trình bày
- Trong luận văn, những từ ngữ sau đây được chúng tôi dùng với hàm nghĩa
tương đương:
+ Thiếu nhi/ trẻ em/ con trẻ/ trẻ nhỏ/ trẻ/các em: đối tượng ở độ tuổi từ 3,4
tuổi đến 14, 15 tuổi.
+ Văn học thiếu nhi/ văn học trẻ em: Những sáng tác văn học dành cho bạn
đọc lứa tuổi từ 3, 4 tuổi đến 14, 15 tuổi

- Từ viết tắt trong luận văn:
+ Tr: trang
+ NXB: Nhà xuất bản
+ PNTV: Phụ nữ tân văn
+ LTTV: Lục tỉnh tân văn
+ NPTC: Nam Phong tạp chí
+ ĐHQG: Đại học Quốc gia
+ TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


12

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

VĂN HỌC VIẾT CHO THIẾU NHI TRONG VĂN HỌC NAM BỘ
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN 1945
Trong hơn bốn thập kỉ đầu của thế kỉ XX ở Nam Bộ, văn học có bước phát
triển, chuyển mình mạnh mẽ theo hướng hiện đại hố với nhiều thành cơng rất
đáng ghi nhận. Thời kì này, mảng văn học thiếu nhi cũng đã có được nhiều quan
tâm từ phía các nhà văn. Ở chương này, chúng tôi khái quát về văn học Nam Bộ
nói chung cũng như khẳng định sự có mặt và những thành quả bước đầu của mảng
văn học thiếu nhi. Đây là cơ sơ để chúng tôi triển khai những vấn đề về nội dung
và nghệ thuật trong chương 2 và chương 3.
1.1. Quan niệm về văn học thiếu nhi
1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi
Ở lứa tuổi thiếu nhi (từ 3,4 tuổi đến 14, 15 tuổi), tâm hồn các em vô cùng
nhạy cảm và thật sự thuần khiết, mong manh, dễ vỡ. Trẻ sống trong sự giàu có, phong
phú về xúc cảm cũng như trí tưởng tượng khơng giới hạn của mình. Tâm hồn của con
trẻ đong đầy những rung động của tình u thương, tính trung thực, thẳng thắn và

lòng vị tha, bao dung. Các em sống trong thế giới của bao ước mơ kỳ diệu với sự hồn
nhiên mà chúng ta thấy ngây ngô nhưng đó lại là sự đáng u chỉ có thể tìm thấy ở trẻ
nhỏ.
Lứa tuổi thiếu nhi luôn ưa khám phá, thích tị mị nhưng cũng thấy lo sợ mỗi
khi gặp khó khăn hay những tình huống mà mình chưa từng trải qua. Nỗi lo sợ của trẻ
nhanh chóng được thu hẹp, nhiều khi bị lãng quên, bị chế ngự, bị lấn át đi bởi tính tị
mị, sự thơi thúc kiếm tìm khơng bao giờ chịu dừng lại khi chưa truy tìm ra đến đích
cái mà các em muốn khám phá, muốn tìm hiểu. Vì thế, để nắm bắt được những trạng
huống cảm thức ở độ tuổi này, người viết phải sống bằng tâm hồn, suy nghĩ của một
đứa trẻ mới cảm nhận cuộc sống tràn đầy màu sắc, âm thanh, ánh sáng, đồng thời phải
hết sức nhẹ nhàng, tinh tế khi chạm đến cảm xúc của trẻ, nếu không những “sợi dây
cảm xúc” sẽ bung vỡ như tơ trời gặp bão. Cho nên, văn học viết cho thiếu nhi thật sự


13

phải dụng công, phải khéo léo, song không được làm mất đi vẻ tự nhiên của độ tuổi
này. Vậy những sáng tác như thế nào được gọi là văn học thiếu nhi?
Có nhiều định nghĩa về văn học thiếu nhi, và mỗi tài liệu đều có cách giải thích
khác nhau. Chẳng hạn:

