Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH TỔNG HỢP MỘT SỐ GIỐNG BƠ TẠI TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.18 KB, 13 trang )

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NƠNG LÂM NGHIỆP TÂY NGUN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT
THÂM CANH TỔNG HỢP MỘT SỐ GIỐNG BƠ TẠI TÂY NGUYÊN

Thuộc Đề tài:
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KỸ THUẬT THÂM CANH CHUỐI, SẦU RIÊNG, CAM, BƠ PHỤC VỤ
NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU CHO CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng Lâm nghiệp Tây Nguyên
Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Mạnh Cường

ĐĂK LĂK, 2020

1


Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NÔNG LÂM NGHIỆP TÂY NGUYÊN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT


THÂM CANH TỔNG HỢP MỘT SỐ GIỐNG BƠ TẠI TÂY NGUYÊN
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Quy trình này áp dụng cho các vùng trồng bơ tại Tây Nguyên và những vùng
có điều kiện sinh thái tương tự.
- Quy trình được áp dụng cho các giống bơ đang được trồng phổ biến ở Tây
Nguyên.
2. Căn cứ xây dựng quy trình
- Quy trình kỹ thuật tạm thời: “Quy trình kỹ thuật thâm canh cây bơ Booth 7 và
TA1” do Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên ban hành năm 2013.
- Kết quả đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tuyển chọn giống và hồn thiện quy
trình kỹ thuật thâm canh chuối, sầu riêng, cam, bơ phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho
các tỉnh Tây Nguyên” do Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng Lâm nghiệp Tây Ngun chủ
trì và thực hiện từ năm 2017 - 2021;
3. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật:
- Thời gian kiến thiết cơ bản: 4 năm (1 năm trồng mới + 3 năm chăm sóc).
- Năng suất vườn cây vào thời kỳ kinh doanh ổn định, từ năm thứ 7 trở đi đạt
15-18 tấn/ ha/ năm.

1


Phần II
NỘI DUNG QUY TRÌNH
I. YÊU CẦU SINH THÁI
1. Nhiệt độ, độ ẩm khơng khí và lượng mưa
1.1. Nhiệt độ: Trung bình 240C, tối cao 350C và tối thấp 120C.
1.2. Độ ẩm khơng khí: 65 - 80%.
1.3. Lượng mưa: 1.500 - 2.000 mm/ năm.

2. Độ cao
Độ cao so với mực nước biển có thể trồng bơ ở vùng Tây nguyên từ 250
m đến 1.200 m.
3. Đất đai
Cây bơ có thể trồng được ở nhiều loại đất, trong đó đất đỏ bazan, đất phù
sa pha cát và có địa hình dốc vừa phải hoặc dạng bát úp là thích hợp nhất. Về
ngun tắc, đất trồng bơ phải có khả năng thốt nước tốt vì cây bơ khơng chịu
được ngập úng, độ pH từ 4 - 6 và độ dày tầng đất trên 1 m.
II. PHƯƠNG THỨC TRỒNG VÀ THIẾT KẾ TRỒNG MỚI
Cây bơ có thể được trồng thuần hoặc trồng xen trong các hệ thống cây
trồng khác như cà phê, hồ tiêu, chè. Mật độ trồng xen phụ thuộc vào loại cây của
hệ thống cây trồng chính.
2.1. Mật độ và khoảng cách trồng
+ Trồng thuần: Khoảng cách trồng 6 x 8 m, tương đương với mật độ trồng
210 cây/ ha (đối với đất đỏ bazan) hoặc 4 x 6 m, tương đương với mật độ trồng
416 cây/ ha (đối với đất khác).
+ Trồng xen: Có thể trồng xen bơ trong các vườn cà phê, tiêu, chè,…
trồng mới, tái canh (ghép cải tạo hoặc trồng lại) và vườn kinh doanh, khoảng
cách trồng 9 x 12 m (mật độ 90 cây/ ha) hoặc 12 x 12 m (mật độ 70 cây/ ha).
Nên trồng cây bơ thay thế vào vị trí cây cà phê hoặc tiêu để thuận lợi cho việc
chăm sóc và thu hoạch.

