Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH TỔNG HỢP MỘT SỐ GIỐNG CHUỐI TẠI TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.23 KB, 11 trang )

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NƠNG LÂM NGHIỆP TÂY NGUN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT
THÂM CANH TỔNG HỢP MỘT SỐ GIỐNG CHUỐI TẠI TÂY NGUYÊN

Thuộc Đề tài:
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KỸ THUẬT THÂM CANH CHUỐI, SẦU RIÊNG, CAM, BƠ PHỤC VỤ
NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU CHO CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng Lâm nghiệp Tây Nguyên
Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Mạnh Cường

ĐĂK LĂK, 2020

1


Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NÔNG LÂM NGHIỆP TÂY NGUYÊN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT


THÂM CANH TỔNG HỢP MỘT SỐ GIỐNG CHUỐI TẠI TÂY NGUYÊN
PHẦN I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Áp dụng cho các tổ chức và cá nhân trồng chuối tại các tỉnh Tây Nguyên.
- Áp dụng cho các giống chuối thuộc nhóm chuối tiêu hồng, Nam Mỹ và La ba
được nhân giống bằng nuôi cấy mơ.
2. Căn cứ xây dựng quy trình
- Kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống và hồn thiện quy
trình kỹ thuật thâm canh chuối, sầu riêng, cam, bơ cho các tỉnh Tây Nguyên" giai đoạn
2017 - 2021.
- Quy trình tham khảo và hồn thiện: Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh chuối
Tiêu hồng theo hướng VietGap do Viện Nghiên cứu Rau Quả ban hành năm 2013.
3. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật
- Quy trình kỹ thuật khuyến cáo sử dụng cho mức năng suất trên 25 tấn /ha đối
với các giống chuối tiêu, Nam Mỹ và Laba trồng tại Tây Nguyên.
- Sản phẩm có chất lượng tốt đạt an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu nội tiêu
và xuất khẩu.

1


PHẦN 2
NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1.1. Yêu cầu về đất đai
Cây chuối có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là trên đất phù sa có
tầng đất mặt > 0,75 m và độ pHKcl từ 4,5 - 8.
1.2. Yêu cầu về điều kiện khí hậu
Cây chuối sinh trưởng tốt nhất ở những nơi có lượng mưa phân bổ đều khoảng

200 - 220 mm/tháng, nhiệt độ từ 15 - 35oC. Không trồng chuối ở những nơi thường
xuyên xảy ra ngập lụt và gió bão.
1.3. Nước tưới
Chuối cần nước đều đặn hàng ngày, trung bình 13,5 m2 lá cần 25 lít nước /ngày
(lượng nước tối thiểu 15 - 18 lít) để vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cây. Vào thời kỳ
trổ buồng và nuôi quả cây chuối rất cần nhiều nước, do vậy để đảm bảo cây sinh
trưởng, phát triển tốt, các vùng trồng chuối phải có nguồn nước tưới đảm bảo trong
mùa khơ.
1.4. Những u cầu khác
+ Đất trồng chuối khơng có nguồn bệnh, nhất là các bệnh hại nguy hiểm như
Panama (FOC), chùn ngọn (BBTV),...
+ Lựa chọn những vùng trồng có giá nhân công và thuê đất hợp lý, tiện lợi về
giao thông,...
2. Chuẩn bị đất, hố trồng và mật độ trồng
2.1. Khai hoang và xử lý đất
- Đất trồng cần được khai hoang, cày và bừa kỹ ít nhất từ 2 - 3 lần, độ sâu đảm
bảo tối thiểu 0,3 m và diệt cỏ dại trước khi trồng.
- Sử dụng 1.500 - 2.000 kg vơi bột /ha, rải đều trên tồn bộ diện tích sau đó tiến
hành cày, bừa kỹ.
2.2. Hố trồng và sử dụng phân bón lót
- Kích thước hố: 40 x 40 x 40 cm.
- Bón lót 10 - 15 kg phân hữu cơ + 375 g Lân Văn Điển hoặc nung chảy /hố,
sau đó trộn đều lấp xuống hố với lượng đất dày khoảng 30 cm. Sau 15 - 20 ngày mới
tiến hành trồng mới.
2


