Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Hồng Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 31 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

BỘ 5 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MƠN GDCD


NĂM 2021 CĨ ĐÁP ÁN TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG


1. Đề số 1



Câu 1: Anh Nam 19 tuổi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại biên giới Tây Bắc Việt Nam.
Trường hợp này thuộc hình thức thực hiện Pháp luật nào?


A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật
Câu 2: Chủ thể nào dưới đây khơng có quyền giải quyết khiếu nại?


A. Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh.
B. Tổng thanh tra Chính phủ.
C. Bộ trưởng


D. Cán bộ thanh tra chính phủ.


Câu 3: Cơng dân được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính xâm
phạm lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền


A. tố cáo.
B. khiếu nại.


C. tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. D. tự do ngôn luận.


Câu 4: Đã mấy lần, H và C phát hiện ra một nhóm thanh niên naqm, nữ tiêm chích ma tuý tại
một nơi gần trường học. Nếu là H và C em sẽ chọn cách xử lý nào dưới đây?


A. Thu thập chứng cứ và trình báo với cơ quan cơng an gần nhất.
B. Việc của chúng ta là học tập nên khơng quan tâm.


C. Im lặng vì nói ra nhỡ đâu bị trả thù.



D. Chụp ảnh và tung lên facebook để cảnh báo mọi người.
Câu 5: Bình đẳng trong kinh doanh thể hiện:


A. Quyền bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước với kinh tế tập thể.


B. Quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với nhau.
C. Quyền bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
D. Quyền bình đẳng giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước.


Câu 6: Bố Liên chỉ cho Liên học hết cấp hai và nghỉ học ở nhà lấy chồng cho yên bề gia thất.
Nếu là bạn của Liên em sẽ


A. Khuyên Liên nên nghe lời bố.
B. Khuyên Liên bí mật bỏ trốn.


C. Nói với bố Liên lấy chồng sớm là vi phạm luật hơn nhân và gia đình.
D. Coi như khơng biết vì đây là việc riêng của gia đình Liên.


Câu 7: Bố Mai là cơng an, Bố đang muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Nếu là
Mai em chọn phương án nào sau đây để giúp Bố?


A. Khơng nói gì vì mình là trẻ con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

C. Nói với Bố, Bố là công an thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp


tại Việt Nam theo qui định của luật doanh nghiệp.


D. mách với người thân về việc làm của Bố.---Câu 8: Anh M và anh


T là bạn thân của nhau. Biết M chuyên buôn bán ma tuý đá với qui mô ngày càng lớn. Nếu là T
em sẽ:


A. Coi như khơng biết vì đó là chuyện của cá nhân M.
B. Nói với người thân của anh M để trực tiếp can ngăn.
C. Báo cho công an biết để ngăn chặn.


D. Xin tham gia cùng vì đang cần tiền để làm vốn cưới vợ.


Câu 9: H năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một của hàng tại thị trấn X. Em phải làm việc 12 giờ
mỗi ngày. H còn thường xuyên bị bà chủ chửi rủa, đánh mắng. Nếu là H, em chọn cách nào
sau đây để bảo vệ mình?


A. Gửi đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân thị trấn X.
B. Gửi đơn tố cáo đến Công an nhân dân thị trấn X.
C. Gửi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn X


D. Bỏ việc ở cửa hàng này, xin vào làm ở cửa hàng khác.


Câu 10: Để có tiền biếu bố mẹ đẻ chữa bệnh, chị V đã bán chiếc xe máy có trước khi kết hơn
mà bây giờ


chị vẫn là người sở hữu. Chị V đang thực hiện quyền
A. chiếm hữu tài sản riêng của mình.


B. sử dụng tài sản riêng của mình.
C. định đoạt tài sản riêng của mình.
D. tự do đối với tài sản riêng của mình.


Câu 11: Lan có học lực trung bình, khơng được xét tuyển vào trường đại học nào, đã tỏ ra bi


quan và cho rằng mình khơng cịn cơ hội học tập nữa. Em chọn phương án nào sau đây để
giúp bạn cho phù hợp?


A. Khuyên bạn nên tham gia lao động sản xuất.


B. Khuyên Lan chọn học một trường Cao đẳng hoặc trung caaos phù hợp với khả năng của
mình.


C. Khuyên bạn tiếp tục chờ đợi.
D. Khuyên bạn năm sau thi lại.


Câu 12: Bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp
A. người đó phạm tội rất nghiêm trọng.


B. có căn cứ cho rằng người đó đã thực hiện hành vi phạm tội.
C. có thơng tin cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm.
D. người đó đang thực hiện tội phạm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

A. Biếu bà một khoản tiền.


B. Chuyển chỗ ở để bà khơng tìm được.


C. Chuyển cả chỗ ở lẫn chỗ làm để bà khơng tìm được. D. Đón bà lên sống cùng để tiện chăm
sóc.


Câu 14: Niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu
nhiên (thần thánh, chúa trời...) là biểu hiện của:


A. Tín ngưỡng.
B. Dị giáo.


C. Tơn giáo.
D. Mê tín.


Câu 15: Một trong những nội dung của cơng dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là
A. được tự do sử dụng sức lao động của mình để tìm kiếm, lựa chọn việc làm.


B. được tự do sử dụng sức lao động để làm bất cứ việc gì.
C. được tự do sử dụng sức lao động của mình để kiếm tiền.
D. được tự do giao kết hợp đồng lao động.


Câu 16: Học tập là một trong các quyền:
A. Tối thiểu của con người.


B. Quan trọng của con người.
C. Cơ bản của con người.


D. Không thể thiếu của con người.


Câu 17: Trường hợp nào dưới đây là thực hiện đúng pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã
hội?


A. Tuân thủ qui định an ninh, quốc phòng.
B. Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
C. bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
D. Bảo vệ môi trường.


Câu 18: Trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, Nhà nước ta
không những tạo điều kiện cần thiết đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ
của mình mà còn :



A. Quan tâm đến một số trách nhiệm pháp lí cơ bản.
B. Quan tâm phát triển kinh tế, xã hội.


C. Đua ra hình thức kỷ luật với những người xâm phạm đến quyền công dân.
D. Xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của cơng dân.


Câu 19: Trường hợp quá thời hạn qui định mà tố cáo không được giải quyết thì người tỗ cáo
có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. Đây là nội
dung của bước thứ mấy trong qui trình tố cáo và giải quyết tố cáo?


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

C. Bước 3.
D. Bước 4.


Câu 20: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, súc khoẻ, danh dự và nhân phẩm của
công dân được ghi nhận trong điều bao nhiêu của Hiến pháp năm 2013?


A. Điều 19.
B. Điều 20.
C. Điều 21.
D. Điều 22.


Câu 21: Áo của P phơi trên dây bị bay sang nhà hàng xóm khi nhà đó đi vắng. P rủ Đcùng sang
lấy áo. Nếu là Đ, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho đúng với qui định của pháp luật?
A. Cùng P sang nhà đó lấy áo.


B. Từ chối, để P sang nhà đó lấy áo một mình.


C. Khun P khơng xâm phạm nơi ở của người khác. Chờ họ về xin vào lấy áo.
D. Khuyên P rủ thêm vài người nữa cùng sang để làm chúng P chỉ lấy áo.



Câu 22: A và B là hàng xóm của nhau. Một hơm, đàn gà của A sang vườn nhà B bới tung một
luống rau cải, bực mình B chửi A và hai bên to tiếng với nhau. Tức thì A đã dùng gậy đánh vào
chân B làm B phải vào viện điều trị và để lại thương tật ở chân. Trong trường hợp này A đã Vi
phạm:


A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.


C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân


D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.


Câu 23: Mục đích của việc tạo ra mơi trường kinh doanh tự do, bình đẳng trên cơ sở pháp luật


A. xây dựng nền kinh tế ổn định.


B. tạo tiền đề cho thực hiện quyền của cá nhân, tổ chức.


C. tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp. D. thúc đẩy kinh doanh phát triển.


Câu 24: Chị Mai bị chồng đánh đập, xúc phạm danh dự nhân phẩm. Nếu là bạn của chị mai em
sẽ :


A. Khuyên chị Mai báo với chính quyền địa phương.
B. Khuyên chị Mai nộp đơn ra tồ ly hơn.


C. Khun chị Mai đánh trả lại.
D. Khuyên chị Mai bỏ nhà đi.



Câu 25: Tính qui phạm phổ biến là nên giá trị gì của pháp luật?
A. Giá trị cơng bằng, bình đẳng.


