Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Ngôn ngữ cơ thể trong văn hóa giao tiếp của người ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 69 trang )

 
 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN: NGỮ VĂN Ý
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2016

Tên cơng trình:

Ngơn ngữ cơ thể (Body language)
trong văn hóa giao tiếp của người Ý

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Bình Dun Anh

Lớp 3A

Khóa 2013 – 2017

Thành viên: Phạm Thị Minh Lý

Lớp 3A

Khóa 2013 – 2017

Đỗ Thùy Ngân

Lớp 3A


Khóa 2013 – 2017

Hồ Thị Thanh Nhàn

Lớp 3A

Khóa 2013 – 2017

Nguyễn Đức Uyên Nhi

Lớp 3A

Khóa 2013 – 2017

Người hướng dẫn: Thạc sĩ Hồ Hồng Ân – Phó chủ nhiệm Bộ mơn Ngữ văn Ý

 


 
 

LỜI CÁM ƠN
Trước tiên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy cô trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn TPHCM nói chung và Bộ mơn Ngữ văn Ý nói riêng đã tạo cơ hội
cho chúng tôi thực hiện đề tài này, đặc biệt là Thạc sĩ Hồ Hồng Ân – người luôn tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho chúng tơi có thể hồn thành đề tài nghiên cứu
này một cách tốt nhất.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các tác giả, các nhà báo và các blogger trong và ngồi
nước đã cho chúng tơi nguồn tài liệu hữu ích để tham khảo trong suốt quá tình nghiên cứu

đề tài này.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã ln
theo sát, khích lệ và động viên chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài này một cách hoàn chỉnh nhất, song
do nền tảng kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế nên cịn nhiều thiếu sót trong q trình
nghiên cứu là mà bản thân chúng tơi chưa thể thấy được. Chúng tơi rất mong nhận được
những lời góp ý của Quý thầy cô để bài nghiên cứu được hồn thiện hơn và có thêm những
kinh nghiệm q báu.
Cuối cùng, chúng tơi kính chúc các Q thầy cơ trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn TPHCM cũng như các tác giả, các nhà báo và các blogger lời chúc sức khoẻ, đạt
được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!

TPHCM, ngày 13 tháng 3 năm 2016

 


 
 

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
TP. HCM

Nghĩa tiếng Việt
Thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang

Danh mục bảng
Bảng 1.1 Khả năng tạo ra ngôn ngữ cơ thể của con người ...........................................12
Bảng 2.1 Cử chỉ tượng trưng – Ăn uống .......................................................................32
Bảng 2.2 Cử chỉ tượng trưng – Tâm trạng .....................................................................34
Bảng 2.3 Cử chỉ tượng trưng – Cảnh báo, đe dọa ..........................................................37
Bảng 2.4 Cử chỉ tượng trưng – Giao tiếp .......................................................................39
Bảng 2.5 Cử chỉ tượng trưng – Hoài nghi......................................................................41
Bảng 2.6 Cử chỉ tượng trưng – Nhấn mạnh ..................................................................44
Bảng 2.7 Cử chỉ tượng trưng – Cử chỉ khác ..................................................................45
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.1 Hiệu quả giao tiếp theo quy luật 7 – 38 – 55 ..............................................12

 


 
 

MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI .................................................................................1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................3
3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài ..............................................6
6. Đóng góp mới của đề tài ...........................................................................................6
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................6
8. Kết cấu của đề tài .......................................................................................................7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ (BODY LANGUAGE) ..8
1.1 Khái niệm .................................................................................................................8
1.1.1 Theo cách hiểu thông thường ............................................................................8
1.1.2 Theo cách hiểu duy danh khoa học ....................................................................9
1.2 Ngôn ngữ cơ thể (Body language) ...........................................................................9
1.2.1 Khái niệm về ngơn ngữ cơ thể ...........................................................................10
1.2.2 Vai trị và ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp .....................................10
1.2.3 Các hình thức phổ biến của ngơn ngữ cơ thể trong giao tiếp ............................14
1.2.4 Đặc điểm ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp .........................................................14
CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ CƠ THỂ Ở Ý VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN
HÓA Ý ..........................................................................................................................16
2.1 Sơ lược về đất nước, con người Ý ...........................................................................16
2.1.1 Đất nước ............................................................................................................16
2.1.2 Con người ...........................................................................................................18
2.2 Ngôn ngữ cơ thể ở Ý ................................................................................................20
2.2.1 Các quan điểm nhận thức về ngôn ngữ cơ thể ...................................................20
2.2.2 Sự hình thành ngơn ngữ cơ thể ..........................................................................23
2.2.3 Hiện tại ...............................................................................................................24
2.3 Ngơn ngữ cơ thể Ý trong văn hóa giao tiếp .............................................................26
 


 
 

2.3.1 Phân loại .............................................................................................................26
2.3.2 Cách thức miêu tả...............................................................................................31
2.3.3 Tầm ảnh hưởng đến văn hóa Ý ..........................................................................47
CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ VĂN HĨA TRONG NGƠN NGỮ CƠ
THỂ CỦA NGƯỜI Ý VÀ THẾ GIỚI ........................................................................49