2.3. Mật độ trồng
Mật độ 2.000 cây /ha, tương đương với hàng kép khoảng cách 2 x 2,5 m.
3. Kỹ thuật trồng

3.1. Thời vụ trồng
Có thể trồng chuối quanh năm, tốt nhất nên trồng khi đất đủ ẩm hoặc vào đầu
mùa mưa từ tháng 5 - 10, cây sinh trưởng tốt cho tỷ lệ sống cao hoặc xác định thời
điểm trổ buồng, thu hoạch mà chọn thời gian trồng thích hợp với điều kiện chủ động
được nước tưới.
3.2. Giống
* Giống: Nhóm chuối tiêu Cavendish (AAA):
- Giống chuối Nam Mỹ: Sinh trưởng khỏe cho năng suất cao, không kén đất.
Cây dạng lùn đến trung bình (2,5 - 3 m) nên dễ thu hoạch và khó đổ ngã; quả có vỏ
dày, lâu chín bảo quản được lâu; mẫu mã và chất lượng tốt phù hợp xuất khẩu.
- Giống chuối Laba: Sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt,
chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và lâu chín. Là giống chuối đặc sản của tỉnh Lâm Đồng.
* Tiêu chuẩn cây giống
Cây được nhân giống bằng ni cấy mơ, có độ lớn đồng đều, thân giả to khoẻ
cao từ 25 - 30 cm, đường kính thân 10 - 15 mm, có 5 - 7 lá thật, khơng có dấu hiệu
nhiễm sâu, bệnh và được huấn luyện hoàn toàn ngoài ánh sáng từ 10 - 15 ngày.
3.3. Trồng cây
- Dùng cuốc móc giữa hố một hốc rộng khoảng 30 cm, đặt cây con nhẹ nhàng
vào hốc, lèn đất chặt để giữ cây thẳng đứng nhưng không được nén mạnh vào thân giả,
lèn đất theo chiều song song với thân giả, cổ và củ chuối nằm ở vị trí sâu khoảng 10
cm cách mặt đất (trồng âm), lấp đất kín trên thân ngầm 5 - 6 cm.
- Tưới đủ ẩm ngay sau khi trồng.
4. Kỹ thuật chăm sóc
4.1. Trồng dặm
Sau trồng 15 ngày cây nào chết thì trồng dặm. Khi trồng dặm lấy cây tương
đương trong vườn, không trồng cây lớn hoặc nhỏ hơn.
4.2. Làm cỏ
Làm cỏ sớm, ngay sau khi trồng 30 - 45 ngày và làm thường xuyên trong suốt
thời kỳ sinh trưởng của cây.
3



4.3. Tưới nước
Chuối là cây cần nhiều nước, nên thiết kế hệ thống tưới tự động trước khi trồng,
sử dụng phương pháp tưới phun mưa tại gốc bằng loại béc phun nhỏ hoặc dây ống
phun mưa rải theo hàng. Cây chuối nuôi cấy mô cần tưới thường xuyên 2 ngày một lần,
mỗi lần 20 - 30 lít/cây trong mùa khơ sao cho duy trì độ ẩm đất 70 - 80% ở tầng đất mặt
0 - 30 cm.
4.4. Bón phân thúc
* Đối với chuối vụ 1:
- Lượng bón cho 1 cây: 300 g N + 400 g K2O.
- Cách bón: Xới rãnh nơng theo vịng trịn cách gốc 30-50 cm, rải phân, lấp đất
và tưới giữ ẩm. Sau khi mưa, có thể rải đều xung quanh gốc. Lượng phân được chia
thành các lần bón như sau:
Lần 1: Sau trồng 10 ngày: 5% N + 5% K2O
Lần 2: Sau trồng 1 tháng: 5% N + 5% K2O
Lần 3: Sau trồng 2 tháng: 10% N + 10% K2O
Lần 4: Sau trồng 3 tháng: 20% N + 20 % K2O
Lần 5: Sau trồng 4,5 tháng: 20% N + 20 % K2O
Lần 6: Sau trồng 6,5 tháng: 20% N + 20 % K2O
Lần 7: Sau trồng 8,5 tháng: 20% N + 20 % K2O
Những lưu ý khi bón phân:
- Bón phân vào chiều mát, lấp đất và có tủ gốc vào mùa nắng.
- Có thể kết hợp bón phân dễ tan qua hệ thống tưới để tăng hiệu quả sử dụng
phân bón, giảm ơ nhiễm môi trường.
- Các loại phân chuồng nên ủ với nấm Trichoderma trước khi áp dụng.
- Khơng nên bón phân khi trời sắp mưa to vì phân bón sẽ bị rửa trơi hiệu quả
phân bón khơng cao mà cịn gây ơ nhiễm nguồn nước.
* Đối với chuối vụ 2:
- Bón khi định chồi mỗi hốc 10 - 15 kg phân hữu cơ + 55 g P2O5+ 500 g vôi bột.

