Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu sự làm việc của móng bè cọc trong điều kiện địa chất công trình thành phố sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.43 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
--------------

PHẠM QUỐC TUẤN

NGHIÊN CỨU SỰ LÀM VIỆC CỦA MĨNG BÈ –
CỌC TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CƠNG
TRÌNH THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

Chuyên ngành: Địa kỹ thuật xây dựng
Mã số:

60-58-02-04

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG TUẤN

HÀ NỘI – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Trong thời gian học tập tại trường với sự định hướng của các thầy cô, đồng thời với
kinh nghiệm làm việc tại cơ quan, sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp và đặc biệt là
sự giúp đỡ hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Quang Tuấn. Việc thực hiện đề tài luận
văn cao học “Nghiên cứu sự làm việc của móng bè – cọc trong điều kiện địa chất cơng


trình thành phố Sóc Trăng” tơi xin cam đoan các số liệu, kết quả tính tốn được nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích
dẫn trong luận văn đều được ghi gõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phạm Quốc Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn Thạc sĩ, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báo của nhiều cá nhân, tập thể.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tồn thể Q Thầy, Cô Trường Đại
học Thủy Lợi Hà Nội và nhất là các Thầy, Cô tại Bộ môn Địa kỹ thuật của trường đã
tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian qua. Tơi xin cảm ơn vì những kiến thức cần
thiết, bổ ích và những kinh nghiệm mà các Thầy, Cơ đã tận tình truyền giảng lại cho
tơi để tơi vận dụng vào cơng việc thực tiễn, góp vào hành trang trên bước đường tương
lai trong cuộc sống, và có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tiếp đến, tôi xin gởi lời cảm ơn đến Thầy TS. Nguyễn Quang Tuấn đã tận tình
hướng dẫn, chỉ dạy ân cần, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu,
cung cấp và đề ra định hướng trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Tơi xin
chân thành cảm ơn thầy.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Phịng Đào tạo Đại học và sau Đại học - Trường Đại học
Thủy Lợi đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành luận văn đúng tiến độ.
Tơi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị, các bạn cùng học lớp Cao học 24ĐKT12
đã cung cấp tài liệu, giúp đỡ và đóng góp cho tơi những kiến thức bổ ích để tơi có thể
hồn thành luận văn một cách tốt nhất.

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và lượng kiến thức bao la vơ tận nên khơng thể
tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Tơi rất mong được sự đóng góp và ý kiến quý
báu của Quý Thầy, Cô và bạn bè để ngày càng hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÓNG BÈ - CỌC ...................................................... 4
1.1 Tổng quan về móng bè - cọc ..................................................................................... 4
1.2 Các quan điểm thiết kế móng cọc hiện nay ............................................................... 5
1.2.1 Quan điểm cọc chịu tải trọng hoàn toàn ................................................................. 5
1.2.2. Quan điểm bè chịu tải trọng hồn tồn.................................................................. 6
1.2.3. Quan điểm móng bè - cọc đồng thời chịu tải trọng cơng trình ............................. 6
1.3 Cấu tạo và ứng dụng của móng bè - cọc ................................................................... 7
1.3.1. Cấu tạo của móng bè - cọc .................................................................................... 7
1.3.2 Ứng dụng của móng bè - cọc .................................................................................. 8
1.4 Cơ chế làm việc của móng bè - cọc ........................................................................... 9
1.5 Các phương pháp phân tích móng bè - cọc ............................................................. 12
1.5.1. Các phương pháp đơn giản .................................................................................. 12
1.5.2. Các phương pháp có kể đến sự tương tác cọc - đất nền và bè - đất nền ............. 19
1.6 Lựa chọn cơng trình áp dụng ở thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng ................... 24
1.7 Điều kiện địa chất cơng trình tại vị trí nghiên cứu .................................................. 24
1.7.1 Đặc điểm chung của địa hình khu vực nghiên cứu .............................................. 24
1.7.2 Đặc điểm chung địa chất khu vực nghiên cứu ..................................................... 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÍNH TỐN

MĨNG BÈ - CỌC ......................................................................................................... 29
2.1 Phân tích tính tốn theo các phương pháp thông thường ........................................ 29
2.1.1 Cơ sở lý thuyết...................................................................................................... 29
2.1.2 Trình tự thiết kế móng cọc ................................................................................... 30
2.1.3 Tính tốn sức chịu tải của cọc .............................................................................. 31
2.1.4 Cọc chịu tải trọng ngang và cọc chịu uốn dọc ..................................................... 36
2.1.5 Mơ phỏng bài tốn móng cọc chịu tải trọng tồn bộ bằng chương trình Plaxis .. 37
2.2 Phân tích tính tốn theo phương pháp số sử dụng phần mềm Plaxis ...................... 38
2.2.1 Cọc trong đất ........................................................................................................ 38