Xét ở mục đích sáng tác, Bách khoa thư văn học thiếu nhi nhấn mạnh mục
đích giáo dục của mảng văn học dành cho thiếu nhi khi cho rằng: Những tác phẩm
văn học được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn,
tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và nhiều khi, cũng
là người lớn, hoặc là một cơn gió, một lồi vật, hay một đồ vật, một cái cây... Tác
giả của văn học thiếu nhi khơng chỉ là chính các em, mà cũng là các nhà văn
thuộc mọi lứa tuổi [77, Tr.6].
Xét ở đối tượng tiếp nhận, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi có khuynh hướng mở rộng hơn về khái niệm văn học thiếu nhi khi cho rằng

những tác phẩm “thuộc phạm vi đọc của trẻ em” đều là văn học thiếu nhi, kể cả các
bài viết về phổ cập khoa học hay những tác phẩm của người lớn nhưng được trẻ thích
đọc: Theo nghĩa hẹp, Văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập
khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường
bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn)
đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi, như Đôn-ki-hô-tê của M. Xéc-van-tex, Rô-binxơn Cơ-ru-xô của Đ. Đi-phô, Gu-li-vơ du kí của Gi-Xp-tơ, Túp lều bác Tơm của H.
Bi-sơ-Xtâu… Những tác phẩm văn học viết cho người lớn lại đi vào phạm vi đọc của
trẻ em, nhất là các loại truyện viết theo mơtíp phonclo, loại cổ tích và một số tiểu
thuyết và truyện thuộc thể loại phiêu lưu… [31, Tr.285].
Lã Thị Bắc Lý trong giáo trình Văn học trẻ em cũng đồng ý khái niệm của
nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi khi cho rằng: Văn học trẻ
em (lâu nay vẫn quen gọi là Văn học thiếu nhi) gồm những tác phẩm văn học hoặc
phổ cập khoa học dành riêng cho trẻ em. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng
thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho
người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của trẻ em. Tác giả nhận định, tất cả những tác
phẩm hay đều gặp nhau ở một điểm là hướng về mục đích nhân văn, hướng tới cái
thiện, cái đẹp trong cuộc sống [66, Tr.5-9].


14

Trong Thi pháp văn học thiếu nhi, tác giả Bùi Thanh Truyền lại nhấn mạnh về
yếu tố nhân vật trung tâm được phản ánh trong tác phẩm dành cho thiếu nhi khi cho
rằng: văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm là thiếu nhi
hoặc được nhìn bằng “đơi mắt trẻ thơ”, với tất cả những xúc cảm, tình cảm mãnh
liệt, tinh tế, ngây thơ, hồn nhiên, được các em thích thú, say mê và có nội dung hướng
đến việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, đặt nền móng cho sự hồn thiện nhân cách của
các em thuộc những lứa tuổi khác nhau từ thuở ấu thơ đến suốt cuộc đời [113, Tr.11].
Từ các khái niệm trên, chúng tôi cho rằng: Văn học thiếu nhi là những sáng tác
bằng ngơn từ nghệ thuật có thể do người lớn hoặc thiếu nhi sáng tác nhằm mục đích

giáo dục tính cách, tâm hồn cho trẻ, khiến trẻ có những rung cảm mãnh liệt, có sự
thích thú say mê và thể hiện được sự tinh tế, hồn nhiên… một cách ngây thơ, đáng
yêu của trẻ. Nhân vật trung tâm của tác phẩm văn học thiếu nhi có thể là con người,
loài vật, sự vật, hiện tượng… của giới tự nhiên được nhìn bằng nhãn quan của trẻ.
Các tác phẩm thuộc văn học thiếu nhi phải là những sáng tác mà bản thân các
em mỗi khi lật đọc từng trang sách ấy thấy “bóng dáng” của mình được soi chiếu
trong đó. Trẻ ngụp lặn trong bầu khơng khí của tác phẩm; trải nghiệm, mơ ước cùng
những cuộc phiêu lưu kỳ thú và cảm nhận được các cung bậc cảm xúc dạt dào của
nhân vật trong tác phẩm. Chính các em, sau khi gấp trang sách lại, cảm thấy mình như
vừa lạc vào một thế giới khác lạ. Trẻ “bước ra” khỏi thế giới ấy với tâm trạng khoan
khoái, phấn khích, thoả mãn với những khám phá của chính mình. Các em lim dim đơi
mắt với ước mơ ấp ủ trong lòng, đăm chiêu suy nghĩ cùng những hành động hay biến cố
cuộc đời của các nhân vật, để từ đó rút ra cho mình bài học kinh nghiệm từ tác phẩm.