- Lượng bón mỗi hốc sau định chồi: 270 g N + 360 g K2O.
- Cách bón: Giống như đối với chuối vụ 1.
Lần 1: Sau định chồi 1 tháng: 10 % N + 10% K2O
Lần 2: Sau định chồi 2 tháng: 10 % N + 10 % K2O
4


Lần 3: Sau định chồi 3 tháng: 20 % N + 20 % K2O
Lần 4: Sau định chồi 5 tháng: 30 % N + 30 % K2O
Lần 5: Sau định chồi 7 tháng: 30 % N + 30 % K2O
4.5. Đánh tỉa chồi
- Lựa chọn những chồi khỏe mạnh nhất, ở những vị trí thích hợp, có thế đứng
vững chắc và đối xứng qua cây mẹ theo nguyên tắc cặp đôi, tức là mỗi thế hệ chỉ giữ
lại 1 - 2 cây /bụi và các thế hệ cách nhau 3 - 4 tháng.
- Lựa chọn những chồi khỏe mạnh, đồng đều, cao dưới 1 m, lá chưa xoè rộng,
nằm trên cùng hàng với cây mẹ, cách cây mẹ tối thiểu trên 10 cm.
- Dùng dao cắt ngang hoặc dưới mặt đất. Sau đó khoét bỏ đỉnh sinh trưởng.
4.6. Cắt tỉa lá
Dùng dao sắc cắt bỏ những già và lá bị bệnh chết và treo trên cây, công việc này
thường được kết hợp cùng lúc với đánh tỉa chồi. Như vậy, sẽ làm giảm phát sinh sâu,
bệnh gây hại trên lá và đồng thời làm tăng khả năng sinh trưởng của chồi bên.
4.7. Bao buồng quả
Trước khi bao buồng cần phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh, đặc
biệt là sâu gặm vỏ, đợi thuốc bám dính trên quả khô rồi bao buồng. Sử dụng bao ni
lông xanh hoặc trắng chun dụng, khơng dán đáy, kích thước 70 x 140 cm và có đục
lỗ thốt hơi nước; tiếp theo bao 1 lớp bên trong bằng mút xốp PE 2 - 3 mm, từng nải
lót mút xốp để chống trầy xước và nhựa của quả.
Bao sớm khi bắp trổ được 10 ngày (bắp cong chưa mở lá bắc). Buộc chặt túi ở
phía trên và mở ở phía dưới, trơng giống như là một cái ống tay áo. Mỗi đợt bao buồng
thay đổi màu bao ni lông xanh hoặc trắng để đánh dấu xác định thời điểm thu hoạch.

4.8. Ngắt hoa đực
Hoa đực hay còn gọi là bắp chuối, được cắt bỏ ở vị trí khoảng 10 cm dưới nải
quả cuối cùng. Có thể bẻ hoa đực bằng tay nhưng tốt nhất là cắt bỏ bằng dao sắc.
4.9. Chống gió bão
- Để hạn chế đổ, khi cây ra buồng dùng 2 cọc buộc chéo vào nhau theo hình
chữ X đỡ lấy cổ buồng chuối, 2 chân cọc và thân giả đứng thành 3 chân kiềng.
- Biện pháp chống đổ ngã hiệu quả nhất là dùng dây ni lông một đầu buộc phía
trên thân giả sát cổ buồng chuối đầu kia chằng chặt vào cổ buồng cây bên cạnh và liên
kết các cây thành một khối.
5


