Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH TỔNG HỢP MỘT SỐ GIỐNG CAM TẠI TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.46 KB, 19 trang )

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NƠNG LÂM NGHIỆP TÂY NGUN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT
THÂM CANH TỔNG HỢP MỘT SỐ GIỐNG CAM TẠI TÂY NGUYÊN

Thuộc Đề tài:
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KỸ THUẬT THÂM CANH CHUỐI, SẦU RIÊNG, CAM, BƠ PHỤC VỤ
NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU
CHO CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng Lâm nghiệp Tây Nguyên
Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Mạnh Cường

ĐĂK LĂK, 2020

1


Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NÔNG LÂM NGHIỆP TÂY NGUYÊN


QUY TRÌNH KỸ THUẬT
THÂM CANH TỔNG HỢP MỘT SỐ GIỐNG CAM TẠI TÂY NGUYÊN
Phần I
THÔNG TIN CHUNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng cho các vùng trồng cam tại Tây Nguyên và những vùng có
điều kiện sinh thái tương tự. Quy trình được áp dụng cho các giống cam được được trồng
phổ biến là cam sành và cam xồn.
2. Căn cứ xây dựng quy trình
- Quy trình trồng và chăm sóc cây cam sành khơng hạt LĐ06 theo VietGAP do
Viện Cây ăn quả Miền Nam ban hành.
- Kết quả đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tuyển chọn giống và hồn thiện quy
trình kỹ thuật thâm canh chuối, sầu riêng, cam, bơ phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các
tỉnh Tây Nguyên” do Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng Lâm nghiệp Tây Ngun chủ trì và
thực hiện từ năm 2017 - 2021;
3. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật:
- Quy trình áp dụng cho các vùng trồng cam ở Tây Nguyên theo phương thức canh
tác ra hoa, đậu quả rải vụ, khoảng 2 - 3 đợt thu hoạch /năm (không áp dụng kỹ thuật canh
tác cho ra quả tập trung 1 vụ/năm).
- Năng suất vườn cây vào thời kỳ kinh doanh ổn định, từ năm thứ 4 trở đi đạt 30
tấn/ ha/ năm.

1


Phần II
NỘI DUNG QUY TRÌNH
I. YÊU CẦU SINH THÁI
1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cam sành sinh trưởng và phát triển trong khoảng từ

23-290C, ở nhiệt độ từ thấp đến 13 0C cây có thể sinh trưởng. Như vậy điều kiện nhiệt độ
ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên thích hợp cho cam phát triển.
1.2. Ánh sáng
Cam sành khơng thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là 10.00015.000 lux (tương đương ánh nắng lúc 8 h hoặc chiều lúc 16 - 17 h). Cường độ ánh sáng
quá mạnh sẽ ảnh hưởng trưởng của cây và phẩm chất của trái.
1.3. Lượng mưa
Cây cam sành cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng
rất sợ ngập úng. Ẩm độ đất thích hợp nhất là 70 - 80%. Lượng mưa cần khoảng 1.0002.000 mm/ năm. Trong mùa nắng cần phải tưới nước cho cây để cây sinh trưởng và phát
triển tốt.
1.4. Đất trồng
Đất phải có tầng canh tác dày (>0,6m), có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình.
Đất tơi xốp, thơng thống, thốt nước tốt, pH nước tốt nhất từ 5,5 - 7. Có hàm lượng hữu cơ
cao > 3%, không bị nhiễm mặn.
II. THIẾT KẾ VƯỜN
2.1. Chuẩn bị đất trồng
Trên các vùng đất dốc nên thiết kế hàng theo đường đồng mức. Ở các vùng đất bằng
phẳng, khả năng thốt nước kém nên lên liếp hoặc đắp mơ cao 40 - 50 cm, đường kính
mơ khoảng 1 m để trồng cam.
2.2. Trồng cây chắn gió
Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với việc thiết lập mới một
vườn trồng cây cam. Mục đích của việc trồng cây chắn gió để ngăn chặn sự di chuyển
của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn,
đồng thời hạn chế các mức thiệt hại do gió bão gây hại.

2


Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn, các loại cây sử dụng làm cây
chắn gió là: muồng đen, keo,… Tùy theo từng vùng mà chọn loại cây chắn gió thích hợp
và hiệu quả.

2.3. Mật độ và khoảng cách trồng
Tùy theo độ màu mỡ của đất trồng mà khoảng cách trồng thay đổi cho phù hợp.
Đối với cam ở Tây Nguyên có thể trồng với các mật độ là 2,5 x 3; 3 x 3 m hay 3 x 4 m.
Trồng dày có ưu điểm trái cam ít bị nám nắng, tiết kiệm chi phí mua cây để chống
cành, năng suất thu hoạch những năm đầu cao. Tuy nhiên, do cạnh tranh dinh dưỡng và
ánh sáng, cây có khuynh hướng vươn cao gây khó khăn trong chăm sóc, phịng ngừa sâu
bệnh, thu hoạch và năng suất giảm ở các năm sau.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
3.1. Thời vụ trồng
Vùng Tây Nguyên trồng cam từ tháng 5 - 8 (đầu đến giữa mùa mưa) để cây phát
triển rễ có thể chịu được khô hạn, hạn chế tưới nước trong mùa khơ. Nếu có điều kiện
tưới thuận lợi, có thể trồng quanh năm.
3.2. Chọn giống trồng thích hợp
Nên trồng cây giống sạch bệnh và được nhân ra từ cây giống tốt, đúng giống đã
được chọn lọc. Cây giống phải có chồi ghép cao ít nhất 30 cm để cây phát triển mạnh khi
trồng ngồi đồng.
Có thể trồng cây theo phương pháp chiết nhánh nhưng phải đảm bảo nhánh chiết
không mang mầm bệnh nguy hiểm như: Tristerza, Greening.
.

