Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

muïc luïc trang i – môû ñaàu 2 ii – thöïc traïng 2 iii – phöông phaùp toå chöùc höôùng daãn troø chôi cho hoïc sinh tieåu hoïc 3 1 choïn troø chôi vaø bieân soaïn thaønh giaùo aùn giaûng daïy 2 chuaå

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.86 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MUÏC LUÏC</b>



Trang
I – MỞ ĐẦU:...2
II – THỰC TRẠNG:...2
III – PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI


CHO HỌC SINH TIỂU HỌC:...3
1. Chọn trò chơi và biên soạn thành giáo án giảng dạy


2. Chuẩn bị địa điểm, phương tiện để tổ chức cho học sinh chơi.
3. Tổ chức đội hình cho học sinh chơi


4. Giới thiệu và giải thích trị chơi
5. Điều khiển trị chơi.


6. Đánh giá kết quả cuộc chơi


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Trường Tiểu Học Pró</b>



<b>GIẢI PHÁP HỮU ÍCH</b>



TỔ CHỨC TRỊ CHƠI VẬN ĐỘNG


CHO HỌC SINH TIỂU HỌC



<b>I</b>. <b>MỞ ĐẦU</b>:


Trong quá trình thực tế giảng dạy, cũng như trong khi tham gia các hoạt động
ngoại khố của học sinh tơi nhận thấy trị chơi vận động được sử dụng rất nhiều, nó
góp phần kích thích tinh thần, khả năng, sự tự tin cho các em học sinh. Trị chơi vận
động khơng đơn thuần là những trị chơi mà nó cịn có tác dụng giáo dục học sinh cả


về thể chất, tinh thần, tinh thần đồng đội … Để tổ chức có hiệu quả cao các trị chơi
vận động người giáo viên cần phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo cả về nội dung,
hình thức, thể thức, các vật dụng, các tình huống… có thể xảy ra trong khi tổ chức cho
các em vui chơi.


Vì lẽ đó tơi đã nghiên cứu, tìm tịi và có một số giải pháp áp dụng trong khi tổ
chức cho học sinh tiểu học chơi các trò chơi vận động.


<b>II. THỰC TRẠNG </b>


<b>1. Địa điểm: </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>2. Phương tiện: Được sự quan tâm của ngành nhà trường đã được cấp rất đầy</b>


đủ về dụng cụ, tranh ảnh. Các đồ dùng để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn thể
dục.


<b>3. Giáo viên:</b>

Nhà trường rất quân tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo
viên thực hiện các hoạt động ngoại khoá, các tiết học thể dục trong chương trình chính
khố.


- Giáo viên được đào tạo là giáo viên chuyên Toán – Thể Dục đã có nhiều năm
chun trách bộ mơn.


<b>4. Học sinh: Đa số học sinh của trường là học sinh con em đồng bào dân tộc ít</b>


người (chiếm 85 %).


- Các em học ở 4 điểm trường cách xa nhau nên việc giao tiếp sinh hoạt tập thể,
vui chơi gặp nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin của các em
trước đám động, rất nhiều học sinh khi được tập trung tổ chức các hoạt động, các trò
chơi vận động mang tính tập thể thì các em chưa mạnh dạn, không tự tin và không


phát huy được khả năng của mình.


<b>III. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN TRỊ CHƠI CHO HỌC SINH</b>
<b>TIỂU HỌC</b>.


Để tổ chức hướng dẫn trò chơi cho học sinh tiểu học có hiệu quả và an toàn giáo
viên cần chú ý thực hiện tốt các khâu sau đây:


- Chọn trò chơi biên soạn thành giáo án giảng.
- Chuẩn bị phương tiện và địa điểm tổ chức trị chơi.
- Tổ chức đội hình cho học sinh chơi.


- Giới thiệu và giải thích trị chơi.
- Điều khiển trò chơi.


- Đánh giá kết quả cuộc chơi.


1. Chọn trò chơi và biên soạn thành giáo án giảng dạy.


+ Để giảng dạy cho học sinh một trị chơi. Cơng việc đầu tiên của người giáo
viên là chọn trò chơi ( Trừ những trị chơi đã quy định trong chương trình). Muốn chọn
trò chơi đúng với yêu cầu cần xác định được mục đích, u cầu của trị chơi định
chọn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trong một buổi ngoại khố ở ngồi trời, giáo viên muốn có một hoạt động sơi
nổi, hấp dẫn có thể lối cuốn được tất cả các học sinh vào hoạt động thi đua giữa tổ
này với tổ khác. Như vậy là giáo viên đã xác định được mục đích u cầu để chọn trị
chơi. Trong trường hợp này giáo viên có thể chơi trị chơi: “Chạy tiếp sức”, hay
<i><b>“Chuyển đồ vật”, hoặc “Lò cò tiếp sức”…</b></i>



Khi chọn trị chơi giáo viên cần phải chú ý đến trình độ và sức khoẻ của học
sinh.


