Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Ứng dụng công nghệ ảo hóa vmware vsphere xây dựng trung tâm dữ liệu trong cơ quan đảng tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.46 MB, 121 trang )

r mặc
định của vCenter đó là Sau đó cấu hình địa chỉ của
Inventory Service rồi chọn nơi để lưu trữ. Cuối cùng nhấn Install để khởi động quá
trình cài đặt vCenter server.
5. Cấu hình VMware High Availability
- Bước 1: Tạo Cluster
Nhấp chuột phải vào DataCenter chọn New Cluster để tạo Cluster.

Tại cửa sổ Cluster Features, đặt tên cho Cluster. Check vào Turn on
VMware HA để cấu hình VMware High Availability. Nhấn Next để tiếp tục.


Tiếp theo, Check vào mục Enable Host Monitoring để kích hoạt tính năng
theo dõi các ESXi host. Nhấn Next.

Thiết lập mức độ ưu tiên khi máy chủ ảo khởi động lại và hành động của máy
chủ ảo khi ESXi host bị cô lập. Chọn mức độ Medium và khi ESXi bị cơ lập thì
máy chủ ảo sẽ được di chuyển đến ESXi khác tự động khởi động lên. Nhấn Next để
tiếp tục.

Tại cửa sổ VM Monitoring, chọn mức độ ưu tiên cao nhất khi xảy ra vấn đề
với ESXi host.


Tại cửa sổ VMware EVC, check vào Disable EVC.

Tiếp theo, Chọn vùng sẽ lấy bộ nhớ đệm.

Kiểm tra lại các thơng số đã cấu hình rồi nhấn Finish.
- Bước 2: Add các host ESXi
Kích phải vào Cluster vừa tạo, chọn Add host.




Tại cửa sổ Connection Setting, gõ địa chỉ của ESXi cần add sau đó gõ user và
password của ESXi đó để chứng thực.

Xác nhận các máy chủ ảo chạy trên ESXi đó.

Chỉ định License cho ESXi

Cuối cùng, nhấn Finish.

Thực hiện tương tự đối với các ESXi host khác.


6. Triển khai giải pháp vSphere Data Protection
- Bước 1: Cài đặt và cấu hình vSphere Data Protection
Đầu tiên, Sử dụng vSphere Client kết nối tới VMware vCenter và lựa chọn
“ESXi 13” để tiến hành deploy máy ảo vSphere Data Protection của VMware.
Kích phải chuột lên “ESXi 13” và chọn File, sau đó chọn Deploy OVF
Template...
Xuất hiện cửa sổ Source, chọn Browse và chỉ ra source .ovf cài đặt VMware
vSphere Data Protection, sau đó nhấn Next.

Tiếp tục nhấn Next, sau đó đặt tên cho máy ảo vSphere Data Protection và vị
trí kho lưu trữ cho máy ảo vSphere Data Protection.

Tại cửa sổ Disk Format, chọn định dạng cho đĩa cứng của máy ảo vSphere
Data Protection (chọn Think Provision để tiết kiệm dung lượng lưu trữ).

Tiếp theo, lựa chọn port-group của vSwitch mà vNIC của máy ảo vSphere

Data Protection sẽ sử dụng để kết nối.


Tại cửa sổ Properties, thiết lập IP, subnet mask, Gateway, DNS… cho máy ảo
vSphere Data Protection.

Kiểm tra lại các thông tin rồi nhấn Finish để hồn thành.

Sau đó, bật vSphere Data Protection lên. Đây là giao diện menu boot của VM
vSphere Data Protection. Nhấn Enter để khởi động vSphere Data Protection

- Bước 2: cấu hình VMware vSphere Data Protection
Sử dụng trình duyệt Web Browser login vào vSphere Data Protection với
username "root" và password đã đặt trong lúc cài đặt vSphere Data Protection để
thực hiện cấu hình và quản lý vSphere Data Protection. Sau đó, tiến hành cấu hình
các thơng số cơ bản cho vSphere Data Protection.


