Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài giảng CẤU TRÚC ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.61 KB, 10 trang )

CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
1. MÔN TOÁN

Đề thi gồm 5 câu thang điểm 20 được bố trí như sau:
Câu 1 (đại số: 4 điểm)
Biến đổi đại số về luỹ thừa, căn thức, trị tuyệt đối. Rút gọn, chứng minh đẳng
thức, bất đẳng thức, giá trị lớn nhất nhỏ nhất, tìm x thoả điều kiện,
Câu 2: (Hình học: 5 điểm)
Tính chất hình học, đẳng thức hình học về tam giác, tứ giác, đường tròn.
Câu 3: ( Đại số : 5 điểm)
Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, giải toán bằng cách lập
phương trình, hệ phương trình, bất đẳng thức, giá trị lớn nhất nhỏ nhất.
Câu 4: ( Hình học: 3 điểm) Bất đẳng thức hình học, giá trị lớn nhất nhỏ nhất hình
học, đại lượng không đổi.
Câu 5: ( tổng hợp: 3 điểm)
Phụ lục 1
CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
2.MÔN : VẬT LÍ
------------
Đề thi gồm 6 câu thang điểm 20 được bố trí như sau:
1- Chuyển động cơ học :
Hai xe cùng chuyển động .
Xác định : + Vận tốc
+ Khoảng cách gặp nhau
+ Thời gian gặp nhau
2- Nhiệt học :
Bỏ nước đá vào nước hoặc trộn nước lạnh với nước nóng.
Xác định: + Nhiệt lượng tổng cộng
+ Nhiệt độ sau cùng
+ Khối lượng nước bay hơi
+ Khối lượng nước còn lại trong bình


3- Điện học :
Cho mạch điện ( có thể áp dụng mạch cầu hoặc biến đổi tam giác thành sao để
tính):
+ Cường độ dòng điện
+ Hiệu điện thế
+ Điện trở
qua mỗi điện trở , qua toàn mạch
4- Quang học :
Cho thấu kính hội tụ hoặc thấu kính phân kì.
Xác định:
+ Vẽ ảnh
+ Tiêu cự
+ Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính , từ ảnh đến vật.
+ Chiều cao của ảnh , vật.
5- Giải phương trình 2 ẩn hoặc 3 ẩn:
Cho 2 ( hoặc 3) loại điện trở
Xác định số điện trở mỗi loại.
6- Biến đổi mạch điện hoặc thiết kế mạch điện:
+ Cho mạch điện có nhiều điện trở , nhiều dây dẫn , nhiều khóa ( hoặc không
khóa) :
Vẽ lại mạch - Tính điện trở tương đương
+ Cho một số điện trở , một số khóa K:
Thiết kế mạch điện thỏa mãn theo yêu cầu
Lưu ý : Mỗi câu có thể có 2 ý : ý cơ bản và ý nâng cao .
Điểm dành cho mỗi câu từ 3 đến 4 điểm
*******************

CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
3. MÔN HOÁ HỌC
Đề thi gồm 5 câu, thang điểm 20, có thể phân bố như sau:

- Hoá học vô cơ: 3 câu, 14 điểm.
- Hoá học hữu cơ: 2 câu, 6 điểm
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
PHẦN 1: HOÁ HỌC VÔ CƠ 14
điểm
Câu 1 Các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối
+ Nhận biết, tách chất, tinh chế các chất.
+ Giải thích hiện tượng, viết phương trình hoá học.
+ Bổ túc sơ đồ phản ứng – Điều chế.
+ Tính theo phương trình phản ứng, hiệu suất phản ứng, nồng độ
dung dịch.
+ Xác định thành phần hỗn hợp.
+ Lập công thức một chất.
+ Phân bón hoá học.
6 điểm
Câu 2 Kim loại
+ Nhận biết, tách chất, tinh chế các chất.
+ Các khái niệm – Cấu tạo chất.
+ Giải thích hiện tượng, viết phương trình hoá học.
+ Bổ túc sơ đồ phản ứng – Điều chế.
+ Tính theo phương trình phản ứng, hiệu suất phản ứng, nồng độ
dung dịch.
+ Xác định thành phần hỗn hợp.
+ Lập công thức một chất.
4 điểm
Câu 3 Phi kim - Sơ lược về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
+ Nhận biết, tách chất, tinh chế các chất.
+ Các khái niệm – Cấu tạo chất.
+ Giải thích hiện tượng, viết phương trình hoá học.
+ Bổ túc sơ đồ phản ứng – Điều chế.