<i>Ví dụ:</i> Học sinh lớp 1 thì khả năng tiếp thu cũng như khả năng phối hợp vận động
và sức khỏe có hạn, do đó khơng thể chọn những trị chơi phức tạp hoặc địi hỏi sức
mạnh cao. Ngồi ra giáo viên cịn phải chú ý tới đặc điểm giới tính, địa điểm định tổ
chức cho học sinh chơi rộng hay hẹp, có đảm bảo an tồn khơng, phương tiện tổ chức
cho học sinh có đầy đủ để tổ chức được trị chơi hay khơng.


Sau khi đã chọn được trò chơi giáo viên biên soạn thành giáo án giảng dạy từng
bước cho học sinh, từ chỗ chưa biết, từ chỗ chỉ biết chơi cầm chừng, thụ động, đến biết
tham gia chơi một cách hoàn toàn chủ động và có thể sáng tạo được.


<i>Vi dụ: </i>Khi chọn trò chơi: “Mèo đuổi chuột” giáo án lúc đầu chỉ làm sao cho học
sinh biết cách chơi Chuột chạy đường nào thì Mèo chạy đường đó, giáo án sau nâng
lên học sinh biết đọc các câu đồng giao trước và trong khi chơi nhưng không qui định
Mèo cứ phải đuổi đúng đường Chuột chạy mà có thể đuổi đón đầu …


2. Chuẩn bị địa điểm, phương tiện để tổ chức cho học sinh;


Sau khi chọn được trò chơi, giáo viên nghiên cứu kỹ các qui tắc và luật lệ của trị
chơi – Sau đó soạn thành giáo án ở những mức độ khác nhau để dần dần tổ chức cho
các em chơi một cách thuần thục. Công việc đầu tiên lúc này là chuẩn bị phương tiện
và địa điểm tổ chức cho các em.


Về phương tiện phải phân chia ra những phương tiện nào mà giáo viên cần chuẩn
bị và phương tiện nào học sinh chuẩn bị.


<i>Ví dụ:</i> “Nhảy dây cá nhân” thì học sinh chuẩn bị dây.



Muốn vậy giáo viên phải nhắc nhở các em trong giờ học trước để các em chuẩn
bị, thậm chí ngày hơm sau đến giờ thể dục, thì hơm trước đó giáo viên nhắc lại một
lần để các em nhớ và chuẩn bị.


<b>Loại thứ nhất:</b> Là loại cần chuẩn bị trước khi đến giờ tổ chức cho học sinh chơi
ví dụ: Làm mơ hình, cờ, mua bóng …


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Về địa điểm, sau khi đã chọn địa điểm, giáo viên cho học sinh thu nhặt các vật
gây nguy hiểm như đá, cây … và phải quét dọn cho đảm bảo môi trường sư phạm.


3. Tổ chức đội hình cho học sinh chơi.


Tổ chức đội hình cho học sinh chơi được quy định trong một số nhiệm vụ sau:
- Tập hợp học sinh theo các đội hình khác nhau và ổn định tổ chức, phân chia
đội, (nêư trị chơi phải chia đội).


- Chọn vị trí đứng của giáo viên để giải thích và điều khiển trị chơi.


- Chọn đội trưởng cho từng đội hoặc những người tham gia dóng vai của trị chơi.
- Giáo viên có thể tổ chức trị chơi theo nhiều đội hình khác nhau: đội hình hàng
dọc, đội hình hàng ngang, đội hình 1 hay 2 vịng trịn… Ở mỗi đội hình như vậy, vị trí
đứng để giải thích và điều khiển trò chơi của giáo viên được khác nhau.


- Tuy nhiên có một nguyên tắc phải chú ý là làm sao học sinh nghe rõ được lời
nói của giáo viên, nhìn rõ được giáo viên làm mẫu, giáo viên phải quan sát được tồn
bộ học sinh và tiến trình cuộc chơi, nhưng không gây cản trở cuộc chơi của các em.


4. Giới thiệu và giải thích trị chơi:


Giới thiệu và giải thích trị chơi có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, phụ


thuộc vào tình hình thực tiễn và sự hiểu biết của đối tượng. Nếu các em chưa biết trị
chơi dó , thì cần giới thiệu và giải thích một cách tỉ mỉ, nhưng các em đã biết và nắm
vững trị chơi đó rồi thì cách giới thiệu và giải thích lại khác. Tuy vậy, thơng thường
khi giới thiệu là giải thích trị chơi nên tiến hành theo mấy bước sau.


