Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VĂN MẪU LỚP 9 </b>


<b>NGHỊ LUẬN VĂN HỌC </b>



<b>ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH BÀI THƠ BẾP LỬA CỦA BẰNG VIỆT</b>



<b>A.</b>

<b>SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý </b>



<b>B.</b>

<b>DÀN BÀI CHI TIẾT </b>


<b>I.</b> <b>Mở bài </b>


- Giới thiệu bài thơ <i>“Bếp lửa”</i> (bài thơ viết về tình cảm bà cháu): Viết về người bà
trong gia đình, với tình thương và đức hy sinh cao cả, bài thơ <i>“Bếp lửa”</i> của Bằng
Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta.
- Trở lại đề (nêu lại phần gợi ý ở đề bài): Bài thơ đã cho thấy tình yêu quê hương


đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính
u, người bà đơn hậu và tần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa
thần kỳ và thiêng liêng.


<b>II.</b> <b>Thân bài </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi ấu thơ sống
với bà, làm hiện lên hình ảnh bà chăm sóc, lo toan vất vả với tình thương u vơ
bờ dành cho cháu.


- Đứa cháu nay trưởng thành, từ nơi xa suy ngẫm, thấu hiểu về bà. Cuối cùng người
cháu gởi niềm thương nỗi nhớ về với bà.


 Vậy mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỷ niệm đến
suy ngẫm theo dòng hồitưởng.



 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình cảm bà cháu, là nỗinhớ, lịng kính u
và biết ơn vơ hạn của người cháu với bàmình cũng là với gia đình và quê
hương đất nước


<b>2.</b> <b>Phân tích bài thơ </b>(theo mạch cảm xúc - bố cục bài thơ)
a. 3 câu đầu: Khơi nguồn dòng hồi tưởng cảm xúc


- Hình ảnh bếp lửa được hình dung trong trí nhớ của tác giả (phân tích từ láy <i>“chờn </i>
<i>vờn”, “ấp iu”</i>)


- Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tới người nhóm lửa - người bà (phân tích hình
ảnh ẩn dụ <i>“biết mấy nắng mưa”</i>)


<i>b.</i> Khổ thơ thứ 2 (năm câu tiếp theo: <i>“Lên bốn tuổi...sống mũi còn cay”</i>): Kỷ niệm tuổi
thơ, kỷ niệm buồn khó quên


- Nhớ lại quá khứ: Nhớ những năm tháng chiến tranh chống Pháp gian khổ (<i>đói </i>
<i>mịn đói mỏi, ... khơ rạc ngựa gầy</i>)


- Hình ảnh chi tiết ám ảnh mãi đến bây giờ: mùi khói bếp (đến bây giờ sống mũi
còn cay)


c. Khổ 3: (11 câu: <i>“Tám năm ròng...trên những cánh đồng xa”)</i>


- Chi tiết tiếp theo hiện lên trong hồi ức của cháu: tiếng chim tu hú kêu trong ngày
hè, là âm thanh của đồng quê.


- Tiếng chim tu hú vang vọng giúp tác giả lại nhớ về bà


d. Đoạn tiếp theo (10 câu: <i>Năm giặc đốt làng... niềm tin dai dẳng</i>): Những phẩm chất


cao quý của bà


- Vững long tin trước mọi tai họa thử thách <i>(“Vẫn vững lịng... được bình an”</i>).
- Bếp lửa thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương


 Ý chí, bản lĩnh sống của bà, của người phụ nữ Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

người bà kính u, về bếp lửa trong mỗi gia đình Việt Nam
- Điệp từ <i>“nhóm” </i>


- Lời khẳng định ca ngợi: “<i>Ôi kỳ diệu và thiêng liêng - bếp lửa” </i>


f. Bốn câu cuối: Tình thương nhớ, lịng kính u và biết ơn của đứa cháu nay đã đi
xa


- Bốn câu kết thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lịng kính yêu và biết
ơn của đứa cháu bé bỏng nay đã đi xa:


<i>“Giờ cháu đã đi xa. </i>
<i>Có ngọn khói trăm tàu </i>


<i>Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả </i>
<i>Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở </i>


<i>-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” </i>


 Như vậy, hình ảnh trung tâm (bếp lửa) mở đầu, khơi nguồn mạch cảm xúc của
bài thơ, của dòng hồi tưởng đã được khép lại bằng chính hình ảnh ấy


<b>III.</b> <b>Kết bài </b>



- Ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ “<i>Bếp lửa”</i> của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ hay
của thi ca Việt Nam đọc xong bài thơ mỗi chúng ta đều muốn được chạy về nhà
để sà vào lòng bà để mà được nghe bà hát ru trong những trưa hè oi ả.


