Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu phương pháp thư giãn cơ jacobson trong việc giảm đau cho người bệnh sau phẫu thuật tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

----------------

NGUYỄN MINH MỸ DUNG

NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP THƯ GIÃN CƠ JACOBSON
TRONG VIỆC GIẢM ĐAU CHO NGƯỜI BỆNH
SAU PHẪU THUẬT TIÊU HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019

.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
----------------

BỘ Y TẾ

NGUYỄN MINH MỸ DUNG

NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP THƯ GIÃN CƠ JACOBSON
TRONG VIỆC GIẢM ĐAU CHO NGƯỜI BỆNH


SAU PHẪU THUẬT TIÊU HÓA

Chuyên ngành : Điều dưỡng
Mã số: 87 20 301

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS.BS TRẦN THIỆN TRUNG
PGS.TS. ALISON MERRILL

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019

.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa từng có ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN MINH MỸ DUNG

.


i


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................. iii
Danh mục các hình ......................................................................................... iv
Danh mục các sơ đồ......................................................................................... v
Danh mục các bảng ........................................................................................ vi
Danh mục các biểu đồ ................................................................................... vii
Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 4
Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 5
1.1 Tổng quan về đau sau phẫu thuật ............................................................... 5
1.3.1

Các cơ sở của cảm giác đau ........................................................... 5

1.3.2

Cơ chế kiểm soát đau ..................................................................... 6

1.3.3

Những yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật .......................... 7

1.3.4

Đánh giá cường độ đau .................................................................. 8

1.3.5


Tác hại của đau sau phẫu thuật .................................................... 10

1.3.6

Khái niệm phẫu thuật tiêu hóa ..................................................... 11

1.2 Điều trị đau sau phẫu thuật ....................................................................... 12
1.3 Phương pháp thư giãn cơ của Jacobson.................................................... 13
1.3.1

Phương pháp thư giãn cơ ............................................................. 13

1.3.2

Các nghiên cứu khoa học ............................................................. 15

1.4 Vận dụng học thuyết về sự tự chăm sóc của Dorothea Orem’s ............... 17
1.4.1

Các khái niệm chính của học thuyết ............................................ 18

1.4.2

Vận dụng học thuyết vào nghiên cứu........................................... 21

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 24
2.1 Đối tượng – Thời gian – Địa điểm nghiên cứu......................................... 24
2.2 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 24


.


ii

2.3 Cỡ mẫu ...................................................................................................... 25
2.4 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 25
2.5 Công cụ thu thập số liệu ........................................................................... 27
2.6 Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 27
2.7 Phương pháp phân tích số liệu.................................................................. 29
2.8 Kiểm sốt sai lệch ..................................................................................... 29
2.9 Y đức trong nghiên cứu ............................................................................ 29
2.10 Tính ứng dụng của đề tài trong nghiên cứu ............................................ 30
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 32
3.1 Đặc điểm chung của người bệnh .............................................................. 32
3.2 Đặc điểm phẫu thuật ................................................................................. 37
3.3 Mức độ đau ............................................................................................... 40
3.4 Sự hài lòng của người bệnh ...................................................................... 41
3.5 Liên quan giữa mức độ đau trước và sau khi thực hiện bài tập thư giãn cơ
Jacobson với đặc điểm của người bệnh .......................................................... 42
3.6 Liên quan giữa hiệu quả của bài tập thư giãn cơ Jacobson với đặc điểm
của người bệnh ................................................................................................ 45
Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 50
4.1. Đặc điểm chung của người bệnh tham gia vào nghiên cứu...................... 50
4.2. Mức độ đau trước và sau khi luyện tập .................................................... 57
4.3. Mức độ hài lòng ........................................................................................ 59
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 60
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

.


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CNV

: Công nhân viên

ĐD

: Điều dưỡng

NB

: Người bệnh

Tiếng Anh
NSAIDSs ( Nonsteroidal anti-

: Thuốc chống viêm không

inflammatory drugs)

steroid g


PCA (Patient Controlled

: Người bệnh tự điều chỉnh lượng

Analgesia)

thuốc giảm đau của mình

VAS (Visual Analog Scale)

: Thang điểm cường độ đau dạng

ffdfdgg

nhìn

VDS (Verbal description scale)

: Thang điểm đau mơ tả bằng lời

vdsvds

nói

VNRS (Verbal Numerical Rating

: Thang điểm đau theo sự lượng

Scale)


giá và trả lời bằng số

.