3.1 Cách nói bằng tay .....................................................................................................49
3.1.1 Dấu hiệu của cánh tay ........................................................................................50
3.1.2 Bàn tay ...............................................................................................................50
3.1.3 Chạm tay ............................................................................................................57
3.2 Chào hỏi ...................................................................................................................58
3.2.1 Bắt tay ................................................................................................................58
3.2.2 Hôn lên má .........................................................................................................58
3.3 Lãnh thổ và không gian riêng ..................................................................................58
3.3.1 Trong giao tiếp đối diện .....................................................................................60
3.3.2 Trong giao tiếp bên cạnh ....................................................................................60
3.4 Giọng nói ..................................................................................................................60
3.4.1 Âm lượng của giọng nói.....................................................................................60
3.4.2 Ngắt lời và nói chồng lên ...................................................................................61
KẾT LUẬN ...................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................62

 


1
 

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
“Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp của bao gồm ba
yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay cịn gọi là ngơn ngữ cơ thể) và giọng điệu thì ngơn
ngữ lạ thay chỉ góp phần nhỏ nhất là 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu
chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55%.
Những cơng trình nghiên cứu này đã ghi vào danh mục hơn một triệu bản mã và tín hiệu
liên quan đến ngơn ngữ cơ thể. Các chuyên gia nói rằng trong cuộc đàm phán kéo dài 30
phút, hai người có thể biểu hiện hơn 800 thơng điệp phi lời nói khác nhau. Do tốc độ suy

nghĩ của chúng ta nhanh hơn lời nói (trung bình 1 phút ta nghĩ được khoảng 700 đến 1200
từ trong khi ta chỉ có thể nói với tốc độ khoảng 120 đến 150 từ/ 1 phút). Vì thế, khi lời nói
khơng thể hiện hết thì cơ thể tìm cách bộc lộ ra thơng qua ngơn ngữ cơ thể. Đơi khi ngơn
ngữ cơ thể cịn là cơng cụ hữu hiệu để thể hiện những điều mà vì hồn cảnh, tình huống
nào đó mà con người khơng thể diễn đạt bằng lời” (Trích từ bài viết “Giao tiếp phi ngơn
ngữ” trên báo Tuổi trẻ ngày 02/04/2008). Chúng ta có thể thấy rằng dù trước hay sau khi
có ngơn ngữ chính thức thì con người vẫn quen sử dụng ngơn ngữ cơ thể để miêu tả hình
ảnh, biểu đạt cảm xúc của mình. Bên cạnh việc khai thác khía cạnh ngôn ngữ cơ thể như
những đề tài trước đã làm, đề tài của chúng tơi cịn nhấn mạnh đến một khía cạnh mới của
ngơn ngữ cơ thể, đó là nơi mà ngôn ngữ cơ thể được sử dụng nhiều nhất – nước Ý. Có thể
nói Ý là quốc gia tiêu biểu của việc dùng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp,hơn 70% của
cuộc hội thoại là ngôn ngữ cơ thể, gồm: giao tiếp bằng mắt (Eyes contact), gương mặt biểu
cảm (Facial expression), cử chỉ (Gestures), tư thế và điệu bộ (Posture & Body Orientation),
giữ khoảng cách (Proximity), giọng điệu (Tone of voice). Có thể thấy ngơn ngữ cơ thể có
rất nhiều yếu tố cấu thành nên nó. Với đề tài “Ngơn ngữ cơ thể (Body language) trong văn
hóa giao tiếp của người Ý” chúng tôi mong muốn đem đến cho bạn đọc những góc nhìn
khác về mối quan hệ tác động giữa văn hóa giao tiếp thơng thường với văn hóa giao tiếp có
sử dụng ngơn ngữ kí hiệu, đồng thời thấy rõ được sự ảnh hưởng của ngôn ngữ cơ thể đến
văn hóa Ý và sự khác nhau về văn hóa giao tiếp ngơn ngữ cơ thể giữa các quốc gia với
nhau.

 


2
 

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kể từ lúc bắt đầu q trình tiến hóa, con người sử dụng các cử chỉ để giao

tiếp với nhau, và những cử chỉ đó chính là nền móng cơ bản cho sự hình thành ngơn
ngữ. Sự phát triển của con người, từ động vật bốn chân sau một khoảng thời gian
dài tiến hóa thành động vật hai chân, hai tay được giải phóng để tương tác với mơi
trường. Từ thời điểm đó, bàn tay của con người trở thành công cụ giúp mở rộng các
phần và khả năng của cơ thể. Đôi tay trở thành cơng cụ hữu ích cho sự phát triển của
nhiều thứ, đặc biệt đối với sự phát triển của ngôn ngữ. Người nguyên thủy đã bắt
đầu sử dụng những công cụ này để thể hiện bản thân, dùng đôi tay để giao tiếp với
đồng loại. Cử chỉ tay, đòi hỏi khả năng nhận thức đặc biệt và đã từng bước bước vào
giai đoạn trung tâm trong sự phát triển của giao tiếp.
Giống như tất cả các nước trên thế giới, Ý có một lịch sử lâu dài của sự phát
triển ngôn ngữ, nhưng trường hợp của Ý là thú vị bởi vì đất nước bị phân chia ngơn
ngữ trong hầu hết các phương ngữ. Ý khơng có một ngôn ngữ quốc gia, cho đến khi
sự ra đời của các ngôn ngữ địa phương với các văn bản của Dante, Boccaccio và
Petrarch. Trước khi các phương ngữ Tuscan trở thành ngôn ngữ quốc gia, cử chỉ tay
đã được sử dụng rộng rãi cho các thông tin liên lạc giữa các nhóm ngơn ngữ khác
nhau. Giao tiếp phi ngơn ngữ này đã trở thành con đường của sự tương tác giữa
những người nói ngơn ngữ khác nhau. Ví dụ, những cử chỉ đã được sử dụng rộng rãi
cho mục đích giáo dục. Các nhà truyền giáo được khuyến khích để làm cho cử chỉ
của truyền thông cũng để dạy học sinh của mình, người nói tiếng địa phương khác
nhau. Ngồi ra, đã có ngữ pháp của ngơn ngữ sách địa phương: cuốn sách đầu tiên
về ngữ pháp, trong phương ngữ Tuscan đã viết, đã được "dịch" bằng cách sử dụng
các cử chỉ và hình ảnh.
Với việc tích hợp các ngơn ngữ Ý quốc gia, những cử chỉ có liên quan với
"thói xấu" và các lớp thấp hơn. Tuy nhiên, cử chỉ như vậy đã được tách rời với sự
phát triển của ngơn ngữ tiếng Ý, là một khía cạnh quan trọng của giao tiếp giữa
người Ý. Chúng tôi bị mê hoặc bởi lịch sử của những cử chỉ cho bối cảnh nhận thức
 