1.1.2. Đặc điểm cơ bản của văn học thiếu nhi
Với trẻ, một sự vật dù là sinh vật hay thậm chí là đồ vật vơ tri, vơ giác cũng có
sức sống riêng biệt, có thế giới tồn tại riêng và có quần thể cộng cư như người. Những
sự vật, hiện tượng ấy dưới con mắt trẻ thơ đều có sự sống, cũng có cảm xúc, có ngơn
ngữ, có thế giới riêng mà chỉ bản thân các em mới có “nội lực” để khám phá. Như
Pautopxki đã nhận định: “Với tuổi thơ, mặt trời nóng bỏng hơn, cỏ rậm hơn, mưa to
hơn, trời tối hơn và con người nào cũng thật thú vị” [66, Tr.29]. Các em ln nhìn
cuộc sống bằng nhãn quan và trạng thái cảm xúc hết sức nhạy bén, tinh tế. Với cái
nhìn hồn nhiên trong trẻo, thuần khiết, giàu sức tưởng tượng thì mọi sự vật tồn tại


15

trước mắt các em cũng mn hình vạn trạng, đa sắc màu và vô số điều kỳ thú.
Từ các đặc điểm về tâm sinh lý, nhãn quan của trẻ về thế giới, theo chúng tôi
văn học thiếu nhi cần phải có được những đặc điểm sau:

Thứ nhất, văn học thiếu nhi phải phản ánh và thể hiện được một thế giới vui
tươi, sinh động, đầy âm thanh và màu sắc. Thế giới sự vật cơ man nào là cỏ, cây,
hoa, lá, chim mng, nào là các hiện tượng gió, mưa, sấm, chớp… Tất cả các sự vật
hiện tượng ấy tồn tại trong cuộc sống một cách hiển nhiên mà người lớn có thể giải
đáp được và họ cảm thấy bình thường. Nhưng dưới cảm nhận của trẻ thơ các yếu tố ấy
lại hết sức mới lạ, kỳ vĩ và độc đáo. Trẻ luôn đặt ra biết bao câu hỏi, rất nhiều thắc
mắc với nhu cầu cần được giải đáp… Tác phẩm viết cho thiếu nhi vừa phải tạo ra tình
huống trong cuộc sống, vừa phải thay mặt các em đặt ra những thắc mắc, đồng thời
cũng phải đưa ra được những câu trả lời mà chính các em đang cần đáp án, để khi đọc
tác phẩm, trẻ nhỏ như thấy mình trong đó và thoả mãn được sự tị mị. Các em có thể
thắc mắc đủ điều, chẳng hạn như trong tác phẩm Em Thanh và mặt trăng, tác giả
Dương Hữu Trưng đã viết: “Mặt trăng sao lại tròn? Tại sao khi chúng ta đi, mặt trăng
lại đi theo?1”. Hay những câu hỏi nào là: “Khi giết con kiến cứu con trùng (trùn/ giun
đất) có phạm tội sát sinh khơng?2”...
Thế giới trong tác phẩm phải sống động như ngoài đời mới tạo cho các em sự
thích thú, hưng phấn, hoan hỉ khi thưởng thức tác phẩm. Con vật biết ganh tị nhau,
biết đòi nợ nhau, biết trả ơn cho người đã cứu mình; sự vật biết nói, bơng hoa biết
cười… tất cả mọi sự sinh động, vui tươi tràn đầy âm thanh và màu sắc ấy đều được
phản ánh trong sáng tác dành cho thiếu nhi. Thế giới của trẻ ln gắn với những trị
chơi như đánh trận giả, chơi đồ hàng, tắm ao, làm nhà chòi… Những tác phẩm văn
học dành cho lứa tuổi thiếu nhi được đánh giá là thành công khi phản ánh được cuộc
sống của trẻ một cách tự nhiên. Chẳng hạn khi miêu tả sự chơi đùa vô tư của lứa tuổi
thiếu nhi nhưng đôi lúc có phần ranh mãnh, tác giả Bùi Nguyên Ấn đã miêu tả khá chi
tiết cảnh các em rủ nhau xem “ơng Kẹ” trong sự thơi thúc của tính tị mị nhưng bị kìm
hãm bởi tính nhút nhát, sợ sệt, đặc tính đó đứa trẻ nào cũng đều trải qua.