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các thang đo lường một chiều .......................................................... 9
Hình 2.1: Thang điểm đánh giá cường độ đau dùng trong nghiên cứu .......... 27
Hình 2.2: Cơng cụ thu thập số liệu.................................................................. 27

.


v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mơ hình học thuyết của Dorothea Orem's .................................... 23

.


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tuổi trung bình ............................................................................... 32
Bảng 3.2: Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi............................................... 32
Bảng 3.3: Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp ........................................... 35
Bảng 3.4: Phân bố người bệnh theo bệnh kèm theo ....................................... 37

Bảng 3.5: Phân bố người bệnh theo nhóm thủ thuật phẫu thuật ..................... 38
Bảng 3.6: Mức độ đau trước và sau khi thực hiện bài tập thư giãn cơ ........... 40
Bảng 3.7: So sánh mức độ đau trước và sau khi thực hiện bài tập thư giãn cơ
................................................................................................................. 41
Bảng 3.8: Mức độ hài lòng của người bệnh .................................................... 41
Bảng 3.9: Liên quan giữa mức độ đau với đặc điểm chung ........................... 42
Bảng 3.10: Liên quan giữa mức độ đau với đặc điểm phẫu thuật .................. 44
Bảng 3.11: Liên quan giữa mức độ đau và sự hài lòng .................................. 45
Bảng 3.12: Liên quan giữa hiệu quả và đặc điểm chung ................................ 46
Bảng 3.13: Liên quan giữa hiệu quả và đặc điểm phẫu thuật ......................... 48
Bảng 3.14: Liên quan giữa hiệu quả và sự hài lòng........................................ 49

.


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố người bệnh theo giới..................................................... 33
Biểu đồ 3.2: Phân bố người bệnh theo dân tộc ............................................... 34
Biểu đồ 3.3: Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn................................. 36
Biểu đồ 3.4: Phân bố người bệnh theo tiền sử phẫu thuật .............................. 37
Biểu đồ 3.5: Phân bổ người bệnh theo loại phẫu thuật ................................... 39
Biểu đồ 3.6: Phân bố người bệnh theo ngày hậu phẫu ................................... 39

.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật ổ bụng (nội soi hoặc mổ mở) liên quan đến rạch qua thành
bụng vào khoang phúc mạc để can thiệp vào ống tiêu hóa hay các tạng trong ổ
bụng như gan mật, lách, tụy, hệ tiết niệu, động tĩnh mạch để giải quyết nhiều
bệnh khác nhau. Phẫu thuật bụng nói chung và phẫu thuật tiêu hóa nói riêng
là một thủ thuật gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Kiểm sốt đau sau phẫu
thuật khơng đầy đủ ở những người bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng
như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, viêm
phổi, lo âu, mất ngủ và chậm lành vết thương [3]. Giảm đau không tốt làm
giảm chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật, giảm sự tham gia của người bệnh
trong điều trị và chăm sóc, người bệnh khơng hài lịng, nằm viện lâu hơn và
tăng chi phí điều trị [15],[24].
Việc giảm đau hiệu quả là điều quan trọng nhất đối với việc chăm sóc
người bệnh sau phẫu thuật. Giảm đau không những đem lại cảm giác dễ chịu
về thể xác cũng như tinh thần, giúp người bệnh lấy lại cân bằng tâm - sinh lý,
mà cịn có ý nghĩa nâng cao chất lượng điều trị (nhanh lành vết thương, giảm
nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, vận động sớm, giảm nguy cơ tắc mạch, rút ngắn
thời gian nằm viện). Giảm đau tốt người bệnh phục hồi lại sức khoẻ sớm, có
thể tự chăm sóc, giúp tập phục hồi chức năng sớm và có thể tránh diễn tiến
thành đau mạn tính. Kiểm sốt đau kém và rối loạn tâm lý (trong đó, trầm
cảm và lo lắng đã được coi là những yếu tố đóng góp quan trọng vào trải
nghiệm đau đớn) tác động tích cực đến sự phát triển của đau hậu phẫu mạn
tính [48]. Do đó, kiểm soát đau ngày càng trở thành một tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng chăm sóc hậu phẫu quan trọng và hiện nay đau được xem là một
trong năm dấu hiệu sinh tồn cần theo dõi và điều trị [6]. Mục tiêu quản lý đau
sau phẫu thuật là giảm hoặc loại bỏ cơn đau và khó chịu với tối thiểu tác dụng
phụ [23].

