Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện bưu điện hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.23 KB, 19 trang )

i

Lời Mở Đầu
1. Tính cấp thiết
Hệ thống kiểm sốt nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát được xây
dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để
kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài
chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của
đơn vị.”
Bệnh viện Bưu điện Hà nội là một đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ thuộc
cơng ty mẹ là Tập đồn Bưu Chính Viễn Thơng Việt nam. Xét về nhiệm vụ và chức
năng, Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là bệnh viện đa khoa, hoạt động về khám chữa
bệnh. Xây dựng và hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ hiệu quả sẽ mang lại lợi
ích cho Bệnh viện về mọi mặt, đặc biệt với quản lý tài chính, cũng như là góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân đạt mục tiêu về mặt xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Cơ chế quản lý Tài chính của Bệnh viện theo cơ chế quản lý của Nhà nước
đối với đơn vị sự nghiệp, cụ thể hơn là cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp là cơ
sở khám, chữa bệnh và đồng thời phải tuân thủ cơ chế quản lý tài chính của Tập
đồn. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh viện là một nội dung quan
trọng trong việc tăng cường quản lý tài chính của Bệnh viện.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: được giới hạn trong việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội
bộ với quản lý Tài chính ở Bệnh viện Bưu điện.
Phạm vi nghiên cứu: giới hạn việc tìm hiểu thực tế hệ thống kiểm soát nội bộ với
quản lý tài chính ở Bệnh viện.


ii

4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp luận cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng duy vật lịch sử.
Phương pháp kỹ thuật: là thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh với một số phương
pháp nhằm tổng hợp từ tình hình thực tế.
5. Đóng góp của Luận văn
Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường
quản lý tài chính ở Bệnh viện Bưu điện, từ đó rút ra sự cần thiết phải hồn thiện và
có phương hướng, giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng
cường quản lý tài chính ở Bệnh viện Bưu điện.
6. Kết cấu của Luận văn
Chương I: Lý luận
Chương II: Thực trạng hệ thống kiểm sốt nội bộ với quản lý tài chính tại Bệnh viện
Bưu Điện Hà nội
Chương III: Phương hướng và giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại
Bệnh viện Bưu Điện Hà nội

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
1.1 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ
1.1.1 Khái niệm:
“Theo Liên đồn kế tốn Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm sốt nội bộ là một
hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo
vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện
các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động”
Vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ
• Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế tốn và báo cáo tài chính của cơng ty;
Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với công ty do bên thứ ba hoặc nhân


iii


viên của công ty gây ra; Giảm bớt rủi ro sai sót khơng cố ý của nhân viên mà có thể
gây tổn hại cho công ty; Giảm bớt rủi ro khơng tn thủ chính sách và quy trình
kinh doanh của công ty; Ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do
quản lý rủi ro chưa đầy đủ.
1.1.2 Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ
gồm 3 yếu tố cơ bản: Môi trường kiểm sốt; Hệ thống thơng tin và truyền thơng
(chủ yếu là hệ thống kế toán); Các thủ tục kiểm soát;
Hạn chế của kiểm sốt nội bộ
Kiểm sốt nội bộ khơng thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi rủi ro, sai phạm do
cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Những nhân tố bên ngoài ảnh hướng tới tổ
chức là bên ngoài phạm vi của kiểm soát nội bộ; Kiểm soát nội bộ bao gồm hoạt
động của con ngươi, mà hoạt động của con người sẽ có thể có sai sót trong khi xem
xét hay đánh giá.
1.2 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CĨ THU
1.2.1 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu với kiếm sốt nội bộ
Đơn vị sự nghiệp có thu trong doanh nghiệp là những đơn vị do Doanh
nghiệp Nhà nước thành lập, do doanh nghiệp đó trực tiếp điều hành và giám sát.
Đơn vị sự nghiệp hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động
đơn vị sự nghiệp có những nguồn thu, khoản chi và đơn vị phải thực hiện việc lập
kế hoạch tài chính, chuyên môn, bảo vệ tài sản nguồn vốn được Nhà nước giao. Với
đặc điểm trên, đơn vị sự nghiệp cần có cơng tác kiểm sốt nội bộ để xốt xét, kiểm
tra các hoạt động sự nghiệp của mình.
Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vị sự nghiệp có thu:
Mơi trường kiểm sốt đơn vị sự nghiệp có thu: gồm có đặc thù về quản lý,
cơ cấu tổ chức; chính sách nhân sự, quan điểm của ban lãnh đạo về kiểm sốt nội
bộ, cơng tác kế hoạch, chính sách nhân sự, mơi trường bên ngồi, về tổ chức kiểm
soát, kiểm toán nội bộ...



