Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Vẻ đẹp hình tượng bà Tú qua bài Thương vợ của Trần Tế Xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VĂN MẪU LỚP 11 </b>



<b>ĐỀ BÀI: VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ QUA BÀI THƠ THƯƠNG VỢ CỦA TRẦN TẾ </b>
<b>XƯƠNG. </b>


<b>A.</b> <b>SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý </b>


<b>B.</b> <b>DÀN BÀI CHI TIẾT </b>
<b>1.</b> <b>Mở bài </b>


- Giới thiệu tác giả, tác phẩm


- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: Vẻ đẹp hình tượng bà Tú qua bài thơ Thương vợ
của Trần Tế xương.


<b>2.</b> <b>Thân bài </b>


- Khái quát chung:


 Thể loại, nội dung bài thơ


 Đề tài người vợ, người vợ khi còn sống: đề tài hiếm hoi.
- Phân tích chi tiết hình tượng bà Tú.


 Hai câu đề:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

địa điểm, nghề nghiệp làm ăn của bà Tú, bà Tú vất vả, làm nghề buôn bán ở
mom sông hết ngày nàu tháng khác khiến nỗi vất vả càng tăng lên gấp bội .
o Câu 2: nói rõ hơn sự vất vả của bà Tú: một mình phải mang gánh nặng ni cả


gia đình; năm con với một chồng.



 Bà Tú tần tảo, đảm đang, chịu thương, chịu khó.
 Hai câu thực:


o Biện pháp đối, sử dụg từ láy… gợi lên cảnh làm ăn tội nghiệp, lam lũ, vì chồng
vì con phải bon chen nơi chợ búa, nơi chuyến đị đầy nguy hiểm.


o Hình ảnh thân cị lăn lội: hình ảnh đã có trong ca dao. Tú Xương nâng lên
thành thân cị, ý thơ như xốy vào nỗi cơ cực, nặng nề của bà Tú


 Nỗi vất vả của bà Tú


 Hai câu luận: Nghệ thuật đối, sử dụng thành ngữ….  là tấm lòng vị tha, đức hi
sinh cao cả của bà Tú. Bà Tú đã đành chấp nhận số phận nên dù có vất vả năm
nắng mười mưa bà cũng không quản ngại


 Hai câu kết: Là tiếng cười <i>“chửi” </i>của ơng Tú: chửi thói đời ăn ở bạc và tự chửi tự
trách chính mình đã ở bạc bẽo với vợ. => Thái độ của Tú Xương với vợ, với đời
<b>3.</b> <b>Kết bài: </b>


- Nhấn mạnh lại hình tượng của bà Tú: một người vợ đảm đang, tháo vát, giàu đức hi
sinh Hình tượng của bà cũng là điển hình rất đẹp về người phụ nữ Việt Nam tần tảo,
chịu thương, chịu khó, hi sinh vì chồng vì con.


- Khẳng định vấn đề, nêu suy nghĩ của bản thân hoặc liên hệ mở rộng.
<b>C.</b> <b>BÀI VĂN MẪU </b>


<b>Bài văn mẫu 1: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải một mình làm lụng bn bán, một mình


xông pha, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ để lặn lội kiếm sống. Cái gian truân khó nhọc
được cụ thể hố bằng thời gian quanh năm, bằng khơng gian mom song, qng vắng,
buổi đị đơng. Nghĩa là triền miên suốt năm suốt tháng không ngơi không nghỉ, lúc nào
cũng đầu tắt mặt tối. Đặt trong những khơng gian, thời gian trên hình ảnh bà Tú dường
như lại càng trở nên nhỏ bé, cô đơn, tội nghiệp hơn. Cái vất vả nhọc nhằn còn được hiện
rõ trong gánh nặng mà bà Tú phải gánh trên vai: một gia đình với năm con và một
chồng. Năm đứa con với biết bao nhu cầu, bao đòi hỏi hàng ngày, bên cạnh đó đức ơng
chồng giàu chữ nghĩa đã khơng giúp vợ được gì lại cịn trở thành một mối bận tấm lo
lắng của vợ, mà nhu cầu của ơng chồng ấy nào có ít ỏi gì, nó đủ làm thành một phía để
cân bằng với phía năm đứa con. Thế mới biết cuộc sống hằng ngày của bà Tú là như thế
nào. Lo cho con, lo cho chồng, mà phải lo làm sao cho đủ tức là không thừa nhưng cũng
không được thiếu. Bằng chừng ấy nỗi lo trĩu nặng trên đôi vai gầy của người vợ, người
mẹ ấy. Chính vì vậy mà phải bươn chải nắng mưa khuya sớm, bất kể hiểm nguy hay đơn
độc. Nói sao cho xiết những nhọc nhằn cơ cực mà bà Tú phải gánh trong suốt cuộc đời
của mình. Hình ảnh bà Tú gợi cho ta nghĩ tới hình ảnh của những người đàn bà đảm
đang, lam lũ, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con đã lặng lẽ đi qua trong cuộc sống
dân tộc.