1,

Dương Hữu Trưng, Em Thanh và mặt trăng, PNTV, số 208
, Chị của em Phi, Em Phi, con trùng và mấy con kiến, PNTV, số 194, 195


2


16

Tất cả các tác phẩm viết cho thiếu nhi đều phải được “nhìn bằng con mắt trẻ
thơ”, phải có cái “chất” của trẻ thơ. Đó có thể là những cái nhìn hết sức ngây ngơ,
trong trẻo với những xúc cảm hồn nhiên, chân thật. Một đứa bé có thể ơm con chó
con vào lịng mà tưng tiu, nựng nịu rồi “tâm sự” cùng nó, trong khi đứa khác lại bắt
con dế, con cá để ni rồi cho nó ăn cơm, vỗ về nó như vỗ về một đứa em, đứa bạn.
Sự ngây thơ của trẻ còn được nhiều tác giả khai thác ở những hành động ngây ngô với
suy nghĩ non nớt như việc địi quyền cơng bằng như người lớn, địi cha mẹ trả cơng
cho mình khi mình đã làm việc này việc kia cho cha mẹ. Các em liệt kê ra nào là: đi
nhặt củi, đi mua đồ, hái lá cho thỏ ăn, xách nước tưới kiểng, làm việc nhà… như
những người làm công thực thụ để mẹ tính ra tiền cơng mà trả cho mình. Điều này đã
được miêu tả rất tự nhiên trong truyện ngắn Hai cái toa địi tiền1. Có lúc chính các em
lại đi hù doạ bạn mình như doạ Ma, ơng Kẹ, ơng Ba Bị… để bạn mình sợ, bằng
những trị chơi ranh mãnh như trong Truyện thằng Xảo bị lừa2 của Bùi Nguyên Ấn.
Sự hồn nhiên chỉ có ở độ tuổi trẻ nhỏ, vì thế bất cứ tác giả nào khi xác định
viết cho thiếu nhi đều hết sức chú ý tới đặc điểm này. Tác giả được gọi là thành công
trong sáng tác dành cho thiếu nhi thì tác phẩm của họ trước tiên phải làm cho người
đọc (nhất là trẻ nhỏ) sau khi khép lại trang văn thấy những hoạt động, suy nghĩ của
nhân vật sao có lúc giống mình đến thế và cảm thấy say mê, thú vị với những tình tiết
trong tác phẩm. Cịn nếu là người lớn, sau khi đọc xong tác phẩm, họ sẽ cảm nhận
như chính mình đang được quay về thời tuổi thơ đã qua. Thế giới trong tác phẩm văn
học dành cho thiếu nhi là thế giới mà trẻ con đang bước tới nhưng người lớn đã bước
qua. Một thế giới mà cả trẻ con và người lớn đều nhìn thấy mình trong đó, để rồi
người lớn cũng như trẻ nhỏ đều có cái nhìn chung về sự vật, hiện tượng được phản
ánh trong tác phẩm nhưng ở những mức độ đánh giá khác nhau. Lúc ấy cả hai đối

tượng tiếp nhận này dường như có giao điểm mà như nhà văn Nhã Thuyên nhận
xét:“Những tác phẩm văn học đã sáng tạo ra một thế giới làm cầu nối giữa người
lớn-trẻ em. Trong thế giới văn học thiếu nhi, tác giả người lớn giả định mình hướng
tới độc giả là trẻ em và người đọc văn học thiếu nhi (bất kể là người lớn hay trẻ em)
cũng ngầm được tự giả định rằng mình là độc giả-trẻ con tương thích” [108].
1
2

Hai cái toa đòi tiền, PNTV, số1
Bùi Nguyễn Ấn, Truyện thằng Xảo bị lừa, PNTV, số 26