iv

Hệ thống kế toán: đơn vị sự nghiệp hiện nay đang thực hiện chế độ kế tốn
hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm
2006 về việc ban hành chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp do Bộ Tài Chính ban
hành; Thơng tư số 3/2004/TT- BTC ngày 13/01/2004 Hướng dẫn kế toán các đơn vị
hành chính sự nghiệp thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và khốn chi hành chính;
Luật kế tốn.
Thủ tục kiểm sốt: thực hiện các ngun tắc kiểm sốt phân cơng, phân
nhiệm, nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn, nguyên tắc bất kiêm nhiệm... Ngoài những
nguyên tắc cơ bản trên, các thủ tục kiểm sốt cịn bao gồm: việc qui định chứng từ
sổ sách phải đầy đủ, q trình kiểm sốt vật chất đối với tài sản và sổ sách và kiểm
soát độc lập việc thực hiện các hoạt động của đơn vị.

1.2.2 Kiểm sốt nội bộ với quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu
Chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu:
Nhận kinh phí Ngân sách cấp và đồng thời được phép thu một phần phí và lệ
phí theo qui định của Nhà nước.
1.2.3 Kiểm sốt nội bộ với quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu trong
Doanh nghiệp Nhà nước:
Kiểm sốt nội bộ với quản lý nguồn thu: là hoạt động kiểm tra, sốt xét những
qui định, những q trình chấp hành pháp luật về quản lý và thực hiện nguồn thu ở
đơn vị sự nghiệp;
Kiểm soát nội bộ với quản lý chi: là hoạt động kiểm tra, soát xét những qui định,
những quá trình chấp hành pháp luật về quản lý và thực hiện chi tiêu của đơn vị sự
nghiệp;
Kiểm soát nội bộ với việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp.
Việc lập dự tốn, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi

ngân sách nhà nước các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định của Luật ngân


v

sách nhà nước, Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định tại Thơng tư
771.
Kiểm sốt nội bộ với quản lý tài sản và nguồn vốn: là hoạt động kiểm tra soát xét
lại những qui định, quá trình chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản, nguồn
của đơn vị sự nghiệp nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản, nguồn vốn;

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
1.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI VỚI KIỂM
SOÁT NỘI BỘ
Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là đơn vị sự nghiệp, thành viên của Tập đồn
Bưu chính Viễn Thơng Việt Nam. Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là bệnh viện đa
khoa, hoạt động về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, hoạt động y tế dự
phòng cho cán bộ công nhân viên Bưu điện và tham gia y tế cộng đồng. Bệnh viện
Bưu Điện Hà Nội có trụ sở chính tại Hà nội, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm
trực tiếp trước pháp luật và trước Tập đoàn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và
nghĩa vụ được qui định trong Quy chế tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý, có con
dấu theo tên gọi, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, được tự
chủ hoạt động theo phân cấp của Tập đoàn, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền
lợi với Tập đoàn.
Tổ chức bộ máy của Bệnh viện Bưu Điện Hà nội
Bệnh viện do Giám đốc phụ trách, có Phó giám đốc giúp việc. Giám đốc
Bệnh viện do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo
đề nghị của Tổng giám đốc. Tổ chức bộ máy của Bệnh viện gồm có các phịng,



vi

khoa chuyên môn, nghiệp vụ và bộ máy quản lý giúp việc. Các phịng, khoa có cấp
trưởng phụ trách, có cấp phó giúp việc do Giám đốc Bệnh viện quyết định.
Cơ chế quản lý Tài chính của Bệnh viện theo cơ chế quản lý của Nhà nước
đối với đơn vị sự nghiệp, cụ thể hơn là cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp là cơ
sở khám, chữa bệnh và đồng thời phải tuân thủ cơ chế quản lý tài chính của Tập
đồn. Nội dung quản lý tài chính tại Bệnh viện bao gồm:
Một là, quản lý nguồn thu, nguồn thu bao gồm: kinh phí do Tập đồn Bưu
chính Viễn thơng Việt Nam cấp cho hoạt động sự nghiệp; nguồn thu từ hoạt động
sự nghiệp y tế; nguồn viện trợ, tài trợ, biếu, tặng cho theo qui định của Pháp luật;
nguồn thu khác như vốn vay của các tổ chức tính dụng, vốn huy động của cán bộ,
viên chức trong Bệnh viện.
Hai là, quản lý các khoản chi, các khoản chi bao gồm: các khoản chi thường
xuyên: chi thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ sự nghiệp y tế; chi cho các hoạt
động dịch vụ y tế; các khoản chi không thường xuyên.
Ba là, Quản lý và sử dụng tài sản và nguồn vốn: quản lý tài sản, nguồn vốn,
sự biến đổi tài sản và nguồn vốn của Bệnh viện.
Bốn là, Lập và thực hiện kế hoạch tài chính, chế độ kế tốn, thống kê và
kiểm tốn: Bệnh viện được Tập đồn cấp kinh phí để hoạt động sự nghiệp y tế, các
nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao sau khi trừ đi nguồn thu phát sinh tại
Bệnh viện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ y tế
Với mục tiêu, nhiệm vụ và nghĩa vụ như trên, Bệnh viện đề cao cơng tác
kiểm sốt nội bộ để nhằm hướng tới: Hiệu quả và hiệu năng của hoạt động của bệnh
viện; báo cáo tài chính của Bệnh viện có độ chính xác, tin cậy cao; sự tn thủ luật
pháp, luật lệ, qui định của Nhà nước, cơ quan chủ quản cả về mặt hoạt động và mặt
chuyên mơn. Cơng tác kiểm sốt trong bệnh viện được đề cao trong mọi hoạt động,



