Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

QUẢN lý NHÀ nước về AN TOÀN THỰC PHẨM đối với các sản PHẨM NÔNG lâm THỦY sản TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN BẢO NGUYÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TỒN
THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM
NƠNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN BẢO NGUYÊN



QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TỒN
THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM
NƠNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CHU XUÂN KHÁNH

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu luận văn “QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM
NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI” là của
riêng tôi. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất ký một cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Thừa Thiên Huế, ngày

tháng

Học viên

Trần Bảo Nguyên


năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc và Phịng đào tạo, q
thầy cơ của Học Viện Hành chính Quốc gia đã tạo môi trường thuận lợi cho
em được học tập và nghiên cứu trong suốt gần 2 năm dưới mái trường.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Tiến
sĩ Chu Xuân Khánh, Khoa sau đại học - Học viện hành chính Quốc gia, thầy
đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận
văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới thầy giáo chủ nhiệm lớp HC21.T4
đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan, đơn vị: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, Chi cục QLCL nông lâm sản và thủy
sản tỉnh Quảng Ngãi, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi đã cung cấp số liệu để
em thực hiện luận văn này.
Và cuối cùng, kết quả học tập này xin cảm các đồng chí là học viên lớp
HC21.T4, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em được học hành,
phấn đấu, là chỗ dựa trong những lúc khó khăn nhất.
Mặc dù đã cố gắng hết sức mình nhưng khơng thể tránh những thiếu
sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các quý thầy cô giáo và
độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Học Viên
Trần Bảo Nguyên


MỤC LỤC

Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM............................................................................................. 10
1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................ 10
1.1.1. Khái niệm thực phẩm ......................................................................... 10
1.1.2. Các sản phẩm nông, lâm, thủy sản .................................................... 12
1.1.3. An toàn thực phẩm ............................................................................. 12
1.1.4. An tồn thực phẩm nơng lâm thủy sản ................................................ 14
1.1.5. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm đối
với các sản phẩm nơng lâm thủy sản ............................................................ 14
1.2. Nội dung và vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với
các sản phẩm nông, lâm, thủy sản ................................................................ 16
1.2.1. Nội dung của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản
phẩm nông, lâm, thủy sản ............................................................................. 16
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm đối với các sản
phẩm nơng, lâm, thủy sản ............................................................................. 20
1.3. Chủ thể và công cụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các
sản phẩm nông, lâm, thủy sản....................................................................... 25
1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm
nông, lâm, thủy sản ...................................................................................... 25


1.3.2. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm đối
với các sản phẩm nơng, lâm, thủy sản .......................................................... 29

1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm
đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản .................................................... 31
1.4.1. Yếu tố bên ngoài................................................................................. 31
1.4.2. Yếu tố bên trong ................................................................................. 33
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm đối với các sản
phẩm nơng, lâm, thủy sản của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh
Quảng Ngãi .................................................................................................. 36
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản
phẩm nông, lâm, thủy sản của một số địa phương ........................................ 36
1.5.2. Bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ngãi .................................................... 38
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TỒN
THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM NƠNG, LÂM, THỦY
SẢNTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ............................................ 41
2.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Quảng Ngãi - địa bàn nghiên cứu ............. 41
2.1.1. Đặc điểm hành chính - tự nhiên .......................................................... 41
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 46
2.2. Thực trạng sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi trong thời gian qua ................................................................... 50
2.2.1. Về sản xuất sản phẩm nông nghiệp ..................................................... 50
2.2.2. Về sản xuất sản phẩm lâm nghiệp ....................................................... 54
2.2.3. Về sản xuất sản phẩm thủy sản ........................................................... 56
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm đối với các
sản phẩm nơng lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .......................... 58


2.3.1. Về công tác ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm đối với các sản phẩm nơng lâm thủy
sản ................................................................................................................ 58
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản
phẩm nông lâm thủy sản ............................................................................... 60