2


2.2. Chống xói mịn
Những nơi có địa hình dốc lớn, lượng mưa cao và tập trung, cây bơ cần
được thiết kế trồng theo các hàng đồng mức, lập bờ cản nước và kết hợp với
việc trồng xen cây che phủ đất như cây lạc dại (Arachis pintoi) hoặc áp dụng kỹ
thuật không làm cỏ trắng ở giữa các hàng bơ.

2.3. Trồng cây chắn gió tạm thời
Sử dụng các loại cây như: Muồng hoa vàng (Crotalaria sp.), điền thanh
(Tephrosia candida)…trồng theo băng cách gốc bơ khoảng 2 m để chắn gió tạm
thời trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Có thể trồng xen chuối giữa các hàng bơ
để làm cây che bóng, chắn gió cho bơ.
2.4. Xử lý đất, đào hố và bón lót
2.4.1. Xử lý đất và đào hố
+ Xử lý đất: Đối với trồng thuần rải đều 1 – 2 tấn vơi bột/ 1 ha, sau đó cày
bừa từ 1 - 2 lần cho tơi xốp, dọn sạch cỏ rác và đào hố trồng.
+ Đào hố: Kích thước hố đào 50 x 50 x 50 cm trở lên (dài x rộng x sâu).
Trên các vùng đất cằn cỗi, nhiều đá sỏi có thể đào hố lớn hơn 80 x 80 x 80 cm
(dài x rộng x sâu) trở lên. Khi đào nên để riêng lớp đất mặt sang 1 bên, sau khi
bỏ phân gạt lớp đất này xuống và trộn đều trước khi trồng 1 tháng.
2.4.2. Bón lót
+ Lượng phân bón: Bón lót mỗi hố 10 - 15 kg phân chuồng hoai mục
(hoặc 2 - 3 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg lân nung chảy + 0,5 kg vôi bột.
+ Trộn đều lớp đất mặt với hỗn hợp phân chuồng, phân lân, vôi và lấp đầy
mặt hố không được để bồn chứa nước gây ngập úng vào mùa mưa.
+ Đối với những nơi có nhiều mối gây hại cần sử dụng các loại thuốc trừ
sâu có hoạt chất Imidacloprid hoặc Diazinon (Vibasu 10H, Bam 10H, Basudin
5H, Admire 50 EC,…) trước khi bỏ phân vào hố nhằm trừ mối. Liều lượng và
nồng độ theo chỉ dẫn trên bao bì.
III. KỸ THUẬT TRỒNG
3.1. Tiêu chuẩn cây giống
3


Cây giống bơ phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đúng giống và đáp ứng
đầy đủ theo Tiêu chuẩn Quốc gia cây giống bơ TCVN 9301:2013 năm 2013
(Bảng 1).

Bảng 1. Tiêu chuẩn cây giống bơ ghép xuất vườn
TT
Tên chỉ tiêu
1 Hình thái chung

u cầu
Cây sinh trưởng khỏe, có một thân thẳng và
vững chắc, vỏ cây không bị tổn thương cơ giới
phạm vào phần gỗ. Khơng có chồi vượt ở phần
gốc ghép, vết ghép đã liền và tiếp hợp tốt, mặt

2
3
4

Vị trí vết ghép
Bộ rễ

bầu khơng có cỏ dại
Cách mặt bầu từ 15 cm đến 20 cm
Rễ cọc phải thẳng, có nhiều rễ tơ màu trắng to,

Bộ lá

khỏe mạnh
Cây ghép có lá thuần thục, cứng cáp và có từ 4 6 lá ổn định. Lá có kích thước và hình dạng đặc