.



2

Mặc dù khơng có bất kỳ một phương pháp chuẩn nào có thể áp dụng
cho tất cả các người bệnh để kiểm soát đau, nhưng việc điều trị đau sẽ bắt đầu
bằng cách tiếp cận phòng ngừa đau, và cả hai phương pháp dùng thuốc và
không dùng thuốc nên được sử dụng cùng nhau để kiểm soát cơn đau hiệu
quả nhất [45]. Như một phương pháp giảm đau không dùng thuốc, liệu pháp
thư giãn giúp giảm đau sau phẫu thuật và lo lắng và do đó ngăn ngừa các biến
chứng. Việc sử dụng các bài tập thư giãn trong giai đoạn hậu phẫu sẽ giúp
người bệnh kiểm soát đau hiệu quả hơn cũng như tăng sự hài lòng của người
bệnh với việc chăm sóc điều dưỡng [45].
Bệnh viện tỉnh Lâm Đồng, từ trước tới nay, đã tích cực trong cơng tác
chăm sóc và điều trị đau sau phẫu thuật cho người bệnh. Tuy nhiên vẫn chưa
có một nghiên cứu khoa học nào về các biện pháp giảm đau không dùng
thuốc liên quan đến các bài tập thư giãn. Trên thế giới, nghiên cứu của Fayazi
(2010) [21] đánh giá hiệu quả của kỹ thuật thư giãn của Benson trong đau ở
người bệnh sau phẫu thuật động mạch vành. Topcu (2012) [45] nghiên cứu
ảnh hưởng của các bài tập thư giãn đến việc kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật
ở những người bệnh đã trải qua phẫu thuật bụng trên. Và nghiên cứu của
Büyükyılmaz (2013) [14] đánh giá ảnh hưởng của kỹ thuật thư giãn và xoa
bóp trên đau sau phẫu thuật đã cho thấy rằng các phương pháp thư giãn cơ
khác nhau đã giúp người bệnh giảm đau sau phẫu thuật. Theo ông Phạm Đức
Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam thì so với các nước khu vực Đơng
Nam Á, các bệnh viện của nước ta thiếu điều dưỡng nghiêm trọng. Thêm vào
đó điều dưỡng viên phải làm cơng việc hành chính giấy tờ q nhiều, khơng
đủ thời gian chăm sóc người bệnh [8]. Việc tìm ra một phương pháp giảm đau
hiệu quả mà người bệnh có thể tự thực hiện được, phần nào sẽ giảm tải công
việc cho điều dưỡng Việt Nam nói chung và điều dưỡng tại khoa Ngoại Tổng


.


3

hợp - Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng nói riêng, làm giảm nhiễm khuẩn bệnh
viện, giảm sai sót chun mơn và giảm tỷ lệ tử vong, từ đó làm tăng chất
lượng chăm sóc cho người bệnh.
Vì vậy chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phương pháp thư
giãn cơ Jacobson trong việc giảm đau cho người bệnh sau phẫu thuật tiêu
hóa” để xem liệu phương pháp thư giãn cơ của Jacobson có mang lại hiệu quả
giảm đau tương tự các phương pháp thư giãn khác hay không.

.


4

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Có sự khác biệt nào về mức độ đau của người bệnh sau phẫu thuật tiêu
hóa trước và sau khi họ thực hiện bài tập thư giãn cơ của Jacobson hay
không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả của phương pháp thư giãn cơ của Jacobson trong việc
giảm đau sau phẫu thuật cho người bệnh sau phẫu thuật tiêu hóa.
Mục tiêu cụ thể
1. So sánh mức độ đau trên người bệnh đã trãi qua phẫu thuật tiêu hóa
trước và sau khi thực hiện kỹ thuật thư giãn cơ của Jacobson.
2. Xác định mức độ hài lòng của người bệnh về hiệu quả mà phương pháp

thư giãn cơ của Jacobson mang lại.