2.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về an tồn thực
phẩm đới với các sản phẩm nơng lâm thủy sản ............................................. 68
2.3.4. Cơ sở vật chất và khoa học, kỹ thuật cho hoạt động quản lý nhà nước về
an tồn thực phẩm đối với các sản phẩm nơng lâm thủy sản ......................... 69
2.3.5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm .................... 70
2.3.6. Công tác thông tin, giáo dục truyền thông, phổ biến chính sách, pháp
luật về an tồn thực phẩm ............................................................................. 72
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm
đối với các sản phẩm nơng, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 73
2.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................... 73
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân .............................................. 73
Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ AN TỒN THỰC PHẨM ĐỚI VỚI CÁC SẢN PHẨM
NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ........ 79
3.1. Định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với
các sản phẩm nông lâm thủy sản .................................................................. 79
3.1.1. Định hướng công tác lý nhà nước về an tồn thực phẩm đối với các sản
phẩm nơng lâm thủy sản ............................................................................... 79
3.1.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm đối với các sản phẩm
nơng lâm thủy sản ........................................................................................ 81
3.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối
với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.................. 85


3.2.1. Rà sốt, hồn thiện hệ thống các quy định pháp lý, chính sách quản lý
nhà nước về an tồn thực phẩm .................................................................... 85
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ...................... 90
3.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và hệ thống
chính trị về cơng tác đảm bảo an tồn thực phẩm đối với các sản phẩm nông

lâm thủy sản .................................................................................................. 94
3.2.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực
phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản ................................................ 95
3.2.5. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức của
người dân về an toàn thực phẩm ................................................................... 97
3.2.6. Tăng cường nguồn lực hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản .............................................. 100
3.3. Kiến nghị ............................................................................................. 103
KẾT LUẬN ............................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2018 ................ 47
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành nông lâm ngư nghiệp của .................... 50
tỉnh Quảng Ngãi .......................................................................................... 50
Bảng 2.3. Chỉ tiêu phát triển một số cây trồng chủ yếu................................. 52
Bảng 2.4. Tình hình phát triển sản phẩm lâm nghiệp .................................... 55
Bảng 2.5. Tình hình phát triển sản phẩm ngư nghiệp .................................... 57
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức QLNN về ATTP đối với các................................. 61
sản phẩm nơng lâm thủy sản......................................................................... 61
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy
sản tỉnh Quảng Ngãi…………………………………………………………64


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của thế
giới đã đem lại những thành tựu đáng kể cho con người. Tuy vậy, bên cạnh
mặt tích cực đó thì chính sự phát triển này cũng gây ra những hậu quả hết sức

nặng nề: Ơ nhiễm mơi trường đang ngày càng gia tăng, thiên tai, hạn hán, lũ
lụt …liên tiếp xảy ra, đặc biệt con người đang phải đối mặt với những nguy
cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ tính
mạng con người. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới có
khoảng 2,2 triệu người chết do tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, trong đó có 1,9
triệu trẻ em. Số người mắc bệnh do ăn phải thức ăn độc hại trên thế giới hàng
năm ước tính khoảng vài triệu người và tỷ lệ này nhiều nước đang tăng lên
chóng mặt. Đặc biệt ở các nước đang phát triển và kém phát triển thì vấn đề
ATTP cịn nghiêm trọng hơn rất nhiều khi các điều kiện cơ sở vật chất cịn lạc
hậu, trình độ nhận thức của người dân cịn kém. Hậu quả là hàng nghìn người
bị tử vong, gây tổn thất hàng nghìn tỷ USD và ảnh hưởng đến uy tín của một
quốc gia.
Ở nước ta, vấn đề ATTP cũng là một vấn đề cấp thiết, Theo số liệu của
Bộ Y tế, Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng cao
nhất trên thế giới, chiếm tới 35%. Mỗi năm, Việt Nam dành 0,22% GDP chi
trả cho 6 căn bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do thực phẩm bẩn. Bên
cạnh đó, tình hình ngộ độc thực phẩm cũng diễn ra nghiêm trọng, theo số liệu
thống kê trên cả nước, tính đến hết tháng 10/2018, cả nước đã xảy ra 91 vụ
ngộ độc thực phẩm (giảm 40 vụ so với cùng kỳ 2017), khiến hơn 2.010 người
ngộ độc (năm 2017 là 2.583 ca, giảm 24%), trong đó có 15 trường hợp tử
vong do ngộ độc rượu, nấm độc.

