Tải bản đầy đủ (.doc) (212 trang)

Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên Sư phạm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------- & ---------

NGUYỄN TRUNG KIÊN

DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp
Mã số: 9.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ HỒNG SƠN
PGS.TS ĐẶNG THÀNH HƯNG

HÀ NỘI - 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ...............................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN......7
1.1....................................................................................................................... Tổng
quan vấn đề nghiên cứu......................................................................................7
1.1.1................................................................................................................. Các


nghiên cứu trên thế giới...................................................................................7
1.1.2...............................................................................................................Các
nghiên cứu ở Việt Nam..................................................................................10
1.2..................................................................................................................... Những
khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài................................................................16
1.2.1...............................................................................................................Dạy học
thực hành kỹ thuật.........................................................................................16
1.2.2...............................................................................................................Kỹ năng
17
1.2.3...............................................................................................................Hợp tác
18
1.2.4...............................................................................................................Kỹ năng
làm việc hợp tác.............................................................................................19
1.3..................................................................................................................... Một số
vấn đề cơ bản về kỹ năng làm việc hợp tác.......................................................20
1.3.1...............................................................................................................Đặc
điểm của kỹ năng làm việc hợp tác................................................................20
1.3.2...............................................................................................................Cấu trúc
của kỹ năng làm việc hợp tác.........................................................................22
1.3.3...............................................................................................................Quá
trình hình thành và phát triển kỹ năng làm việc hợp tác................................25
1.3.4...............................................................................................................Đánh giá
kỹ năng làm việc hợp tác...............................................................................26
1.4. Một số vấn đề trong dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác cho Sinh viên Sư phạm kỹ thuật...................................................28
1.4.1. Nguyên tắc dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm


việc hợp tác.............................................................................................................28
1.4.2. Cấu trúc của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm

việc hợp tác.............................................................................................................31
1.4.3. Hệ thống kỹ năng làm việc hợp tác cần phát triển cho sinh viên Sư phạm kỹ
thuật 35


1.4.4. Các yêu cầu của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác cho sinh viên Sư phạm.................................................................39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN....44
2.1..................................................................................................................... Khái
quát về khảo sát thực trạng...............................................................................44
2.1.1...............................................................................................................Mục
đích khảo sát..................................................................................................44
2.1.2...............................................................................................................Đối
tượng khảo sát................................................................................................44
2.1.3...............................................................................................................Phương
pháp, nội dung và tiến trình khảo sát.............................................................46
2.2..................................................................................................................... Kết quả
khảo sát thực trạng............................................................................................50
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về dạy học thực hành kỹ
thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên.......................50
2.2.2. Thực trạng dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm
việc hợp tác cho sinh viên.......................................................................................58
2.2.3. Thực trạng về vai trò của kỹ năng làm việc hợp tác của sinh viên Sư phạm kỹ
thuật trong thực tiễn nghề nghiệp............................................................................68
2.2.4...............................................................................................................Thực
trạng kỹ năng làm việc hợp tác của sinh viên Sư phạm kỹ thuật...................70
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN....77
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát

triển kỹ năng làm việc hợp tác.................................................................................77
3.1.1...............................................................................................................Đảm bảo
dạy học phải gắn với mục tiêu, nội dung chương trình mơn học...................77
3.1.3...............................................................................................................Đảm bảo
tính hệ thống..................................................................................................77
3.1.4...............................................................................................................Đảm bảo
tính thực tiễn..................................................................................................78
3.1.5...............................................................................................................Đảm bảo
tính hiệu quả tồn diện...................................................................................78
3.2. Các biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm
việc hợp tác cho sinh viên.......................................................................................79


3.2.1...............................................................................................................Nâng
cao tri thức về làm việc hợp tác cho sinh viên...............................................79
3.2.2. Thiết kế tiến trình dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác.......................................................................................................80


3.2.3. Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học hợp tác trong dạy học thực
hành kỹ thuật...........................................................................................................88
3.2.4.............................................................................................................Xây dựng
môi trường hợp tác qua ứng dụng CNTT và truyền thông...........................100
3.2.5. Đánh giá dạy học thực hành kỹ thuật tập trung vào kỹ năng làm việc hợp
tác
.................................................................................................................................102
3.3. Ứng dụng dạy học Thực hành điện cơ bản theo hướng phát triển kỹ năng làm
việc hợp tác cho sinh viên.....................................................................................104
3.3.1. Mục tiêu, cấu trúc nội dung và theo hướng dạy học Thực hành điện cơ bản
theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên..............................104