iii


2.2.2 Sức chịu tải của móng bè cọc ............................................................................... 42
2.2.3 Độ lún của móng bè cọc ....................................................................................... 42
2.2.4 Mơ phỏng bài tốn móng cọc bè bằng chương trình Plaxis ................................ 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÍNH TỐN MĨNG BÈ CỌC CHO CƠNG
TRÌNH TẠI THÀNH PHỐ SĨC TRĂNG ................................................................... 51
3.1 Giới thiệu khái qt về cơng trình ........................................................................... 51
3.2 Điều kiện địa chất cơng trình tại vị trí xây dựng..................................................... 51
3.3 Các thơng số đất nền tại vị trí xây dựng cơng trình ................................................ 53
3.4 Số liệu đầu vào sử dụng tính tốn kết cấu cơng trình ............................................. 57
3.5 Kết quả phân tích tính tốn theo từng phương pháp ............................................... 59
3.6 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đất nền tới hiệu quả của việc sử dụng giải pháp
móng bè - cọc ................................................................................................................ 72
3.7 So sánh kết quả theo các phương pháp ................................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 81
PHỤ LỤC: HỒ SƠ ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 97


iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1 - 1: Các phương án bố trí cọc trong đài ............................................................... 7
Hình 1 - 2: Cấu tạo móng bè cọc ..................................................................................... 8
Hình 1 - 3: Sự tương tác làm việc của móng bè cọc (Poulos, 2000) ............................... 9
Hình 1 - 4: Hiệu ứng nhóm cọc ..................................................................................... 11
Hình 1 - 5: Sơ đồ tính móng tuyệt đối cứng ................................................................. 14
Hình 1 - 6: Sơ đồ tính móng mềm theo giả thiết của E. Winkler .................................. 14
Hình 1 - 7: Mơ hình thí nghiệm Terzaghi...................................................................... 15
Hình 1 - 8: Mơ hình phân tích móng bè - cọc ............................................................... 20
Hình 1 - 9: Mặt bằng tổng thể địa hình khu vực thành phố Sóc Trăng ......................... 25
Hình 1 - 10: Mặt bằng tổng thể vị trí khoan địa chất khu vực ...................................... 25
Hình 2 - 1: Mặt bằng cọc chịu tải hồn tồn mơ phỏng bằng Plaxis ............................ 37
Hình 2 - 2: Phase Initial - Chương trình tự động phân tích. .......................................... 37
Hình 2 - 3: Phase - Vật liệu: Tất cả các phần tử cọc, đài được kích hoạt. .................... 38
Hình 2 - 4: Phase - Tải trọng: Gắn tải tập trung lên đài cọc .......................................... 38
Hình 2 - 5: Rời rạc hóa phần tử dầm trong đất được tượng trưng bằng đường đậm nét.
Các vòng tròn tượng trưng cho các nút ảo của phần tử đất ........................................... 38
Hình 2 - 6: Quan hệ giữa độ lún khơng thốt nước với tải trọng .................................. 43
Hình 2 - 7: Hệ số ảnh hưởng lún I 0 ............................................................................... 45
Hình 2 - 8: Hệ số hiệu chỉnh tính nén lún, R K ............................................................... 45
Hình 2 - 9: Hệ số hiệu chỉnh theo độ sâu, R h ................................................................ 46
Hình 2 - 10: Hệ số hiệu chỉnh hệ số Poisson, R v .......................................................... 46
Hình 2 - 11: Hệ số giảm lún với L/d = 10 và móng tuyệt đối cứng .............................. 47
Hình 2 - 12: Hệ số giảm lún với L/d = 25 và móng tuyệt đối cứng .............................. 47
Hình 2 - 13: Hệ số giảm lún với L/d = 100 và móng tuyệt đối cứng ............................ 47
Hình 2 - 14: Hệ số giảm lún áp dụng cho móng mềm, trường hợp ở tâm..................... 47
Hình 2 - 15: Hệ số giảm lún áp dụng cho móng mềm, trường hợp ở góc ..................... 48

Hình 2 - 16: Tỉ số R G0 / R G0.5 cho L/d =25 ................................................................... 48
Hình 2 - 17: Tỉ số R G0 / R G0.5 cho L/d =100 ................................................................. 48
Hình 2 - 18: Mặt bằng mơ phỏng bằng Plaxis ............................................................... 49

v


Hình 2 - 19: Phase Initial - Chương trình tự động phân tích......................................... 49
Hình 2 - 20: Phase - Vật liệu: Tất cả các phần tử cọc, đài được kích hoạt. .................. 49
Hình 2 - 21: Phase - Tải trọng: Gắn tải tập trung lên bè cọc......................................... 49
Hình 3 - 1: Mặt bằng bố trí cột tầng hầm ...................................................................... 58
Hình 3 - 2: Mơ hình 3D phân tích kết cấu cơng trình bằng phần mềm Etabs. .............. 58
Hình 3 - 3: Mặt bằng mơ phỏng bằng Plaxis vị trí chân cột giữa ................................. 61
Hình 3 - 4: Phase Initial - Chương trình tự động phân tích........................................... 61
Hình 3 - 5: Phase - Vật liệu: Tất cả các phần tử cọc, đài được kích hoạt. .................... 62
Hình 3 - 6: Phase - Tải trọng: Gắn tải tập trung lên đài cọc ......................................... 62
Hình 3 - 7: Mặt bằng mơ phỏng bằng Plaxis vị trí chân cột biên ................................. 63
Hình 3 - 8: Phase Initial - Chương trình tự động phân tích........................................... 63
Hình 3 - 9: Phase - Vật liệu: Tất cả các phần tử cọc, đài được kích hoạt. .................... 63
Hình 3 - 10: Phase - Tải trọng: Gắn tải tập trung lên đài cọc ....................................... 63
Hình 3 - 11: Mặt bằng mơ phỏng bằng Plaxis .............................................................. 64
Hình 3 - 12: Phase Initial - Chương trình tự động phân tích......................................... 64
Hình 3 - 13: Phase - Vật liệu: Tất cả các phần tử cọc, đài được kích hoạt. .................. 65
Hình 3 - 14: Phase - Tải trọng: Gắn tải tập trung lên bè cọc......................................... 65
Hình 3 - 15: Mặt bằng mơ phỏng bằng Plaxis vị trí chân cột biên ............................... 65
Hình 3 - 16: Phase Initial - Chương trình tự động phân tích......................................... 65
Hình 3 - 17: Phase - Vật liệu: Tất cả các phần tử cọc, đài được kích hoạt. .................. 66
Hình 3 - 18: Phase - Tải trọng: Gắn tải tập trung lên bè cọc......................................... 66
Hình 3 - 19: Kết quả chuyển vị đứng ............................................................................ 66
Hình 3 - 20: Kết quả chuyển vị ngang theo phương x .................................................. 67

