Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Giới thiệu và giải thích ý nghĩa một số tục thờ và tín ngưỡng truyền thống : Thờ Mẫu, Đốt Vàng Mã, Lên Đồng, Hiến Sinh, Thờ cúng Cá Ông, Cưới Hỏi, Tang Ma, Tín ngưỡng thờ cúng Tổ Tiên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.38 KB, 80 trang )

Môn : Nghiệp Vụ Hướng Dẫn Du Lịch
Bài tập số 2
Giới thiệu và giải thích ý nghĩa một số tục thờ và tín ngưỡng truyền
thống : Thờ Mẫu, Đốt Vàng Mã, Lên Đồng, Hiến Sinh, Thờ cúng Cá
Ông, Cưới Hỏi, Tang Ma, Tín ngưỡng thờ cúng Tổ Tiên.

MỤC LỤC

I.TỤC THỜ MẪU
1.1 Khái niệm
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những
ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tơn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần
tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín
ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hố mang khn hình của người Mẹ, là nơi
mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thốt của
mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến.
1


1.2Nguồn gốc của tục Thờ Mẫu
Trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tục thờ Mẫu chỉ có
ở Việt Nam, bắt nguồn từ thời kỳ mẫu hệ ở nước ta đã từng tồn tại cách đây cả
ngàn năm. Vì sao dân ta lại thờ Mẫu, tức thờ Mẹ? Mẹ đây không chỉ người sinh
ra dân tộc mà cịn là những nguồn sống ni dưỡng cả một dân tộc.
Giải thích về sự có mặt của cả nam thần lẫn nữ thần trong các vị thần của
Đạo Mẫu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng: Do xã hội Việt Nam cổ
xưa theo chế độ mẫu hệ, nên phụ nữ có vị thế quan trọng trong xã hội. Tuy
nhiên, người phụ nữ chỉ có được quyền lực khi họ đã kết hơn. Do đó, nam giới
cũng được xem là có vai trị quan trọng trong cuộc sống, và họ cũng được thờ
cúng.Chẳng riêng gì các đền chùa, miếu phủ ở đất Hà thành mà hầu hết các chùa
chiền của người Việt đều trân trọng một ban thờ Mẫu. Có những nơi cịn dành


riêng để thờ Mẫu như Phủ Giầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội)…
Đầu năm mới, người người nô nức du xuân, đến các đình chùa, miếu phủ
cầu an, thì tục thờ Mẫu của người Việt lại càng được trân trọng hơn.
Trong điện thờ Mẫu thường thấy bày ba pho tượng: Một vị mặc áo xanh
tượng trưng cho mẹ trời, một vị mặc áo vàng tượng trưng cho mẹ đất, một vị
mặc áo trắng tượng trưng cho mẹ nước. Trời, đất và nước là nguồn gốc của sự
sống.Điều đó được giải thích rằng từ thời hoang sơ huyền sử con người đã phải
dựa vào núi rừng, hang động, sông suối để tồn tại. Ăn thì có lá cây, hoa quả, các
loại củ rừng. Ngủ phải làm chòi trên cành cây cao để phòng thú dữ.
Vì vậy từ xa xưa dân ta đã tơn vinh rừng cây như một vị thần hộ mệnh. Tới
khi con người tiến hóa lại men theo các khe lạch ra các suối lớn để săn bắt cá
kiếm ăn rồi lần hồi tới các dịng sơng và các lưu vực bằng phẳng, dựa vào sông
nước đất đai để canh tác, trồng tỉa lúa ngơ khoai sắn làm lương thực. Vì vậy
người xưa tơn vinh các nguồn ni sống mình là Mẫu, là mẹ, là các vị thần linh
cứu mệnh.
2


Tục thờ ba Mẫu trời, nước và đất rừng gọi là thờ Tam phủ. Sau này, không
những đáp ứng nhu cầu về tâm linh của con người mà còn phải thỏa mãn nhu
cầu về tri thức của người Việt nên tục thờ Mẫu được bổ sung thêm một Mẫu để
nhớ về cội nguồn tổ tiên của dân tộc. Đó là mẫu Liễu Hạnh.
Thế nên trong các nơi thờ Mẫu, ngoài ba vị trên đã có thêm một vị nữa
mặc áo đỏ đứng phía trước, và tục thờ Tam phủ trở thành Tứ phủ. Đạo Mẫu thờ
Tứ phủ là thờ bốn mẹ: Mẹ trời (Mẫu Thượng thiên), mẹ đất (Mẫu Thượng ngàn),
mẹ nước (Mẫu Thoải) và mẹ người (Mẫu Liễu Hạnh).
Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh vốn là tiên nữ có tên Quỳnh Hoa ở thượng
giới, vì làm vỡ chén quý của Ngọc Hoàng nên bị đày xuống trần gian đầu thai
vào một nhà họ Lê ở thôn Vân Cát (huyện Vụ Bản, Nam Định ngày nay), đời
vua Lê Anh Tông, thế kỷ 16. Bà lấy chồng ở làng Thiên Hương, sinh được hai

người con thì viên tịch về trời. Nhưng vì thương chồng con, thương nước nên bà
đã hiển thánh để phù hộ cho dân, cho nước được yên bình thịnh trị.
Hiện nay cả hai làng Vân Cát và Thiên Hương đều lập đền thờ bà. Ngoài
Phủ Giầy (tức Vân Cát) thì đền Sịng (Thanh Hóa) cũng thờ bà nhưng đền Sòng
đã bị bom đạn chiến tranh tàn phá. Nay chỉ còn Phủ Giầy (Nam Định) và Tây
Hồ (Hà Nội) là hai nơi lớn nhất thờ bà chúa Liều Hạnh.
Còn khắp cả nước, đâu có đền chùa, miếu phủ có điện thờ Mẫu là có ban
thờ Mẫu Liễu Hạnh. Người dân ta dù giàu nghèo, sang hèn đều luôn tri ân, tơn
vinh các Mẫu, thờ cúng Mẫu vì đó là hồn của đất, là sông suối ao hồ đầy nước,
là cơm gạo ngô khoai, là cây rừng che phủ, là hoa trái bốn mùa tốt tươi, là cội
nguồn dân tộc.
Tục thờ Mẫu ở nước ta đã có từ ngàn xưa là một nét đặc trưng rất độc đáo,
rất đẹp, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn của văn hóa Việt, cần được tơn vinh,
gìn giữ và duy trì mãi mãi.
1.3 Các dạng thức thức thờ mẫu của người Việt

3


Năm 2001, trong hội thảo về Đạo Mẫu và các hình thức Shaman ở Việt
Nam và các nước Châu Á, PGS.TS Ngơ Đức Thịnh đã đưa ra một mơ hình tổng
quát về Đạo Mẫu của người Việt ở Việt Nam, gồm ba lớp kế tiếp và có mối liên
hệ hữu cơ với nhau, đó là: Nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ Phủ .
Vì đây là mơ hình tổng quát, nên nó chưa chưá đựng được các sắc thái địa
phương, do vậy cần có sự bổ sung cần thiết cho các dạng thờ Mẫu ở các vùng
miền, ít nhất là với miền Trung Bộ và Nam Bộ.
1.3.1Dạng thức thờ Mẫu Bắc Bộ
Có thể nói mơ hình tổng qt kể trên là mơ hình kinh điển, mơ hình đầy đủ
nhất mà tục thờ Mẫu ở Bắc Bộ là đại diện. Đây cũng là mơ hình có sự phát triển
tuần tự và mang tính nội tại. Tất nhiên, ở lớp thờ Nữ thần mang tính nguyên sơ,

bản địa và do vậy nó phổ cập rộng rãi trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian.
Trong một số cơng trình nghiên cứu trước đây, chúng tơi đã có dịp đề cập tới và
lý giải các căn nguyên kinh tế, xã hội của chúng. Lớp thờ Mẫu thần với các danh
xưng, như Quốc Mẫu, Vương Mẫu hay Thánh Mẫu, thường là gắn với quá trình
cung đình hố, lịch sử hố, như hiện tượng thờ Ỷ Lan Nguyên phi, Bà Chúa
Kho, Mẹ Thánh Dóng, Tứ vị Thánh nương... Và, tất nhiên, lớp thờ Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ là một hệ thống phát triển cao hơn, trên cơ sở thờ Nữ thần, Mẫu
thần bản địa và tiếp nhận các ảnh hưởng về quan niệm vũ trụ luận và hệ thống
thần linh của Đạo giáo Trung Hoa.
Mối quan hệ giữa ba lớp thờ Mẫu này là mối quan hệ hai chiều, một chiều
theo hướng phát triển lịch sử, từ thờ Nữ thần, Mẫu thần đến Mẫu Tam phủ, Tứ
phủ. Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, khi Mẫu Tam phủ, Tứ phủ định hình và
phát triển, thì nó lại Tam phủ, Tứ phủ hoá tục thờ mẫu thần và nữ thần theo
hướng sắp đặt hệ thống thần linh, nghi thức thờ cúng...Xu hướng này rất mạnh
mẽ không chỉ đối với việc thờ Nữ thần hay Mẫu thần, mà ngay cả với các tín
ngưỡng khác, thí dụ như với tục thờ Cá voi ở Bắc Trung Bộ hay đền thờ Tam
giáo ở động Nhị Thanh, Lạng Sơn.
4