5
6
7

8

Đường kính thân
Chiều cao
Tuổi cây
Sâu, bệnh hại

trưng của giống, lá bánh tẻ xanh tốt
Trên 0,6 cm (đo sát gốc ghép)
Từ 40 cm đến 60 cm (đo từ gốc ghép đến ngọn)
Từ 3 đến 4 tháng kể từ ngày ghép
Không bị các loại sâu, bệnh hại nghiêm trọng
gây hại

3.2. Thời vụ trồng
+ Vùng có nguồn nước tưới đảm bảo có thể trồng bơ quanh năm.
+ Vùng có nước tưới hạn chế nên trồng bơ vào đầu mùa mưa vào khoảng
tháng 6 dương lịch tùy theo vùng, kết thúc trồng mới tối thiểu 2 tháng trước khi
bắt đầu mùa khô.
3.3. Kỹ thuật trồng
+ Dùng dao rạch bỏ túi nilon và cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất,
rễ cọc bị cong sau đó đặt xuống hố và lấp đất lại nén chặt đất vừa phải xung
quanh bầu đất, khi lấp đất nên vun đất tại gốc bơ cao hơn mặt đất khoảng 5 -10
cm để hạn chế ứ đọng nước tại gốc khi gặp mưa lớn kéo dài.
4


+ Cố định cây: Ngay sau khi trồng cần cắm một cọc nhỏ bên cạnh gốc,
cách gốc ít nhất 20 cm, nghiêng 45o ngược với hướng gió và cột dây mềm phía
trên vết ghép để cố định cây chống đổ gãy do mưa gió.

+ Tưới nước: Khi mới trồng, căn cứ vào độ ẩm đất nếu gặp trời nắng kéo
dài cần tưới cho mỗi gốc tối thiểu 20 lít nước và tưới giữ ẩm nếu khơng có mưa
kéo dài.
IV. CHĂM SĨC Ở GIAI ĐOẠN KTCB
4.1. Cố định cây
Duy trì cọc cố định cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, đặc biệt với
vườn bơ trồng thuần, nơi có gió thổi mạnh thường xuyên tránh cho cây bị lay
gốc, giữ thân cây mọc thẳng.
4.2. Trồng dặm
Thường xuyên kiểm tra và kịp thời trồng dặm lại những cây sinh trưởng
kém hoặc bị chết, đảm bảo hoàn chỉnh mật độ cây trong vườn ngay trong năm
thứ hai sau trồng mới.
4.3. Làm cỏ, cắt chồi vượt, tủ gốc
+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản cần thường xuyên làm sạch cỏ trong gốc, duy
trì cỏ theo băng giữa hàng bơ. Không làm cỏ trắng nhằm giữ ẩm đặc biệt là vào giai
đoạn mùa khô.
+ Bẻ chồi vượt: Thường xuyên cắt bỏ chồi vượt mọc phía dưới vết ghép
của cây.
+ Tủ gốc giữ ẩm vào mùa khô: Sử dụng vật liệu rơm rạ, cỏ, lá dừa, lá cây
khô mục hay màng phủ nông nghiệp,… tủ xung quanh cách gốc cây từ 10 - 20
cm.
4.4. Tưới nước
+ Lượng nước tưới và chu kỳ tưới: Căn cứ vào độ ẩm đất, điều kiện thời
tiết, đất đai cụ thể để điều chỉnh thời gian tưới và lượng nước tưới phù hợp cho
cây bơ vào giai đoạn mùa khô. Thông thường 5-10 ngày tưới 1 lần, lượng nước
tưới 40-50 lít/ gốc.
+ Phương pháp tưới
5



