Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VĂN MẪU LỚP 9 </b>


<b>NGHỊ LUẬN VĂN HỌC </b>



<b>ĐỀ BÀI: </b>

<i><b>PHÂN TÍCH BÀI THƠ VIẾNG LĂNG BÁC CỦA VIỄN PHƯƠNG </b></i>


<b>A.</b>

<b>SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý </b>



<b>B.</b>

<b>DÀN BÀI CHI TIẾT </b>


<b>I. </b> <b>Mở bài </b>


- Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4/1976 sau một năm
giải phóng đất nước. Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ
cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác.


- Bài thơ “<i>Viếng lăng Bác”</i> được Viễn Phương viết với tất cả tấm lịng thành kính
biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng
Bác lần đầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1. Khổ thơ thứ nhất


˗ Tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự:


<i>“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” </i>


 <i>“Con”</i> và <i>“Bác”</i> là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện
sự gần gũi, kính yêu đối với Bác.


 <i>“Con ở miền Nam”</i> xa xơi nghìn trùng, ra đây mong được gặp Bác. Nào ngờ đất
nước đã thống nhất, Nam Bắc đã sum họp một nhà, vậy mà Bác khơng cịn nữa.


 Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ “<i>thăm”</i> để giảm nhẹ nỗi đau thương
mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh li.



 Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao
năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.


˗ Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre


quanh lăng Bác


<i>“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. </i>


 Hình ảnh “<i>hàng tre”</i> trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo. Đến lăng
Bác, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt: là
cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.


<i>“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam </i>
<i>Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”. </i>


 <i>“Bão táp mưa sa”</i> là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian
khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây
là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống
bền bỉ của dân tộc.


2. Khổ thơ thứ hai


˗ Hai câu thơ đầu:


<i>“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng </i>
<i>Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. </i>


 Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đơi.


Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.


 Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống
tự do cho dân tộc Việt Nam thốt khỏi đêm dài nơ lệ.


 Nhận thấy Bác là một “<i>mặt trời trong lăng rất đỏ”</i>, đây chính là sáng tạo riêng
của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tơn kính của tác giả, của nhân dân đối
với Bác.


˗ Ở hai câu thơ tiếp theo:


<i>“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ </i>
<i>Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xn”... </i>


 Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến
viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó
như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ “<i>ngày ngày”</i> được lặp lại trong
câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.


 Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như “<i>tràng hoa”</i>, dâng
lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương
nhớ, tơn kính của nhân dân đối với Bác.


 <i>“Tràng hoa”</i> là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây
viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng,
chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.


3. Khổ thơ thứ ba



˗ Khung cảnh và khơng khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian


trong lăng:


<i>“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên </i>
<i>Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” </i>


 Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ khơng n khi đồng bào miền Nam cịn
đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống
nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn qn đi sự thực đau lịng đó và mong sao
nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng
với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp.


 Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa
qua hai câu thơ: “<i>Vẫn biết ... ở trong tim”... </i>


 Hình ảnh “<i>trời xanh”</i> là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác.
Trời xanh thì cịn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn cịn sống mãi mãi
với non sơng đất nước. Đó là một thực tế.


 Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ
ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong
tim! Dù rằng Người đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của
Bác vẫn khơng sao xố đi được nỗi đau xót vơ hạn của cả dân tộc, ý thơ này
diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến viếng
lăng Bác.



4. Khổ thơ cuối


˗ Cảm xúc của nhà thơ khi trở lại miền Nam đối với Bác vô cùng chân thành và xúc


động


<i>“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. </i>


→ Câu thơ như bộc lộ rất chân thành nỗi xót thương vơ hạn bị kèm nén cho tới phút
chia tay và tn thành dịng lệ.