- Mùa gió bão phải vun gốc cho rễ ăn sâu, che chắn bớt gió. Trước khi bão tràn
qua có thể chặt bớt 1/2 - 1/3 tàu lá.
4.10. Sâu bệnh hại chính
Một số biện pháp chung trong quản lý dịch hại:
a) Biện pháp canh tác
- Chọn đất phù hợp với sinh trưởng của cây trồng.
- Thiết kế vườn trồng có hệ thống tưới tiêu nước tốt, vệ sinh vườn tránh lây lan
mầm bệnh.
- Trồng cây với mật độ vừa phải để vườn được thơng thống.
- Thường xun vệ sinh đồng ruộng, tỉa cành tạo tán cho cây để tạo sự thơng
thống hạn chế sâu bệnh hại, thu lượm và tiêu hũy tàn dư thực vật vụ trước.
- Trồng xen cây trồng ngắn ngày để bảo tồn thiên địch, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất.
- Trồng cây che bóng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản sẽ giúp cây trồng sinh
trưởng tốt hơn.
- Sử dụng phân bón hợp lý.
- Tưới nước vừa đủ cho cây nhằm tạo điều kiện cho cây hấp thu tốt, khơng gây
lãng phí nước tưới (nên có hệ thống tưới hợp lý).

- Bao quả hạn chế sự gây hại của sâu, cải thiện mẫu mã bên ngoài của quả
- Hạn chế các vết thương trên cây hay các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của sâu hại.
b) Biện pháp cơ lý học:
- Sử dụng sức người, máy móc, nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, mùi vị, bẫy các
loại để tiêu diệt côn trùng gây hại. Đây là biện pháp dễ thực hiện, an toàn cho người,
gia súc, thiên địch và môi trường.
- Tạo điều kiện cho vườn thơng thống, ánh sáng đầy đủ, ẩm độ thích hợp sẽ ít
sâu bệnh hại hơn.
- Bẫy đèn: Thường sử dụng để thu hút côn trùng (ngài, bọ cánh cứng) và diệt
chúng. Ngồi ra bẫy đèn cịn là phương pháp để kiểm tra và dự báo sự hiện diện của
dịch hại trong vườn.
- Sử dụng các dụng cụ như vợt, túi vợt để bắt côn trùng.
c) Biện pháp sinh học
6


- Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích phát triển nhằm góp
phần tiêu diệt dịch hại.
- Sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc có phổ tác động hẹp, không độc hại với
các loại sinh vật có ích, an tồn với sức khỏe con người và mơi trường.
- Tạo nơi cư trú cho các lồi sinh vật có ích bằng cách trồng xen, để thảm cỏ
trong vườn.
- Theo dõi diễn biến gây hại của các loài sâu bệnh hại, xác định ngưỡng gây hại
kinh tế.
- Ủ phân với nấm Trichoderma hạn chế một số nấm gây hại
- Sử dụng chất dẫn dụ côn trùng, ruồi đục quả, sâu đục quả.
- Nuôi kiến vàng (Oecophylla smaragdina) trên vườn sầu riêng nhằm khống
chế các loại dịch hại như: các loại nhện, rệp sáp, sâu vẽ bùa, bọ xít xanh, rầy chổng
cánh, rầy mềm…Đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của kiến hơi (Dolichodorus

thoracicus).
d) Biện pháp hóa học
- Sử dụng khi dịch hại khi sự gây hại quá mức, vượt quá ngưỡng kinh tế. Chỉ sử
dụng các loại thuốc sử dụng phải được cho phép và khuyến cáo sử dụng.
- Sử dụng thuốc an toàn cho thiên địch: Tránh sử dụng các loại thuốc BVTV có
phổ rộng, khơng nên sử dụng thuốc có độ độc cao, chọn thuốc có tính chọn lọc, ít độc
đến thiên địch và mơi trường.
- Sử dụng thuốc theo ‘bốn đúng’.
* Sâu đục thân (Cosmopolites sordidus)
- Triệu chứng: Sâu non thường sống trong thân giả, là pha gây hại chính. Từ
chỗ đục tiết ra chất nhày màu vàng đục. Bị hại nặng, thân giả thối và lá chuyển vàng.
Cây có buồng gãy gục ngang thân.
- Sinh trưởng phát triển: Trưởng thành đẻ trứng mỗi năm một lứa vào tháng 3
và tháng 4. Sâu non sống tới 9 tháng /năm.
- Phòng trừ :
+ Đặt bẫy trưởng thành: Tiến hành vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Chẻ tư thân
giả dày 5 - 10 cm rồi úp mặt xuống đất. Mỗi khóm chuối đặt 1 - 2 bẫy. Sáng sớm bắt
trưởng thành cho vào túi PE đem tiêu hủy.
+ Luân canh với cây trồng khác.
7