Khơng biết đã có đủ dữ kiện để có thể đưa ra những phán đốn về thời gian
hình thành và định hình các lớp tín ngưỡng trong hệ thống thờ Mẫu của người
Việt. Tất nhiên tục thờ nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời nguyên thuỷ, còn
lớp thờ nữ thần đã được cung đình hố và lịch sử hố để thành các Mẫu thần, thì
có lẽ đã xuất hiện sau thời phong kiến tự chủ với việc phong thần của nhà nước
phong kiến. Còn lớp mẫu Tam phủ, Tứ phủ thì cũng phải sau thế kỷ XV, nhất là
thế kỷ XVI, XVII mới thực sự định hình và phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là
thời kỳ xuất hiện thánh mẫu Liễu Hạnh và thịnh hành Đạo giáo dân gian ở nước
ta.
1.3.2 Dạng thức thờ Mẫu ở Trung Bộ

Nói là Trung Bộ, nhưng thực ra dạng thức này phân bố chủ yếu từ phía nam
Hải Vân cho tới Ninh Bình Thuận cực nam Trung Bộ, cịn bắc Trung Bộ, như đã
nói ở phần trên, tục thờ Mẫu cơ bản thuộc dạng thức Bắc Bộ. Đặc trưng cơ bản
của dạng thức này là tín ngưỡng thờ Mẫu khơng có sự hiện diện của Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ, mà chỉ có lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần.
Tục thờ Mẫu ở Trung Bộ tuy thiếu bóng Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, nhưng lại
hết sức phức tạp, tuy nhiên, với các tiêu chuẩn nêu trên, chúng ta có thể phân
thờ Mẫu ở đây thành hai lớp chính, đó là thờ Nữ thần mà đại diện tiêu biểu là Bà
Ngũ hành, Tứ vị Nương Nương và lớp thờ Mẫu thần mà đại diện là thờ Thiên Ya
Na.Huế có vị trí rất đặc biệt trong sự giao thoa và chuyển tiếp của tục thờ Mẫu.
Xét tổng thể cả về hệ thống thần linh và nghi thức thờ cúng, lễ hội, thì tục thờ
Mẫu ở Huế vẫn thuộc hệ thống thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tuy nhiên, trong điện
thần, nhất là vị thần chủ thì khơng phải là Liễu Hạnh như ở Bắc Bộ, mà là Thiên
Ya Na, vị thần Việt gốc Chăm.

1.3.2.1 Tứ Vị Nương Nương
Tục thờ Tứ Vị Thánh Nương hiện rất phổ biến ở nhiều làng người Việt ven
biển từ bắc vào nam, ngồi ra cịn thấy ở các làng ven sông lớn nằm sâu trong
5


đồng bằng. Tuy nhiên, tục thờ này phổ biến nhất vẫn là ven biển Trung Bộ, mà
trung tâm là Đền Cờn (Nghệ An). Theo Ninh Viết Giao, ngoài Đền Cờn cịn có
30 làng khác nữa ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) thờ Tứ Vị Thánh Nương. Riêng
huyện Hồng Hố (Thanh Hố) cũng có 20 làng thờ Tứ Vị Thánh Nương (3).
Nhiều nơi ở ven biển Bắc Bộ thờ Tứ Vị Thánh Nương dưới dạng thờ Tống Hậu,
Thiên Hậu.
Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, tục thờ Tứ Vị Thánh Nương rất phổ biến, hầu
như làng nào cũng có, tuy nhiên, ít khi có miếu thờ riêng bà, như trường hợp
làng Mỹ Khê có nơi thờ riêng Bà, gọi là Miếu Cả, còn phần lớn phối thờ với các

vị thần khác và được gọi với cái tên là Bà Giàng Lạch, tức vị thần chủ của sông
biển. Theo Nguyễn Xuân Hương, người dân Thanh Nghệ, nơi phát nguồn tục
thờ Tứ Vị Thánh Nương đã mang tục thờ này vào trung và nam Trung Bộ và gọi
Bà với danh thần mang tính dân gian - Bà Giàng Lạch hay Dàng Lạch Chúa
Nương Nương,(4). Trong các sắc phong của Bà thường mang tước hiệu Đại Càn
Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương.
Cũng giống như Quảng Nam, Đà Nẵng, ở Quảng Ngãi cũng khơng có nơi
nào thờ phụng riêng Bà, mà thường phối thờ với Thiên ya Na, Bà Ngũ hành,
Thiên Hậu.
Với những tư liệu biết được hiện nay, chúng ta có được những dị bản huyền
thoại khác nhau về tục thờ Tứ Vị Thánh Nương, như gắn với triều thời Vua
Hùng, sự tích gỗ thần ở Phương Cần (Hà Tĩnh)... Thậm chí, Tạ Chí Đại Trừng
cho rằng có mối liên hệ xa hơn giữa huyền thoại và tục thờ cúng Tứ Vị Thánh
Nương với tín ngưỡng cổ của người Chăm, đó là thần Po Riyak (Po Rayak) là vị
thần sông biển.

1.3.2.2. Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương - Bà Ngũ Hành
Ở miền Trung, Ngũ hành thường thờ ở miếu, gọi là miếu Ngũ hành. Theo
hồi cố của các bậc già cả, xưa kia gần như làng nào cũng có miếu ngũ hành, nay
6


mất đi nhiều, chỉ còn một số nơi còn giữ được, như miếu Ngũ hành Nam Ô (Đà
Nẵng), miếu Ngũ hành Cẩm Nam (Hội An), miếu Tân Hiệp (Cù Lao Chàm),
miếu Ngũ Hành Tĩnh Thuỷ (Tam Kỳ)... Còn lại đa phần phối thờ Ngũ hành với
Thiên Ya Na, như trường hợp phối thờ Ngũ hành với Thiên Ya Na ở miếu Đại
Điền (Núi Chúa) ở ngoại ô Nha Trang, Cổ Luỹ (Quảng Ngãi), Khuê Trung (Đà
Nẵng)...
Dân gian thường gọi gộp chung là Bà Ngũ Hành hay gọi tách riêng từng Bà
theo tước hiệu: Kim Đức Thánh Phi Tặng Chiếu Hiển Hiệu Ứng Trung Đẳng