- Nét đặc sắc về nghệ thuật: Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung. Hình
tượng thơ: <i>“bếp lửa” “khói hun”, “ngọn lửa”, “tiếng chim tu hú”</i> bổ sung kết hợp
thật tự nhiên giữa kể và tả bằng dòng hồitưởng và suy ngẫm rất thơ và đầy ấn
tượng.


<b>C.</b>

<b>BÀI VĂN MẪU </b>



<b>Đề bài</b>: Em hãy viết bài văn nghị luận văn học phân tích bài thơ <i>“Bếp lửa”</i> của nhà thơ
Bằng Việt để cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi
thơ vơ cùng thiết tha về người bà kính u, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya
sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hy sinh cao cả, bài thơ
<i>“Bếp lửa”</i> của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ
mỗi chúng ta.


Bài thơ đã cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi thơ
vơ cùng thiết tha về người bà kính u, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya sáng
bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng.


Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi ấu thơ sống
với bà, làm hiện lên hình ảnh bà chăm sóc, lo toan vất vả với tình thương u vơ bờ
dành cho cháu. Đứa cháu nay trưởng thành, từ nơi xa suy ngẫm, thấu hiểu về bà. Cuối
cùng người cháu gởi niềm thương nỗi nhớ về với bà. Vậy mạch cảm xúc của bài thơ là
đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng.



Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình cảm bà cháu, là nỗi nhớ, lịng kính u và biết
ơn vơ hạn của người cháu với bà mình cũng là với gia đình và quê hương đất nước.
Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của tác giả là hình ảnh bếp lửa ở một làng
quê Việt Nam từ thời thơ ấu:


<i>“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm </i>
<i>Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” </i>


<i>“Chờn vờn”</i> là từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè
nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhịa của hình ảnh ký ức theo thời gian. Từ <i>“ấp iu”</i>
là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ. Đó khơng phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà
là sự kết hợp và biến thể của hai từ <i>“ấp ủ”</i> và <i>“nâng niu”. “Ấp iu”</i> gợi đến bàn tay kiên
nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp, lại đúng với cơng việc nhóm
lửa cụ thể.


Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi
nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa:


<i>“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” </i>


<i>“Biết mấy nắng mưa”</i> là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan
của bà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>“Lên bốn tuổi, cháu đã quen mùi khói </i>
<i>Năm ấy, là năm đói mịn, đói mỏi </i>


<i>Bố đi đánh xe, khơ rạc ngựa gầy </i>
<i>Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu </i>
<i>Nghĩ lại đến bây giờ sống mũi cịn cay!” </i>



Hình ảnh những năm tháng chiến tranh chống Pháp gian khổ được hiện về qua thành
ngữ <i>“đói mịn, đói mỏi” </i>- cái đói kéo dài làm mệt mỏi, kiệt sức (cuối năm 1944 đầu
năm 1945, nạn đói kinh khủng đã xảy ra, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói). Hình
ảnh con ngựa gầy rạc thì chắc người bố đánh xe cũng gầy khô...


Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp: khói hun nhèm mắt cháu, khói
nhiều cay khét . Đó là kỷ niệm về <i>“mùi khói”,</i> về <i>“khói hun”, </i>một cảnh đời nghèo khổ
gắn liền với bếp lửa gia đình trước cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian
khổ, rất chân thật cảm động. <i>“Nghĩ lại đến giờ”</i> (đó là 1963, 19 năm đã trôi qua), mà
đứa cháu vẫn cảm thấy <i>“sống mũi còn cay!”.</i> Kỷ niệm buồn, vết thương lịng, khó qn
là vậy!