.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về đau sau phẫu thuật
Định nghĩa đau của Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (International
Association for the Study of Pain – IASP) năm 1994: “Đau là một cảm giác
khó chịu và sự chịu đựng về cảm xúc, chủ yếu đi kèm theo tổn thương tổ chức
hoặc mô tả như là một tổn thương tổ chức, hoặc cả hai”
Đau là triệu chứng thường gặp nhất, là lý do hàng đầu dẫn đến người
bệnh tìm kiếm trợ giúp y tế. Trong hầu hết các trường hợp, đó là triệu chứng
của bệnh. Tuy nhiên, ở một số người bệnh, đau không phải là triệu chứng, mà
là một phần tiếp theo của bệnh đã được chữa khỏi như đau sau phẫu thuật.
Trong những trường hợp này, kiểm sốt cơn đau trở nên quan trọng hơn, vì nó
giúp cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng tái hòa nhập của
người bệnh với các hoạt động chun mơn và xã hội của mình [33].
Mỗi một người bệnh có phản ứng với sự đau đớn khác nhau, điều này
chịu ảnh hưởng của di truyền, nền văn hóa, tuổi tác và giới tính. Một số người
bệnh có nguy cơ kiểm sốt cơn đau khơng đầy đủ, địi hỏi sự chú ý đặc biệt
(bệnh nhi, người bệnh là người cao tuổi, người bệnh suy giảm nhận thức hoặc
có trở ngại về ngơn ngữ).
Đau sau phẫu thuật có thể được chia thành đau cấp tính và đau mạn tính:
+ Đau cấp tính là đau ngay sau phẫu thuật cho đến ngày thứ 7 sau mổ.
+ Đau mạn tính là đau kéo dài hơn 3 tháng sau phẫu thuật.
1.3.1


Các cơ sở của cảm giác đau

Cơ sở sinh học
Cơ sở sinh học của cảm giác đau gồm có cơ sở giải phẫu, sinh lý và
sinh hóa, nó giải thích được tính chất, thời gian, cường độ và vị trí của đau.

.


6

Cảm giác đau xuất hiện tại vị trí tổn thương là một phản xạ tích cực của cơ
thể, nhằm loại trừ tác nhân gây đau [1].
Cơ sở tâm lý
- Yếu tố cảm xúc: đây là yếu tố có tác dụng trực tiếp lên cảm giác đau, có thể
làm đau tăng lên (khi xúc khó chịu, bực dọc, buồn chán) hoặc giảm đi (khi
vui vẻ, thoải mái). Thậm chí yếu tố cảm xúc còn được xác định là một
nguyên nhân gây đau trong một số trường hợp, ví dụ ở người bệnh mạch vành
có thể lên cơn đau thắt ngực nếu quá xúc động. Ngược lại, đau cũng tác động
trở lại cảm xúc làm người bệnh lo lắng, sợ hãi, cáu gắt [1].
- Yếu tố nhận thức: biểu hiện nhận thức tiêu cực hay tích cực cũng đóng vai
trị quan trọng ảnh hưởng lên q trình tiếp nhận cảm giác nói chung và cảm
giác đau nói riêng [1].
- Yếu tố hành vi thái độ: Bao gồm toàn bộ những biểu hiện bằng lời nói và
khơng bằng lời nói có thể quan sát được ở người bệnh đau như than phiền, cử
chỉ, tư thế giảm đau, khơng cịn khả năng duy trì hành vi bình thường. Những
biểu hiện này phụ thuộc vào mơi trường gia đình và văn hóa, chuẩn mực xã
hội, tuổi và giới của người bệnh. Phản ứng và thái độ của người xung quanh
có thể ảnh hưởng đến cách ứng xử và tình trạng duy trì đau của người bệnh.

[1]
1.3.2

Cơ chế kiểm soát đau

* Kiểm soát đau ở tủy sống và thuyết cổng kiểm soát:
Thuyết “cổng kiểm soát” (gate control theory) do Melzack và Wall (1965)
[32] đưa ra dựa trên sự dẫn truyền và cấu trúc giải phẫu của các sợi thần kinh
ở mức tủy sống, thuyết này cho rằng:
- Khi có kích thích đau, các thụ cảm thể nhận cảm đau tổn thương sẽ mã hóa
thơng tin đau rồi truyền vào theo các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau
hướng tâm (sợi Aδ và C) qua hạch gai vào sừng sau tủy sống và tiếp xúc với

.