Thần, Mộc Đức Thánh Phi Tặng Thanh Tú Khởi Trực Trung Đẳng Thần, Thuỷ
Đức Thánh Phi Tôn Thần Gia Tặng Ôn Hậu Quang Trung, Hoả Đức Thánh Phi
Tơn Thần Gia Tặng Ơn Hậu Quang Trung Đẳng Thần, Thổ Đức Thánh Phi Tặng
Hoằng Đại Hậu Trung Đẳng Thần. Dân gian gọi tắt là: Bà Kim, Bà Mộc, Bà
Hoả, Bà Thuỷ, Bà Thổ. Nhiều nơi, gọi chung là Bà Ngũ Hành hay Ngũ Hành
thượng giới.
Rất ít nơi cịn thấy dạng thờ linh tượng Ngũ hành, như ở miếu thờ Bà chúa
Ngọc ở Đại Điền (Nha Trang) hay miếu Ngũ hành Cẩm Nam (Hội An). Ở Cẩm
Nam, có năm tượng Bà Ngũ hành đặt trong khung kính, màu y phục mỗi Bà
tương hợp với sắc màu của năm hành: Đen, đỏ, xanh, trắng, vàng. Ở núi Đại
Điền (Nha Trang), tuy thờ thần chủ là Thiên Ya Na - Chúa Ngọc, nhưng phối thờ
Ngũ Hành ở dạng linh tượng - tượng năm Bà mặc trang phục mang sắc ngũ
hành.
Ngũ hành trong quan niệm dân gian liên quan tới mọi mặt của đời sống con
người, không kể người làm những nghề nghiệp khác nhau, như ngư nghiệp,
nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán; không kể cư dân sống ở ven biển, dọc
sông hay vùng đất bán sơn địa. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, những lăng
miếu thờ hay phối thờ Bà Ngũ hành thường tập trung ở ven biển, các lạch, cửa
sông, vốn là nơi từ xa xưa, dù làm nghề đánh bắt cá hay trồng trọt thì cũng đều
quy tụ ở những nơi này. Đặc biệt các làng làm nghề cá ven biển, nghề thủ công
(làm muối, làm đường, làm gốm...). Người ta thờ Bà Ngũ hành và cầu mong Bà
7


phù hộ độ trì trong việc làm ăn, cầu sức khoẻ, cầu may mắn, tránh rủi ro, hoạn
nạn...
Ở Trung Bộ, ngồi thờ chung Bà Ngũ hành ra, cịn có hai Thần nữ được thờ
riêng, đó là Bà Thuỷ hay Thuỷ Long thần nữ và Bà Hoả. Tuy nhiên, giữa hai Bà
này thì việc thờ Bà Thuỷ Long vẫn phổ biến hơn.
1.3.2.3. Thờ Thiên Ya Na

Ở trung và nam Trung Bộ, Thiên Ya Na được thờ phụng như một Mẫu thần.
Dưới cái tên Pô Inư Nưgar, Bà vốn là một Mẫu thần, Thánh Mẫu, Thần Mẹ của
người Chăm, trước kia thờ chính ở tháp Bà Nha Trang, nay được thờ ở nhiều nơi
trên đất Ninh Thuận, Bình Thuận, vùng đất người Chăm đang sinh sống hiện
nay. Từ khi người Việt nam tiến vào miền trung, họ đã Việt hoá vị thần mẹ
Chăm để trở thành Mẫu thần Việt và gọi với các tên Thiên Ya Na thánh Mẫu, Bà
Chúa Ngọc...
Nơi cực bắc thờ Thiên Ya Na là Huế, trong đó điển hình là điện Hịn Chén,
tuy nhiên, như đã nói ở trên, Thiên Ya Na đã nhập vào hệ thống Tứ phủ, Tam
phủ của hệ thống đạo Mẫu Bắc Bộ. Tháp Bà Nha Trang, nơi thờ chính của Pơ
Inư Nưgar xưa nay là nơi thờ Thiên Ya Na của người Việt. Oái oăm thay, một vị
thần thôi, nhưng lại của hai dân tộc và mang hai danh xưng khác nhau: Pô Inư
Nưgar của người Chăm và Thiên Ya Na của người Việt.
Ngồi các nơi thờ phụng chính kể trên, suốt dọc Trung Bộ từ đèo Hải Vân
tới cực nam Trung Bộ, đâu đâu cũng có miếu, điện thờ Thiên Ya Na với các
danh thần khác nhau: Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Lồi, Bà Thu Bồn, Bà Bô Bô, Bà
Phường Chào, Bà Thân Xứ, Bà Chúa Tiên, Bà Trường, bà Mẹ Đất...
Nghi thức thờ Mẫu ở Trung Bộ (trừ Huế là Mẫu Tam phủ) đều khơng có hệ
thống lên đồng, mà theo hồi cố xưa kia, chỉ có dạng múa bóng theo kiểu người
Chăm, nhưng nay hầu như khơng cịn nữa. Các miếu, điện thờ thường là phối
thờ nhiều vị nữ thần, trong đó Thiên Ya Na thường là thần.
1.3.3 Dạng thức thờ Mẫu ở Nam Bộ
8


Hiện nay, ở Nam Bộ chúng ta đều quan sát thấy sự hiện diện của cả ba lớp
thờ Mẫu như đã trình bày ở trên: Lớp thờ Nữ thần, lớp Mẫu thần và lớp Mẫu
Tam phủ, Tứ phủ. Tuy nhiên, nếu như ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có
sự phân biệt nhất định, mà biểu hiện rõ rệt nhất là thông qua tên gọi và xuất thân
của các vị thần, thì ở Nam Bộ có cảm giác sự phân biệt giữa hai lớp Nữ thần và

Mẫu thần thường ít rõ ràng hơn. Thí dụ, nếu như ở Nam Bộ, Bà Chúa Xứ, Bà
Chúa Ngọc (Thiên Ya Na), Linh Sơn Thánh Mẫu - Bà Đen đựoc coi như là
nhưng Mẫu Thần và được tôn xưng là Thánh Mẫu, thì Bà Ngũ hành ( Kim, Mộc,
Thuỷ, Hoả, Thổ) trong đó đặc biệt là Bà Thuỷ Long, Bà Hoả thì là nữ thần hay
Mẫu thần? Hay trường hợp thờ cúng Bảy Bà (bà Chúa Tiên, Chúa Ngọc, Chúa
Xứ, Cửu Thiên huyền nữ, Thiên Hậu, Bà thuỷ, Bà Hồng, Nữ Oa) thì lại vừa có
Mẫu thần và Nữ thần. Tình trạng khó phân lớp giữa Nữ thần và Mẫu thần này ở
Nam Bộ so với Bắc Bộ là hoàn toàn có thể giải thích được vì Nam Bộ là vùng
đất mới của người Việt, khi di cư vào đây, họ vừa mang các truyền thống tín
ngưỡng cũ lại vừa tiếp nhận những giao lưu ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ
trước, tạo nên bức tranh không chỉ đa dạng văn hố nói chung mà cịn cả tín
ngưỡng nữa. Đây cũng là một trong các đặc thù của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam
Bộ.
Do vậy, trên những nét đại lược nhất, có thể chọn ra trong những nữ thần
được thờ phụng ở Nam Bộ các vị nữ thần được tôn xưng là Mẫu thần, như Bà
Chúa Ngọc (Thiên Ya na), Bà Chúa Xứ, Bà Đen - Linh Sơn Thánh Mẫu, Bà
Thiên Hậu, Cửu Thiên huyền nữ (trong dó kể cả các biến dạng của các Mẫu thần
trên). Còn lại, các vị thần khác, như Bà Ngũ hành, Bà Thuỷ Long, Bà Hồng, Tứ
Vị Nương Nương, Trinh nữ Nương Nương, bà Chúa Động, tổ Cô... đều là các
Nữ thần. Sự phân biệt kể trên xuất phát từ hai tiêu chí, đó là: Các vị nữ thần
được coi là Mẫu thần là do vị trí được tơn vinh trong tâm thức dân gian cũng
như hệ thống nghi lễ hàng năm nhân dân dành cho họ và Danh xưng của các vị
nữ thần này thường được gọi là Thánh Mẫu.

