Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TIENG ANH skkn ki nang doc hieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.07 KB, 6 trang )

SỰ KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU CÓ HIỆU QUẢ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy-học là một vấn đề
luôn được quan tâm và bàn luận sơi nổi. Và điều đó càng đúng hơn đối với bộ môn
tiếng Anh-bộ môn luôn phải đi đầu trong sự đổi mới.
Như chúng ta đã biết, mơn tiếng Anh ở trường THCS góp phần phát triển tư
duy trong đó có tư duy ngơn ngữ và hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Việt. Với đặc
trưng riêng, mơn tiếng Anh cịn góp phần đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép
và truyền tải nội dung của nhiều mơn học khác. Mơn tiếng Anh cịn góp phần hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo
dục toàn diện ở trường phổ thơng.
Chương trình Tiếng Anh ở trường THCS được xây dựng theo quan điểm chủ
điểm giao tiếp theo chủ đề với những định hướng cơ bản:
Nội dung dạy học mơn tiếng Anh được lựa chọn và trình bày theo hệ thống
chủ điểm, vừa đảm bảo tính giao tiếp cao, vừa đảm bảo tính cơ bản, hiện đại của
ngơn ngữ. Hệ thống chủ điểm và chủ đề là cơ sở hình thành và phát triển các khả
năng ngơn ngữ. Kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp được giới
thiệu thông qua các chủ đề của các bài đọc hiểu. Vậy làm thế nào để khai thác bài
đọc hiểu một cách hiệu quả nhằm phục vụ cho việc rèn luyện và phát triển kĩ năng
đọc cho học sinh ở trường THCS? Đó chính là nội dung bản thân tơi cần chia sẽ
trong SKKN này.
Nhìn một cách tổng thể chúng ta có thể thấy rằng khối lượng kiến thức ngơn
ngữ trong chương trình SGK tiếng Anh khá nặng, đặc biệt là ở kĩ năng đọc hiểu.
Có thể nói các chủ đề chủ điểm của các bài học trong SGK khá đa dạng và phong
phú. Tuy nhiên, chính điều đó lại là ngun nhân gây khơng ít khó khăn cho một số
Gv trong quá trình sưu tầm và tổ chức các hoạt động dạy và học sao cho hiệu quả
nhất đối với các đối tượng HS. Cụ thể:
- Có q nhiều HS trong lớp, vì thế GV rất khó bao quát tất cả các đối tượng
HS.
- Sự chênh lệch về năng lực giữa các HS.
- Có nhiều bài đọc nội dung quá dài nên GV thường phải dạy lướt ở một số


phần, không giúp đỡ được HS trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc.
- Việc cung cấp và luyện cấu trúc và từ mới cho các bị hạn chế, đặc biệt là
HS yếu.


- Khơng có nhiều thời gian để sử dụng những câu hỏi gợi mở, không khai
thác được năng lực và khả năng tư duy của HS.
Bên cạnh đó việc đổi mới phương pháp dạy học thì HS đóng vai trị trung
tâm của các hoạt động dạy-học trên lớp, chất lượng giờ học phụ thuộc rất nhiều
vào năng lực, tính chủ động, tích cực của các em. Trong q trình dạy kĩ năng đọc
hiểu chúng tôi nhận thấy được một số hạn chế của các em như sau:
- Đọc và cố gắng dịch từng từ một.
- Chú ý quá nhiều đến những chi tiết nhỏ dẫn đến các em thường bị mất các
ý chính.
- Khối lượng tích lũy từ vựng cực kỳ ít ỏi nên các em ln gặp khó khăn
trong việc năm bắt ý chính của bài.
- Kiến thức nền và sự hiểu biết của các em còn hạn chế do hoàn cảnh khách
quan và chủ quan.
- Đa số các em còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng
Anh trong thời kỳ hội nhập, do đó các em khơng chủ động, tích cực trong học tập.
Ý thức tự học, tự bồi dưỡng , rèn luyện còn thấp.
- HS thường khơng thích các giờ đọc hiểu do có nhiều thời gian trầm hơn
các tiết khác.
Chính vì những khó khăn thực tế mà chúng tơi đã gặp trong q trình dạy
học mấy năm qua đã ln thơi thúc chúng tơi khơng ngừng tìm tịi, thảo luận trao
đổi để đi tìm ra những giải pháp khác nhau để khắc phục tình trạng này. Trong học
kỳ vừa qua chúng tơi đã mạnh dạn thay đổi một số thủ thuật điều chỉnh một số nội
dung hạn chế của một số bài đọc hiểu trong SGk cho phù hợp với năng lực và trình
độ HS nhằm khai thác những điểm mạnh của sách để rèn luyện cho HS.
II. NỘI DUNG:

1. Hướng học sinh tìm hiểu về kĩ năng đọc hiểu:
Để có thể giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc có hiệu quả, trước hết giáo
viên cần giúp HS phân biệt được những kĩ năng đọc cơ bản được sử dụng trong
việc dạy-học ngoại ngữ:
2. Đọc to và đọc thầm:
- Đọc to ( Reading aloud) với mục đích truyền đạt lại thơng tin người khác
đã viết ra, kĩ năng thường chỉ giúp HS rèn luyện cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu
và kĩ năng đọc để thông báo.
- Đọc thầm ( Silent reading) : với mục đích đọc để hiểu, đọc để nắm bắt và
nhận biết thông tin.


- Đọc phân tích và đọc tổng hợp:
- Đọc để lấy thông tin cần thiết ( Scanning)
- Đọc để lấy ý chính ( Skimming)
- Đọc và phán đốn từ và nội dung ngữ cảnh trước và trong khi đọc
( predicting)
- Đọc phân tích để hiểu nội dung chi tiết hoặc để nghiên cứu.
Tóm lai, mỗi khi đọc một bài đọc tiếng Anh, những câu hỏi hữu ích mà HS
cần đặt ra dưới sự hướng dẫn cua GV là:
- Đọc để làm gì? ( What reading for?)
- Đọc như thế nào? ( How to read?)
- Mục đích đạt được sau khi đọc là gì? ( What aim after reading?)
3. Thực hiện tiến trình dạy kĩ năng:
Có hai loại bài đọc: Bài đọc để dạy phát âm hoặc bài đọc để dạy kĩ năng đọc
hiểu tùy theo mục đích và yêu cầu của bài. Trong phạm vi chuyên đề này, tôi đi sâu
vào việc rèn luyện và phát triển kĩ năng đọc hiểu.
Để việc đọc có kết quả tốt, tiến trình dạy một bài đọc thường được tiến hành
qua 3 giai đoạn: Pre-reading , While reading và post-reading.
a. Pre- reading activities:

- Gây hứng thú
- Thiết lập ngữ cảnh ( set the scene)
- Tạo cầu, lí do, mục đích của việc đọc
- Giới thiệu trước từ mới cần thiết
- Gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài đọc.
- Cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc.
- Nêu những điều đoán trước qua bài đọc…
b. While-reading activities:
- Vừa đọc vừa thực hiện bài tập.
- Tùy vào mục đích và mức độ khó dễ của bài đọc mà GV thay đổi cách khai
thác về nội dung hoặc ngôn ngữ.


- HS sữa chữa, nhận xét cho nhau, tự sữa cho mình bằng cách đọc lại và phát
triển kĩ năng đọc.
- Bài tập và phương pháp phổ biến: Answer the Q, T/F statements, Multiple
choice, Complete…, Gap fill, Macth,Choosing, Tick…..etc….
c. Post- reading activities:
Để kiểm tra mức độ đọc sâu hiểu rộng của HS, GV có thể thiết kế bài giảng
theo nhiều phương pháp khác nhau cho phù hợp :
- Luyện tập củng cố về cấu trúc, nội dung.
- Liên hệ thực tế
- Chuyển hóa vốn kiến thức, nhận thức hoặc thơng tin, dữ liệu vừa nhận qua
bài đọc.
- Luyện tập: summarize, Interview, Disscuss….
4. Sử dụng một số thủ thuật khai thác bài đọc hiểu để rèn luyện và phát
triển kĩ năng đọc hiểu:
- Điều chỉnh giáo cụ trực quan, lời hướng dẫn, giải thích, bài tập, hoạt động,
nhiệm vụ,…
- Điều chỉnh bằng cách bỏ bớt ( những nội dung quá xa rời thực tế địa

phương ), sắp xếp lại, thay thế, kết hợp, hoặc thêm vào,…
Tất cả những điều chỉnh của GV đều phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình
độ HS, đúng chủ đề bài học và khơng vi phạm về cắt xén chương trình.
* Ngồi ra, giáo viên cũng có thể rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho
các em trong những tiết phụ đạo hay tự chọn, mà theo tơi có thể thực hiện bằng
cách .
Chọn học sinh:
Thông qua giáo viên bộ môn , tốt nhất là lựa chọn học sinh ngay từ lớp đầu
cấp,. Lọc thành 2 nhóm đối tượng ( Nhóm 1: HS có vốn từ vựng khá và có khả
năng tư duy, nhóm 2 gồm các HS bị nghèo vốn từ và khả năng tư duy thiếu nhạy
bén)
Chọn tài liệu:
- Đa dạng hóa các dạng bài tập từ cơ bản thuộc khối THCS của các nhà xuất
bản như: NXB GD, NXB ĐHSP……