Cuộc đời nhiều gian truân vất vả đó là sự thiệt thịi của bà Tú. Thế nhưng cũng
chính cuộc đời đó đã làm nổi bật bao vẻ đẹp đáng quý ở người phụ nữ này, vẻ đẹp đầu
tiên là vẻ đẹp của sự tảo tần, chịu thương chịu khó. Gánh cả một gánh nặng gia đình trên
vai với bao khó khăn cơ cực, lại cơ đơn thui thủi một mình, khơng người sẻ chia giúp đỡ,
ấy vậy mà vẫn cần mẫn, không một chút chểnh mảng, bỏ bê công việc. Bà Tú cứ vậy,
chăm chỉ, miệt mài, chịu thương, chịu khó, khơng nề hà khó khăn nguy hiểm, khơng
quản ngại nắng mưa khuya sớm. Hình ảnh thơ không chỉ diễn tả bao nỗi vất vả mà cịn
làm nổi bật sự nhẫn nại, kiên trì kiếm sống chu tất cho chồng, cho con của bà Tú. Diễn tả
đầy đủ nhất điều này có lẽ không câu thơ nào hơn hai câu:


<i>"Lặn lội thân cò khi quãng vắng </i>
<i> Eo sèo mặt nước buổi đị đơng." </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cho người nơng dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Dùng hình ảnh<i> "lặn </i>
<i>lội thận cị"</i>, Tú Xương đã khái quát được bao phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ Việt
Nam truyền thống mà đức tính nổi bật chính là sự tần tảo, chịu thương chịu khó.


Bà Tú cịn đẹp ở sự đảm đang tháo vát, ở sự chu đáo với chồng, với con. Cảnh làm
ăn kiếm sống của bà Tú thật không dễ dàng gì, nhưng khơng lúc nào ta thấy bà Tú bó tay
chùn bước, lúc thì một mình lặn lội nơi quãng vắng, khi lại đua chen giành giật chốn đị
đơng. Tất cả đều để chu tất cho gia đình: ni đủ năm con với một chồng. Sức vóc một
người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạo kém mà vẫn đảm bảo cho chồng cho con một
cuộc sống dẫu chưa phải là sung túc nhưng khơng đến nỗi thiếu thốn như vậy thì quả là
giỏi giang hiếm có. Đó là minh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu
hiện thuyết phục về tấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này.


Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với đức hi sinh
cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn,
khơng một lời ốn trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình.
Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng, một duyên hai nợ thì
bà Tú vẫn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình - Năm nắng mười mưa
dám qn cơng. Đó là sự hi sinh qn mình, là tấm lịng vị tha hết mực của bà Tú dành
cho ông Tú và những đứa con.


Được tái hiện bằng tấm lòng thương vợ chân thành, sâu sắc của Tú Xương, hình
ảnh bà Tú trong bài thơ đã trở thành mội hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những
người phụ nữ, những người vợ Việt Nam ngàn đời.


<b>Bài văn mẫu 2 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, đảo, đối, được chia làm bốn phần:
đề - thực - luận - kết. phần đầu là hình ảnh của bà Tú dưới cái nhìn của ông Tú.



