Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Biện pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.26 KB, 4 trang )

ISSN 2354-0575
BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
Trần Mai Duyên, Lê Thị Thu Thủy
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 02/11/2018
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 23/11/2018
Ngày bài báo được duyệt đăng: 06/12/2018
Tóm tắt:
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động không thể thiếu trong q trình đào tạo ở các
trường đại học (ĐH), góp phần rèn luyện cho sinh viên (SV) khả năng tư duy sáng tạo, phê phán, kỹ năng
phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy logic, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện cho người học. Đây
cũng là hình thức đặc thù để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng yêu cầu của xã
hội. Bài viết của nhóm tác giả sẽ làm rõ thực trạng hoạt động NCKH của SV trường ĐH Sư phạm kỹ thuật
Hưng Yên, từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp để khuyến khích SV thực hiện hiệu quả hoạt động NCKH.
Từ khóa: Nghiên cứu khoa học; Sinh viên; Nhà trường.
1. Đặt vấn đề
NCKH có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo
dục đại học vì khơng chỉ góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới,
sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của nhân
loại. Đứng trước nhiệm vụ đó, các trường đại học
phải có quan điểm nhìn nhận nghiêm túc trong việc
chỉ đạo, tổ chức quá trình dạy học hướng vào việc
phát huy cao tính tích cực, chủ động, độc lập sáng
tạo ở người học với tư cách là nhân vật trung tâm
quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà
trường. Song song với nhiệm vụ truyền thụ tri thức
khoa học cơ bản, tri thức khoa học chuyên ngành,
rèn luyện kĩ năng tay nghề cho SV, các trường đại
học cịn có nhiệm vụ tổ chức cho SV NCKH ở


những hình thức và mức độ phù hợp.
NCKH là hình thức tổ chức dạy học đặc
trưng của bậc đại học khơng chỉ có tác dụng trang
bị cho SV phương pháp luận, kĩ năng, phương pháp
nghiên cứu, rèn luyện tư duy khoa học, khả năng
làm việc độc lập, sáng tạo mà cịn bước đầu hình
thành và phát triển ở SV những phẩm chất, tác
phong của nhà khoa học (suy nghĩ độc lập, sáng tạo,
kiên trì, nhẫn nại, trung thực, làm việc có kế hoạch,
có phương pháp….) để có thể tiến kịp sự tiến bộ của
khoa học, công nghệ và thời đại.
Hoạt động NCKH của SV các trường đại học
được tổ chức dưới nhiều hình thức và các mức độ
khác nhau: bài tập lớn, đồ án, khóa luận, các đề tài
khoa học cấp khoa, trường…. Tổ chức khoa học các
hoạt động này sẽ có tác dụng bồi dưỡng cho SV
năng lực NCKH cũng như hoàn thiện kĩ năng nghề
nghiệp.
Việc thúc đẩy hoạt động NCKH cho SV
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các

108

cơ sở đào tạo đại học. Tuy vậy, trong thực tế còn
nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khiến
cho hoạt động này vẫn chưa đạt được kết quả như
mong muốn, thậm chí, có nơi, có lúc cịn ở trong
tình trạng yếu kém, trì trệ. Việc tìm biện pháp đẩy
mạnh hơn nữa hoạt động NCKH của SV vẫn luôn
là vấn đề thời sự.

Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát ngẫu
nhiên 100 SV và 20 cán bộ, giảng viên trường ĐH
Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, đồng thời qua quan
sát, thu thập thơng tin từ chính những giảng viên
trực tiếp dạy môn phương pháp NCKH trong nhà
trường để rút ra những kết luận về thực trạng nhận
thức, thái độ, hành vi của SV khi tham gia các hoạt
động NCKH đồng thời đề xuất biện pháp thúc đẩy
SV tham gia tích cực vào hoạt động NCKH nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
2. Thực trạng hoạt động NCKH của SV trường
ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
2.1. Kết quả tham gia các hoạt động NCKH của
SV trong Nhà trường
Hàng năm, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật
Hưng Yên đã tổ chức hội nghị SV NCKH nhằm
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu của người học.
Trường cũng đã ban hành văn bản “Hướng dẫn thực
hiện các hoạt động NCKH của SV” nhằm tạo điều
kiện, khuyến khích SV tham gia NCKH.
Với sự quan tâm đặc biệt của Lãnh đạo và
đội ngũ cán bộ, giảng viên cùng sự hưởng ứng tích
cực của SV trong toàn trường, trong 5 năm qua, các
đội tuyển SV của Nhà trường đã tham gia nhiều
cuộc thi khoa học kỹ thuật do các bộ/ngành tổ chức
và giành được nhiều giải thưởng, cụ thể: các đội
tuyển Olympic Tin học đạt 3 giải Ba và một giải