vii

mọi khâu của bệnh viện. Tồn thể cán bộ cơng nhân viên bệnh viện cùng nhau xây
dựng thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm sốt nội bộ có hiệu quả.
1.2 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH
VIỆN BƯU ĐIỆN HIỆN NAY
1.2.1 Mơi trường kiểm sốt với quản lý tài chính
Về đặc thù quản lý: Bệnh viện là một đơn vị sự nghiệp nên phải tuân thủ cơ
chế quản lý của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp mà hiện nay là theo Luật Ngân
sách và theo Nghị định của Chính phủ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm
2006 qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập. Mặt khác Bệnh viện Bưu
Điện Hà Nội là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tập đồn Bưu Chính Viễn Thơng
Việt Nam nên chịu cơ chế quản lý của Doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra Bệnh viện
cịn chịu sự quản lý về mặt chun mơn của đơn vị quản lý nhà nước theo ngành
dọc cấp cao nhất là Bộ Y tế, tuân thủ chính sách chung của Nhà Nước đối với các
cơ sở khám chữa bệnh trong xây dựng định mức viện phí.
Về chính sách nhân sự: Bệnh viện đã xây dựng thành văn bản Quy chế nội
bộ bao gồm các chính sách về nhân sự như Nội qui lao động, Quy chế thường trực
cấp cứu, Quy chế khen thưởng kỷ luật, Quy chế bình bầu A-B-C, Quy chế tuyển
dụng lao động, Quy chế đào tạo, Quy chế ngoại viện, Quy chế dân chủ, Quy chế
phân phối thu nhập.Bao trùm chính sách nhân sự của Bệnh viện là sự dân chủ, công
khai, công bằng và minh bạch dựa trên cơ sở tuân thủ các qui định của pháp luật,
Nhà nước, của Bộ Y tế, của Tập đồn.
Về cơng tác kế hoạch: Cơng tác kế hoạch của Bệnh viện rất được coi trọng
và bao trùm mọi hoạt động của Bệnh viện mà quan trọng nhất là kế hoạch chun
mơn, kế hoạch tài chính của bệnh viện



viii

Về bộ máy kiểm soát: Hiện nay việc kiểm soát và lãnh đạo bệnh viện đều
trực tiếp do Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo với sự giúp việc của 2 phó giám đốc và 1
kế tốn trưởng, và tồn bộ tập thể các cán bộ công nhân viên của Bệnh viện tham
gia và bộ máy kiểm sốt.
Về mơi trường bên ngồi: Bệnh viện chịu sự quản lý, kiểm sốt chặt chẽ,
trực tiếp của Tập đồn về mọi mặt, trong đó có sự kiểm tra, kiểm sốt của Tập đồn.
Ngồi ra cịn chịu sự quản lý về chun mơn của Bộ Y tế, chịu sự thanh kiểm tra
của Kiểm toán, thanh tra Nhà nước.
1.2.2 Hệ thống thơng tin kế tốn với quản lý tài chính:
Là một đơn vị sự nghiệp, bộ máy kế toán của Bệnh viện được tổ chức theo
Chế độ Kế tốn Hành chính Sự nghiệp theo Quyết định Số 19/2006/QĐ- BTC,
ngày 30 tháng 03 năm 2006. Ngoài ra cơ chế tài chính của Bệnh viện tuân thủ theo
cơ chế chung của Tập đồn. Hệ thống kế tốn của Bệnh viện được xây dựng dựa
trên chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp hiện hành, vừa đảm bảo tuân thủ qui định
của Nhà Nước về quản lý tài chính kế tốn vừa thể hiện được chính xác các thơng
tin kinh tế của Bệnh viện phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, lập kế hoạch,
kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Bệnh viện.
1.2.3 Các thủ tục kiểm soát
Ban lãnh đạo Bệnh viện đã xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:
Thứ nhất, Nguyên tắc phân công phân nhiệm: thể hiện rất rõ trong quyết định
thành lập lại Bệnh viện, nội quy-Quy chế nội bộ của bệnh viện: về nội quy lao động,
quy chế thường trực cấp cứu, quy chế ngoại viện...
Thứ hai, Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: nhằm tránh các sai phạm và hành vi
lạm dụng quyền hạn, Bệnh viện qui định rõ sự cách ly thích hợp về trách nhiệm
trong các nghiệp vụ liên quan.