3.3. Chuẩn bị hố và cách trồng
Hố đào kích thước 50 x 50 x 50 cm. Ở các vùng đất có độ phì thấp, nhiều sỏi đá,

kích thước hố lớn hơn. Mỗi hố bón 5 - 10 kg phân hữu cơ hoai, 0,3 kg lân nung chảy, 2 3 kg vôi, trộn đều với đất mặt, lấp đất ngang mặt hố. Đối với đất đã lên liếp hoặc đắp mô,
cũng chuẩn bị hố tương tự, tuy nhiên, hố đào có thể nhỏ hơn.
Trồng cây: Trên hố đã chuẩn bị, đào một lỗ nhỏ, dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây
giữa hố, mặt bầu ngang mặt hố hoặc mô đất, ém nhẹ hỗn hợp đất + phân xung quanh gốc,
lấp đất ngang mặt bầu.
Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh. Sau trồng
cần cắm cọc, buộc để cố định cây con.


3


3.4. Tủ gốc giữ ẩm
Tủ gốc để giữ ẩm trong mùa khô bằng rơm rạ, tủ cách gốc khoảng 20 cm. Biện
pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp
cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.
3.5. Tưới và tiêu nước
Cam cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn ra hoa và quả phát triển. Giai đoạn đầu
của quả lớn nếu thiếu nước gây rụng quả. Trong mùa khô thường xuyên tưới nước cho
cam.
-Lượng nước tưới 50 - 80 lít/gốc, chu kỳ tưới khoảng 10 ngày/lần.
- Phương pháp tưới: tưới bằng béc phun tại gốc hoặc phun giữa 2 hàng.
Lưu ý khơng để vịi phun nước trực tiếp vào gốc cam (tốt nhất nên để đất quanh
gốc khô để hạn chế nấm bệnh phát triển bằng cách đắp đất cao quanh gốc cam).
Nếu áp dụng biện pháp siết nước để kích thích cây ra hoa cũng khơng nên trì hỗn
tưới cho đến khi cây héo. Để cây héo sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển cũng
như tuổi thọ của cây.
Trong mùa mưa ở Tây Nguyên nếu lượng mưa không đảm bảo, cần phải tưới,
tránh để cây bị thiếu nước, đặc biệt không để cây bị héo ở giai đoạn mang quả.
Chú ý đảm bảo thoát nước tốt, tránh ngập úng ở các tháng mưa nhiều.
3.6. Tỉa cành và tạo tán
a. Tạo tán: là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ xây dựng cơ bản ( từ năm thứ
1 đến năm thứ 2) với mục đích:
- Tạo lập một hình dáng cây có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy đủ, khống chế và
duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để thuận lợi trong việc quản lý vườn
ở thời kỳ kinh doanh.
- Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc nhằm tránh đỗ ngã, gãy
nhánh từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây.

Kỹ thuật tạo tán:
- Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 20 - 30 cm bấm bỏ phần ngọn
hoặc dùng dây kéo uốn cong thân chính 1 gốc 45o so với gốc ghép, mục đích để các mầm
ngủ bung chồi hình thành cành cấp 1. Sau đó chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính
và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ
cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35 - 40o.
4


- Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 60 - 80 cm thì cắt đọt để các mầm ngủ
trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2.
- Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15 – 20 cm và tạo với cành cấp 1
một góc 30 - 350. Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1.
Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3.
- Cành cấp 2 và cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ
các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu hay khống chế những cành quá dài không phân
cành. Sau 2 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phịng ngừa sâu
bệnh và thu hoạch.
Cµnh cÊp 3

Cành cấp 2

Cành cấp
111
30-35o

35-400

Hình: Kỹ thuật tạo tán cây


b. Ta cành:
Ở cây cam mỗi chồi có thể phát triển trong một năm để tạo mầm hoa và sẽ mang
một hay nhiều trái ở cuối cành.
Ba mục tiêu chính của việc cắt tỉa cành đối với cây có múi là:
- Tạo cho cây có bộ khung khoẻ mạnh.
- Có cành mang trái khỏe và phân bố giống nhau trên khung (sườn) và cành mẹ
(cành chính).
- Thay thế những cành già, lọai bỏ cành sâu bệnh, chết, cành vơ hiệu…khơng có
khả năng sản xuất bằng những cành non trẻ sẽ mang trái trong những năm tiếp theo.
Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ
5


những đoạn cành sau đây:
- Cắt đoạn cành đã mang quả khoảng 10 - 15 cm tùy cành để thu gọn tán tạo điều
kiện cho cây bật chồi mới.
- Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán khơng có khả năng
mang quả.
- Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm
hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
Để tránh mầm bệnh (tiềm ẩn virus, vivoid...) lây lan sang cây khác, cần phải khử
trùng dụng cụ bằng cồn 90o hoặc hơ lửa. Đối với những cành lớn hơn 3 cm thì phải dùng
cưa. Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa cần phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét
kín vết cắt nhằm tránh vết thương bị thối tạo điều kiện thích hợp cho cơn trùng và mầm
bệnh tấn cơng.
3.7. Phân bón
a. Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây 1 - 2 năm tuổi), phân bón được chia làm nhiều đợt
(8 - 6). Sau khi trồng đến 6 tháng tuổi nên dùng phân DAP với liều lượng 20 - 30g hòa
cho tan trong 5 - 10 lít nước để tưới cho một gốc (1tháng/lần). Để bộ rễ của cây phát triển

