Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích bi kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà văn Lưu Quang Vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.71 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VĂN MẪU LỚP 12 </b>



<b>PHÂN TÍCH BI KỊCH </b>



<b>HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT CỦA NHÀ VĂN LƯU QUANG VŨ </b>


<b>Phân tích bi kịch hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà văn Lưu Quang Vũ </b>mà Học247
giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được ý vị triết lí và nhân sinh về đời người,
kiếp người thông qua những đau đớn, nghịch cảnh mà các nhân vật phải gánh chịu. Đồng
thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một
vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo!


<b>A.SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý </b>


<b>B. DÀN BÀI CHI TIẾT </b>
<b>1. Mở bài </b>


- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;


- Giới thiệu bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba của vở kịch


Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt Nam những
năm tám mươi của thế kỷ XX.Ông được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học
nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ơng tốt lên một ý vị triết lí và nhân sinh về đời
người, kiếp người. Ơng có nhiều tác phẩm kịch gây chấn động dư luận, trong đó có vở kịch
Hồn Trương Ba, da hàng thịt, cụ thể là trong đoạn trích (cảnh 7) của vở kịch, tác giả đã diễn
tả sâu sắc bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba, một con người phải sống “bên trong một
đằng, bên ngoài một nẻo”.


<b>2. Thân bài </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>tóm tắt cốt truyện. </b></i>



Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được sáng tác từ
năm 1981, nhưng ba năm sau (1984) mới được ra mắt khán giả. Từ cốt truyện dân gian,
Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí
nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu
mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của
Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của “tiên cờ” Đế Thích,
Nam Tào, Bắc Đẩu “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác
của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh
khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba
dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều
đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua
các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem
hiểu sâu hơn về Trương Ba.


Đoạn trích là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột
trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong
một đằng, bên ngồi một nẻo”, nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè,
người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thốt ra khỏi nghịch cảnh trớ
trêu.


<i><b>2.2. Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba: </b></i>


<i>a. Bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích bắt đầu bằng lớp thứ nhất của </i>
<i>cảnh 7, đó là màn đối thoại giữa Hồn Trương ba và Xác hàng thịt. </i>


- Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba
“ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: “- Không.
Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này
lắm rồi! Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ thể hiện trong


những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải. Hồn bức bối bởi khơng
thể nào thốt ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình khơng cịn là
mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc
càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

dạy đời, chỉ, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo
những tiếng than, tiếng kêu.


- Cuộc đối thoại giữa xác 3han thịt và hồn Trương Ba là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh
hồn cùng tồn tại trong một con người. Thể xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ với nhau, cả
hai gắn bó với nhau để cùng sống, cùng tồn tại. Thể xác có tính độc lập tương đối của nó, có
tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn, vì nó là nơi trú ngụ của linh hồn. Khi thể
xác tiêu tan thì linh hồn cũng mất. Khi linh hồn “bay đi” thì thể xác cũng trở về cát bụi. Nhờ
có linh hồn đấu tranh, chi phối với những ham muốn, những dục vọng tầm thường của thể
xác mà nhân cách được hoàn thiện, tâm hồn được trong 3han. Câu nói của xác 3han thịt:
“Tơi là cái bình để chứa đựng linh hồn” đã cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa thể xác và linh
hồn, làm cho ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác 3han thịt 3han cụ
thể, sâu sắc.


<i>b. Bi kịch Hồn Trương Ba được đẩy lên tới đỉnh điểm, cao trào ở màn đối thoại giữa Hồn </i>
<i>Trương Ba với những người 3han. Đó là bi kịch bị từ chối. </i>


- Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà
“đi đâu cũng được… cịn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ơng cũng đã cảm
nhận được: “ơng đâu cịn là ơng, đâu cịn là ơng Trương Ba làm vườn ngày xưa”.


- Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân: tơi
khơng phải là cháu ông… Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ơng nó bao nhiêu thì giờ đây
nó khơng thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng”
đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm q mới ươm” trong mảnh vườn của


ơng nội nó. Nó hận ơng vì ơng chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn
sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “Ơng nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như
vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút
đi! Lão đồ tể, cút đi!”.


- Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố
chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, “khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi
buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng
mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngồi là khơng đáng kể,
chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày
thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc
chính con cũng khơng nhận ra thầy nữa…”


- Tất cả những người thân yêu của Hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Sau
tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã
khiến Hồn Trương Ba cảm thấy khơng thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình
cứ lớn dần… lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng cịn cách nào khác”! Mày nói
như thế hả? Nhưng có thật là khơng cịn cách nào khác? Có thật khơng cịn cách nào khác?
Khơng cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Đây là lời độc thoại có tính chất
quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khốt. Sự do dự bị
đẩy lùi, bị xua tan. Sự tỉnh ngộ của hồn Trương Ba tuy muộn màng nhưng thật có nhiều ý
nghĩa. Con đường tự giải thốt, linh hồn đã nhìn thấy ánh 4ang.