- Tưới phun mưa cục bộ (béc phun nhỏ) kết hợp bón phân qua hệ thống
tưới.
- Tưới dí truyền thống (tưới bằng ống nhựa cầm tay) theo từng cây.
- Tưới phun dưới tán cây bằng béc phun cỡ trung bình.
Để tăng hiệu quả tưới nước cho bơ, vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô tiến
hành làm bồn cao hơn mặt đất từ 10 - 15 cm để giữ nước, cách mép tán ≥ 50 cm
và thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của cây.
4.5. Tiêu thoát nước
Nơi đất bằng phẳng, thoát nước chậm phải đào rãnh thoát nước. Cách 2
hàng bơ đào 1 rãnh (sâu 40 cm, rộng 30 cm), xuôi theo độ dốc của vườn. Vào
mùa mưa cần phá bỏ bồn tưới để tránh ngập úng khi mưa lớn.
4.6. Bón phân
a. Phân hữu cơ: Phân chuồng hoai mục 5 - 10 kg/cây/năm hoặc phân hữu
cơ vi sinh 2 - 3 kg/cây và định kỳ 2 năm bón một lần.
b. Phân vơ cơ
Bảng 1. Lượng phân bón cần thiết cho cây bơ thời kỳ kiến thiết cơ bản
Loại phân
Chuồng
Urê
Kali
Lân
NPK (hàm lượng

6 tháng
0,3
0,2
0,2

Lượng bón (kg/cây)
Năm thứ 1

Năm thứ 2
5
0,5
0,6
0,4
0,5
0,3
0,4

Năm thứ 3
10
0,7
0,6
0,5

0,5
1,0
1,5
1,7
16N + 16P + 8K)
* Ghi chú: Nếu bón NPK thì khỏi bón các loại phân đơn và ngược lại.
c. Vơi bột: 200 - 300 g/cây/năm
+ Phương pháp bón
- Phân chuồng và lân, vơi: Bón 1 lần vào đầu mùa mưa. Rải phân quanh
bồn theo đường chiếu của tán lá, xới và lấp nhẹ.

6


- Phân đạm và kali: Chia đều lượng phân để bón 4 - 5 lần (năm trồng

mới), 3 - 4 lần/năm (năm thứ 2 và 3). Rải đều phân bón trên bề mặt đất theo
đường chiếu của tán cây, lấp phân bằng lớp đất mỏng.
4.7. Tạo hình
Khi cây bước vào năm thứ 2 trở đi cần tiến hành tạo hình. Cắt bỏ các
cành mọc sát mặt đất, các cành nhỏ, xác định số lượng cành ngang phát triển
thành tán của cây.
V. CHĂM SĨC GIAI ĐOẠN KINH DOANH
Kỹ thuật chăm sóc cây bơ giai đoạn kinh doanh rất quan trọng để cây đảm
bảo ra hoa, đậu quả và cho năng suất, chất lượng tốt.
Hoa nở
T2

T3
Đợt lá 1

Quả lớn
T4

T5

T6

Thu hoạch

T7
Đợt lá 2

T8

T9


T10

Phân hóa mầm hoa
T11
Đợt lá 3

T12

T1

Hình 1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bơ ở Tây Nguyên
(Cho giống bơ booth 7)

5.1. Bón phân
5.1.1. Lượng phân và thời điểm bón:
+Phân hữu cơ: Hàng năm bón 30 - 40 kg/cây phân chuồng hoai mục hoặc
5 -10 kg/cây phân hữu cơ vi sinh. Bón sau thu hoạch hoặc đầu mùa mưa.
+Phân vơ cơ: Lượng phân bón tăng tương ứng với mức tăng năng suất.
Lượng phân bón cần thiết: 1,0 kg N + 0,3 kg P2O5 + 1,2 kg K2O + 0,1 kg
CaO cây /năm.

Bảng 2. Lượng phân vơ cơ bón cho cây bơ thời kỳ kinh doanh
(Năng suất trung bình 80 kg quả/cây/năm)
Loại phân

Lượng bón (kg/cây)
7



Năm thứ 5 Năm thứ 6 Năm thứ 7 trở đi
Urê
0,7
1,0
2,0 - 3,0
Kali Sun phát
0,5
0,8
2,0- 2,5
Lân nung chảy
0,5
0,7
1,8 - 3,5
NPK (16-16-16; 15-15-15;….)
2,0
3,0
4,0 - 5,0
Vơi bột
0,2
0,2
0,3 - 0,5
Phân vi lượng: Bón bổ sung vào gốc với lượng phân bón 20 - 30g Kẽm
sulphát + 10 - 15g Bo/cây/năm. Hoặc sử dụng các loại phân bón lá có hàm
lượng các chất vi lượng theo hướng dẫn.
Phân được bón theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây như sau:
Bảng 3: Thời điểm bón phân cho cây bơ theo giai đoạn sinh trưởng của cây
Thời điểm bón
Sau thu hoạch (tháng 10 - 11), cây đang