7

tế bào neuron thứ hai hay tế bào T (transmission cell) từ đó dẫn truyền lên
trung ương. Trước khi tiếp xúc với tế bào T, các sợi này cho ra một nhánh
tiếp xúc với neuron liên hợp. Neuron liên hợp đóng vai trị như một người gác
cổng, khi hưng phấn thì gây ra ức chế dẫn truyền trước sinap của sợi Aδ và C
(đóng cổng). Nhưng lúc này xung động từ sợi Aδ và sợi C gây ức chế neuron
liên hợp nên không gây ra ức chế dẫn truyền trước sinap sợi Aδ và C (cổng
mở), do đó xung động được dẫn truyền lên đồi thị và vỏ não cho ta cảm giác
đau [1] .
- Các sợi to (Aα và Aβ) chủ yếu dẫn truyền cảm giác bản thể. Các sợi này
cũng cho một nhánh tiếp xúc với neuron liên hợp trước khi đi lên trên. Các
xung động từ sợi to gây hưng phấn neuron liên hợp, do đó gây ức chế dẫn
truyền trước sinap của cả sợi to và sợi nhỏ (đóng cổng), khi đó xung động đau

bị chặn lại trước khi tiếp xúc với tế bào T làm mất cảm giác đau [1].
* Kiểm soát đau trên tủy:
Đường ức chế từ trung ương (vùng dưới đồi, vỏ não thùy trán) xuống gây ức
chế q trình hoạt hóa neuron sừng sau tủy sống [1].
* Thuyết giảm đau nội sinh: Khi có kích thích đau được dẫn truyền về, hệ
thống thần kinh trung ương sẽ tiết ra các chất enkephalin có tác dụng làm
giảm đau giống như morphine, gọi là các endorphine (morphine nội sinh).
Các endorphine gắn vào các thụ cảm thể morphine cũng gây giảm đau và
sảng khoái, nhưng tác dụng này hết nhanh do các endorphine nhanh chóng bị
hóa giáng nên khơng gây nghiện [1].
1.3.3

Những yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật

Yếu tố thuộc về cuộc phẫu thuật: tạng được phẫu thuật, kỹ thuật phẫu
thuật, gây mê và thời gian phẫu thuật [15],[43]
Người bệnh: tâm lý lo lắng trước phẫu thuật

.


8

Những yếu tố ảnh hưởng khác: công tác chuẩn bị trước mổ tốt giúp
người bệnh chịu được đau tốt hơn; phương pháp giảm đau sau phẫu thuật;
chăm sóc sau phẫu thuật [16],[43].
Đau tăng khi có sự hiện diện của các ống dẫn lưu, khi thay băng vận
động hay tập vật lý trị liệu.
1.3.4


Đánh giá cường độ đau

Để lượng giá cường độ đau, người ta dùng các thang lượng giá chủ
quan, có thể là thang đo lường chung (thang tự lượng giá), hoặc là đo lường
đa chiều nhằm phân biệt các mức độ đau khác nhau.
Thang điểm đau trả lời bằng số (VNRS): thang này có 11 vạch điểm 0
tương ứng với không đau cho đến 10 điểm là đau nhất mà người bệnh có thể
tưởng tượng được. BN tự lượng giá rồi trả lời bằng số ứng với mức độ đau
của mình từ 1 đến 10 điểm [5]. Gồm 10 mục đánh giá như sau:
0- Không đau.
1- Đau rất nhẹ, hầu như khơng cảm nhận và nghĩ đến nó, thỉnh thoảng đau
nhẹ.
2- Đau nhẹ, thỉnh thoảng đau nhói mạnh.
3- Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung trong công việc, vẫn thể thích
ứng với nó.
4- Đau vừa phải, người bệnh có thể quên đi cơn đau nếu đang làm việc.
5- Đau nhiều hơn, người bệnh không thể quên đau sau nhiều phút, người
bệnh vẫn có thể làm việc.
6- Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày, khó
tập trung.
7- Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và hạn chế nhiều đến sinh hoạt
hàng ngày của người bệnh. Ảnh hưởng đến giấc ngủ.
8- Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nỗ lực rất nhiều.

.


9

9- Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ khơng kiểm sốt được.

10- Đau khơng thể nói chuyện được, nằm liệt giường và có thể mê sảng.
Các thang đo lường một chiều như thang điểm cường độ đau nhìn đồng
dạng, thang điểm cường độ đau dạng số, thang điểm đau theo vẻ mặt…
+ Thang điểm đau nhìn đồng dạng (VAS): là một thước dài có hai mặt. Một
mặt, có hình ảnh 1 đường thẳng nằm ngang, có một đầu là mức khơng đau,
một đầu là đau nhất mà người bệnh có thể tưởng tượng được. Một mặt được
chia 11 vạch với 10 mức độ đau. Sau khi so sánh người bệnh di chuyển con
trỏ từ đầu không đau đến mức đau tương ứng của mình. Điều dưỡng sẽ biết
điểm đau của người bệnh ở mặt số, điểm VAS là khoảng cách từ 0 đến điểm
NB đánh dấu [5],[25].