B. Giá trị thực tiễn.
C. Giá trị hiện thực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Câu 26: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thể hiện:


A. Đạo đức là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ pháp luật.


B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
C. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ xã hội.


D. Các qui tắc của pháp luật cũng là qui tắc của đạo đức.


Câu 27: Trong kỳ thi tuyển viên chức tỉnh A, bạn B có năng lực chuyên môn rất tốt nhưng bị
khuyết tật. Tỉnh A đã quyết định bạn B được trúng tuyển viên chức. Hành động này của tỉnh A
đã thực hiện:


A. Quyền học tập của công dân.


B. Quyền được trọng dụng nhân tài của công dân.
C. Quyền sáng tạo của công dân.


D. Quyền được phát triển của công dân.


Câu 28: Thái độ của người biết hành vi của mình la sai có thể gây hậu quả không tốt mà vẫn cố
ý làm là dấu hiệu nào dưới đây của vi phạm pháp luật?


A. Do người có năng lục trách nhiệm pháp lý thực hiện.


B. Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
C. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.


D. Là hành vi trái pháp luật.


Câu 29: Khẳng định: Cơng dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng thuộc
quyền nào dưới đây?


A. Quyền học tập.
B. Quyền bình đẳng.
C. Quyền được sáng tạo.
D. Quyền được phát triển.


Câu 30: Ý kiến nào sau đây đúng với quyền được phát triển của cơng dân?
A. Trong mọi hồn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống vật chất đầy đủ.


B. Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ, phù hợp với điều kiện kinh tế của đát
nước.


C. Trong mọi hồn cảnh, cơng dân phải được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ.
D. Tất cả cơng dân phải được tự do trong mọi hồn cảnh để phát triển.


Câu 31: Phát biểu bào dưới đây không đúng?


A. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu hai hình thức trách nhiệm pháp lí.
B. Tất cả các hành vi trái pháp luật đều có lỗi và phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lí.
D. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu một hình thức trách nhiệm pháp lí.
Câu 32: Theo luật sở hữu trí tuệ, hành vi nào sau đây xâm phạm quyền tác giả?



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

B. Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiểm thị.
C. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác về sử dụng riêng.


D. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Câu 33: Điều 45, Hiến pháp năm 2013 qui định: bảo vệ tổ quốc là:


A. Trách nhiệm của công dân.
B. Nghĩa vụ và quyền của công dân.
C. Quyền của công dân.


D. Nghĩa vụ của công dân.
Câu 34: Quyền tác giả phát sinh


A. kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra.
B. kể từ khi sản phẩm được sáng tạo ra.


C. kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
D. kể từ khi sản phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
Câu 35: Ý kiến nào dưới đây sai khi nói về quyền tự do ngơn luận?


A. Cơng dân có quyền bày tỏ ý kiến, thái độ, đánh giá mọi người xung quanh trên trang mạng
cá nhân của mình.


B. Cơng dân có thể viết bài đăng báo bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về chủ trương, chính
sách và pháp luật của Nhà nước.


C. Quyền tự do ngôn luận được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp và luật


D. Quyền tự do ngôn luận là cơ sở để cơng dân tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà
nước.



Câu 36: Cơ quan Y bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan qn khơng khố cổng. Vậy bảo
vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?


A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm hành chính.
C. Trách nhiệm dân sự.
D. Trách nhiệm kỷ luật.


Câu 37: Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, những doanh nghiệp mới thành lập thuộc diện
ưu tiên theo qui định pháp luật, được miễn thuế tối đa không quá:


A. 3 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa khơng q chín năm tiếp theo.
B. 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa khơng q chín năm tiếp theo.
C. 5 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa khơng q chín năm tiếp theo.
D. 6 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.


Câu 38: Quần chúng A là người theo đạo Thiên Chúa nên không được chi bộ X theo dõi,
hướng dẫn và xem xét kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam. Chi bộ X không thực hiện:
A. Quyền bình đẳng giữa các tơn giáo.


B. Quyền bình giữa các dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

D. Quyền bình đẳng về tín ngưỡng


Câu 39: T và Y đều đủ điểm xét vào trường chuyên như nhau nhưng chỉ Y được nhận vào học
vì là con liệt sĩ. Nếu là T em sẽ:


A. Đồng ý và xin vào học trường THPT khác.



B. Nói bố mẹ làm giả hồ sơ để cũng được ưu tiên như bạn Y.
C. Kiện Ban giám hiệu trường Chun vì khơng cơng bằng.
D. Năn nỉ thầy hiệu trưởng trường Chuyên cho em vào nhập học.


Câu 40: Bình đẳng giữa các dân tộc về văn hố, giáo dục có ý nghĩa như thế nào đối với việc
củng cố sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc?


A. Quan trọng
B. Là cơ sở.
C. Quyết định.
D. Then chốt


ĐÁP ÁN


1 A2 D3 B4 A5 C6 C7 C8 C9 B10 C11 B12 D13 D14 A15 A16 C17 B18 D19 C20 B
21 C22 A23 D24 A25 A26 B27 D28 C29 D30 B31 D32 D33 B34 C35 A36 D37 B38 A39 A40 B

2. Đề số 2



Câu 81: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí?
A. Giáo dục ý thức tơn trọng pháp luật.


B. Răn đe ngườikhác không vi phạm.
C. Công khai bí mật đời tư người khác.
D. Kiềm chế việc làm trái pháp luật.


Câu 82: Hành vi trái pháp luật có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm
hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là


A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật.
C. vi phạm pháp luật. D. thực hiện pháp luật.



Câu 83: Theo quy định của pháp luật, người đã thành niên vi phạm pháp luật hình sự khi thực
hiện hành vi nào dưới đây?


A. Tàng trữ, vận chuyển vũ khí trái phép. B. Từ chối khai báo tạm trú, tạm vắng.


C. Chở hàng cồng kềnh trong giờ cao điểm. D. Tự ý chiếm dụng hành lang giao thông.
Câu 84: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?


A. Số lượng hàng hóa. B. Chất lượng hàng hóa.
C. Giá trị trao đổi. D. Giá trị sử dụng.


Câu 85: Theo quy định của pháp luật, bất kì cơng dân nào vi phạm pháp luật đều phải
A. chịu trách nhiệm pháp lý. B. cấm rời nơi cư trú.


C. ghi vào hồ sơ cá nhân. D. bị quản chế hành chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

A. tham gia tư vấn. B. tìm kiếm việc làm.
C. sử dụng hợp đồng. D. kí kết mua hàng.


Câu 87: Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thơng
hàng hóa là kích thích lực lượng sản xuất phát triển và


A. nâng cao tỉ lệ lạm phát. B. duy trì kinh tế tự cấp.
C. san bằng mọi lợi nhuận. D. tăng năng suất lao động.


Câu 88: Theo quy định của pháp luật khi cơ quan chức năng xử lí hành vi tổ chức đánh bạc
trên mạng với qui mô lớn là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?


A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.


B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.


D. Tính quyền lực bắt buộc chung.


Câu 89: Trên thị trường, khi giá cả giảm thì quan hệ cung cầu tác động với nhau như thế nào?
A. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng.


C. Cung và cầu đều tăng. D. Cung và cầu đều giảm.


Câu 90: Nhờ có pháp luật, Nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá
nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Điều này thể hiện nội dung nào của
pháp luật?


A. Chức năng. B. Nhiệm vụ. C. Đặc trưng. D. Vai trò.


Câu 91: Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong đời sống thực tiễn xã hội vì sự phát
triển của xã hội thuộc nội dung nào sau đây của pháp luật?


A. Vai trò. B. Bản chất. C. Khái niệm. D. Đặc trưng.


Câu 92: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tơn giáo, giàu
nghèo,thành phần, địa vị xã hội, thể hiện cơng dân bình đẳng về


A. quyền và nghĩa vụ. B. dân tộc, tôn giáo


C. nghĩa vụ, trách nhiệm. D. trách nhiệm pháp lý.


Câu 93: Yếu tố nào dưới đây là căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau?
A. Công cụ lao động. B. Đối tượng lao động.