Nhấn Next để tiếp tục, tại cửa sổ Network Setting cài đặt IP, subnet mask,
Gateway, DNS, hostname, Domain Name… cho vSphere Data Protection.

Tiếp theo cấu hình Time zone, sau đó thiết lập mật khẩu cho vSphere Data
Protection.

Điền đầy đủ các thông về IP, username, password… của vCenter mà vSphere
Data Protection sẽ tiến hành Backup và recovery.


Tiếp theo chúng ta sẽ tạo 1 Storage trên vSphere Data Protection sử dụng cho
việc backup các máy ảo lên đây.


vSphere Data Protection yêu cầu phải có tối thiểu 3 đĩa cứng để làm Storage
lưu trữ các Virtual Machine nó backup. VDP sẽ thực hiện RAID các disk này thành
1 LUN dùng để lưu trữ các VM mà nó backup. Sau đó cấu hình thơng số CPU và
RAM để chạy vSphere Data Protection.

Tại cửa số Product Improvement, cho phép vSphere Data Protection
appliance server gửi các dữ liệu technical về môi trường vSphere Data Protection
của bạn đến Vmware hàng tuần, nhấn Next để tiếp tục. Sau đó vSphere Data
Protection sẽ tiến hành cấu hình Storage của nó.


Sau khi cấu hình xong vSphere Data Protection sẽ yêu cầu reboot lại. Kiểm tra
lai cấu hình của vSphere Data Protection sau khi reboot vSphere Data Protection
bạn sẽ thấy nó có thêm 3 HDD 5 TB. Đó chính là những ổ mà vSphere Data
Protection sử dụng làm Storage.

Đây là giao diện quản lý của vSphere Data Protection sau khi chúng ta cấu
hình thành cơng.

- Bước 3: Cấu hình VMware vSphere Data Protection backup máy ảo
Để cấu hình backup máy ảo bằng vSphere Data Protection kích vào biểu tượng
VDP hoặc click vào menu vSphere Data Protection.

Ở mục VDP appliance chọn vSphere Data Protection và nhấn vào nút
connect để vCenter để sử dụng VDP kết nối đến vSphere Data Protection.


Để tạo lịch backup các Virtual Machine trên hệ thống ảo hóa VMware
vSphere bằng vSphere Data Protection chọn Create Backup Job để lập lịch

backup.

Tại cửa sổ Job Type: VDP cung cấp cho chúng ta 2 lựa chọn để backup máy
ảo
+ Guest Images: lựa chọn này sẽ backup nguyên cái máy ảo của bạn.
+ Applications: Dùng để backup các ứng dụng của server cần backup.

Tiếp theo, tại cửa sổ Data Type chọn mục Full Image để backup nguyên máy
ảo.

Sau đó, chọn các máy ảo để tiến hành backup (cho phép chọn cùng lúc nhiều
máy ảo) rồi tiến hành lập lịch để backup.


Tại cửa sổ Retention Policy cấu hình các bản backup máy ảo của chúng ta sẽ
được lưu trữ trong Storage của VDP bao nhiêu ngày.

Sau đó, đặt tên cho Backup Job rồi kiểm tra lại các cấu hình nhấn Finish để
hồn thành.
- Bước 4: Cấu hình vSphere Data Protection 6.0 restore máy ảo đã backup
Đăng nhập vào VMware vCenter và vào menu vSphere Data Protection để
restore những máy ảo đã được VDP backup rồi.
Trong tab Restore chúng ta chọn máy ảo đã được backup để restore máy ảo
đó.
Sau đó, đặt tên cho máy ảo sẽ restore và chọn nơi để lưu máy ảo đó.
Cuối cùng, chọn Finish đợi quá restore máy ảo bằng vSphere Data Protection
diễn ra.




×