3.3.2. Dạy học Thực hành điện cơ bản theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp
tác cho sinh viên....................................................................................................110
CHƯƠNG 4 . KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ..................................................117
4.1................................................................................................................... Mục đích,
đối tượng và phương pháp kiểm nghiệm........................................................117
4.1.1.............................................................................................................Mục đích
kiểm nghiệm................................................................................................117
4.1.2.............................................................................................................Đối tượng
kiểm nghiệm................................................................................................117
4.1.3.............................................................................................................Phương
pháp kiểm nghiệm.......................................................................................118
4.2................................................................................................................... Kiểm
nghiệm bằng phương pháp chuyên gia...........................................................118
4.2.1.............................................................................................................Cách thức
và tiến trình thực hiện..................................................................................118
4.2.2.............................................................................................................Kết quả
kiểm nghiệm................................................................................................120
4.3................................................................................................................... Kiểm
nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm..........................................124
4.3.1.............................................................................................................Cách thức
và tiến trình thực hiện..................................................................................124
4.3.2.............................................................................................................Thang
đánh giá kết quả của SV..............................................................................128
4.3.3.............................................................................................................Kết quả
thực nghiệm.................................................................................................130
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................148


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................149
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN..............................152

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................153


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng có ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Trung Kiên


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết sâu sắc nhất đến PGS.TS Lê Hồng Sơn, PGS.TS
Đặng Thành Hưng, các thầy cô giáo trong Bộ môn Phương pháp dạy học - Khoa Sư
phạm kỹ thuật đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên để tơi có thể hồn thành
luận án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Gián hiệu, tập thể các thầy cô giáo,
các sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật - Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học
Sư phạm kỹ thuật Nam Định, Khoa Sư phạm kỹ thuật - Đại học kỹ thuật công
nghiệp, Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và nhiệt tình tham gia quá trình khảo sát,
thực nghiệm để tơi có thể hồn thành kết quả nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới khoa Sư phạm kỹ thuật, phòng Sau đại học, Ban
Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi có mơi
trường học tập và nghiên cứu tốt nhất.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, Khoa
Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã tạo nhiều điều kiện trong cơng
tác để tơi có thể nghiên cứu và hồn thành luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn, trân trọng đến gia đình, người thân, các
bạn bè, đồng nghiệp, những người ln khuyến khích, động viên và giúp đỡ về mọi

mặt để tơi có thể hồn thành quá trình nghiên cứu của mình.
Tác giả

Nguyễn Trung Kiên


1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

Viết
tắt
CĐSP

Viết đầy đủ
Cao đẳng sư phạm

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

DHHT

Dạy học hợp tác


4

ĐC

Đối chứng

5

ĐHSP

Đại học sư phạm

6

GV

Giảng viên

7

HTHT

Học tập hợp tác

8

HS

Học sinh


9

LVHT

Làm việc hợp tác

10

NXB

Nhà xuất bản

11

PPDH

Phương pháp dạy học

12

PTDH

Phương tiện dạy học

13

SV

Sinh viên


14

THKT

Thực hành kỹ thuật

15

TN

Thực nghiệm


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc của kỹ năng làm việc hợp tác....................................................23
Hình 1.2. Cấu trúc của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác.......................................................................................................32
Hình 2.1. Thực trạng nhầm lẫn về đặc điểm dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ
năng LVHT của SV Sư phạm..................................................................................57
Hình 2.2. Ý kiến của giảng viên về sự thuận lợi của nội dung giáo trình,...............59
tài liệu để thiết kế nhiệm vụ hợp tác cho sinh viên..................................................59
Hình 2.3. Thực trạng về cách thức chia nhóm thực hành.........................................62
Hình 3.1. Tiến trình thiết kế nhiệm vụ thực hành theo hướng.................................81
phát triển kỹ năng LVHT cho sinh viên...................................................................81
Hình 3.2. Tiến trình tổ chức hoạt động thực hành theo hướng.................................85
phát triển kỹ năng LVHT cho sinh viên...................................................................85
Hình 3.3. Ứng dụng kỹ thuật khăn trải bàn trong dạy học THKT...........................96
Hình 3.4. Cách thức ứng dụng CNTT và truyền thông hỗ trợ quá trình dạy học
THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT.........................................................101

Hình 4.1.Đồ thị tần suất số sinh viên đạt điểm Xi (kiểm tra lần 1)........................137
Hình 4.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến fasau kiểm tra lần 1.......................................138
Hình 4.3. Đồ thị tần suất số sinh viên đạt điểm Xi (kiểm tra lần 2).......................141
Hình 4.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến fa sau kiểm tra lần 2......................................141
Hình 4.5. Đồ thị so sánh kết quả điểm trung bình học tập của 2 đợt đánh giá.......142
Hình 4.6. Biểu đồ kết quả trung bình kỹ năng LVHT của SV trước TN................145
Hình 4.7. Biểu đồ kết quả trung bình kỹ năng LVHT của SV sau thực nghiệm.....146