Hình 1.1: Các thang đo lường một chiều

.


10

+ Thang điểm đau mô tả bằng lời (VDS): thang điểm này bao gồm 6 mức độ
đau từ không đau, hơi đau, đau nhẹ , đau vừa phải, đau dữ dội, đau rất dữ dội
cho đến đau nhất mà người bệnh không thể chịu đựng được. NB sẽ tự lượng
giá cường độ đau của mình tương ứng với 6 mức độ đau sẵn có [5],[27].
Cơng cụ đánh giá đau đa chiều
+ Cung cấp thơng tin về khía cạnh chất lượng và số lượng của cơn đau.
+ Có thể hữu ích cho đau do nguyên nhân thần kinh.
+ Yêu cầu NB có kỹ năng tốt về lời nói, mất nhiều thời gian để hồn thành
hơn các cơng cụ đau đơn chiều.
+ Các thang đo lường đa chiều như bộ câu hỏi đau McGill (McGill Pain
Questionnaire), bản tóm tắt đau ngắn (Brief Pain Inventory)… [5],[25].
Ngồi đánh giá cường độ đau, cịn có các yếu tố khác để đánh giá đau

như thay đổi huyết áp, nhịp tim, nhịp thở; các biểu hiện đau như vẻ mặt hốt
hoảng, rên rỉ, khóc lóc, vã mồ hôi…nhưng các yếu tố này chỉ dùng để theo
dõi người bệnh chứ không là các yếu tố đánh giá đau đáng tin cậy.
1.3.5

Tác hại của đau sau phẫu thuật

Về ngắn hạn, ảnh hưởng bất lợi của cơn đau cấp tính bao gồm:
- Gây khó chịu về cả thể chất và tinh thần cho người bệnh.
- Ảnh hưởng tâm lý làm thay đổi giấc ngủ (người bệnh mệt), thay
đổi về dinh dưỡng (gây rối loạn nước, điện giải và chậm liền sẹo)
[3].
- Ảnh hưởng lên hệ tim mạch gây tăng huyết áp và tăng nhịp tim
[3].Tăng tiêu thụ oxy mô, nguy hiểm tới tính mạng khi người bệnh
có bệnh mạch vành kèm theo.
- Ảnh hưởng trên hệ hô hấp: cơ co rút bất thường gây rối loạn hô
hấp khi phẫn thuật vùng ngực và bụng. Ngồi ra cịn xảy ra xẹp
phổi, viêm phổi do ứ đọng, thiếu dưỡng khí và suy hô hấp [3].

.


11

-

Hạn chế vận động làm gia tăng nguy cơ huyết khối [3](đau sau
phẫu thuật là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm người
bệnh chậm vận động trở lại).


Về lâu dài, đau cấp tính là một yếu tố nguy cơ phát triển thành đau mạn
tính.
Đau sau phẫu thuật khơng những gây khó chịu, nó cịn có thể trì hỗn sự
phục hồi của người bệnh [35].
1.3.6 Khái niệm phẫu thuật tiêu hóa
Khái niệm phẫu thuật tiêu hóa theo Phạm Văn Tân (2016) [7]: Phẫu
thuật tiêu hóa là phẫu thuật quan thuộc hệ tiêu hóa, gồm có:
- Phẫu thuật thực quản
- Phẫu thuật dạ dày
- Phẫu thuật tá tràng
- Phẫu thuật ruột non
- Phẫu thuật đại tràng
- Phẫu thuật ruột thừa
- Phẫu thuật gan
- Phẫu thuật mật đường mật
- Phẫu thuật tụy
- Phẫu thuật trực tràng
- Phẫu thuật trĩ; rị hậu mơn
- Phẫu thuật thốt vị bẹn
Hiện nay, phẫu thuật tiêu hóa bao gồm phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật
nội soi. Sau phẫu thuật, tùy vào người bệnh phẫu thuật mổ mở hay phẫu thuật
nội soi; tùy tình trạng bệnh mà người bệnh trãi qua trung phẫu như cắt ruột
thừa… hay đại phẫu như mổ tắc ruột, mổ đại tràng mà đau, biến chứng sau
phẫu thuật cũng như tập vận động có thể khác nhau.

.


