Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Cảm nhận về đoạn trích Hai cây phong trong Người thầy đầu tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 1


<b>VĂN MẪU LỚP 8 </b>



<b>ĐỀ BÀI: CẢM NHẬN VỀ ĐOẠN TRÍCH HAI CÂY PHONG TRONG TRUYỆN NGƯỜI </b>


<b>THẦY ĐẦU TIÊN CỦA AI-MA-TỐP </b>



<b>A.</b> <b>SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý </b>


<b>B.</b> <b>DÀN BÀI CHI TIẾT </b>
<b>1.</b> <b>Mở bài </b>


- Giới thiệu tác giả Ai-ma-tốp và đoạn trích Hai cây phong
- Dẫn dắt vào vấn đề


<b>2.</b> <b>Thân bài </b>


- Khái quát chung


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 2


• Bố cục đoạn trích: Đoạn trích trên có thểchia làm 4 phần:


o Phần 1: Từđầu đoạn trích cho đến ….. say sưa ngây ngất => Đoạn này giới thiệu
làng Ku-ku-rêu và hai cây phong .


o Phần 2: Từtrong làng tôi đến … Chiếc gương thần xanh. Nêu lên cảm nhận của
tôi vềhai cây phong trong mỗi lần vềthăm quê hương.


o Phần 3 : Vào năm học cuối cùng …. biêng biếc kia. Nói vềhai cây phong và ký ức
của tuổi thơ .



o Phần 4 : Phần còn lại. Nói vềhai cây phong và thầy Đuy-sen .
- Cảm nhận:


• Nội dung:


o Hai mạch kể lồng ghép: Căn cứvào đại từnhân xưng (tôi, chúng tôi) của người
kể chuyện, ta thấy hai mạch kểphân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong là:


✓ Mạch kể thứ nhất: mạch kểxưng "tôi"là người kể chuyện, người ấy tự giới
thiệu là họa sĩ → người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy
nhiên, khơng phải nhất thiết bao giờngười kể chuyện cũng là tác giả.


✓ Mạch kể thứ hai: mạch kể xưng <i>"chúng tôi"</i> vẫn là người kể chuyện trên,
nhưng lại nhân danh là <i>"cả bọn con trai"</i> ngày trước, và hồi ấy người kể
chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.


o Hai cây phong được phác thảo với những nét tiêu biểu:


✓ Hai cây phong “khổ<i>ng lồ”</i> với các “mắ<i>t mấu</i>”, các cành <i>“cao ngất bóng mát </i>
<i>rượi”</i>


✓ Quang cảnh: <i>“chân trời xa thẳm”, “thảo ngun hoang vu”, "dịng sơng lấp </i>
<i>lánh”</i>=> Cách miêu tảđậm chất hội hoạ.


✓ Hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người, và không
chỉthông qua sựquan sát của người họa sĩ bởi:


➢ Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng chan chứa những lời
ca êm dịu, hai cây phong mang tâm hồn con người, tiếng nói của con


người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 3
tiếng thì thầm tha thiết, khi bỗng dưng im bặt, khi như tiếng thở dài
thương tiếc, khi reo vù vù như lửa cháy rừng rực...


o Hai cây phong và thầy Đuy-sen.


✓ Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết.
✓ Hai cây phong ấy gắn bó với kỉ niệm tuổi học trị.


✓ Hai cây phong là minh chứng xúc động về thầy Đuy-sen


→ nhân cách hoá cao độ, hết sức sinh động  Hai cây phong gắn liền với thầy
Đuy-Sen, là nơi mà thầy đã gieo vào tâm hồn trẻthơ những niềm tin, khát khao,
hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp….


- Nghệ thuật:


• Hai mạch kể chuyện lồng ghép


• Thứ tự kểđan xen giữa quá khứvà hiện tại


• Cách dẫn truyện khéo léo, tinh tế.


• Kết hợp hài hồ với các yếu tốmiêu tảvà biểu cảm, trong khi miêu tảcó sử dụng
nghệ thuật so sánh, nhân hoá


<b>3.</b> <b>Kết bài: </b>



- Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung vềđoạn trích Hai cây phong
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân


<b>C.</b> <b>BÀI VĂN MẪU </b>
<b>Bài văn mẫu 1 </b>


<i>“Hai cây phong”</i>là phần đầu của truyện <i>“Người thầy đầu tiên”</i> của nhà văn xứCư-gơ
-rư-xtan – một nước Cộng hịa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xơ trước đây. Bài văn có hai
mạch kể và tả xen lẫn vào nhau rất nhuần nhuyễn tạo nên một sắc thái đặc biệt về cảm
nhận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 4
nhiên đây không phải là nét vẽ bằng cây cọ, mà bằng lời kể và tả thật duyên dáng, sâu
lắng.