9


Các vị thần được coi là Nữ thần hay Mẫu thần vừa nêu trên đều là kết quả
của quá trình giao lưu, hỗn dung văn hoá của nhiều lớp dân cư của người Khơ
me, Việt, Chăm, Hoa. Đơn cử trường hợp Bà Chúa Ngọc vốn gốc là vị nữ thần

Pôn Inư Nưgar - Bà Mẹ Xứ Sở của người Chăm, mà nơi thờ tự chính là tháp Bà
Nha Trang. Sau này, khi người Việt đặt chân vào trung và nam Trung Bộ với
truyền thống thờ Mẫu sẵn có từ quê hương nên đã Việt hoá vị thần Chăm này
với tên gọi mang chút chữ nghĩa là thánh Mẫu Thiên Ya Na, còn dân gian vẫn
gọi là Bà Chúa Ngọc, phổ biến từ Nha Trang ra tới Huế, trong đó Huế, với điện
Hòn Chén được coi là nơi gặp gỡ giữa Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ Bắc vào và Bà
Mẹ Pôn Inư Nưgar của người Chăm từ nam ra. Hiện nay, người Chăm không
đến Tháp Bà Nha Trang để thờ phụng Bà Mẹ Xứ Sở của mình nữa, mà di
chuyển nơi thờ chính của vị nữ thần này về Hữu Đức (Ninh Thuận). Khi người
Việt từ Trung Bộ vào Nam Bộ thì đã mang theo vị nữ thần Chăm đã Việt hoá
này vào thờ phụng khá rộng rãi ở đây với linh tượng bà Chúa Ngọc với hai
người con trai là Cậu Tài, Cậu Quý phối thờ hai bên.
Bà Chúa Xứ và Linh Sơn thánh Mẫu-Bà Đen thì lại là kết quả giao lưu và
hỗn dung tín ngưỡng giữa người Việt và Khơ me. Ai cũng rõ rằng, tiền thân của
Bà Chúa Xứ, Bà Đen của Khơ me và kể cả bà Pơn Inư Nagar của Chăm thì đều
thấy hình tượng thấp thống của Ấn Độ giáo, trong đó vai trị của Siva là nổi
bật. Tuy nhiên, quá trình bản địa hoá văn hoá ấn Độ của người Khơ me và Chăm
trên địa bàn Trung Bộ và Nam Bộ đã diễn ra trước khi người Việt đầu tiên có
mặt. Và sau đó, khi người Việt có mặt nơi đây thì họ lại Việt hoá các vị nữ thần
Chăm và Khơ me này thành các vị nữ thần tơn kính của mình. Trong cơng trình
trước kia của mình, chúng tơi đã có dịp bàn đến q trình Việt hố vị nữ thần
Khơ me này qua các chuỗi chuyển tiếp Kali - Bà Đinh - Bà Chúa Động - Bà
Đen - Linh Sơn Thánh Mẫu. Tất nhiên quá trình nhận thức sự chuyển tiếp này
cũng còn cần phải tiếp tục, nhưng một hiện tượng thường đập vào mắt các du
khách là ở đền Bà Chúa Xứ, mà như trên đã nói vốn gốc là nữ thần Khơ me,
khơng thấy có hiện tượng phối thờ Bà Đen, nhưng ở đền-chùa Linh Sơn Thánh
10


Mẫu ở núi Bà Đen, thì nơi chính điện, người ta thấy Bà Đen và Bà Chúa Xứ

ngồi ngang nhau, một bà mặt đen (Bà Đen) và mặt trắng (Bà Chúa Xứ). Hơn
nữa theo quan niệm dân gian ở đây, người ta coi Bà Đen và Bà Chúa Xứ là hai
chị em.
Với tâm thức thờ Mẫu từ quê hương là Bắc Bộ và Trung Bộ, người Việt
vào Nam Bộ đã bắt gặp tục thờ nữ thần của người Khơ Me, đó là Bà Neang
Khmau, một nữ thần Đất để tạo nên hình tượng bà Chúa Xứ mà ngày nay ngồi
nơi thờ chính ở Núi Sam (An Giang), cịn được dân gian thờ phụng ở hầu khắp
Nam Bộ trong phạm vi vùng, làng và thậm chí trong gia đình nữa. Đây là vị
Mẫu thần có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp nhất ở Nam Bộ ngày nay.
Cịn một móc xích nữa mà nhân đây xin nêu là tại một ngôi đền lớn thờ Bà
Rá mà dân gian quen gọi là Bà Đen ở Phước Long (Bình Phuớc) lại phối thờ
linh tượng Bà Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen và coi Bà Rá và Bà Đen- Linh
Sơn Thánh Mẫu là hai chị em, trong khi đó ở đền Linh Sơn Thánh Mẫu (Tây
Ninh) lại không phối thờ Bà Rá. Xa hơn nữa, hé mở cho chúng ta mối quan hệ
giữa Bà Chúa Xứ (An Giang) - Bà Đen (Tây Ninh) - Bà Rá (Phước Long) với
tục thờ Muk Juk (Bà Đen) của người Chăm ở phía đơng nam trên địa bàn Ninh
Thuận, Bình Thuận.
Cịn Thiên Hậu với rất nhiều đền, miếu, cung thờ Bà ở khắp Nam Bộ và
Trung Bộ thì do người Hoa di dân mang tới khoảng thế kỷ XVII. Ở đây khơng
có sự Việt hố Thiên Hậu của người Hoa, tuy nhiên, khi vào Việt Nam thì Thiên
Hậu không chỉ là vị thần bảo hộ của những người buôn bán trên biển mà đã
mang đa chức năng hơn, khiến không chỉ người Hoa đến cầu cúng mà cịn cả
người Việt, thậm chí có đền thờ Thiên Hậu ở Cà Mau lại do toàn người Việt địa
phương đến hương khói, cầu xin sự phù hộ của Bà.
Tính đa lớp trong tín ngưỡng thờ Mẫu là một đặc trưng chung trên phạm vi
cả nước, tuy nhiên, đặc trưng này thể hiện rất rõ, rất đậm trong tín ngưỡng thờ
Mẫu ở Nam Bộ. Trong đền thờ Bà Chúa Xứ ở Núi Sam hay Linh Sơn Thánh
Mẫu ở núi Bà Đen đều có những miếu nhỏ nằm ngồi điện thờ chính. Nhìn vào
11



khơng gian chật hẹp trong am miếu đó ta thấy hình tượng trụ đá trịn, trên đỉnh
có phủ tấm khăn đỏ, biểu tượng của Linga nguyên thuỷ, hai bên có tượng hay
hai bát hương mà dân gian quan niệm đó là thờ Cậu (Cậu Tài, Cậu Quý). Bên
ngoài, người ta ghi đó là nơi thờ ơng Tà hay Tà thần. Nhìn vào hiện tượng thờ
cúng dân gian này chúng ta thấy ít nhất cũng có 4 lớp văn hố - biểu tượng tiềm
ẩn: 1) Lớp thờ thần Siva của Ấn giáo biểu tượng bằng linga nguyên thuỷ, tồn tại
ít nhất từ thời vương quốc Phù Nam đã bị Ấn Độ hoá, 2) Người Khơ me đã dân
gian hoá linh tượng này thành biểu tượng của vị thần Nieak Tà, mà sau này
người Việt Việt hố tên gọi thành ơng Tà, vị thần mang lại mưa thuận, gió hồ,
tránh rủi ro, dịch bệnh và cả cầu mong tình yêu nữa...3) Linh tượng này cịn tiềm
ẩn lớp tín ngưỡng Chăm, với việc đồng nhất Linga với Pôn Inư Nưgar, mà hai
bên Bà ln có linh tượng của hai con trai là cậu Tài và cậu Quý và 4) Người
Việt khi vào đây đã Việt hố thành hình tượng thờ Cậu của đạo Mẫu, với tâm
thức lưỡng nguyên đực - cái / núi Bà - núi Cậu, mang lại sự phồn thực sinh sôi.
Cũng như người Việt ở Bắc Bộ, trên cái nền thờ Nữ thần và Mẫu thần với
việc tiếp thu ảnh hưởng đạo giáo dân gian Trung Quốc đã ra đời đạo Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ. Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ là hình thức phát triển cao nhất của tín
ngưỡng thờ Mẫu nói chung, nhất là từ thế kỷ XVI-XVII, trong điều kiện xã hội
Việt Nam thời đó xuất hiện Thánh mẫu Liễu Hạnh và bà đã trở thành vị thần chủ
cao nhất của Đạo Mẫu Việt Nam. Và cũng từ đây, đạo Mẫu trở thành một tín
ngưỡng tơn giáo gắn với đời sống dân gian, thoả mãn ước vọng sức khoẻ, tài
lộc, may mắm của con người.
Những lớp cư dân Việt sớm nhất từ Bắc Bộ, bắc Trung Bộ vào trung, nam
Trung Bộ và Nam Bộ, khi mà ở Bắc Bộ đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ chưa thật
hình thành và định hình, do vậy mà họ mang theo chủ yếu là tâm thức thờ Nữ
thần, Mẫu thần và khi vào vùng đất mới, nơi có người Chăm và Khơ me sinh
sống, đã hỗn dung và tiếp thu tín ngưỡng người dân bản địa để hình thành nên
các lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần như đã nói ở trên.