1


Để hạn chế những vấn đề mất ATTP, trong thời gian qua công tác
QLNN về ATTP đã được tăng cường với việc đẩy mạnh triển khai thực hiện
các chính sách, pháp luật về ATTP như ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật theo thẩm quyền, xây dựng, ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về an toàn thực phẩm và các quy định kỹ thuật để quản lý, đặc biệt là sự

chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đối với công tác bảo đảm ATTP. Nhiều văn
bản mang tính chiến lược đã được ban hành để chỉ đạo các bộ, ngành và địa
phương triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm ATTP. Công tác chỉ đạo,
điều hành cũng được tăng cường khi có dịch bệnh, các thời điểm nóng như
tháng hành động về ATTP, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán,... Do vậy, đã tạo
sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và
nhận thức của xã hội về bảo đảm ATTP.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi đã có nhiều sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong cơng tác
QLNN về ATTP hiện nay vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập diễn ra ở hầu
khắp các địa phương ở nước ta, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi. Cơng tác này
trên địa bàn vẫn cịn nhiều khó khăn, tồn tại. Trong đó, chưa kiểm sốt chặt
chẽ nguồn gốc ngun liệu nơng sản, như: Rau, củ, quả, thịt an tồn. Quy
hoạch vùng trồng rau, củ, quả đảm bảo ATTP còn ở quy mô nhỏ, chưa đáp
ứng nhu cầu người tiêu dùng cả về số lượng và chủng loại; chưa có khu giết
mổ gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y.
Đồng thời, chưa kiểm soát điều kiện vệ sinh ATTP tại các chợ, chợ tự
phát, chợ lưu động; việc vận chuyển lưu thông thực phẩm từ nơi khác về
Quảng Ngãi, đến vùng sâu, vùng xa; hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng
khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn cịn bày bán trên thị trường. Mặt khác, sự
phát triển ngày càng rầm rộ cả về quy mô và số lượng của các loại hình kinh
doanh địch vụ ăn uống tự phát, như: Thức ăn đường phố, dịch vụ nấu đám
2


tiệc lưu động, dịch vụ ăn uống trên các nhà bè; sự gia tăng các cơ sở cung cấp
suất ăn sẵn tự phát, đặc biệt tại các công trường xây dựng, khu công nghiệp;
nhiều bếp ăn tập thể tại các trường học, mẫu giáo, mầm non chưa đảm bảo
điều kiện vệ sinh ATTP,... tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc hàng loạt.
Hơn nữa, mạng lưới cán bộ làm công tác quản lý về ATTP của các cấp

còn quá mỏng, nhất là tại các tuyến huyện, xã phải kiêm nhiệm nhiều việc,
chưa được chun mơn hóa. Trang thiết bị đo, kiểm nghiệm di động hoặc cố
định phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chưa được trang bị; phương tiện,
dụng cụ phục vụ cho công tác thanh kiểm tra chưa được đầu tư. Đặc biệt, hoạt
động thanh tra, kiểm tra ATTP của nhiều địa phương trong tỉnh cịn mang tính
hình thức. Công tác phối hợp giữa các Sở, ngành, UBND các cấp chưa chặt
chẽ trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm khơng an tồn, xử lý những cơ
sở chây ỳ, cố tình khơng thực hiện các quy định của Nhà nước trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm. Chính vì những tồn tại nêu trên, tác giả nhận thức
được vấn đề cần thiết phải thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về ATTP
nói chung và đối với các sản phẩm nơng, lâm, thủy sản nói riêng nhằm đảm
bảo ATTP cho toàn xã hội. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề:
“Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm
thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” làm vấn đề nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, ATTP là một trong những vấn đề được xã hội
đặc biệt quan tâm. Do đó, có rất nhiều nghiên cứu, bài viết đã đề cập các khía
cạnh khác nhau về ATTP và thực trạng QLNN về ATTP hiện nay, trong đó
nổi bật có một số nghiên cứu sau:
Tác giả Hữu Đại trong cuốn: “Sổ tay quản lý ATTP- , thủy sản, trồng
trọt, chăn nuôi, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản và lưu
trữ các mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng,
3