Hình 3 - 21: Kết quả chuyển vị ngang theo phương z .................................................. 67
Hình 3 - 22: Ứng suất xung quanh đầu cọc tại y = - 4.80 ............................................. 67
Hình 3 - 23: Ứng suất xung quanh mũi cọc tại y = - 40.0 ............................................. 67
Hình 3 - 24: Kết quả chuyển vị đứng ............................................................................ 68
Hình 3 - 25: Kết quả chuyển vị ngang theo phương x .................................................. 68
Hình 3 - 26: Kết quả chuyển vị ngang theo phương z .................................................. 68
Hình 3 - 27: Ứng suất xung quanh đầu cọc tại y = - 4.80 ............................................. 69
Hình 3 - 28: Ứng suất xung quanh mũi cọc tại y = - 40.0 ............................................. 69

vi


Hình 3 - 29: Kết quả chuyển vị đứng ............................................................................ 69
Hình 3 - 30: Kết quả chuyển vị ngang theo phương x .................................................. 70
Hình 3 - 31: Kết quả chuyển vị ngang theo phương z ................................................... 70
Hình 3 - 32: Ứng suất xung quanh đầu cọc tại y = - 4.50 ............................................. 70
Hình 3 - 33: Ứng suất xung quanh mũi cọc tại y = - 30.0 ............................................. 70
Hình 3 - 34: Kết quả chuyển vị đứng ............................................................................ 71
Hình 3 - 35: Kết quả chuyển vị ngang theo phương x .................................................. 71
Hình 3 - 36: Kết quả chuyển vị ngang theo phương z ................................................... 71
Hình 3 - 37: Ứng suất xung quanh đầu cọc tại y = -4.50 .............................................. 72
Hình 3 - 38: Ứng suất xung quanh mũi cọc tại y = -30.0 .............................................. 72

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 - 1: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp đất tại khu vực I. ............. 26
Bảng 1 - 2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp đất tại khu vực II. ............ 27
Bảng 1 - 3: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp đất tại khu vực III. .......... 27

Bảng 2 - 1: Hệ số uốn dọc φ .......................................................................................... 32
Bảng 3 - 1: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp đất tại vị trí xây dựng ...... 52
Bảng 3 - 2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp đất 1. ............................... 53
Bảng 3 - 3: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp đất 2. ............................... 54
Bảng 3 - 4: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp đất 3. ............................... 55
Bảng 3 - 5: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp đất 4. ............................... 56
Bảng 3 - 6: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp đất 5. ............................... 57
Bảng 3 - 7: Bảng nội lực phân tích cơng trình, tại chân cột có nội lực lớn nhất........... 59
Bảng 3 - 8: Bảng thông số vật liệu đầu vào mô hình Plaxis ......................................... 60
Bảng 3 - 9: Bảng so sánh kết quả phân tích trường hợp chiều dài cọc L=16,0m. ........ 73
Bảng 3 - 10: Bảng so sánh kết quả phân tích trường hợp chiều dài cọc L=21,0m. ...... 74
Bảng 3 - 11: Bảng so sánh kết quả phân tích trường hợp chiều dài cọc L=27,0m. ...... 75
Bảng 3 - 12: Bảng so sánh kết quả phân tích trường hợp chiều dài cọc L=30,0m đối
với móng bè cọc và L=36,0m đối với móng cọc........................................................... 76
Bảng 3 - 13: Bảng so sánh kết quả phân tích trường hợp chiều dài cọc L=30,0m đối
với móng bè cọc và L=40,0m đối với móng cọc........................................................... 77

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Việc lựa chọn giải pháp móng phù hợp cho cơng trình có vai trị rất quan trọng. Trong
các giải pháp nền móng, móng cọc ngày càng được sử dụng nhiều ở Việt Nam do nhu
cầu phát triển của kinh tế dẫn đến nhu cầu xây dựng cơng trình dân dụng và hạ tầng
được mở rộng và phát triển ở khắp các vùng miền trên cả nước.
Trong điều kiện nước ta việc tính tốn thiết kế móng cọc đến nay vẫn cịn sử dụng
những mơ hình tính theo quan điểm cho rằng cọc chỉ có tác dụng giảm lún và gia cố
nền hoặc cọc chịu tồn bộ tải trọng từ bè truyền xuống. Khơng giống như thiết kế
móng cọc thơng thường, giải pháp móng bè - cọc được thiết kế có kể đến sự làm việc