Bức tranh ấy chỉ thể hiện lên mỗi lần <i>“chúng tơi”</i> (lời xưng hơ của chủ thể trữtình)
đi xa và nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: <i>“Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong </i>
<i>sinh đơi ấy? Mong sao chóng vềđến làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong!”.</i>


Như vậy, cảnh sắc quê hương được cảm nhận bằng những hình ảnh đậm nhạt, cao
thấp, xa gần, khác nhau. Đó là tâm tình của người họa sĩ tài hoa trước phong cảnh đầy
cảm xúc dâng trào.


Nhưng ở một góc độ cảm nhận, tác giả(nhân vật trữtình) đã kết hợp tự sự với miêu
tảvà biểu cảm tạo nên sức hút kì lạ. Bởi vì người kểđã khơi dậy hồi niệm của tuổi thơ.


Đó là vào năm học cuối cùng, bọn trẻ đã reo hị, ht cịi ầm ĩ rồi cơng kênh nhau
bám vào các mắt mấu của hai cây phong mà leo lên. Quên làm sao được <i>“lũ nhóc đi chân </i>
<i>đất”</i>ấy <i>“làm chấn động cảvương quốc loài chim”</i>ởtrên <i>“những cành cao ngất"</i>. Ơi, ởđây,
<i>“bọn nhóc”</i> cịn vơ cùng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật một cách vừa trịnh trọng, vừa


yêu thương.


Chúng giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa biêng biếc của thảo nguyên. Chúng “nép
<i>mình ngồi trên các cành cây lắng nghe tiếng gió ảo huyền và tiếng lá cây đáp lại lời gió…”.</i>
Hai cây phong đã làm cho tuổi thơ rạo rực, bị quyến rũ về vẻđẹp vừa uy nghi vừa hoang
sơ của nó.


Như vậy, đoạn trích Hai cây phong chan chứa một thi vị của quê hương. Nghệ thuật
tảvà kể của bài văn đã làm cho mạch kể hết sức sinh động.


Đoạn văn thể hiện tâm hồn riêng của hai cây phong là hay nhất, rung động nhất.
Đoạn trích chính là một bài ca vềtình nghĩa q hương và vềngười thầy vĩ đại đã “trồ<i>ng </i>
<i>cây và trồng người</i>”.


<b>Bài văn mẫu 2 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 5
tuổi trẻtrên đất nước Cư-rơ-gư-xtan những năm hai mươi của thế kỉtrước. Tiêu biểu cho
lớp người ấy là thầy giáo Đuy-sen và cơ học trị An-tư-nai. Trong truyện có chi tiết đặc
sắc: Một hôm thầy Đuy-sen mang vềtrường hai cây phong và nói với An-tư-nai :<i>"Hai cây </i>
<i>phong này, thầy mang vềcho em đây. Chúng ta sẽcùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, </i>
<i>ngày một thêm sức sống, em sẽtrưởng thành, em sẽlà một người tốt…".</i> Qua thời gian học
tập, rèn luyện và đấu tranh, cô bé An-tư-nai nghèo khổđã trởthành một Viện sĩ khoa học
tài giỏi. Cũng qua thời gian và mưa nắng, hai cây phong cũng lớn dần lên thành hai cây cổ
thụđứng sừng sững ởđầu làng, đem lại cho dân làng, nhất là cho các em nhỏ, thế hộ sau
của thầy trò Đuy-sen biết bao niềm vui trong sáng. Đoạn trích Hai cây phong, thuộc phần
đầu tiên của thiên truyện Người thầy đầu tiên đưa người đọc vào thời gian hiện tại sau
rất nhiều năm thầy Đuy-sen dạy và cô bé An-tư-nai học tập. Tuy không được biết những
nội dung, ý nghĩa cụ thể của tác phẩm, nhưng đọc đoạn trích mà sách Ngữvân 8 giới thiệu,
chúng ta vẫn cảm nhận được một phần tài năng sáng tạo của nhà văn, vẻđẹp đặc sắc của


hình ảnh hai cây phong, nhất là vẻđẹp tâm hồn của lớp trẻ, sự gắn bó giữa cãy và người
thuộc thế hộ nối tiếp bước đi của Người thầy đầu tiên. <i>"Ngọn cây và tầm nhìn",</i> phải chăng
đấy là ý nghĩa bao trùm mà người đọc có thể cảm nhận được từđoạn trích này.