ix


Thứ ba, Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: theo sự ủy quyền của nhà quản
lý, các cấp dưới được quyệt định một số công việc trong phạm vi nhất định. Sự phê
chuẩn chung được thực hiện thông qua các chính sách chung.
1.2.4 Đặc điểm kiểm sốt một số nghiệp vụ chủ yếu tại Bệnh viện Bưu Điện Hà
Nội
1.2.4.1 Khái qt chung về cơng tác kiểm sốt tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội
Cơng tác kiểm sốt bao trùm mọi hoạt động của bệnh viện, các phần hành
kiểm soát được lưu ý bao gồm những phần hành kiểm soát chủ yếu, ảnh hưởng lớn
đến tài sản và nguồn vốn. Hiện nay Bệnh viện đã xây dựng qui trình kiểm sốt đánh
giá chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (HTCL ISO 9001), mọi hoạt động
của Bệnh viện được thực hiện và sốt xét, giám sát kiểm tra theo qui trình được xây
dựng theo tiêu chuẩn ISO.
1.2.4.2 Kiểm soát quản lý nguồn thu
Nguồn thu của Bệnh viện gồm có: Nguồn thu do Tập đồn cấp (Kinh phí
trong định mức Tập đồn duyệt cho giường bệnh; Kinh phí khác phục vụ cho Bệnh
viện); Nguồn thu Bảo hiểm Y tế; Nguồn thu dịch vụ Y tế; Nguồn thu khác.
Kiểm soát quản lý nguồn thu tại Bệnh viện bao gồm: kiểm sốt việc tính
tốn, xác định nguồn thu phù hợp với qui định, định mức của Tập đồn và kiểm sốt,
theo dõi chi tiết theo từng nguồn chi phí. Kiểm sốt các hoạt động dịch vụ đã thực
hiện đầy đủ việc theo dõi, hạch toán hoạt động chi tiết theo từng hợp đồng, từng loại
dịch vụ như thăm khám sức khỏe, đo môi trường lao động... và hiệu quả của hoạt
động dịch vụ. Kiểm soát quản lý các nguồn thu khác như thanh lý, nhượng bán tài sản
cố định, giá bán, giá trị thanh lý có tính tốn đúng và hợp lý căn cứ vào mức giá trên
thị trường hay không. Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành dự toán ngân sách. Để
lập dự toán ngân sách chính sác, cơng tác lập kế hoạch phải được thực hiện nghiêm
túc và trong đó kế hoạch chuyên mơn là chỉ tiêu để tính tốn, xây dựng nên kế hoạch
tài chính cho Bệnh viện.



x

1.2.4.3 Kiểm soát quản lý khoản chi
Khoản chi của Bệnh viện có các khoản chi lớn là: Về cơ cấu chi của Bệnh
viện: chi thường xuyên phục vụ cho hoạt động sự nghiệp gồm: chi cho thăm khám
bệnh nhân là cán bộ công nhân viên ngành bưu điện theo khám định kỳ; chi kinh
phí điều trị cho bệnh nhân là cán bộ công nhân viên ngành bưu điện; Chi những
khoản tiền lương và mang tính chất tiền lương; Mua trang thiết bị y tế và mua
thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất; các khoản chi khác phục vụ cho bệnh viện như khấu
hao tài sản cố định, đào tạo y tế cơ sở, sửa chữa tài sản cố định, bảo hiểm thiết bị,...
Kiểm sốt quản lý các khoản chi có đúng chế độ, kiểm tra các chứng từ có đúng
biểu mẫu, đủ chữ ký, kiểm tra các cơng thức tính lương, chi lương, kiểm tra q
trình mua sắm…
1.2.4.4 Kiểm sốt quản lý tài sản và nguồn vốn
Kiểm tra tài sản và nguồn hình thành; Kiểm tra việc phân loại tài sản cố định
tại đơn vị, bao gồm phân loại theo tính chất đặc điểm của tài sản cố định, phân loại
theo mục đích và tình hình sử dụng của tài sản cố định như phân loại theo mục đích
thì chia thành các loại và trong từng loại phân loại theo nhóm chuyên khoa sử dụng;
Kiểm tra việc sử dụng tài sản cố định tại Bệnh viện: tình hình huy động và hiệu quả
sử dụng tài sản cố định, trình trạng của tài sản cố định; Với các tài sản là thiết bị cần
phải có nguyên nhiên liệu, vật tư tiêu hao: so sánh mức tiêu hao thực tế nguyên vật
liệu cho TSCĐ đó so với định mức đã lập để đánh giá việc sử dụng có lãng phí, gian
lận khơng; Kiểm tra mục đích sử dụng của TSCĐ: TSCĐ được sử dụng cho mục
đích hoạt động sự nghiệp hay hoạt động kinh doanh dịch vụ hay do nguồn bảo hiểm
y tế chi trả…; kiểm tra soát xét đối với tài sản lưu động và nợ phải trả của Bệnh
viện.