Đoạn thơ thứ ba gồm mười một câu, nhắc lại một vài kỷ niệm sâu sắc về bà trong
suốt thời gian:


<i>“Tám năm rịng cháu cùng bà nhóm lửa”. </i>


Hình ảnh, chi tiết tiếptheochợt đến trong hồi ức của nhân vật trữ tình là tiếng chim tu
hú:


<i>“Tám năm rịng cháu cùng bà nhóm lửa </i>
<i>Tu hú kêu trên những cánh đồng xa </i>
<i>Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà” </i>


Chim tu hú kêu những ngày hè, tiếng tu hú kêu trên những cánh đồng xa cứ khắc
khoải kêu mãi, kêu hoài, trong hiện thực đã tha thiết, trong nỗi nhớ lại càng trở nên
da diết hơn. Tiếng chim tu hú là âm thanh đồng quê thật tha thiết. Tiếng chim tu hú
trở thành một mảnh tâm hồn tuổi thơ. Tiếng chim tu hú, những chuyện kể của bà về
Huế thân yêu đã trở thành kỷ niệm:



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh: <i>“Mẹ cùng cha bận công tác không về”,</i> cháu ở
cùng bà, cháu lớn lên trong tình thương và sự chăm sóc ni dưỡng của bà:


<i>“Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe </i>
<i>Bà dạy cháu làm , bà chăm cháu học” </i>


Hai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúng một nửa. Ngơn từ đã hội tụ
tất cả tình thương của bà dành cho cháu, gợi tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương,
một tình thương ấp ủ, chở che. Hay nhất, hàm súc nhất là từ ngữ <i>“cháu ở cùng bà”,</i>
<i>“bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”</i> đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lịng đơn hậu, tình
thương bao la , sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Trong nhiều gia đình ViệtNam,
do nhiều cảnh ngộ khác nhau, mà vai trò của người bà đã thay thế vai trò của người
mẹ hiền.


Năm tháng đã trơi qua thế mà bà vẫn <i>“khó nhọc”, </i>vất vả <i>“nhóm bếp lửa”.</i> Nghĩ về ngọn
lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiết tha
chim tu hú <i>“kêu chi hoài”.</i> Câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ diễn tả nỗi thương nhớ
bà bồi hồi tha thiết. Nhà thơ đắm chìm trong suy tưởng để trị chuyện với con chim
q hương, trách nó không đến ở với bà để bà đỡ nhớ cháu, đỡ cô đơn tuổi già. Câu
thơ thật tự nhiên, cảm động, chân thành:


<i>“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc </i>
<i>Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà </i>
<i>Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” </i>


Năm chữ <i>“nghĩ thương bà khó nhọc</i>” nói lên lịng biết ơn bà của đứa cháu đã và mang
nặng trong tráitim mình tình thương của bà dành cho cháu.


Miên man theo dịng cảm xúc hồi tưởng, hình ảnh bà càng hiện lên rõ nét, cụ thể với


những phẩm chất cao q: Bình tĩnh, vững lịng, đinh ninh vượt qua mọi thử thách
khốc liệt của chiến tranh,làm trọn nhiệm vụ hậu phương để người đi xa cơng tác
được n lịng. Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc. Sống trong những năm chiến
tranh, khi <i>“giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”</i> được sự <i>“đỡ đần”</i> của bà con hàng xóm,hai
bà cháu mới dựng lại được túp lều tranh, thế nhưng bà vẫn <i>“vững lòng</i>” trước mọi tai
họa thử thách:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>“Bố ở chiến khu, bố cịn việc bố </i>
<i>Mày có viết thư chớ kể này kể nọ </i>
<i>Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”” </i>


Lời dặn trực tiếp của bà khi cháu viết thư cho bố khơng chỉ giúp ta hình dung giọng
nói, tiếng nói, tình cảm và suy nghĩ của bà mà còn làm sáng lên phẩm chất của người
bà, người mẹ Việt Nam yêu nước, đầy lòng hy sinh, kiên trì nhóm lửa, giữ lửa.


Từ <i>“bếp lửa”,</i> đứa cháu nghĩ về “<i>ngọn lửa”.</i> Một hình tượng rất tráng lệ. <i>“Bếp lửa bà </i>
<i>nhen”</i> sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của
tình thương <i>“ln ủ sẵn”,</i> ngọn lửa của niềm tin vô cùng <i>“dai dẳng”</i> bền bỉ và bất diệt.
Cùng với hình tượng “<i>ngọn lửa”,</i> các từ ngữ chỉ thời gian: <i>”rồi sớm rồi chiều”,</i> các động
từ: <i>“nhen”, “ủ sẵn” ,“chứa”</i> (chứa niềm tin dai dẳng) đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống
của bà, cũng là của người phụ nữ ViệtNam giữa thời loạn lạc:


<i>“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen </i>
<i>Một ngọn lửa, lịng bà ln ủ sẵn </i>
<i>Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” </i>


Điệp ngữ <i>“một ngọn lửa”</i> và kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh
mẽ, đầy xúc động tự hào.