<i> "Quanh năm buôn bán ở mom sông </i>
<i> Nuôi đủ năm con với một chồng"</i>


Công việc của bà Tú là buôn bán nhưng không phải ở trong chợ mà là ở mom sông,
là một nơi nguy hiểm, không vững chãi. Thời gian mà bà Tú phải làm là quanh năm thời
điểm này cho ta thấy công việc của bà phải làm là một công việc liên tục lặp lại khép kín
khơng có thời gian để bà nghỉ ngơi. Câu thứ hai khi đọc người đọc có thể cảm nhận
phong cách viết thơ tự trào hóm hỉnh của Tú Xương. Ơng khơng chỉ kể ra rằng bà Tú đã
phải nuôi đủ con và chồng cả đủ ăn, đủ mặc, đủ tiêu xài cho những thói chơi tao nhã của
nhà nho như Tế Xương. Ông còn kể rất tỉ mỉ <i>“năm con”,“một chồng”</i> và rồi cịn tự tách
hạ một mình mình đứng dưới cuối câu tưởng chừng đang tự cho mọi người biết ông
như một kẻ ăn bám lấy vợ và cũng cần đến sự chăm lo của vợ giống các con mình. Thật
đáng cười cho một nhà nho bám vợ như ông.


<i> "Lặn lội thân cò khi quãng vắng </i>
<i> Eo sèo mặt nước buổi đị đơng" </i>


Ở đây ta có thể thấy rõ tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ dùng trong thân cò, một
hình ảnh hay được đùng để ví von với người phụ nữ Việt có số phận cực khổ. Trong câu
thơ thứ ba tác giả đã đảo ngược từ lặn lội đứng trước danh từ chủ thể thân cò kết hợp
với cụm từ qng vắng, ngồi ra có thể để ý ta sẽ thấy một sự đối lập ở hai câu ba và
bốn giữa <i>“lặn lội”</i> và <i>“eo sèo”</i>; <i>“khi qng vắng”</i> – <i>“buổi đị đơng”</i> cho thấy nỗi vất vả một
mình của bà Tú vừa phải gánh vác công việc để kiếm tiền đảm bảo một cuộc sống vừa
đủ lại vừa phải lo toan việc gia đình. Bốn câu thơ đầu nói nên cuộc sống bấp bênh của bà
Tú nhưng dù vậy bà vẫn chăm lo chu đáo cho gia đình. Nhà thơ thể hiện sự thán phục
hình ảnh người phụ nữ tảo tần, nhỏ bé, tiếp tục cực tả nỗi vất vả đơn chiếc nhưng đồng
thời cũng kín đáo tự nhận mình là vơ tích sự, làm khổ vợ con.


<i>"Một duyên hai nợ âu đành phận </i>



<i> Năm nắng mười mưa dám quản công" </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>“năm nắng mười mưa”</i> là những câu chữ nói nên sỗ phận cực khổ của một con người.
Thành ngữ ở câu năm phiếm chỉ duyên chỉ có một mà nợ đến những hai, gánh nặng thì
nhiều mà hạnh phúc và sự may mắn thì lại ít ỏi. Câu sáu với cách kết hợp từ tăng tiến ẩn
dụ cho nỗi vất vả nhọc nhằn cùng với nghệ thuật đối <i>“năm náng mười mưa”</i> với <i>“dám </i>
<i>quản công”</i> thể hiện sự hi sinh trầm lặng của bà Tú. Sử dụng thành ngữ nhấn mạnh
người vợ không chỉ vất vả đảm đang nhẫn nại mà còn hi sinh âm thầm. Từ những câu
thơ trên đã khắc họa thành công Chân dung bà Tú điển hình cho người phụ nữ Viêt
Nam, tảo tần, chịu thương, hi sinh, chịu đựng. Tấm lòng thương vợ đến đây khơng chỉ
thương xót, mà cịn thương cảm thấm thía. Cuối cùng là hình ảnh của chính Tế Xương
qua lời trần thuật về bà Tú.