đồng thời của cả cọc lẫn bè móng. Ưu điểm của kết cấu móng bè – cọc là: 1) phù hợp
với điều kiện địa chất khi mà lớp chịu tải tốt nằm quá sâu; 2) tận dụng và phát huy tối
đa khả năng chịu tải của bè móng, từ đó dẫn tới khả năng giảm giá thành xây dựng.
Các nghiên cứu của Phùng Đức Long [1], Katzenbach [2] cho thấy phần móng bè có
thể tiếp nhận từ 30% đến 60% tải trọng từ cơng trình trong nhiều điều kiện địa chất
cơng trình.
Giải pháp móng bè – cọc là một giải pháp đã được áp dụng cho rất nhiều công trình
trên thế giới. Ở Việt Nam, dù cịn mới mẻ song gần đây đã có những nghiên cứu về
giải pháp này [1] [3] [4]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu áp dụng giải pháp móng bè – cọc
cho các điều kiện địa chất cơng trình cụ thể vẫn cịn hạn chế.
Sóc Trăng là thành phố đang trên đà phát triển. Việc sử dụng móng cọc cho các nhà
cao tầng đang là nhu cầu thiết yếu. Để thiết kế móng một cách phù hợp và kinh tế, luận
văn này xem xét việc áp dụng giải pháp móng bè – cọc với điều kiện địa chất cơng trình
khu vực thành phố Sóc trăng, từ đó đưa ra phương án thiết kế tối ưu cho các kỹ sư.
2. Mục đích của Đề tài
Nghiên cứu áp dụng phương án móng bè - cọc cho điều kiện đại chất thành phố Sóc
Trăng.

1


3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện đất nền khu vực thành phố Sóc Trăng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số đất nền tới sự làm việc của hệ móng bè cọc.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Giới thiệu những nghiên cứu về sự làm việc đồng thời của móng và bè móng cơng
trình của các tác giả Việt Nam và thế giới.
Phân tích sự làm việc đồng thời của hệ móng bè cọc qua một ví dụ tổng qt là một
cơng trình tại thành phố Sóc Trăng.

Tính tốn một cơng trình cụ thể để phân tích ảnh hưởng của các điều kiện đất nền tới
thiết kế móng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết về phần tử hữu hạn (FEM), các phầm mềm tính tốn theo
phương pháp phần tử hữu hạn chun ngành.
Mơ phỏng một cơng trình cụ thể. Thay đổi thơng số hình học của hệ móng cọc đài bè
để thu thập số liệu, phân tích để xây dựng các biểu đồ tương quan.
Thay đổi các thông số về cọc, đất nền để tìm ra những kết luận tổng qt cho bài tốn
móng cọc - đài bè.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thử nghiệm
số trên mơ hình tốn.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Móng cơng trình xây dựng đặt trên nền đất khu vực thành phố Sóc Trăng.
6. Kết quả đạt được
Nghiên cứu được sự tương tác giữa móng bè và cọc.
Nghiên cứu được sự chuyển vị của hệ móng bè - cọc trong đất nền, đồng thời có sự
đánh giá ảnh hưởng qua lại giữa cọc với cọc phía dưới cơng trình.
2


Đánh giá được sức chịu tải của hệ móng bè cọc. Từ đó, đề xuất lựa chọn các giải pháp
thiết kế đảm bảo an tồn chịu lực của cơng trình và tối ưu hóa chi phí xây dựng cơng
trình mang lại giá trị to lớn xã hội.
7. Nội dung, bố cục của luận văn
Với nội dung như trên, báo cáo của luận văn gồm ba chương nội dung chi tiết và phần
kết luận.
Chương 1: Tổng quan về móng bè cọc.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết phương pháp phân tích tính tốn móng bè – cọc.
Chương 3: Kết quả phân tích tính tốn móng bè – cọc cho cơng trình dự kiến.
Phần kết luận: Đánh giá các vấn đề mà luận văn đã giải quyết được, khả năng ứng

dụng của đề tài vào việc thiết kế các cơng trình thực tế, nhiệm vụ cần tiếp tục nghiên
cứu trong giai đoạn tiếp theo nhằm xây dựng hồn chỉnh phương pháp tính.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÓNG BÈ - CỌC
1.1 Tổng quan về móng bè - cọc
Trong những năm gần đây, móng bè - cọc đang ngày càng được cơng nhận như là một
giải pháp móng đem lại hiệu quả kinh tế cao trong xây dựng các cơng trình trên thế
giới cũng như tại Việt Nam.
Giải pháp sử dụng móng bè - cọc khơng giống như thiết kế móng cọc thơng thường,
trong đó cọc được thiết kế để chịu phần lớn tải trọng từ cơng trình, móng bè - cọc được
thiết kế có kể đến sự phân phối tải trọng bên trên xuống nền đất dưới bè móng và cọc.
Móng bè - cọc là một hệ thống kết hợp bao gồm các phần tử chịu lực làm việc đồng
thời với nhau gồm có các cọc, bè và nền đất bên dưới. Trong đó, bè có chức năng liên
kết và phân phối tải trọng từ chân kết cấu bên trên đến các cọc và truyền một phần tải
trọng xuống đất nền tại vị trí tiếp xúc giữa bè và nền đất; cọc có chức năng truyền tải
trọng xuống nền đất dưới chân cọc qua sức kháng mũi và truyền tải trọng vào nền đất
xung quanh qua sức kháng bên.
Ưu điểm của kết cấu móng bè - cọc là:
- So sánh với móng cọc thì móng bè - cọc có số lượng cọc nhỏ hơn và chiều dài cọc
cũng ngắn hơn.
- Cải thiện được điều kiện làm việc của móng nơng nhờ giảm độ lún cũng như độ lún
lệch. Cọc giữ vai trò như bộ phận giảm lún.
- Giảm được ứng suất cũng như moment nội lực trong móng bè nhờ sự sắp xếp hợp lý
của cọc.
- Phát huy vai trò chịu lực của phần móng bè.
- Giảm thiểu khả năng phìn trồi khi đào hố móng.
- Có thể bố trí cọc để chịu tải trọng lệch tâm từ cơng trình bên trên.