˗ Trong cảm xúc nghẹn ngào, tâm trạng lưu luyến ấy, nhà thơ như muốn được hoá


thân để mãi mãi bên Người:


<i>“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác </i>
<i>Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây </i>
<i>Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”... </i>


 Điệp ngữ “<i>muốn làm” </i>được nhắc tới ba lần cùng với các hình ảnh liên tiếp
“<i>con chim”, “đoá hoa”, “cây tre” </i>như để nói lên ước nguyện tha thiết của nhà
thơ muốn là Bác n lịng, muốn đền đáp cơng ơn trời biển của Người.


 Nguyện ước của nhà thơ vừa chân thành, sâu sắc đó cũng chính là những cảm
xúc của hàng triệu con người miền Nam trước khi rời lăng Bác sau những lần
đến thăm người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

˗ Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiệm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm


xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài thơ


khơng những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên
tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ
kính yêu của dân tộc.


˗ Em rất cảm động mỗi khi đọc bài thơ này và thầm cảm ơn nhà thơ Viễn Phương


đã đóng góp vào thơ ca viết về Bác những vần thơ xúc động mạnh mẽ.


<b>C.</b>

<b>BÀI VĂN MẪU </b>



<b>Đề bài: </b>Anh (chị) hãy phân tích bài thơ <i>“Viếng lăng Bác”</i> của Viễn Phương (Chương
trình Ngữ văn lớp 9, tập 1).


<i>Gợi ý làm bài </i>


Sau ngày Bác Hồ "đi xa", bài thơ “<i>Viếng lăng Bác”</i> của Viễn Phương là một trong
những bài thơ viết về Bác đặc sắc nhất. Bài thơ diễn tả niềm kính u, sự xót thương
và lịng biết ơn vơ hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu
cảm xúc sâu lắng. Nó đã được phổ nhạc, lưu truyền sâu rộng trong nhân dân. Câu thơ
mở đầu cho thấy xuất xứ của bài thơ:


<i>“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” </i>


Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm
thiết của đồng bào và chiến sĩ ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương
của người chiến sĩ. Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói
trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một khơng khí
thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre <i>"đứng thẳng hàng"</i> trong làn sương mỏng,
ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. <i>"Hàng tre xanh xanh" </i>vô cùng thân
thuộc được nhân hóa, trải qua <i>"bão táp mưa sa" </i>vẫn <i>"đứng thẳng hàng"</i> như dáng


đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử:


<i>“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác, </i>
<i>Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. </i>


<i>"Ôi!"</i> là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất
tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con
người Việt Nam: <i>"mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..."</i> (Thép Mới). Có nhà
thơ đã viết:


<i>... “Bão bùng thân bọc lấy thân, </i>
<i>Tay ơm, tay níu, tre gần nhau thêm </i>


<i>Thương nhau tre chẳng ở riêng </i>
<i>Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”... </i>


(<i>Tre Việt Nam</i> - Nguyễn Duy)
Miêu tả cảnh quan (phía ngồi) lăng Bác, nhà thơ tạo nên những suy nghĩ sâu sắc về
phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Khổ thơ tiếp theo nói về Bác. Bác là người con ưu
tú của dân tộc, là "<i>tinh hoa và khí phách của nhân dân Việt Nam”</i> (Phạm Văn Đồng).
Hai câu thơ sóng nhau, hô ứng nhau với hai hình ảnh mặt trời. Một mặt trời thiên
nhiên, rực rỡ, vĩnh hằng <i>"Ngày ngày... đi qua trên lăng",</i> và <i>"Một mặt trời trong lăng </i>
<i>rất đỏ"-</i> hình ảnh Bác Hồ vĩ đại. Màu sắc <i>"rất đỏ"</i> làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây
ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của Bác:


<i>“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng </i>
<i>Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. </i>



Hòa nhập vào <i>"dòng người"</i> đến lăng viếng Bác, nhà thơ xúc động bồi hồi...Thành
kính và nghiêm trang. Dịng người đơng đúc, chẳng khác nào một <i>"tràng hoa" </i>muôn
sắc ngàn hương từ mọi miền đất nước đến Ba Đình lịch sử viếng lăng Bác. Hình ảnh
ẩn dụ <i>"tràng hoa"</i> diễn tả tấm lịng biết ơn, sự thành kính của nhân dân đối với Bác
Hồ vĩ đại:


<i>“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ </i>
<i>Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Khổ thơ thứ ba nói về sự vĩnh hằng bất diệt của Bác. Bác như đang nằm ngủ một giấc
ngủ <i>"bình yên",</i> trong một khung cảnh thơ mộng. Bác vốn yêu trăng. Thời kháng
chiến, giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc, Bác đã từng có những khoảnh khắc sống rất
thần tiên:


<i>“Việc quân, việc nước bàn xong, </i>
<i>Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm”. </i>


Giờ đây, nhà thơ cảm thấy <i>"Bác yên ngủ"</i> một cách thanh thản <i>"giữa một vầng trăng </i>
<i>dịu hiền ”. </i>Nhìn <i>"Bác ngủ",</i> nhà thơ đau đớn, xúc động. Câu thơ <i>"mà sao nghe nhói ở </i>
<i>trong tim" </i>diễn tả sự đau đớn, tiếc thương đến cực độ. Viễn Phương có một lối viết
hàm súc, đầy thi vị; câu chữ để lại nhiều ám ảnh trong lịng người đọc.


Khổ thơ cuối nói lên cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Biết bao lưu luyến, buồn thương.
Nhà thơ muốn hóa thân làm <i>"con chim hót",</i> làm <i>"đóa hoa tỏa hương",</i> làm <i>"cây tre </i>
<i>trung hiếu"</i> để được đền ơn đáp nghĩa Người. Ý thơ sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp và độc
đáo, cách biểu hiện cảm xúc <i>"rất Nam Bộ".</i> Đây là những câu thơ trội nhất trong bài
Viếng lăng Bác.


Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Điệp


ngữ <i>"muốn làm... "</i> được láy lại ba lần gợi tả cảm xúc thiết tha, nồng hậu của nhà thơ
miền Nam đối với lãnh tụ.


<i> “Viếng lăng Bác</i>” - bài thơ ngắn mà ý thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ sâu lắng,
hàm súc và đẹp. Viễn Phương đã chọn thể thơ mỗi câu tám từ, mỗi khổ bốn câu, toàn
bài bốn khổ - một sự cân đối hài hòa để biểu hiện một giọng điệu thơ nghiêm trang,
kính cẩn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Website HOC247 cung cấp một mơi trường h<b>ọc trực tuyến </b>sinh động, nhiều ti<b>ện ích thông minh, </b>
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh </b>


<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹnăng sư phạm </b>đến từcác trường Đại học và các
trường chuyên danh tiếng.


<b>I.</b>

<b>Luy</b>

<b>ệ</b>

<b>n Thi Online</b>



- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b>Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm</b> từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây


dựng các khóa <b>luyện thi THPTQG </b>các mơn: Tốn, NgữVăn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.


- <b>Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9</b> và <b>luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán</b> các


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường Chuyên
khác cùng <i>TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.</i>


<b>II.</b>

<b>Khoá H</b>

<b>ọ</b>

<b>c Nâng Cao và HSG </b>



- <b>Toán Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS THCS


lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ởtrường và đạt điểm tốt



ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Toán:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn Đạ<b>i Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học </b>và <b>Tổ Hợp</b> dành cho


học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>


<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn</i>cùng đôi HLV đạt
thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III.</b>

<b>Kênh h</b>

<b>ọ</b>

<b>c t</b>

<b>ậ</b>

<b>p mi</b>

<b>ễ</b>

<b>n phí</b>



- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các


môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham
khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV:</b> Kênh <b>Youtube</b> cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn


phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, NgữVăn, Tin Học và Tiếng Anh.


<i><b>V</b></i>

<i><b>ữ</b></i>

<i><b>ng vàng n</b></i>

<i><b>ề</b></i>

<i><b>n t</b></i>

<i><b>ảng, Khai sáng tương lai</b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>


<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->

×