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc hợp tác.............................................27
Bảng 1.2. Mức độ kỹ năng làm việc hợp tác...........................................................28
Bảng 2.1.Thông tin của Giảng viên được khảo sát..................................................45
Bảng 2.2. Thông tin của Sinh viên được khảo sát....................................................45
Bảng 2.3. Thông tin của cựu Sinh viên được khảo sát.............................................46
Bảng 2.4. Kết quả ý kiến của GV về đặc điểm của dạy học THKT.........................50
theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm..........................................50
Bảng 2.5. Kết quả ý kiến của GV về nhiệm vụ của GV trong dạy học THKT.........52
theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm..........................................52
Bảng 2.6. Kết quả ý kiến của SV năm thứ nhất về đặc điểm của dạy học THKT theo
hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm..................................................55
Bảng 2.7. Kết quả ý kiến của SV năm thứ 3,4,5 về đặc điểm của dạy học THKT
theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm..........................................56
Bảng 2.8. Thực trạng số lượng SV/nhóm thực hành................................................62
Bảng 2.9. Thực trạng về hoạt động của giảng viên..................................................65
khi tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật...................................................................65
Bảng 2.10. Thực trạng cách thức đánh giá kết quả thực hành của sinh viên............67
Bảng 2.11. Vai trò của kỹ năng LVHT trong thực tiễn nghề nghiệp........................68
Bảng 2.12. Tự đánh giá của sinh viên về kỹ năng làm việc hợp tác của mình.........71
Bảng 2.13. Đánh giá của GV về kỹ năng làm việc hợp tác của sinh viên................72

Bảng 4.1. Thông tin về lớp thực nghiệm và đối chứng..........................................118
Bảng 4.2. Đánh giá khái quát về các biện pháp đã xây dựng.................................121
Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra lần 1 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng...............134
Bảng 4.4. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lần 1 lớp thực nghiệm.........................134
Bảng 4.5. Bảng tính tốn kết quả kiểm tra lần 1 lớp đối chứng.............................135
Bảng 4.6. Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm qua kiểm tra lần 1.......135
Bảng 4.7. Bảng tần suất kết quả kiểm tra lần 1 của hai lớp TN và ĐC..................136
Bảng 4.8. Bảng tần suất hội tụ tiến favề kết quả học tập lần 1...............................137


Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra lần 2 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng...............138
Bảng 4.10. Bảng tính tốn kết quả kiểm tra lần 2 lớp thực nghiệm.......................139
Bảng 4.11. Bảng tính tốn kết quả kiểm tra lần 2 lớp đối chứng...........................139
Bảng 4.12. Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm qua kiểm tra lần 2.....140
Bảng 4.13. Bảng tần suất kết quả kiểm tra lần 2 của hai lớp TN và ĐC................140
Bảng 4.14. Kết quả GV đánh giá kỹ năng LVHT của SV trước thực nghiệm........144
Bảng 4.15. Kết quả tự đánh giá kỹ năng LVHT của SV trước thực nghiệm..........144
Bảng 4.16. Kết quả GV đánh giá kỹ năng LVHT của SV sau thực nghiệm...........145
Bảng 4.17. Kết quả tự đánh giá kỹ năng LVHT của SV sau thực nghiệm.............146


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào kỉ nguyên của cuộc cách mạng 4.0, đặt ra nhiệm vụ
cho ngành giáo dục trong giai đoạn mới là đào tạo ra những thế hệ người học có thể
thích ứng với sự phát triển trên tồn thế giới, có những kỹ năng hiện đại đóng góp
cho sự hội nhập và phát triển chung của nước ta. Trước những yêu cầu của sự
nghiệp phát triển giáo dục trong thời kì mới, địi hỏi phải đặc biệt chú trọng đổi mới

PPDH vì PPDH là nhân tố cơ bản làm nên chất lượng giáo dục và đào tạo.
Định hướng đổi mới PPDH đã được thể chế trong Luật giáo dục: “Phương
pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo dục 2019, chương I,
điều 7). Những nội dung đổi mới hoạt động giáo dục đã được quan tâm đưa vào các
Nghị quyết của Đại hội Đảng X, XI, XII, đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế” đã được hội nghị Trung ương 8 khóa XI thơng qua. Nghị quyết số 29NQ/TW đã khẳng định hoạt động đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay cần phải
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Một trong những kỹ năng hết sức quan trọng
hiện nay cần phải trang bị cho người học là kỹ năng LVHT.
Ở các trường cao đẳng, đại học mục tiêu đào tạo không chỉ hướng đến trang
bị cho SV tri thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp, mà cịn giúp SV hình thành
phương pháp nghiên cứu, năng lực thích ứng trong mơi trường nghề nghiệp, có kỹ
năng làm việc cá nhân và LVHT để có thể làm việc suốt đời. UNESCO đã xác định
bốn nội dung quan trọng trong giáo dục ở thế kỉ XXI là: “Học để biết - Học để làm -