Bên cạnh những ưu điểm, việc phân tích và áp dụng móng bè - cọc vào thực tế vẫn tồn
4


tại một số khó khăn, nhược điểm như:
- Ở Việt Nam, việc tính tốn móng bè - cọc chưa được xem xét kỹ, các thiết kế chưa
đánh giá và phản ánh rõ vai trị của bè móng, đất và hệ thống cọc.
- Việc thiết kế cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu các tiêu chuẩn làm cơ sở tính tốn.
- Ngồi ra, việc phân tích móng bè - cọc chưa xét đến các yếu tố tác động tới cơng
trình. Theo Nguyễn Thanh Sơn [3] một phân tích đầy đủ tương tác bè - cọc với nền
đất cần thiết phải xét đầy đủ các yếu tố: Sức chịu tải tới hạn của móng dưới tác động
của tổ hợp tải trọng; Ảnh hưởng của tác động có tính chất chu kỳ đến ứng xử của
móng; Độ lún tổng thể của móng; Độ lún lệch giữa các khối nhà và với cơng trình lân
cận; Ảnh hưởng giữa móng bè với cọc, giữa các cọc với nhau; Ảnh hưởng của động
đất bao gồm cả những trận động đất kích thích, khả năng hóa lỏng của đất và phản ứng
động của kết cấu dưới tác động của tải trọng gió,…
1.2 Các quan điểm thiết kế móng cọc hiện nay
Hiện nay, việc thiết kế móng cọc chịu tải trọng cho cơng trình có nhiều quan điểm tính
tốn phân tích với những ưu điểm và nhược điểm khác nhau cho từng trường hợp, có
thể kể đến một số quan điểm thiết kế móng cọc hiện nay như sau:
1.2.1 Quan điểm cọc chịu tải trọng hoàn toàn
Là quan điểm thiết kế cọc được xem là truyền thống và áp dụng rộng rãi, trong đó cọc
được thiết kế để tiếp nhận tồn bộ tải trọng của cơng trình truyền xuống mà không kể
tới sự tham gia chịu tải của nền đất dưới đài cọc. Trong tính tốn, hệ móng cịn tính
như móng cọc đài thấp với nhiều giả thiết gần đúng như:
- Tải trọng ngang do nền đất trên mức đáy đài tiếp thu.
- Đài móng tuyệt đối cứng, ngàm cứng với các cọc, chỉ truyền tải trọng đứng lên các
cọc, do đó cọc chỉ chịu kéo hoặc nén.
- Cọc trong nhóm cọc làm việc như cọc đơn, và cọc chịu tồn bộ tải trọng từ đài
móng.

- Khi tính tốn tổng thể móng cọc thì coi hệ móng là một khối móng quy ước.

5


-Tính tốn theo cách này có ưu điểm là đơn giản, thiên về an tồn nhưng khơng đạt
hiệu quả kinh tế, đo đó đây là một phương án thiết kế móng cọc lãng phí.
1.2.2. Quan điểm bè chịu tải trọng hoàn toàn
Kết cấu bè được thiết kế để chịu phần lớn tải trọng tác dụng lên móng, các cọc chỉ
nhận một phần nhỏ tải trọng truyền xuống, cọc được bố trí hạn chế cả về số lượng sức
chịu tải với mục đính chính là gia cố nền, giảm độ lún trung bình và lún lệch. Độ lún
của móng thường lớn, vượt quá độ lún cho phép, ngoài ra với tải trọng cơng trình lớn,
tính theo quan điểm này thường khơng đảm bảo sức chịu tải của nền đất dưới móng.
1.2.3. Quan điểm móng bè - cọc đồng thời chịu tải trọng cơng trình
Hệ kết cấu móng đài - cọc đồng thời làm việc với đất nền theo một thể thống nhất, xét
đến đầy đủ sự tương tác giữa các yếu tố đất nền - bè - cọc. Trong quan điểm này, các
cọc ngồi tác dụng giảm lún cho cơng trình, cịn phát huy hết được khả năng chịu tải,
do đó số lượng cọc ít hơn, chiều dài cọc ngắn hơn. Khi cọc đã phát huy hết khả năng
chịu tải, thì một phần tải trọng còn lại sẽ do phần bè chịu và làm việc như móng bè
trên nền thiên nhiên.
Trong quan điểm này, độ lún của cơng trình thường lớn hơn so với quan điểm cọc chịu
tải hoàn toàn nhưng về tổng thể, nó vẫn đảm bảo nằm trong quy định với một hệ số an
tồn hợp lý, do đó quan điểm tính tốn này cho hiệu quả kinh tế tốt hơn so với quan
điểm cọc chịu tải trọng hoàn tồn. Tuy nhiên, q trình tính tốn phân tích cần sử dụng
các mơ hình phức tạp hơn, do đó hiện nay quan điểm này chưa được áp dụng phổ biến
rộng rãi.
Trên cơ sở giả thiết và mơ hình, phương pháp tính tốn móng bè - cọc được phân
thành các nhóm như sau:
- Những phương pháp kinh điển.
- Phương pháp móng cọc tương đương hoặc móng bè tương đương.