17

Thứ hai, những sáng tác cho thiếu nhi cần phải thể hiện được những cung
bậc cảm xúc tinh tế, nhẹ nhàng, chân thật, không khiên cưỡng. Tác phẩm viết cho
trẻ nhỏ phải thể hiện được trí tưởng tượng diệu kỳ của các em, nhưng điều đáng nói,
trí tưởng tượng ở đây không phải là sự giả vờ ngây thơ của người lớn, không nhào
nặn khiên cưỡng. Cảm xúc phải trôi chảy một cách tự nhiên, khơng gị bó, giả tạo.
Tác giả phải biết “trẻ con hoá” đúng cách những sự vật, sự việc; thổi được hồn trẻ thơ
vào sáng tác của mình để các em cảm thấy thích thú mỗi lần đọc tác phẩm. Dưới con
mắt quan sát tinh tế, óc tưởng tượng phong phú, trẻ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc
nhiên khác khi nhìn thấy vạn vật biến hố kỳ diệu. Ví như đám mây có nhiều hình thù
kì lạ, có lúc là hình ơng Thần Nơng dắt trâu đi cày, có lúc lại biến hố thành những
luống cày với nhiều tảng đất to, nhỏ khác nhau mà theo suy nghĩ non nớt của trẻ, đó
chính là những sản phẩm của ông Thần Nông sau một đêm dài lao động vất vả. Tác
giả khi viết cho thiếu nhi cần phải có sự đồng điệu từ cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm
trong từng động thái như trí tưởng tượng, tính tị mị, nỗi sợ hãi, niềm hoan hỉ… của
các em mỗi khi chúng khám phá thế giới mới tạo ra được một thế giới trong tác phẩm
tự nhiên như ngồi đời. Có như vậy, tác phẩm mới mang được “chất” của trẻ thơ và

mới được các em đón nhận. Ngồi ra, chính nội dung và hành động của nhân vật
trong tác phẩm sẽ là những tấm gương, những bài học hết sức sống động, chân thực
và vô cùng bổ ích cho trẻ nhỏ. Những bài học ấy nhẹ nhàng nhưng hiệu quả giáo dục
vô cùng to lớn.
Thứ ba, các tác phẩm viết cho thiếu nhi ngoài hai đặc điểm cơ bản trên, chúng
còn phải là những tác phẩm dễ đọc, dễ tiếp thu (tức là vừa tầm tiếp nhận của độ
tuổi này). Những tác phẩm ấy phải đảm bảo vừa gọn, vừa khéo về hình thức, vừa đơn
giản, hấp dẫn về nội dung. Ngôn ngữ sử dụng trong các sáng tác dành cho các em
không cần phải trau chuốt, rườm ra; khơng cần q nghiêm trang; khơng khó hiểu hay
đánh đố trẻ nhỏ. Trái lại, để lôi cuốn các em, ngôn ngữ sử dụng khi sáng tác phải trong
sáng, dễ hiểu, hồn nhiên, dí dỏm, tinh nghịch… phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ. Trong
thơ, ngôn ngữ lại càng cần phải đảm bảo hài hoà về mặt âm thanh và nghĩa, có nghĩa
là vừa dễ hiểu, vừa đảm bảo được tính nhạc mới lơi cuốn các em trong q trình
thưởng thức. Chính từ ngữ giản đơn, lời thơ nhịp nhàng khúc chiết, vần điệu sẽ giúp
các em thích thú và thuộc tác phẩm một cách dễ dàng. “Việc tác phẩm văn học liệu có


18

thực sự đi vào đời sống tâm hồn trẻ thơ hay không phụ thuộc trước hết vào bản thân
nội dung tác phẩm và đặc biệt đối với trẻ trước tuổi đi học còn phụ thuộc rất lớn vào
việc tác phẩm đó đã được thể hiện như thế nào?” [119, Tr.109].
Thứ tư, văn học thiếu nhi phải là những tác phẩm mang tính giáo dục đạo
đức, tính cách cho trẻ một cách nhẹ nhàng. Từ đó, thơng qua tác phẩm giúp trẻ nhận
ra những giá trị tốt đẹp để hướng tới chân thiện mỹ trong cuộc sống. “Người viết cho
thiếu nhi là một nhà văn nhưng đồng thời cũng là một nhà giáo muốn các em trở nên
tốt đẹp. Quan điểm sư phạm và văn học thiếu nhi là hai anh em sinh đôi” [62. Tr.27].
Ý nghĩa giáo dục là hướng các em vào những việc làm đơn giản, cụ thể, phù hợp với
lứa tuổi như chăm học, biết giúp đỡ người thân những việc làm thường nhật, biết nghe
lời người lớn, biết rèn luyện thân thể, biết yêu thương, sẻ chia, biết sống thật thà…

Những bài học đó khơng hề khô khan hay cứng nhắc nếu như tác giả biết khéo léo
trình bày. Cùng với bố, mẹ, thầy, cơ… tác giả là một trong những “trụ đỡ tinh thần”1
quan trọng của các em.