3

 

của họ trong giao tiếp hiện đại. Vì chúng tơi là những sinh viên ngành ngôn ngữ,
chúng tôi nhận thấy rằng giao tiếp phi ngôn ngữ là một phần không thể thiếu của Ý,
chúng tơi muốn đào sâu tìm hiểu để khám phá những lý do mà cử chỉ ngôn ngữ lại
được sử dụng rộng rãi theo cấp số nhân ở Ý nhiều hơn rất nhiều so với các nước
khác, để đánh giá tầm quan trọng của việc phổ biến như vậy về mặt lịch sử và ngôn
ngữ. Các cử chỉ là theo cấp số nhân được sử dụng nhiều hơn ở Ý so với các nước
khác, và để đánh giá tầm quan trọng của việc phổ biến như vậy về mặt lịch sử và
ngơn ngữ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu về “Ngơn ngữ cơ thể (Body
language) trong văn hóa giao tiếp của người Ý”. Đề tài này vốn khơng có gì xa lạ
với các nhà nghiên cứu quốc tế, tuy nhiên, vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu nào ở
Việt Nam đề cập đến một cách đầy đủ và chi tiết.
Hiện nay, chỉ có một số bài báo giới thiệu về ngôn ngữ cơ thể (body language)
bằng tiếng Việt nhưng khác sơ sài như “Bạn có biết ngôn ngữ cơ thể chỉ là một phần
trong văn hóa giao tiếp của người Ý?” – do Blog Học tiếng Ý sưu tầm. Những bài
nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể cũng chỉ dừng lại ở biểu hiện chung nhất của hình
thức này mà khơng đề cập cụ thể đến ngôn ngữ cơ thể (body language) của một quốc
gia nào – hay cụ thể ở đây là nước Ý như đề tài “Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả
trong giao tiếp” – nằm trong đồ án môn học do nhóm Green Forest thực hiện. Những
bài nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể (body language) được in thành sách rất phong
phú, mỗi một tác giả góp phần đưa một góc nhìn khác về ngơn ngữ cơ thể đến với
độc giả. Hình thức truyền tải cũng rất đa dạng và phong phú, như sách ngoại văn
(chúng tôi chủ yếu sử dụng các tài liệu tiếng Anh và Ý) có “Italian without words”
– Don Cagelosi and Joseph Delli Caprini, “Il linguaggio segreto del corpo” – Anna
Gugliemi, “Il linguaggio del corpo” – Alexander Lowen. Nhìn chung những cuốn
sách trên đều phân tích rất sâu sắc các khía cạnh của ngơn ngữ cơ thể, thậm chí cụ
thể là ngơn ngữ cơ thể trong văn hóa giao tiếp của người Ý, nhưng điểm hạn chế ở

những cuốn sách đó là vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt, điều này gây khó khăn
trong việc tiếp nhận thông tin của độc giả.
 


4
 

Những cuốn sách viết bằng tiếng Việt tuy rất đa dạng như “Cử chỉ trong giao
tiếp” – Nguyễn Quang, Khoa học xã hội và Nhân văn, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn TPHCM (2008), “Bước đầu tìm hiểu giá trị thông báo của cử chỉ,
điệu bộ ở người Việt trong giao tiếp” – Thục Khánh, Ngôn ngữ (1990), “Cử chỉ –
thứ ngôn ngữ không lời” – Nguyễn Đức Dân, Kiến thức ngày nay (2000) đa phần
đều nghiên cứu tổng qt ngơn ngữ cơ thể trong văn hóa giao tiếp nói chung hay
trong băn hóa giao tiếp của người Việt nói riêng, mà chưa có một đề tài nào dành
riêng cho ngơn ngữ cơ thể trong văn hóa giao tiếp của người Ý.
Ngoài ra, tất cả những tài liệu có sự so sánh giữa cách dùng ngơn ngữ cơ thể
trong văn hóa giao tiếp của người Ý với các nước khác đều rất sơ sài, mang tính khái
quát rất cao, lượng thông tin rất thấp, chủ yếu thiên về tính giải trí chứ khơng mang
tính học thuật nghiên cứu nên độ tin tưởng và chính xác khơng cao.
Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài “Ngơn ngữ cơ thể (body language) trong văn
hóa giao tiếp của người Ý” cịn là việc khá mới mẻ và khó khăn với chúng tôi. Chúng
tôi tham khảo, nghiên cứu, kế thừa một cách trung thực những đề tài nghiên cứu
cũng như những bài báo giới thiệu về ngôn ngữ cơ thể (body language) trong suốt
quá trình nghiên cứu của mình. Bài nghiên cứu này sẽ kế thừa, phát huy các giá trị
quý báu của những tài liệu, đề tài nghiên cứu trước đó, đồng thời mang tính tham
khảo cho độc giả muốn tìm hiểu, so sánh về ngôn ngữ cơ thể trong văn hóa giao tiếp
của Ý và các nước khác mà các tài liệu khác chưa có hoặc khơng đầy đủ.
3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
3.1 Lý do chọn đề tài:

Thứ nhất, đề tài này tuy khơng cịn xa lạ với các nhà nghiên cứu quốc tế
tuy nhiên ở Việt Nam vẫn là một đề tài mới hồn tồn, chúng tơi đi sâu vào
tìm hiểu lịch sử, quá trình phát triển và ứng dụng của ngôn ngữ cơ thể đối với
sự phát triển, tiến bộ của lồi người.
Thứ hai, trong q trình tìm hiểu đề tài này, chúng tôi được tiếp cận với
nhiều nguồn thông tin khác nhau, tiếp thu được nhiều tri thức mới khơng
những phục vụ cho đề tài này mà cịn bổ sung cho chúng tôi những kiến thức
chuyên ngành.
 


5
 

Thứ ba, chúng tơi hi vọng đề tài này có thể trở thành một tài liệu tham
khảo cho các bạn sinh viên có quan tâm đến ngơn ngữ cơ thể.
3.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Ngôn ngữ cơ thể là một khía cạnh quan trọng trong văn hóa giao tiếp phi
ngơn ngữ. Do đó mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về ngơn ngữ cơ thể của người
Ý đặc biệt là ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp.
Với tư cách là sinh viên Bộ môn Ngữ văn Ý – thuộc khối ngành ngoại
ngữ, chúng tôi mong muốn tìm hiểu về đất nước này cũng chính là để có cái
nhìn sâu sắc hơn về chun ngành mà chúng tôi đang theo đuổi. Đồng thời,
việc nghiên cứu về đề tài này sẽ cung cấp cho chúng tôi và cho những ai đã,
đang và sẽ quan tâm đến đất nước này những hiểu biết nhất định về văn hóa
giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể.
Để thực hiện các mục tiêu trên, nhóm cần thực hiện các nhiệm vụ:
-

Giới thiệu sơ lược về đất nước – con người Ý


-

Tìm hiểu một cách khái quát, sơ lược về nguồn gốc, lịch sử hình thành
của giao tiếp bằng ngơn ngữ cơ thể.

-

Tìm hiểu sâu hơn về ngơn ngữ cơ thể trong văn hóa giao tiếp cụ thể là:
phân loại (đặc điểm, vùng miền, phong tục tập qn, thói quen…), miêu
tả (hình thức, cách thức biểu đạt, nội dung biểu đạt…)

-

Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể theo hoàn cảnh (phổ biến trong đời sống
hằng ngày, trong cơng việc, sử dụng trong hồn cảnh trang trọng, bán
hàng…)

-

Về vai trị, tầm quan trọng của ngơn ngữ cơ thể trong giao tiếp

-

So sánh với các ngôn ngữ cơ thể ở các vùng miền khác nhau trên thế giới
(châu Á, châu Mĩ…)

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
-


Thu thập thông tin qua tài liệu là chủ yếu

-

Xử lý thơng tin: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu…
+ Phân tích các nguồn tài liệu theo chủng loại (sách, tài liệu, báo, tạp
chí…)

 


6
 

+ Phân tích theo góc độ tác giả
+ Tổng hợp tài liệu (lựa chọn, sắp xếp, tái hiện theo quy luật…)
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài:
Việc học một ngôn ngữ gắn liền với việc tìm hiểu một nền văn hóa.
Trong giao tiếp của người Ý thì ngơn ngữ cơ thể chiếm 40%. Những hiểu
biết về ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp của người Ý sẽ là công cụ giúp đỡ
quan trọng, hiệu quả trong quá trình học tiếng Ý và tìm hiểu nền văn hóa
đó.
Như vậy có thể nói đề tài này phục vụ trước hết cho việc tìm hiểu
nền văn hóa Ý và học tiếng Ý. Nghĩa là trong quá trình giao tiếp với người
bản ngữ, sinh viên có thể nắm bắt rõ hơn ý đồ giao tiếp của người đối diện,
hoặc nhận ra những nét nghĩa mà chỉ bản thân lời nói và ngữ điệu chưa thể
hiện hết được. Như vậy, sinh viên bộ mơn Ngữ văn ý nói riêng, những
người học tiếng Ý nói chung, những người tìm hiểu văn hóa Ý và đặc biệt
là ngơn ngữ cơ thể của người Ý – một nét đặc sắc trong văn hóa giao tiếp
– có thể xem đề tài này như một tài liệu tham khảo có giá trị.

