Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chất lượng tại các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 108 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các
kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép
từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các
nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham
khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hiệp

I


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, các cá nhân, cơ quan và tổ chức. Tôi xin được
bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tất cả các thầy cô giáo, cá nhân, cơ
quan và tổ chức đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt luận văn
này.
Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đinh Tuấn Hải, thầy đã trực
tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu. Tơi
xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủy lợi, Bộ môn Công nghệ và Quản lý
xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi về nhiều mặt trong q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

II


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................... ii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ................ vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .........................................................2
5. Kết quả dự kiến đạt được ......................................................................................2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI ................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung về cơng trình thủy lợi ............................................................3
1.2. Chất lượng các cơng trình thủy lợi ở nước ta hiện nay ...................................4
1.2.1. Đặc điểm các cơng trình thủy lợi ..................................................................4
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình thủy lợi ......................5
1.2.3. Thực trạng chất lượng cơng trình thủy lợi ở nước ta hiện nay ..................8
1.3. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng ...................11
1.3.1. Vai trị của cơng tác quản lý nhà nước.......................................................11
1.3.2. Quản lý nhà nước về xây dựng ...................................................................11
1.3.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình ở nước ta
hiện nay ..................................................................................................................12
1.3.4. Định hướng quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình thủy lợi trong
thời gian tới ............................................................................................................14
1.4. Kết luận chương 1 .............................................................................................18

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CƠNG
TRÌNH THỦY LỢI ........................................................................................... 20
2.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................................20
2.1.1. Khái niệm quản lý và những nguyên tắc chung trong hoạt động quản lý20

2.1.2. Khái niệm chất lượng và quản lý chất lượng .............................................23
III


2.1.3. Các phương pháp quản lý chất lượng ........................................................ 28
2.1.4. Quản lý chất lượng trong xây dựng ........................................................... 35
2.2. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 38
2.2.1. Cơng trình xây dựng và trình tự đầu tư xây dựng ..................................... 38
2.2.2. Khái niệm quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, các ngun tắc chung
trong quản lý chất lượng cơng trình xây dựng .................................................... 39
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng .............. 40
2.2.4. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
tại Việt Nam ........................................................................................................... 47
2.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 48
2.3.1. Lịch sử phát triển của hoạt động quản lý chất lượng cơng trình ............. 48
2.3.2. Một số mơ hình quản lý chất lượng tại Việt Nam ...................................... 50
2.3.3. Một số mơ hình quản lý chất lượng trên thế giới ...................................... 53
2.4. Kết luận chương 2 ............................................................................................. 56

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH
THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ............................................ 57
3.1. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng tại Sở Nông
nghiệp và PTNT Nghệ An ....................................................................................... 57
3.1.1. Giới thiệu chung về Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An .......................... 57
3.1.2. Các dự án do Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An làm chủ đầu tư .......... 61
3.1.3. Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của phòng Quản lý Xây dựng cơng
trình - Sở Nơng nghiệp và PTNT Nghệ An .......................................................... 62
3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình thủy lợi tại
Phịng Quản lý xây dựng cơng trình - Sở Nơng nghiệp và PTNT Nghệ An ....... 64

3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án............................................................................ 64
3.2.2. Giai đoạn thực hiện dự án .......................................................................... 68
3.2.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử
dụng ........................................................................................................................ 75

IV


3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi tại
Phịng Quản lý xây dựng cơng trình - Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn
Nghệ An .....................................................................................................................76
3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án ............................................................................76
3.3.2. Giai đoạn thực hiện dự án ..........................................................................79
3.3.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử
dụng ........................................................................................................................83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 87
1. Kết luận .................................................................................................................87
2. Kiến nghị ...............................................................................................................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 89
PHỤ LỤC 1: MẪU BÁO CÁO VỀ THÔNG TIN CÔNG TRÌNH .............. 91
PHỤ LỤC 2: MẪU KẾ HOẠCH KIỂM TRA CƠNG TÁC NGHIỆM THU
TRONG Q TRÌNH THI CƠNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH............... 93
PHỤ LỤC 3: MẪU KẾT QUẢ KIỂM TRA CƠNG TÁC NGHIỆM THU
TRONG Q TRÌNH THI CƠNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH............... 95
PHỤ LỤC 4: MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA TẠI HIỆN TRƯỜNG CƠNG
TÁC NGHIỆM THU TRONG Q TRÌNH THI CƠNG XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH ................................................................................................... 97
PHỤ LỤC 5: MẪU BÁO CÁO VỀ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH ........ 100


V


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1 - Sự cố trong q trình thi cơng xây dựng cầu qua kênh .................................. 71
Hình 2 - Đập tràn tại huyện Anh Sơn ............................................................................ 74
Hình 3 - Cầu máng dẫn nước từ trạm bơm huyện Tân Kỳ............................................ 75
Hình 4 - Trạm bơm xuống cấp ...................................................................................... 76

VI


DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
1. UBND

Ủy ban nhân dân

2. PTNT

Phát triển nông thôn

3. Quyết định 109

Quyết định số 109/QĐ-UBND ngày 09/12/2009 của
UBND tỉnh Nghệ An.