Đối với trẻ nhỏ, chúng ta không cần phải “đao to búa lớn” trong việc giáo
dục các em, với lứa tuổi dễ xúc động, ưa nhẹ nhàng thì việc vỗ về bằng những lời
khuyên, những mẩu chuyện nhỏ, những tấm gương hết sức đời thường, tuy giản dị
những hiệu quả giáo dục mà nó đem đến lại vơ cùng to lớn. Chúng ta không cần
đến những tác phẩm có độ dày hàng mấy trăm trang, những câu chuyện với nhiều
tình tiết li kỳ, số lượng nhân vật lớn. Thay vào đó, chúng ta có thể đưa ra những
mẩu chuyện nhỏ, một bài thơ ngắn, một đoạn nhàn đàm, một câu chuyện cười
nhưng hấp dẫn thì hiệu quả giáo dục mang lại không hề nhỏ chút nào. Nhiều bài
học tưởng chừng đơn giản như việc đi học, biết thật thà và hối lỗi lại được nhiều
tác giả thể hiện qua những mẩu chuyện ngắn, những đoạn nhàn đàm. Đó là phương
thức thể hiện được nhiều tác giả ở Nam Bộ lựa chọn khi viết cho thiếu nhi trong
những thập niên đầu của thế kỉ XX mà tiêu biểu có các tên tuổi: Hiền Tâm, Hy Vọng,
Nam Sơn, Tràng Kiều, Vũ Long Vân…

1

Chữ dùng của Ngọc Bi (1/1/2015), trong Nguyễn Nhật Ánh: nhà văn phải là trụ đỡ tinh thần của các

em, />

19

Như vậy, với văn học thiếu nhi, đặc điểm cơ bản phải là những tác phẩm có
nội dung phản ánh hết sức phong phú và đa dạng nhưng bình dị và gần gũi với lứa
tuổi trẻ thơ. Dung lượng không cần dài, nội dung ngắn gọn, rõ ràng, trình bày dễ hiểu,
trong sáng, dí dỏm, hài hước… phù hợp với tâm lý lứa tuổi thiếu nhi. Ở đây, khi phản

ánh sự vật, hiện tượng trong tác phẩm, dù tác giả là người lớn hay trẻ nhỏ đều luôn
phải lấy xuất phát điểm từ góc nhìn của trẻ thơ, nhân vật trong tác phẩm phải thực sự
gần gũi với các em. Phải có xúc cảm bằng sự rung động tinh tế của trẻ nhỏ, đơn giản
nhưng không đơn điệu. Dễ hiểu nhưng khơng thể thiếu tính li kỳ, hấp dẫn. Ngơn ngữ
phải tự nhiên nhưng cũng phải giàu chất tưởng tượng, đầy thanh âm và sắc màu.
Nói tóm lại, các tác phẩm văn học cho thiếu nhi phải hướng đến mục đích
cao cả là làm cho trẻ cảm thấy thích thú khi tiếp nhận tác phẩm và sau đó nó
phải mang tính giáo dục, định hướng nhân cách cho các em. Chính những tác
phẩm phải là những cơng cụ đắc lực, có nhiệm vụ ni dưỡng tâm hồn trẻ thơ bằng
các bài học hết sức nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc. Nó thể hiện những ước mơ
bình dị, những rung động tinh tế, những biểu cảm ngộ nghĩnh, cùng trí tưởng tượng
không giới hạn của các em. Mỗi tác phẩm dành cho thiếu nhi được ví như một mảnh
đất mầu mỡ để chúng ta gieo trồng những mầm xanh và hứa hẹn trên mảnh đất ấy,
những chồi biếc bụ bẫm sẽ sinh trưởng mạnh mẽ, tốt tươi. Trẻ nhỏ, mỗi lần đọc sách
là mỗi lần chúng đắm chìm trong thế giới riêng của mình, để rồi khi gấp trang sách
lại, các em như vừa được bước ra từ một thế giới khác lạ, thú vị, li kỳ, để mỗi trang
sách ln đóng vai trị như một người bạn tâm tình của trẻ trong cuộc sống mỗi ngày.
Làm được điều này là thành công lớn của tác giả viết cho thiếu nhi, vì mỗi sáng tác là
hành trang đường đời cho trẻ mà như nhà văn Vũ Ngọc Phan đã nhận định: Thứ văn
cho trẻ con đọc là thứ văn khó viết, không những phải sáng suốt, ngây thơ, mà lại cịn
phải có giọng kể chuyện ngọt ngào nữa [85, Tr.35].
1.2. Khái quát về văn học thiếu nhi trước Cách mạng tháng Tám 1945
1.2.1. Một bộ phận văn học đang chuyển động và dần định hình
Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của văn học nói chung. Do đó,
khi một nền văn học chuyển động thì văn học thiếu nhi cũng chuyển động theo. Văn
học thiếu nhi ở Việt Nam trước khi có chữ Quốc ngữ đa phần là văn học dân gian