+ Tính theo phương trình phản ứng, hiệu suất phản ứng, nồng độ
dung dịch.
+ Xác định thành phần hỗn hợp.
+ Lập công thức một chất.
+ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
4 điểm
PHẦN 2: HOÁ HỌC HỮU CƠ 6 điểm
Câu 4 Hiđrocacbon – Nhiên liệu
+ Lập công thức phân tử.
+ Viết công thức cấu tạo.
4 điểm
+ Nhận biết, tách chất, tinh chế các chất.
+ Giải thích hiện tượng, viết phương trình hoá học.
+ Bổ túc sơ đồ phản ứng – Điều chế.
+ Tính theo phương trình phản ứng, hiệu suất phản ứng, nồng độ
dung dịch.
+ Xác định thành phần hỗn hợp.
Câu 5 Dẫn xuất hiđrocacbon – Polime
+ Lập công thức phân tử.
+ Viết công thức cấu tạo.
+ Nhận biết, tách chất, tinh chế các chất.
+ Giải thích hiện tượng, viết phương trình hoá học.
+ Bổ túc sơ đồ phản ứng – Điều chế.
+ Tính theo phương trình phản ứng, hiệu suất phản ứng, nồng độ
dung dịch.
+ Xác định thành phần hỗn hợp.
2điểm


CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH

4.MÔN SINH HỌC
*Đề thi gồm 5 câu, thang điểm 20; có thể phân bố như sau :
-Phần I – Di truyền và biến dị : 4 câu – 16 điểm.
-Phần II – Sinh vật và môi trường : 1 câu – 4 điểm.
Câu Nội dung Điểm
Phần I : DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ.
1 *Các thí nghiệm của Menđen.
- Lai một cặp tính trạng: trội hoàn toàn, trội không hoàn toàn, nhóm máu.
- Lai hai cặp tính trạng.
- Lai phân tích.
3
2 * Nhiễm sắc thể.
- Xác định các kì trong nguyên phân, giảm phân.
- Phân biệt nguyên phân, giảm phân.
- Xác định số NST, cromatit, tâm động của NST trong nguyên phân, giảm
phân.
- Tính số tế bào con( tinh trùng, trứng, thể cực), số NST có trong tế bào
con được tạo ra trong quá trình giảm phân.
- Số hợp tử được tạo thành qua thụ tinh, hiệu suất thụ tinh của giao tử.
- Bài tập về di truyền liên kết, di truyền giới tính.
4
3 * ADN và gen – Biến dị.
- Tính chiều dài, số vòng xoắn, số lượng nucleotit của phân tử ADN.
- Xác định cấu trúc của gen hoặc của phân tử ADN theo NTBS.
- Tính số lần nhân đôi và số phân tử ADN được tạo ra qua quá trình tự
nhân đôi.
- Xác định số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi và số
lượng nucleotit có trong các gen con được tạo thành.
- Cơ chế phát sinh và phân biệt các loại đột biến.
- Bài tập về ĐB gen, ĐB NST.

- Phân biệt thường biến với đột biến.
6
4 * Di truyền học người - Ứng dụng di truyền học.
- Bài tập về sơ đồ phả hệ.
- Xác định loại đột biến gây ra các bệnh, tật di truyền ở người.
- Cơ sở khoa học của di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia
đình.
- Tính số lượng thể dị hợp, thể đồng hợp khi tự thụ phấn, giao phối gần
qua các thế hệ.
-Phương pháp tạo ưu thế lai, phương pháp chọn lọc.
3
Phần II : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
5 * Sinh vật và môi trường – Hệ sinh thái.
- Bài tập về tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.
-Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
-Phân biệt : quần thể, quần xã sinh vật, hệ sinh thái.
- Sơ đồ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.
4

×