Đề tài nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ vào những cơng trình
nghiên cứu ngơn ngữ cơ thể, giúp chúng ta thấu hiểu những dấu hiệu không
lời, học cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả và nhận được những kết quả
như mong muốn trong giao tiếp với người bản ngữ.
6. Đóng góp mới của đề tài:
Chúng tơi hi vọng rằng đề tài sẽ giúp cho những độc giả có niềm đam mê với
văn hóa giao tiếp Ý thơng qua ngơn ngữ cơ thể sẽ dễ dàng tiếp cận hơn so với trước
đây – khi mà vẫn cịn rất ít những tài liệu nghiên cứu đến nguồn gốc, lịch sử, sự phát
triển của ngôn ngữ cơ thể ở Ý.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài sẽ nghiên cứu hầu hết những động tác trong ngôn ngữ cơ thể của người
Ý, liệt kê và giải thích ý nghĩa, thơng điệp được mang chưa trong những hành động
đó, cũng như trong hồn cảnh nào mà động tác đó được sử dụng. Trong những cuộc
gặp gỡ hằng ngày, việc hiểu những ngơn ngữ khơng lời đó giúp cho mọi người có
 


7
 

thể nắm bắt được ý đồ giao tiếp của người nói là người bản ngữ, giúp đỡ cho việc
học tập và làm việc về sau.
Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ngơn ngữ cơ thể trong văn hóa giao
tiếp của người Ý, đề tài còn tạo nên cơ sở cho sự so sánh giữa những nền văn hóa
khác nhau, đề tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong lối tư duy của con
người. Từ đó cũng có thể suy ra những nét ngôn ngữ cơ thể thú vị trong văn hóa giao
tiếp của người Việt và một số nền văn hóa khác.
Bài nghiên cứu sẽ trở thành tài liệu cho các bạn đọc có quan tâm, đặc biệt đây
sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cơ bản phục vụ cho các bạn sinh viên theo học ngành
Ngữ văn Ý, giúp các bạn hiểu thêm về phong cách giao tiếp cũng như sử dụng thành

thạo ngơn ngữ kí hiệu (body language) của người bản xứ.
8. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các phần phụ lục, nghiên cứu của chúng
tơi gồm có 3 chương:
Chương thứ nhất cung cấp cho người đọc một số khái niệm cơ bản mang tính
lý thuyết như khái niệm về ngôn ngữ cơ thể, các bộ phận cấu thành và đặc điểm của
ngôn ngữ cơ thể.
Chương thứ hai đem đến cho độc giả những kiến thức sâu rộng hơn về giao
tiếp khơng lời (hay chính là sự sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp) qua việc mô
tả và giải thích những loại ngơn ngữ cơ thể được sử dụng nhiều tại Ý và tầm ảnh
hưởng của nó với văn hóa Ý.
Chương thứ ba chúng tơi tập trung trình bày, so sánh ngơn ngữ hình thể giữa
Ý và các quốc gia khác. Điểm nhấn của chương là việc phân tích và giải thích hiện
tượng "Cú sốc văn hố", hệ quả tất yếu của việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể ở những
nền văn hoá khác nhau.

 


8
 

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ (BODY LANGUAGE)
1.1 Khái niệm
“Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với
nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như
vậy”.
“Ngôn ngữ là một hợp thể gồm những quy ước tất yếu được tập thể xã hội chấp nhận,
(...) Ðó là một kho tàng được thực tiễn nói năng của những người thuộc cùng một cộng

đồng ngôn ngữ lưu lại, một hệ thống tín hiệu, một hệ thống ngữ pháp tồn tại dưới dạng
tiềm năng trong mỗi bộ óc, hay, nói cho đúng hơn trong các bộ óc của một tập thể”.
Có rất nhiều định nghĩa cũng như khái niệm về ngôn ngữ, những thuật ngữ này đòi hỏi
cách tiếp cận khác nhau và sự hiểu biết về ngôn ngữ, chúng hướng đến các trường phái
nghiên cứu khác nhau và thường không tương thích với nhau.
1.1.1

Theo cách hiểu thơng thường

Người ta có thể sử dụng ngơn ngữ để chỉ một hệ thống kí hiệu bất kì dùng để diễn
đạt, thơng báo một nội dung nào đó.
Ví dụ: Ngơn ngữ tốn học là tồn bộ những con số, phương trình, phép tính được
các nhà tốn học sử dụng để phản ánh tính chính xác, khoa học; ngơn ngữ hội họa là tồn
bộ những đường nét, màu sắc, hình khối mà họa sĩ sử dụng để phản ánh thế giới; ngơn ngữ
của lồi bướm là toàn bộ những "vũ điệu" mà loài bướm sử dụng để báo cho nhau về nơi
có hoa và số lượng hoa...
Ðơi khi người ta cịn dùng từ “ngơn ngữ” để chỉ đặc điểm khái quát trong việc sử
dụng ngôn ngữ của một tác giả, một tầng lớp hay một lứa tuổi hoặc một phong cách ngơn
ngữ cụ thể.
Ví dụ: Ngơn ngữ Nguyễn Du, ngôn ngữ trẻ em, ngôn ngữ báo chí...
Tuy nhiên, theo cách hiểu phổ biến và chủ yếu nhất, ngơn ngữ là hệ thống kí hiệu
bao gồm hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp các từ mà những người
trong cùng một cộng đồng sử dụng làm phương tiện để giao tiếp với nhau.
Ví dụ: Tiếng Ý, tiếng Việt là hai loại hình ngơn ngữ khác nhau vì tiếng Ý là ngơn
ngữ biến hình cịn tiếng Việt là ngơn ngữ đơn lập…
 