12


1.2 Điều trị đau sau phẫu thuật
1.2.1

Chuẩn bị tâm lý

Thời kỳ tiền phẫu là thời kỳ quyết định sự thành bại của điều trị đau sau
phẫu thuật [3]. Người điều dưỡng cần hỏi tiền sử người bệnh, đặt trọng tâm
vào kinh nghiệm của người bệnh về chịu đau sau phẫu thuật trong quá khứ,
giải thích về đau và cùng người bệnh lên kế hoạch giảm đau sau mổ.
1.2.2

Thuốc giảm đau

Các loại thuốc có thể dùng để điều trị đau sau phẫu thuật: Opiods, thuốc
kháng viêm không phải steroids (NSAIDSs) và thuốc tê [3].
Các biện pháp giảm đau khác: gây tê ngoài màng cứng, gây tê thần kinh ngoại
biên, giảm đau do người bệnh tự điều chỉnh lượng thuốc (PCA).
1.2.3

Giảm đau khơng dùng thuốc

Có nhiều phương pháp làm giảm cảm nhận đau của người bệnh mà
không cần dùng thuốc. Những liệu pháp này có thể được dùng kết hợp với các
liệu pháp có dùng thuốc.
Phương pháp khơng dùng thuốc bao gồm: can thiệp vào nhận thức hành
vi và các tác nhân vật lý.
Mục đích của can thiệp vào nhận thức hành vi là làm thay đổi cảm nhận
đau và các cách cư xử lúc đau, cung cấp cho người bệnh cảm giác tự điều
chỉnh tốt hơn.
Các tác nhân vật lý có mục đích là tạo ra sự thoải mái, sửa chữa các chức

năng, thay đổi các đáp ứng sinh lý, giảm hậu quả liên quan đến sự mất vận
động do đau.
Bao gồm điều trị đau bằng:
- Các phương pháp vật lý: nhiệt nóng, nhiệt lạnh; kích thích điện; các
phương pháp cơ học (xoa bóp và vận động...); ánh sáng (tử ngoại,
laser công suất thấp [13],[18],[28] …)

.


13

- Y học cổ truyền (châm cứu)
- Tâm lý trị liệu, thư giãn.
1.3 Phương pháp thư giãn cơ của Jacobson
1.3.1

Phương pháp thư giãn cơ

Phương pháp thư giãn cơ của Jacobson là một loại liệu pháp tập trung
vào việc co cứng và thư giãn các nhóm cơ cụ thể theo thứ tự. Phương pháp
này được gọi là liệu pháp thư giãn tiến bộ hay liệu pháp thư giãn cơ tịnh tiến.
Bằng cách tập trung vào các nhóm cơ cụ thể, kéo căng và sau đó thư giãn
chúng, người bệnh có thể nhận thức rõ hơn về cơ thể họ [2]. Năm 1930,
Edmund Jacobson - một bác sỹ tâm thần người Mỹ - đã phát minh ra kỹ thuật
này như một cách để giúp người bệnh của mình đối phó với sự lo lắng. Và
đây là một liệu pháp thư giãn ứng dụng trong tiến trình trị liệu tâm lý [4].
Bác sĩ Jacobson nhận thấy thư giãn cơ bắp cũng có thể thư giãn tâm
trí. Kỹ thuật này liên quan đến việc co chặt một nhóm cơ trong khi giữ phần
cịn lại của cơ thể thư giãn, và sau đó giải phóng căng thẳng [2]. Hiệu quả tức

thì và lâu dài của Phương pháp thư giãn cơ Jacobson, bao gồm [2]:
- Giảm lo âu nói chung
- Giảm lo âu có liên quan đến ám ảnh sợ hãi
- Giảm tần suất và thời gian của cơn hoảng loạn
- Cải thiện khả năng đối mặt với những tình huống ám ảnh sợ hãi
khi tăng dần tiếp xúc
- Cải thiện sự tập trung
- Tăng khả năng kiểm soát cảm xúc
- Tăng tự trọng
- Tăng thoải mái và sáng tạo
Liệu pháp thư giãn cơ tịnh tiến thường an tồn và khơng địi hỏi sự
hướng dẫn của chuyên gia [2].

.