- Tuy nhiên để chuẩn bị tốt cho bài giảng của mình người dạy phải ln ln
tự trau dồi, bồi dưỡng và nâng cao trình độ bản thân một cách thường xun và
liên tục.
Lên thời khóa biểu:
Lên thời khố biểu hợp lý, tạo điều kiện cho các em có thể theo học đồng
đều và không bị ảnh hưởng đến các buổi học chính khóa. Đối với học sinh khối 8:
Từ 1 đến 2 tiết/tuần
Cung cấp kiến thức:
Rèn luyện theo bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết.
Hướng dẫn cách làm bài:
- Đây là việc làm cũng rất quan trọng mà chúng ta là những người trực tiếp
dạy bồi dưỡng hoặc phụ đạo không thể bỏ qua, bởi lẽ nếu chúng ta dạy nhiệt tình,
nội dung bài giảng phong phú, học sinh học tập sẽ hào hứng và say mê hơn, thế
nhưng nếu chúng ta không chú ý đến kỹ năng đọc của các em thì kết quả cũng

khơng thể theo như mong muốn.
- Vì thế mà chúng ta cần thiết phải rèn luyện cho học sinh phát triển kỹ năng
đọc để các em có niềm say mê trong khi học bộ môn này .
Kiểm tra kiến thức + Rút kinh nghiệm:
- Đây là giai đoạn cũng rất quan trọng trong quá trình mà chúng ta rèn luyện
kỹ năng đọc cho các em, bởi lẽ nếu ta chỉ dạy mà không kiểm tra thì ta sẽ khơng
thể biết được sự tiếp thu kiến thức của học sinh đạt đến mức độ nào.
- Việc rút kinh nghiệm sau mỗi bài kiểm tra thật sự rất cần thiết, từ những
lần rút kinh nghiệm học sinh có thể nhận ra mình cịn yếu ở phần nào để có thể
khắc phục.
* Kết quả đạt được:
- Sau khi áp dụng biện pháp ‘Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho đối tượng học
sinh yếu bộ môn Anh văn ” ở khối lớp 7, tôi đã đạt được một số kết quả bước đầu
như sau: .
- Từ đầu năm đa số các em đều lúng túng khi bước vào kĩ năng đọc riêng
biệt. Vì vậy, khi tiếp xúc với dạng bài tập rèn kĩ năng, hầu hết các em đều không
thể thể hiện tốt kĩ năng như yêu cầu đã đề ra, phát âm cịn sai, tìm câu trả lời chưa
chính xác, có khi trả lời được nhưng lại dài dịng khơng trọng tâm. Nhưng sau khi
tơi vận dụng biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho các em thì đã có gần 38% em
đã có tiến bộ rõ rệt so với đầu năm.Thông qua các bài kiểm tra hay những lần mà


các em đọc bài thì các em đã phát âm đúng hơn , tìm câu trả lời ngắn gọn mà đầy
đủ nghĩa, các em đã bước đầu biết tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, biết tư duy
và phán đoán vấn đề trọng tâm đặt ra. Dù kết quả đạt được chưa thật sự cao so với
mục tiêu đã đề ra nhưng bước đầu cũng đã thu được kết quả đáng khích lệ.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, có lẽ tất cả chúng ta ai cũng đều mong học
sinh của mình ngày càng tiến bộ hơn trong học tập. Thế nhưng việc rèn luyện và
phát triển kỹ năng đọc cho các em quả thật không phải là công việc dễ dàng một

sớm một chiều, nhưng chúng tơi tin rằng với tấm lịng u nghề mến trẻ, chịu khó,
ham học hỏi, tất cả chúng ta đều có thể làm được, bởi lẽ trong mỗi chúng ta chắc
hãy cịn nhớ lời dạy của Bác Hồ:
“Khơng có việc gì khó, chỉ sợ lịng khơng bền, đào núi và lấp biển, quyết chí
ắt làm nên”.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã và đang vận dụng trong việc giảng dạy
của mình. Mong rằng nó có thể cùng chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về những
phương pháp đổi mới phương pháp dạy-học nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng
đọc cho các em, từ đó nhằm giúp các em có thể học tốt hơn và đạt thành tích cao
hơn nữa trong việc học Tiếng Anh.
Vẫn cịn thời gian ở phía trước để hồn thành thử nghiệm, dù thế tôi vẫn
luôn mong nhận đươc tất cả những sự đóng góp, chia sẻ qúi báu từ phía bạn bè
đồng nghiệp gần xa để tơi có thể hồn thiện ý tưởng của mình. Xin chân thành cảm
ơn!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×