9
 


1.1.2 Theo cách hiểu duy danh khoa học
Theo cách này, người ta có thể hiểu ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội gồm hai mặt:
ngôn và ngữ.
Ngôn là lời nói do các cá nhân trong xã hội nói ra mà ta nghe được. Lời nói được
tạo ra bởi các âm, các thanh và chứa đựng nội dung thông tin, có thể gồm một hoặc nhiều
câu nói. Ở các xã hội đã phát triển, đã có chữ viết, lời nói có thể được ghi lại dưới dạng lời
viết.
Ngữ là phần trừu tượng tồn tại trong trí óc của một cộng đồng xã hội thường là một
tộc người. Ðấy là một kho tàng được thực tế nói năng của những người cùng một cộng đồng
ngơn ngữ lưu lại.
Theo đó, có thể tách ngơn ngữ thành hai mặt gắn bó khăng khít: Mặt ngơn hay mặt lời
nói là sản phẩm của cá nhân, và mặt ngữ hay mặt ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, là phần
trừu tượng tồn tại ở dạng tiềm năng trong óc của một cộng đồng dân tộc. Nó là một hệ
thống kí hiệu đặc biệt, có bản chất xã hội đặc biệt, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
của lồi người và là cơng cụ của tư duy.
1.2 Ngôn ngữ cơ thể (Body language)
Hai chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là: chức năng làm công cụ giao tiếp và
chức năng làm công cụ tư duy. Với đề tài nghiên cứu khoa học này xin đề cập chủ yếu đến
chức năng làm công cụ giao tiếp và một phần về chức năng làm công cụ tư duy.
Giao tiếp là một quá trình hoạt động “trao đổi thơng tin, tiếp xúc tâm lí, hiểu biết lẫn
nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa người nói và người nghe” thường xuyên diễn ra
trong cuộc sống.
Khi đề cập đến giao tiếp, nhiều người cho rằng lời nói (ngơn ngữ) là cơng cụ, phương
tiện quan trọng và hữu hiệu nhất của con người. Tuy nhiên, điều này có thật sự đúng khi có
rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng con người đã có khả năng giao tiếp ngay từ khi còn trong
bụng mẹ – bằng cách đạp bụng mẹ của thai nhi đáp lại hành động xoa nhẹ bụng của cha
mẹ.
“Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các dạng thức ứng xử rất
khác nhau: Lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn; theo quan điểm ấy, khơng có sự đối lập giữa giao tiếp


 


10
 

bằng lời và giao tiếp không bằng lời: giao tiếp là một tổng thể toàn vẹn” – Theo Gottfried
Fischer (1944 – 2013) – Nhà tâm lý học nổi tiếng người Đức.
Như vậy, việc giao tiếp có thể xảy ra ngay cả khi khơng có ngơn từ nào được phát
ra. Trong tình huống cụ thể, mỗi biểu hiện, cử chỉ đều mang một ý nghĩa nhất định và ta
gọi đó là một thứ ngôn ngữ không lời (Non – verbal language) hay Ngôn ngữ cơ thể (Body
language).
1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ cơ thể
Thuật ngữ “body language” hoặc “non – verbal language” được dịch ra tiếng Việt với
nhiều từ khác nhau: ngôn ngữ cơ thể, ngơn ngữ hình thể, ngơn ngữ cử chỉ, ngơn ngữ phi lời
nói… Và được biết đến rộng rãi với thuật ngữ “ngôn ngữ cơ thể”.
Vậy, “ngôn ngữ cơ thể (ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ ra dấu, ngôn ngữ điệu bộ, ngôn
ngữ cơ thể hay ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ cử chỉ…) là “ngôn ngữ câm” được biểu đạt
bằng những dáng vẻ, điệu bộ của cơ thể rất đa dạng và phong phú với nhiều ý nghĩa khác
nhau”. “Trong giao tiếp, chỉ có 35% thơng tin được truyền tải qua lời nói mà thơi, 65%
cịn lại được thể hiện qua ngôn ngữ thân thể” – Theo Edward Twitchell Hall, Jr. (1914 –
2009) – Nhà nhân chủng học người Mỹ.
Hiểu một cách khái qt thì ngơn ngữ cơ thể là tất cả những gì mà chúng ta thể hiện ra
bên ngồi trong q trình giao tiếp với người khác. Đó là hệ thống tín hiệu đặc biệt, được
tạo thành bởi những thao tác, chuyển động của từng bộ phận cơ thể bao gồm các cử chỉ, sự
biểu lộ trên khuôn mặt, sự thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay, giọng
điệu, điệu bộ cơ thể… hoặc của nhiều bộ phận phối hợp và có chức năng giao tiếp hoặc phụ
trợ cho ngơn ngữ nói trong q trình giao tiếp. Có thể nói, “ngơn ngữ cơ thể là công cụ hỗ
trợ giao tiếp bẩm sinh”.