14

Các phiên tập thường kéo dài không quá 20-30 phút, nên không làm
mất quá nhiều thời gian của người tập luyện. Người bệnh có thể thực hành
các kỹ thuật ở nhà bằng cách sử dụng các hướng dẫn từ một cuốn sách, trang
web hoặc podcast (một series các tập tin âm thanh hoặc video kỹ thuật số mà
người dùng có thể tải về và nghe). Người tập luyện cũng có thể sử dụng bản
ghi âm trong suốt quá trình tập luyện để hướng dẫn thực hiện lần lượt các bài
tập.
Không có chống chỉ định cho phương pháp này, ngoại trừ những vùng
có tổn thương cơ, xương [2].
Thư giãn được coi là một trong những phương pháp thường được sử
dụng và rất có hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh tâm lý. Đó là q
trình làm giảm mềm cơ bắp, giúp cho thần kinh, tâm trí được thư thái, qua đó

làm giảm những cảm xúc tiêu cực hoặc chứng bệnh tâm thần (căng thẳng thần
kinh, lo âu, sợ hãi, trầm cảm, đau đầu…) do các nhân tố Stress gây ra. Các
chuyên gia tâm thần, các nhà trị liệu tâm lý đều cho rằng thư giãn làm giảm
chuyển hoá cơ bản, tiết kiệm năng lượng, khiển máu về tim dễ hơn và nhiều
hơn. Thư giãn giúp tập trung tư tưởng, ức chế vỏ não, ngắt bỏ những kích
thích bên ngồi giúp tinh thần hết căng thẳng, làm chủ được giác quan và cảm
giác. Thư giãn giúp giảm dần những phản xạ được điều kiện hố có hại cho
cơ thể [4]. Thư giãn giúp giảm đau trong các cơn đau cấp và mãn tính được
báo cáo qua các nghiên cứu trước đây [20]. Một phân tích dữ liệu về người
bệnh ung thư nhập viện cho thấy những người được điều trị tích hợp, như
hình ảnh hướng dẫn và trực tiếp huấn luyện kỹ thuật thư giãn, trong thời gian
nằm viện đã giảm cả đau và lo lắng [36],[37],[42].

.


15

1.3.2

Các nghiên cứu khoa học

Năm 2010, nghiên cứu của Fayazi [21] đánh giá hiệu quả của kỹ thuật
thư giãn của Benson trong đau ở người bệnh sau phẫu thuật động mạch vành.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 80 người bệnh được chia ngẫu nhiên
thành hai nhóm, nhóm can thiệp sử dụng kỹ thuật thư giãn của Benson và
thuốc giảm đau và chỉ dùng thuốc giảm đau trong nhóm chứng. Qua nghiên
cứu cho thấy mức độ nghiêm trọng của đau trong vòng 24, 48 và 72 giờ trước
và sau khi thư giãn trong nhóm can thiệp đã giảm và có sự khác biệt đáng kể
(p = 0,0001). Như vậy kỹ thuật thư giãn trong nhóm can thiệp sau phẫu thuật

ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim và huyết áp tâm trương và có sự khác biệt
đáng kể trước và sau khi thư giãn (p = 0,05). Liên quan đến tỷ lệ tiêu thụ
thuốc giảm đau không cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm (p >
0,05).
Trong nghiên cứu ảnh hưởng của các bài tập thư giãn đến việc kiểm
soát cơn đau sau phẫu thuật ở những người bệnh phẫu thuật vùng bụng trên
của Topcu (2012) [45]. Đây là một nghiên cứu cắt ngang và chéo được tiến
hành trên 60 người bệnh từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 6 năm 2007, tại Thổ
Nhĩ Kỳ. Khi đánh giá mức độ đau của người bệnh trước và sau thực hiện các
bài tập thư giãn, tỷ lệ người bệnh báo cáo là “không đau” tăng từ 1,7% lên
36,7%, tỷ lệ người bệnh bị đau làm cho khó chịu đã giảm từ 36,7% xuống còn
18,3% và tỷ lệ người bệnh những người bị đau nặng đã giảm từ 8,3% xuống
1,7% sau khi tập các bài tập thư giãn. Nghiên cứu đã cho thấy mức độ đau sau
khi người bệnh thực hiện các bài tập thư giãn đã giảm hơn so trước khi các
bài tập thư giãn (p < 0,001).
Nghiên cứu của Büyükyılmaz (2013) [14] đánh giá ảnh hưởng của kỹ
thuật thư giãn và xoa bóp đến đau sau phẫu thuật. Sáu mươi người bệnh đã
phẫu thuật thay khớp hơng gối tồn phần được phân ngẫu nhiên vào nhóm thử

.


×