N (%)

40

P2O5 (%)
40

K2O (%)
20

hoàn chỉnh đợt lá thứ 3 trong năm.
Giai đoạn phân hóa mầm hoa và ra hoa

25

25

20

(tháng 12 - 4)
Giai đoạn quả non (tháng 5 - 6)
Giai đoạn quả lớn và già (tháng 7 - 9)

25
10

25
10

40
20


5.1.2. Phương pháp bón
-Vơi: Bón 1 lần cùng lúc với bón phân chuồng, hoặc bón trước khi bón
phân hóa học khoảng 20 ngày. Vôi rải đều trên mặt đất.
- Phân đạm và kali: Chia bón ít nhất 4 lần/năm theo giai đoạn sinh trưởng
của cây. Phân được bón ngay sau thu hoạch và khi cây đang giai đoạn đã phát
triển chồi hoa. Việc bón đầy đủ phân sau giai đoạn thu hoạch và lúc cây chuẩn bị
nở hoa giúp cho cây giảm rụng quả. Bón phân kết hợp tưới nước đủ ẩm trong
mùa khô.
5.2. Tưới nước
+ Lượng nước tưới và chu kỳ tưới:
Ở giai đoạn kinh doanh, cây bơ cần được tưới giữ ẩm trong mùa khô để
giảm rụng trái. Lượng nước và chu kỳ tưới tùy theo phương pháp tưới.
- Đối với phương pháp tưới gốc (tưới dí): Lượng nước tưới: 200 - 300
lít/đợt, chu kỳ tưới 10 - 15 ngày/lần.
8


- Đối với phương pháp tưới tiết kiệm bằng béc phun tại gốc: Lượng nước
tưới: 100 - 150 lít/đợt, chu kỳ tưới 7 - 10 ngày/lần.
Ở đợt bón phân sau thu hoạch, cần tưới đủ ẩm nếu khơng có mưa. Sau đó
khơng tiếp tục tưới (khơ hạn khoảng 1 - 1,5 tháng). Khi cây đã hình thành được
cụm hoa, bắt đầu tưới nước và bón phân để thúc cây nở hoa. Sau đó tiếp tục tưới
nước theo chu kỳ bình thường.
5.3. Tỉa cành, tạo hình và hãm ngọn
Mỗi năm có thể cắt cành, tạo hình 2 đợt: đợt tháng 6 - 7 và sau thu hoạch.
Đợt tạo hình sau thu hoạch là quan trọng nhất, vào khoảng từ tháng 11 đến tháng
12 hàng năm.
- Cắt tỉa tất cả những cành sâu, bệnh, cành khô, cành yếu, cành sau khi
cho quả vụ trước và khơng có khả năng phát triển tiếp.
- Cắt bớt các cành ở chỗ quá dày để thông thoáng; cắt các chồi đỉnh của

cành nếu chồi phát triển quá mạnh.
- Cắt hãm ngọn ở độ cao khoảng 7 m.
5.4. Phịng trừ sâu bệnh hại chính
5.4.1. Bệnh thối quả, loét thân: Bệnh gây hại do nấm Phytophthora palmivora.
và gây hại trên tất cả các bộ phận của cây (thân, cành, lá, quả).
a.Triệu chứng: Trên thân, cành triệu chứng ban đầu là xuất hiện một vết thối nhỏ
màu đen. Vết bệnh xuất hiện phổ biến ở phần thân sát gốc. Ban đầu vết bệnh
làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất
dạng, sau đó khơ, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bong ra, phần gỗ nằm bên dưới
chỗ bị bệnh bị thối nâu. Cây bị bệnh nặng có thể lây lan làm vết nứt thân kéo dài
dẫn đến cây kiệt quệ, sinh trưởng kém.
Trên quả nấm bệnh thường xâm nhập vào các vết tổn thương do cơn trùng
chích hút gây ra, vết bệnh có màu đen lan dần ra, gây rụng quả hoặc làm giảm
chất lượng.
b. Phòng bệnh:

9


- Tỉa cành, tạo hình: Thường xuyên tỉa cành, tạo hình ngay sau khi thu
hoạch đảm bảo thơng thống và có ánh sáng chiếu vào tồn bộ thân, cành cây,
hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng: Kịp thời phát hiện, thu gom lá, cành, quả ngay khi
mới bị bệnh, đem ra khỏi vườn để chôn lấp, tiêu hủy.
- Tránh gây vết thương trên thân, cành, quả nhất là khi trời mưa tập trung,
kéo dài và ẩm độ cao.
-Khi cây bơ vào thời kỳ kinh doanh nên dùng vơi bột hịa với nước và
qt gốc từ mặt đất lên 1 m, định kỳ quét 1 năm 1 lần để phòng nấm xâm nhập.
c. Trị bệnh bằng chế phẩm bảo vệ thực vật:
- Sử dụng các loại thuốc hóa học có chứa các hoạt chất Mancozeb +

Metalaxyl (Ridomil Gold 68 WP), Metalaxyl (Mataxyl 25 WP), Fosetyl
Aluminium (Aliette 800 WP), Phosphonate (Agri-Fos 400SL) để phun toàn bộ cây ít
nhất 2 lần trong mùa mưa, liều lượng và nồng độ phun theo chỉ dẫn.

- Đối với thân, cành đã bị loét: Vạt phần vỏ bị bệnh, quét thuốc vào chỗ
bệnh.
- Có thể tiêm thuốc Agri - Fos 400 với liều lượng 20 ml dung dịch thuốc/
cây, tỷ lệ thuốc và nước là 1 : 2, tiêm 2 lần/ năm, lần 2 cách lần đầu là 30 ngày
để phòng trừ bệnh.
- Kết hợp thuốc sinh học và hóa học: Sử dụng các thuốc hóa học
Matalaxyl (Mataxyl 500WG), Phosphonate (Agri-Fos 400SL) quét lên vết bệnh
+ phun lên cây + tưới gốc (0,1%) vào đầu và giữa mùa mưa. Sau đó khoảng 30
ngày, xử lý chế phẩm Trichoderma spp. (Vi - ĐK), TricôĐHCT-Phytoph 108 bào
tử/ g WP, phun lên cây + tưới gốc với liều lượng theo hướng dẫn.
5.4.2. Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora)
a. Triệu chứng gây hại: Bọ xít muỗi là đối tượng sâu hại rất nghiêm trọng trên
cây bơ. Các bộ phận chồi non, lá non, cành non, cuống hoa bị bọ xít muỗi chích
hút nhựa gây héo khơ đen, quả bị chích có nhiều vết thâm và phát triển dị dạng,
nấm bệnh dễ dàng xâm nhập từ vết chích gây nên bệnh ghẻ vỏ quả bơ hoặc gây
10


thối quả. Quả bơ khi bị bọ xít muỗi chích thường để lại các vết đốm trên quả,
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng.
Bọ xít muỗi thường phát sinh mạnh và gây hại nặng trong mùa mưa, vườn
rậm rạp, ẩm thấp.
b. Phòng trừ:
+ Thường xuyên thăm vườn vào chiều tối hoặc sáng sớm để kịp thời phát
hiện bọ xít muỗi, đặc biệt vào thời gian cây bơ ra đọt non và mang quả non.
+ Bằng thuốc hóa học:

Khi xuất hiện các vết chích trên quả, trên chồi và bọ xít muỗi xuất hiện
nhiều trong vườn phải phun thuốc phòng trừ. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có
các hoạt chất Abamectin, permethrine như các thuốc Permecide 50EC, Fatox
36EC, permethrine 500EC… để phòng trừ, liều lượng và nồng độ phun theo chỉ
dẫn.
Phun kỹ, tập trung vào chồi non, quả và phun thay đổi thuốc ở lần hai sau
khi phun lần đầu 10 - 12 ngày nếu còn thấy xuất hiện các vết chích mới và bọ xít
muỗi trên cây.
+ Phun kết hợp thuốc hóa học và sinh học
Ở các vườn khi mật độ bọ xít thấp, phun 2 lần Thiamethoxam (Actara
25WG; 0,025 %) vào giai đoạn quả nhỏ cách nhau 15 ngày. Sau đó phun 2 lần
thuốc Petroleum Spray Oil + Emamectin benzoate (thuốc sinh học).
Ở các vườn có mật độ bọ xít gây hại cao nên xử lý thuốc Thiamethoxam
cả 4 lần trong năm.
+ Petroleum Spray Oil + Emamectin benzoate (Comda 250EC; 0,100 %)
xử lý cho các vườn bơ trong điều kiện áp lực bọ xít muỗi gây hại thấp, bằng
cách xử lý 2 lần đầu thuốc Thiamethoxam sau đó xử lý 2 lần thuốc Petroleum
Spray Oil + Emamectin benzoate. Đối với các vườn bơ bị áp lực bọ xít muỗi gây
hại nặng nên xử lý thuốc Thiamethoxam cả 4 lần trong năm thay vì chỉ xử lý 2
đợt cịn 2 đợt xử lý thuốc sinh học.
VI. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN QUẢ
6.1. Thu hoạch quả
11


+ Chỉ thu hái những quả đã chín sinh lý, khi quả chuyển màu vỏ từ sáng
bóng, xanh sang màu xanh đậm, khơng bóng. Ở cây bơ booth 7, thời gian từ khi
nở hoa đến khi thu hoạch khoảng 245 ngày. Đối với giống TA1 có thể thu hoạch
khi vỏ quả xuất hiện những vệt màu tím nhạt. Khơng thu hoạch quả non và loại
bỏ quả rụng.

- Dùng kéo cắt cành để cắt cuống quả và phải để chừa lại cuống phụ sát
phần quả khoảng 1 - 2 cm . Tránh gây tổn thương thân cây, làm ảnh hưởng đến
việc ra trái tiếp theo.
6.2. Bảo quản quả sau thu hoạch
+ Quả bơ sau khi thu hoạch phải được vận chuyển kịp thời về nơi bảo
quản. Nơi bảo quản quả phải đảm bảo thống mát, khơ ráo, khơng bị ảnh hưởng
của mưa, nắng. Tốt nhất nên bảo quản quả trong các thùng carton, thùng gỗ
không để tiếp xúc với nền bẩn.
+ Phải phân loại quả theo kích cỡ ngay sau khi thu hái và không bảo quản
lẫn với các quả nứt vỡ, quả quá chín, quả bệnh.
+ Phương tiện vận chuyển, dụng cụ và nơi bảo quản quả phải sạch,
không bị nhiễm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại khác.
+ Có thể áp dụng các phương pháp bảo quản quả sau: Sau khi phân loại
quả, lau sạch quả và đưa vào xử lý bảo quản bằng các phương pháp:
a.Bọc quả bằng màng bao
Sử dụng màng bao Chitosan kết hợp với lưu trữ ở nhiệt độ thường 27±2oC
(giữ được 14 ngày) hoặc nhiệt độ lạnh18 ± 2oC (giữ được 24 ngày).
b.Sử dụng chất hấp thụ etylen kết hợp với nhiệt độ:
Dùng chất KMnO4 (hấp thụ etylen) bảo quản bơ ở nhiệt độ phòng
(27±20C) giúp kéo dài thời gian bảo quản được 14 ngày và được 27 ngày khi
bảo quản bơ ở nhiệt độ lạnh (18 ± 20C).

12



×