Ngơn ngữ cơ thể, "ngơn ngữ câm" dù khơng nói thành lời nhưng ý nghĩa của nó thì rất
quan trọng. Sự hiện hữu của nó trong cuộc sống thực tế như là một điều tất yếu.
1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
Trải qua hàng thập kỉ, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về thông điệp
bên dưới ngôn ngữ cơ thể mang lại. Đầu tiên, phải kể đến là nhà tự nhiên học nổi tiếng
Charles Robert Darwin (1809-1882) với cuốn sách “The Expression of the Emotions in
Man and Animals” (Biểu lộ cảm xúc ở con người và động vật) - 1872 cùng những nghiên
 


11
 

cứu hiện đại về giao tiếp không lời của ông. Những nghiên cứu này cho thấy về cơ bản,
ngôn ngữ cơ thể là một sự kết hợp giữa những cử chỉ, động tác, tư thế, dáng điệu và ngữ
điệu của giọng nói. Nhưng các khía cạnh khác nhau của giao tiếp phi ngôn từ mới chỉ thực
sự được xét đến một cách tích cực, có chủ đích, có hệ thống từ cuối những năm 50 của thế
kỉ XX. Và có lẽ, mọi người chỉ thực sự quan tâm đến vấn đề này từ khi xuất hiện cuốn sách
của Julius Fast về ngôn ngữ thân thể vào năm 1970. Cho đến nay, rất nhiều cơng trình
nghiên cứu về giao tiếp nói chung và giao tiếp phi ngơn từ nói riêng đã lần lượt ra đời nhằm
khẳng định tầm quan trọng và tính độc lập của loại giao tiếp này trong mơi trường văn hố
giao tiếp. Như cuốn “Ngơn ngữ khn mặt” của Robert L. Vaitsaida; “ Ngôn ngữ của cử
chỉ” và “Thuật xét người qua điệu bộ” của Allan Pease; “Cuốn sách hồn hảo về ngơn ngữ
cơ thể” của Allan và Barbara Pease… càng khẳng định hơn vai trị của ngơn ngữ cơ thể
trong q trình giao tiếp.
Một loạt các cơng trình nghiên cứu định lượng, với các đường hướng tiếp cận và phương
pháp nghiên cứu khác nhau, đã đưa ra các kết quả cụ thể cho thấy tầm quan trọng không
thể chối bỏ của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. Các nhà khoa học đã chỉ ra trong quá
trình giao tiếp bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, thanh âm và phi ngơn ngữ (ngơn ngữ cơ thể).
Theo đó, ngơn ngữ (chỉ xét riêng từ ngữ) chỉ góp phần nhỏ nhất là 7% trong việc tác động

đến người nghe, giọng điệu (bao gồm giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiếm
38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại chiếm tới 55%. Đây là quy luật 7 – 38 – 55 trong giao tiếp
– Theo Albert Mehrabian – Nhà nghiên cứu tiên phong về ngôn ngữ cơ thể vào thập niên
50 cuả thế kỉ XX.

 


12
 

Hiệu quả giao tiếp theo quy luật 7 - 38 -55

Từ ngữ
Thanh âm
Ngôn ngữ cơ thể

Biểu đồ 1.1: Hiệu quả giao tiếp theo quy luật 7 – 38 – 55
Những cơng trình nghiên cứu này đã ghi vào danh mục hơn một triệu bản mã và tín
hiệu liên quan đến ngôn ngữ cơ thể. Mario Andrew Pei (1901–1978) – Nhà ngôn ngữ học
người Mỹ gốc Ý cho biết con người ta có thể tạo ra được khoảng 700.000 kí hiệu thân
thể khác nhau, một số lượng kí hiệu tương ứng với số lượng từ của một ngôn ngữ rất phát
triển.

Bảng 1.1: Khả năng tạo ra ngôn ngữ cơ thể của con người

 


13

 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tín hiệu khơng lời mang thơng tin nhiều gấp
5 lần so với nói bằng lời. 75% thông tin mà con người thu nhận được là qua kênh thị giác,
qua kênh thính giác là 12%, xúc giác là 6%, khứu giác là 4%, vị giác là 3%. Ngôn ngữ cơ
thể được thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… trong quá trình giao tiếp và có hệ mã
riêng.
Các chuyên gia nói rằng trong cuộc đàm phán kéo dài 30 phút, hai người có thể biểu
hiện hơn 800 thơng điệp phi lời nói khác nhau. Do tốc độ suy nghĩ của chúng ta nhanh hơn
lời nói (trung bình 1 phút ta nghĩ được khoảng 700 đến 1200 từ trong khi ta chỉ có thể nói
với tốc độ khoảng 120 đến 150 từ/ 1 phút). Vì thế, khi lời nói khơng thể hiện hết thì cơ thể
tìm cách bộc lộ ra thơng qua ngơn ngữ cơ thể. Đơi khi ngơn ngữ cơ thể cịn là cơng cụ hữu
hiệu để thể hiện những điều mà vì hồn cảnh, tình huống nào đó mà con người khơng thể
diễn đạt bằng lời.
Nếu như ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người
và cũng cịn có thể để che dấu, đánh lạc hướng người khác (vì ngơn ngữ gắn liền với ý thức,
nó được sử dụng một cách có chủ định của ý thức) thì ngơn ngữ cơ thể hoặc khơng gắn liền
với ý thức, hoặc ít chịu kiểm sốt của ý thức. Chúng chủ yếu là những hành vi vô thức, là
những thói quen hay phản xạ bản năng mà con người khơng hoặc ít tự nhận biết được.
Chúng có thể được biểu lộ một cách tự động, máy móc mà người khác cũng chưa chắc đã
hiểu ra… Beisler et al. cũng khẳng định: “... không thể bàn luận về giao tiếp khẩu ngữ mà
không xét đến giao tiếp phi ngôn từ vì chỉ có khoảng một phần ba thơng điệp trong một tình
huống “người – đối – người” (“person – to – person situations”) là được truyền tải bởi ngôn
từ thuần t. Ta vốn ít tin vào ngơn từ thuần tuý”.
Do ngôn ngữ cơ thể là một sự phản ánh chính xác những cảm xúc thật sự của con
người, nó mang khá nhiều thơng tin về trạng thái tâm lí cụ thể nên qua nghiên cứu, các nhà
khoa học đã khẳng định rằng giao tiếp không biểu hiện thành lời thường chân thật, ít dối
trá và có tính tin cậy hơn so với lời nói. Sigmund Freud (1856 – 1939) – Bác sĩ về thần kinh
và tâm lý người Áo – Cha đẻ của ngành phân tâm học TK XX đã nói: “Phàm là con người
có tai để nghe, có mắt để nhìn, thì hãy tin rằng khơng một kẻ trần tục nào có thể giữ bí mật.