mạnh, trong giai đoạn này cần bổ sung các loại phân bón kích thích phát triển bộ rễ như:
Humix, roots.
Bón phân bón 200 g N + 160 g P2O5 + 120 g K2O + 10 kg hữu cơ vi sinh cây cam
sành tốt nhất ở giai đoạn kiến thiết cơ bản.
Phân bón lá có thể được phun lên cây để hỗ trợ dinh dưỡng giúp cho cây cam phát
triển tốt hơn.
Bảng 1: Khuyến cáo liều lượng phân bón cho cây cam ở thời kỳ kiến thiết cơ bản(*)
Thời
Tháng

điể

Liều lượng

m

(g/cây/ lần bón)

Phương pháp bón

bón
Bón lót
5 - 10 kg phân hữu cơ

Trộn đều số phân trên với đất

trước khi

0,5 kg super lân, 2 - 3 kg vôi


và cho vào hố trồng.

trồng 7 -

200 g NPK (16 - 16 - 8 )

10 ngày
Cây mới trồng:
6


1
2
3
4
5
6
8
10

12

1 tháng
2 tháng
3 tháng
4 tháng
5 tháng

20 g DAP (18 - 46 - 0 )
20g DAP (18 - 46 - 0 )

20g DAP (18 - 46 - 0 )
20g DAP (18 - 46 - 0 )
40g DAP (18 - 46 - 0 )

Lượng phân bón pha 5 - 10

6 tháng

tránh lá bị ngộ độc phân bón.
72g urê + 166 g super lân + 33 gam Đào rãnh xung quanh gốc

lít nước tưới ướt gốc và tưới
tiếp cho các cây khác. Nên
tưới xả lại bằng nước để

kali + 5 kg phân hữu cơ vi sinh
theo hình chiếu của tán cây,
8 tháng
72 g urê + 166 g super lân + 33
rảnh sâu 5 - 10 cm, rộng 10 gam kali
20 cm cho phân vào, lấp đất
10 tháng 72 g urê + 166 g super lân + 33
và tưới nước
gam kali
Cây > 1 năm tuổi
Tháng 1
72 g urê + 166 g super lân + 33 Cuốc rảnh xung quanh gốc
gam kali + 5 kg phân hữu cơ vi theo hình chiếu của tán cây,

14


Tháng 3

16

Tháng 5

sinh
rảnh sâu 5 - 10 cm, rộng 10 72 g urê+ 166 g super lân + 33 g
20 cm cho phân vào, lấp đất
kali
và tưới nước
72 g urê+ 166g super lân + 33 gam

Tháng 7

kali
72g urê+ 166g super lân + 33 gam

Tháng 9

kali + 5kg phân hữu cơ vi sinh
72g urê+ 166g super lân + 33 gam

Tháng 11

kali
72g urê+ 166g super lân + 33 gam

18

20
24

kali
(* Theo Quy trình canh tác của Viện Cây ăn quả Miền Nam)
Từ năm thứ 2 trở đi lượng phân bón tăng khoảng 20% so với giai đoạn cây 2 năm
tuổi và tăng lượng phân kali bằng 2/3 lượng đạm.
Trong mùa khơ, khi bón phân phải tưới nước đủ ẩm liên tục để cây sinh trưởng tốt.
b. Thời kỳ kinh doanh
Trong giai đoạn cho trái cây cam đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn và tỷ lệ
NPK của mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Có 4 giai đoạn được khuyến cáo bón phân trong
thời kỳ kinh doanh: Giai đoạn sau thu hoạch; Trước khi cây ra hoa; Sau khi đậu quả và
quả phát triển; Trước khi thu hoạch. Tuy nhiên trong điều kiện áp dụng kỹ thuật cho ra
hoa rải vụ nhiều đợt /năm (2 - 3 đợt), không tách bạch rõ ràng các giai đoạn sinh trưởng
7


của cây trong năm nên việc bón phân hóa học cần hết sức linh động. Hữu cơ bón với
lượng cao để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng ổn định trong năm theo nhu cầu của cây.
+ Lượng phân bón:
Liều lượng phân bón cho cây cam tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, tình
trạng sinh trưởng của cây, độ màu mỡ của đất, giống cây, tuổi cây, mật độ, năng suất vụ
trước... Lượng bón áp dụng như sau:
Bảng 2. Lượng phân bón khuyến cáo cho cây cam thời kỳ kinh doanh (kg/cây)
Địa điểm
Đăk Lăk
Đăk Nông