+ Vệ sinh đồng ruộng.
+ Dùng Carbosulfan hoặc Bifenthrin Novaluron rắc vào nõn cây chuối 2 lần,
mỗi lần 3 g/cây. Lần 1 vào đầu tháng 4 và lần 2 sau lần 1 là 30 ngày.
* Sâu gặm vỏ quả (Basilepta sp)
- Triệu chứng: Trưởng thành gây hại là chính. Vỏ quả bị hại có vết sần sùi 1 - 2
cm, đôi khi liên kết với nhau thành từng đám làm xấu mã quả.
- Sinh trưởng phát triển: Có nhiều lứa gối nhau trong năm. Trưởng thành xuất
hiện từ đầu tháng 3 ở xung quanh gốc cây và bắt đầu gây hại từ cuối tháng 3. Từ tháng

12, mật độ và mức độ gây hại giảm.
- Phòng trừ:
+ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.
+ Phun Etofenprox hoặc Alpha - Cypermethrin trừ sâu trưởng thành vào sáng
sớm hoặc chiều mát.
+ Bao buồng quả.
* Bệnh chùn ngọn BBTV (Banana Bunchy Top Virus)
- Triệu chứng: Lá ngắn, lá sau thường ngắn hơn lá trước. Cuống lá xếp sít nhau.
Cây con lụi dần. Cây lớn không trổ buồng hoặc trổ buồng ngang thân giả.
- Phát sinh phát triển: Môi giới truyền bệnh là rệp, thường xuất hiện nhiều trong
mùa hè (tháng 4 - 6), trùng với thời kỳ cây chuối sinh trưởng mạnh.
- Phòng trừ:
+ Phun thuốc Etofenprox trừ rệp.
+ Đánh bỏ và tiêu hủy cây bệnh.
* Bệnh thán thư (Colletotrichum musae)
- Triệu chứng: Nấm xâm nhập qua vết thương của quả non sau trổ khoảng 30
ngày. Nấm tồn tại trên vỏ quả và xuất hiện lốm đốm trứng quốc khi quả chín.
- Phát sinh phát triển trên vỏ quả quanh năm.
- Phòng trừ:
+ Bao buồng quả
+ Sau thu hoạch, xử lý quả bằng Difenoconazol hoặc Propineb.
* Bệnh đốm lá: Sigatoka vàng (Mycosphaerella musicola) và Sigatoka đen
(Mycosphaerella fijiensis).

8


- Triệu chứng: Bệnh gây hại trên lá tạo ra những hình bầu dục có màu nâu với
viền vàng rất rõ (Sigatoka vàng) và những đốm bệnh có màu sậm hơn và xuất hiện ở
mặt dưới của lá (Sigatoka đen).

- Bệnh thường xuất hiện trên các lá thứ 2, 3 hoặc 4 (tính từ trên ngọn xuống).
Vết bệnh lúc đầu là các đốm nhỏ 1 - 10 mm, rộng 0,5 - 1 mm màu vàng lợt hay nâu.
Các đốm thường xếp dọc theo các gân phụ của phiến lá, các vết đốm phát triển thành
hình thoi nhỏ, màu nâu đen với vầng vàng xung quanh. Nhiều vết đen liên kết tạo
thành những mảng khô lớn. Cây bị bệnh nặng thường không phát triển được các lá đọt.
Trong mùa mưa nấm bệnh lan theo nước chảy trên lá, làm các vết bệnh xếp thành
hàng, vào mùa khô các đốm bệnh phát triển ở chóp lá, làm cháy mép hay ngọn lá, nải
nhỏ, trái lâu chín, ruột trái màu vàng hay hồng lợt, ăn có vị chát.
- Phịng trừ:
+ Thường xun vệ sinh vườn cây và tiêu hủy tàn dư trên vườn.
+ Phun thuốc hoạt chất Imibenconazole nồng độ 0,25%) 2 lần cách nhau 14
ngày khi bệnh bắt đầu xuất hiện, sau 20 ngày phun thuốc hóa học Imibenconazole lần
2 thì phun chế phẩm sinh học Chaetomium cupreum nồng độ 0,15%, 2 lần cách nhau
15 ngày.
4.11. Thu hoạch và bao quản
* Thu hoạch
Tuỳ thuộc vào khoảng cách cần vận chuyển, chuối có thể thu hoạch ở những độ
chín khác nhau. Để tiêu thụ ở chợ địa phương, chỉ cần thu trước khi chín vài ngày. Để
vận chuyển xa phải thu hoạch sớm hơn. Tuy nhiên, để giữ được vị ngọt tự nhiên, cần
thiết phải thu hoạch chuối ở giai đoạn chín. Thu hoạch chuối làm nguyên liệu chế biến
thường sớm hơn so với để ăn tươi.
- Độ chín của quả:
+ Độ chín có thể xác định bởi màu sắc hoặc độ đẫy quả. Tiêu thụ tại chỗ, nên
thu hoạch khi quả đạt độ tròn căng và màu quả chuyển từ xanh sang hanh vàng. Tiêu
thụ xa cần thu sớm hơn khi quả vẫn cịn xanh và chưa trịn đầy.
+ Độ chín cũng có thể xác định theo thời gian trổ buồng. Tuỳ mùa vụ, khoảng
thời gian từ trổ buồng đến thu hoạch dao động trong khoảng 115 - 120 ngày.
+ Dùng cho xuất khẩu tươi: Độ chín từ 70 - 80% biểu hiện của quả hơi tròn
cạnh, vỏ màu xanh nhạt, ruột trắng ngà.
9