Học để tự khẳng định mình - Học để chung sống”, với nghĩa “học để chung sống”
tức là học cách để hợp tác sẽ giúp mỗi người có thể hịa mình vào cộng đồng xung
quanh, để vừa độc lập, vừa liên kết với các cá nhân khác trong môi trường sống và
làm việc, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Kỹ năng hợp tác cũng
được tổ chức giáo dục phi lợi nhuận “Partnership for 21 st Century” gồm các nhà
hoạch định chính sách và các nhà giáo dục hàng đầu tại Mỹ xác định là một trong 4
nhóm kĩ năng thiết yếu của thế kỉ 21.

Hiện nay ở các trường Sư phạm, hoạt động đổi mới phương thức đào tạo
theo hệ thống tín chỉ về nội dung, thời lượng chương trình dành ra cho SV nhiều
thời gian tự học và làm việc nhóm, SV vừa học tập cá nhân, vừa phải hợp tác nhóm
với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Đối với SV Sư phạm, kỹ năng LVHT
cịn có ý nghĩa lâu dài trong quá trình hoạt động nghề nghiệp sau này của họ, có vai
trị quan trọng với chất lượng giảng dạy ở nơi họ công tác. Họ phải chủ động, biết
phát triển các tinh thần hợp tác ngay trong các nhà trường để phát huy vai trò là
người đào tạo lực lượng những chủ nhân tương lai cho đất nước, biết làm chủ
những kỹ năng khoa học và xã hội và thiết lập được những cơ sở hợp tác trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng đối với ngành Sư phạm kỹ thuật, các nội dung
dạy học, đặc biệt là hoạt động dạy học THKT phần lớn kiến thức đều bắt nguồn từ
thực tiễn, có liên quan đến thực tiễn, địi hỏi SV cần phải có sự chia sẻ, hợp tác
trong tiến trình học tập mới có được kết quả cao.
Vì vậy, định hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm kỹ thuật là
một hướng đi hữu ích nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học.
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Dạy học thực hành
kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên Sư phạm”
để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của dạy học THKT theo hướng
phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm; từ đó đề xuất các biện pháp dạy học
THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm, nhằm góp phần nâng


cao chất lượng dạy học ở các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành Sư phạm
kỹ thuật hiện nay.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Khách thể nghiên cứu


Quá trình dạy học THKT trong chương trình đào tạo Sư phạm kỹ thuật hiện nay.
3.2.

Đối tượng nghiên cứu
Bản chất của mối quan hệ giữa dạy học THKT với sự cải thiện kỹ năng

-

LVHT của SV Sư phạm.
Biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng LVHT

-

cho SV.
3.3.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT

-

cho SV diễn ra trong không gian lớp học thực hành.
Tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu diễn ra từ tháng 3/2018 - 9/2018 tại

-

các trường CĐSP Nam Định, ĐHSP Hà Nội, ĐHSP kỹ thuật Nam Định, Đại học Kỹ
thuật công nghiệp Thái Nguyên.
Đề xuất các biện pháp dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT


-

cho SV.
Tổ chức thực nghiệm từ tháng 01/2019 - 3/2019 tại Trường ĐHSP Kỹ thuật

-

Nam Định trong dạy học học phần Thực hành điện cơ bản trên 72 SV năm thứ 2.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng được các biện pháp dạy học THKT theo hướng
phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm theo đúng bản chất, những nguyên tắc lý
luận, các yêu cầu và kỹ thuật cần thiết thì vừa hồn thành tốt mục tiêu dạy học, vừa
phát triển được kỹ năng LVHT cho SV, qua đó nâng cao chất lượng dạy học THKT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.

Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ

năng LVHT cho SV Sư phạm kỹ thuật, đề xuất hệ thống kỹ năng LVHT của SV Sư
phạm kỹ thuật hiện nay.


5.2.

Khảo sát, phân tích hoạt động dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ

năng LVHT cho SV Sư phạm hiện nay.
5.3.


Đề xuất những biện pháp dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng

LVHT cho SV Sư phạm, ứng dụng vào dạy học Thực hành điện cơ bản.
5.4.

Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.

Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp những quan điểm, lý thuyết dạy học có liên quan đến

-

THKT, dạy - học hợp tác, đề xuất hệ thống kỹ năng LVHT của SV Sư phạm kỹ
thuật.
Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết đưa ra những khái niệm cơ bản liên quan

-

đến đề tài: dạy học THKT, kỹ năng, hợp tác, kỹ năng LVHT và những đặc điểm của
kỹ năng LVHT, dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT.
6.2.

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được tiến hành trên 52 GV đang trực tiếp
công tác, giảng dạy sư phạm kỹ thuật, 554 SV Sư phạm kỹ thuật tại các trường
CĐSP Nam Định, ĐHSP Hà Nội, ĐHSP kỹ thuật Nam Định, Đại học Kỹ thuật công

nghiệp Thái Nguyên, 46 cựu SV sư phạm kỹ thuật đã tốt nghiệp, hiện đang làm việc
tại các địa phương trong cả nước trong nhiều môi trường khác nhau.
-

Phương pháp quan sát: Lập phiếu quan sát quá trình dạy học THKT, kỹ

năng LVHT của SV nhằm khảo sát, đánh giá việc dạy học THKT theo hướng phát
triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm hiện nay.
-

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm khảo sát thực trạng việc dạy

học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT và khảo sát kỹ năng LVHT của SV
Sư phạm.
-

Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các GV có chun mơn sâu về

PPDH và một số SV để định hướng nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng dạy học theo
hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm kỹ thuật và đánh giá kết quả tác
động của các biện pháp đã thực nghiệm.


Phương pháp chuyên gia: Thực hiện xin ý kiến thông qua Phiếu trưng cầu ý

-

kiến chuyên gia, qua hoạt động phỏng vấn nhằm kiểm nghiệm các đề xuất của luận
án.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm sư phạm: Thông qua phân tích, đánh giá


-

sản phẩm hoạt động của SV, từ đó phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu về kỹ
năng LVHT của SV.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm nhằm khẳng định tính

-

hiệu quả và khả thi của các biện pháp dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng
LVHT cho SV.
6.3.

Phương pháp thống kê toán học

Xử lý số liệu điều tra, thực nghiệm và trình bày kết quả nghiên cứu.
7. Đóng góp mới của luận án
7.1.

Về mặt lý luận

Phát triển cơ sở lý luận của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng
LVHT cho SV, cụ thể là:
-

Làm rõ được khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, mức độ của kỹ năng LVHT.

Làm rõ nguyên tắc, cấu trúc dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng

-


LVHT cho SV.
-

7.2.
-

Đề xuất hệ thống kỹ năng LVHT của SV Sư phạm kỹ thuật.
Về mặt thực tiễn

Đánh giá thực trạng dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT

cho SV, thực trạng kỹ năng LVHT của SV hiện nay.
-

Đề xuất 5 biện pháp dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT,

ứng dụng vào dạy học Thực hành điện cơ bản.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục; cấu
trúc của luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ
năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm


Chương 2. Thực trạng dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác cho sinh viên
Chương 3. Các biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác cho sinh viên
Chương 4. Kiểm nghiệm và đánh giá



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC
CHO SINH VIÊN
1.1.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
*

Các nghiên cứu dạy học thực hành kỹ thuật trên thế giới
Dạy học THKT là hoạt động đã xuất hiện từ lâu ở trên thế giới, sớm hơn cả là

ở các quốc gia có sự phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp.
-

Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, nền công nghiệp ở Hoa Kỳ phát triển

mạnh đặt ra nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản ở lĩnh vực này, từ đó
chương trình đào tạo nghề ở Hoa Kỳ đã ra đời [77]. Cũng trong giai đoạn này, một
số nhà giáo dục nghề nghiệp Liên Xơ cũng xem xét q trình tổ chức dạy học thực
hành theo nguyên công công nghệ, kết hợp thực hành với sản xuất tạo ra sản phẩm.
Đã có nhiều cơng trình đưa ra các mơ hình dạy học thực hành, các nội dung, khối
lượng công việc cụ thể phải làm, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần có trong thực
hành cho người học.
-

Trong cuốn "Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp" của Liên bang Nga xuất bản


năm 1960, sau được dịch sang Tiếng Việt năm 1982, các vấn đề cơ bản của giáo dục
nghề nghiệp được đưa ra, trình bày các cách thức và PPDH thực hành nghề, mục
đích để hình thành và phát triển kỹ năng làm việc trong lao động nghề nghiệp. [13]
-

Những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, dạy học thực hành theo “Phương pháp

thực hiện kỹ năng” hay “Học tập trải nghiệm” do Kolb D.A khởi xướng được thực
hiện tại Úc [81] đã đem lại những kết quả khi kết hợp lý luận và thực tiễn lao động,
giúp người học thực hiện yêu cầu bài học đặt ra ngay trong giờ học. Hướng nghiên
cứu này tiếp tục được tiến hành tại các nước có nền cơng nghiệp phát triển như
Anh, Mỹ... và được nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất hưởng ứng, đặt hàng các khóa
học cho chính cơng nhân của mình.
-