12


Hiện tại, ở miền Trung, nhất là trung và nam Trung Bộ chưa thấy cơ sở đền
phủ thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và kèm theo nó là nghi lễ Hầu bóng, mặc dù ở đó
khơng ít nơi thờ Nữ thần và Mẫu thần, mà tiêu biểu là thờ Thiên Ya Na - Bà
Chúa Ngọc. Nhưng ở Nam Bộ thì lại khác, bên cạnh tín ngưỡng thờ Nữ thần và
Mẫu thần thì ở nhiều nơi đã thấy các đền, điện thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và
kèm theo là nghi lễ Hầu bóng.Theo điều tra bước đầu và có lễ cịn xa với sự thật
thì ở Sài Gịn có 11 đền, điện, Bình Dương có 7 đền, điện, Đồng Nai có 4 đền,
điện. Ngồi ra cịn thấy rải rác ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt... Vấn đề đặt ra là ai
và khi nào người Việt đã mang đạo Mẫu và kèm theo đó là nghi thức Hầu bóng
vào Nam Bộ?
Nguyễn Chí Bền và Hồ Tường cho rằng trong thời kỳ Pháp thuộc, đặc biệt
là từ sau năm 1954, thì Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ phát triển ở Nam Bộ do
người Việt từ Bắc Bộ trực tiếp di cư mang vào (8). Cùng với việc du nhập đạo
Mẫu từ Bắc Bộ, hình thức thờ phụng các anh hùng dân tộc, đặc biệt là thờ Đức
Thánh Trần, một “cặp bài trùng” với đạo Mẫu cũng du nhập theo, khiến cho
nhiều nơi ở Nam Bộ, nhất là phía đơng Nam Bộ phát triển hình thức tín ngưỡng
này. Tất nhiên, như trên đã nói, cùng với đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và thờ Đức
Thánh Trần, thì nghi lễ Hầu bóng và lễ hội “tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ
Mẹ”, mà ở đây Mẹ là Thánh Mẫu, còn Cha là Đức Thánh Trần, một thứ Ngọc
Hoàng của đạo giáo dân gian Việt Nam cũng dần phổ biến ở Nam Bộ.
Về phương diện nghi lễ, ở Nam Bộ, nếu nơi nào có tục thờ Nữ thần và Mẫu
thần thì thường có diễn xướng hát bóng rỗi, cịn nơi có đền phủ thờ Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ thì có diễn xuớng Hầu bóng. Về diễn xướng nghi lễ Hầu Bóng ở
Bắc Bộ và Nam Bộ đã được nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập tới. Đó là nghi
lễ nhập hồn nhiều lần của các thần linh vào thân xác các ông, bà đồng nhằm
cầu sức khoẻ, tài lộc, đó là một dạng thức của shaman giáo, tồn tại ở nhiều nước
trên thế giới. Để thực hiện nghi thức mang tính shanan này, nó đã sản sinh và

tích hợp các hiện tượng văn hoá nghệ thuật, như hát văn và nhạc chầu văn, múa
thiêng...tạo nên một thứ sân khấu tâm linh, tượng trưng cho sự tái sinh và hiện
13


diện của thần linh Tam Phủ, Tứ phủ thông qua thân xác các ơng đồng, bà
đồng.Đối với hát bóng rỗi Nam Bộ có lẽ chúng ta chưa có được những nghiên
cứu đi sâu vào bản chất tín ngưỡng tơn giáo của nó.
1.4 Ý nghĩa tục thờ mẫu của người Việt
Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng mang đậm chất bản địa và
ngun thuỷ. Bởi vì tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ,
trong đó người mẹ, người vợ giữ vị trí quan trọng trong gia đình.
Do vậy, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong văn chương nghệ thuật
thì chữ “Mẫu”, chữ “Mẹ”, chữ “Cái” vẫn giữ nguyên giá trị như nó vốn có cho
đến bây giờ.
Cách bày biện của đền, phủ cũng khác với cách bày biện của chùa. Nếu
như ở chùa người ta bố trí theo thứ tự sự tu hành của đạo Phật thì ở đền người ta
bài trí theo Tứ phủ, gồm có bốn cấp là Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Nhạc Mẫu và Mẫu
Thoải. Ở điện thờ Mẫu Thiên, người ta làm các cảnh sắc, mơ hình thuộc về cõi
trời. Mẫu Địa thì đó là các cảnh núi non, bờ đất như ở đồng bằng rộng lớn. Nhạc
Mẫu thì họ làm các cảnh núi non, cây cỏ và các cơ gái mặc áo chàm, cịn ở điện
thờ Mẫu Thoải thì họ làm các mơ hình bờ sơng và các bè trơi nổi trên sơng đó.
Như vậy, cách bài trí trong điện thờ Mẫu của Tứ Phủ, đền đựợc mơ tả theo tự
nhiên của bốn hình thái cơ bản của địa lý và thiên văn có mối quan hệ gắn bó
mật thiết với cuộc sống con người
Cách bày biện của đền, phủ cũng khác với cách bày biện của chùa. Nếu
như ở chùa người ta bố trí theo thứ tự sự tu hành của đạo Phật thì ở đền người ta
bài trí theo Tứ phủ, gồm có bốn cấp là Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Nhạc Mẫu và Mẫu
Thoải. Ở điện thờ Mẫu Thiên, người ta làm các cảnh sắc, mơ hình thuộc về cõi
trời. Mẫu Địa thì đó là các cảnh núi non, bờ đất như ở đồng bằng rộng lớn. Nhạc

Mẫu thì họ làm các cảnh núi non, cây cỏ và các cô gái mặc áo chàm, cịn ở điện
thờ Mẫu Thoải thì họ làm các mơ hình bờ sơng và các bè trơi nổi trên sơng đó.
Như vậy, cách bài trí trong điện thờ Mẫu của Tứ Phủ, đền đựợc mô tả theo tự
14


nhiên của bốn hình thái cơ bản của địa lý và thiên văn có mối quan hệ gắn bó
mật thiết với cuộc sống con người
Thường ra, đạo Mẫu cũng vẫn chịu ảnh hưởng của đạo Phật cho nên trên
cùng của điện thờ Mẫu có tượng phật để thờ thêm. Cũng cần phải nhấn mạnh
thêm sự ảnh hưởng sâu rộng của tín ngưỡng thờ Mẫu-tín ngưỡng bản địa với các
tín ngưỡng khác du nhập từ bên ngoài vào theo con đường khởi nguyên từ dân
gian như Phật giáo-một tín ngưỡng đã được nhân dân lao động hồ hởi đón nhận
ngay từ khi mới được truyền bá vào nước ta (khoảng thế kỷ thứ VI) để thấy
được vai trò của người phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là trong nền nghệ thuật của
nước nhà. Trong q trình tín ngưỡng thờ Phật du nhập vào nước ta, các bộ phận
quan trọng của tín ngưỡng này đã phát triển theo khuynh hướng dân gian hóa
giữa tín ngưỡng thờ Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu có sự thâm nhập và tiếp thu
ảnh hưởng lẫn nhau. Điều dễ nhận biết nhất là ở hầu hết các ngơi chùa hiện nay
ở nơng thơn đều có điện thờ Mẫu. Trong đó phổ biến nhất là dạng “tiền Phật hậu
Mẫu”. Người ta đi chùa vừa để lễ Phật, vừa để cúng Mẫu. Nhiều khi điện Mẫu
đã tạo nên khơng khí ấm cúng, gần gũi nhộn nhịp hơn cho các ngôi chùa làng. Ở
Bắc Giang, phần lớn các ngôi chùa đều có ban thờ Mẫu, tiêu biểu là khu thắng
cảnh Suối Mỡ, huyện Lục Nam trong đó có các di tích nổi tiếng như đền Hạ, đền
Trung, đền Thượng lại thờ Mẫu là chính, trong đền có những tượng Mẫu rất đẹp
cả về mỹ thuật và nghệ thuật tạo hình.
Khơng chỉ có con đường các điện Mẫu đi vào chùa, mà cịn có con đường
ngược lại Phật đi vào đền, phủ thờ Mẫu. Trong điện thần cũng như cách thức
phối tự ở các ngôi đền, phủ ta đều thấy sự hiện diện của Phật, mà đại diện cao
nhất là Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Cũng cần phải nhấn

mạnh rằng: Quan Âm trong Phật giáo Ấn Độ vốn là một nam thần, nhưng khi
qua Trung Quốc vào nước ta đã bị “nữ thần hóa”, thậm chí “Mẫu hóa” để trở
thành Quan Âm Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Trong các
ngày giỗ Mẫu, giỗ Mẹ đều có nghi thức rước Mẫu lên chùa để đón Phật về đền,