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology



ISSN 2354-0575
Khuyến khích chun tin, 1 giải Ba khơng chun;
các đội tuyển Olympic Cơ học đạt 10 giải Ba và 45
giải Khuyến khích; các đội tuyển Olympic Tốn học
đạt 4 giải Ba, 3 giải khuyến khích; các đội tuyển
Olympic Vật lý đạt 3 giải Nhì, 9 giải Ba; cuộc thi
Lái xe sinh thái tiết kiệm nhiên liệu do Honda tổ
chức đạt 02 giải nhì, 3 giải ba, 1 giải tư và 01 giải
về thiết kế; cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel
Galileo 2015 đạt giải Nhất. Đặc biệt, SV của Nhà
trường đã tham gia cuộc thi Sáng tạo Robot do Đài
Truyền hình Việt Nam tổ chức hằng năm đều đạt
giải cao: Nhất, Nhì, Ba, và trở thành Nhà Vô địch
cuộc thi Sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương
tại Indonesia (2015).
Chương trình học trong Nhà trường cũng
dành nhiều học phần, hoạt động khuyến khích SV
NCKH như các đồ án môn học của các ngành kĩ
thuật, các dự án học tập, các bài tập lớn, các tiểu
luận môn học... Qua đó đã hình thành cho SV kĩ
năng tư duy giải quyết vấn đề một cách khoa học,
đồng thời phát triển kĩ năng nghề nghiệp đáp ứng
chuẩn đầu ra của chương trình.
Bên cạnh những kết quả được, hoạt động
NCKH của SV cịn có những hạn chế: Số lượng
đề tài NCKH cấp trường cịn ít (10-12 đề tài/năm);

chưa có nhiều kết nối giữa NCKH của SV với các
doanh nghiệp cần ứng dụng khoa học; tỷ lệ SV tham

gia thực hiện các đề tài NCKH còn thấp.
2.2. Nhận thức của SV về tầm quan trọng của
NCKH trong Nhà trường
Bảng 2.1. Nhận thức của SV về tầm quan trọng của
hoạt động NCKH
STT
1
2
3
4
5

Mức độ quan trọng
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Khơng quan trọng
Khơng quan tâm

SL
2
15
37
34
12

%
2%
15%
37%

34%
12%

Kết quả điều tra trên cho thấy SV chưa thực
sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động
NCKH đối với bản thân. Chỉ có 2% cho rằng rất
quan trọng, 15% ý kiến cho rằng quan trọng. Có đến
34% ý kiến đánh giá là không quan trọng và 12 %
người được hỏi không quan tâm đến hoạt động này.
Điều đó địi hỏi Nhà trường cần có biện pháp
giáo dục giúp SV nhận thức tốt hơn về tầm quan
trọng của hoạt động NCKH.

2.3. Những khó khăn của SV khi tham gia hoạt động NCKH
Bảng 2.2. Những khó khăn của SV khi tham gia hoạt động NCKH
Mức độ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Những Khó khăn trong NCKH

Xác định đề tài nghiên cứu
Lập đề cương nghiên cứu
Kĩ năng tra cứu tài liệu
Sử dụng các PPNC
Thiếu kinh phí thực hiện đề tài
Khơng có thời gian
Giáo viên hướng dẫn khơng nhiệt tình
Bản thân khơng có lịng đam mê, u thích hoạt động
NCKH
Khả năng trình bày những vẫn đề 1 cách khoa học
Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn
Khơng có giáo viên hướng dẫn

Đối với SV thực hiện một NCKH là một
công việc khá phức tạp thậm chí là khó khăn địi
hỏi người nghiên cứu phải có lịng đam mê khoa
học, có óc tư duy sáng tạo, suy nghĩ logic cũng như
niềm đam mê công việc. Qua điều tra kết quả cho

Rất khó
khăn
SL
%
37
37
40
40
27
27
40

40
100 100
32
32
12
12
62
62
100
12
0

100
12
0

SL
63
48
48
60
0
43
53
26

%
63
48
48

60
0
43
53
26

Khơng có
khó khăn
SL
%
0
0
12
12
25
25
0
0
0
0
25
25
37
37
12
12

0
28
0


0
28
0

0
60
100

Khó khăn

0
60
100

thấy, khó khăn lớn nhất mà SV gặp phải trong q
trình nghiên cứu là thiếu kinh phí để thực hiện đề tài
(chiếm 100% ý kiến). Khó khăn lớn thứ 2 mà qua
khảo sát chúng tơi thấy là kĩ năng trình bày vấn đề 1
cách khoa học (100% ý kiến). Khó khăn thứ 3 là các