xi


1.3 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
Nhìn chung hệ thống kiểm soát nội bộ ở Bệnh viện đã đạt được những yêu
cầu cơ bản trong tăng cường quản lý tài chính tại đơn vị. Đó là:
Một là, Chấp hành chính sách, chế độ tài chính kế tốn tại Bệnh viện thể
hiện được đẩy đủ, chi tiết tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đạt yêu cầu
kiểm soát, xoát xét, đạt yêu cầu quản lý tài chính về cơ bản.
Hai là, Kiểm sốt quản lý nguồn thu: Các nguồn thu được quản lý, theo
dõi, kiểm soát đầy đủ theo đúng chế độ kế toán và cơ chế quản lý tài chính hiện
hành.
Ba là, Kiểm sốt quản lý chi: kiểm soát quản lý chi của Bệnh viện đã bao
quát, đầy đủ về mặt chứng từ, sổ sách, chi theo đúng qui định chế độ tự chủ tài
chính và nhằm đảm bảo tính hiệu quả hiệu năng của hoạt động.
Bốn là, Kiểm soát quản lý tài sản và nguồn vốn: kiểm soát việc quản lý
sử dụng hàng ngày tài sản và nguồn vốn của đơn vị của Bệnh viện hiện nay đã
có Quy chế qui định rõ ràng từng trường hợp cụ thể và được kiểm soát hàng
ngày việc thực hiện
Năm là, Kiểm soát việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính đối với đơn vị
sự nghiệp: Bệnh viện thường xuyên kiểm tra xoát xét việc lập dự toán, thực hiện
dự toán, báo cáo quyết toán theo đúng chế độ của Nhà nước với cơ quan cấp trên
trực tiếp là Tập đồn Bưu Chính Viễn Thơng Việt Nam.
Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính tại Bệnh viện:
Thứ nhất, Về mơi trường kiểm sốt với quản lý tài chính:
Về đặc thù quản lý và cơ cấu tổ chức: Nhận thức của cán bộ lãnh đạo Bệnh
viện về hệ thống kiểm soát nội bộ và cơng tác quản lý tài chính cịn hạn chế.


xii

Về chính sách nhân sự: Tâm lý ỉ lại, việc mình mình làm, khơng cần biết

đến việc người khác, phịng khoa khác và coi công tác quản lý, giám sát là việc của
lãnh đạo, thủ trưởng chứ không phải của việc của mình vẫn cịn tồn tại trong một bộ
phận cán bộ công nhân viên.
Về công tác kế hoạch: vẫn tồn tại các định mức, tiêu chuẩn chưa thực sự phù
hợp với thực tế và đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động. Ý thức nâng cao nguồn thu
để tích lũy lợi nhuận cho đầu tư phát triển chưa cao.
Về bộ máy kiểm soát: do cơ cấu tổ chức và đặc thù về quản lý nên bệnh viện
chưa có một ban kiểm sốt riêng khơng kiêm nhiệm chức năng quản lý và chuyên
gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát. Bệnh viện vẫn chưa có bộ phận kiểm tốn nội
bộ.
Mơi trường bên ngoài: Bệnh viện mới chỉ cố gắng đáp ứng việc thanh tra,
giám sát của Tập đồn, Kiểm tốn nhà nước, Thanh tra, các cơ quan công quyền mà
không tính đến một nhân tố bên ngồi quan trọng trong cơng tác giám sát, đó là
những bệnh nhân, khách hàng và người cung cấp hàng hóa cho Bệnh viện.
Thứ hai, Về hệ thống kế toán: do định biên nhỏ nên đội ngũ cán bộ nhân viên
làm cơng tác kế tốn, tài chính cịn mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều việc. Cơng tác kế
toán quản trị chưa được chú trọng nhằm tăng cường quản trị, giám sát đơn vị.
Thứ ba, về thủ tục kiểm sốt: cơng tác kiểm sốt mặc dù đã được đưa ra
thành văn bản nội qui – Quy chế nhưng một số vẫn mang tính hình thức, chưa mang
tính thực tiễn cao.
Đánh giá cơng tác kiểm sốt về quản lý các nguồn thu, khoản chi, quản lý tài sản có
tính trọng yếu, mang tính định hướng phát triển lâu dài của Bệnh viện Bưu điện Hà
Nội
Kiểm soát về quản lý nguồn thu tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội
Một là, việc xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh
còn tự phát, dàn trải, chưa khoa học, chưa tính đến yếu tố kinh tế, chưa để ý đến