Cuốn “Lý luận dạy học thực hành nghề” của Đức [61], đề cập đến đặc

điểm, mục tiêu, phương pháp, quy trình dạy học thực hành nghề đã được Nguyễn
Đức Trí


dịch sang tiếng Việt năm 1981 là một trong những tài liệu đầu tiên về lý luận dạy
học thực hành nghề ở Việt Nam.
Giai đoạn cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nền khoa học kỹ thuật phát
triển mạnh, địi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng u cầu thực tiễn, vì vậy có
thêm những nghiên cứu trong đào tạo dạy nghề, hình thành các quan điểm dạy học
nghề như: dạy học tích hợp, dạy học theo module, dạy học theo hướng tiếp cận năng
lực, CDIO...
* Các nghiên cứu về dạy - học hợp tác, dạy học theo hướng phát triển kỹ năng

hợp tác trên thế giới
Trong lịch sử phát triển của lồi người, LVHT có một vai trò quan trọng
trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Từ thời cổ đại, đàn ông
đã hợp tác với nhau để cùng đi săn bắn, đàn bà hợp tác với nhau để cùng đi hái
lượm. Chính q trình LVHT đã thúc đẩy sự phát triển của tư duy cộng đồng, là cơ
sở cho sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Qua quá trình phát triển, với sự
bùng nổ của các Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã đặt ra những yêu cầu mới
về dạy học và đào tạo nghề nghiệp trong bối cảnh những hoạt động hợp tác diễn ra
giữa các cá nhân, tổ chức, giữa các quốc gia trên quy mơ tồn cầu. Chính vì vậy,
nghiên cứu về các PPDH nhằm phát triển các kỹ năng LVHT cũng đã có những
bước phát triển, đa dạng và phong phú.
Marco Fabio Quintilian ở những năm đầu thế kỷ thứ nhất, cho rằng người
học sẽ được hưởng lợi từ việc cùng hợp tác dạy lẫn nhau. Điều này cùng đồng quan
điểm với nhà triết học Seneca khi ông cho rằng “Khi bạn dạy, tức là bạn đã học lần
thứ hai”. Reverend Bebel và Joseph Lancaster ở những năm cuối thế kỷ XIII đã tổ
chức dạy học bằng cách chia lớp thành từng nhóm HS để hoạt động và phát triển
mơ hình này trên khắp Anh quốc. Bằng hình thức này, HS thảo luận, hợp tác, cùng
nhau tìm hiểu, phân tích khám phá các nội dung học tập và thu được kết quả học tập
tốt. Ý tưởng hợp tác trong học tập được áp dụng sang Mỹ và đã nhận được sự
hưởng ứng, phát triển trên quy mô rộng rãi bởi những nhà giáo dục tiên phong như
John Dewey, Roger Parker, Morton Deutsch... Họ đánh giá cao vai trò thiết lập mối


quan hệ xã hội thu nhỏ qua hoạt động học tập và cũng đề cao vai trò của giáo viên
khi xây dựng môi trường học tập dân chủ. John Dewey kết luận muốn biết cách hợp
tác trong cuộc sống, trong xã hội thì người học phải được thiết lập hoạt động hợp
tác ngay từ trong nhà trường. Hoạt động trong lớp học là mơ hình hố của mơi
trường xã hội vi mơ và các hoạt động học tập phải có sự tương tác giữa các thành
viên [78, tr.17]. Đến thế kỷ XVII, Jan Comenxki (1592 - 1670) cho rằng: “HS sẽ
học tốt từ việc dạy cho bạn bè và học từ bạn bè của mình”. [80, tr.15]