- Gọi tên trò chơi và nêu luật lệ.
- Giải thích cách chơi


- u cầu về tổ chức kỹ thuật, đánh giá thắng bại là những yêu điểm cần chú ý
nhất.


Đối với học sinh tiểu học khi được tổ chức chơi các em thường muốn chơi ngay,
nhất là những trò chơi mà các em được biết. Sau khi giáo viên gọi tên trò chơi các em
đã biểu lộ tính chất như: reo hị, hưởng ứng hoặc khơng đồng ý trị chơi đó……dù ở
trong trường hợp nào các em cũng khơng thích giảng giải dài dịng. Vì vậy, khi giải
thích trị chơi, giáo viên nên nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, nhưng phải làm sao cho
tất cả học sinh nghe và nắm được cách chơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

như vậy các em mới thấy hào hứng, hăng hái, phát huy kết quả khả năng sức lực, trí
tuệ và óc sáng tạo của mình.


Giới thiệu và giải thích trị chơi hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý và khích lệ được
học sinh tham gia trị chơi một cách thật sự là nghệ thuật của người điều khiển. Vì
vậy, mỗi giáo viên cần tích luỹ kinh nghiệm và khơng nên coi thường khi giới thiệu
và giải thích trị chơi.


5. Điều khiển trò chơi:


Khi các em chính thức bước vào chơi là lúc người điều khiển phải đóng vai trị
như một trọng tài trong một trận thi đấu. Mọi tình huống như vi phạm luật, thống kê


điểm thắng thua của từng đội để rồi phân loại thắng – thua giải quyết các vấn đề kiện
cáo…..đều do người điều khiển quyết định.


Vì vậy, người điều khiển phải nắm vững tiến trình và theo dõi trò chơi thật chặt
chẽ.


Theo kinh nghiệm, khi cho học sinh chơi trị chơi mới thì thường cho các em chơi
thử 1 -2 lần, sau mỗi lần chơi thử, giáo viên cần nhận xét và bổ sung thêm những
điều về luật chơi để các em nắm vững luật sau đó mới tiến hành cho các em chơi
chính thức có thi đua.


Thơng thường người điều khiển phải làm một số công việc sau:
- Cho học sinh làm một số động tác khởi động


- Cho các em bắt đầu cuộc chơi.


- Theo dõi và nắm vững hoạt động của từng cá nhân hoặc tập thể học sinh tham
gia chơi.


- Điều chỉnh khối lượng vận động của trò chơi.
- Đề phòng chấn thương ở những chỗ cần thiết.


Khi điều khiển trị chơi, giáo viên có thể điều chỉnh khối lượng vận động cho các
em bằng những cách:


- Dùng tiếng vỗ tay, tiếng trống, tiếng reo hò để tăng nhịp điệu trò chơi.
- Rút ngắn hoặc tăng thời gian cuộc chơi.


- Thay đổi phạm vi hoạt động của trò chơi. (Rút ngắn hoặc tăng cự li, giảm hoặc
tăng trọng vật….)



- Thay đổi số lượng người chơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Nghĩ giải lao (nếu cần giảm khối lượng vận động)


Khi điều khiển trò chơi, giáo viên cần phải chú ý bảo hiểm cho học sinh và tìm
các biện pháp phịng ngừa chấn thương có thể xảy ra. Cần nhắc nhở và giáo dục ý
thức tổ chức kỷ luật vì đây là một trong những biện pháp phịng ngừa chấn thương có
hiệu quả nhất.


6 . Đánh giá kết quả cuộc chơi:


Sau mỗi lần hoặc một số lần cho học sinh chơi, giáo viên cần nhận xét – đánh
giá kết quả cuộc chơi. Để đánh giá đúng thực chất cuộc chơi, giáo viên phải thống kê
được những ưu điểm, khuyết điểm của từng đội.


Cụ thể:


- Về thời gian, đội nào hồn thành trước, nhiều hay ít người vi phạm luật lệ, đội
hình đội ngũ có trật tự khơng….


Dựa vào u cầu, nội quy chơi, kết quả chơi, giáo viên đánh giá cuộc chơi và
phân loại thắng thua thật công bằng, rõ ràng.