VII




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước 1.648.997,1ha, trong đó diện
tích đất nơng nghiệp 1.249.176,1ha, chiếm 75,5%, dân số khu vực nông thôn
2.578.797 người, chiếm 84,9% dân số tồn tỉnh. Vì vậy, nơng nghiệp, nơng thơn có vai
trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng về an sinh xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo quốc
phòng an ninh của tỉnh.
Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn được đầu tư xây
dựng với trên 620 hồ đập, 5.900 km kênh mương các loại đã cơ bản được bê tơng hóa,
473km đê sơng, đê biển,… đảm bảo phục vụ tốt sản xuất, dân sinh, phịng chống lụt
bão, triều cường an tồn, chủ động; việc đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thơn được xã hội hóa mạnh mẽ, với hàng nghìn cơng trình nước sạch, vệ sinh
được xây dựng, đến 2015 tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước hợp vệ sinh đạt 75%; cơ
sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, các khu neo đậu tránh trú bão từng
bước được hồn thiện.
Thời gian qua, cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng đã đầu tư rất nhiều vào
lĩnh vực xây dựng các cơng trình nơng nghiệp và phát triển nông thôn nhằm tạo điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, một số dự án, do công tác quản lý yếu kém,
triển khai thi công không đảm bảo kế hoạch, thời gian kéo dài, chất lượng khơng đảm
bảo, dẫn đến cơng trình nhanh chóng xuống cấp, lãng phí nguồn vốn đầu tư của Nhà
nước, tạo ra dư luận không tốt trong xã hội. Những tồn tại, hạn chế nêu trên, một phần
do năng lực Ban quản lý dự án, nhà thầu, chủ đầu tư, nhưng cũng một phần do cơ quan
quản lý nhà nước chưa thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Nhằm đánh giá thực trạng, phân tích mặt mạnh yếu, những ưu điểm, tồn tại và hạn chế
trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng các cơng trình thủy lợi, đồng thời đề
xuất một số giải pháp hồn thiện, tơi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về chất lượng các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ
An”.


1


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về chất lượng các
cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về chất lượng các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Nghệ An tại Phòng Quản lý xây dựng cơng trình - Sở Nơng nghiệp và PTNT Nghệ
An, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đầu tư.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Các cơng trình thủy lợi do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư;
- Các cơng trình thủy lợi do Sở Nơng nghiệp và PTNT thẩm tra, thẩm định.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý
nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng;
- Thu thập tài liệu về chất lượng các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Nghiên cứu, thống kê số liệu, phân tích, tổng hợp và phát triển lý thuyết phục vụ đề
tài;
- Áp dụng trên thực tế một số dự án.
5. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước chất lượng các cơng trình thủy lợi;
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chất lượng các cơng trình
thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Giới thiệu chung về cơng trình thủy lợi
Cơng trình thủy lợi là sản phẩm được tạo thành bởi trí tuệ và sức lao động của con
người cùng vật liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị
với nền cơng trình nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc hạn chế những mặt tác hại, khai
thác sử dụng và phát huy những mặt có lợi của nguồn nước để phát triển kinh tế - xã
hội.
Cả nước hiện có hơn 6.886 hồ chứa nước, 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới,
tiêu lớn, 234.000km kênh mương, 25.960km đê các loại. Các hệ thống thủy lợi đã đảm
bảo tưới cho 7,3 triệu ha đất gieo trồng lúa, 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp, cấp
khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp, tiêu cho 1,72 triệu ha đất nơng
nghiệp, nâng dần mức đảm bảo phịng, chống lũ bảo vệ các khu đô thị, khu dân cư và
phục vụ sản xuất.
Một số cơng trình, dự án thủy lợi lớn ở Nghệ An:
- Cơng trình Hồ chứa nước Bản Mồng: Được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt dự
án tại quyết định số 1478/QĐ-BNN-XD ngày 26/5/2009. Nhiệm vụ chủ yếu của cơng
trình là cấp nước tưới cho 18.871 ha đất nông nghiệp ven sông Hiếu để phát triển nơng
nghiệp. Đồng thời cơng trình cịn có chức năng quan trọng là tạo nguồn cấp nước cho
sông Cả về mùa kiệt với lưu lượng 22m3/s, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dân
sinh, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và cải tạo môi trường trong dự án. Các địa phương
được hưởng lợi trực tiếp là các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thái Hịa, Tân
Kỳ, Anh Sơn. Ngồi ra cơng trình cịn có nhiệm vụ cắt lũ cho hạ du sơng Hiếu, góp
phần bảo vệ an tồn tài sản, tính mạng của nhân dân trong mùa mưa lũ và sản xuất
điện với công suất 42MW.
- Hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An: Được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt dự án tại
quyết định số 1929/QĐ-BNN-TCTL ngày 14/8/2012. Nhiệm vụ cơng trình là tưới cho
27.656 ha đất nơng nghiệp, tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp 1,89m3/s và cho sinh
hoạt 1,59m3/s thuộc địa bàn 4 huyện Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh

3


Lưu; tiêu úng và giảm ngập cho khoảng 1.920 ha vùng trũng 2 huyện Yên Thành và
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Cơng trình Cống Nam Đàn: được Bộ Nơng nghiệp và PTNT phê duyệt dự án tại
quyết định số 3060/QĐ-BNN-XD ngày 07/10/2008, cấp nước tưới cho khoảng 19.472
ha đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp và sinh hoạt của các
huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lị.
1.2. Chất lượng các cơng trình thủy lợi ở nước ta hiện nay
1.2.1. Đặc điểm các cơng trình thủy lợi
Cơng trình thủy lợi nhằm cải tạo thiên nhiên, khai thác các mặt lợi và khắc phục các
mặt hại của nước để phục vụ cho nhu cầu của con người. Các cơng trình thủy lợi phải
thường xun đối mặt trực tiếp với sự tàn phá của thiên nhiên, trong đó có sự phá hoại
thường xuyên và sự phá hoại bất thường.
Cơng trình thủy lợi là kết quả tổng hợp về lao động của rất nhiều người trong nhiều
lĩnh vực, bao gồm từ các công tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thiết kế,
chế tạo, thi công, đến quản lý khai thác, chứa đựng rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ
thuật xây dựng khác nhau.
Vốn đầu tư cơng trình thủy lợi thường lớn theo điều kiện cụ thể của từng vùng. Các
cơng trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, bao gồm tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công nghiệp, phát điện, giao thông, du
lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất, môi trường sinh thái.
Công trình thủy lợi muốn phát huy hiệu quả phải được xây dựng kênh
mương đồng bộ khép kín từ đầu mối đến tận ruộng. Mỗi cơng trình, hệ thống cơng
trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một vùng nhất định theo thiết kế không thể di chuyển từ
vùng đang thừa nước đến vùng thiếu nước theo yêu cầu thời vụ, phải đều có một tổ
chức Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các
hộ sử dụng. Nhiều nông dân được hưởng lợi từ một cơng trình thủy lợi hay nói
cách khác một cơng trình thủy lợi phục vụ cho nhiều người dân trong cùng

một khoảng thời gian.

4


Hệ thống cơng trình thủy lợi nằm rải rác ngồi trời, trên diện rộng, có khi qua các khu
dân cư, nên ngoài việc chịu sự tác động của thiên nhiên, cịn chịu tác động của con
người.
Hiệu quả của cơng trình thủy lợi hết sức lớn lao và đa dạng, có loại có thể xác định
được bằng tiền hoặc khối lượng vật chất cụ thể, nhưng có loại khơng xác định được.
Riêng về lĩnh vực tưới tiêu thì hiệu quả thực hiện ở mức độ tưới hết diện tích, tạo khả
năng tăng vụ, cấp nước kịp thời đảm bảo yêu cầu dùng nước của một số loại cây trồng,
chi phí quản lý thấp, tăng năng suất và sản lượng cây trồng… góp phần tạo việc làm,
tăng thu nhập cho nơng dân nông thôn. Việc quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi
của cộng đồng này có ảnh hưởng tới việc quản lý và sử dụng các cơng trình của cộng
đồng khác. Các cơng trình thủy lợi khơng được mua bán như các cơng trình khác.
Do đó hình thức tốt nhất để quản lý và sử dụng các cơng trình thủy lợi là cộng
đồng tham gia.
Về tổ chức quản lý, Hệ thống cơng trình thủy lợi được xây dựng bằng vốn ngân sách
Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước do doanh nghiệp Nhà nước có
tên là cơng ty khai thác cơng trình thủy lợi trực tiếp khai thác và bảo vệ.
Các cơng trình thủy lợi phải được quy hoạch và thiết kế xây dựng mang tính hệ thống
đòi hỏi phải dựa trên những cơ sở khoa học cùng với thực tế của từng địa phương và
cần một lượng vốn lớn. Bên cạnh những quy hoạch và thiết kế xây dựng cần có sự
tham gia của chính cộng đồng hưởng lợi trực tiếp từ các cơng trình đó và có sự hỗ trợ
của Nhà nước về vốn cũng như việc điều hành thực hiện quản lý các cơng trình thủy
lợi đó, có như vậy các cơng trình thủy lợi sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng mới
mang lại hiệu quả cao như mong đợi cũng như đúng với năng lực thiết kế ban đầu.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình thủy lợi
1.2.2.1. Nhân tố khách quan

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tác động thời tiết bất lợi
Công tác thủy lợi hiện đang phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến thời tiết, khí
hậu. Chất lượng cơng trình thủy lợi chịu tác động lớn bởi hạn hán, lũ lụt, xâm nhập
mặn do biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra.
5


Tác động của biến đổi khí hậu, các tác động bất lợi của quá trình phát triển, những
hiện tượng cực đoan về thời tiết, khí hậu, đe dọa an tồn đập và tăng nguy cơ lũ cho
vùng hạ du, hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Sự phân phối
dòng chảy trong năm là bất lợi, mực nước các sơng có xu hướng cạn thấp dần trong
mùa khô, nhưng lại dâng cao về mùa lũ. Các thiên tai nghiêm trọng như lũ quét, lũ lụt,
sạt lở đất ảnh hưởng đến các cơng trình thủy lợi, nhất là các cơng trình thủy lợi nhỏ.
Diễn biến thời tiết, nguồn nước bất lợi là nguyên nhân chính của hạn hán và xâm nhập
mặn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tình hình hạn hán và xâm nhập
mặn ở vùng miền Trung và Tây Nguyên, mùa mưa năm 2012 kết thúc sớm hơn thường
lệ từ 1 - 1,5 tháng; tổng lượng mưa cả năm thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20
- 30%; mực nước và dịng chảy trên các sơng suối thiếu hụt so với trung bình nhiều
năm từ 20 - 60%; mực nước ngầm thấp hơn so với bình thường từ 1-2 m, riêng Tây
Nguyên thậm chí thấp hơn từ 2-3m (Bộ NN&PTNT, 2013). Hơn bốn tháng kể từ cuối
năm 2014 đến tháng 4/2015, tại hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đều
khơng có mưa; duy nhất chỉ có cơn mưa nhỏ vào sáng ngày 13/4/2015. Tại thời điểm
4/2015, tổng dung tích các hồ chứa trên tồn tỉnh chỉ còn lại 9,3%, so với cùng thời kỳ
năm 2014 là 31,3% (Trung tâm khí tượng thủy văn Ninh Thuận, 2015). Do khơng có
mưa, mực nước và lưu lượng dịng chảy trên sông suy giảm nên nhiều cửa sông ở khu
vực miền Trung bị xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa, ranh mặn 1g/lít ở nhiều nơi
vào tới 20-30 km.
- Tác động bất lợi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội gây ra (suy giảm chất lượng
rừng, phát triển hồ chứa thượng nguồn, khai thác cát và lún ở vùng hạ du; phát triển cơ
sở hạ tầng đơ thị, cơng nghiệp, giao thơng cản trở thốt lũ...) tác động bất lợi cho hệ