15


phủ cùng tham dự ngày hội. Trong hệ thống các bài chầu văn thì có văn chầu nhị
vị Bồ Tát… Điều đó chứng tỏ vai trị của người phụ nữ được khẳng định từ xưa.
Trong các truyền thuyết về Liễu Hạnh cơng chúa (tức Thánh Mẫu Liễu
Hạnh) có truyền thuyết ghi rõ sự tích Sịng Sơn đại chiến. Truyền thuyết kể rằng
trong lúc Mẫu Liễu Hạnh đang ở vào tình thế nguy kịch bởi sự truy sát của các
đạo sĩ phái Đạo Nội thì Phật Bà Quan Âm đã hiện ra và ra tay cứu độ, giải thoát
cho Liễu Hạnh cơng chúa. Từ đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh quy n Dũng, nghe
kinh tuân pháp, chuyển hóa từ bi theo gương Phật.
Sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau giữa đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu
theo khuynh hướng dân gian hóa là điều dễ hiểu bởi lẽ, đó là tín ngưỡng dân dã
của người dân, cùng hướng về cái từ bi bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến
thiện trừ ác vốn là nền tảng trong nguyên tắc ứng xử của xã hội cổ truyền. Hai
thứ tín ngưỡng này bổ sung cho nhau đáp ứng nhu cầu tâm linh của người nơng
dân: Theo Phật để tu nhân tích đức cho đời, kiếp sau được lên cõi Niết Bàn để
cuộc sống tươi sáng hơn, tự do hơn, còn theo đạo Mẫu là mong được sự phù hộ
độ trì đem lại sức khỏe, tài lộc, may mắn cho đời sống thường ngày.
Tính dân gian của tục thờ Thánh Mẫu ở nước ta thể hiện dưới nhiều dạng
khác nhau, trong đó tranh thờ Mẫu là một trong những dạng thức biểu hiện sinh
động về điều đó. Ở Việt Nam, tranh thờ Mẫu phong phú về đề tài và nghệ thuật
tạo hình. Tuy nhiên, điều dễ nhận biết nhất ở thể loại tranh này là tính nhân dân
vừa giản dị vừa gần gũi lại dễ hiểu. Trong bộ tranh Tam Phủ, Tứ Phủ của tín
ngưỡng thờ Mẫu, ngoài các vị Ngọc Hoàng Thượng Đế, các bà chúa là những

người cai quản giang sơn riêng được đặt ở trung tâm bức tranh chiếm tỷ lệ vượt
trội thì ở xung quanh và ở dưới cịn thấy rất nhiều những “Cô”, những “Cậu”
đứng hầu. Những “Cô” và “Cậu” này có tỷ lệ nhỏ hơn. Đây hẳn có mối quan hệ
giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với tục thờ gia tiên của người Việt từ ngàn xưa. Trong
đó, các “Cơ”, các “Cậu” ấy cũng chính là các bà cơ, ơng mãnh, các thiện nam,
tín nữ đã mất từ rất sớm mà chưa kịp làm phận sự của một con người mà ít gia
đình nào khơng có. Lại thấy trong các tranh này các “Cô”, các “Cậu” trên tay
16


cầm hoặc bưng các thứ đồ vật như khay trầu, gương, lược, hoa quả… là những
thứ các bà, các cô ở Việt Nam dùng thường nhật hoặc sai các con, các cháu cầm
giúp, điều đó đã tạo nên một khơng gian đầm ấm và thanh bình. Tranh thờ Bà
chúa Thượng Ngàn ở đồng bằng Bắc Bộ là một ví dụ điển hình. Như vậy có thể
thấy giá trị cơ bản nhất trong tranh tượng thờ Mẫu chính là ở sự dân gian hóa
các bức tranh thờ, tượng thờ ở mức độ khái quát nhất, tiêu biểu nhất để trở thành
sức mạnh tâm linh, sức mạnh tinh thần cho con người. Bởi thế bất kỳ ai khi đến
với các đền phủ thờ Mẫu, được chiêm bái trước tranh thờ, tượng thờ, các cảnh
vật và hương sắc trong đền, phủ đều thấy rất gần gũi, ấm áp, thanh bình.
Ngồi ra, các nghi thức của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng rất gần với các nghi
thức trang trí của dân gian. Trong đền, phủ ta thấy có đủ các nón ba tầm, kiệu,
võng đến các đồ dùng trong sinh hoạt thường ngày vẫn thấy trong các nhà dân
Việt Nam xưa mà những người phụ nữ thường dùng như khay đựng trầu, cau,
nón, quạt, ấm nước… Tất cả các đồ vật này chủ yếu được làm bằng giấy, đó là
các thứ giấy tráng kim rực rỡ mà mềm mại, duyên dáng rất phù hợp với tính
cách nữ. Màu sắc trong đền, phủ thường dùng các màu sặc sỡ, chủ yếu là 5 màu
chính: Xanh, trắng, vàng, đỏ, đen tức “Ngũ sắc”. Năm màu này được thể hiện rõ
nhất trong hình tượng Thánh Mẫu gắn với các chức năng của họ như Mẫu
Thượng Thiên thường dùng y phục màu xanh, Mẫu Địa thì màu vàng… Tất cả
các yếu tố ấy đều tương ứng với thuyết “Ngũ phương”, “Ngũ hành” là những

thuyết mang đậm chất văn hóa của các dân tộc Á Đơng. Các hình thức này giúp
người ta hình dung một khơng gian với những vẻ đẹp của trần gian và những
hình thức của đền, phủ cũng là những hình thức quen thuộc trong sinh hoạt của
người nông dân trong cộng đồng Việt Nam.
Về các điệu múa được sử dụng trong các lễ hội đền, phủ thờ Mẫu cũng
mang tính dân gian Việt Nam rất rõ, nhất là dạng múa của phụ nữ. Có thể chỉ là
bận các áo chàm, áo mớ bảy, mớ ba và họ múa những điệu múa giống như múa
chèo nhưng nhịp điệu, lời ca lại hợp với nhạc cung văn. Có những điệu múa mà
người múa đội trên đầu cả một mâm hoa quả nhưng họ rất mềm mại uyển
17


chuyển không làm rơi, đổ các thứ lễ bày trên mâm đó. Và những bước đi, nhưng
nhịp điệu mềm mại, uyển chuyển của các động tác, lời ca hết sức cô đúc, nhuần
nhị và gây ấn tượng hết sức mạnh mẽ của sự múa ấy lại được cung văn tấu lên
các thứ nhạc có nhịp điệu vui nhộn làm cho khơng khí của các ngày lễ hội đền,
phủ Mẫu thêm tưng bừng. Mặt khác, nếu chúng ta hiểu sâu về đạo Mẫu chúng ta
sẽ tìm thấy những giá trị mang tính nhân văn tốt đẹp trong phong tục tập quán
của tổ tiên ta từ xa xưa truyền lại, đồng thời góp phần ngăn chặn kịp thời những
biểu hiện sai lệch tín ngưỡng thờ Mẫu và làm ảnh hưởng khơng tốt đến nhiều
người.
Tín ngưỡng thờ mẫu là sự tơn vinh những vị nữ thần được cho là có khả
năng siêu phàm, có thể điều khiển được tự nhiên vốn mang tính quy luật. Trong
quá trình mưu sinh tìm nguồn sống, con người ln vẫn phải dựa vào thiên
nhiên, vì thế họ đã tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như đấng tối cao, là mẫu, và
thờ mẫu với mong muốn mẫu sẽ bảo trợ và che chở cho sự sống con người, là
cứu cánh của mọi khổ đau, bất hạnh...
Như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là các phong tục tập
quán có từ lâu đời từng hun đúc lên sức mạnh của nhân dân trong lịch sử dựng

nước và giữ nước của dân tộc; là nền tảng đạo đức trong cách thức ứng xử giữa
con người với con người, được thể hiện ở sự kính trọng với những người đã sinh
thành ra mình, những người có cơng với dân, với nước. Tất cả những nghi lễ, tập
tục cổ truyền tốt đẹp cần phải được giữ gìn và phát huy trong xu thế tồn cầu
hóa trên mọi lĩnh vực đang phát triển nhanh, mạnh và rộng khắp nhưng không
làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống.