- Những phương pháp giải tích đơn giãn.
- Những phương pháp số dựa vào phương pháp phần tử hữu hạn.

6


1.3 Cấu tạo và ứng dụng của móng bè - cọc
1.3.1. Cấu tạo của móng bè - cọc
Móng bè - cọc là một loại móng cọc, cho phép phát huy được tối đa khả năng chịu lực
của cọc và tận dụng được một phần sức chịu tải của nền đất dưới đáy bè. Móng bè cọc cịn được gọi là móng bè trên nền cọc.
Móng bè - cọc cấu tạo gồm hai phần: bè và các cọc.
- Bè hay đài cọc có nhiệm vụ liên kết và phân phối tải trọng từ chân kết cấu cho các
cọc, đồng thời truyền một phần tải trọng xuống đất nền tại vị trí tiếp xúc giữa đáy bè
và đất nền. Bè có thể làm dạng bản phẳng hoặc bản dầm nhằm tăng độ cứng chống
uốn.
- Các cọc làm nhiệm vụ truyền tải trọng xuống nền đất dưới chân cọc thông qua sức
kháng mũi và vào nền đất xung quanh cọc thông qua sức kháng bên. Có thể bố trí cọc
trong đài thành nhóm hay riêng rẽ, bố trí theo đường lối hay bố trí bất kỳ tuỳ thuộc vào
mục đích của người thiết kế, nhằm điều chỉnh lún không đều, giảm áp lực lên nền ở
đáy bè hay giảm nội lực trong bè...

Hình 1 - 1: Các phương án bố trí cọc trong đài
Cách bố trí cọc trong đài thường theo nguyên tắc trọng tâm nhóm cọc trùng hoặc gần
với trọng tâm tải trọng cơng trình. Giải pháp này có ưu điểm là tải trọng xuống cọc
được phân bố hợp lí hơn; tính làm việc tổng thể của nhóm cọc tốt hơn.
7


Hình 1 - 2: Cấu tạo móng bè cọc
1.3.2 Ứng dụng của móng bè - cọc

Móng bè cọc thường được sử dụng tương đối nhiều trong các cơng trình xây dựng cao
tầng. Sở dĩ lựa chọn giải pháp kết cấu móng bè cọc vì đa phần tại vị trí xây dựng cơng
trình có lớp đất yếu rất dày, việc bố trí cọc theo đài đơn hay băng trên cọc khơng đủ.
Cần phải bố trí cọc trên tồn bộ diện tích xây dựng mới mang đảm bảo khả năng chịu
tải trọng của cơng trình. Hơn nữa bè cọc sẽ làm tăng tính cứng tổng thể của nền móng
bù đắp lại sự yếu kém của nền đất.
- Nhà dân dụng: Chủ yếu là móng bè trên cọc nhồi hoặc cọc barrette. Móng bè cọc
thích hợp với kết cấu ống, kết cấu khung vách.
- Nhà cơng nghiệp: Chủ yếu là móng bè trên cọc đóng hoặc ép. Đặc điểm nhà cơng
nghiệp là diện tích mặt bằng lớn, cấu tạo địa chất thường khơng ổn định; cọc sử dụng
trong cơng trình này thường có tác dụng chính là gia cố nền, giảm độ lún lệch và lún
tuyệt đối.
- Cơng trình cảng, thuỷ: Chủ yếu là móng bè trên cọc đóng hoặc ép. Đặc điểm của các
cơng trình này là chịu tải trọng lớn, có quy định nghiêm ngặt về độ lún tuyệt đối và lún
lệch.

8


1.4 Cơ chế làm việc của móng bè - cọc
Móng bè - cọc là một giải pháp nền móng để giảm thiểu độ lún cũng như lún lệch, tận
dụng được khả năng chịu tải của đất nền bên dưới móng bè và làm giảm thiểu moment
uốn trong móng bè. Tính chất nổi bật của móng bè -cọc là sự ảnh hưởng tương hỗ giữa
đất và kết cấu móng trong quá trình chịu tải.

Hình 1 - 3: Sự tương tác làm việc của móng bè cọc (Poulos, 2000)
- Sự tương tác giữa cọc với đất .
- Sự tương tác giữa cọc với cọc .
- Sự tương tác giữa bè với đất .
- Sự tương tác giữa cọc với bè .