Năm 1979, tại Israel diễn ra hội nghị quốc tế đầu tiên về hợp tác. David
Johnson, Richard Schmuck, Larry Sherman và Elliot Aronson đã đề cập đến “Hợp
tác học tập”. Họ đã trình bày khái niệm, bản chất, đặc điểm, cấu trúc, nguyên tắc
của hợp tác trong học tập, so sánh giữa học cá nhân và học tranh đua, chỉ ra ưu,
nhược điểm từng cấu trúc của hợp tác trong học tập. Đặc biệt, chỉ rõ muốn học tập
tốt người học phải có kỹ năng học tập một cách hợp tác, đồng thời chứng minh rằng
kỹ năng học tập hợp tác đóng góp quan trọng vào sự hòa nhập giữa HS da trắng và
da đen.
Từ những năm 1980 đến nay, việc nghiên cứu về DHHT tiếp tục được đẩy
mạnh ở các nước Tây Âu. Các nghiên cứu này hướng vào xây dựng mơ hình và
chiến lược dạy học theo nhóm hợp tác một cách có hiệu quả. Có các cơng trình
nghiên cứu tiêu biểu như Brown và Palincsar năm 1989 [72], Rosenshine, Meister
năm 1994 [84], Slavin năm 1990 [89] và Renkl năm 1995 [85]. Các nghiên cứu chỉ
ra rằng DHHT hình thành và cải thiện mối quan hệ giữa các HS-SV, với những đặc
điểm xã hội và phẩm chất cá nhân khác nhau.
Trong tác phẩm “Circles of Learning: Cooperation in the Classroom”
(2009) của Jonson D., Jonhson R. và Edythe Jhonson Holubec, học hợp tác là toàn
bộ những hoạt động học tập mà SV thực hiện cùng nhau trong các nhóm, trong hoặc
ngồi phạm vi lớp học, là cơ sở để SV hình thành và phát triển kỹ năng LVHT. Theo
đó, có 5 đặc điểm quan trọng mà một giờ học hợp tác phải đảm bảo được: sự phụ
thuộc lẫn nhau tích cực của SV; sự tương tác kích thích; trách nhiệm cá nhân; kỹ
năng giữa các cá nhân,


nhóm nhỏ và tiến trình làm việc theo nhóm. [80]
Hiện nay, hoạt động dạy học theo hướng tạo lập môi trường phát triển kỹ
năng LVHT cho SV đã phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, được cụ thể
hóa bằng nhiều kỹ thuật, PPDH như: kỹ thuật Xung đột sáng tạo và thủ tục tranh cãi
của Johnson & Smith năm 1987, kỹ thuật Dự án đội SV của Sherman & WoyHazelton năm 1988, kỹ thuật Nhóm điều tra của Sharan & Sharan năm 1992, kỹ
thuật Chỉ dẫn phức tạp (Cohen, 1994), kỹ thuật Phản biện tiểu luận cặp đôi của

Millis Sherman & Cottell 1998, Kỹ thuật Puzzle Jigsaw (Aronson et al, 2000;
Aronson, 2013), Đọc hợp tác tích hợp và các thành phần …
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
* Các nghiên cứu về dạy học thực hành kỹ thuật ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ những thập niên cuối thế kỷ 19 đã hình thành tổ chức đào tạo
chính quy tại một số trường dạy nghề như trường kỹ nghệ thực hành tại Hà Nội
(1898), trường kỹ nghệ thực hành Huế (1889) và trường Bá Nghệ Sài Gòn (1889),
trường kỹ nghệ thực hành Hải Phòng (1913). Đầu thế kỷ 20 những cơ sở dạy nghề
đầu tiên được thành lập với nhiều loại hình khác nhau như: lớp dạy nghề tại xí
nghiệp, trường nghề…Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Tổng cục Dạy nghề
được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ trên cơ sở Tổng cục Đào tạo công
nhân kỹ thuật. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
quy mơ đào tạo nghề, đặc biệt là trong đào tạo lĩnh vực cơng nghiệp - kỹ thuật ngày
càng mở rộng. Tính đến tháng 12/2018, cả nước có 5 trường Sư phạm kỹ thuật đào
tạo giáo viên dạy nghề, 2.003 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo từ 13,4% năm 1998 lên 43,9% năm 2018. [60]
Qua quá trình phát triển các hoạt động dạy nghề kỹ thuật, đã có nhiều nghiên
cứu về hoạt động dạy học THKT. Trong giai đoạn gần đây, có thể kể đến các nghiên
cứu sau đây:
Nguyễn Trường Giang (2012) với luận án “Phát triển kỹ năng dạy thực hành
cho sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật” đã làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kỹ
năng dạy thực hành cho SV ĐHSP kỹ thuật. Luận án đã khảo sát thực trạng phát


triển kỹ năng dạy thực hành cho SV ĐHSP kỹ thuật trong đào tạo nghiệp vụ sư
phạm ở các trường ĐHSP kỹ thuật Hồ Chí Minh, ĐHSP kỹ thuật Hưng Yên; từ đó
đã đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng dạy thực hành của SV ĐHSP
kỹ thuật. [22]
Luận án “Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận linh hoạt tại trường Đại
học Sư phạm kỹ thuật” của Bùi Văn Hồng (2013) đã đưa ra được các nội hàm về