khách sạn” Trong nội dung cuốn sách này, tác giả đã tổng hợp hệ thống quy
định về quản lý ATTP như:
Phần thứ nhất. Luật An toàn thực phẩm và văn bản hướng dẫn thi hành
Phần thứ hai. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm;

Phần thứ ba. Quy định về vi chất dinh dưỡng và phụ gia trong chế biến,
đóng gói thực phẩm;
Phần thứ tư. Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và
phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh;
Phần thứ năm. Quy trình thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm
Phần thứ sáu. Quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm và thu hồi, xử lý thực phẩm khơng bảo đảm an tồn
Phần thứ bảy. Quy định về nhãn hàng hóa;
Phần thứ tám. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các cơ
quan, đơn vị, cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, giết
mổ động vật, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản và lưu trữ các mẫu thức ăn
đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn.
Tác giả Bùi Thị Hồng Nương trong luận án tiến sỹ luật học của mình:
“QLNN về an tồn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay”. Nội dung của luận án
này tập trung vào các nội dung như:
Một là, Luận án đánh giá được những cơng trình nghiên cứu trong và
ngồi nươc có liên quan đến QLNN về ATTP, xác định được câu hỏi nghiên
cứu và giả thuyết nghiên cứu.Hai là, Luận án hình thành được khái niệm
QLNN về ATTP, đặc điểm, vai trò QLNN về ATTP, chỉ ra sự cần thiết
QLNN về ATTP ở Việt Nam hiện nay.
Ba là, Luận án phân tích những ưu điểm, hạn chế QLNN về ATTP ở
Việt Nam trong thời gian qua.
4


Bốn là, Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả
QLNN về ATTP ở Việt Nam trong thời gian tới.
Tác giả Vũ Sỹ Thành với luận văn “Quản lý nhà nước về ATTP từ thực
tiễn Thành phố Hà Nội”. Qua nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá thực trạng
tình hình quản lý ATTP trên địa bàn Thành phố Hà Nội, qua đó đề xuất những

giải pháp, kiến nghị mang tính xây dựng và co ý nghĩa trong thực tiễn QLNN
về ATTP tại Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước.
Tác giả Trần Thị Khúc trong luận văn “Quản lý nhà nước về vệ sinh an
toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh”. Đã chỉ ra các yếu tố
ảnh hưởng đến công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (giai
đoạn năm 2011-2013) và những hạn chế trong quản lý VSATTP như chồng
chéo quản lý; nguồn lực con người, cơ sở vật chất có hạn; thiếu sự phối hơp
giữa các cơ quan, qua đó đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế
nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP.
Tác giả Ngô Thị Xuân trong nghiên cứu “Quản lý nhà nước về VSATTP
trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Binh”. Đã phân tích thực trạng
QLNN về VSATTP (tập trung năm 2012 đến 2014), đã làm rõ nội dung
QLNN về VSATTP; chỉ ra các yếu tố ảnh hương đến QLNN về VSATTP trên
địa bàn huyện cũng như đánh giá được thực trạng công tác này nhằm đề xuất
các giải pháp quản lý hiệu quả.
Tác giả Chu Thế Vinh trong luận văn “Thực trạng An toàn vệ sinh thực
phẩm ở các cơ ở ăn uống và công tác quản lý tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng năm 2012 - 2013”, trong nghiên cứu này, tác giả đã có đánh giá sâu sắc
về thực trạng VSATTP tại thành phố Đà Lạt thông qua việc nghiên cứu điều
kiện tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng để tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực này.