Tám câu thơ tiếp theo là những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ, của đứa cháu về người


bà yêu kính, về bếp lửa trong mỗi gia đình Việt nam chúng ta. Cuộc đời bà nhiều <i>“lận </i>
<i>đận”</i>, trải qua nhiều <i>“nắng mưa”</i> vất vả. Bà cần mẫn lo toan, chịu thương chịu khó,
thức khuya dậy sớm vì bát cơm, manh áo của con cháu trong gia đình. Vần thơ chứa
đựng bao nghĩa nặng tình sâu. Cháu vơ cùng cảm phục và biết ơn bà:


<i>“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa </i>
<i>Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ </i>


<i>Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm” </i>


Bà không chỉ là người giữ bếp giữ lửa mà cịn là người nhóm bếp, nhóm lửa:
<i>“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” </i>


Điệp từ <i>“nhóm”</i> trong 4 câu thơ có điểm chung là cùng gắn với hành động nhóm bếp.
nhóm lửa của bà nhưng lại khác nhau ở những ý nghĩa cụ thể: khi thì nhóm bếp lửa
ấp iu, nồng đượm để sưởi ấm cho bà cháu qua cái lạnh của sương sớm; đến câu tiếp
theo thì đã vừa nhóm bếp luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lịng mà như cịn
đem đến cho đứa cháu nhỏ cái ngọt bùi của sắn khoai, của tình thương vơ hạn của bà.
Đến câu tiếp theo thì lịng bà cịn mở rộng hơn cùng với nồi xơi gạo mới là tình cảm
xóm làng đồn kết, gắn bó, chia ngọt sẻ bùi và đến câu thứ tư thì hồn tồn mang
nghĩa trừu tượng: nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ. Tâm hồn và khát vọng tuổi thơ đã
sáng bừng lên từ ngọn lửa do bà <i>”nhóm”</i> suốt mất chục năm trời.


Chính từ đó mà, theo mạch suy ngẫm, nhà thơ đi lên khái quát rất tự nhiên và hợp lý:
<i>“Ôi kỳ diệu và thiêng liêng - bếp lửa”.</i> Đúng vậy, vì bếp lửa thật giản dị , bình thường
và phổ biến trong mọi gia đình Việt Nam, nhưng bếp lửa cũng thật cao quý, kỳ diệu và
thiêng liêng vì nó ln gắn liền với bà - người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa, người
tạo nên tuổi thơ của cháu. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể


thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.


Bốn câu kết thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lịng kính u và biết ơn
của đứa cháu bé bỏng nay đã đi xa:


<i>“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu </i>
<i>Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả </i>
<i>Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở </i>


<i>-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” </i>


Cuộc đời mới thật vui, thật đẹp, đã <i>“có ngọn khói trăm tàu”</i> đã <i>“có ngọn lửa trăm nhà, </i>
<i>niềm vui trăm ngả”, </i>nhưng cháu vẫn không nguôi nhớ bà, nhớ bếp lửa gia đình
thương u. Khơng gian và thời gian xa cách, và dù cuộc đời có đổi thay, nhưng tình
thương nhớ bà vẫn thiết tha mãnh liệt. Trở về thời hiện tại, nhà thơ lại muốn hỏi bà,
nhắc bà việc nhóm bếp để nói cái ý không bao giờ quên quá khứ, không bao giờ quên
được hình ảnh bà với bếp lửa của một thời thơ ấu nghèo khổ, gian nan mà ấm áp
nghĩa tình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thơ, của dịng hồi tưởng đã được khép lại bằng chính hình ảnh ấy.