N


P2O5

K2 O

Phân hữu cơ

700
500

700
500

500
300

15 - 20
15 - 20

+ Tỷ lệ phân bón ở các giai đoạn:
Do áp dụng phương pháp canh tác cho hơn 1 vụ/năm nên vườn cây phải được bón
phân đầy đủ để cây có thể đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây đồng thời ở nhiều giai
đoạn phát triển. Tỷ lệ bón cho cây cũng rất linh động. Cơ bản có thể áp dụng các tỷ lệ
sau:
- Sau thu hoạch chính: 20% đạm + 30% lân + 20%kali+ 8-10 kg
hữu cơ/gốc/năm.
- Trc khi cõy ra hoa v chớnh: 20% đạm + 30% l©n + 30% kali
- Sau khi quả đậu quả v phỏt trin bún v chớnh: 50% đạm + 20% lân +
50% kali và 8-10 kg hữu cơ/gốc/năm. Trong giai đoạn này lượng phân bón hóa
học nên chia thành 3 lần bón đều nhau nhằm tránh hiện tượng rửa trơi của phân bón,
đồng thời cung cấp dinh dưỡng kịp thời giúp trái cam phát triển tốt cũng như đảm bảo

dinh dưỡng cho việc ra hoa đậu quả ở các vụ khác.
- Trước khi thu hoạch vụ chính: khoảng 7 tháng sau khi u trỏi bún: 10% đạm
+ 20% kali.
Tựy tng điều kiện cụ thể mà quyết đinh lượng phân bón cho thích hợp.
Hằng năm nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO 3 )2 để cải thiện phẩm chất và
thời gian tồn trữ sau thu hoạch của quả.
+ Vận dụng bón phân hóa học
Việc phân chia các giai đoạn sinh trưởng của cây dựa vụ chính trong năm: Ra hoa
từ tháng 1 - 3 và thu hoạch từ tháng 10 - 12. Dựa vào các giai đoạn sinh trưởng, thông
thường bón khoảng 6 - 7 lần/năm.
- Sau thu hoạch vụ chính: Bón phân đạm và lân nhiều hơn kali để cho cây phục
8


hồi. Bón NPK (16-16-8; 20-20-15 ; 20-10-10) và bón 1 - 2 lần với lượng bón 0,5 -0,8
kg/cây. Bón phân hữu cơ trong giai đoạn này là cần thiết, lượng phân hữu cơ có thể 8 –10
kg/cây.
- Ra hoa đậu quả chính: bón lân nung chảy 0,3 - 0,5 kg/cây và bón thêm 1 lần
phân NPK (0,5 – 0,8 kg/cây).
- Ni quả: Bón 3-4 lần trong giai đoạn ni quả, lượng bón 1 - 1,5 kg/cây, bón rất
phân NPK thường sử dụng là NPK:16-8-16; 20-10-20, 14 -10 -17... và trước khi thu
hoạch khoảng 40 - 50 ngày bón thêm phân kali (KCl, K2SO4) với lượng 0,2 - 0,5 kg/cây.
Ở giai đoạn này, trước khi bón NPK, bón 8 –10 kg/cây phân hữu cơ.
+ Phương pháp bón
Đào rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 5-10 cm, rộng 1020 cm cho phân vào, lấp đất. Khi cây giao tán khơng cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc
xới nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân, lấp đất lại. Nếu đất khơng đủ ẩm thì thiến
hành tưới.
3.8. Kiểm soát chiều cao của tán cây
Nên khống chế và duy trì chiều cao của cây cam sành khơng hạt trong tầm kiểm
soát khoảng 2- 3m để khả năng tiếp nhận ánh sáng của bộ lá tối đa, tăng diện tích lá hữu

hiệu cho quang hợp của bộ lá; thuận lợi trong việc quản lý vườn ở giai đoạn kiến thiết cơ
bản và thời kỳ kinh doanh. Đối với các mật độ trồng dày và áp dụng kỹ thuật ra hoa nhiều
đợt, kỹ thuật cắt cành tạo tán hạn chế chiều cao rất quan trọng.
3.9. Xử lý ra hoa
Cây cam ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hố mầm hoa. Ở Tây Ngun có
mùa khơ hạn kéo dài 5-7 tháng, việc tưới nước là liên tục trong mùa khơ cho đến khi
muốn cho cây phân hóa mầm hoa, ra hoa đậu quả. Việc tạo khô hạn để cây ra hoa đồng
loạt là thuận lợi. Tuy nhiên, ở Tây Nguyên, việc kích thích ra hoa đậu quả đồng loạt cho
năng suất cao, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân, thu hoạch nhưng lại mang đến
hậu quả là vườn cây mau mau già cỗi và rất dễ suy thối nếu khơng kịp thời tác động các
biện pháp chăm sóc tích cực.
Do vậy ở Tây Ngun, nên áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa,đậu quả ở mức độ vừa
phải, lượng quả khơng q cao ở vụ chính và cho phép điều khiển ra hoa, đậu quả ở đợt 2
hoặc 3.

9


+ Kỹ thuật xử lý ra hoa trên cây cam
Tạo sự khơ hạn để kích thích ra hoa: Sau khi thu hoạch xong tiến hành vệ sinh
vườn như cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh...
Sau đó bón phân lần 1 với liều lượng tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây.
- Sau đó bón phân lần 2, đến khoảng tháng 2 ngưng tưới nước để tạo khô hạn.
Thời gian khô hạn khoảng 1 tháng. Khơng nên để cây héo,nêu cây có triệu chứng héo thì
bắt đầu tưới nước, tưới đất đủ ẩm liên tục khoảng 7-15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây
sẽ ra hoa.
Tuỳ theo thời điểm thu hoạch mà chọn thời điểm xử lý ra hoa. Thông thường ở
Tây Nguyên nên chọn cho ra hoa, đậu quả khoảng 2-3 đợt. Tuy nhiên,việc điều khiển ra
hoa nhiều đợt nên dựa vào điều tiết khô hạn chứ không nên sử dụng các chế phẩm phun
lá vì trên cây đang có quả ở các giai đoạn khác nhau.