thống cơng trình thủy lợi, đặc biệt hệ thống lấy nước dọc các sông lớn trên tồn quốc,
hệ thống thủy lợi đồng bằng sơng Cửu Long.
- Q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa địi hỏi yêu cầu cao hơn về thủy lợi; nhu cầu
tiêu, thoát nước của nhiều khu vực tăng lên nhiều so với trước đây, nhu cầu nước cho
sinh hoạt, công nghiệp từ hệ thống cơng trình thủy lợi tăng, mức đảm bảo an tồn tăng.
Các cơng trình thủy lợi cịn thiếu dẫn đến việc điều tiết giữa mùa mưa và mùa khơ cịn
hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu dùng nước của các hộ dùng nước.
6


1.2.2.2. Nhân tố chủ quan
- Việc thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cơng trình thủy lợi còn nhiều bất
cập, thiếu đầu tư tập trung và đồng bộ phục vụ đa mục tiêu, cịn tình trạng rải đều nên
cơng trình thủy lợi chưa được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh, các thiết bị phục vụ
cho quản lý khai thác bị thiếu thốn nghiêm trọng.
- Công nghệ thi cơng trước kia cịn hạn chế: Chất lượng thi cơng xử lý nền, đất đắp tại
các vị trí tiếp giáp (thân với nền, nền, các vai, mang công trình...) khơng đảm bảo chất
lượng, gây thấm qua thân đập, nền đập.
Khoa học công nghệ mặc dù được quan tâm đầu tư rất nhiều bằng nguồn lực trong
nước và quốc tế nhưng việc áp dụng và hiệu quả hạn chế:
+ Khoa học công nghệ chưa bám sát hoặc dự báo đúng nhu cầu thực tế, chậm áp dụng
công nghệ tiên tiến trong dự báo hạn, úng, xâm nhập mặn, hỗ trợ ra quyết định trong
phòng chống thiên tai; nguồn lực phân tán, dàn trải, năng lực công nghệ không được
nâng cao, không được đơn vị sản xuất chấp nhận.
+ Số lượng đề tài khoa học cơng nghệ có kết quả ứng dụng vào sản xuất, thi công rất
thấp (20-30%), hoặc chỉ được áp dụng trong phạm vi hẹp, khơng có tác động lớn cho
phát triển thủy lợi;
+ Hiệu quả hợp tác quốc tế trong việc ứng dụng, học tập kinh nghiệm quốc tế về quản
lý khai thác cơng trình thủy lợi cịn thấp.
+ Việc nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo động lực, đổi mới công tác quản lý khai thác,

chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành cơng trình thủy lợi chưa
được quan tâm đúng mức, nhất là kỹ thuật sử dụng nước tiết kiệm.
- Nhận thức về quản lý khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi cịn hạn chế
+ Nhận thức của một số lãnh đạo quản lý và người dân chưa đúng, chưa đủ về các
chính sách hiện hành trong quản lý khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi.
+ Tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước vẫn còn nặng nề, đặt nặng vấn đề đầu tư xây dựng
công trình, xem nhẹ quản lý, chưa khơi dậy và huy động được sức mạnh toàn dân, toàn
7


xã hội tham gia vào xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi.
+ Cơng tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng chưa được coi trọng.
- Chất lượng công tác khảo sát, thiết kế cũ theo tiêu chuẩn cũ; khơng cịn phù hợp với
thực tế hiện trạng.
- Phân cấp quá sâu cho huyện xã quản lý hồ đập. Do vậy khơng có cán bộ chuyên
ngành thuỷ lợi đủ năng lực. Thiếu các thiết bị quan trắc đo, thăm dị dẫn đến khơng
phát hiện được và kịp thời xử lý các hư hỏng.
1.2.3. Thực trạng chất lượng cơng trình thủy lợi ở nước ta hiện nay
Chúng ta đã chứng kiến một năm đầy thiên tai, từ hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt ở
khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long đến bão lũ, sạt lở đất
trong mùa mưa bão. Biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời
sống nhân dân, trong khi yêu cầu của phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới
ngày càng cao.
Sắp tới Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ công bố kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam.
Kịch bản thể hiện sự gia tăng của các giá trị trung bình như: nhiệt độ, mưa lũ, nước
biển dâng… Nhưng điều gay go nhất là sự cực đoan của thời tiết, thời gian xuất hiện
thời tiết bất thường với tần suất dày hơn. Thách thức nữa là áp lực phát triển kinh tế xã
hội, nhất là 10 năm trở lại đây Việt Nam sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, đất
vùng ngập mặn ven biển.
- Nhiều hồ chứa thủy lợi đang xuống cấp