<i> “Bếp lửa”</i> là một bài thơ hay và độc đáo. Bài thơ khơng chỉ nói về bà, về tình bà
cháu mà cịn có ý nghĩa triết lý thầm kín; Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi
người đều có lúc tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cả cuộc đời. Tình u thương và
lịng biết ơn bà chính là một biểu hiện của tình u thương, gắn bó với gia đình, q
hương và đó cũng là khởi đầu của tình người, tình yêu nước.


Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung. Hình tượng thơ: <i>“bếp lửa” “khói hun”, “ngọn </i>
<i>lửa”, “tiếng chim tu hú”</i> bổ sung kết hợp thật tự nhiên giữa kể và tả bằng dòng hồi
tưởng và suy ngẫm rất thơ và đầy ấn tượng.



<i><b>Bài văn mẫu 2</b></i>


<i>“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm </i>
<i>Một bếp lửa ấp iu nộng đượm </i>
<i>Cháu thương bà biết mấy nắng mưa </i>


<i>Ơi kì là và thiêng liêng bếp lửa!” </i>


Thơ của bằng Việt thật thiết tha và nồng đượm. Chỉ là 1 tiếng gà mái nhảy ổ cục tác
trong nắng trương, chỉ là 1 bếp luẳ chờn vờn sương sớm … mà sao tha thiết nghĩa
tình thế, mà sao lắng sâu đến thế Thì ra có khi những điều nhỏ nhoi, giản dị nhất lại
ẩn chứa tâm tình, chắt đọng những điều thiêng liêng, lại hiện hình lên những tình
cảm thiết tha, chân thành không thể nao quên. Cứ thế bài thơ Bếp lửa đã đọng trong
lòng ta nhưng dư vị ngọt ngào.


Nếu như “<i>Tiếng gà trưa”</i> đánh thức trong Xuân Quỳnh những kỷ niềm về 1 thời
thơ ấu trong tình thương yêu của bà. Thì với Bằng Việt lại là hình ảnh bếp lửa, nó là
biểu tượng cho sự ấm áp, nồng đượm của tình bà cháu. Bếp lửa đã khơi gợi nhom len,
lan tỏa, tan chảy mãi dòng hồi ức tuổi ấu thơ, thao thức, đượm đùa … Hình ảnh bếp
lửa thật giàu ý nghĩa cho nên mở đầu bài thơ chính là mở đầu cho nỗi nhớ của tác giả.
Nỗi nhớ bà, nhớ chính cái bếp lửa thân quen ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” </i>


Những hình ảnh mở đầu vừa thực vừa hư như trong truyện cổ tích. Ngọn lửa nhỏ mờ
trong sương sớm mai 2 hình ảnh lúc ẩn lúc hiện … tạo nên 1 quãng cãnh trữ tình làm
lay động cảm xúc dạt dào của tác giả. Bếp lửa! Hình ảnh bếp lửa từ trong sâu thẳm
tiềm thức khi ẩn khi hiện, khi mờ trong nỗi nhớ nôn nao của đứa cháu khi xa cách lâu
ngày. Từ <i>"ấp iu" </i>được dúng rất sáng tạo. Đó là kết quả rút gọn và nối kết của bao từ


<i>"ấp lửa, chắt chiu , nâng niu". </i>Đi với động từ này là tính từ <i>"nồng đượm"</i> Những điều
đó đã nói lên rằng bếp lửa đã có 1 linh hồn, trờ thành bếp lửa ủ chứa tình thương của
cháu đơi với cuộc đời lam lũ, trải qua <i>"nắng mưa"</i> của người Bà. Từ đây 2 hình ảnh, 2
nỗi nhớ đan xen nhau thành 2 bệ phóng cho cảm xúc nhà thơ thăng hoa. Rồi tác giả
đã vận dụng 6 giác quan để làm sống lai đời thơ bé cùng sống với người bà chịu
thương chịu khó.