Một vấn đề cần lưu ý là tùy vào sinh trưởng của cây mà định lượng quả của từng
đợt để đảm bảo năng suất đồng thời duy trì chất lượng quả.
IV. PHỊNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH
4.1. Một số biện pháp chung trong quản lý dịch hại
a) Biện pháp canh tác
- Chọn đất phù hợp với sinh trưởng của cây trồng.
- Thiết kế vườn trồng có hệ thống tưới tiêu nước tốt, vệ sinh vườn tránh lây lan
mầm bệnh.
- Trồng cây với mật độ vừa phải để vườn được thơng thống.
- Thường xun vệ sinh đồng ruộng, tỉa cành tạo tán cho cây để tạo sự thơng
thống hạn chế sâu bệnh hại, thu lượm và tiêu hũy tàn dư thực vật vụ trước.
- Trồng xen cây trồng ngắn ngày để bảo tồn thiên địch, nâng cao hiệu quả sử dụng
đất.
- Trồng cây che bóng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản sẽ giúp cây trồng sinh trưởng
tốt hơn.
- Sử dụng phân bón hợp lý.
- Tưới nước vừa đủ cho cây nhằm tạo điều kiện cho cây hấp thu tốt, khơng gây
lãng phí nước tưới (nên có hệ thống tưới hợp lý).
- Bao quả hạn chế sự gây hại của sâu, cải thiện mẫu mã bên ngoài của quả.
- Hạn chế các vết thương trên cây hay các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
10


sâu hại.
b) Biện pháp cơ lý học:
- Sử dụng sức người, máy móc, nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, mùi vị, bẫy các loại
để tiêu diệt côn trùng gây hại. Đây là biện pháp dễ thực hiện, an toàn cho người, gia súc,
thiên địch và môi trường.
- Tạo điều kiện cho vườn thơng thống, ánh sáng đầy đủ, ẩm độ thích hợp sẽ ít sâu
bệnh hại hơn.

- Bẫy đèn: Thường sử dụng để thu hút côn trùng (ngài, bọ cánh cứng) và diệt
chúng. Ngồi ra bẫy đèn cịn là phương pháp để kiểm tra và dự báo sự hiện diện của dịch
hại trong vườn.
- Sử dụng các dụng cụ như vợt, túi vợt để bắt côn trùng.
c) Biện pháp sinh học
- Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích phát triển nhằm góp phần
tiêu diệt dịch hại.
- Sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc có phổ tác động hẹp, không độc hại với
các loại sinh vật có ích, an tồn với sức khỏe con người và mơi trường.
- Tạo nơi cư trú cho các lồi sinh vật có ích bằng cách trồng xen, để thảm cỏ trong
vườn.
- Theo dõi diễn biến gây hại của các loài sâu bệnh hại, xác định ngưỡng gây hại
kinh tế.
- Ủ phân với nấm Trichoderma hạn chế một số nấm gây hại
- Sử dụng chất dẫn dụ côn trùng, ruồi đục quả, sâu đục quả.
- Nuôi kiến vàng (Oecophylla smaragdina) trên vườn sầu riêng nhằm khống chế các
loại dịch hại như: các loại nhện, rệp sáp, sâu vẽ bùa, bọ xít xanh, rầy chổng cánh, rầy
mềm…Đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của kiến hơi (Dolichodorus thoracicus).
d) Biện pháp hóa học
- Sử dụng khi dịch hại khi sự gây hại quá mức, vượt quá ngưỡng kinh tế. Chỉ sử
dụng các loại thuốc sử dụng phải được cho phép và khuyến cáo sử dụng.
- Sử dụng thuốc an toàn cho thiên địch: Tránh sử dụng các loại thuốc BVTV có
phổ rộng, khơng nên sử dụng thuốc có độ độc cao, chọn thuốc có tính chọn lọc, ít độc đến
thiên địch và môi trường.
- Sử dụng thuốc theo ‘bốn đúng’
11