Giáo viên phải hết sức lưu ý vấn đề này, vì đơi khi có giáo viên nêu u cầu và
luật lệ chơi rất khắt khe nhưng khi đánh giá kết quả cuộc chơi lại đại khái khơng cơng
bằng, khơng chính xác, vì vậy đã làm cho học sinh mất phấn khởi, đôi khi các em
biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và khơng chấp nhận kết luận của người điều
khiển. Đây là những điều đã xảy ra khơng ít, ngay đến các trị chơi của người lớn như:
bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền……chúng ta cũng đã thấy nhiều hiện tượng như vậy. Và


như thế, tất nhiên kết quả cuộc chơi bị giảm đi nhiều, mất đi ý nghĩa giáo dục và đơi
khi dẫn đến sự hiềm khích, hiểu lầm…..


Có thể nói điều khiển tiến trình một cuộc chơi (nhất là với học sinh tiểu học, các
em hiếu động và mức độ hiểu biết cịn có hạn, sao cho sôi nổi, sinh động hấp dẫn, lôi
cuốn được học sinh tham gia chơi một cách lí thú đó là nghệ thuật của nhà sư phạm.
Có lẽ chỉ có lịng yêu trẻ, yêu nghề, sự ham học hỏi, nghiên cứu, sưu tầm tích luỹ kinh
nghiệm thì nghệ thuật đó mới ngày càng phong phú và hồn thiện.


<b>IV – KẾT LUẬN</b>:


Trong chương trình giáo dục thể chất ở trường tiểu học, trị chơi vận động có một
vị trí rất quan trọng và được sử dụng làm một nội dung học tập. Đồng thời là phương
pháp, phương tiện rèn luyện sức khoẻ và giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả
cao, được trẻ rất ưa thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Trị chơi phải mang ý nghĩa giáo dục đạo đức, rèn luyện thể chất.


- Phải chọn những trị chơi sao có thể tổ chức được nhiều học sinh tham gia cùng
một lúc để có được một lượng vận động nhất định là điều kiện để bảo vệ và cải thiện
sức khoẻ.


- Trị chơi phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, với khả năng người
hướng dẫn và cơ sở vật chất hiện tại của trường.


- Chú ý khai thác những trị chơi dân gian trong đó có cả vần điệu, những câu
đồng giao để cầm nhịp cuộc chơi.


- Chọn lọc một số trị chơi trên một diện tích hẹp để những khi trời mưa, nắng,
rét vẫn có thể tổ chức cho học sinh chơi được ở lớp.



- Không chọn những trò chơi mất vệ sinh hoặc nguy hiểm để bảo đảm an tồn
cho học sinh.


 Kết quả:


Qua q trình thực hiện nội dung giải pháp trên tơi đã thu được những kết quả rất
khả quan đó là:


- Đa số học sinh các lớp khi tham gia vào các hoạt động trò chơi vận động đã thể
hiện rõ được sự ham thích của bản thân. Các em mạnh dạn hơn, nhanh nhẹn hơn và
đặc biệt rất chủ động khi tham gia vào các hoạt động trò chơi.


- Các em thể hiện việc di chuyển đội hình, ứng phó với các tình huống xảy ra khi
tham gia các trị chơi một cách rất chủ động, nhanh nhẹn và có sự sáng tạo rõ rệt.


- Các em đã phát huy một cách có hiệu quả tính chú ý tinh thần tập thể và tính
đồng đội rất cao.


- Thơng qua các lần chơi các em đã hịa mình vào tập thể một cách rất tự nhiên,
phát huy được hết khả năng, năng khiếu cũng như sự tự tin của mình trước bạn bè,
trước tập thể.


- Đầu năm: Trung bình một lớp có 8 – 10 em có biểu hiện nhút nhát chưa tự tin,
chưa phát huy được tính độc lập, tự chủ của bản thân.


- Cuối kỳ I:


+ Ở các khối lớp 1,2,3 mổi lớp chỉ còn 2-3 em chưa thật tự tin khi tham gia vào
các trò chơi vận động.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Mong muốn thì nhiều nhưng những gì bản thân tơi viết ra đây thật là bé nhỏ và
cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, rất mong có được sự góp ý của các đồng nghiệp, thầy cơ
để giải pháp của tơi ngày càng hồn thiện hơn, góp phần vào việc rèn luyện và giáo
dục thế hệ tương lai một cách hiệu quả


Xét duyệt của nhà trường <i>Pró</i>, ngày 4 tháng 1 năm 2007


Người viết


<i>Phạm Văn Đạt</i>


<b>TÀI LIỆU THAM KHAÛO</b>



1 – Sách giáo viên thể dục lớp 1, 2, 3, 4, 5.



2 – Thể dục và phương pháp dạy học tập 1, 2, 3


(Vũ Đào Hùng – chủ biên).



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>

<!--links-->

×