C. Sử dụng lao động. D. Hợp đồng lao động.


Câu 94: Theo quy định của pháp luật, các cơ quan quyền lực nhà nước không ban hành văn
bản nào dưới đây?


A. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
B. Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Nghị quyết của Quốc hội về dự tốn ngân sách.
D. Luật hơn nhân và gia đình 2014.


Câu 95: Những hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống
trở thành những hành vi hợp pháp các cá nhân, tổ chức là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Xây dựng pháp luật. B. Thực hiện pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Câu 96: Theo quy định của pháp luật, một trong những nghĩa vụ của người sản xuất, kinh
doanh là


A. tăng vốn xóa đói, giảm nghèo. B. kiềm chế gia tăng nhanh dân số.


C. tuyên truyền bảo vệ an ninh quốc gia. D. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


Câu 97: Anh A, giám đốc doanh nghiệp tư nhân H bị tòa án tuyên phạt tù về tội vi phạm quy
định an toàn lao động dẫn đến xảy ra tai nạn khiến hai công nhân bị tử vong. Anh A phải chịu
trách nhiệm pháp lí nào sau đây?


A. Hình sự và dân sự. B. Hành chính và dân sự.
C. Dân sự và kỉ luật. D. Hình sự và kỉ luật.


Câu 98: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?


A. Cơng ty X đóng thuế cho kho bạc hàng tháng.


B. Anh A buôn bán hàng lậu qua biên giới.


C. Cảnh sát giao thông xử phạt người đi trái đường.
D. Anh B tố cáo ông C về hành vi tham nhũng.


Câu 99: Nhà nuớc bảo đảm tỉ lệ thích hợp nguời dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực
thể hiện nội dung bình đẳng giữa các dân tộc về


A. chính quyền. B. dân chủ. C. chính trị. D. đồn kết.


Câu 100: Chị A là nhân viên hành chính của cơng ty khai thác than khoáng sản P . Nửa năm
trước, giám đốc V điều động chị vào làm trong hầm lị và kí thêm phụ lục hợp đồng thỏa thuận
trả lương ở mức cao nên chị đã đồng ý. Từ đó đến nay chị A khơng nhận được tiền lương tăng
thêm cho vị trí cơng việc mới. Giám đốc V đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình
đẳng trong lao động?


A. Thực hiện quyền lao động.


B. Bình đẳng giữa lao động nam và nữ.
C. Giao kết hợp đồng lao động.


D. Bình đẳng trong kinh doanh.


Câu 101: Các dân tộc được giữ gìn, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống của dân
tộc mình là thể hiện nội dung bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực


A. xã hội. B. chính trị. C. kinh tế. D. văn hóa, giáo dục.



Câu 102: Do mâu thuẫn tranh chấp đất đai giữa hai nhà hàng xóm, ơng B đã chửi mắng và đập
phá tường làm đổ căn nhà cấp bốn của bà K . Hành vi vi phạm pháp luật của ông B chịu trách
nhiệm pháp lý nào?


A. Hình sự và hành chính. B. Hình sự và dân sự.
C. Dân sự và kỷ luật. D. Hành chính và kỷ luật.


Câu 103: Ơng Q hối lộ cho ông T, chủ tịch xã D khoản tiền 100 triệu đồng để giải quyết vụ
tranh chấp đất đai giữa gia đình ơng với gia đình bà K . Ông T giao anh P đi giải quyết thay
mình, làm giả giấy tờ, ép bà K kí vào giấy chuyển nhượng lại một phần đất cho gia đình ơng Q .
Bức xúc, bà K đi gặp ông T, tại đây xảy ra xô xát, cãi cọ, ơng T bảo anh P đẩy bà vào phịng
bảo vệ rồi khóa trái cửa lại. Tức giận, ơng V chồng bà K đến đánh anh P bị gãy chân phải vào
viện. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

B. Anh P và ông T
C. Anh P và ơng V


D. Ơng Q, ơng T và anh P


Câu 104: Hành vi bắt cóc trẻ em để tống tiền xâm phạm quyền tự do cơ bản nào dưới đây của
công dân?


A. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. B. Được đảm bảo an tồn thư tín.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Bất khả xâm phạm về thân thể.


Câu 105: Bà D thuê anh K phun thuốc trừ sâu cho vườn rau cạnh trường mầm non. Thấy gió
thổi mạnh lại đúng vào giờ các cháu đang tham gia hoạt động ngồi trời, ơng V, chồng bà D
ngăn cản nhưng bà D vẫn yêu cầu anh K tiếp tục công việc, dẫn đến nhiều cháu phải cấp cứu
vì ngộ độc. Trong trường hợp trên, những ai phải chịu trách nhiệm pháp lí?



A. Anh K, bà D B. Bà D, ông V và anh K C. Ông V, bà D D. Ông V và anh K


Câu 106: Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng lao động không thực hiện theo
nguyên tắc nào dưới đây?


A. Ủy quyền. B. Trực tiếp. C. Bình đẳng. D. Tự nguyện.


Câu 107: Theo quy định của pháp luật, bất kì cơng dân nào cũng có quyền bắt người khi người
đó đang


A. truy đuổi kẻ gian. B. có dấu hiệu phạm pháp.
C. bị nghi ngờ gây án. D. phạm tội quả tang.


Câu 108: Chị K làm nhân viên hành chính, chuyên viết bài tuyên truyền cho cơ quan, lương
thấp. Anh P, chồng chị nhiều lần khuyên bỏ việc để kinh doanh cùng mình nhưng do u thích
cơng việc chị K không đồng ý. Anh P đã đánh chị K và không chu cấp tiền chi tiêu hàng háng
của gia đình. Bức xúc, chị K bỏ về nhà mẹ đẻ để mặc anh P và các con. Phát hiện sự việc, bà
Y mẹ anh P gọi điện chửi mắng chị K và yêu cầu chị về ngay. Bực tức, chị K nhờ anh S, em trai
mình đến tận nhà đe dọa bà Y và bị ông D, chồng bà đánh gẫy tay phải nhập viện. Những ai
dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong hơn nhân và gia đình?


A. Anh P, chị K và bà Y B. Anh P, chị K, anh S và ông D
C. Anh P, bà Y và anh S D. Chị K, anh S và bà Y


Câu 109: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của
công dân?


A. Tự ý vào phòng ở của người khác. B. Xem thư và điện thoại của bạn.
C. Đe dọa và đánh người công vụ. D. Khống chế người phạm tội.



Câu 110: Chị H cho anh K vay 100 triệu trong 3 tháng mà không lấy lãi. Đến khi cần dùng đến,
chị H địi thì anh K hẹn thêm 1 tháng nữa, xong trốn tránh không dám gặp chị H . Bức xúc, lợi
dụng lúc anh K đi vắng, chị H thuê anh B đến nhà anh K dọa dẫm vợ con và đập vỡ ti vi, tủ
lạnh nhà anh K . Bực mình, chị M, vợ anh K chửi mắng, ném bùn lên tường nhà chị H . Những
ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm hình sự ?


A. Anh K và anh B B. Anh K và chị M C. Chị H và anh B D. Anh K, chị H và chị M


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

vật liệu cồng kềnh đã va quệt với người đi đường làm họ bị thương nhẹ. Những ai dưới đây
vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?


A. Ơng Q, anh L và bà T
B. Ông Q, anh M và anh N
C. Bà T, anh N và anh M
D. Anh L, ông Q và anh M


Câu 112: Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự
khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây?


A. Vu khống người khác ăn trộm.
B. Tiết lộ bí mật đời tư của bạn.
C. Tung tin đồn sai sự thật.
D. Bảo mật danh tính cá nhân.


Câu 113: Anh P lấy trộm từ cửa hàng vàng bạc của bà C hàng xóm một dây chuyền vàng trị
giá 20 triệu đồng. Sau đó, anh P kể lại việc này và nhờ anh H giữ hộ số tiền đã lấy nhưng anh
H từ chối. Khi biết chuyện, vốn có mối thân tình từ trước nên chị M, vợ anh H sang báo với bà
C . Bà C chửi gia đình anh P và làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng. Trong trường hợp trên,
những ai vi phạm pháp luật hình sự?