xiii


khâu marketing, quảng bá, chưa điều tra thị trường một cách khoa học, cơng tác
thơng kê, phân tích thị trường.
Hai là, Hiện nay nguồn thu bảo hiểm y tế chỉ chiếm 4% tổng nguồn thu của
Bệnh viện Bưu Điện vì vậy nguồn thu này chưa được chú trọng, và khâu kiểm tra,
kiểm sốt cịn chưa chặt chẽ, nương nhẹ.
Kiểm sốt về quản lý khoản chi tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội
Một là, Bệnh viện đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ nhưng một số Quy
chế còn mang tính hình thức, các định mức khơng phù hợp với thực tế, mang tính
chủ quan.
Hai là, Một số khoản chi như mua vật tư tiêu hao nhỏ, mua nhỏ lẻ qui trình
mua sắm khơng được tn thủ, hồ sơ thanh tốn lỏng lẻo, có hiện tượng chia nhỏ số
lượng, giá trị để lách qui định về mua sắm, đấu thầu...
Về kiểm soát quản lý tài sản và nguồn vốn
Về quản lý tài sản và nguồn vốn: việc kiểm soát quản lý tài sản của Bệnh
viện hiện nay mới chỉ chú trọng tới khâu mua sắm, nghiệm thu, thanh tốn cịn khâu
quản lý sử dụng còn lỏng lẻo. Bệnh viện vẫn chưa xây dựng thủ tục cho việc quản
lý sử dụng hàng ngày tài sản, trang thiết bị của bệnh viện.
Việc phân bổ khấu hao tài sản cố định không sát với thực tế, mang tính chủ
quan, bình qn chủ nghĩa, chưa áp dụng đúng phương tính khấu hao phù hợp.
Đối với các khoản công nợ, việc đối chiếu xác nhận công nợ chưa được thực
hiện một cách nghiêm túc.
Những hạn chế và tồn tại trên có một phần nguyên nhân từ khách quan: hệ
thống các văn bản về chế độ tài chính, kiểm sốt nội bộ, kiểm tốn nội bộ của Nhà
nước cho đơn vị sự nghiệp có thu trong doanh nghiệp nhà nước chưa đầy đủ, rõ
ràng; còn về ngun nhân chủ quan cơng tác kiểm sốt nội bộ của Bệnh viện chưa
được đầu tư đúng mức, đặc biệt trong nghiên cứu xây dựng các chính sách và thủ
tục kiểm soát.


xiv


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
2.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ VỚI
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
2.1.1 Chiến lược phát triển của Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội
Theo định hướng của Nhà nước và chiến lược phát triển chung của Tập đoàn,
trong tới gian tới Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội I sẽ phấn đấu trở thành đơn vị sự
nghiệp độc lập hoạt là động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sau đó tiến
dần tới chuyển đổi thành một đơn vị hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp do Tập
đồn Bưu chính Viễn Thơng làm chủ sở hữu, giao vốn cho Bệnh viện. Để đạt được
chiến lược lâu dài này mục tiêu trước mắt bệnh viện cần phát triển mạnh về mặt
chuyên môn, trở thành một bệnh viện hiện đại, tiên tiến với các kỹ thuật cao đồng
thời ngày càng mở rộng về qui mô, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí, hồn thành tốt
nhiệm vụ sự nghiệp Tập đồn giao và góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng, tăng
nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, tăng cường nhận thức về quản lý kinh tế, cơ
cấu bộ máy hoạt động hiệu quả theo cơ chế kinh tế mới.
2.1.2 Phương hướng hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ với việc quản lý tài chính
tại Bệnh viện Bưu điện
Một là, Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ phải đáp ứng với việc quản lý
tài chính trong điều kiện mở cửa và hội nhập của nền kinh tế đặc biệt là xu thế lành
mạnh hóa nền tài chính quốc gia, phù hợp với các qui định theo Luật và các văn bản
dưới luật hiện hành, với các qui định về quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu và
qui định của Tập đồn.
Hai là, Hồn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phải phù hợp với xu thế phát
triển chiến lược của Bệnh viện, từ một bệnh viện nhận một phần kinh phí từ ngân