Ở nước ta hiện nay, các đập dâng nước phục vụ thủy lợi hầu hết là đập đất, được xây
dựng cách đây 30 - 40 năm trong thời kỳ đất nước có nhiều khó khăn, trình độ kinh tế xã hội còn thấp, nhu cầu dùng nước chưa cao, tiêu chuẩn thiết kế thấp, các nguồn vốn
đầu tư thủy lợi còn hạn hẹp, năng lực khảo sát thiết kế thi cơng, quản lý cịn nhiều bất
cập nên cơng trình đã xây dựng khơng tránh khỏi các nhược điểm: chưa đồng bộ, chất
lượng thấp, thiếu mỹ quan, chưa thật an toàn. Trải qua thời gian dài khai thác, hầu hết
các cơng trình đều có hư hỏng, xuống cấp hiện đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn
hồ chứa.
8


Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã đưa vào khai thác sử 121 hồ
chứa nước. Trong đó, số hồ có dung tích trên 10 triệu m3 là 02 hồ (hồ Núi Ngang và hồ
Liệt Sơn); số hồ có dung tích từ 1 - 10 triệu m3 là 11 hồ; số hồ chứa nước còn lại có
dung tích dưới 1,0 triệu m3. Trong đó, có 87 hồ chứa nước được xây dựng từ năm
1989 trở về trước đang bị hư hỏng, xuống cấp; trong đó có 32 hồ chứa nước bị hư
hỏng, xuống cấp nặng cần được ưu tiên sửa chữa, nâng cấp. Kích thước mặt cắt ngang
đập không đảm bảo do mái thượng lưu bị sạt lở, kết cấu bảo vệ cũng bị hư hỏng, nền
và thân đập đất bị thấm mạnh, khơng có vật thốt nước chân hạ lưu đập có nguy cơ
gây mất ổn định đập. Phần lớn là tràn xả lũ là tràn tự nhiên trên nền đất, đá phong hóa,
được xây dựng đã lâu nên đã bị xói lở, bể tiêu năng cũng hư hỏng. Cống lấy nước dưới
đập bị rò rỉ dọc thân cống, cửa van đóng mở cống bị hư hỏng gây tổn thất nước, khó
khăn trong quản lý, vận hành, gây mất ổn định đập.
Tại Hà Giang, đến năm 2015 có đến 225 cơng trình thủy lợi lớn nhỏ bị hư hỏng, xuống
cấp nghiêm trọng. Các cơng trình trên đều có chung tình trạng như: đập chắn nước đầu
nguồn vỡ hoặc bị rò rỉ thấm qua thân đập; cống van lấy nước hư hỏng; nhiều tuyến
kênh mương rò rỉ đáy, đất đá sạt trượt làm thành kênh vỡ, bị vùi lấp. Số cơng trình bị
hư hỏng chiếm khoảng 10% tổng số kênh mương hiện có trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên
diện tích đất nơng nghiệp bị ảnh hưởng lại rất lớn, hơn 3.200 ha (36% tổng diện tích
đất trồng lúa vụ xuân và hơn 15% tổng diện tích đất lúa vụ mùa).
- Đê yếu, tạm bợ không chịu ngăn nổi bão, lũ

Một số cơng trình nhà quản lý, kho vật tư, điếm canh đê đã được xây dựng từ nhiều
năm trước hiện đã xuống cấp nghiêm trọng; đê gần khu dân cư hiện chưa có đường
hành lang hoặc đường hành lang chân đê đã hư hỏng, xuống cấp, khơng có rãnh thốt
nước dọc khơng đảm bảo cơng năng sử dụng; dốc lên đê có mặt cắt nhỏ, xuống cấp,
gãy, chênh với mặt đê… Sau nhiều năm sử dụng một số tuyến kênh, cống phục vụ
tưới, tiêu đã bị bồi lắng, một số kênh chưa được kiên cố hóa bờ kênh; một số trạm bơm
được xây dựng từ nhiều năm trước đây, hiện nay đã xuống cấp, hư hỏng.
Sau bão số 10 và hoàn lưu bão số 11 năm 2013, hệ thống đê kè trên địa bàn thị xã Ba
Đồn (Quảng Bình) bị hư hại và xói lở nghiêm trọng. Tại xã Quảng Văn, đê Cạnh Nam
9


đã bị vỡ 100m và bị xói lở nhiều đoạn, kè phía Bắc bị xói lở 1,8km và hư hỏng nặng.
Xã Quảng Hải có tổng chiều dài 10 km đê, trong đó 6km đã được xây dựng kiên cố
hóa và 4km đê đất đang bị sạt lở nghiêm trọng, xói mịn sát khu dân cư và đường giao
thơng đi lại. Các xã có hệ thống đê bị sạt lở cần phải nâng cấp, sửa chữa gồm xã
Quảng Tiên (1,5km), xã Quảng Trung (2,5km), xã Quảng Minh (3,3km)...
Trước đây, tuyến đê sơng Bạng thuộc địa bàn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã được đầu
tư kinh phí tu bổ nâng cấp đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ với tần suất 10% (10 trận
lũ xuất hiện trong vịng 100 năm), cao trình đê đạt 3,6m. Thế nhưng, sau nhiều năm sử
dụng, do tác động của thời tiết, tuyến đê đã xuống cấp nghiêm trọng. Cao trình tồn
tuyến hiện chỉ cịn từ 3 đến 3,2m. Nhiều đoạn, đỉnh kè đã ngang bằng mặt đê; mái đê
bong tróc, sụt lún. Hệ thống cống qua đê bị lồng mang, lồng đáy, khơng đảm bảo an
tồn vận hành. Nhiều lần, nước lũ trên sông đã tràn tồn tuyến đê, gây nguy hiểm đến
tính mạng và thiệt hại tài sản của nhân dân sống ở khu vực phía Đơng Nam huyện
Tĩnh Gia, Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam và hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn và
các khu công nghiệp.
- Kênh mương không đảm bảo tưới
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi tỉnh Đắc Lắc, hiện tồn tỉnh có 770 cơng trình
thủy lợi, trong đó có 381 cơng trình khơng có kênh mương, 389 cơng trình có hệ thống