20


mang tính truyền miệng. Nó bao gồm những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, những
khúc đồng dao, những câu hát ru, những lời giáo huấn... Trong văn học trung đại, các
sáng tác bằng chữ viết dành cho thiếu nhi còn rất ít, phần nhiều dịch lại những câu
chuyện từ văn học Trung Quốc như Nhị thập tứ hiếu, giai thoại về các vị hiền nhân
Trung Hoa như Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử với các môn đồ... Khảo sát văn học
trước 1900, ta sẽ khó tìm thấy các tác phẩm viết thuần nhất viết cho thiếu nhi trên
khắp cả nước chứ khơng nói riêng gì đến vùng đất Nam Bộ. Văn học nước nhà trước
1900 khơng phải là khơng có những tác phẩm văn học thiếu nhi, nhưng nhìn chung,
cả chủ thể sáng tác cũng như đối tượng tiếp nhận đều chưa xác định rõ ràng mục đích
sáng tác và đối tượng tiếp nhận là thiếu nhi. Thành thử, trong các sáng tác của thời kì
này cịn chưa thực sự phân biệt được đó là tác phẩm viết cho thiếu nhi hay cho người
lớn. Điều này thể hiện rõ qua các tác phẩm như Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ,
Ve sầu và nhặng xanh của Phạm Quý Thích, Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh... Những
tác phẩm này được học giả Nguyễn Đăng Na sưu tầm, tập hợp và đã in thành sách1;
Giai đoạn sau có các tác phẩm như: Chuyện giải buồn cuốn 1(1880) Chuyện giải buồn
cuốn 2 (1885) của Huỳnh Tịnh Của; Chuyện khôi hài (1882), Lục súc tranh công
(Dịch từ chữ Hán 1887) của Trương Vĩnh Ký.
Nhìn chung, văn học viết thời kì trước 1900 từ độc giả thưởng thức đến đối
tượng phản ánh trong tác phẩm không thuần nhất là thiếu nhi và phục vụ cho lứa tuổi
thiếu nhi. Trong những tác phẩm ấy đối tượng độc giả cũng như đối tượng phản ánh
chủ yếu là người lớn. Với trẻ em không được phản ánh một cách cụ thể, đa chiều, mà
chỉ được nói tới ở mức độ ngắn gọn như một lát cắt mỏng trong tác phẩm. Đơn cử,
trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (Truyện thứ 16 trong 20
truyện trong sách Truyền kỳ mạn lục) có yếu tố hoang đường, kỳ ảo, huyền hoặc và
cũng có bóng dáng và hành động của trẻ nhưng nó chưa phải là tác phẩm hồn tồn
cho thiếu nhi. Đơi khi, tác phẩm viết thời kì trung đại cũng ít nhiều hướng đến độc giả
nhỏ tuổi ở nội dung giáo huấn về những chuẩn mực xã hội, những quy tắc ứng xử
trong cuộc sống chẳng hạn như: Ơng tiên ăn mày, Con hổ có nghĩa của tác giả Vũ
Trinh [66, Tr. 449], Ve sầu và nhặng xanh của tác giả Phạm Quý Thích [66, Tr. 478].
Tình trạng này kéo dài cho tới những năm cuối thế kỉ XIX.

1

. Nguyễn Đăng Na, Văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung đại, Tập một, NXB giáo dục, 2001


×