Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Lần 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.81 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021 LẦN II
MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm).
Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng.
Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều khơng thể coi là vinh dự, đọc ít cũng
không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích
lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc nhiều mà khơng chịu nghĩ sâu,
như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không
mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe
của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối
với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
(Bàn về đọc sách, Ngữ văn 9, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2019, tr.5)
Câu 1: Văn bản “Bàn về đọc sách ” của tác giả nào?
A. Nguyễn Đình Thi.
B. Lê Anh Trà.
C. Chu Quang Tiềm.
D. Vũ Khoan.
Câu 2: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
A. Nghị luận.
B. Thuyết minh.
C. Tự sự.
D. Biểu cảm.
Câu 3: Dịng nào nêu đúng nội dung chính của đoạn văn trên?
A. Ý nghĩa của việc đọc sách.
B. Phương pháp đọc sách.
C. Những khó khăn của việc đọc sách. D. Phương pháp chọn sách.
Câu 4: Cụm từ in đậm trong câu văn: Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối
người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
là thành phần gì của câu?


A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Trạng ngữ.
D. Khởi ngữ.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm).
Câu 5: (3,0 điểm).
Trong cuộc chiến chống COVID- 19, Việt Nam đã đạt được những thành công bước
đầu. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công này là tinh thần đại đoàn kết
toàn dân.
Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân
ta trong đại dịch COVID -19. Trong đoạn văn có sử dụng một câu văn chứa thành phần khởi
ngữ (Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ đó).
Câu 6: (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Từ hồi về thành phố
Ngửa mặt lên nhìn mặt
quen ánh điện cửa gương
có cái gì rưng rưng
vầng trăng đi qua ngõ
như là đồng là bể
như người dưng qua đường
như là sông là rừng
Thình lình đèn điện tắt
phịng buyn- đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vơ tình
ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.
(Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập 1, Nxb Giáo dục, 2019, tr.156 )

……………………………Hết…………………………
(Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:……………………….………………..SBD………………………..


PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN II, NĂM HỌC 2020- 2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm).
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
Đáp án

1
C

2
A

3
B

4
D


II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm).
Câu 5: (3,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội có cấu trúc chặt chẽ, lập
luận rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có
các ý cơ bản sau:
Phần
Nội dung
Điểm
Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc là
truyền thống quý báu của nhân dân Việt Nam.Qua bao thế hệ, tinh thần
Mở
0,25
đoạn ấy lại được thắp sáng, trở thành phong trào rộng lớn, mạnh mẽ trong
giai đoạn chống dịch bệnh COVID- 19 vừa rồi.
* Giải thích
- Tinh thần đồn kết là sự gắn bó mật thiết, chung sức, đồng lòng trong
tư tưởng và hành động giữa các cá nhân trong một cộng đồng cùng
0,5
hướng đến một mục đích chung.
- Đồn kết cịn là sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau giải quyết
khó khăn, thử thách để đi đến thành công.
* Bàn luận
- Vai trị của tinh thần đồn kết.
+ Tinh thần đồn kết tạo nên một sức mạnh lớn lao, vĩ đại, đồn kết
dẫn lối đến thành cơng.
+ Sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã được chứng minh trong lịch sử 0,25
dân tộc Việt Nam: Đoàn kết trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và
đoàn kết trong xây dựng, phát triển đất nước khi hịa bình.

- Tinh thần đồn kết dân tộc của nhân dân ta trong bối cảnh hiện nay
Thân
Hiện nay, khi đại dịch COVID- 19 đã lan rộng khắp toàn cầu và trở
đoạn
thành “ cơn ác mộng kinh hoàng” của các quốc gia với những mối đe
dọa về sức khỏe, tính mạng và gây nên sự khủng hoảng về mọi mặt
trong đời sống xã hội thì chưa bao giờ hai từ “ Đoàn kết” lại được nhắc
nhiều đến thế. Ở Việt Nam, có thể nói, một trong những yếu tố quan
trọng để chúng ta có được thành cơng ban đầu trong cuộc chiến chống
virus SARS- CoV2 chính là nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân
tộc.
+ Ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh, với tinh thần “ chống dịch như
chống giặc”, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân
đồn kết một lịng đồng thời đưa ra những quyết sách đúng đắn để
0,25
phòng chống dịch. ( Học sinh lấy dẫn chứng )
VD: Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi “ Toàn thể dân
tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó
khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID- 19”