<i>“Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói </i>
<i>Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi </i>
<i>Bố đi đánh xe khơ rạc ngựa gầy” </i>


Từ thị giác <i>"chờn vờn sương sớm"</i> cảm giác <i>"ấp iu nồng đượm"</i> và khứu giác <i>"hun </i>
<i>nhèm mắt cháu"</i> để nói về đoạn đời đói khổ, đói đến mịn ỏi, hình ảnh ngừời bố đi
đánh xe về khô rạc với con ngựa gầy còm. Tất cả đều hội tụ trong mùi khói hun đến
ngẹt thở nao lịng cả tuổi thơ. Đó là 1 vịm trời cổ tích nào cao rộng và nhuốm màu
lãng mãn trong thời thơ bé, hay nói đúng hơn khói bếp đã bao trùm suốt khung trời
tuổi thơ của tác giả. Ấn tượng về cuộc sóng đói khổ và khói bếp nhà nghèo đã đọng lại
và da diết trong kí ức của nhà thơ <i>"nghĩ bây giờ sống mũi còn cay".</i> Quá khứ tuổi thơ
cay cực đã qua rồi mà dư vị 1 thời thơ bé vẫn ám ảnh Bằng Việt. Nghĩ lại trhấy xót
thương trong hồi ức về bà … Tuy chỉ là 1 đoạn thời thơ ấi những thời gian ấy dài lắm
những 8 năm.


<i>“Cháu cùng bà nhóm lửa </i>
<i>Tú hú kêu trên những tầm gần xa </i>


<i>Khi tu hú kêu bà còn nhớ ko bà </i>
<i>Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Cuộc sống đói khổ đã làm vấy đen đi tuổi bé thơ hồn nhiên của tác giả. Chỉ mới 4 tuổi
thôi mà trông già dặn làm rồi, già đi do 8 năm trời dài vô tận. Tám năm của biết bao


khó nhọc, 8 năm của cái đói và cái vất vả đeo đẳng nhưng chẳng thể nào thoát ra
được. Từ bếp lửa cho đến nhóm lửa thật logic. Đã góp phần tơ đậm thêm cái vất vả
ấy. Nhưng chính bên bếp lửa, trong cái ánh lửa ấm sáng của tình bà cháu. Đã hồng lên
ngọn lửa kiên trì dai dẳng, niềm tin vào ngày kháng chiến thắng lợi, đất nước sẽ trở
lại bình yên. Và bấy giờ lại xuất hiện thêm 1 hình ảnh gần gũi thân quen.


Tiếng tu hú ! Sóng đơi cùng bếp lửa ngợi lên những liên tưởng gần xa. Đời bà và cháu
chỉ quanh quẫn bên chiếc bếp gần gũi mà nghe tiêng tu hú kia sao giục giã như khắc
khoải những khao khác rộng dài đến 1 không gian xa xôi ở cuộc sống khác 1 không
gian có những cánh đồng, có mùa quả ngọt trong mùa hè rực nắng, có cánh phượng
đỏ, có mùa lúa chính … Nghe não lịng! Cái âm thanh quen thuộc ấy cứ nhắc đi, nhắc
lại nhiều lần làm cho lòng tác giả càng trở nên tha thiêt, bồi hồi, đó là tiếng vọng gợi
nhớ nơi thời gian, năm tháng của kỷ niệm về gia đình về quê hương yêu thương, về
những giây phút vắng bóng mẹ cha, chỉ còn bà. Cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong sự
nuôi dưỡng yêu thương của bà.


<i>“Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe </i>
<i>Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học” </i>


Cụm từ:<i> “Cháu ở cùng bà", </i>từ ngữ thật hay và hàm <i>xúc "bà bảo", " bà dạy", "bà chăm"</i>
chỉ vai trò của bà trong gia đình thật to lớn. Năm tháng đã trơi qua, thế mà bà vẫn khó
nhọc vất vả nhóm bếp. Ngẫm nghĩ ngọn luẳ hồng và tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa
cháu nhỏ bỗng thốt lên câu nói giản dị những dạt dao tình u thương <i>"chim tu hú </i>
<i>kêu chi hoài"</i>. Câu thơ cảm thàn và câu hỏi tu từ diễn tả nỗi thương nhớ bà da diết.
Cảm xúc cứ trào lên như sóng vỗ.