tưới. Các cơng trình thủy lợi mới đáp ứng được trên 76% diện tích cây trồng có nhu
cầu tưới, với khoảng 230.300 ha, trong đó, lúa đông xuân 30.000 ha, vụ mùa 53.400
ha; cà phê 132.300 ha.... Tuy nhiên, xét về hiệu quả tưới, các công trình thủy lợi trên
địa bàn chỉ mới phát huy được khoảng 65% - 75% năng lực thiết kế. Một trong những
ngun nhân là do phần lớn các cơng trình thủy lợi hệ thống kênh mương chưa được
hoàn thiện, kênh nội đồng vẫn chủ yếu là kênh đất. Các tuyến kênh đất hiện có đã
được xây dựng từ lâu trên nền địa chất yếu, trong quá trình cung cấp nước tưới và trải
qua nhiều đợt mưa lũ nên hầu hết các tuyến kênh này đã bị xuống cấp nghiêm trọng,
gây khó khăn cho cơng tác quản lý khai thác, lãng phí nước, dẫn đến thiếu nước tưới,
nhất là ở những năm hạn, đồng thời tốn kinh phí sửa chữa, hiệu quả cơng trình khơng
cao.

10


Xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh, tổng diện tích đất gieo trồng của xã là
1.245ha với tổng sản lượng lúa hàng năm đạt khoảng 4.000 tấn, tương đương với 1/4
sản lượng lúa của toàn huyện. Thế nhưng, một rào cản cho phát triển nông nghiệp của
xã, nhất là sản xuất vụ đông là hệ thống kênh mương trên địa bàn đã được làm từ hơn
chục năm trước đã đến thời hạn phải sửa chữa lại. Các tuyến mương khô cạn do nước
bị thẩm thấu khi chưa kịp dẫn ra các cánh đồng, nhiều chỗ các mảng vữa trát bên ngồi
thành mương đã rụng ra, khơng cịn liên kết, rất dễ để tháo những viên gạch ở thành
mương ra.
1.3. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
1.3.1. Vai trị của cơng tác quản lý nhà nước
- Xây dựng đường lối, chiến lược, kế hoạch phát triển ngành xây dựng phù hợp với
yêu cầu phát triển của từng thời kỳ;
- Xác định tổng quy hoạch xây dựng phù hợp với đặc điểm của từng vùng lãnh thổ;
- Thể chế hóa các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông suốt cho các hoạt
động xây dựng;

- Xây dựng một môi trường kinh doanh xây dựng thuận lợi, cơng bằng bình đẳng cho
các hoạt động xây dựng;
- Quản lý chặt chẽ các yêu cầu về an toàn, về chất lượng, về khai thác sử dụng, sử
dụng đất đai và bảo vệ các lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia hoạt động xây
dựng;
- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các hoạt động xây dựng;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm hoạt động xây dựng.
1.3.2. Quản lý nhà nước về xây dựng
Quản lý nhà nước về xây dựng là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền từ trung ương đến địa phương dựa trên cơ sở quy hoạch, định hướng pháp luật,
chính sách, và các cơng cụ quản lý khác để tác động đến hoạt động đầu tư xây dựng và
các chủ thể tham gia quản lý, thực hiện nó nhằm điều chỉnh các hành vì của chủ thể
11


tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo đúng pháp luật xây dựng, đảm bảo các hoạt
động đầu tư xây dựng hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đặt ra ban đầu.
- Chủ thể của quản lý nhà nước về xây dựng là đại diện cơ quan quyền lực nhà nước từ
trung ương đến địa phương. Ở trung ương là chính phủ và cơ quan giúp việc chính
phủ, ở địa phương là ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan giúp việc cho ủy ban nhân
dân.
- Đối tượng của quản lý nhà nước về xây dựng là toàn bộ các hoạt động đầu tư xây
dựng và các chủ thể quản lý, thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng đó.
- Mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng của quản lý nhà nước về xây
dựng gồm: quan hệ tác động quản lý từ chủ thể đến đối tượng bị quản lý, hiệu quả
quản lý đạt được cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của quan hệ tác động
này; quan hệ phản ánh, báo cáo kết quả thực hiện đạt được của đối tượng bị quản lý
đến chủ thể quản lý, nhờ quan hệ này mà chủ thể quản lý biết được hiệu quả của tác
động quản lý do mình đưa ra, từ đó điều chỉnh hoạt động quản lý tiếp theo nhằm tạo ra
kết quả cao hơn.