Kết
đoạn

Chủ trương của Đảng và Nhà nước: Mỗi người dân là một chiến sĩ
trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh…
+ Nhân dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đều đồng lịng, hưởng
ứng, nỗ lực hợp tác với Chính phủ trong phòng chống dịch bệnh.
( Học sinh lấy dẫn chứng )
VD: Các hoạt động thiện nguyện “lá lành đùm lá rách” diễn ra khắp

nơi trên đất nước nhằm đoàn kết đẩy lùi dịch bệnh như các tổ chức, cá
nhân thực hiện phát đồ ăn, nước uống miễn phí, cây ATM gạo…)
- Nhưng bên cạnh những việc làm tốt đẹp thể hiện tinh thần đồn kết
đó cịn có khơng ít những đối tượng sống ích kỉ chỉ vì lợi ích riêng mà
bỏ qua lợi ích chung, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân
hoặc chia rẽ tình đồn kết trong nhân dân. Đó là những hành động
đáng lên án.
( Học sinh lấy dẫn chứng: Hiện tượng tăng giá khẩu trang, tung tin giả
về tình hình dịch bệnh…)
* Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa, sức mạnh to lớn của tinh
thần đoàn kết “ Ba cây chụm lại nên hịn núi cao”.
- Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết trong
cộng đồng, xã hội cùng hướng đến lợi ích chung. Đồng thời lên án lối
sống cá nhân, ích kỉ; đấu tranh chống lại những âm mưu chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc…
- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết dân tộc.
- Liên hệ bản thân.
- Đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ

0,25

0,25

0,5

0,25
0,5

Câu 6: (5,0 điểm).

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Bài viết có
bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy,
không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo những ý cơ bản sau:
Phần
Mở bài

Thân
bài

Nội dung
- Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu đoạn thơ: Bốn khổ thơ cuối là cảm nghĩ của nhân vật trữ
tình về vầng trăng hiện tại.
a. Khái quát
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Năm 1978, ba năm sau khi kết thúc cuộc
kháng chiến chống Mĩ. Nhà thơ cũng như nhiều người lính từ rừng về
thành phố, quen với cuộc sống đơ thị, những năm tháng chiến tranh trở
thành quá khứ mờ dần.
- Bốn khổ thơ cuối bài thơ đã tái hiện hình ảnh vầng trăng hiện tại và
cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình khi gặp lại vầng trăng.
b. Cảm nhận về đoạn thơ.
* Người lính với vầng trăng hiện tại .
( Dẫn và phân tích khổ thơ 1)
- Từ “hồi” lặp lại lần thứ 3 trong bài thơ mang ý nghĩa về sự đổi thay.Từ
khi về thành phố, người lính quen dần với cuộc sống tiện nghi hiện đại:
Nhà cao tầng, ánh điện, cửa gương…
- Cuộc sống hiện đại của điện gương đã làm át đi sức sống của ánh trăng


Điểm
0,25

0,5

1,0


trong tâm hồn con người. Vẫn là vầng trăng xưa nhưng trong hoàn cảnh
mới, trăng hoàn toàn xa lạ, từ “vầng trăng tri kỉ” thành “ người dưng
qua đường”. Trăng được nhân hóa giống như một con người, vẫn rất
gần với người lính năm xưa nhưng người lính ấy đã qn điều mà có
thời anh tưởng rằng “ sẽ khơng bao giờ quên”.
- Lời thơ trong hai dòng cuối khổ thơ lạnh lùng mà nhức nhối, xót xa.
* Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng và niềm suy tư của tác giả .
- Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột , ở vào một thời điểm
khơng ngờ
( Dẫn và phân tích khổ thơ 2)
+ Từ láy “thình lình” diễn tả tình huống mất điện đột ngột trong đêm
khiến con người đã quen với ánh sáng của điện, gương không thể chịu
nổi cảnh tối om nơi căn phòng hiện đại.
+ Ba động từ vội bật tung đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành
động khẩn trương, hối hả của con người để đi tìm nguốn sáng.
+ Từ “ đột ngột” gợi hình ảnh vầng trăng trịn tình cờ mà tự nhiên hiện
ra vằng vặc giữa trời.
- Tình huống gặp lại vầng trăng là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến
mạnh mẽ trong tình cảm và suy nghĩ của nhân vật trữ tình với vầng
trăng.
( Dẫn và phân tích khổ thơ 3)
+ Vầng trăng xuất hiện đột ngột đã làm sáng lên cái góc tối ở con người,

đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã đổi khác.
+ Nhà thơ sử dụng nghệ thuật nhân hóa để trăng và người đối diện đàm
tâm, mặt người và mặt trăng đối diện nhau, trăng gợi – người nhớ.
+ Phép điệp ngữ , liệt kê “ như là đồng là bể/ như là sông là rừng” cho
thấy trăng đã làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao hình ảnh của thiên
nhiên, q hương đất nước bình dị, hiền hậu, bao kỉ niệm hồn nhiên của
tuổi nhỏ, kỉ niệm nghĩa tình của một thời gian lao chiến đấu.
+ Từ láy “rưng rưng” biểu thị cảm xúc thiết tha của một tâm hồn đang
rung động, xao xuyến khi gặp lại tri kỉ bởi trăng như gợi lên bao cái
“còn” mà con người tưởng chừng như đã mất.
- Khổ thơ cuối cùng thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình
ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm.
( Dẫn và phân tích khổ thơ 4)
+ Khổ thơ cuối sử dụng những hình ảnh đối lập: Trăng “trịn vành vạnh”
cịn người là “kẻ vơ tình”, đối lập giữa cái “im phăng phắc” của ánh
trăng với sự “ giật mình” thức tỉnh của con người.
+ Trăng tròn vành vạnh là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ,
vẹn nguyên khơng thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa
tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: Con người
có thể vơ tình, có thể lãng qn nhưng thiên nhiên, nghĩa tình q khứ
thì ln trịn đầy, thủy chung bất diệt.
+ Phép nhân hóa “Ánh trăng im phăng phắc” khiến hình ảnh vầng trăng
hiện ra như một con người cụ thể , lặng yên, không giận hờn trách móc
nhưng đủ để người lính phải “ giật mình”, chợt nhận ra sự vơ tình bạc
bẽo, sự ,nơng nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn
năn, tự trách, tự thấy phải thay đổi trong cách sống. Cái “giật mình”
nhắc nhở mỗi chúng ta đừng bao giờ phản bội quá khứ.
c. Đánh giá
- Về nghệ thuật , nội dung của đoạn thơ: Với thể thơ năm chữ được vận


0,5

1,0

1,0


dụng sáng tạo, xây dựng hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng,
giọng điệu tâm tình lúc trầm lắng suy tư, lúc tha thiết….,bốn khổ thơ
cuối bài thơ đã nói đến những thay đổi trong hồn cảnh sống dẫn đến
những đổi thay trong cách sống của người lính đặc biệt là thái độ, tình
cảm với vầng trăng- biểu tượng của quá khứ để rồi ở một thời điểm
không ngờ anh đã giật mình thức tỉnh, nhận ra những giá trị nhân văn
cao đẹp của cuộc sống .
- Ý nghĩa của bài thơ: “ Ánh trăng” không chỉ là chuyện của riêng nhà
thơ, chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ ( thế hệ từng
trải qua những năm tháng gian khổ của chiến tranh). Hơn thế, bài thơ
cịn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề thái độ
đối với quá khứ.
+ “Ánh trăng” nằm trong mạch cảm xúc Uống nước nhớ nguồn gợi đạo
lí sống thủy chung đã thành truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Khẳng định lại giá trị của bài thơ.
Kết bài
- Liên hệ, mở rộng.

0,5

0,25

Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm

bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.
Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 – 10. Điểm lẻ làm trịn
tính đến 0.5.



×