<i>c. Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba được kết thúc trong màn đối thoại với Đế Thích- Bi </i>
<i>kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo” </i>


- Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những
quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có một


ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Không thể bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo được. Tơi
muốn được là tơi tồn vẹn… Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không
nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ơng chỉ nghĩ đơn giản là
cho tơi sống, nhưng sống như thế nào thì ơng chẳng cần biết!


- Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời
thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hịa. Khơng thể có
một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi
những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, khơng thể tự an ủi,
vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả
không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình
thì cuộc sống ấy thật vơ nghĩa.


- Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình
cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng
vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân
vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.


Quyết định dứt khốt xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ
khơng nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả của một quá
trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới
chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và
thấy rõ “bao nhiêu sự rắc rối” vơ lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình
thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết
định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lịng tự
trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.


<i>d. Ứng xử của Trương Ba trước tình trạng bi kịch đó: </i>


- Trương Ba khơng chấp nhận bng xuôi: khi không thể thay đổi được xác hàng thịt để xác


có thể hồ hợp với hồn, Trương Ba quyết định từ bỏ mối quan hệ với cái xác ấy: “chẳng lẽ
nào ta lại chịu thua mày…”, “không cần đến cái đời sống do mày mang lại”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tồn tại. Đặt ra vấn đề “sống như thế nào” là biểu hiện của ý thức cao về sự sống và cách sống
để có một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa.


- Trong đoạn kết, Trương Ba được giải thoát khỏi bi kịch. Đoạn kết vở kịch “Hồn Trương Ba,
da hàng thịt” gợi cho độc giả, khán giả nhiều bâng khuâng. Hồn Trương Ba khơng theo Đế
Thích về trời để chơi cờ, mà lại hóa thành màu xanh của cây vườn, vị thơm ngon của trái na,
vẫn quấn quýt với người thân, gần gũi nơi bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu,
con dao… của vợ con thương yêu. Cho dù thân cát bụi lại trở về cát bụi, nhưng hồn Trương
Ba cao khiết vẫn bất tử trong cõi đời. Cái kết đầy chất thơ ấy đã làm cho tư tưởng nhân văn
tỏa sáng tác phẩm.


<i><b>2.3. Nhận xét về nghệ thuật thể hiện bi kịch Hồn Trương Ba: </b></i>


- Hành động của nhân vật phù hợp với hồn cảnh, tính cách, thể hiện sự phát triển của tình
huống kịch;


- Những đoạn đối thoại nội tâm của Hồn Trương Ba góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật
và quan niệm về kẽ sống đúng đắn.


- Đặc biệt, đoạn trích rất thành cơng trong việc xây dựng đối thoại. Những đối thoại giàu
kịch tính, đậm chất triết lí góp phần tạo nên chiều sâu cho vở kịch.


<i><b>2.4. Ý nghĩa tư tưởng: </b></i>


<i>a. Tư tưởng của Lưu Quang Vũ: </i>


- Được sống làm người là rất quý giá song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà


mình vốn có và theo đuổi cịn q giá hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống
tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.


- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản 5han, chống
lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.


<i>b. Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng ấy: </i>


- Có ý nghĩa thực tế rất cao bởi đây không chỉ là vấn đề của nhân vật Trương Ba mà còn là
vấn đề của con người hiện đại.


- Gợi mở lối sống đúng đắn để đem lại hạnh phúc và sự thanh thản của tâm hồn.
<b>3. Kết bài </b>


- Tóm lại, trong đoạn trích, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện một cách sâu sắc và sinh động
bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba, bi kịch của một con người khơng được sống tồn vẹn
mà mình phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Website <b>HOC247</b> cung cấp một môi trường <b>học trực tuyến</b> sinh động, nhiều <b>tiện ích thơng minh</b>, nội dung
bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến </b>


<b>thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm</b> đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng.


<b>I.</b> <b>Luyện Thi Online</b>


- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b> Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm</b> từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây


dựng các khóa <b>luyện thi THPTQG </b>các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.


- <b>Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9</b> và <b>luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán</b> các



trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường Chuyên
khác cùng <i>TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.</i>


<b>II. </b> <b>Khoá Học Nâng Cao và HSG </b>


- <b>Toán Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS THCS


lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt
ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Toán:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn <b>Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học </b>và <b>Tổ Hợp</b> dành cho


học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>


<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn</i> cùng đôi HLV đạt


thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III.</b> <b>Kênh học tập miễn phí</b>


- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo <b>chương trình SGK</b> từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các


môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham
khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV:</b> Kênh <b>Youtube</b> cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn


phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh.



<i><b>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>


<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->

×