Tùy theo độ cứng của móng bè mà nó tiếp thu tải trọng S t từ cơng trình bên trên và
truyền qua đất nền bên dưới thông qua áp lực tiếp xúc của đất nền ký hiệu là R, và
thông qua ma sát tiếp xúc giữa đất và các cọc ΣR pi . Vậy tổng phản lực của móng bè cọc là:
R t = R r + ΣR pi ≥ S t

(1 - 1)

Theo quan điểm thiết kế trước đây thì tải trọng của cơng trình phải truyền qua móng bè

9


hoặc truyền qua cọc. Trên quan điểm của móng bè - cọc thì tải trọng của cơng trình
vừa phân phối lên bè vừa phân phối lên cọc. Hệ số phân phối tải trọng cho cọc ký hiệu
là α pr được định nghĩa là tỉ số giữa tổng tải trọng cọc chịu trên tải trọng mà cả hệ thống
bè và cọc chịu:
α pr = ΣR pi / R t

(1 - 2)

Hệ số α pr = 0 chỉ trường hợp của móng nông và α pr = 1 chỉ trường hợp thuần túy móng
cọc mà khơng có sự tiếp xúc với đất bên dưới móng bè. Việc ảnh hưởng của cọc đến
độ lún của móng bè tùy thuộc vào hệ số phân phối tải trọng, mà hệ số tải trọng lại phụ
thuộc vào số lượng và chiều dài các cọc.
Cơ chế làm việc và sự tác động qua lại giữa kết cấu móng bè - cọc và nền đất dưới bè
móng như sau:
+ Bè móng: Bè móng có tác dụng liên kết các đầu cọc thành một khối thống nhất và
khi tải trọng truyền xuống (gồm tải tập trung tại các vị trí chân cột), bè móng sẽ trực
tiếp tiếp nhận các tải trọng này, sau đó phân phối một phần cho các cọc và một phần
truyền thẳng xuống nền đất bên dưới. Sự phân phối này phụ thuộc vào việc bố trí các

cọc, độ cứng của nền đất và độ cứng kháng uốn của đài.
+ Nền đất dưới bè móng: Khi bè móng chịu tác động của tải trọng, một phần tải trọng
được truyền xuống cho các cọc và một phần được phân phối cho nền đất dưới bè
móng. Tỷ lệ phân phối này còn phụ thuộc vào các yếu tố: độ cứng của nền đất, chuyển
vị của đài, chuyển vị của cọc và việc bố trí các cọc.
+ Ảnh hưởng của cọc: Cơ chế làm việc của cọc là nhờ được hạ vào các lớp đất tốt phía
dưới nên khi chịu tác động của tải trọng đứng từ đài móng nó sẽ truyền tải trọng này
xuống lớp đất tốt thơng qua lực ma sát giữa cọc với đất và lực kháng ở mũi cọc làm
cọc chịu kéo hoặc nén. Trong q trình làm việc cọc cịn chịu thêm các tác động phức
tạp khác như: hiệu ứng nhóm cọc, lực ma sát âm ... Do có độ cứng lớn nên cọc tiếp
nhận phần lớn tải trọng từ móng bè truyền xuống và một phần do nền tiếp nhận.
+ Ảnh hưởng của nhóm cọc: Sự làm việc của cọc đơn khác với sự làm việc của nhóm
cọc. Khi khoảng cách các cọc khá lớn (khoảng cách cọc lớn hơn 6D, với D là đường

10


kính cọc) thì cọc làm việc như cọc đơn.
Xét cọc và nhóm cọc trên hình 1-3, các đường cong trên hình 1-3a thể hiện đường
đẳng ứng suất do cọc đơn gây ra, cịn ở hình 1-3b, ta thấy ứng suất ở giữa nhóm cọc sẽ
do tải trọng truyền từ nhiều cọc tới, do đó ứng suất dưới nhóm cọc lớn hẳn lên. Nếu
mỗi cọc trong nhóm cọc và cọc đơn cùng chịu một tải trọng làm việc thì độ lún của
nhóm cọc lớn hơn độ lún của cọc đơn. [6]

a)

b)

Hình 1 - 4: Hiệu ứng nhóm cọc
Sức chịu tải của nhóm cọc cũng nhỏ hơn cọc đơn:

P u, nhóm cọc = η x n x P u, cọc đơn

(1 - 3)

Trong đó:
η - hệ số nhóm.
n – Số lượng cọc trong nhóm.
P u, nhóm cọc – Sức chịu tải của nhóm cọc.
P u, cọc đơn – Sức chịu tải của một cọc đơn.
Khi đóng hoặc ép cọc vào đất hạt thô trạng thái rời hoặc chặt vừa, đất sẽ chặt lên, do
đó cải thiện được sức chịu tải của từng cọc η ≈ 1.
Cịn khi đóng hoặc ép cọc vào đất dính, cấu trúc đất bị xáo trộn, sức chịu tải giảm
xuống nhiều. Sau một thời gian cọc nghỉ, sức kháng cắt sẽ phục hồi dần nhưng ít khi
11


phục hồi được 100%. Vì vậy, η ≈ 0,8 ÷ 0,9.
Tóm lại: Sự làm việc của hệ đài cọc - cọc - đất nền là một hệ thống nhất làm việc đồng
thời cùng nhau và tương tác lẫn nhau rất phức tạp. Sự tương tác đó phụ thuộc vào độ
cứng kháng uốn của đài cọc, độ cứng của nền đất (đáy đài), độ cứng của cọc (khả năng
chịu tải và bố trí cọc). Nhờ vào sự tương tác đó mà tải trọng được phân phối xuống
nền đất gây ra chuyển vị của nền, chuyển vị này phân phối lại tải trọng cho kết cấu bên
trên từ đó có tác dụng điều chỉnh chênh lệch lún, giữ được độ ổn định khơng gian cho
móng.
1.5 Các phương pháp phân tích móng bè - cọc
1.5.1. Các phương pháp đơn giản
 Phương pháp tính tốn như móng cọc đài thấp
Phương pháp này dựa trên quan niệm tính tốn xem tồn bộ tải trọng cơng trình do cọc
chịu.
Chiều sâu chơn móng h m phải thoả mãn điều kiện tải trọng ngang H được cân bằng với