5


Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Loan trong nghiên cứu về “Quản lý nhà
nước về An toàn thực phẩm từ thực tiễn Tỉnh Đồng Tháp” tác giả đã nêu lên
thực trang quản lý về ATTP ơ tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói
chung. Trong đo nổi bật là thực trạng quản lý ATTP còn chồng chéo giữa các
ngành và sự phối hơp với nhau chưa đồng bộ dẫn đến công tác này thiếu hiệu

quả.
Tác giả Nguyễn Tiến Dũng trong luận văn thạc sỹ luật học của mình là
“Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại thành phố Hồ
Chí Minh”. Nội dung nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận về
quản lý ATTP nói chung, phân tích và đánh giá thực trạng công tác QLNN về
ATTP trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh qua đó, chỉ ra
những mặt đạt được, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác này.
Nhìn chung thể, thấy vấn đề về ATTP đã được quan tâm rất nhiều
thông qua nhiều nghiên cứu ở nhiều địa phương khác nhau. Các nghiên cứu
trên mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh, lĩnh vực quản lý ATTP khác nhau,
trên địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, vấn đề
QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi hiện chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến. Do vậy, có thể
khẳng định đề tài mà tác giả lựa chọn khơng có sự trùng lặp về đối tượng và
phạm vi nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận QLNN về ATTP nói chung, phân tích và
đánh giá thực trạng cơng tác QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm
thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Qua đó, chỉ ra kết quả đạt được và

6


những hạn chế, tồn tại cũng như các nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm
hồn thiên cơng tác này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về ATTP;
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ATTP đối với các sản
phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ năm
2013 đến năm 2018.
Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác QLNN về ATTP
đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác QLNN về
ATTP nói chung và ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN về ATTP theo
quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010 giao trách nhiêm quản lý cho
ba ngành phụ trách là Y tế, Nông nghiêp và Phát triển nông thôn và Công
thương. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đề cập
sâu đến trách nhiệm QLNN của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn
về quản lý ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu hoạt động QLNN về ATTP đối với các sản
phẩm nông, lâm, thủy sản sơ chế, chế biến độc lập có nguồn gốc từ thực vật
và chế biến có nguồn gốc từ động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

7


Số liệu thực trạng nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2016- nay và
Kiến nghị giải pháp trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 (giai đoạn thực hiện
Nghị quyết 43/2017/QH14 đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về
an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
phương pháp luận chung.
Bên cạnh đó đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các số liệu về hoạt
động QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi trong thời điểm từ năm 2016 đến năm 2018.
- Phương pháp thống kê, tổng hơp, so sánh cũng được sử dụng nhằm
nghiên cứu các tài liệu thứ cấp như các báo cáo, các bài viết, ý kiến đánh giá
về thực trạng QLNN về ATTP; dựa trên các số liệu thống kê, tổng hợp về
hoạt động QLNN về ATTP để so sánh và rút ra những mặt được và chưa được
nhằm đề ra các giải pháp hoàn thiện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số lý
luận cơ bản về ATTP, QLNN về ATTP.
- Về Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đánh giá được thực trạng QLNN về
ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
hiện nay. Trên cơ sơ đó chỉ ra những bất cập của cơng tác QLNN về ATTP
nói chung và QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nơng lâm thủy sản nói
riêng. Đề xuất các phương hướng, giải pháp QLNN về ATTP nhằm phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngày nay. Đồng thời, kết quả nghiên
cứu này cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cơ quan QLNN về
lĩnh vực ATTP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và những học viên tham gia
8


khóa học liên quan đến QLNN nói chung và lĩnh vực QLNN về ATTP nói
riêng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với
các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