xv


sách nhà nước tới tự chủ về tài chính 100%, và dần dần cổ phần hóa, đa dạng hóa sở
hữu được Nhà nước khuyến khích. Nhằm đạt được mục tiêu này kiểm soát nội bộ
để tăng cường quản lý tài chính nhằm tăng nguồn thu ngồi kinh phí được Nhà
nước cấp, chi hiệu quả đạt được các mục tiêu lợi nhuận, có tích lũy để phát triển.
2.2 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI TĂNG
CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
2.2.1 Hồn thiện mơi trường kiểm sốt với tăng cường quản lý tài chính
Giám đốc bệnh viện và các phó giám đốc chuyên môn, chuyên trách của
bệnh viện cần sắp xếp, tổ chức cơng việc để có thể hồn thành tốt cơng tác quản lý.
Và tham dự các khố học nâng cao về quản lý và tìm hiểu, nắm bắt kịp thời các qui
định về tài chính nói chung.
Phải giáo dục, phổ biến cho mọi cán bộ nhân viên hiểu công tác kiểm tra,
kiểm soát là việc của tất cả mọi người, mỗi cán bộ công nhân viên cần đề cao tinh
thần chủ động, trách nhiệm với công tác giám sát mọi hoạt động của bệnh viện.
Ngoài ra các qui định, thủ tục, qui trình có liên quan tới nhân tố bên ngồi
như bệnh nhân, nhà cung cấp hàng hố, dịch vụ cho bệnh viện, Bệnh viện cũng cần
công khai, phổ biến cho họ để họ nắm được, hỗ trợ Bệnh viện thực hiện đúng các
qui định, thủ tục, qui trình này và phát hiện, phản ánh các hành vi sai sót của nhân
viên y tế.
Rà sốt, cập nhật thường xun Quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng các định
mức, tiêu chuẩn chi tiêu mới, hướng dẫn chi tiết theo các qui định pháp luật và của
Tập đoàn hiện hành, linh hoạt, nhanh chóng nhưng đảm bảo đúng qui định trong
cơng tác phê duyệt, thanh tốn.
Tổ chức bộ máy kiểm sốt: Bệnh viện nên kiến nghị với Tập đồn cho bổ
sung định biên bộ máy lãnh đạo Bệnh viện thêm một Phó giám đốc Tài chính hay
Quản trị, để chức danh này giúp việc cho Giám đốc các công tác tài chính, quản trị
và đồng thời đứng đầu ủy ban kiểm soát.



xvi

Thành lập bộ phận kiếm toán nội bộ: Bệnh viện cần điều chỉnh cơ cấu nhân
sự bổ sung thêm định biên cho bộ phận kiểm tốn nội bộ.
2.2.2 Hồn thiện hệ thống thơng tin kế tốn với tăng cường quản lý tài chính
Về lâu dài Bệnh viện cần đề xuất Tập đồn tăng định biên đội ngũ cán bộ kế
tốn tài chính tại đơn vị mình. Trước mắt, Bệnh viện cần cử các cán bộ kế tốn tài
chính đi học nâng cao nghiệp vụ kế toán và tin học; Để cơng việc kế tốn tài chính
được tổ chức và thực hiện một cách khoa học, hiệu quả, kế toán trưởng cần yêu cầu
mỗi cán bộ kế toán cần phải lập kế hoạch làm việc, lịch trình làm việc, giải quyết
cơng việc theo tuần; Xây dựng và hồn thiện cơng tác kế toán quản trị tại Bệnh viện
nhằm quản trị, kiểm soát Bệnh viện một cách khoa học, hiệu quả theo phương
hướng, mục tiêu tự chủ của Bệnh viện.
2.2.3 Hoàn thiện thủ tục kiểm soát với tăng cường quản lý tài chính
Hồn thiện một số thủ tục và trình tự kiểm sốt chủ yếu mà có nguy cơ xảy
ra gian lận và lạm dụng cao như: kiểm soát chi, kiểm soát thu, kiểm soát tài sản và
nguồn vốn, kiểm soát việc cấp phát vật tư.
Về kiếm soát nội bộ nguồn thu sự nghiệp: Về u cầu chính xác và thơng
tin: các dịch vụ thăm khám, xét nghiệm, điều trị đều phải được mã hóa, hệ thống
tính tiền bằng máy vi tính và có mức phí chi tiết, cụ thể với từng thủ thuật.
Để tiến tới đạt được mục tiêu tự đảm bảo, cân đối thu chi, chuyển từ cơ chế
bao cấp của Tập đoàn sang độc lập tự chủ, về mặt tài chính, Bệnh viện cần chú
trọng tới việc phát triển nguồn thu dịch vụ.
Kiểm soát nguồn thu từ bảo hiểm y tế, tránh tình trạng lạm dụng tiền bảo
hiểm bằng cách cung cấp các dịch vụ y tế không cần thiết cho bệnh nhân gây lãng
phí, thâm hụt cho Quĩ Bảo hiểm Y tế.
Về kiểm sốt nội bộ chi phí của Bệnh viện, hiện nay Bệnh viện đã xây dựng
các định mức, tiêu chuẩn, Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành thành văn bản khá cụ
thể. Tuy nhiên về qui định về kỷ luật tài chính cịn chung chung, thiếu chặt chẽ, dẫn