A. Anh P, anh H và chị M B. Anh P, anh H và bà C
C. Anh P và anh H D. Anh P và bà C


Câu 114: Nghi ngờ chị S biết việc mình làm thâm hụt quỹ của cơng ty, ông giám đốc K ra quyết
định chuyển chị S đang mang thai tháng thứ bảy về chi nhánh ở địa phương cách đó 40km. Tại
đây, anh T trưởng phòng sắp xếp chị S vào làm việc ở kho bảo quản hóa chất. Thấy vợ đi lại
vất vả nên anh L chồng chị S lên gặp anh T xin cho chị về công ty. Do không được giải quyết,
lại bị anh T mắng chửi, nên anh L đẩy anh T ngã chảy máu đầu. Ông X bảo vệ thấy vậy bắt
nhốt anh L vào phòng. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?
A. Anh T, chị S và ông K


B. Ông K, anh T và anh L
C. Ông K và anh T


D. Ông K, anh L và ông X


Câu 115: Theo quy định của pháp luật về quyền bình đẳng trong hơn nhân và gia đình thì vợ
hoặc chồng đều có quyền:


A. tự ý mua nhà riêng.
B. định đoạt tài sản riêng.
C. từ chối trách nhiệm nuôi con.
D. can thiệp tín ngưỡng của nhau.


Câu 116: Do cần vốn để mở rộng kinh doanh, anh T giám đốc cơng ty X đã chỉ đạo chị M kế
tốn trưởng tạm dừng trả lương cho công nhân sau 10 ngày. Biết chuyện, chị V nhân viên công
ty X đã tâm sự với chồng là anh P làm nghề tự do, bức xúc anh P đã rủ bạn là anh Q đến gây
rối công ty X và đe dọa giám đốc T . Trong lúc hai bên cãi vã, sợ bị liên lụy ông Y bảo vệ đã rời
phịng làm việc tìm cách tránh mặt. Trong trường hợp trên những ai vi phạm kỉ luật?



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

B. Chị M, anh T và ông Y
C. Anh T, anh Q và anh P
D. Anh T và ông Y


Câu 117: Nghi ngờ chị H thuê trọ nhà mình lấy trộm điện thoại, bà M đã chốt khóa ngồi cửa
phịng chị H để chờ con trai về cùng lục soát. Hành vi của bà M đã vi phạm quyền tự do cơ bản
nào dưới đây của công dân?


A. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.


Câu 118: Anh G và chị N cùng nộp hồ sơ xin mở văn phòng tư vấn du học lên cơ quan chức
năng. Do nhận của chị N 100 triệu nên ông P, giám đốc đã loại hồ sơ đầy đủ của anh A rồi
cùng anh V nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho chị
N . Phát hiện sự việc, anh A đã đánh ông P và tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình
cảm làm cho gia đình anh V bất hòa . Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng
trong kinh doanh?


A. Anh A, anh V và chị N
B. Anh A, chị N


C. Ông P, anh V và chị N


D. Chị N, anh V, anh A và ông B


Câu 119: Anh D làm giám đốc công ty luật X, anh đã chỉ đạo chị M làm giả hồ sơ để trốn thuế 2
tỷ đồng cho doanh nghiệp Q . Phát hiện sự việc cơ quan chức năng đã bắt giam anh D và chị
M . Tình huống này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?



A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính giáo dục của pháp luật.


D. Tính quy phạm phổ biến.


Câu 120: Sau khi thông tư về quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và quản lý giáo dục
các cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, ông X, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh T
đã có văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện nội dung thông tư trên. Việc làm của ông X thể
hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?


A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính quy phạm phổ biến.


D. Tính thực tiễn xã hội


ĐÁP ÁN


81C 82C 83A 84C 85A 86B 87D 88D 89B 90D 91B 92A 93A 94B 95B 96D 97A 98D 99C
100C


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

3. Đề số 3



Hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu.


Câu 01: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản
xuất?



A. Sức lao động. B. Đối tượng lao động. C. Tư liệu lao động. D. Máy móc hiện đại.


Câu 02: Dựa vào quyền tự do kinh doanh, em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mọi cơng dân đều có quyền kinh doanh.


B. Chỉ có những người có tiền mới có quyền kinh doanh.
C. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên mới có quyền kinh doanh.
D. Tất cả mọi người đều có quyền kinh doanh.


Câu 03: Những hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống
và trở thành hành vi hợp pháp của công dân thuộc nội dung nào dưới đây ?


A. Xây dựng pháp luật. B. Ban hành pháp luật.
C. Phổ biến pháp luật. D. Thực hiện pháp luật.


Câu 04: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật ?
A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.


B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.


C. Bạn C mượn sách của bạn A nhưng khơng giữ gìn, bảo quản.
D. Anh K lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.


Câu 05: Khi cầu tăng lên, sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào
trong quan hệ cung - cầu?


A. Thị trường chi phối cung - cầu. B. Cung - cầu tác động lẫn nhau.


C. Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả. D. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu.
Câu 06: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?



A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. B. Mọi nền sản xuất.
C. Nền sản xuất hàng hóa. D. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.


Câu 07: Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện
bằng quyền lực


nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quy định. B. Quy tắc. C. Pháp luật. D. Quy chế.


Câu 08: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ
chức cá nhân có thẩm quyền


A. điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
B. hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
C. xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
D. thay đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
Câu 09: Hàng hóa có hai thuộc tính là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

C. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. D. Giá cả và giá trị sử dụng.
Câu 10: Đâu là hành vi xâm phạm về chổ ở của công dân?
A. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.


B. Tự ý vào nhà người khác lục soát đồ đạc.
C. Vào nhà hàng xóm để giúp họ chữa cháy.


D. Khám nhà dân khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.


Câu 11: Mọi cơng dân khơng bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và
chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là thuộc nội dung nào dưới đây?



A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Bình đẳng về quyền con người. D. Bình đẳng trước pháp luật.


Câu 12: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ điều gì?
A. Quyền, lợi ích hợp pháp của mình. B. Quyền và nghĩa vụ của mình.
C. Các quyền của mình. D. Lợi ích kinh tế của mình.


Câu 13: Ơng A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc
hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Giáo dục. B. Chính trị. C. Kinh tế. D. Văn hóa.


Câu 14: Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành khái niệm Bị can được hiểu là
A. người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.


B. người bị tạm giam, tạm giữ về tội cố ý đánh người gây thương tích.
C. người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn.


D. người bị khởi tố hình sự theo quy định khởi tố bị can của Viện kiểm sát.


Câu 15: Nghi ngờ B lấy trộm xe máy, A đã báo công an xã sự việc trên. Công an xã lập tức đến
nhà bắt B về trụ sở công an. Việc công an bắt B đã vi phạm quyền nào sau đây?


A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.


C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
D. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.


Câu 16: Phát hiện hành vi nhận hối lộ của một cán bộ phịng tài chính huyện N, bà M muốn gửi


đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy bà M phải gửi đơn đến cơ quan nào dưới đây cho
đúng luật?


A. Viện kiểm sát nhân dân huyện N. B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện N.
C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. D. Cơ quan Cơng an bất kì.


Câu 17: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa
để thu được


nhiều lợi nhuận thuộc nội dung nào dưới đây?


A. Đấu tranh. B. Sản xuất. C. Kinh doanh. D. Cạnh tranh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế... không nên bắt
người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bác Hồ thể hiện điều gì dưới đây
A. Không ai được ưu tiên. B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm.


C. Cơng dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Không nên làm phiền người khác.
Câu 19: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?


A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
B. Thời gian trung bình để sản xuất ra hàng hóa.
C. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa.


D. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.


Câu 20: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện pháp luật khác với
các hình thức còn lại ?


A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.


Câu 21: Pháp luật nước ta quy định quyền bình đẳng trong hơn nhân tạo cơ sở để vợ, chồng
cũng cố tình yêu đảm bảo sự bền vững hạnh phúc gia đình. Khẳng định này muốn nói lên
A. ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.


B. vai trị trong quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
C. trách nhiệm của luật hơn nhân và gia đình.


D. nội dung của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.
Câu 22: Hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau là vì?


A. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng. B. Chúng đều là sản phẩm của lao động.
C. Chúng có giá trị bằng nhau. D. Chúng có giá trị sử dụng giống nhau.


Câu 23: Để có tiền tiêu, H (năm nay 14 tuổi) đã xin vào làm nhân viên ở quán karaoke. Nếu là
bạn của H, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Báo cơng an vì chủ qn sử dụng người lao động trái pháp luật.