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology

109


ISSN 2354-0575
em thiếu niềm đam mê, yêu thích khoa học (62%).
Kết quả khảo sát Bảng 2.2 cho thấy: Giáo
viên cũng gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí hay

SV khơng biết trình bày 1 vấn đề nghiên cứu; khó
khăn về cơ sở vật chất và những kĩ năng nghiên cứu
của SV rất yếu (100% ý kiến). Vì vậy cần phải cơ
chế để động viên khuyến khích giáo viên hướng dẫn
SV NCKH.
3. Biện pháp thúc đẩy hoạt động NCKH cho SV
3.1. Tạo hứng thú để thu hút SV tham gia vào
hoạt động NCKH
Để tạo hứng thú cho SV trong hoạt động
NCKH chúng ta cần phải:
Giúp SV thấy được vị trí, vai trị của hoạt
động NCKH đối với việc nâng cao trình độ hiểu biết,
kiến thức chuyên môn vững vàng, rèn luyện kĩ năng
NCKH nói chung, kĩ năng nghề nghiệp nói riêng.
Tăng cường tuyên truyền, đưa các thông tin
về NCKH đến gần với SV hơn nữa, làm cho mỗi
SV đều tự ý thức được tầm quan trọng của hoạt
động NCKH đối với sự phát triển bản thân và nghề
nghiệp. Hội SV cần là cầu nối giữa SV với nhà
trường, các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu.
giúp nâng cao chất lượng và tính ứng dụng của các
đề tài NCKH trong SV.
Bản thân mỗi SV cần tích cực, chủ động hơn
nữa trong việc lên kế hoạch học tập và nghiên cứu,
xác định mục tiêu rõ ràng, tìm hiểu và lựa chọn cho
mình một phương pháp học tập, nghiên cứu hiệu
quả, phù hợp. Nâng cao khả năng tự học, ngoài thời
gian nghe giảng trên lớp thì SV cần tăng cường việc
tự học, tự nghiên cứu ở nhà, ở thư viện để mở rộng
và đào sâu tri thức, trong đó kỹ năng tự đọc tài liệu

rất quan trọng. Tăng cường thảo luận, tích cực trình
bày quan điểm và tranh luận.
3.2. Tổ chức lớp học bồi dưỡng về phương pháp
NCKH cho SV
Việc bồi dưỡng lí luận NCKH cho SV là
rất cần thiết vì khi có lí luận NCKH giúp SV có
cái nhìn bao qt tồn bộ cơng trình NCKH để từ
đó SV định hình ngay từ đầu: Cần phải làm gì để
thực hiện đề tài NCKH? Tiến trình nghiên cứu ra
sao? Cách xây dựng đề cương NCKH?... SV được
rèn các kĩ năng sử dụng các phương pháp nghiên
cứu; kĩ năng tra cứu tài liệu hay những kĩ năng xử
lí thơng tin trong q trình nghiên cứu, để khi tham
gia vào các hoạt động NCKH SV thực hiện theo
đúng trình tự, khơng bị thụ động và chủ động trong
việc giải quyết những vấn đề nghiên cứu
Cần đổi mới phương pháp xác định nhiệm
vụ nghiên cứu theo hướng đặc thù chuyên ngành
của từng khoa, bộ môn gợi mở những chủ đề, định

110

hướng nội dung nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu
tập trung vào những vấn đề lý luận hoặc thực tiễn
thuộc các mơn học trong chương trình đào tạo; ưu
tiên khuyến khích nghiên cứu những vấn đề thực
tiễn cuộc sộng. Từ đó SV chủ động tìm kiếm, ấp ủ
những ý tưởng khoa học, tên đề tài mà họ cảm thấy
tâm đắc, SV có thể tự liên hệ tìm cán bộ, giảng viên
hướng dẫn khoa học trong các lĩnh vực chuyên mơn

