Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.94 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Đề bài: Thuyết minh về Thành nhà Mạc</b>
<b>Bài làm 1</b>
Thành Tuyên Quang (thành nhà Mạc) là một trong số ít những tồ thành cổ cịn
lại trong cả nước. Hiện nay, tuy khơng cịn ngun vẹn nhưng thành Tuyên
Quang vẫn giữ lại được những phần cơ bản của một tồ thành qn sự, hành
chính của chế độ phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Ngoài ra, với vị trí của
mình, thành cổ Tun Quang cịn có nhiều ý nghĩa với vùng đất được gọi là
"phên dậu của kinh thành Thăng Long", là "bức thành thép của quốc gia" như
nhiều sử gia đã nhận xét.
Thành cổ Tuyên Quang nay thuộc tổ 8, phường Tân Quang, thị xã Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang. Thành được xếp hạng di tích quốc gia ngày
30/8/1991.
Thành cổ Tuyên Quang xưa nằm ở vị trí biên viễn, có ý nghĩa quan trọng về
mặt quốc phòng, đồng thời cũng nhằm dùng để trấn áp các cuộc khởi nghĩa
nông dân nên được quan tâm trong các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là đối với
triều Nguyễn.
Thành vốn có vị trí qn sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên
trục giao thơng thủy bộ thuận lợi, từng gắn bó và trực tiếp chứng kiến nhiều sự
kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng Tuyên Quang.
Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu văn bản nào chứng minh cho thời điểm xây
dựng của thành, chỉ biết rằng đây là dấu tích kiến trúc quân sự thời Nguyễn
được kế thừa trên cơ sở của thành trì nhiều thời kì trước để lại. Dựa vào những
sự kiện được chép lại trong Đại Việt sử kí tồn thư, Kiến văn tiểu lục (Lê Q
Đơn), Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử qn triều Nguyễn), Tuyên Quang tỉnh
phú (Tiến sĩ Nguyễn Văn Bân) thì có thể thành Tuyên Quang được ra đời trong
thời điểm những cuộc hành quân Bắc chinh của nhà Mạc lên Tuyên Quang, cụ
Khi công cuộc Bắc phạt không thành công, chúa Bầu cho xây dựng căn cứ ở
Đại Đồng (nay thuộc xã An Khang, Yên Sơn) thì thành nhà Mạc bị bỏ trống.
Sang đầu thời Nguyễn, nhà Nguyễn vẫn sử dụng thành nhà Mạc xưa làm cơ sở
cho bộ máy quan lại phong kiến đương triều. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã cho tu
sửa lại nhiều phần cho phù hợp với chức năng quân sự và hành chính, đồng
thời với việc đổi tên xứ Tuyên Quang thành tỉnh Tuyên Quang. Từ đây, thành
nhà Mạc cũng được đổi tên, gọi là thành Tuyên Quang (còn gọi là thành
Tuyên).
Năm 1829, tại vùng đất Cao Bằng xảy ra cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân,
vốn là tù trưởng đất Bảo Lạc (nay thuộc tỉnh Cao Bằng). Trong các trận chiến
giữa quân triều đình và quân khởi nghĩa, thành Tuyên Quang trở thành một vị
trí xung yếu mà cả hai bên nhất định chiếm đóng. Nghĩa qn đã khơng chiếm
được thành nên bị đảo lộn ý đồ chiến lược dẫn đến tan rã. Tuy cuộc khởi nghĩa
này đã bị dập tắt nhanh chóng nhưng cũng đã khiến cho triều đình nhà Nguyễn
phải nhìn nhận lại vị trí của Tun Quang ở khu vực miền núi phía Bắc. Từ
đây, việc gia cố thành được nhà Nguyễn chú ý và nhiều lần cho tu sửa.
Năm 1884, sau khi chiếm được Hà Nội, quân Pháp bắt đầu mở rộng đánh
chiếm ra các vùng xung quanh, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Qn triều đình
để cho Pháp chiếm thành, sau đó phản công nhưng kế hoạch bị thất bại do thực
lực quân Pháp quá mạnh. Cuộc vây đánh thành diễn ra hơn 1 tháng, tuy qn
triều đình đã khơng giữ được thành nhưng cũng làm quân Pháp bị tổn thất lớn,
đồng thời thể hiện tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân thành Tuyên.
Ngày 21/08/1945, tại thành Tuyên, Tỉnh uỷ Tuyên Quang đã lãnh đạo nhân dân
Trên cơ sở nghiên cứu của các nhà sử học, thành Tuyên Quang ban đầu là
thành đắp bằng đất có hình tứ diện. Chân thành rộng từ 10 - 12m, mặt thành
rộng 4 - 5m, tường thành cao 3,5 - 4m. Phía Bắc thành dựa núi, phía Đông giáp
sông Lô. Cổng thành mở ra ba mặt (Đông, Tây, Nam). Cổng ở chính giữa
thành được kè gạch vồ để chống lở theo kiểu mái vịm. Từ ngồi vào thành là
một con đường thấp hơn mặt nền thành, chạy băng qua hào vào trong thành.