18


II.TỤC ĐỐT VÀNG MÃ
2.1

Khái niệm

Đồ mã là khái niệm chỉ chung những đồ làm bằng giấy và có thể đốt đi
được. Nó liên quan đến quan niệm, muốn người âm nhận được thì đồ lễ phải
được đốt (hóa) sau khi dâng cúng, vì thế, đồ mã khơng thể làm bằng gỗ hay vật
liệu khác. Đồ mã chính là những thứ vật dụng như nhà, xe, voi, ngựa, đồ đạc,
hình nhân... bằng giấy. Còn vàng mã là những thỏi vàng, bạc hay tiền địa phủ
(sau này người ta in giống như tiền thật)
Đốt vàng mã là nghi thức được thực hiện một cách trân trọng và thành
kính trong tín ngưỡng, tơn giáo Việt Nam, hành động này được coi là phương
tiện thể hiện “sự giao tiếp của con người với thế giới siêu nhiên. ".
2.2 Nguồn gốc của tục đốt Vàng Mã
Tục lệ đốt giấy tiền vàng mã có nguồn gốc từ thời cổ đại trong xã hội Trung
Hoa. Nhà tư tưởng Vương Dư đời Đường cho rằng: “Từ thời nhà Hán, đã có tục
chơn tiền và đời sau lấy giấy thay tiền”. Theo niềm tin thuần phác của người
Trung Hoa thuở xưa thì người chết khơng mất hẳn mà biến thành quỷ.Quan
niệm “nhân tử viết quỷ” được hình thành từ thời Ngũ đại (khoảng hơn 2000 năm

trước Công nguyên). Từ quan niệm này, hình thành tín ngưỡng người chết cũng
giống như người sống, tức cần phải có những nhu yếu phẩm cần dùng trong
cuộc sống. Cho nên sau khi chết đi thì thân nhân người q cố sẽ chơn theo
nhưng vật dụng cần dùng mà trong đó có cả tiền bạc. Khám phá từ các cuộc khai
quật của các ngành khảo cổ đã xác quyết điều này. Tuy nhiên, về sau, người ta
thấy rằng chôn tiền và vật dụng thật thì q lãng phí nên dần dần hình thành
quan niệm đốt tiền và đồ dùng bằng giấy để cho người chết sử dụng.
Nguyên nhân đốt vàng mã vào ngày rằm tháng Bảy: Vào thời vua Đạt Tôn
nhà Đường (762) bên Trung Hoa, nhằm lúc Phật giáo cực thịnh, một vị sư tên là
Đạo Tăng muốn cho dân chúng theo Phật giáo, bèn lợi dụng tục đốt vàng mã của
người dân, vào tâu với nhà vua rằng: rằm tháng Bảy là ngày của Diêm Vương ở
19


âm phủ xét tội phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc
lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các
vong nhân dùng.Vua Đạt Tôn đương muốn được lòng dân nên rất hợp ý với lời
tâu của Đạo Tăng, liền hạ chiếu cho thiên hạ. Thế là nhân dân Trung Hoa lại
được dịp thi nhau đốt vàng mã vào ngày rằm tháng Bảy để kính biếu gia tiên.
Như vậy, chúng ta đã xác quyết tục lệ đốt vàng mã là tập tục của người
Trung Hoa có nguồn gốc từ thời cổ đại. Tục lệ này đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống tinh thần của người dân Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn
minh Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Căn nguyên của tục lệ này là niềm tin
có một đời sống khác sau khi chết, cộng với lòng hiếu thảo, bổn phận và trách
nhiệm, ước mong được đầy đủ, sung túc của người sống đối với người chết. Khi
Phật giáo truyền sang Trung Hoa và Việt Nam, với truyền thống hiếu đạo, uống
nước nhớ nguồn, tri ân và báo ân của người con Phật cùng với sự tôn trọng tập
tục của người dân bản địa cho nên trong nghi lễ hiếu sự của người bình dân và
thậm chí với một số Phật tử tại gia thiếu chánh tín cịn có tục lệ đốt vàng mã.
Ở Việt Nam, tập tục đốt vàng mã đã phát triển rất phổ biến ở miền Bắc

trước khi diễn ra phong trào chấn hưng Phật giáo.
Đồ mã đương thời đa dạng về chủng loại, hiện đại về loại hình, tinh xảo về
mỹ thuật. Chi phí cho đồ mã phụ thuộc vào sự đa dạng, sự hiện đại và sự tinh
xảo của đồ mã.Với quan niệm “trần sao âm vậy”, người ta đã đốt, đã hoá, đã gửi
đủ loại đồ mã xuống cõi âm Phủ cho người thân, cho tổ tiên, trong đó chủ yếu là
những vật dụng trong gia đình mà người thân khi cịn sống thường dùng, chẳng
hạn như: “... xe cao su, giường Hồng Kông, màn lan tiêu, đồ chè chén mẫu, chỗ
ăn, chỗ ngồi đủ hết, khơng sót một thứ gì. Mà làm giống như hệt, làm hàng
tháng mới xong, tốn kể bạc nghìn”.Trong một số trường hợp, có lẽ là ở những
gia đình giàu có, đồ mã gửi xuống Cõi Âm cho người thân, ngồi những vật
dụng thơng thường, cịn cả vật ni trong nhà lẫn con sen người ở.

20


2.3 Tục đốt Vàng Mã trong trong đời sống văn hóa người Việt
Tại Việt Nam, tục lệ đốt vàng mã trong các dịp cúng lễ đã và đang phát
triển mạnh, thậm chí đốt vàng mã cịn là một nghi thức khơng thể thiếu, trở
thành hủ tục trong văn hóa tâm linh người Việt.
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là dịp để đốt vàng mã gửi cho
người đã mất. Việc đốt vàng mã đã trở thành tục lệ lâu đời trong đời sống tâm
linh người Việt. Từ cách nghĩ “trần sao âm vậy”, nhiều người tin rằng: những
người đã chết không phải đã “mất” mà họ vẫn tồn tại trong một thế giới đâu đó
như vẫn cịn sợi dây liên hệ vơ hình với người đang sống. Tín ngưỡng đó cũng
có tác dụng nhắc nhở con cháu nhớ về tổ tiên, “uống nước nhớ nguồn”.
Như vậy, ý nghĩa sâu xa của tục đốt vàng mã, tự nó đã phản ánh tâm thức
nhân sinh đáng trân trọng trong đời sống tinh thần người Việt. Tuy nhiên, không
phải lúc nào tục đốt vàng mã cũng được sử dụng với ý nghĩa tích cực.
Có những người vì “phú q sinh lễ nghĩa”, hoặc vì mù qng tin vào
những “ơng thầy, bà cốt” mà đã đốt không biết bao nhiêu tiền vàng kim ngân, vơ