phù hợp theo quy định, khuyến khích SV tham gia
nghiên cứu các đề tài khoa học do cán bộ, giảng
viên nhà trường thực hiện.
3.3. Tạo phong trào NCKH cho SV
Tạo phong trào NCKH cho SV bằng cách
tổ chức nhiều cuộc thi, sân chơi trí tuệ nhằm thu
hút SV tham gia, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, kiến
thức. Nhà trường cần chỉ đạo Ðoàn Thanh niên,
Hội SV thành lập và duy trì hiệu quả các câu lạc bộ
học thuật dành cho SV, phát huy vai trò của giảng
viên trẻ trong việc hướng dẫn SV tham gia các hoạt
động NCKH. Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo,
tọa đàm trao đổi nhằm giới thiệu, trang bị cho SV
những phương pháp học tập hiện đại, xây dựng mục
tiêu thái độ học tập, nghiên cứu đúng đắn; kết hợp
với việc giao lưu giữa SV với những người thành
cơng trong học tập, NCKH, từ đó thắp sáng ước mơ,
hoài bão trong SV.
Cần có sự liên kết giữa Nhà trường và
Doanh nghiệp. Sản phẩm có tính ứng dụng cao là
điều kiện tiên quyết để SV tiếp cận các công việc
trong tương lai. Để tạo ra sự tương tác giữa Nhà
trường và Doanh nghiệp, chúng ta cần tạo điều kiện
cho SV tiếp cận các doanh nghiệp, nhà máy nhiều
hơn. Qua thực tiễn, chúng tôi tin rằng, các SV sẽ có
nhiều kiến thức và gợi mở những ý tưởng mới trong
quá trình NCKH. Như vậy việc NCKH sẽ có được
hai nguồn quan trọng: đầu vào là sự đồng ý và hỗ
trợ kinh phí từ doanh nghiệp, đầu ra là cơng trình
nghiên cứu mang tính ứng dụng thực tế.

3.4. Giáo viên khơng ngừng học tập nâng cao
trình độ chun môn, kinh nghiệm hướng dẫn
SV NCKH
Chất lượng hoạt động NCKH của SV phụ
thuộc một phần vào trình độ và kinh nghiệm hướng
dẫn của giáo viên với tư cách là cố vấn khoa học.
Do đó, người hướng dẫn khoa học thực sự là người
am hiểu tri thức sâu rộng về cả lí luận và thực tiễn
để từ đó có thể hướng dẫn SV NCKH thuận lợi và
có hiệu quả. Vì vậy trong q trình hướng dẫn thầy
cơ giáo có phương pháp, có bề dạy kinh nghiệm
NCKH và hướng dẫn SV NCKH sẽ khơng chỉ giúp
SV phát triển tư duy, thói quen khoa học qua cách
thức hướng đãn, phong cách làm việc khoa học của

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology


ISSN 2354-0575
mình mà cịn tăng cường hứng thú, lịng khát khao
và sự quyết tâm tìm tịi sáng tạo NCKH ở SV.
4. Kết luận
NCKH là một quá trình lâu dài, ở đó, mỗi
SV phải được trang bị nền tảng tri thức vững vàng,
biết tìm hiểu và đào sâu kiến thức chuyên mơn, có
kĩ năng thực hiện cơng việc nghiên cứu một cách
logic, đúng quy trình, biết phát hiện và giải quyết
các vấn đề của lí luận cũng như thực tiễn một cách

sáng tạo. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động

NCKH của SV, nhóm tác giả đã đề xuất bốn biện
pháp hướng vào nâng cao nhận thức cho SV về
tầm quan trọng của NCKH trong quá trình đào tạo,
cải thiện mơi trường khuyến khích hoat động đó ở
người học, đồng thời rèn luyện những kĩ năng cơ
bản, cần thiết cho SV thực hiện hiệu quả hoạt động
NCKH trong quá trình đào tạo tại Trường nhằm
nâng cao chất lượng đầu ra đáp ứng nhu cầu của thế
giới nghề nghiệp..

Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế về NCKH của giảng viên trong các trường ĐH và cao đẳng,
Hà Nội, 2000.
[2]. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức, Lý luận dạy học ĐH, NXB ĐH Sư Phạm, Hà Nội, 2004.
[3]. H. V. Hội, Gắn kết NCKH SV và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Kỷ yếu hội thảo
khoa học quốc gia, 2010.
[4]. Quyết định Số: 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 06 năm 2012, về chiến
lược phát triển giáo dục từ năm 2011 đến năm 2020.
[5]. Https://tinhte.vn/threads/nghien-cuu-khoa-hoc-tren-the-gioi-10-nam-nhin-lai.548365/
MEASURES TO IMPROVE THE QUALITY OF SCIENTIFIC RESEARCH
BY STUDENTS AT HUNG YEN UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION
Abstract:
Scientific research is an indispensable activity in the training process at universities, it promotes the
role of students, various forms and different levels have been carried out such as essays writing, internship
reports, course assignments, graduation thesis, scientific study papers, and journals or articles. Scientific
research will help students with creative thinking, critical thinking, ability to reject or prove scientifically
views, practice analytical skills, synthesis, and logical thinking, all to develop comprehensively students’
educational background. This is also a typical model to improve the efficiency and quality of training from
an educational institution to satisfy demands by the society. This paper by writers will clarify the status
of scientific research activities at Hung Yen University of Technology and Education, thereby proposing

appropriate measures to encourage students to carry out effectively scientific research activities.
Keywords: scientific research, students, educational institutions.

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018

Journal of Science and Technology

111



×