4.2. Sâu hại
a. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton)

- Đặc điểm gây hại:
Sâu vẽ bùa gây hại lá, chồi non và quả cam. Sâu thường đục qua lớp biểu bì của lá
để ăn phần nhu mô của lá tạo thành đường hầm ngoằn ngo dưới lớp biểu bì có màu ánh
bạc, phía sau là đường phân thải ra của sâu như sợi chỉ, lớp biểu bì có thể bị bong ra hoặc
giống như nhầy ốc sên. Sâu vẽ bùa gây hại làm cho lá nhỏ, dị dạng, co rúm lại làm giảm
khả năng quang hợp, do đó cây sinh trưởng và phát triển kém, hoa trái dễ bị rụng. Sâu vẽ
bùa là môi giới truyền bệnh loét trên cam, quýt,.... Ngoài ra, các lá cam quýt co rúm,
quăn queo do sâu vẽ bùa tạo nên là nơi ẩn nấp qua đông của nhiều loại sâu hại khác như
châu chấu, rệp bột tua ngắn, nhện đỏ....
- Biện pháp phòng trừ:
* Biện pháp canh tác: Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành, tạo tán, bón
thúc cho lộc non ra tập trung, hạn chế sự phá hại của sâu. Thường xuyên theo dõi quan
sát, để bảo vệ các đọt non vào các giai đoạn cao điểm phát triển của sâu. Trường hợp bị
hại nặng thì có thể cắt bỏ các chồi lá bị sâu đem tập trung đốt, tiêu diệt.
* Biện pháp sinh học: Bảo vệ thiên dịch sẵn có trên đồng ruộng hoặc nhân thả
một số lồi thiên địch có triển vọng như các loài ong trong họ Chalcidoidea,
Ichneumonidea ký sinh trên sâu non và nhộng, tỷ lệ ký sinh có thể lên đến 70 - 80% hoặc
kiến vàng Oecophylla smaragdina. Xử lý một số loại thuốc sinh học có hoạt chất như:
Abamectin; Emamectin benzoate; Petroleum Spray Oil; Matrine - dịch chiết từ cây khổ
sâm; Azadirachtin.
* Biện pháp hoá học: Khi mật số sâu quá cao, có thể sử dụng một trong các loại
thuốc hóa học được phép sử dụng theo danh mục thuốc hiện hành. Sử dụng liều lượng
theo khuyến cáo bao bì và phun lần 2 sau 7 - 10 ngày cho mỗi đợt ra lộc. Có thể sử dụng
một trong các loại thuốc có hoạt chất sau: Spirotetramat; Pymetrozin Cyromazine
b. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayana)
- Đặc điểm gây hại:
Thành trùng và ấu trùng sống trên đọt non chích hút nhựa cây và truyền bệnh.
Ngọn non bị chích hút sẽ lụi dần, sần sùi, lá bị hại có phiến lá nhỏ, xoăn. Rầy chổng cánh
là mơi giới truyền vi khuẩn từ cây bệnh sang cây không bệnh. Thời gian xuất hiện nhiều
khi cam ra các đợt chồi non (từ tháng 2 đến tháng 11).


12

Hình: Thành trùng rầy chổng cánh

Hình: ấu trùng rầy chổng cánh


- Biện pháp hạn chế nguồn bệnh
+ Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn bằng cách nhổ bỏ các cây bị nhiễm bệnh vàng
lá greening.
+ Trồng cây sạch bệnh có nguồn gốc rõ ràng, có bảo vệ khi vận chuyển (xử lý
thuốc trước khi vận chuyển).
+ Tỉa cành và bón phân hợp lý để điều khiển các đợt đọt ra tập trung để dễ theo
dõi và dễ phát hiện sự hiện diện của Rầy chổng cánh.
+ Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế sự tái xâm nhiễm của Rầy
chổng cánh từ nơi khác đến, vì gió cũng có tác dụng ảnh hưởng đến sự phát tán và di
chuyển của rầy trưởng thành.
+ Trồng cây có múi xen ổi: Trồng cam xen canh với ổi theo tỉ lệ (1:1) làm giảm
mật số rầy chổng cánh.
- Biện pháp phòng trừ:
Dùng bẫy màu vàng để theo dõi rầy chổng cánh. Mỗi vườn nên đặt ít nhất 5 bẫy để
theo dõi (4 bẫy ở 4 gốc vườn và một bẫy ở chính giữa vườn). Khi phát hiện thành trùng
thì có thể sử dụng các loại thuốc hố học để phịng trị.
Sử dụng thuốc khi thấy đọt non khoảng 0,5 - 1cm và 2% số cây trên vườn ra đọt
non, mỗi đợt đọt ta nên phun ít nhất 2 lần.
Sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như Abamectin; Emamectin
benzoate; Petroleum Spray Oil; Matrine, dịch chiết từ cây khổ sâm Isoprocarb để phịng
trừ theo hướng dẫn.
c. Nhóm cơn trùng chích hút khác: Rầy mềm, nhện, bọ trĩ,...

- Đặc điểm gây hại
* Rầy mềm (Toxoptera citricidus): Rầy mềm màu đen, dài khoảng 2mm thường
sống tập trung trên các đọt non. Chúng chích hút nhựa làm các đọt non khơng phát triển

13


và lại, phân chúng thải ra nhiều chất đường mật kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá
làm giảm khả năng quang hợp. Là môi giới truyền virus gây bệnh Tristeza trên cây.

Hình: Thành trùng rầy mềm

* Nhóm Nhện: Cả thành trùng và ấu trùng rất nhỏ, có màu đỏ, vàng lợt hoặc trắng
tùy loài, chúng thường tập trung tấn công trên lá non hay trái non từ khi đậu trái đến 2
tháng tuổi. Nhóm nhện tập trung trên bề mặt của lá và trái. Chúng ăn lớp biểu bì tạo
thành những chấm nhỏ li ti màu vàng và trên quả tạo da cám da lu (gọi trái da cám),...

Hình: Nhện đỏ

* Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis): Rất phổ biến trên cây họ cam quýt với nhiều
loại khác nhau, tuy nhiên có một loại quan trọng là loại có màu vàng nhạt, dài khoảng
1mm. Bọ trĩ thường tấn công trên hoa và cũng tấn cơng trên trái.