áp lực đất bị động của đất trong phạm vi đài cọc, để cho các cọc không bị tác dụng của
lực ngang mà chỉ hồn tồn làm việc chịu nén.
Mơmen ngoại lực được cân bằng với các phản lực tại đầu cọc với các tọa độ (x i , yi )
của cọc.
Riêng đối với móng chỉ có một cọc đặt đúng tâm thì cần phải xem là cọc đơn chịu
mơmen và tải trọng ngang.
Do đó điều kiện để xem như là móng cọc đài thấp là cọc phải được bố trí trên 2 cọc trở
lên, để chống lại moment.
Phản lực trên đầu cọc có tọa độ (x i ,yi ) là :
Pi =

N My
Mx
±
.x i ±
.yi
2
n ∑ xi
∑ yi2

12

(1 - 4)


Trong đó :
M x – Moment theo phương trục y
M y – Moment theo phương trục x
x i , yi - toạ độ của cọc thứ i so với vị trí tải trọng
 Phương pháp tính tốn như móng bè

Phương pháp này dựa trên quan niệm tính tốn xem tồn bộ tải trọng cơng trình do bè
chịu lực, cọc chỉ có tác dụng chính gia cố nền và giảm lún.
Theo phương pháp này, tuỳ theo độ cứng của bè mà ta xem bè như móng cứng tuyệt
đối hoặc móng mềm.
- Móng tuyệt đối cứng
Phản lực dưới đáy móng tuyệt đối cứng xem như phân bố đều. Sau khi có nội lực ở cổ
cột từ khung truyền xuống, tính tổng lực nén ΣN do các cột truyền xuống móng:
ΣN = N 1 + N 2 + … + N i

(1 - 5)

Khi đó, ứng suất dưới đáy móng (kích thước móng L m và B m ) xác định theo công thức
của Sức bền vật liệu:
=
σ

∑N
Bm .L m

±

M x .y M y .x
±
Iy
Ix

(1 - 6)

Trong đó:
Ix =


1
Bm .L3m - Moment quán tính quanh trục x
12

(1 - 7)

Iy =

1
L m .B3m - Moment quán tính quanh trục y
12

(1 - 8)

M x = ∑ N.e L - Moment quanh trục x

(1 - 9)

M y = ∑ N.e B - Moment quanh trục y

(1 - 10)

13


e L , e B – là độ lệch tâm của trọng tâm móng và tâm lực theo phương cạnh L, B.

N


L

eL

x

eB

y
B

Hình 1 - 5: Sơ đồ tính móng tuyệt đối cứng
- Móng mềm
Khi kích thước móng lớn, độ cứng của móng giảm, phản lực nền khơng phân bố theo
quy luật bậc nhất, ta phải tính móng như móng mềm.
Để tính móng mềm, ta có thể dùng phương pháp tính của dầm trên nền đàn hồi hoặc
đơn giản hơn là sử dụng mơ hình hệ số nền Winkler trong đó thay thế đất nền bằng hệ
lị xo độc lập, có độ cứng lò xo K = C z .F với các lị xo ở giữa móng hoặc K = C z .F 1
với các lị xo ở biên móng.
Trong đó:
C z là hệ số nền của đất (kN/m3)
F, F 1 là độ lún của đất trong phạm vi diện gia tải (m)

Hình 1 - 6: Sơ đồ tính móng mềm theo giả thiết của E. Winkler

14


Hệ số nền C z không phải là hằng số mà nó thay đổi theo nhiều thơng số như kích
thước móng (B x L); Chiều sâu chơn móng; Cấu tạo từng loại đất;… Có nhiều phương

pháp xác định hệ số nền C z :
- Phương pháp dựa vào kết quả thí nghiệm:
+ Thí nghiệm bàn nén: Năm 1955, Terzaghi đã công bố các kết quả nghiên cứu về hệ
số nền, theo đó hệ số C z tỉ kệ nghịch với bề rộng móng. Trên thực tế, có thể thực hiện
thí nghiệm bàn nén với kích thước 0,3m x 0,3m, chất tải để tìm mối quan hệ giữa ứng
suất gây lún và độ lún:
σ

σ
σmin
S
Smin

S
P

Lỗ bàn nén
Nước

E

Hạt đất
Hình 1 - 7: Mơ hình thí nghiệm Terzaghi
Hệ số nền được xác định bằng cơng thức:
Cz =

σ min
Smin

(1 - 11)


Trong đó:
σ min - Ứng suất gây lún ở giai đoạn nén đàn hồi, ứng với độ lún bằng 1/4 - 1/5 độ lún

15


×