9


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm thực phẩm
Khi đặt câu hỏi “thực phẩm là gì” thì vẫn chưa có một khái niệm chính
thống nào để trả lời cho câu hỏi này mặc dù từ khi con người bắt đầu xuất
hiện trên trái đất đã cần đến thực phẩm để duy trì sự sống. Cho tới tận ngày
này mỗi một quốc gia khác nhau, mỗi một nền văn hóa, phong tục tập quán
khác nhau lại đưa ra một khái niệm về thực phẩm, thậm trí tùy vào quan niệm
và tơn giáo của mỗi nước mà có những thứ được coi là loại thực phẩm đem lại
những dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể nhưng có những nước khác lại khơng
coi đó là thực phẩm hoặc ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi quốc gia hay vùng
lãnh thổ khác nhau lại có những loại thực phẩm đặc trưng của mình.
Tuy nhiên, khái niệm về thực phẩm vẫn được quy định cụ thể trong một
số văn bản như:
Theo tiêu chuẩn Codex stan 1-1985, tại điều 2 về giải thích thuật ngữ
“Thực phẩm là những chất, được chế biến hay chế biến một phần hoặc ở dạng
nguyên liệu thô chỉ định dùng để ăn uống cho con người, bao gồm đồ uống,
kẹo cao su, những chất sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc bổ
sung vào thực phẩm, không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất được sử

dụng như thuốc.
Còn tại Việt Nam, do cũng là một quốc gia tham gia vào các điều ước
quốc tế liên quan đến Tiêu chuẩn nên trong lĩnh vực quản lý thực phẩm Việt
Nam cũng đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn trong Codex stan 1-1985 thành Tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, SỬA ĐỔI 2010)
10


cho nên thực phẩm được cụ thể trong Luật An toàn thực phẩm 2010 là: Thực
phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ
chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và
các chất sử dụng như dược phẩm.
Như vậy, nhìn chung thực phẩm hay cịn gọi theo cách thông thường là
thức ăn là bất kỳ thứ gì mà con người có thể ăn uống được. Thực phẩm bao
gồm 3 nhóm chính là chất đạm, chất béo và tinh bột với mục đích cơ bản là
thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Trước
đây, nguồn thực phẩm chủ yếu là do con người săn bắt, hái lượm được. Khi
con người biết trồng trọt, chăn ni thì nhiều loại thực phẩm khác nhau đã ra
đời để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng lớn, đặc biệt ngày nay
với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhiều phương pháp chế biến thực
phẩm đã cho ra đời đa dạng các loại thực phẩm và cách chế biến khác nhau.
Chính bởi sự đa dạng này mà cách phân loại thực phẩm cũng có rất
nhiều tiêu chí và cách phân loại khác nhau. Nhiều nơi phân loại thực phẩm
theo nguồn gốc của chúng như thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực phẩm
có nguồn gốc thực vật. Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật lại được
chia thành trên cạn, dưới nước và trên trời. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật
thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức
độ quan trọng của chúng trong các bữa ăn hàng ngày như thực phẩm chính,
thực phẩm phụ. Thức ăn chính chủ yếu là tinh bột như lúa, ngô, sắn, bột mỳ,
khoai tây,…Thức ăn phụ là các loại trái cây, bánh kẹo, nước ngọt,…Ngồi ra

cịn có cách phân loại là thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến sẵn, hay
chia theo thực phẩm chay và thực phẩm mặn. Tuy vậy, dù là cách phân loại
nào đi nữa thì thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều có chung một nguồn gốc
và mục đích đó là duy trì sự sống cho con người.

11


1.1.2. Các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
Các sản phẩm nông lâm thủy sản là những sản phẩm từ sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đây là những sản phẩm thực phẩm quan
trọng trong cuộc sống của con người, những sản phẩm này tạo nên những giá
trị dinh dưỡng nhất định và cần thiết duy trì sự sống và phát triển của cơ thể
người. Các sản phẩm nông, lâm, thủy sản là những sản phẩm thực phẩm cung
cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người bởi các sản phẩm này chứa nhiều
nước, chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, tinh bột và đường, một số sản
phẩm lâm sản là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như giấy, đồ gỗ, đồ
gia dụng. Các sản phẩm này đều có đặc tính là tươi, sống do vậy rất dễ bị dập
hỏng, thối trong quá trình thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ. Do vậy để đảm bảo an
toàn thực phẩm cho các sản phẩm này cần có q trình quản lý nghiêm ngặt.
1.1.3. An tồn thực phẩm
Thực phẩm có vai trị duy trì sự sống cho con người nên thực phẩm và
an tồn thực phẩm có vai trị vơ cùng quan trọng ở mọi thời đại và mọi quốc
gia, được tiếp cận với thực phẩm an toàn là quyền cơ bản của mỗi người. Do
vậy, vấn đề an toàn thực phẩm được nhiều tổ chức, và quốc gia đề cập đến và
cũng có nhiều cách giải thích khác nhau.
Theo trường Đai hoc University of Rhode Island Cooperative
Extension giải thích “vệ sinh an toàn thực phẩm là bảo vệ nguồn cung thực
phẩm khỏi các rủi ro do các loại vi khuẩn, các hóa chất và tình trạng vật lý
gây ra hoặc sự nhiễm bệnh thể xảy ra trong suốt các cơng đoạn của q trình