Đoạn văn được viết bàng ngòi bút miêu tả xen lẫn tự sự, thời gian hiện tại xen lẫn
hồi tưởng quá khứ, nhân vật <i>"chúng tôi"</i>song song, đổng hiện với nhân vật <i>"tôi"</i>cùng tâm
sự, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc với người đọc. Do đó, ngổn từ, hình ảnh cứ chấp chới
bay lượn, lúc ẩn, lúc hiện, lúc thực, lúc mờ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên,
những trò vui tuổi trẻ được kể lại, những cảm xúc dạt dào, những suy nghĩ lắng sâu,…
từng dòng, từng dòng ngân lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 6
<i>tiên là từxa dưa mát tìm hai cây phong thân thuộc</i>". Và cứ mỗi lần như thế, tôi lại mong
sao chóng về tới làng, chóng được lên đồi đến với cây, <i>"dứng dưới gốc cây để</i> <i>nghe mãi </i>
<i>tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất"</i>. Vậy là, bên cạnh hình ánh hai cây phong đứng
sừng sững, hiên ngang trên đồi cao như một biểu tượng của hồn vía q hương là hình
ảnh một con người yêu quê hương da diết. Nhờtình yêu ấy mà tôi, nhún vật kể chuyện
nghe được <i>"tiếng nói riêng", "những lời ca êm dịu" </i>của hai cây phong, hai sinh thể sống
động như con người. Tác giảđã hoá thân vào nhân vật để kể chuyện, đểmiêu tả với hàng
loạt những liên tưởng, so sánh, nhân hố âm thanh, tiếng nói của cây phong. Dù ban ngày
hay ban đêm, <i>"chúng vẫn nghiêng ngả</i> <i>thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì </i>
<i>rào…", có lúc "như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vồ</i> <i>vào bãi cát…”,</i> có lúc <i>"thì thầm… </i>


<i>nồng thắm như một đốm lửa vơ hình", có lúc "khắp lácành lại cất tiếng thởdài một lượt </i>


<i>như thương tiếc người nào…".</i> Và khi mây đen kéo đến thì hai cây phong <i>"nghiêng ngả</i>
<i>tấm thàn dẻo dai và reó vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực"</i>. Phải mang một tâm
hồn nghệsĩ hài hoà hai tố chất – tố chất hội hoạ và tố chất âm nhạc, nhân vật tơi mới có
thể vẽ lại được những đường nét, sắc màu, nghe lại được những âm thanh trầm bổng,
thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của những vẻđẹp mà hai cây phong đã phô ra, đã


truyền tới. Rõ ràng, qua cảm nhận cùa người nghệsĩ,hai cây phong đã hiện lên với hình
hài cao lớn, hiên ngang, với đường nét lá cành uyển chuyển, nhất là với tiếng reo đa
thanh… đẹp kì diệu. Đó là hình ảnh của quê hương, cũng là biểu tượng cho sức sống mạnh
mẽmà dẻo dai, kiêu hùng bất khuất mà dịu dàng thân thương của những con người nơi
đây. Khi người hoạ sĩ đứng dưới gốc cây "nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngày


<i>ngất"</i>, tình yêu quệhương trong tâm hồn anh –nhà vãn Ai-ma-tốp, ngất ngây hoà quyện


cùng đất trời, cây lá, con người q hương. Đoạn văn xi có nhiều hình ảnh, từ ngữtượng
hình, tượng thanh sinh động, truyền cảm hấp dẫn như một bài thơ, một khúc hát vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 7


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 8
mạn đe rồi luôn nhớ tới và biết ơn lớp người đi trước, mởđường và gieo trồng những
hạt giống, vun xới cho cây cối, giáo dục, thức tỉnh con người lớn lên. Đó là điều tâm niệm
của một tấm lịng nhân hậu, biết <i>"ăn quả nhớ kẻ trồng cây", đáng yêu quý, trân trọ</i>ng. Vậy
là, từ sự cảm nhận những vẻ dẹp của hai cây phong, người hoạ sĩ đã kê về một kỉ niệm
tuổi thơ không kém phần tươi đẹp mà giàu ý nghĩa: ngọn cây và tầm nhìn. Cây càng vươn
cao bao nhiêu, càng đón được nhiều gió bấy nhiêu. Con người càng vươn cao, trướng
thành bao nhiêu, tầm mắt càng mở rộng bấy nhiêu, nhưng đừng bao giờquên cội nguồn,
gốc rẻ…