<i>"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc </i>


<i>Có chồng hờ hững cũng như khơng" </i>


Hai câu cuối Tế Xương đã tự chửi thói đời sinh ra loại người như ông. Về phần này
ông muốn ám chỉ mắng cả những người giống ông trong xã hội thời bấy giờ. Dù là chồng
nhưng lại chẳng giúp gì được cho gia đình mà lại còn làm vợ khổ thêm.


Mặc dù yêu vợ nhưng lại không thể đỡ đần lo toan giùm vợ dù chỉ một phần nhỏ
cơng việc chỉ vì cái phép tắc lễn giáo đối với những nhà nho thời phong kiến, buộc bà Tú
phải chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời. Nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là
ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niểm yêu thương, trân trọng của
chồng. <i>"Thương vợ"</i> là một trong nhưng bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương
viết về bà Tú, thể hiện được vẻ đẹp của bà Tú, một người phụ nữ đảm đang, vị tha và
quan trọng hơn là sự thể hiện tấm lòng thương vợ, biết ơn vợ cũng như lời tự trách
mình của Tú Xương.



<b>Bài văn mẫu 3: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>chồng kẻ chợ”. </i>Bà nhẫn nại, cam phận làm người vợ thảo hiền, làm chỗ dựa tinh thần
cho cuộc đời Tú Xương - một trí thức khơng gặp thời, long đong trên con đường sự
nghiệp.


Có lẽ vì thế mà hình tượng người vợ trở thành đề tài quen thuộc trong thơ của Tú
Xương. Những bài thơ của ông viết về vợ thường mang nhiều sắc điệu: có khi là lời thủ
thỉ tâm tình, lời bơng đùa hóm hỉnh, cũng có lúc là nỗi niềm chua chát, xót xa nhưng bao
trùm tất cả vẫn là thái độ trân trọng cảm thơng, sự hàm ơn chân thành.


Nói đến người phụ nữ truyền thống là nhắc đến khơng gian gia đình, ở đó người vợ
có vai trị quan trọng trong việc thu vén, chăm lo sự nghiệp, danh vị của chồng. Bà Tú
cũng không phải là ngoại lệ, nhưng vào buổi Tây, Tàu nhốn nháo, không còn đâu cái
cảnh thơ <i>mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”,</i> bà Tú cũng phải cuốn theo guồng
quay của cuộc đời phiền tạp, dạt theo cuộc bươn chải với đổi chác, bán mua :


<i>“Quanh năm buôn bán ở mom sông </i>
<i>Nuôi đủ năm con với một chồng” </i>


Chân dung của bà Tú hiện lên khơng phải từ dáng vóc, hình hài mà từ không gian
và thời gian công việc. <i>“Quanh năm”</i> khơng chỉ là độ dài thời lượng mà cịn gợi ra cái
vịng vơ kì hạn của thời gian, nó chứng tỏ cuộc mưu sinh khơng có hồi kết thúc. Khơng
gian <i>“mom sơng” </i>vừa có giá trị tả thực - là doi đất nhô hẳn ra lịng sơng, vừa gợi lên
khơng gian sinh tồn bấp bênh, chông chênh.


Bà Tú phải hằng ngày xuất gia chường mặt ra với đời bởi trên vai bà là cả một gánh
nặng gia đình: <i>“Nuôi đủ năm con với một chồng”. </i>Biết bao hàm ý tốt lên trong cụm từ
<i>“ni đủ”,</i> nó vừa thể hiện sự chăm lo tận tụy chuyện cơm ăn áo mặc lại vừa hàm chỉ sự


chịu đựng. Cách nói của nhà thơ đầy ý vị <i>“năm con với một chồng”.</i> Nhà thơ đã tự hạ
mình ngang hàng với các con khi cay đắng, tủi hổ, xót xa nhận ra mình cũng là một thứ
con trong gánh nặng của vợ.