B. Khuyên bạn nên bỏ cơng việc này vì trái với quy định của luật lao động.
C. Coi như không biết để bạn có thể tự tin làm việc.


D. Đồng ý với bạn và xin vào làm cùng.


Câu 24: Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400.000 đồng. Cho
rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng
pháp luật ?


A. Tố cáo đến thủ trưởng đơn vị người Cảnh sát đã phạt mình.
B. Đăng bài lên Facebook nói xấu người Cảnh sát này.


C. Khiếu nại đến Giám đốc công an tỉnh.



D. Khiếu nại đến người Cảnh sát giao thơng đã xử phạt mình.


Câu 25: Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường
hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Câu 26: Đang truy đuổi hai đối tượng trộm cắp tài sản, đến cụm dân cư thì khơng thấy hai đối
tượng nên ơng H và ông X định vào một nhà vắng chủ gần đấy để khám xét. Nếu là cháu của
hai ông, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?


A. Cùng hai ông vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.


B. Nói với hai ơng hãy chờ chủ nhà về cho phép vào khám xét.
C. Nói với hai ơng hãy dừng lại vì các ơng khơng có quyền bắt trộm.


D. Nói với hai ơng khơng được vì vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác
và đến trình báo với cơ quan cơng an.


Câu 27: Gia đình ơng T ngăn cản việc con trai mình kết hơn với chị H vì lí do hai người không
cùng đạo và khác nhau về dân tộc. Vậy trong trường hợp này, gia đình ơng T đã khơng thực
hiện quyền bình đẳng giữa các


A. tơn giáo, vùng miền. B. dân tộc, tín ngưỡng.
C. dân tộc, tơn giáo. D. tơn giáo, tín ngưỡng.


Câu 28: Công ty A và công ty B cùng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong
sản xuất kinh doanh nên đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây
của pháp luật?


A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính bắt buộc cưỡng chế.



C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.


Câu 29: Vợ chồng chủ quán phở X đã thường xuyên đánh đập em T là người giúp việc cho gia
đình quán phở X. Kết quả giám định thương tích của T cho thấy, tỉ lệ thương tật của em lên
đến 11%. Vợ chồng quán phở X đã vi phạm quyền nào sau đây?


A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân
thể.


Câu 30: A và B là bạn học đại học với nhau, cùng xin vào công ty X, nhưng công ty chỉ tuyển
dụng một người. Sau khi cân nhắc hội đồng tuyển dụng công ty X đã tuyển A vì là nữ. Trong
trường hợp trên cơng ty X đã


A. thực hiện quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
B. thực hiện quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.


C. thực hiện quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
D. vi phạm quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.


Câu 31: Anh P và chị H thưa chuyện với hai gia đình để được kết hơn với nhau, nhưng bố mẹ
anh P là ông Q và bà G đã không đồng ý và ra sức ngăn cản vì lí do chị H là người theo đạo.
Cho nên chị H đã nhờ bố mẹ mình là ơng U và bà T can thiệp để hai người được kết hôn. Sau
khi ơng bà U thuyết phục khơng xong, đã có những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ đến ông bà Q.
Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo?


A. Ơng Q và bà G. B. Mình ơng Q. C. Ơng U và bà T. D. Bố mẹ P và bố mẹ H.


Câu 32: Ủy ban nhân dân xã đồng ý cho công ty A đặt cơ sở sản xuất trên địa bàn của thôn M.


Chất thải của công ty A đã gây ra mùi hôi thối khiến người dân sinh sống ở thơn M rất khó chịu.
Thơn M đã họp lấy ý kiến của dân về việc này. Nếu là người dân ở thôn M, em sẽ đồng ý với ý
kiến nào dưới đây?


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

B. Viết đơn tố cáo gửi lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.


C. Tập hợp mọi người đến công ty A yêu cầu công ty này dừng hoạt động.


D. Viết đơn khiếu nại đề nghị chính quyền xã xem xét lại nghĩa vụ của công ty A được quy định
trong quyết định cấp phép của mình.


Câu 33: Chất thải của công ty X và công ty Y cùng gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng
đến đời sống của người dân ở gần đó, điều này được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Nhưng ông M là chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện do đã được công ty X mua chuộc nên ông
bảo vệ cho công ty X và cho rằng chỉ có cơng ty Y mới xả chất thải ra mơi trường. Bất bình
trước việc làm của ơng chủ tịch huyện, ông H và K là đại diện cho người dân đã viết đơn khiếu
kiện gửi đến tòa án. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh
doanh?


A. Ơng M và công ty X. B. Công ty X và Y. C. Ông H và ông K. D. Ông M.


Câu 34: Để huy động làm con đường liên thôn, ông N trưởng thơn đã u cầu mỗi hộ gia đình
trong thơn đóng góp mỗi khẩu 200 ngàn đồng, khi có thông báo yêu cầu nộp tiền ông D đã
không đồng ý và đã lên UBND xã tìm gặp Chủ tịch xã địi được giải trình, Ơng Q là Chủ tịch xã
đã khơng tiếp vì cho rằng đó là việc của thơn thì về thơn giải quyết. Những ai dưới đây đã vi
phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?


A. Ơng N và ơng Q. B. Ơng N, ơng Q và ơng D .
C. Ông N. D. Ông Q.



Câu 35: Bà H dựng xe máy ở vỉa hè nhưng quên không mang túi xách vào nhà nên đã bị mất.
Quay trở ra khơng thấy túi xách bà H hốt hoảng vì trong túi có hơn 10 triệu đồng và một chiếc
điện thoại di động. Bà H nghi ngờ em T lấy trộm, vì lúc ấy T đang chơi gần đó. Bà H đã gọi anh
N con trai và chồng bà là ơng M đến để lục sốt nhà T, mặc dù T không đồng ý nhưng bà H và
anh N cứ thế xông vào nhà. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của
công dân?


A. Bà H. B. Bà H và anh N. C. Bà H, anh N và Ông M. D. Bà H và ông M.


Câu 36: Chị H và anh T yêu nhau đã được hai năm nay và hai người bàn chuyện kết hôn với
nhau. Thế nhưng, bố của chị H thì lại muốn chị kết hơn với anh N là người cùng xóm vì anh N
có điều kiện tốt hơn anh T, nên ông đã kiên quyết phản đối việc này. Không những thế bố của
chị H còn nhờ M, K là anh trai của chị H, đến dọa dẫm anh T và yêu cầu anh T phải chấm dứt
tình yêu với chị H. Trong trường hợp này theo em chị H phải làm gì?


A. Khóc lóc và địi cưới bằng được.


B. Chị H căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình để thuyết phục bố.
C. Chấm dứt tình yêu với Anh T.


D. Cùng Anh T bỏ trốn.


Câu 37: Anh A đi xe máy trên đường phố bị một cành cây rơi xuống làm anh A không tự chủ
được tay lái, nên cả người và xe văng trên đường. Anh B đi sau một đoạn đâm vào xe máy của
anh A làm xe máy của B hư hại một số bộ phận và bản thân B bị thương nhẹ. B đòi A bồi
thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản. A khơng chịu bồi thường vì cho rằng việc B bị thương
và xe bị hư hại là không phải do mình mà do cành cây gây ra. B đã gọi anh K và anh S đến
đánh anh A và lấy xe máy của anh A về nhà, rồi yêu cầu anh A mang tiền đến đền bù mới trả
xe. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?



A. Anh A . B. Anh S và anh K.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Câu 38: Ơng H cho ơng G vay một khoản tiền, việc vay trên đã được ông G viết giấy biên nhận,
trong đó có ngày hẹn sẽ trả. Đúng đến ngày hẹn, ông H đến nhà ông G đề nghị trả số tiền này,
nhưng ông G khơng trả với lí do chưa có và hẹn ngày khác, hai ông đã cự cãi và dẫn đến xô
xát. Thấy thế T và Q là con trai của ông G đã xông vào đánh ông H bị trọng thương trên 11%.
Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật dân sự?