Tóm lại, trong bài Hai cây phong, trích truyện Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai
-ma-tốp, hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động qua cái nhìn và những hổi tưởng
tuổi thơ đầy mơ mộng và lắng sâu của một hoạsĩ, Từđó, nhà vãn đánh thức nơi tâm hổn
chúng ta tình u q hương, lịng biết ơn các bậc tiền bối đã trồng cây vun xới những
mầm xanh cây lá và giáo dục, dìu dắt thế hệ trẻtrưởng thành. Đọc và suy ngẫm vềhình
ảnh hai cây phong của xứngười, chúng ta không khỏi nhớ tới những cây đa, những rặng
trâm bầu, những luỹtre làng Việt Nam chúng ta. Ấy là hồn quê hương, là cội nguồn của


đất nước, của dán tộc và của mỗi người chúng ta.


<b>Bài văn mẫu 3 </b>


Đây là câu chuyện kể của nhà văn Ai-ma-tốp vềquê hương mình ởCư- nơ-gư-xtan,
một vùng quê hẻo lánh ởTrung Á thuộc Liên Xơ cũ.


Có thểnói nhân vật xưng “tơi”–người kể chuyện –là chính nhà văn (?! ) –vơi cái tài
kể chuyện qua miêu tả, nhân vật trữtình xưng ‘tơi’ đã làm sống dậy một kỉ niệm xa xưa.
Hai cây phongtrởthành một biểu tượng đặc biệt của một vùng quê.


Nhân vật trữtình như phân thân thành hai tâm hồn: một là hoạsĩ, một là con người
xứ Ku-ku-rêu? Thật ra ởđây ta chỉ nghe thấy lời kể, lời tả, nói lên cảm xúc của chủ thể trữ
tình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 9
<i>nhưng tơi thì bao giờcũng cảm biết được, chúng lúc nào nhìn cũng rõ…” </i>trong mạch kể
chuyện xưng “chúng tơi”có sựthu hút rất mạnh mẽđối với bọn trẻ.


Đó là vì vào những năm học cuối cùng các cậu nhỏđã sống thật đẹp đẽ với hai cây
phong!


Các cậu reo hò huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi đểtrèo lên hai cây phong, trèo lên đểhưởng
cái khơng khí trong “bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạ<i>c dịu hiền”.</i> Cắccậu đã “công kênh
<i>nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả</i> <i>vương quốc lồi </i>
<i>chim”</i>


Rồi, chẳng phải chỉcó thế, các cậu còn leo cao lên nữa, cao mãi, để thi nhau vềlòng
can đảm và ai khéo hơn ai! ởcái độ cao ấy các cậu sửng sốt rồi nín thởđểnhìn “phía sau
<i>làng là dải thảo nguyên hoang vu trong làn sương mờđục”.</i>



Cách viết này không chỉ thông qua cái nhìn của người hoạ sĩ, mà cầu chuyện cịn
được khơi dậy trong lòng các cậu học trò của cái thời cịn thích trèo cây, khám phá thế
giới chim mng và làng xóm từtrên cành cao!


Thuởấy, các cậu chưa hềnghĩ đến ai là người đã trồng hai cây phong ấy trên đồi cao.
Bây giờthì ai cũng biết đó là cây phong do thầy Đuy-sen và em học sinh gái An-tư-nai
trồng để gửi vào đó một ước mơ trong truyện <i>“Người thầy đầu tiên”.</i>


Tuy vậy, nếu ta đi theo mạch kể của người kể xưng “tơi” thì qua cảnh vật, nhân vật
chủ thể trữtình đã bộc lộkhá sâu xắc cảm xúc của mình. Đó là mỗi khi đi xa trở về trong
lịng ln nghĩ thầm: <i>“Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao </i>
<i>chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứđứng dưới gốc cây </i>
<i>đểnghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.</i>