sản xuất thực phẩm và tiến hành trồng trọt, thu hoach, chế biến, vận chuyển,
chuẩn bị, phân phối và bảo quản thực phẩm. Như vậy, theo cách giải thích
này đã liệt kê được các nhóm rủi ro có thể xảy ra đối với thực phẩm trong
suốt quá trình từ khâu trồng trọt tới khi trở thành sản phẩm để sử dụng gây
nguy hại cho người tiêu dùng khi được chế biến và dùng theo đúng mục đích
12


sử dụng dự kiến. An toàn thực phẩm liên quan đến sự có mặt của các mối
nguy hại về an tồn thực phẩm mà khơng bao gồm các khía cạnh khác liên
quan đến sức khỏe con người như thiếu dinh dưỡng.
Theo pháp luật của Nhật Bản, khái niệm ATTP được hiểu là vệ sinh
thực phẩm và được giải thích như sau: “ATTP được hiểu là điều kiện vệ sinh
liên quan đến việc tiêu dùng thực phẩm của con người bao gồm thực phẩm,
phụ gia thực phẩm, dụng cụ chế biến và bao bì” (khoản 6, Điều 4, Luật vệ
sinh thực phẩm năm 1947, sửa đổi năm 2005 của Nhật Bản). Định nghĩa này
có nhắc tới việc tiêu dùng thực phẩm của con người nhưng vẫn chưa nêu rõ
việc bảo đảm an toàn sức khỏe cho con người khi tiêu dùng thực phẩm.
Theo định nghĩa của Tổ chức Lương thực - Nơng nghiệp thế giới
(FAO), ATTP được định nghĩa “An tồn thực phẩm là việc bảo đảm thực
phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chế biến hoặc/và dùng
theo mục đích sử dụng của nó”. Theo định nghĩa này, ATTP là hoạt động bảo
đảm cho thực phẩm không tác động xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng cả
khi chế biến và sử dụng. Định nghĩa tuy đã thể hiện tính khái qt hóa nhưng
chưa chỉ rõ được tác động của thực phẩm khơng an tồn đối với người tiêu
dùng, đó là gây hại gì cho người tiêu dùng: sức khỏe, hay tính mạng, tinh
thần,…?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực - Nơng
nghiệp thế giới (FAO) thì “An tồn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm
không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm

khơng bị hỏng, khơng chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp
chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị

13


bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng”. Đây là khái niệm khá đầy
đủ, tuy nhiên tính khái qt hóa chưa cao1.
Cịn tại Việt Nam, khái niệm an toàn thực phẩm được sử thay thế bằng
vệ sinh an toàn thực phẩm và được quy định cụ thể tại Pháp lệnh vệ sinh an
toàn thực phẩm năm 2003 quy định: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều
kiện và biện pháp cần thiết để đảo bảo thực phẩm khơng gây hại cho sức khỏe
và tính mạng con người”.
Đến năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật An toàn thực phẩm năm
2010, đã sử dụng khái niệm “An toàn thực phẩm” thay cho khái niệm “Vệ
sinh an toàn thực phẩm” và được quy định như sau: “An toàn thực phẩm là
việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mang con
người”. Với cách giải thích này tuy nó ngắn gọn hơn so với Pháp lênh Vệ
sinh an toàn thực phẩm năm 2003 nhưng đã bao hàm được các khái niệm
về vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.1.4. An tồn thực phẩm nơng lâm thủy sản
Từ khái niệm cơ bản về an tồn thực phẩm có thể thấy An toàn thực
phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm khơng gây hại đến sức khỏe, tính
mạng con người, như vậy từ khái niệm này có thể hiểu An tồn thực phẩm
nơng lâm thủy sản là việc đảm bảo cho các sản phẩm nơng lâm thủy sản an
tồn, không gây hại đến sức khỏe của con người, đáp ứng nhu cầu về sản
phẩm.
1.1.5. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là hoạt động quản lý nhà nước