- Phương thức tác động của chủ thể quản lý nhà nước về xây dựng là tác động thông
qua hệ thống luật pháp, định hướng, quy hoạch, chính sách và các cơng cụ quản lý
khác.
- Mục tiêu của quan lý nhà nước về xây dựng là toàn bộ các chỉ tiêu kỳ vọng, mong
đợi trong tương lai cần đạt được của quản lý nhà nước về xây dựng. Các mục tiêu quản
lý nhà nước về xây dựng trước hết phải thỏa mãn toàn bộ các mục tiêu về kinh tế như:
mục tiêu về tài chính kinh tế, về xã hội, quốc phịng an ninh, môi trường và sự phát
triển bền vững. Đồng thời quản lý nhà nước về xây dựng còn phải thỏa mãn các mục
tiêu riêng như: đảm bảo xây dựng đúng quy hoạch dã phê duyệt, đúng quy định hiện
hành, đảm bảo sự hài hịa các lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây
dựng.
1.3.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình ở nước ta
hiện nay
Chất lượng cơng trình xây dựng là vấn đề hết sức quan trọng, nó có tác động trực tiếp
12


đến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững. Đặc biệt ở
nước ta vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân chiếm tỷ trọng
rất lớn trong thu nhập quốc dân, cả nước là một cơng trình xây dựng. Vì vậy để tăng
cường quản lý dự án, chất lượng cơng trình xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước ở
Trung ương và địa phương đã:
- Ban hành các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, Thông tư, các tiêu chuẩn, quy
chuẩn xây dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện quản lý
chất lượng cơng trình xây dựng;
- Đề ra các chủ trương chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị hiện đại, sản xuất vật
liệu mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong xây dựng, đào tạo cán bộ,
công nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng nói
chung và quản lý chất lượng cơng trình xây dựng nói riêng;
- Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các tổ chức chuyên về chất lượng tại các

Hội đồng nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, phòng giám định;
- Có chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001 2000, tuyên dương các đơn vị đăng ký và đạt cơng trình chất lượng cao của ngành,
cơng trình chất lượng tiêu biểu của liên ngành;
Phải thấy rằng với hệ thống văn bản pháp luật như hiện nay, các chủ trương chính
sách, biện pháp quản lý đó về cơ bản đã đủ điều kiện để tổ chức quản lý chất lượng
cơng trình xây dựng. Chỉ cần các tổ chức từ cơ quan cấp trên chủ đầu tư, chủ đầu tư,
ban quản lý, các nhà thầu (khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, xây lắp) thực hiện đầy đủ
các chức năng của mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình tự quản lý, quy phạm
nghiệm thu cơng trình xây dựng.
Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các văn bản pháp quy vào thực tế còn nhiều vấn đề
cần thiết phải sửa đổi bổ sung nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng cơng trình
xây dựng, ví dụ như:
- Những quy định phân rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong quản lý chất
lượng cơng trình thiếu cụ thể, chế tài xử lý chưa đủ mạnh để răn đe phòng ngừa;
13


- Công tác đào tạo cán bộ quản lý dự án, chủ đầu tư chưa được coi trọng, nhiều chủ
đầu tư, ban quản lý dự án làm trái ngành trái nghề, khơng đủ trình độ năng lực hoặc
khơng được đào tạo kiến thức quản lý dự án;
- Công tác quản lý, đánh giá năng lực các cá nhân, tập thể tham gia hoạt động xây
dựng cịn nhiều hạn chế;
- Cơng tác bảo trì cịn chưa được coi trọng đúng mức, nhiều cơng trình khơng được
bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời đúng thời hạn làm cơng trình xuống cấp nhanh chóng,
nhiều cơng trình khơng có kế hoạch, nguồn vốn để thực hiện duy tu bảo trì dẫn đến
cơng trình xuống cấp, tuổi thọ ngắn, gây lãng phí tiền đầu tư.
1.3.4. Định hướng quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình thủy lợi trong thời
gian tới
1.3.4.1. Tăng cường công tác tổ chức và quản lý, hồn thiện cơ chế chính sách
- Bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển thủy lợi các vùng, các lưu vực sông phục

vụ đa mục tiêu, đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nơng nghiệp, chống
úng ngập, phịng chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biển đổi khí hậu và nước
biển dâng. Tăng cường điều tra cơ bản phục vụ công tác quản lý.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: xây dựng Luật và Nghị định
hướng dẫn thi hành Luật về xây dựng, khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi, các
quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xã hội hóa cơng tác cấp nước, vệ sinh mơi
trường nơng thơn; hồn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các cơ chế, chính
sách về đầu tư xây dựng, kinh tế thủy lợi, huy động vốn, giá nước cấp cho công
nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ … chính sách hỗ trợ nơng dân tham gia quản lý cơng trình
thủy lợi nhỏ.
- Kiện tồn hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi:
+ Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thủy lợi từ trung ương đến cơ sở.
+ Củng cố và tăng cường năng lực Ban Quản lý quy hoạch Thủy lợi các lưu vực sơng:
Hồng - Thái Bình, Đồng Nai, Cửu Long, Cả, Srepok, Vu Gia - Thu Bồn và thành lập
các Ban Quản lý quy hoạch Thủy lợi: sông Mã, sông Hương, sông Kone - Hà Thanh,
14


sông Trà Khúc, sông Ba ...
+ Tăng cường năng lực các cơng ty quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi; hồn thiện
cơ cấu tổ chức của các cơng ty theo Luật Doanh nghiệp, cải tiến công tác quản lý và cơ
chế hoạt động.
+ Tiếp tục thành lập và xây dựng phương thức hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng
nước.
1.3.4.2. Phát triển khoa học công nghệ
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu tiên tiến trong khảo sát, thiết kế,
thi cơng các cơng trình thủy lợi, thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí
hậu và nước biển dâng.
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ và các phần mềm tính tốn đánh giá
nguồn nước, cân bằng nước, điều tiết dịng chảy, chỉnh trị sơng, nhận dạng và điều tiết