Hình: Thành trùng Bọ trĩ

Hình: Triệu chứng gây hại của Bọ trĩ trên trái

14



- Biện pháp phịng trừ nhóm cơn trùng chích hút:
Tỉa cành vượt, cành sâu bệnh để vườn cây thơng thống hạn chế các loại côn trùng phát
sinh gây hại. Chăm sóc bón phân cân đối hợp lý, tưới nước đầy đủ để cây ra đọt non tập
trung dễ quản lý sâu bệnh hại.
Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết nhằm bảo vệ loại thiên địch có trong tự
nhiên như: các loài nhện bắt mồi, kiến ba khoang, bọ rùa, ruồi ăn rệp (Syrphidae) và ong
ký sinh thuộc họ Aphididae.
Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra mật độ các loại sâu hại để xử lý kịp thời khi
mật độ đạt ngưỡng gây hại. Sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như:
Abamectin; Pymetrozin Emamectin benzoate để phịng trừ theo hướng dẫn.
d. Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis)
- Đặc điểm gây hại: Trưởng thành đẻ trứng trong phần tiếp giáp thịt quả và vỏ quả.
Dòi ăn thịt quả, đục hư quả. Ruồi đục quả xuất hiện nhiều khi quả bắt đầu bước vào giai
đoạn chín. Nếu trên vườn có nhiều đợt quả chín thì ruồi đục quả càng nghiêm trọng.
- Biện pháp phịng trừ:
+ Tỉa cành tạo vườn thơng thống, thu hoạch kịp thời và thu nhặt quả bị hại, bị
rụng tiêu hủ để hạn chế mật số ruồi đục quả.
+ Dùng túi giấy bao quả từ sau khi quả ở thời kỳ rụng sinh lý trở đi. Khi quả chín
thu hoạch kịp thời, hạn chế để lâu trên vườn.
+ Sử dụng bả protein để trừ ruồi đực theo hướng dẫn,treo bả trên cây nơi râm mát,
mỗi ha 20 - 30 bẫy, sáu tuần thay bả 1 lần.
+ Sử dụng thuốc diệt ruồi vàng rụng trái Vizibon D, hỗn hợp thuốc và chất dẫn dụ
theo hướng dẫn, tẩm thuốc vào bẫy treo trên cây nơi râm mát để diệt ruồi. Mỗi ha treo 20
- 30 bả; sau 20 ngày thay bả 1 lần.
4.3. Bệnh hại
a. Bệnh thối gốc chảy nhựa (do nấm Phytophthora spp.)
- Đặc điểm gây hại: Bệnh biểu hiện ban đầu là vết bệnh ở phần vỏ của thân cây
vùng sát gốc thường bị úng nước. Vết bệnh thối nâu thành những hình dạng bất định. Sau
đó, vùng bệnh khô và nứt dọc thân cây, vỏ cây bắt đầu bong ra, phần gỗ sát vỏ bị thối
nâu, vết thối lan rộng dần ra xung quanh. Tại các vết bệnh thường xuất hiện dịch nhựa

màu vàng chảy ra. Trường hợp bệnh lây lan nặng thì vết thối sẽ lan xuống rễ chính, làm

15


các rễ tơ khơng phát triển được. Từ đó khơng hút được nước và dinh dưỡng để nuôi cây,
khiến cây bị cịi cọc, khơng phát triển đọt non, cành chết dần khiến cây xơ xác.
Nấm này cũng tấn công lên trái làm thối trái, nhất là các trái gần mặt đất trên các
vườn trồng với mật độ dầy. Nấm thường tấn cơng chỉ một bên trái, vết bệnh trịn màu nâu
đen, sau đó lan rộng khắp cả trái và có mùi chua cuối cùng trái rụng.
Vào muà mưa ở các vườn trồng mật độ dầy, kém thoát nước, ẩm độ khơng khí cao
thì nấm Phytophthora dễ tấn cơng và gây hại nặng.
- Biện pháp phòng trừ:
Chọn gốc ghép chống chịu bệnh như Troyer, Carrizo citrange, Trifoliata hoặc
Cleopatra. Sử dụng cây giống khơng bị nhiễm bệnh, có nguồn gốc rõ ràng.
Đất trồng phải được lên mơ cao ráo, tơi xốp, thốt nước tốt, trồng với khoảng cách
hợp lý (khi cây cho thu hoạch không giao tán với nhau), tránh độ ẩm cao ở phần gốc và
nên sử lý thuốc trừ bệnh trước khi trồng.
Tỉa cành tạo tán giúp cho cây được thơng thống, hạn chế bệnh phát triển.
Khi trong vườn có cây bị bệnh, dùng dao cạo bỏ phần vỏ bị nhiễm và dùng thuốc
Phosphonate quét lên vết bệnh (1%) và phun lên cây + tưới gốc (0,5%), 3 lít dung
dịch/cây + Trichoderma spp. cho hiệu quả cao.
Ngồi ra có thể dùng một trong các loại thuốc có hoạt chất Fosety aluminium hoặc
Dimethomorph + Mancozeb qyét lên vết bệnh đã cạo nhiều lần đến khi vết bệnh khô hẳn,
đồng thời phun lên cây và tưới gốc để tiêu diệt nguồn bệnh.
Vườn cam nên bón nhiều phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma
vào trong đất xung quanh gốc cây để nấm hoạt động và tiêu diệt các mầm bệnh là nấm
đất còn tồn tại trong đất hay xác bã thực vật nằm trong đất.
Gốc cây cũng nên được quét vôi mỗi năm từ 1 đến 2 lần, vào cuối mùa nắng hay
đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, chiều cao của vết quét ít nhất là 50 cm kể từ gốc cây,

xung quanh gốc nên rải vơi. Vơi có tác dụng làm hạn chế sự nẩy mầm của bào tử nấm.
b. Bệnh loét (do vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv. citri)
- Đặc điểm gây hại: Bệnh xuất hiện trên cành, lá non và trái. Triệu chứng ban đầu
là những đốm bệnh màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá non, sau đó bệnh phát
triển nhanh thành những vết bệnh màu nâu nhạt. Xung quanh vết bệnh thường có viền
màu vàng sáng, các vết bệnh có thể liên kết lại với nhau thành từng mảng lớn đặc biệt là

16


bệnh nhiễm theo các vết đục của sau vẽ bùa. Bệnh loét thể hiện trên cả hai mặt lá, chung
quanh vết bệnh có viền vàng sáng và khơng làm lá biến dạng, nhăn nheo.