chuyên ngành, do vậy trước khi đi tìm hiểu khái niệm này, chúng ta cần có
cách hiểu thống nhất về thuật ngữ quản lý nhà nước.
1

CODEX- FAO (2003), General Principles of Food Hygiene (CAC/RCP 1-1969)
(Các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm);

14


Quản lý nhà nước là một thuật ngữ được sử dụng khá phố biến ở nước
ta với nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là hai cách
tiếp cận theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động của toàn bộ bộ máy
nhà nước từ cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, hội đồng nhân dân các
cấp đến các cơ quan hành chính nhà nước như Chính phủ, ủy ban nhân các
cấp; Cơ quan kiểm sát như Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm
sát nhân dân các cấp. Với nghĩa rộng này thì quản lý nhà nước chức năng tổng
thể của bộ máy nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực và mang tính
pháp quyền, là tổ chức cơng quyền quản lý toàn xã hội bằng các hoạt động lập
pháp, hành pháp, tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động của riêng hệ thống cơ
quan hành chính nhà nước (quản lý hành chính nhà nước) như Chính phủ, các
bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn
thuộc ủy ban nhân dân các cấp. Theo nghĩa này thì hoạt động quản lý nhà
nước không bao gồm hoạt động lập pháp và tư pháp của Nhà nước mà nó là
hoạt động điều hành cơng việc hàng ngày của hệ thống bộ máy hành chính
nhà nước.
Dù theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng thì hoạt động quản lý nhà nước cũng
có những đặc điểm cơ bản phán ảnh bản chất của hoạt động quản lý nhà nước

như sau:
- Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan quản lý nhà nước;
- Khách thể quản lý nhà nước là quá trình xã hội và hoạt động của con
người;
- Quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành;
- Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính trực tiếp của Nhà nước trên
mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi mặt của đời sống;
15


- Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo; mang
tính chính trị, dân chủ, khoa học và được đảm bảo về phương diện tổ chức bộ
máy, con người và nguồn lực vật chất, kỹ thuật và nhiều nguồn lực khác.
Từ việc tìm hiểu và nghiên cứu các khái niệm quản lý nhà nước của các
học giả, các nhà nghiên cứu có thể rút ra một khái niệm chung nhất về quản lư
nhà nước như sau:
Quản lý nhà nước là thuật ngữ chỉ hoạt động thực hiện quyền lực nhà
nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối
nội, đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm
mục đích ổn định và phát triển đất nước[Thuật ngữ hành chính; tr155]
Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động quản lý nhà nước cũng
được chun mơn hóa, đây chính là cơ sở khách quan của việc phân chia hoạt
động quản lý nhà nước thành các quản lý chuyên ngành khác nhau, trong đó
có lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Như vậy, QLNN về an tồn thực phẩm là sự tác động có tổ chức, mang
tính quyền lực nhà nước của các cơ quan QLNN lên các quá trình và hành vi
của các đối tượng liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm thực
phẩm phục vụ cuộc sống của con người.
1.2. Nội dung và vai trò của quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm đối
với các sản phẩm nơng, lâm, thủy sản

1.2.1. Nội dung của quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm đối với các sản
phẩm nơng, lâm, thủy sản
Công tác quản lý nhà nước về ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm,
thủy sản tập trung vào một số nội dung cơ bản như sau:
Một là, hoạch định chính sách và triển khai các chương trình nhằm
bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản

16


×