xvii

đến khi xảy ra vi phạm Bệnh viện thường lúng túng vì chưa có chế tài xử lý cụ thể
đối với các trường hợp vi phạm.
Kiểm sốt q trình sử dụng, cấp phát hàng hóa, vật tư sau mua sắm: Bệnh
viện chưa thật sự chú trọng kiểm sốt q trình sử dụng sau khi xuất dùng, cấp phát
sử dụng. Công tác kiểm sốt q trình sử dụng thường chỉ kiểm tra chứng từ, sổ
sách và chưa gắn với kiểm kê, kiểm tra hiện vật.
Tuy công tác lập kế hoạch, kiểm soát khá chặt chẽ nhưng đến khi thực hiện
kế hoạch triển khai mua sắm thì một số thiết bị đã trở nên lạc hậu hoặc không phù
hợp với Bệnh viện, không triển khai được, sử dụng không hiệu quả do tiến độ lập kế
hoạch chậm, khi lập kế hoạch xác định mục tiêu khơng rõ ràng về tiêu chí, đầu tư
dàn trải.
Về kiểm soát quản lý tài sản, Việc quản lý tài sản cần phải diễn ra theo một
vòng khép kín của tài sản, từ khâu đầu tư xây dựng, mua sắm, xác lập sở hữu, trang
cấp, đăng ký sử dụng, sử dụng đến khâu thanh lý xử lý tài sản thì mới đạt được yêu
cầu quản lý.
Với những thiết bị xét nghiệm, có sự thay đổi cơng nghệ nhanh, Bệnh viện
nên đề xuất với Tập đồn cho trích khấu hao nhanh hoặc áp dụng phương pháp
khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
Đối với các khoản cơng nợ phải thu và các khoản phải trả thì yêu cầu đối
chiếu, xác nhận công nợ theo định kỳ.
2.3 KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Kiến nghị với Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam: Tập đồn cần xây
dựng và hồn thiện các qui định về kiểm sốt nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ
thống nhất trong tập đoàn.
Trong thời gian trước mắt Tập đoàn cần rà soát lại hệ thống định mức, đơn
giá để điều chỉnh cho phù hợp với mặt bằng giá cả hiện tại.



xviii

Trong thời gian tới, Tập đoàn cần xây dựng các cơ chế khốn kinh phí và cơ
chế đặt hàng để hạn chế sự bao cấp đối với Bệnh viện và khung lộ trình để Bệnh
viện xây dựng kế hoạch, qui trình thực hiện.
Tập đồn cần tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát và thực hiện nghiêm
khắc kỷ luật tài chính, đặc biệt là trong khâu cấp phát và thanh tốn kinh phí.
Kiến nghị với Ban lãnh đạo Bệnh viện: từ chủ trương chung của Tập đồn
Bưu chính Viễn thơng Việt Nam về hệ thống kiểm soát nội bộ, bệnh viện tự đề ra hệ
thống kiểm soát nội bộ với từng chi tiết phù hợp với hoạt động của đơn vị mình. Có
lộ trình cụ thể để thực hiện các giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ với
tăng cường quản lý tài chính ở đơn vị.
Kết luận
Trong suốt 15 năm hoạt động, Bệnh viện đã tích tực thực hiện nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, đo mơi trường, nghiên cứu khoa học y tế góp
phần đáng kể tạo nên thành cơng của Tập đồn cũng như đóng góp cho cơng tác
chăm sóc sức khỏe của nền y tế nước nhà.
Để tăng cường hiệu quả hiệu năng của hoạt đồng, đồng thời đảm bảo sự tuân
thủ các chính sách của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
y tế, các qui định cơ chế của Tập đồn thì việc xây dựng một Hệ thống Kiểm soát
nội bộ vững mạnh là điều rất cần thiết.
Luận văn nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp hệ thống kiểm soát nội bộ với
tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Bưu Điện Hà nội” nhằm đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường, hoàn thiện cơng tác kiểm sốt gắn với quản lý tài chính
của Bệnh viện Bưu Điện Hà nội trong thời điểm hiện tại và mục tiêu chiến lược lâu
dài độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bỏ được sự bao cấp tài chính, tự hạch tốn
cân đối thu chi. Để thực hiện được các giải pháp này không chỉ phụ thuộc vào nỗ
lực của Bệnh viện mà còn phụ thuộc vào chính sách, chế độ của Nhà nước, cơ chế
của Tập đồn, tạo nên một hành lang pháp lý thơng thống để Bệnh viện có thể có

đường lối thực hiện.


xix

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về khả năng và thời gian nên
chuyên đề còn một số khiếm khuyết. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cơ giáo và bạn bè để Luận văn hoàn thiện hơn.



×