Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần máy tính truyền thông điều khiển 3c (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.38 KB, 10 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc cải cách các quy định pháp luật,
Chính phủ cũng đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ vốn cho các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong công đồng doanh
nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số
và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trị
quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động
các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…Tuy nhiên, trong
bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp sẽ có
nhiều cơ hội nhưng cũng bước vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn trước.
Công ty CP Máy tính - Truyền thơng - Điều khiển 3C với hơn 25 năm hoạt động
chuyên cung cấp các thiết bị tự động hóa, viễn thơng xây lắp, cơng nghệ thông tin và
thiết bị đo lường. Do vậy, việc tồn kho hàng hóa, thanh tốn các khoản nợ đến hạn
trong khi hàng hóa chưa kịp tiêu thụ và nhu cầu tiền mặt để tái sản xuất kinh doanh
trong thời gian tới đang là những vấn đề cấp bách đòi hỏi cơng ty cần có những giải
pháp kịp thời để xử lý cũng như hạn chế sự bị động trong q trình hoạt động.
Là một thành viên trong Cơng ty CP Máy tính - Truyền thơng - Điều khiển
3C, tơi muốn mang những kiến thức và thông tin đã nghiên cứu được, góp phần
nhỏ bé vào việc củng cố phát triển cơng ty. Đó cũng là lý do tơi chọn đề tài “Hồn
thiện quản trị vốn lưu động tại cơng ty cổ phần máy tính truyền thơng điều
khiển 3C”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ mấy vấn đề sau:
Thứ nhất, đề tài tổng hợp những lý thuyết cơ bản về quản trị vốn lưu động tại
doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động quản trị vốn lưu động tại Cơng ty CP
Máy tính - Truyền thông - Điều khiển 3C.



Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động
tại công ty cổ phần máy tính - truyền thơng - điều khiển 3C.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị vốn lưu động trong doanh
nghiệp.
Luận văn nghiên cứu về quản trị vốn lưu động của Cơng ty CP Máy tính Truyền thơng - Điều khiển 3C với các số liệu thu thập được trong khoảng thời gian
từ năm 2010 - 2014. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2015- 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các số liệu được nghiên cứu tại bàn, tác giả tổng hợp từ các nguồn báo cáo tài
chính, tham khảo các tài liệu liên quan trên Internet, sách báo, tạp chí, cục thống
kê….và tham khảo một số luận văn, nghiên cứu khoa học của các tác giả trước.
Dùng phương pháp so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phân
tích để đưa ra kết quả liên quan đến sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Sơn ( 2015) “Hoàn thiện
quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công ty xây dựng giao thông” Trường Đại
học Giao thông Vận tải.
Phạm Viết Cương (2011) với đề tài “Hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại Công ty
cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu dệt may”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh.
Trần Văn Nhã (2012) với đề tài “Quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần lương
thực Đà Nẵng”, luận văn thạc sỹ, ĐH Đà Nẵng.
Nguyễn Hải Hạnh ( 2012) với đề tài luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế “Quản
lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái
Nguyên ” Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Thái
Nguyên.



Nguyễn Thị Cẩm Giang (2015) Với đề tài “ Nghiên cứu mối quan hệ giữa các
chỉ tiêu quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của các công ty CP thuộc
nhóm nghành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam”, Luận văn
thạc sĩ quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà Nẵng.
Nguyễn Hải Băng (2008) với chuyên đề tốt nghiệp “ Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại Việt”, chuyên đề tốt nghiệp Đại học
Kinh Tế Quốc Dân.
Nghiên cứu của Hoàng Lê Cẩm Phương, Phạm Ngọc Thúy (2007) với bài báo
“Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhựa TP. Hồ Chí Minh”, ĐH QG Hồ Chí
Minh.
1.2. Xác định nội dung nghiên cứu của luận văn

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
2.1. Khái quát về vốn lưu động tại doanh nghiệp
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài
sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực
hiện thường xuyên, liên tục.
Dựa vào hình thái biểu hiện và khả năng hốn tệ của vốn có thể chia
vốn lưu động thành: Vốn bằng tiền, các khoản phải thu ,vốn về hàng tồn kho và
các khoản phải trả.
Phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất
kinh doanh VLĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Vốn lưu động trong
khâu dự trữ, vốn lưu động trong khâu sản xuất, vốn lưu động trong khâu lưu thông.
Vốn lưu động đảm bảo cho sự thường xuyên liên tục của quá trình sản xuất
kinh doanh. VLĐ chính là vốn luân chuyển giúp cho doanh nghiệp sử dụng tốt máy
móc thiết bị và lao động để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
Vốn lưu động là điều kiện không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu



động nói riêng một cách thích hợp, có hiệu quả cần cần có sự phân loại nguồn hình
thành vốn.
Theo tiêu thức này vốn lưu động được hình thành từ hai nguồn: Vốn chủ sở
hữu và nợ phải trả.
Căn cứ vào tiêu thức này thì vốn lưu động được hình thành từ: Nguồn vốn lưu
động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
2.2. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động: là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải
trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách
hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải
trả khác có tính chất chu kỳ.
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố như
những yếu tố đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh, yếu tố về mua sắm
vật tư và tiêu thụ sản phẩm và các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản
phẩm, tín dụng và tổ chức thanh.
Thơng thường có hai phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động: Phương
pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
2.3. Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp
Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là quản trị về
tiền mặt, các khoản phải thu, khoản phải trả, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình
tái sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục. Quản trị vốn lưu động là việc các
doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất.