số ngựa tía, thuyền rồng, kiệu vàng hay hình nhân thế mạng... để cúng tế, với
một khát vọng ngây thơ rằng nhờ đó có thể thay đổi số phận hoặc hiện trạng
cuộc sống của mình. Và riêng tại Hà Nội, hàng trăm tỉ đồng đã được chi ra để
mua ngựa, xe, nhà cửa,… để đốt trong dịp Xá tội vong nhân. Người ta sẵn sàng
đốt vàng mã ở khắp nơi, từ gia đình, đến chùa chiền, miếu, thậm chí ngay cả ở
cơng sở, cơ quan … dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách khơng cần thiết.
Lợi dụng sự mê tín của nhiều người mà bây giờ các nhà sản xuất hàng mã
cho ra thị trường hàng mã các sản phẩm vô cùng phong phú và đa dạng từ nhà
lầu, xe hơi, điện thoại di động, xe gắn máy…Theo số liệu thống kê, trung bình
một năm có khoảng 50.000 tấn vàng mã được sử dụng và riêng Hà Nội đã tiêu
tốn trên 400 tỷ đồng cho việc đốt vàng mã - những con số này đã khiến khơng ít
người phải giật mình. Số tiền đó đủ để 8.000 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng hoặc
gia đình chính sách neo đơn có được ngơi nhà tình nghĩa, che mưa, che nắng. Số
21


tiền đó đủ để xây hàng trăm cây cầu treo qua suối cho các cơ, trị ở vùng sâu,
vùng xa khỏi phải vật lộn giữa cái sống và chết trên đường tới trường. Số tiền đó
đủ để hàng chục nghìn em nhỏ có thuốc để giành lại sự sống từ những căn bệnh
hiểm nghèo.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Tổng thư ký Giáo hội Phật giáo Việt
Nam cho biết: “Thực chất đốt vàng mã không phải là hành động báo hiếu mùa
Vu Lan mà là một sự lãng phí. Xã hội hiện nay đang nghĩ rằng việc đốt vàng mã,
nhà cửa, xe cộ là để thể hiện tình cảm và là sự trao đổi với người âm để phù hộ
cho những mưu cầu của mình, đó là một cách hiểu sai”.
Như vậy, từ một tín ngưỡng, với cội nguồn tâm linh nhân văn, giờ đây cuốn
theo cơn lốc “tác dụng phụ” của kinh tế thị trường, tục đốt vàng mã đang trở
thành một vấn nạn xã hội đang bị phê phán, ngăn chặn.
2.4


Ý nghĩa của tục đốt Vàng Mã

Tục đốt vàng mã được hình thành, phát triển cách đây hàng ngàn năm, đốt
vàng mã đã trở thành tập quán mang ý nghĩa văn hố - tinh thần, là nghi lễ
khơng thể thiếu trong bất kỳ một hình thức tế lễ, thờ cúng nào của gia đình, của
dân tộc. Việc thể hiện tấm lịng, ngưỡng mộ, tơn kính đối tổ tiên, với người đã
khuất, với những người có cơng đối với quê hương đất nước - chúng ta cần phải
trân trọng. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay tập tục này phần nào đã vượt qua
khỏi giới hạn của tín ngưỡng văn hoá và đang dần hướng về chủ nghĩa mê tín sùng bái. Để phong tục này phát huy giá trị của nó trong đời sống tinh thần của
người dân thì cần phải có những điều chính đúng hướng, phù hợp với xu thế
phát triển, như vậy mới tránh được lãng phí về kinh tế, hạn chế sự mê tín và góp
phần củng cố, xây dựng một mơi trường văn hoá lành mạnh, văn minh, ý nghĩa
hơn.
Và tục đốt vàng mã khơng chỉ cịn nằm trong phạm vi nghi lễ tại gia đình,
tế lễ ở chùa, đền mà đã vựợt ra khỏi khn khổ đó. Hàng mã được sử dụng ngày
càng nhiều, hàng mã được bán nhiều nơi và trở thành một mặt hàng có tính
thương mại. Nó khơng chỉ là vài đinh tiền vàng, mà đã có nhiều loại hình như:
22


nhà lầu, xe hơi, ti vi, xe máy, vi tính và những đồ cao cấp mang tính thời
thượng.v.v.. Có một điều mà bất cứ ai cũng rõ việc mua hàng mã đều phụ thuộc
hoàn toàn vào người bán và người chủ trì làm lễ (thầy cúng), họ bảo mua thứ
hàng nào thì chủ nhân chỉ việc mua, người mua khơng mặc cả, nếu mặc cả thì
thiếu lịng thành và sẽ bị người thuộc thế giới bên kia oán trách. Việc đốt hàng
mã còn tạo nên nhiều điều ảo tưởng, sự mơ hồ về những niềm tin không giới
hạn… Điều này đã khiến cho những người không hiểu rõ ý nghĩa của tục đốt
hàng mã thì thi đua nhau, gia đình nào eo hẹp kinh tế không đốt được nhiều
vàng bạc, tài sản cho thần thánh, cha mẹ, người thân thì buồn tủi, do đó cố gắng
sắm cho đủ các bộ hàng mã để đốt ngang bằng với bà con lối xóm. Cũng khơng

ít người đốt vàng mã tại các đền, chùa là những đồ mã đắt tiền nhưng chưa hẳn
là thể hiện hết tấm lòng thành mà chỉ để cầu xin các vị thần linh phù hộ sắm
được xe hơi đắt tiền, những ngôi nhà cao to và phúc, lộc sẽ về đầy…
Việc đốt vàng mã cho tổ tiên là không sai, nhưng nếu đốt vàng mã thái quá,
cùng với những mong muốn được người âm trợ lực cho kinh tế hay thăng quan
tiến chức lại trở thành hủ tục, khơng chỉ gây lãng phí tiền của mà cịn gây ra sự ô
nhiễm môi trường, gây mất trật tự an toàn xã hội.

23


III. TỤC LÊN ĐỒNG ( HẦU ĐỒNG)
3.1

Khái niệm
Lên đồng hay cịn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức

trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dịng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong
đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với
thần linh thơng qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin
rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm
phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ
tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ơng đồng, bà đồng khơng cịn là
mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
3.2

Nguồn gốc của tục Lên Đồng( Hầu Đồng)

Hầu đồng thực chất là một trong những tín ngưỡng văn hóa có từ lâu đời
liên quan đến tục thờ Mẫu của người Việt cổ. Người Việt quan niệm có bốn thế

giới tồn tại: trên trời (Thiên Phủ); dưới đất (Địa Phủ); dưới nước (Thoải Phủ);
trên rừng (Nhạc Phủ). Mỗi thế giới đều do một người đàn bà cai quản gọi là các
Mẫu, các mẫu đều khơng có tên, duy mẫu Liễu Hạnh là mẫu Thượng Thiên danh
tính đầy đủ.Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là
nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu"
thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tơ son điểm phấn (tóc có thể để dài như con
gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu
dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...Trong một buổi lên
đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm
khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một "giá" mới và phải
thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương
xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là
một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cơ gái đang tung tăng
nhảy múa..Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của
"giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì
24


múa quạt, múa mồi, múa tay khơng; giá ơng hồng thì có múa khăn tấu, múa tay
khơng, múa cờ; giá các cơ múa quạt, múa hoa, chèo đị, múa thêu thùa, múa
khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân... Nghi
lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan,
Chầu, ơng Hồng, hàng Cơ và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi
lên tới 36 giá.
Trong lúc Thanh Đồng đang hố thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở
dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu
hát.Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban phát cho những
người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người dứng xem xung
quanh nhặt lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc
là hát nói có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới.

Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống
chầu,chuông, trống…Ở miền Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là nơi hay tổ chức lên
đồng nhiều nhất.
Nếu múa trong Hầu bóng là múa của thần linh, biểu tượng của sự tái hiện
của thần linh trong thân xác các ơng đồng, bà đồng, vậy múa bóng là múa của
thần linh hay múa của con người dâng lễ trước thần linh? Có hay khơng hình
thức nhập hồn hay thốt hồn trong hát - múa bóng rỗi? Nguồn gốc của tục hát
bóng rỗi ở Nam Bộ? Trong hồn cảnh xã hội nào mà Hát bóng Nam Bộ phát
triển theo hướng giảm dần tính nghi lễ, tính thiêng để trở thành diễn xướng
mang tính tạp kỹ? Những giá trị văn hố nghệ thuật của hát bóng rỗi là gì?... Đó
là những vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta phải trả lời.
Với các giá ơng Hồng thì nhóm đàn hát (được gọi là "Cung văn") sẽ ngâm
các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền
cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu
nước...Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm
hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi
thuyền rồng" là để chỉ sự này.
25


×