Ca dao xưa khi nói tới hình tượng người phụ nữ thường liên tưởng tới hình ảnh
con cị:


<i>“Con cị lặn lội bờ sông </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Tú Xương đã vận dụng sáng tạo chất liệu ca dao trong hai câu thơ:
<i>“Lặn lội thân cò khi quãng vắng </i>
<i>Eo sèo mặt nước buổi đị đơng” </i>


Nhà thơ vừa tiếp thu, vận dụng văn học dân gian lại vừa có những sáng tạo độc
đáo. Với việc dùng từ <i>“thân cò”</i>, tác giả vừa thể hiện danh phận khiêm nhường vừa làm
nổi rõ số kiếp lận đận của bà Tú. Trong cấu trúc cú pháp của câu thơ, biện pháp đảo ngữ
đã được sử dụng nhằm nhấn mạnh, gia tăng tính chất âm thầm nhọc nhằn trong cơng
việc của bà Tú. Nếu như hình ảnh <i>“đị đơng” </i>thể hiện tính chất bấp bênh trong cuộc mưu
sinh thì từ láy <i>“eo sèo”</i> đã diễn tả sinh động sự ồn ào, nhốn nháo, phức tạp, nhục nhằn
trong công việc hằng ngày mà bà Tú phải chịu đựng.


Không chỉ tần tảo, lam làm, chịu thương chịu khó, bà Tú trong <i>“Thương vợ”</i> của Tú
Xương còn là con người bổn phận vị tha, lấy hi sinh làm hạnh phúc và lẽ sống của mình.


Hóa thân vào nhân vật bà Tú, nhà thơ đã nói hộ nỗi niềm tâm sự của vợ, đó là thái
độ chín chắn trước duyên phận, độ lượng trước gia cảnh. Hiện lên trong tâm trí người
đọc là hình ảnh một người phụ nữ lặng lẽ an phận, ráng sức lo toan, không trách phận
than thân, không phiền lịng phẫn chí. Việc vận dụng thành ngữ số từ <i>“một duyên hai </i>
<i>nợ”</i>, <i>“năm nắng mười mưa” </i>làm cho lời thơ trở nên cô đúc. Lời kể công, kể khổ của Tú
Xương dành cho vợ trở nên trĩu nặng hơn, day dứt hơn. Sự cam chịu và đức hi sinh của


bà Tú như càng nổi bật hơn.


Ý thức được nỗi nhọc nhằn gian truân của vợ mà không thể san sẻ, đỡ đần, hai câu
kết của bài thơ là tiếng lòng mang nặng nỗi miềm chất chứa:


<i>“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc </i>


<i>Có chồng hờ hững cũng như khơng” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Website <b>HOC247</b> cung cấp một môi trường <b>học trực tuyến</b>sinh động, nhiều <b>tiện ích thơng minh</b>,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh </b>


<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹnăng sư phạm</b>đến từcác trường Đại học và các


trường chuyên danh tiếng.


<b>I.</b>

<b>Luy</b>

<b>ệ</b>

<b>n Thi Online</b>



- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b>Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm t</b>ừ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây
dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, NgữVăn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.
- <b>Luyện thi vào lớp 10 chuyên Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các </b>


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An </i>và các trường Chuyên


khác cùng TS.Tr<i>ần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn. </i>


<b>II.</b>

<b>Khoá H</b>

<b>ọ</b>

<b>c Nâng Cao và HSG </b>



- <b>Tốn Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS THCS
lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ởtrường và đạt điểm tốt



ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Tốn:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho
học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>


<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn </i>cùng đơi HLV đạt
thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III.</b>

<b>Kênh h</b>

<b>ọ</b>

<b>c t</b>

<b>ậ</b>

<b>p mi</b>

<b>ễ</b>

<b>n phí</b>



- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các
môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham
khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV:</b> Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn
phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, NgữVăn, Tin Học và Tiếng Anh.


<i><b>V</b></i>

<i><b>ữ</b></i>

<i><b>ng vàng n</b></i>

<i><b>ề</b></i>

<i><b>n t</b></i>

<i><b>ảng, Khai sáng tương lai</b></i>



<i><b> H</b><b>ọ</b><b>c m</b><b>ọ</b><b>i lúc, m</b><b>ọi nơi, mọ</b><b>i thi</b><b>ế</b><b>t bi </b><b>–</b><b> Ti</b><b>ế</b><b>t ki</b><b>ệ</b><b>m 90% </b></i>


<i><b>H</b><b>ọ</b><b>c Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->

×