Rõ ràng đây là một cảm xúc hồn nhiên trỗi dậy theo mạch kể của một con người có
tấm lịng sâu nặng đối với kỉ niệm của quê hương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 10
Từ những cảm nhận ấy <i>“người kể”</i>miêu tả sựxao động của hai cây phong ởban ngày,
trong đêm, những lúc bầu trời êm ả, và lúc trời bão dông xô cành, bứt lá…


Đây là một đoạn đặc tảđầy ấn tượng của hai cây phong mà chỉcó ngườixem nó như
thân thiết, ruột thịt mới có thể nói như vậy. Bởi vì người kể chuyện đã khám phá ra cái
chân lí đơn giản là hai cây phong đứng trên đồi cao lộng gió nên nó thu vào mình cái
khơng khí xao động rồi trăn trở, thởdài… Nhưng người kể vẫn thấy cho đến tận ngày nay
ởnó một vẻsinh động khác thường, vì tuổitrẻ vẫn để lại nơi này như mảnh vỡ của chiếc
gương thần xanh.


Em có thể học thuộc lịng những dịng viết dưới đây đểcoi đó là sự cảm nhận chân


thực sau khi đọc xong bài ‘Hai cây phong’. Bởi vì trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây
phong hiện lên hết sức sống động: ‘Thuở ấy, chỉ có một điều tơi chưa hềnghĩ đến: ai là
người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vơ danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những
gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng
nơi đây,trên đĩnh đồi cao này‘.


<b>Bài văn mẫu 4 </b>


Ai-Ma -Tốp là một nhà văn nước cộng hịa vùng trung á thuộc Liên Xơ trước đây. Ơng
là một trong những nhà văn tiêu biểu cho thời kì bấy giờ. Ơng đã để lại rất nhiều những
tác phẩm có giá trị và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Những tác phẩm của ông
được rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến trong đó phải kểđến tác phẩm <i>“hai cây phong”</i>
là một trong những tác phẩm rất suất sắc của ông. Tác phẩm được trích trong “ngườ<i>i thầy </i>
<i>đầu tiên”,trong đoạn trích truyện hai cây phong được miêu tả</i> một cách sinh động với ngòi
bút đậm chất hội họa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 11
lúc ở hiện tại còn lúc chuyện kể với ngơi chúng tơi thì chỉởq khứ. Hai mạch kểít nhiều
phân biệt và trùng vào nhau. Nhân vật xưng tôi đóng vai trị là người kể chuyện được tác
giả tạo ra để dẫn dắt câu chuyện. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng tơi tự giới thiệu
mình là họa sĩ. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng chúng tôi vẫn là người kể chuyện
nhưng lại xưng danh là bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là một
đứa trẻtrong đó. Căn cứvào mạch kể chuyện ta thấy ngôi nhân vật xưng tôi quan trọng
hơn và được tác giả gửi gắm nhiều những tâm sự hơn.


Hình ảnh so sánh hai cây phong được so sánh với ngọn hải đăng trên núi cho ta thấy
được dường như ánh sáng của quê hương và những hồi ức những trải nghiện trên quê
hương đã soi sáng bước chân những đứa trẻ nơi đây đểchúng tựtin bước đi trên chính
bước chân của chúng đến những miền đất xa lạvà trong sốđó chắc hẳn có nhân vật chính
của tác giảhay chính là tác giả. Hai cây phong lớn lên như những ngọn đèn hải đăng trên


núi từng gây ấn tượng đối với bất kì ai. Với họa sĩ tình yêu quê hương đã chan hịa gắn bó
tình thương nhớhai cây phong đầu làng. Mỗi lần vềthăm quê nhà thì họa sĩ đã đưa mắt
nhìn hai cây phong quen thuộc và coi đó chính là bổn phận đầu tiên của mình. Nhớ hai
cây phong đối với họa sĩ là nỗi nhớ với một nỗi buồn da diết nên càng về tới gần nhà lại
càng nhớ. Đứa con ấy thầm tự hỏi lịng mình “ta sắp được thấy chúng chưa,hai cây phong
sinh đôi ấy?Mong sao cho nhanh được về tới làng chóng lên tới đồi đểđược đến với hai
cậy phong. Và niềm hạnh phúc biết bao nhiêu đối với đứa con lâu ngày mới được trở về
được đứng mãi ởdưới gốc cây đểđược nghe thấy tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây
ngất. Đúng là một mối quan hệkhăng khít của tác giảđối với quê hương đối với tuổi thơ
mình. Dường như đó cũng là điều mà tác giả muốn nhắn nhủđối với tất cảchúng ta hãy
nhớđến quê hương nhớđến tuổi thơ mình bởi đó chính là nền tảng để tạo nên chúng ta
ngày hôm nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 12
người đọc khiến ta như đang hòa chung cùng một cảm xúc đối với tác giả. Bức tranh mà
tác giả gợi cho người đọc thật ấn tượng đầy đặc trưng và quyến rũ đã để lại trong lòng
người đọc rất nhiều những ấn tượng khó quên.