A. Ông H. B. Ông G, anh T và anh Q.


C. Ơng H, ơng B, anh T và anh Q. D. Ông G.


Câu 39: Do nghi ngờ H là học sinh lớp 10 lấy cắp xe đạp của con mình nên anh K là công an
xã đã bắt H về trụ sở, nhốt vào phòng làm việc cả ngày và mắng nhiếc, dọa dẫm, ép em phải
nhận tội. Thực ra chiếc xe đó đã bị bạn N trong lớp mượn đi mà không báo. Cuối ngày, sau khi
chiếc xe đã được trả lại, anh K mới thả cho H về nhà trong trạng thái tinh thần hoảng loạn. Mẹ
em H do bị anh K khống chế, dọa dẫm nên khơng dám nói với ai. Những ai dưới đây cần bị tố
cáo?


A. Anh K và mẹ em H. B. Anh K.


C. Anh K và bạn N. D. Anh K, bạn N và mẹ em H.


Câu 40: Bạn M và bạn X học cùng lớp với nhau. Biết X có tình cảm với T, nên M đã tìm mọi
cách để cản trở tình cảm của X và T. Một hơm đến nhà X chơi, M nhìn thấy thư của T gửi cho
X, M đã lén đọc thư rồi kể lại cho N là bạn thân, N đã tung tin nội dung bức thư lên mạng xã
hội. Những ai sau đây vi phạm quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?


A. Bạn N. B. Bạn M, N và T. C. Bạn M và N. D. Bạn M.
ĐÁP ÁN



1A 2A 3D 4A 5B 6C 7C 8C 9B 10B 11D 12A 13B 14D 15A 16B 17D 18C 19D 20B
21A 22C 23B 24D 25C 26D 27C 28D 29C 30A 31A 32D 33A 34A 35B 36B 37C 38D 39B 40C

4. Đề số 4



Câu 1: Dân tộc trong khái niệm “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc” được hiểu là
A. các dân tộc trong cùng một khu vực.


B. một bộ phận dân cư của quốc gia.
C. các dân tộc thiểu số.


D. các dân tộc thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới.


Câu 2: Được tham gia ứng cử, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp là của
công dân dân tộcnào trong cộng động các dân tộc Việt Nam?


A. Của công dân tất cả các dân tộc.
B. Của công dân dân tộc kinh.


C. Của công dân các dân tộc sống ở vùng đồng bằng.
D. Của tất cả cơng dân các dân tộc ít người.


Câu 3: Bình đẳng giữa các tơn giáo được hiểu là


A. các tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được tự do hoạt động tôn giáo.
B. người đã theo tơn giáo này thì khơng được theo tơn giáo khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

D. các tôn giáo được Nhà nước cơng nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động
tôn giáo theo quy định của pháp luật.



Câu 4: Anh A và chị B dự định kết hơn nhưng cịn do dự vì chị B khơng theo đạo Thiên chúa
như anhA. Bố mẹ anh A nhận được nhiều ý kiến góp ý và chưa biết chọn cách nào cho đúng
pháp luật, nhờ em chọn giúp?


A. Sau khi kết hôn chị B phải theo đạo cùng chồng.
B. Đồng ý cho đôi trẻ cưới nhau dù không cùng đạo.
C. Trước khi kết hôn chị B phải xin theo đạo.


D. Chị B phải học giáo lí cho hiểu biết, có thể khơng theo đạo.


Câu 5: Người vi phạm pháp luật có nghĩa là đã xâm hại đến các quan hệ xã hội
A. được Nhà nước công nhận.


B. được Quốc hội công nhận.
C. được pháp luật bảo vệ.
D. được mọi người công nhận.


Câu 6: Anh M khiếu nại quyết định hành chính của thủ trưởng cơ quan, trong thời gian chờ giải
quyết, anh M phải xử sự như thế nào cho đúng pháp luật?


A. Không chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.
B. Được hỗn chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.
C. Phải chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.


D. Được nghỉ ngơi để chờ quyết định giải quyết của thủ trưởng.
Câu 7: Văn bản nào sau đây khôngphải là văn bản pháp luật?
A. Luật dân sự.


B. Hiến pháp.
C. Luật hành chính.


D. Hương ước.


Câu 8: Pháp luật chỉ thực sự đi vào cuộc sống nếu mỗi cá nhân,tổ chức khi tham gia vào các
quan hệ xã hội đều lựa chọn cách xử sự phù hợp với


A. lợi ích của cá nhân.
B. lợi ích chung của xã hội.
C. quyền hợp pháp của cá nhân.
D. quy định của pháp luật


Câu 9: Câu nói nào sau đây phản ánh khơng đúng trách nhiệm của cơng dân có tín ngưỡng,
tơn giáo đối với đạo pháp và đất nước?


A.Kính chúa yêu nước.


B.Mái chùa che chở hồn dân tộc.
C.Buôn thần bán thánh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Câu 10: Bà Xơn xông vào nhà K để lấy lại số tiền mà nó đã trộm của bà. Thấy vậy bố K ngăn
bà Xơn lại và đuổi ra. Trong tình huống này người vi phạm pháp luật là


A: thanh niên K.


B: thanh niên K và bà Xơn.
C: thanh niên K và bố anh ấy.


D: thanh niên K, bố anh ấy và bà Xơn.


Câu 11: Cho một số quan điểm về vấn đề cơng dân bình đẳng trước pháp luật:
1. Mọi người có nghĩa vụ tơn trọng quyền của người khác.



2. Cơng dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
3. Người nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, cũng bị xử lí kỉ luật.
4.Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
5. Cơng dân thuộc dân tộc thiểu số được tạo nhiều cơ hội hơn trong giáo dục.
Số quan điểm sai là


A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.


Câu 12: Anh H mua nhà ở không hỏi ý kiến của vợ. Việc làm của anh H là vi phạm quyền bình
đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ


A. tình cảm gia đình.
B. văn hóa gia đình.
C. nhân thân và tài sản.
D. tài sản gia đình.


Câu 13: Hai nhà liền vách nhưng khi phá nhà cũ, xây nhà mới anh Đại khơng nói với chị Hoa,
hậu quả tường vách nhà chị Hoa nứt toác. Chị Hoa gặp anh Đại trao đổi về việc xử lí hậu quả.
Anh Đại từ chối vì anh chỉ xây trên đất nhà mình và cho rằng chị Hoa lấy cớ để ăn vạ. Theo
em, trường hợp trên


A. anh Đại khơng vi phạm pháp luật vì khơng xây lấn sang nhà chị Hoa.
B. anh Đại vi phạm pháp luật dân sự về tài sản.


C. anh Đại vi phạm pháp luật dân sự về quyền nhân thân.
D. anh Đại vi phạm pháp luật dân sự.



Câu 14: Trong số người vượt đèn đỏ có cả anh H – con trai chủ tịch tỉnh. Cảnh sát giao thông
D vẫn xử phạt H như những người vi phạm khác. Hành vi của cảnh sát D là phù hợp với nội
dung cơng dân bình đẳng


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Câu 15: Không thi đại học như các bạn, Hùng đăng ký xét tuyển vào trường cao đẳng nghề.
Việc làm của Hùng thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?


A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.


Câu 16: Tự tiện khám chổ ở của công dân là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.


B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.


C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
Câu 17: Một trong những biểu hiện của quyền tự do ngôn luận là
A. lên mạng xã hội viết bất cứ điều gì mình muốn.


B. đăng kí quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp.
C. quyền bảo hộ tác giả đối với tác phẩm.


D. viết bài gửi đăng báo góp ý cho cơ quan nhà nước


Câu 18: Nộp phiếu khám từ lúc 8h30’ sáng, ngồi trong phòng chờ của Bệnh viện hút hết điếu
thuốc thứ ba anh D vẫn chưa thấy gọi tên mình. Nhìn qua kẽ hở phòng khám thấy bác sĩ N và y


tá C đang mãi nói chuyện riêng. Bực mình,anh D lấy điện thoại quay clíp. Bác sĩ N phát hiện,
nhanh chóng dật máy điện thoại và xóa đoạn clíp anh D vừa quay. Theo em, trong trường hợp
này người vi phạm pháp luật là


A. bác sĩ N và anh D.


B. bác sĩ N, y tá C và anh D.
C. anhD.


D. bác sĩ N.


Câu 19: Cơng dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, điều này muốn nói đến quyền


A. tự do ngôn luận.
B. sáng tạo.


C. dân chủ của nhân dân.
D. phát triển.


Câu 20: Nơi cư trú của vợ chồng là do


A. cha mẹ của hai bên vợ chồng thỏa thuận quyết định.
B. vợ quyết định vì vợ là chủ gia đình.


C. vợ chồng bàn bạc quyết định.


D. chồng quyết định vì thuyền theo lái, gái theo chồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

B. Tự giác, trách nhiệm và tận tụy.


C. Chủ động, quyết đốn và tích cực.
D. Cơng bằng, dân chủ, uy tín.


Câu 22: Biểu hiện nào sau đây khơng phải là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.