+ Dùng để tiêu thụ trong nước hoặc chế biến: Độ chín 90%, vỏ quả màu xanh
vàng, quả trịn cạnh, ruột màu vàng. Khi buồng chuối có quả nứt là chuối đã già, nên
thu hoặch ngay, để lâu sẽ có nhiều quả nứt và quả nứt dễ thối.
- Thu hoạch phải cẩn thận, đảm bảo buồng chuối không rơi xuống đất, tránh
chuối bị bẩn; không để dập buồng, dập quả hay quả bị sây sát. Sau thu hoạch, cây mẹ
cần được cắt bỏ.
* Phân loại, đóng gói và bảo quản:
- Phân loại, cắt nải:
+ Chọn buồng đúng độ chín, mã đẹp, không sâu bệnh, không xây xát, quả đều.
Sau khi cắt buồng thì dựng ngược buồng chuối nơi thống mát cho chảy bớt nhựa từ 2
- 3 ngày.
+ Nếu xuất khẩu thì cắt nải chuối thành từng cụm 3 - 5 quả có khối lượng 400 600 g/cụm (tiêu chuẩn này phụ thuộc theo từng thị trường tiêu thụ). Cắt bằng dao sắc,
cắt cuống của nải thật ngắn, chọn nải đẹp không sâu bệnh, trầy xước, quả đều.
+ Rửa sạch cụm chuối loại bỏ bụi bẩn, nhựa và bào tử nấm: Rửa cụm chuối ở
bể khử chứa nước sạch có pha lỗng thêm nhơm Sunfat (hoặc phèn chua) với liều
lượng 200 - 300 g/100 lít nước. Bể có hệ thống tạo dịng nước chảy và thay nước
thường xun. Sau đó chuyển cụm chuối sang bể nước đối diện có dịng nước khử,
ngâm cho cụm chuối lặn dưới nước 15 - 20 phút, đảm bảo loại bỏ hết nhựa. Vớt cụm
chuối, đưa lên băng truyền có lót mút xốp, hong khơ và bao gói bằng bì PE hút chân
khơng, dán nhãn mác và xếp cụm chuối vào thùng cacton.
- Bảo quản:
+ Có thể bảo quản chuối nguyên cả buồng, được bọc trong túi PE. Buồng chuối
có thể xếp dựng đứng trên giá hoặc treo trên những chiếc móc trong kho.
+ Trường hợp phải chuyên chở đi xa, có thể bọc buồng chuối bằng rơm, rạ, hay
lá chuối khô, giấy,...
+ Chuối xanh thường được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 12 - 14 oC, độ ẩm 70 85%. Trong thời gian bảo quản cần theo dõi nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật như
nhiệt độ, độ ẩm, thành phần khí CO2,... Phải bảo đảm thơng gió nhằm giữ nồng độ
CO2 khơng tăng và thải bớt khí etylen sinh ra từ q trình bảo quản. Không bảo quản

chuối ở nhiệt độ thấp hơn 11oC.

10



×