Hai cây phong đã làm cho người kể chuyện say sưa ngây ngất và khơi nguồn cảm
hứng cho người kể chuyện. Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả
khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà
đôi lần chúng ta đã vội lãng quên. Tác phẩm gợi cho chúng ta những kỉ niệm ấy và từ khi
nào nó bỗng hiện lên một cách vơ thức khi ta đọc những kỉ niệm đáng nhớ của nhà văn.
Hai cây phong đối với tác giảđó chính là những kỉ niệm vơ cùng đẹp đẽ của tuổi học trị
,tuy đã là quá khứđã xa thật xa nhưng mỗi khi hồi tưởng lại nó dường như tác giảđang
cảm nhận nó một chút một chút một và đưa người đọc cùng cảm nhận cùng hồi tưởng lại
với nhà thơ. Haicây phong chính là nhân chứng câu chuyện hết sức sinh động về thầy
Đuy –sen và cô bé An-t –nai. Chính thầy đã đem hai cây phong trồng trên đồi với cơ bé đó
và thầy đã gửi gắm những hi vọng mơ ước cho những đứa trẻ nghèo khổ thất học như
An-t-Nai ngày càngđược mở mang kiến thức và trởthành những con người có ích. Hình


ảnh nhân hóa hai cây phong có tiếng nói riêng và chan chứa những lời nói êm dịu, hai cây
phong chính là những con người có tâm hồn với những tâm trạng những cung bậc cảm
xúc khác nhau. Hai cây phong được kể và tả bằng chính trí tưởng tượng và những tâm
trạng đan xen của người nghệsĩ.


Tác phẩm đã mang đến cho người đọc thật nhiều tâm trạng và dạt dào cảm xúc về
quê hương. Quê hương chính là cái nơi ni dưỡng tâm hồn lớn lên và đó cịn là nền tảng
đểcon người có thểđứng lên trong bất kì hồn cảnh nào. Đó chính là cảm xúc lịng biết
ơn của người họa sĩ đối với quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tác phẩm như một
lời thức tỉnh đối với chúng ta cho chúng ta những cảm nhận thật gần gũi về quê hương.
<b>Bài văn mẫu 5 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 13
Để bốn chục năm sau, cô bé đã là một viện sĩ danh tiếng, còn Hai cây phong đã trở
thành một phần không thể thiếu trong ký ức làng quê của biết bao thế hệdân làng Ku
-ku-rêu.


Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn lồng vào nhau:
mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật <i>“tôi”</i>– một hoạ sĩ đã lớn lên từchính mảnh đất
này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ <i>“chúng tôi”. Ký ứ</i>c thật đậm nét của tuổi thơ đã
khiến cho người hoạ sĩ –nhân vật <i>“tôi”</i>đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai
cây phong – biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.


Bắt đầu của những ký ức vềlàng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một nơi
nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từ nhiều ngách
đá đổ xuống . Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻhoang sơ của thiên nhiên với thung lũng,
thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong khơng phải là món q của tựnhiên nhưng đã từ
rất lâu, những đứa trẻđã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Đểcũng rất tựnhiên, hình
ảnh hai cây phong đã trởthành của riêng làng Ku-ku-rêu: “chúng luôn hiện ra trướ<i>c mắt </i>
<i>hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”,</i> trởthành mốc định hướng cho mọi người tìm


đến. Riêng đối với <i>“tôi”,“mỗi lần vềquê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên vềlàng, tôi </i>


<i>đều coi bổn phận đầu tiên là từxa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy”. Anh đã dành </i>


tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan
chứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờcũng cảm biết được
chúng, lúc nào cũng nhìn rõ . Hai cây phong đã trởthành một phần tâm hồn của anh, chi
phối cả niềm vui, nỗi buồn của người hoạsĩ.


Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức
tranh ngân nga cả những giai điệu <i>“tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.</i>Đoạn văn
miêu tảhình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây “có tiếng nói riêng
<i>và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Có lẽ</i> chính tình u
q hương của người hoạsĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: <i>“Dù ta tới đây </i>
<i>vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngảthân cây, lay động lá cành, </i>
<i>khơng ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn </i>
<i>sóng thủy triều dâng lên vỗvào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 14


<i>một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở</i> <i>dài một lượt như thương tiếc người nào”</i>.
Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền
bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, “nghiêng ngả<i> tấm thân dẻo </i>
<i>dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. </i>Cảm nhận của tuổi thơ đã được
người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong
bằng những giải thích chính xác khoa học thì: “việc khám phá ra chân lí giản đơn ấ<i>y vẫn </i>
<i>khơng làm tơi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tơi cịn giữ</i>
<i>đến tận ngày nay”.</i> Bởi lẽcây phong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: <i>“Tuổi trẻ của tôi </i>
<i>đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”.</i>Hình ảnh
thời ấu thơ đã tạo thành khơng gian cổtích rất riêng, phải chăng chính từtình yêu và sự


gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trởthành họa sĩ với mong muốn
vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?


Hai cây phong ấy còn là kỷ niệm chung của chúng tôi – bọn con trai tinh nghịch ở
làng Ku-ku-rêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ. Đó là tất cả những
ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn , trong bóng râm mát rượi và
tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong. Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy
được nâng lên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay, một thế giới
khác đã được mởra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêu nhỏ bé, “như có mộ<i>t </i>
<i>phép thần thông nào vụt mở</i> <i>ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ</i> <i>vô ngần của </i>
<i>không gian bao la và ánh sáng”. Hai cây phong trở</i>thành bệđỡ, nâng cánh ước mơ cho
những đứa trẻ, mở tầm nhận thức về một thế giới đầy những điều mới lạ cần khám phá,


hướng về <i>“những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc </i>


<i>kia</i>”. Cũng như bạn bè của mình, “tơi” –chú bé sau này là họa sĩ cũng trải qua cảm giác
<i>“tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tơi cố</i>
<i>hình dung ra những miền xa lạkia”. Hai cây phong đã trở</i>thành người bạn lớn, người bạn
tâm tình thân thiết đem lại những niềm vui vỡồ hạnh phúc cho tuổi thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15></div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc 1


Website <b>HOC247</b> cung cấp một môi trường <b>học trực tuyến</b>sinh động, nhiều <b>tiện ích thông minh</b>,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh </b>
<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹnăng sư phạm</b>đến từcác trường Đại học và các


trường chuyên danh tiếng.

<b>I.</b>

<b>Luy</b>

<b>ệ</b>

<b>n Thi Online</b>



- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b>Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm</b> từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây


dựng các khóa <b>luyện thi THPTQG </b>các mơn: Tốn, NgữVăn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.
- <b>Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9</b> và <b>luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán</b> các


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường Chuyên
khác cùng <i>TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.</i>


<b>II.</b>

<b>Khoá H</b>

<b>ọ</b>

<b>c Nâng Cao và HSG </b>



- <b>Toán Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS THCS
lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ởtrường và đạt điểm tốt


ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Toán:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn <b>Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học </b>và <b>Tổ Hợp</b> dành cho
học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>


<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn</i>cùng đôi HLV đạt
thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III.</b>

<b>Kênh h</b>

<b>ọ</b>

<b>c t</b>

<b>ậ</b>

<b>p mi</b>

<b>ễ</b>

<b>n phí</b>



- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo <b>chương trình SGK</b> từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các
môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham
khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV:</b> Kênh <b>Youtube</b> cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn
phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, NgữVăn, Tin Học và Tiếng Anh.


<i><b>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </b></i>




<i><b> H</b><b>ọ</b><b>c m</b><b>ọ</b><b>i lúc, m</b><b>ọi nơi, mọ</b><b>i thi</b><b>ế</b><b>t bi </b><b>–</b><b> Ti</b><b>ế</b><b>t ki</b><b>ệ</b><b>m 90% </b></i>


<i><b>H</b><b>ọ</b><b>c Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


<i><b>HOC247 NET c</b><b>ộng đồ</b><b>ng h</b><b>ọ</b><b>c t</b><b>ậ</b><b>p mi</b><b>ễ</b><b>n phí </b></i>


</div>

<!--links-->

×