tiếp cận linh hoạt trong dạy học THKT, trong đó đề xuất cấu trúc của dạy học
THKT theo tiếp cận linh hoạt là mối quan hệ tác động qua lại nhau giữa GV PTDH - SV. Luận án đã tìm hiểu, phân tích hoạt động dạy học THKT tại một số
trường Đại học và Cao đẳng tại TP.Hồ Chí Minh dưới quan điểm của tiếp cận linh
hoạt, từ đó đề xuất nội dung, biện pháp và quy trình dạy học phần Thực hành máy
điện theo tiếp cận linh hoạt. [33]
Luận án“Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác trong đào tạo
giáo viên công nghệ”của Nguyễn Cẩm Thanh (2015) đã tiến hành nghiên cứu lý
luận, phân tích thực trạng dạy học THKT theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo
viên Công nghệ tại trường ĐHSP Hà Nội, đề xuất quy trình và một số biện pháp dạy
học THKT theo tiếp cận tương tác nói chung và áp dụng vào dạy học thực hành
Động cơ đốt trong. [53]
Đỗ Thế Hưng (2015) với luận án“Dạy học tiếp cận CDIO trong chương
trình đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ đại học”đã hệ thống hóa được các mơ hình
dạy học theo tiếp cận đa chiều trong lý luận dạy học đại học hiện đại, làm rõ việc áp
dụng phương pháp tiếp cận CDIO dưới góc độ lí luận dạy học đại học. Trên cơ sở
khảo sát thực trạng dạy học và chất lượng dạy học trong đào tạo Sư phạm kỹ thuật ở
các trường ĐHSP kỹ thuật Hưng Yên, ĐHSP kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, ĐHSP kỹ
thuật Nam Định, đã đề xuất được mơ hình dạy học theo tiếp cận CDIO trong đào
tạo giáo viên kỹ thuật, đề xuất thiết kế được chương trình mơn học tích hợp và thực
nghiệm tại trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng n. [32]
Ngồi ra, cũng đã có nhiều nghiên cứu khác về các hoạt động phát triển kỹ
năng trong dạy học THKT của các tác giả Nguyễn Văn Bính [7], Nguyễn Kim


Thành (2008) [56], Vũ Xuân Hùng (2016) [34]; ... Các tác giả đã phân tích về cơ
chế hình thành các kỹ năng lao động chung trong việc luyện tập và thực hành là kỹ
năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức lao động, kỹ năng tự kiểm tra và điều chỉnh hoạt
động lao động, chỉ ra cơ chế tâm - sinh lí của phương pháp luyện tập, các điều kiện
và các giai đoạn luyện tập để hình thành kỹ năng.
* Các nghiên cứu về dạy - học hợp tác, dạy học theo hướng phát triển kỹ năng

hợp tác ở Việt Nam
Ở Việt Nam với truyền thống hiếu học và đoàn kết, tư tưởng học tập hợp tác
cũng đã có từ rất lâu đời, ơng cha ta có câu “Học thày khơng tày học bạn”, điều này
cho thấy vai trị trong việc học từ bạn bè, hay như câu tục ngữ “Một cây làm chẳng
nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để khẳng định rằng LVHT là kỹ năng có
thể làm nên những thành cơng mà một cá nhân đơn lẻ không thể làm được. Giáo
dục hợp tác theo nhóm diễn ra dưới những hình thức khác nhau như: nhóm tự quản,
nhóm đơi bạn cùng tiến, nhóm ngoại khóa, nhóm sinh hoạt câu lạc bộ... Vào những
năm cuối thế kỉ XX, phong trào giáo dục theo nhóm học tập đã phát triển mạnh và
có những kết quả tốt. Tuy nhiên, thời gian đó DHHT là phong trào tự phát, chưa có
cơ sở khoa học vững chắc nên dần dần lắng xuống.
Những năm gần đây, với xu thế đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt
động của người học cùng với trào lưu hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu đã nhận
thấy cần phải tổ chức cho HS, SV học hợp tác theo nhóm. Nhiều cơng trình nghiên
cứu cũng như nhiều bài viết quan tâm tới PPDH nhằm phát huy kỹ năng LVHT của
HS, SV. Điển hình có một số tác giả sau:
Đặng Thành Hưng (2002) với tác phẩm “Dạy học hiện đại - lý luận, biện
pháp, kỹ thuật”, trên cơ sở đánh giá các cơng trình nghiên cứu của Slavin R.,
Davison N., Johnson D.W., Johnson R.T. đã đưa ra khái niệm nhóm hợp tác so sánh
với kiểu học tranh đua và học cá nhân, vai trò quan trọng của kỹ năng học tập hợp
tác và các nguyên tắc đảm bảo cho DHHT thành công [28]. Sau đó, trong một số bài
báo như: “Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại” [29], “Nhận diện và đánh giá kỹ
năng” [30]..., tác giả Đặng Thành Hưng cũng đã chỉ ra hệ thống các kỹ năng học tập


×