<i>“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó ngủ </i>
<i>Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà </i>
<i>Kêu chi hòai trên những cánh đồng xa” </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

thành một. Trong lịng cháu, hai hình ảnh như một. Tuy một mà hai. Để chỉ còn hiện
lên trong tâm trí người cháu một xúc cảm mãnh liệt, một cái gì đó rất nồng đượm:


<i>“Bố ở chiến khu, bố cịn việc bố </i>
<i>Mày có viết thư chớ kể này kể nỏ </i>


<i>Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” </i>


Năm ấy giặc đốt nhà bà, Cuộc sống bà đã khổ rồi giờ cịn khó khăn thêm. Nhưng vẫn
giữ vừng niềm tin sắc đá. vẫn mang trong mình dịng máu bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Vẫn quan tâm không muốn con lo lắng. Bà đã nén chịu đau thương để con mình
chuyên tâm đánh giặc để đem lại hịa bình cho đất nước. Lúc ấy thì nhà bà có sá gì so
với cuộc sống bình yên. Cho nên bà đã dặn bằng việt không được kể. Đến đây ta thấy
thật cảm động trước hành đồng cao cả ấy. Chỉ cần ai ai cũng làm theo tấm gương bà
thì ngày hịa bình độc lập khơng cịn q xa vời:


<i>“Lận đận đời bà biết mấy nắng mứa </i>
<i>Mấy chục năm rồi đến tân bây giờ </i>


<i>Bà vẫn giữ thói quen dậy sơm </i>
<i>Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm </i>
<i>Nhóm niềm u thương khoai sắn ngọt bùi </i>


<i>Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui </i>
<i>Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

thương mà bà dành cho cháu. Trong những năm đói mịn đói mỏi ấy có phải chăng bà
cháu đã dựa vào hơi ấm tình người, tình bà cháu, niềm tin hi vọng, và chính cái bếp
lửa thân quen đễ mà sống, tồn tại, để vượt qua mọi khó khăn.



Chính lúc này đây ta như hình dung ra được hình ảnh 1 người bà nhỏ nhắn trong bộ
quần áo nâu đắp đổi qua ngày, mái tóc bạc, đơi mắt ngời lên vẻ vị tha phúc hậu, đôi
bàn tay khéo léo, và những vết nhăn do cuộc đời lam lũ. Bà ngồi bên bếp lửa, da tay
sằn sùi hăn đi dấu vết thời gian cô gắng giữ cho ngọn lửa nồng đượm: "<i>Nhóm bếp lửa </i>
<i>ấp iu nồng đượm ".</i> Vì ngọn luẳ này bà đã chịu bao cực nhọc trong cuộc sống. Nhóm
lửa - một cơng việc tuy hình sức bình thường như bao cơng việc khác mà trách
nghiệm của người phụ nữ đảm đang phải làm, nhưng ngọn lửa của bà lại khác, ngọn
lửa cao quý hơn đặc biết hơn.


<i>“Ngọn lửa ấp iu nồng đượm”</i>: Từ “<i>ấp iu”</i> được dùng rất khéo là sự giao thoa, kết hợp
của 2 từ ấp ủ và iu thương cộng với tính từ nồng đượm. Có phải chăng ngọn lửa bà
nhóm lên là tình thương, tình u mà ba dành cho cháu. Lúc này không chỉ tác giả
cảm nhận được hơi ấm dịu dàng mà ca ta người đọc: tâm hồn cũng được sưởi ấm bên
ngọn lửa thiêng liêng ấy, ngọn lửa của niềm yêu thương khoai sắn ngọt bụi, của nồi
xôi gạo mới sẻ chung vui. Và đặc biệt chính ngọn lửa này, ngọn lửa đã tiu hao mấy
chục năm đời của bà đã giúp cháu nên người, đã nhóm dậy cả những tâm tình của tác
giả. Đên tận bây giờ, dù đã trải qua rất lâu, tác giả đã ở trong một cuộc sống tiện nghi,
đang trên đừơng đi học vậy mà khói bếp bà nhem vẫn con hum nhèm mắt tác giả.


<i>“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen </i>
<i>Một ngọn lửa lịng bà ln ủ sẳn </i>
<i>Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng….” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

học thành tài để xây dựng đất nước tươi đẹp hơn, giàu đẹp hơn. Bà luôn mong cháu
sẽ cống hiến mãi không nguôi cho tổ quốc giống như Thanh Hải trong “<i>Mùa xuân nho </i>
<i>nhỏ”. </i>


Nếu bài thơ dừng lại ở đây thì đã có thể xem là 1 áng thơ hay lắm rồi. Với những cảm
xúc của đứa cháu khi nhớ về bà, nhớ về quãng đời cơ cục cùng bà nhóm lửa, nhớ về
cơng lao dạy dỗ của bà …. qua những vần thơ giản dị mà thắm thía, với những điệp


ngữ và từ ngữ được vận dụng một cách rất linh hoạt sáng tạo. Nhưng đến đây dòng
tâm niệm của tác giả vẫn chưa nguôi. Vẫn thốt lên những câu thơ lay động tâm hồn:


<i>“Giờ cháu đã đi xa </i>


<i>Có lửa trăm nha, niềm vui trăm ngả </i>
<i>Những vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhỏ </i>


<i>Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?” </i>


Dù cho tác giả đã hoàn thành nguyện ước của bà. Đã là 1 con người thành đạt, sống
có ích cho xa hổi. Đã sống trong một điều kiện đầy đủ tiện nghi: <i>"có lửa trăm nhà </i>
<i>niềm vui trăm ngả"</i> nhưng lòng tác giả vẫn luống hướng về cội nguồn sinh dưỡng của
mỗi con người. Bằng Việt sẽ mãi mãi không quên cái bếp lửa bà nhem, công lao
dưỡng dục. Tác giả luôn ln tự hỏi với lịng: bà bây giờ sống thế nào? Có khỏe mạnh
khơng? Bà nhóm bếp lên chưa? Chắc chắn rồi sẽ có một ngày tác giả quay về nơi chơn
rau cắt rốn của mình để chăm sóc người bà thân iu trong những phút cuối cùng.


Đây là một bài thơ dạt dào cảm xúc. Tác giả đã khéo léo sủ dụng các biện pháp
nghệ thuật đặc sắc, cách gieo vần, láy điệp từ và những hình ảnh có sức thuyết phục
cao và những liên tưởng độc đáo tạo nên giá trị cho bài thơ. Ta cảm nhận được ở đây
tám lòng biết ơn sâu nặng, nhớ nhung da diết, tâm chân tình của nhà thơ đối với
người bà yêu dấu. Đặc biệt qua 2 khổ cuối này ta đã hiểu thêm được nguyên do vì sao
tác giả lại có tình thương u vơ bờ đối với quê hương như vậy. Do công lao trời biển
của bà mà chắc hẳn rất ít một ai sánh được. Khâm phục, cảm động, bất giác ta có thể
thốt lên rằng: <i>"Ôi bà thật là con người vĩ đại". </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

hồi tưởng và suy ngẫm rất thơ và đầy ấn tượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Website HOC247 cung cấp một môi trường h<b>ọc trực tuyến </b>sinh động, nhiều ti<b>ện ích thơng minh, </b>


nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh </b>
<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹnăng sư phạm </b>đến từcác trường Đại học và các
trường chuyên danh tiếng.


<b>I.</b>

<b>Luy</b>

<b>ệ</b>

<b>n Thi Online </b>



- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b>Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm t</b>ừ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây


dựng các khóa luy<b>ện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ng</b>ữVăn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.


- <b>Luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán: </b>Ôn thi <b>HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các </b>


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An </i>và các trường Chuyên


khác cùng TS.Tr<i>ần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn. </i>


<b>II.</b>

<b>Khoá H</b>

<b>ọ</b>

<b>c Nâng Cao và HSG </b>



- <b>Tốn Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS THCS


lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ởtrường và đạt điểm tốt


ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Tốn:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn <b>Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho </b>


học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>


<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn </i>cùng đơi HLV đạt



thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III.</b>

<b>Kênh h</b>

<b>ọ</b>

<b>c t</b>

<b>ậ</b>

<b>p mi</b>

<b>ễ</b>

<b>n phí </b>



- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo <b>chương trình SGK</b> từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các
môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham


khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV:</b> Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn
phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, NgữVăn, Tin Học và Tiếng Anh.


<i><b>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </b></i>



<i><b> H</b><b>ọ</b><b>c m</b><b>ọ</b><b>i lúc, m</b><b>ọi nơi, mọ</b><b>i thi</b><b>ế</b><b>t bi </b><b>–</b><b> Ti</b><b>ế</b><b>t ki</b><b>ệ</b><b>m 90% </b></i>


<i><b>H</b><b>ọ</b><b>c Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


<i><b>HOC247 NET c</b><b>ộng đồ</b><b>ng h</b><b>ọ</b><b>c t</b><b>ậ</b><b>p mi</b><b>ễ</b><b>n phí </b></i>


</div>

<!--links-->

×