lũ, lập quy trình vận hành các hồ chứa lớn lợi dụng tổng hợp; nghiên cứu diễn biến bồi
xói lịng sơng, bờ sơng; nghiên cứu các giải pháp thích hợp kiểm sốt lũ, giảm nhẹ
thiên tai ở miền Trung, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; cập nhật và
bổ sung hệ thống bản đồ nguy cơ ngập lụt; dự báo, cảnh báo các vùng có nguy cơ xảy
ra lũ quét.
- Nghiên cứu chế tạo, lắp đặt các loại bơm, tuốc bin và thiết bị thủy điện nhỏ; ứng
dụng các thiết bị tiên tiến, hiện đại nạo vét kênh mương; lắp đặt các hệ thống đo nước,
vận hành tự động các hệ thống thủy nông.
1.3.4.3. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực
- Phát triển các ngành đào tạo mới, cải tiến nội dung chương trình đào tạo.
- Đào tạo cân đối, hợp lý về cơ cấu giữa cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ
quản lý và cơng nhân lành nghề.
- Đào tạo theo nhiều hình thức: đào tạo lại, đào tạo trên đại học, sau đại học, chú trọng
đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ lập quy hoạch và quản lý cơng trình ở các địa
phương…
15


- Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, nhận thức cộng đồng trong tham gia quản lý,
khai thác công trình thủy lợi, quản lý và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng.
1.3.4.4. Tập trung đầu tư xây dựng, hồn chỉnh các cơng trình thủy lợi
- Xây dựng kế hoạch đầu tư: xây dựng kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phối
hợp hỗ trợ, tránh đầu tư trùng lặp, nhằm phát huy hiệu quả và đảm bảo thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước và từng vùng, từng thời kỳ.
- Tập trung đầu tư nâng cấp các hệ thống thủy lợi hiện có: đầu tư dứt điểm cho từng hệ
thống, nâng cấp, hiện đại hóa cơng trình đầu mối, kênh mương, thiết bị điều khiển vận
hành để phát huy năng lực thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi nhỏ ở các vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới, hải đảo cấp nước tưới và phục vụ sinh hoạt.
- Phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, sinh hoạt và cải tạo môi

trường vùng ven biển.
- Đầu tư xây dựng các cơng trình lớn để điều tiết lũ, kiểm soát triều, ngăn mặn, giữ
ngọt, tiêu úng, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Từng bước nghiên cứu, thực hiện các biện pháp chỉnh trị, ổn định lịng sơng, cửa
sông, bờ biển, chống bồi lắng cửa sông.
- Khai thác tiềm năng của các cơng trình thủy lợi phục vụ du lịch, dịch vụ cấp nước
sinh hoạt, cấp nước công nghiệp… để tạo nguồn thu cho duy tu, bảo dưỡng cơng trình
và quản lý vận hành.
- Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn nước thải từ các khu công nghiệp,
đô thị gây ô nhiễm các hệ thống thủy lợi. Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng
nước trong các hệ thống cơng trình thủy lợi.
- Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến
năm 2020, Chương trình an tồn hồ chứa, Quy hoạch phịng chống lũ hệ thống sơng
Hồng - Thái Bình, Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sơng Cửu Long, Chương trình nâng
cấp đê biển và các chương trình, đề án liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê
16


duyệt.
+ Thực hiện các chương trình cứng hóa mặt đê, trồng tre chắn sóng và cỏ chống xói,
cải tạo nâng cấp và xây dựng mới cống dưới đê, xử lý nền đê yếu, chỉnh trị sơng, khai
thơng dịng chảy để thoát lũ … để đáp ứng giai đoạn trước mắt, đồng thời định hướng
để nâng cấp phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
+ Xây dựng tràn sự cố cho các hồ chứa, lập phương án phịng chống lũ đảm bảo an
tồn cơng trình trong mùa mưa bão.
+ Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt ở các lưu vực sông.
+ Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu, thuyền theo quy
hoạch.
+ Bảo vệ và phát triển rừng, cây chắn sóng bảo vệ đê biển.
+ Tăng cường năng lực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, nâng cao chất lượng cảnh

báo lũ. Hồn thiện quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sơng Hồng - Thái Bình và
xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa cho các lưu vực sông lớn khác.
1.3.4.5. Tăng cường hợp tác quốc tế
- Tăng cường hợp tác trong khai thác nguồn nước sông quốc tế (Mê Kông, sông Hồng
…) theo quan điểm hợp tác, bình đẳng, phát triển bền vững, tơn trọng lợi ích của các
bên.
- Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thể chế, quản lý nguồn nước và cơng
trình thủy lợi.
- Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao cơng nghệ, tài chính của các tổ chức quốc
tế cho phát triển thủy lợi và bảo vệ nguồn nước.
1.3.4.6. Huy động vốn và tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
- Xây dựng cơ chế huy động vốn phù hợp với xu hướng phát triển nhằm huy động mọi
nguồn vốn: ngân sách nhà nước, vốn vay nước ngoài, vốn từ các tổ chức, cá nhân và
của người dân vùng hưởng lợi theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm,
phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội.
17


×