Trong thành có trại lính, chuồng ngựa, kho lương, kho đạn... Ở giữa mỗi mặt
thành có một vành bán nguyệt, giữa vành bán nguyệt đó là cửa, trên cửa xây
tháp, mái ngói. Bên trong tường có một đường nhỏ đi xung quanh dùng làm nơi
tiếp đạn, ngoài thành là một lớp hào ngập nước, gạch xây thành làm bằng thứ
đất có quặng sắt rất rắn. Địa hình và cấu trúc như vậy khiến cho thành có một
vị trí phịng thủ lợi hại và là vị trí quân sự rất trọng yếu. Nơi đây đã được
chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử hào hùng của nhân dân Tuyên Quang.
Thành trải qua nhiều lần tu sửa vào thời nhà Nguyễn. Năm Thiệu Trị thứ 4
(1844), vua Thiệu Trị đã cho tu sửa lại thành Tuyên Quang. Đây là một đợt tu
sửa lớn, đuợc miêu tả lại trong Đại Nam nhất thống chí là :"Xây đắp thành tỉnh
Tuyên Quang : Trước kia Lê Nguyên Đán và Vũ Doanh Từ vì khơng tu sửa
thành trì nên bị tội, vua cho rằng Nguyễn Đăng Giai có trách nhiệm kiêm hạt
làm hạ du bắt phải trù tính để tu bổ. Đến đây phái 2000 biền binh ở tỉnh Sơn
Tây đến ứng dịch (...) Thành tỉnh Tuyên Quang đặt ở chân núi đất, dưới có đá
chằng chịt, thợ làm rất khó, trải ba tháng mới xong (...) Đằng trước, đằng sau,
hai bên tả hữu thành đều dài 45 trượng, cao 7 thước 2 tấc, xây bằng đá ong,
đằng trước và hai bên tả hữu đều xây một cửa". Trong Tuyên Quang tỉnh phú,
Nguyễn Văn Bân mô tả thành Tuyên Quang cụ thể hơn là :"Thành trì thì cửa
mở ra ba mặt, dùng đá xây bốn xung quanh, trong thành về mặt Bắc có núi đất
cao, hành cung và kì đài ở trên núi, trải qua 197 bậc mới lên đến nơi. Trên
thành có 12 pháo đài. Tỉnh thành dựa vào chỗ cao để giữ nơi hiểm yếu".
Ngoài việc củng cố thành, nhà Nguyễn còn cho xây dựng thêm nhiều đồn bốt
và luỹ trang để bảo vệ thành như đồn An Biên, đồn Vĩnh Yên, đồn Phúc Nghi,
đồn Trinh, đồn Bụt.
Có thể nói những đợt gia cố, tu sửa của triều đình nhà Nguyễn đã củng cố thêm
tiềm năng quân sự của triều Nguyễn tại phía Bắc. Giai đoạn này, thành Tuyên
Quang đã hoàn thiện về mặt cấu trúc và chức năng. Thành có thể bao quát một
địa bàn rộng lớn, lại được che chở bởi núi Thổ Sơn ngay trong lòng thành, làm
hạn chế tầm nhìn từ các dãy núi cao bên ngồi nhìn vào thành. Với cấu tạo đó,
thành Tun Quang có thể đứng vững trước nhiều trận đánh vào thành.
Ngày nay, di tích cịn lại gồm có hai cổng thành ở phía Tây và phía Bắc cùng
một số đoạn tường thành.
<b>Bài làm 2</b>
Thành nhà Mạc ở tỉnh Tuyên Quang, hay còn gọi là thành cổ Tuyên Quang, là
một di tích lịch sử văn hóa ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, Việt
Nam. Thành cổ Tuyên Quang là một trong số khá ít di tích cịn lại của thời kỳ
nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.
Thành nhà Mạc được xây dựng ở vị trí án ngữ giao thông đường thủy và đường
bộ bên bờ sông Lô - Khu vực phát triển về thương nghiệp và các triều đại
phong kiến. Từ thời nhà Lý đã đóng quân tại đây với tên gọi đồn Tam Kỳ (hay
Tam Cờ).
Năm 1592, thời chiến tranh Lê-Mạc, quân Nam triều (nhà Lê trung hưng) do
Trịnh Tùng chỉ huy tiến ra bắc đánh chiếm Thăng Long. Vua nhà Mạc là Mạc
Mậu Hợp bị bắt và bị xử tử. Các quý tộc và quan lại rút về Cao Bằng. Để ngăn
Thành cổ Tuyên Quang cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng: cuộc
chiến đấu của các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan chống Pháp năm 1884.
Tháng 8 năm 1945, Giải phóng qn tiến cơng phát xít Nhật tại thị xã Tuyên
Quang, bên cạnh thành cổ. Chỉ trong vài ngày, quân Nhật phải đầu hàng, bàn
giao thị xã cho quân Giải phóng.
Ngày 20 tháng 3 năm 1961, lần đầu tiên kể từ khi Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa chuyển từ Thủ đơ Kháng chiến (Tân Trào, Sơn Dương,
Tuyên Quang) về Hà Nội, cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Tun
Quang đã được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm lại quê hương cách mạng
Tuyên Quang. Chủ tịch nước đã có buổi nói chuyện với tồn thể nhân dân ở
sân vận động phía bắc Thổ Sơn ngay trong thành cổ.
Năm 1991, di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia thành nhà Mạc (hay còn gọi là
thành Tuyên Quang) đã được Nhà nước công nhận.