Hình: Triệu chứng bệnh loét trên lá và trái
- Phòng trừ:
+ Cần tiêu huỷ các cành, lá và trái bị bệnh, dư thừa thực vật trên vườn.
+ Bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh đặc biệt là trong mùa mưa bão, vì vậy cần chú
ý phịng ngừa bệnh bằng những thuốc gốc đồng.
+ Cần phun thuốc định kỳ với các loại thuốc như: Kasugamycin, Pseudomonas
fluorescens để phòng ngừa bệnh theo các đợt đọt non.
+ Khi cây bị bệnh, có thể sử dụng thêm các loại thuốc gốc đồng kết hợp với các
loại thuốc có hoạt chất kháng sinh Kasugamycin phun theo liều lượng khuyến cáo của
nhà sản xuất.
+ Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa như: Spirotetramat + Petroleum Spray Oil phun theo
liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.
+ Trong vườn có nhiều cây bị bệnh nặng, nên hạn chế việc phun nước tưới thẳng
lên tán cây vì như vậy sẽ giúp phân tán mầm bệnh trơi nổi trong nước tưới hay bắn các
giọt vi khuẩn sang lá, cành, trái khác.
Trái non dễ bị nhiễm bệnh ở giai đoạn từ 20 - 40 sau khi đậu trái, sử dụng các loại
thuốc gốc đồng kết hợp với các thuốc có hoạt chất kháng sinh Kasugamycin hay các loại

thuốc khác 2 lần vào giai đoạn này để hạn chế sự gây hại của bệnh loét trên quả.
c. Bệnh vàng lá thối rễ (Nấm Fusarium solani và một số nấm đất khác)
- Đặc điểm gây hại: Triệu chứng xuất hiện trên lá, lá bị biến vàng, đặc biệt là
phiến gân lá bị vàng (khác với triệu chứng của bệnh vàng lá Greening), vàng lá có thể
xảy ra trên một vài nhánh hay trên toàn cây, triệu chứng xuất hiện trên lá già, sau đó đến
các lá non. Khi cây bị bệnh bị lay động mạnh hoặc có gió mạnh làm cho lá vàng bị rụng
nhiều.
17


Khi quan sát bộ rễ theo hình chiếu xuống của cành bị bệnh, thì thường những rễ
theo hướng này bị hư, thối, đặc biệt là rễ non bị thối và tuột khỏi vỏ, như vậy rễ sẽ mất
khả năng hấp thu dinh dưỡng và nước để nuôi cây.
- Biện pháp phòng trừ:
Phòng trừ giống như các bệnh khác là sử dụng cây giống sạch bệnh, có hàng cây
chắn gió, lên liếp cao, có rãnh thốt nước tốt chống úng.
Rải vơi trước khi trồng để loại trừ mầm bệnh có trong đất. Hàng năm nên cung cấp
thêm vôi xung quanh gốc, quét vôi vào gốc cây trên 50cm vào cuối mùa nắng.
Bón nhiều phân hữu cơ để cải thiện đặc tính đất kết hợp với cung cấp nấm đối
kháng Trichoderma, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật trong đất.
Theo dõi vườn cây thường xuyên để xử lý kịp thời những cây bị bệnh và xung
quanh cây bệnh bằng cách:
Tưới thuốc Mancozeb + Metalaxyl và sau đó 15 - 20 ngày xử lý Trichoderma hoặc
Steptomycin Sulfate.
Rải thuốc trừ tuyến trùng xung quanh rễ: Sử dụng một trong các loại thuốc
Chitosan, Paecilomyces lilacinus.
Trong vườn nên trồng cỏ (cách gốc 50 cm) để giúp đất thơng thống.
V. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN
5.1. Thu hoạch trái
Cây cam từ khi trổ hoa đến thu hoạch trong khoảng 9-10 tháng. Tuy nhiên, tùy

theo tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây có thể thu khi vỏ quả bóng và có màu xanh
đến xanh hơi vàng (chuyển màu da lươn).
Nên bắt đầu thu hoạch vào trời nắng ( khoảng 9 h) và nhẹ tay, khơng nên thu quả
sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị vỡ túi tinh dầu, bị ẩm thối khi tồn trữ.
Khi thu quả cho vào giỏ hoặc thùng để nơi thoáng mát để phân loại, chờ vận
chuyển đến nơi bảo quản và tiêu thụ.
5.2. Bảo quản và vận chuyển
Đối với cam sành không hạt trong điều kiện nhiệt độ phịng có thể tồn trữ được 2 3 tuần với túi PP đục 4 lỗ đường kính 0,5 cm.
Bảo quản ở mức nhiệt 7 - 8oC với ẩm độ RH 85 - 90% có thể tồn trữ được 2 tháng.
Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm.

18


Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy
cơ gây ơ nhiễm sản phẩm.
Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển.

19



×