Quản trị vốn bằng tiền: Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối đem lại khả năng sinh lời cao
nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh
nghiệp.
Quản trị hàng lưu kho: Cần tăng cường công tác quản lý hàng lưu kho, thực hiện
đồng bộ từ khâu mua sắm, vận chuyển, dự trữ vật tư đến dự trữ thành phẩm, hàng hóa

để bán.
Quản trị khoản phải thu: Khoản phải thu là những khoản tiền mà khách hàng
và những bên liên quan đang nợ doanh nghiệp vào thời điểm lập bảng cân đối kế
toán.
Quản trị khoản phải trả :Các khoản phải trả là các khoản vốn mà doanh
nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản
phải nộp cho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động.
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cần
sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được
biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn lưu động: Là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thế
trên vốn lưu động sử dụng bình qn trong kỳ.
Số vịng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần mà
hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình phản ánh độ dài thời gian thu
tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền
bán hàng.
Vòng quay các khoản phải thu:Vòng quay các khoản phải thu là tỷ lệ giữa
doanh thu bán hàng (có thuế) và số dư bình qn các khoản phải thu.
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhân
tố khách quan và nhân tố chủ quan. Ngồi ra , cịn có các nhân tố bên trong doanh
nghiệp ảnh hưởng tới quá trình sử dụng vốn lưu động.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CƠNG TY
CP MÁY TÍNH - TRUYỀN THƠNG - ĐIỀU KHIỂN 3C
3.1. Tổng quan về cơng ty CP Máy tính - Truyền thông - Điều khiển 3C

Công ty Cổ phần Máy tính – Truyền thơng – Điều khiển 3C (Computer –
Communication – Control, 3C INC), thành lập vào ngày 17/10/1989.
Trụ sở chính cơng ty: Số 54 Giang Văn Minh, phường Đội Cấn, quận Ba
Đình, TP.Hà Nội.
Điện thoại: 04 37334499
Fax: 04 37334499
Website:
Ngày 13 /12 /2010 công ty đã được cổ phần hố thành cơng ty cổ phần với số
vốn điều lệ là 17 tỷ đồng.


3.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty CP Máy tính - Truyền thơng
- Điều khiển 3C
3.2.1.Tình hình vốn lưu động của cơng ty
Nguồn hình thành vốn lưu động:Nguồn vốn lưu động của công ty bao gồm:
Nguồn vốn do cổ đơng góp, vốn từ lợi nhuận khơng chia của hoạt động sản xuất
kinh doanh để lại, huy động từ bên ngồi thơng qua hoạt động thương mại...
Cơ cấu vốn lưu động của Công ty: Để quản lý và sử dụng Vốn lưu động đạt
hiệu quả tốt nhất, các doanh nghiệp cần xây dựng cơ cấu vốn lưu động sao cho thật
phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Cơ cấu vốn lưu động giúp ta
thấy được mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng vốn lưu động của
doanh nghiệp.
3.2.2.Thực trạng quản trị vốn lưu động
Quản trị vốn bằng tiền :Vốn bằng tiền là loại vốn linh hoạt và có khả năng
thanh khoản cao nhất trong vốn lưu động của doanh nghiệp. Do vậy nhu cầu dự trữ
vốn bằng tiền trong các doanh nghiệp là để đáp ứng những nhu cầu giao dịch hàng
ngày và nhiều mục đích khác.
Quản trị lưu kho: Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng lưu
kho nhất định để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Đối
với công ty thì lưu kho thường xun chiếm tỷ trọng khơng lớn trong vốn lưu động

nhưng vẫn quan trọng trong vốn lưu động.
Quản trị khoản phải thu: Một trong những biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận bán hàng là doanh nghiệp sử dụng chính sách
bán chịu cho khách hàng. Nên doanh nghiệp cần phải xác định chính sách bán chịu
hợp lý vừa tăng được doanh thu vừa đảm bảo được an toàn vốn cho doanh nghiệp,
tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.3. Đánh giá về thực trạng quản trị vốn lưu động tại cơng ty CP Máy tính Truyền thơng - Điều khiển 3C
3.3.1. Những kết quả đạt được
Công tác huy động vốn của công ty trong năm là rất tốt,vốn bằng tiền của
cơng ty trong năm đảm bảo khả năng thanh tốn các khoản nợ tới hạn, tình hình
thanh tốn của cơng ty được cải thiện, công tác quản lý hàng tồn kho tương đối tốt,


hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2014 được nâng lên thị trường
tiêu thụ được mở rộng, vị thế của công ty dần được khẳng định sau gần 4 năm cổ
phần hóa.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Cơ cấu vốn lưu động của công ty chưa thực sự hợp lý.
- Cơng ty chưa có phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động cụ thể, chưa
phù hợp với tình hình đặc điểm của Cơng ty.
- Cơng tác thu hồi nợ của công ty trong năm 2014 đã được cải thiện, lượng
vốn công ty bị chiếm dụng đã giảm nhng vẫn ở mức tương đối cao.
- Hàng lưu kho: Cơ cấu hàng tồn kho năm 2014 có sự biến động mạnh.
- Công ty đã để lượng dư tiền gửi ngân hàng quá nhiều.
- Cơ cấu nguồn vốn tài trợ vốn lưu động chưa hợp lý, nguồn vốn lưu động
tạm thời của cơng ty thì nợ phải trả khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CƠNG TY CP MÁY TÍNH - TRUYỀN THƠNG - ĐIỀU KHIỂN 3C
4.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty CP Máy
tính - Truyền thơng - Điều khiển 3C trong thời gian tới

Mục tiêu hoạt động: Công ty cần thực hiện các mục tiêu về kinh doanh, về thị trường,
về lợi nhuận và đa dạng hóa các ngành nghề.
Phương hướng quản trị vốn lưu động: Hồn thiện cơng tác mọi mặt sản xuất kinh
doanh nhằm giảm thiểu các chi phí, duy trì mở rộng thị trường, có chính sách tín dụng
tốt với khách hàng, quản lý vốn trong thanh tốn, đầu tư đồng bộ cho máy móc thiết
bị.... Từ đó sẽ nâng cao cơng tác quản trị vốn lưu động.
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại cơng ty CP Máy tính Truyền thơng - Điều khiển 3C
Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động rịng của Cơng ty: Cơng ty chưa có
phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động cụ thể, chưa phù hợp với tình hình đặc điểm
của Cơng ty mà việc xác định nhu cầu vốn lưu động còn mang nặng tính chủ quan và ước
tính.
Đẩy nhanh tốc độ quay vịng vốn và thu hồi vốn: Chính sách tín dụng thương mại
phải vừa “lỏng” thể hiện qua việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu, giảm giá hợp lý đối với khách


hàng thanh toán nhanh, mua hàng với số lượng lớn. Đồng thời phải vừa “chặt” thông qua
những quy định phạt chậm trả hoặc vi phạm hợp đồng thương mại.
Hoàn thiện công tác quản trị hànglưu kho của công ty: Cùng với việc kiểm kê và
đánh giá lưu kho định kỳ hàng tháng, hàng quý, công ty phải thường xuyên định mức dự
trữ hợp lý từng loại hàng hoá dựa trên phân tích nhu cầu thực tế của kỳ trước. Giải quyết
kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát, hao hụt vật tư hàng hố.
Hồn thiện quản trị tiền mặt của cơng ty: Cơng ty phải duy trì được một lượng tiền tối
thiểu ở quỹ tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng vì tiền gửi ngân hàng cịn có lãi và Cơng
ty cần phải dùng đến nó để chu chuyển. Cịn tiền mặt thì Cơng ty cịn cần dùng đến nhiều
để chi trả những việc cần thiết cho Cơng ty.
Hồn thiện quản trị các khoản phải trả của công ty: Không chỉ quản trị không tốt các
khoản phải thu mà ngay cả yếu kém trong quản trị các khoản phải trả cũng có thể trở thành
nguy cơ dẫn một cơng ty đến chỗ phá sản.
Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn: Trong cơ cấu
nguồn vốn lưu động tạm thời ta thấy, công ty không sử dụng bất kỳ khoản vay ngân hàng

nào. Trong khi đó, cơng ty chủ yếu sử dụng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp. Công ty đã
không tận dụng hết lợi ích khi vay ngân hàng, ở đây là vay ngắn hạn.
Hồn thiện cơng tác phân tích tài chính doanh nghiệp.
4.3. Một số kiến nghị với Nhà Nước
 Hoàn thiện chế độ kế tốn.
 Tăng cường vai trị của cơng tác kiểm tốn.
 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành.
 Tạo ra một mơi trường kinh tế, xã hội ổn định đảm bảo cho việc huy
động vốn có hiệu quả.
 Thực hiện ưu đãi trong cơ chế, chính sách về tài chính .
 Cải cách thủ tục hành chính.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích ở trên chúng ta có thể khẳng định lại một điều vốn là
phạm trù kinh tế hàng hóa, là một yếu tố quan trọng quyết định để sản xuất lưu
thơng hàng hóa. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là vấn đề có ý nghĩa


thực tiễn và tầm quan trọng hàng đầu với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp.
Để đạt được hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn lưu động là vấn đề hết sức khó
khăn, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nhiều nhân tố mới hình thành,
chưa hồn thiện và các doanh nghiệp ln phải tìm cách thích ứng.



×