B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
D. Bình đẳng giữa ơng chủ và người làm thuê.


Câu 23: Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái
pháp luật là một trong những mục đích của


A. hành vi trái pháp luật.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vu pháp lí.
D. thực hiện pháp luật.


Câu 24: Biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào là
A. sự phát triển của xã hội.


B. phong tục tập quán.
C. bản chất giai cấp.
D. tính thống nhất cao.


Câu 25: Để bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật đã trở thành
A. điều kiện phổ biến.


B. phương tiện duy nhất.
C. phương tiện phổ biến.


D. phương tiện đặc thù.


Câu 26: Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng
A. tính tự giác của người dân.


B. quyền lực nhà nước.
C. quyền lực của Quốc hội.


D. sức mạnh của giai cấp cầm quyền.


Câu 27: Tham gia thảo luận, góp ý sửa đổi bổ sung Hiến pháp 2013, là việc thực hiện quyền
tham gia quản lí nhà nước ở phạm vi


A. cả nước


B. tổ chức, đơn vị.
C. cơ quan, đơn vị.
D. địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

B. giai cấp nông dân.
C. nhân dân


D. xã hội.


Câu 29: Vì mâu thuẫn với nhau, Hùng đã tung tin nói xấu Hà trên mạng xã hội. Hành vi này của
Hùng vi phạm quyền nào dưới đây của cơng dân?


A. Quyền được bảo đảm an tồn bí mật thư tín, điện thoại.
B. Quyền bí mật về đời tư.



C. Quyền được bảo đảm an toàn trên các trang mạng xã hội.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm


Câu 30: Thấy điện thoại của A có tin nhắn, B đã tự ý mở ra xem. Hành vi của B đã xâm phạm
quyền nào dưới đây?


A. Quyền tự do ngôn luận.


B. Quyền được pháp luật bảo đảm an tồn và bí mật thư tín, điện thoại của cơng dân.
C. Quyền tự do dân chủ của công dân.


D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.


Câu 31: Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì
A. sự phát triển của xã hội.


B. lợi ích giai cấp cầm quyền.
C. sự phát triển của nhân dân.
D. lợi ích của nhà nước.


Câu 32: Quyền bầu cử và ứng cử là


A. Quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội.
B. Quyền dân chủ cơ bản của cơng dân trong lĩnh vực chính trị
C. Quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực dân sự.


D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.


Câu 33: Trường hợp nào sau đây, thể hiện đúng quyến tố cáo của công dân?
A. Lao động nam tố cáo bị chủ doanh nghiệp vô cớ cho nghỉ việc.



B. Lao động nữ tố cáo chủ doanh nghiệp trả lương thấp hơn lao động nam.
C. Lao đông nữ tố cáo chủ doanh nghiệp vơ cớ đánh đập gây thương tích.
D. Lao động nam tố cáo chủ doanh nghiệp ưu tiên lao động nữ.


Câu 34: Anh A phát hiện lãnh đạo cơ quan đã tham nhũng. Anh băn khoăn không biết nên làm
gì cho đúng, có nhiều người góp ý cho anh. Em hãy chọn giúp?


A. Sử dụng quyền khiếu nại


B. Nói cho mọi người trong cơ quan đều biết.
C. Né tránh sự việc vì khơng liên quan đến mình.
D. Sử dụng quyền tố cáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

A. tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
B. tự chủ đăng kí kinh doanh.


C. chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
D. tự do cạnh tranh lành mạnh .


Câu 36: “Công dân có quyền tự do ngơn luận” là quy định thể hiện đặc trưng
A.tính quyền lực bắt buộc chung.


B.tính chặt chẽ về hình thức.
C.tính quy phạm phổ biến.
D.tính tập trung, thống nhất.


Câu 37: Bản Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới nhất hiện nay là
A.Hiến pháp 2015.



B.Hiến pháp 2014.
C.Hiến pháp 2013.
D.Hiến pháp 1992.


Câu 38: Chỉ có một suất học bổng du học, nhưng trong quá trình xét tuyển sinh viên Hằng và
Tuấn đều đủ tiêu chuẩn như nhau. Để bảo đảm sự công bằng nhà trường đã


A. chọn Tuấn vì sinh viên nam thường thành đạt hơn sinh viên nữ.


B. cho hai sinh viên làm thêm một số bài tập như nhau, rồi chọn người làm tốt hơn.
C. không chọn hai em này nữa và ra các tiêu chí mới để chọn những sinh viên khác.
D. chọn Hằng vì em này có khả năng sẽ quay về trường cơng tác sau du học.


Câu 39: Việc thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức đã làm cho những quy định của
pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những


A. hành vi hợp pháp.
B. hành vi đạo đức.
C. hành vi mẫu mực.
D. chuẩn mực xã hội.


Câu 40: A thường xuyên đi làm muộn, trưởng phòng B nhắc nhở, A tự ái, to tiếng với B, rồi A
nhảy vào đánh B gây thương tích (tỉ lệ thương tật 11%). Theo em trong tình huống trên A đã vi
phạm pháp luật nào sau đây?


A. Dân sự và hình sự.
B. Kỉ luật và hình sự.
C.Kỉ luật và dân sự.
D. Hành chính và hình sự.



ĐÁP ÁN


1 B 2 A 3 D 4 B 5 C 6 C 7 D 8 D 9 C 10 B 11 B 12 C 13 D 14 B 15 A 16 A 17 D 18 B 19 A 20
C


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

5. Đề số 5



Câu 1: Khi thuê nhà của bà T với mục đích để ở, chị L đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý
kiến của bà T. Hành vi này của chị L là hành vi vi phạm


A. Dân sự. B. Hình sự C. Hành chính D. Kỉ luật.


Câu 2: Trong các hành vi sau đây hành vi nào vi phạm pháp luật về mặt hành chính
A. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước.


B. Đánh người gây thương tích 11%.


C. Phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn chết người.
D. Tháo trộm các ốc vít trên đường ray xe lửa.


Câu 3: H và M (17 tuổi) đi xe máy lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em
A và B bị xử lí như thế nào


A. Cảnh cáo, tạm giữ xe. B. Cảnh cáo.


C. Cảnh cáo, phạt tiền. D. Phạt tiền, tạm giữ xe.


Câu 4: Việc kết hôn phải được đăng ký với cơ quan nào
A. UBND cấp xã, phường (huyện) của 1 trong 2 bên nam, nữ
B. Thôn, bản, khối phố



C. Nhà thờ.


D. UBND cấp huyện của 1 trong 2 bên nam, nữ


Câu 5: Chia các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí căn cứ vào
A. các lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật.


B. địa vị, thành phần và học vấn xã hội của người vi phạm.


C. đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm.
D. dấu hiệu vi phạm pháp luật, năng lực trách nhiệm pháp lí.


Câu 6: Theo Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đối với cơng
dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học là


A. Từ 18 đến 27 tuổi.


B. Từ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
C. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
D. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.


Câu 7: Nhận định nào không đúng về Quyền tự do kinh doanhtheo quy định của pháp luật của
công dân


A. Cơng dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào.


B. Mọi cơng dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
C. Cơng dân có quyền quyết định quy mơ và hình thức kinh doanh.
D. Công dân phải đảm bảo vốn lớn hơn vốn lưu động



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

B. Anh A và chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.


C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
D. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.


Câu 9: Luật Lao động quy định độ tuổi tối thiểu để tham gia quan hệ lao động
A. Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên.


B. Cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Cá nhân từ 16 tuổi trở lên.
D. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên.


Câu 10: Anh Tuấn săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trong trường hợp này anh Tuấn
A. không thi hành pháp luật.


B. không tuân thủ pháp luật.
C. không sử dụng pháp luật.
D. không áp dụng pháp luật.


Câu 11: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của
A. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.


B. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.
C. công dân từ 20 tuổi trở lên.
D. mọi công dân Việt Nam.


Câu 12: Hành khách A đã thực hiện mua vé và thực hiện nghiêm túc mọi quy định của hãng
hàng không X, khi gần cất cánh hãng hàng khơng có đưa ra đề nghị hành khách A dời máy bay
và đợi chuyến sau(có đền bù bằng tiền mặt) nhưng hành khách không thể đáp ứng đề nghị của


hãng hàng khơng X, vì thế hành khách A đã bị đánh ngay trên máy bay. Theo điều 20 Hiến
Pháp 2013 của Việt Nam, hành khách A đã bị xâm hại đến quyền nào của công dân


A. Quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể


D. Quyền bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín


Câu 13: Hưng 15 tuổi bị bắt quả tang khi đang sản xuất rượu giả. Số lượng rượu giả do Hưng
sản xuất nếu đem ra thị trường bán bằng với giá rượu thật có giá trị khoảng 1 triệu đồng. Đây
là lần đầu tiên Hưng vi phạm và bị bắt quả tang. Trong trường hợp này Hưng phải chịu trách
nhiệm


A. hành chính. B. hình sự. C. kỉ luật. D. dân sự.


Câu 14: Chọn câu trả lời đúng nhất cho tình huống sau


Người nào tuy có điều kiện mà khơng cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì


A. vi phạm hình sự. B. bị xã hội lên án.
C. vi phạm đạo đức. D. vi phạm hành chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

C. Bộ Công an D. Bộ tư pháp


Câu 16: "Công dân có quyền theo dõi hoạt động của các cơ quan nhà nước và đưa ra quan
điểm của mình về những vấn đề mình quan tâm" là một nội dung thuộc


A. Quyền tự do giám sát


B. Quyền tự do ngơn luận
C. Quyền tự do tín ngưỡng
D. Quyền tự do tư tưởng


Câu 17: Nhà nước sử dụng các cơng cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh
doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
A. Tín dụng B. Lãi suất ngân hàng


C. Thuế D. Tỉ giá ngoại tệ


Câu 18: Theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình, độ tuổi kết hôn là
A. Nam đủ 22 tuổi, nữ đủ 20 tuổi trở lên


B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
C. Nam đủ 20 tuổi, nữ 18 tuổi.


D. Nam và nữ 18 tuổi.


Câu 19: Chị M sau khi nghỉ sinh con thì cơng ty X nơi chị làm việc đã buộc chị thôi việc,chị B
cần căn cứ vào quyền nào để bảo vệ mình?


A. Quyền khiếu nại B. Quyền nhân thân
C. Quyền bình đẳng D. Quyền tố cáo


Câu 20: Nhận định nào không đúng về nội dung cơng dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
A. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật


B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật
C. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định



D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì khơng phải chịu trách
nhiệm pháp lý


Câu 21: Bầu cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. chính trị. B. quản lí. C. văn hóa. D. Kinh tế


Câu 22: Cơng dân có quyền tố cáo về


A. Mọi hành vi tham nhũng xâm phạm tài sản của nhà nước
B. Mọi hành vi tham nhũng xâm phạm tài sản của quốc gia
C. Mọi hành vi tham nhũng xâm phạm tài sản của công dân


D. Mọi hành vi tham nhũng xâm phạm tài sản của nhà nước và công dân


Câu 23: Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người từ đủ
A. 14 tuổi trở lên. B. 15 tuổi trở lên.


C. 18 tuổi trở lên. D. 16 tuổi trở lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

A. quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tình cảm.
B. quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản chung.
C. quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.
D. quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản riêng.


Câu 25: Giáo viên và học sinh không thực hiện những hành vi, việc làm bị Luật giáo dục cấm là
hình thức


A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.


D. Thi hành pháp luật.


Câu 26: Đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện vai trò quản lý xã hội hiệu quả nhất của pháp
luật là


A. Tính hiện đại. B. Tính cơ bản.


C. Tính quyền lực, bắt buộc chung D. Tính truyền thống.


Câu 27: Những sản phẩm sáng chế (máy móc, cơng cụ lao động) của công dân được pháp
luật bảo hộ là nội dung của quyền


A. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
B. Tất cả các phương án trên.


C. Quyền được tự do thông tin.
D. Quyền sở hữu cơng nghiệp.


Câu 28: Tịa án xét xử các vụ án tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn không phụthuộc vào
địa vị, thành phần xã hội. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của cơng dân


A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về quyền lao động.


C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng về vai trị trong xã hội.


Câu 29: Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nhiều nữ
sinh đánh bạn học, làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lí của người bị hại là vi phạm nội
dung của



A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân


B. quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân
C. quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân


D. quyền được pháp luật bảo đảm về tính mạng, danh dự và nhân phẩm của cơng dân


Câu 30: Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của
H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào?


A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền tự do dân chủ của công dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 31: Hiếp dâm trẻ em là hành vi vi phạm
A. Hình sự. B. Hành chính.


C. Dân sự. D. Kỷ luật.


Câu 32: Phát hiện học sinh D có năng khiếu trong mơn bóng rổ thầy P đã kiến nghị với nhà
trường cho D tham gia các hội thi TDTT, thầy P đã tạo điều kiện cho D thực hiện quyền nào
dưới đây


A. Quyền tác giả


B. Quyền được tham gia.
C. Quyền được sáng tạo
D. Quyền được phát triển..



Câu 33: Tự ý vào nhà người khác khi không được người đó cho phép là vi phạm quyền nào
dưới đây của công dân


A. Bảo mật nơi cư trú hợp pháp.
B. Được bảo hộ về tài sản riêng.
C. Khai báo tạm trú, tạm vắng.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.


Câu 34: Cùng một thời điểm, cơng dân học tập ở nhiều hình thức khác nhau, ở các loại trường
khác nhau là thể hiện


A. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
B. quyền học không hạn chế.


C. Quyền học bất cứ ngành nghề nào
D. Quyền học thường xuyên, học suốt đời


Câu 35: Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân được qui định trong
A. Luật hơn nhân - gia đình B. Luật hành chính


C. Hiến pháp D. Luật dân sự


Câu 36: Người từ đủ bao nhiêu tuổi có quyền đăng ký học và cấp giấy phép lái xe hạng A1
A. Từ đủ 20 tuổi trở lên B. Từ đủ 16 tuổi trở lên


C. Từ đủ 18 tuổi trở lên D. Từ đủ 17 tuổi trở lên


Câu 37: Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa được xem là:
A. Điều kiện B. Động lực



C. Tiền đề D. Cơ sở


Câu 38: Vợ chồng anh H bắt con gái phải lấy chồng ngoại quốc với hy vọng cả gia đình sẽ
được định cư ở nước ngoài. Vợ chồng anh H đã vi phạm quyền bình đẳng trong nội dung nào
dưới đây


A. Quy trình hội nhập. B. Chiến lược đầu tư.
C. Hơn nhân, gia đình. D. Chính sách đối ngoại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

A. Tịch thu tang vật, phương tiện.
B. Cảnh cáo, phạt tiền.


C. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.
D. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.


Câu 40: Chị Minh bị bắt về tội vu khống và làm nhục người khác. Trong trường hợp này chị
Minh phải chịu trách nhiệm


A. dân sự. B. hình sự. C. kỉ luật. D. hành chính.
ĐÁP ÁN
1, A


2, D
3, D
4, A


5, C
6, B
7, D
8, C



9, A
10, B
11, D
12, C


13, A
14, A
15, B
16, B


17, C
18, B
19, A
20, D


21, A
22, D
23, D
24, B


25, A
26, C
27, D
28, C


29, B
30, C
31, A
32, D



33, D
34, A
35, C
36, C


37, B
38, C
39, B
40, B


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng


minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều


năm kinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường
Đại học và các trường chuyên danh tiếng.


I. Luyện Thi Online


- Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh


tiếng xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý,


Hóa Học và Sinh Học.


- Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên


Toán các trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ



An và các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh


Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.


II. Khoá Học Nâng Cao và HSG


- Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chuyên dành cho các
em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học
tập ở trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.


- Bồi dưỡng HSG Tốn: Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ


Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê


Bá Khánh Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc


Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng đơi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.


III. Kênh học tập miễn phí


- HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp
12 tất cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm
mễn phí, kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập,
sửa đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, Ngữ
Văn, Tin Học và Tiếng Anh.


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai




Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%


Học Toán Online cùng Chuyên Gia


</div>

<!--links-->

×