Nếu anh im lặng thì tiếng gõ nhịp của những ngón tay của anh ta sẽ nói thay cho anh ta. Sự
thật vẫn sẽ bị hé lộ ra mọi lỗ chân lông bé nhỏ”.
 


14
 

1.2.3 Các hình thức phổ biến của ngơn ngữ cơ thể trong giao tiếp
-

Giao tiếp bằng mắt (Eyes Contact)

Giao tiếp bằng mắt ln là hình thức giao tiếp phi ngơn từ mạnh mẽ nhất.
“Ngôn ngữ của đôi mắt” giúp điều chỉnh phương hướng giao tiếp. Nó là dấu hiệu
cho thấy sự quan tâm của mình đối với người khác và làm gia tăng mức độ uy tín
của người nói cũng như hiểu được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt để có
cách ứng xử phù hợp. Ánh mắt hỗ trợ ngơn ngữ nói, đi kèm theo lời nói sẽ làm cho
lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn. Ánh mắt cịn có thể thay thế lời nói trong những
điều kiện, hồn cảnh người ta khơng cần hay khơng thể nói mà vẫn làm cho người
giao tiếp hiểu được điều mình muốn nói.
-

Biểu cảm gương mặt (Facial expression)

Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi
thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên
khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành cơng hơn trong giao tiếp.
-


Cử chỉ (Gestures)

Có thể nói, trong rất nhiều tình huống, cử chỉ trợ giúp đắc lực cho lời nói. Nói
kèm theo cử chỉ phù hợp sẽ tác động hiệu quả hơn tới người giao tiếp. Ngược lại,
hiểu được ngơn ngữ cử chỉ cịn giúp ta nhìn thấy thái độ khơng lời của đối phương
trước khi họ nói ra lời.
Ngồi các hình thức phổ biến trên, ngơn ngữ cơ thể cịn có những hình thức
khác: Đặc tính thể chất (Physical characteristics), Tư thế và điệu bộ (Posture &
Body Orientation), Chuyển động cơ thể (Body movements), Hành vi động
chạm (Touch/Haptics/Tactile) …
1.2.4 Đặc điểm ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
-

Giao tiếp phi ngôn từ thường chuyển tải thông điệp một cách không rõ
ràng.

Điều này xảy ra khi hai người tham gia giao tiếp không hiểu được cử chỉ của
nhau. (Chẳng hạn khi đang ngồi nói chuyện, chợt đối phương nhìn ra ngồi thấy một
hình ảnh gây cười khiến anh ta bật cười trong khi người nói chuyện lại tưởng anh ta
cười mình)
 


15
 

-

Giao tiếp phi ngôn từ là diễn biến liên tục.


Sự giao tiếp bằng lời chỉ xảy ra khi lời nói được cất lên và kết thúc ngay khi
âm thanh của lời nói đó kết thúc, trong khi đó, giao tiếp cơ thể xảy ra và kéo dài cho
tới khi nào người bạn đang giao tiếp vẫn còn nằm trong tầm mắt của bạn.
-

Giao tiếp phi ngơn từ mang tính đa kênh.

Chúng ta tiếp nhận những dấu hiệu của giao tiếp bằng lời trong cùng một lúc
và chúng chỉ được thể hiện bằng ngơn ngữ nói hoặc ngơn ngữ viết. Tuy nhiên, với
giao tiếp phi ngơn từ, chúng ta có thể tiếp nhận thơng tin bằng nhiều cách như nhìn,
nghe, cảm nhận, ngửi hoặc nếm và có thể tất cả những dấu hiệu thông tin này cùng
được thể hiện một lúc.
-

Giao tiếp phi ngôn từ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về trạng thái tình cảm
của người chúng ta đang giao tiếp.

Dù người nói có dùng lời lẽ thế nào đi nữa để nói về cảm xúc của họ thì qua
những hành động, cử chỉ, sự biểu hiện trên nét mặt, và cả ánh mắt của họ nữa, ta
cũng có thể nhận biết được cảm xúc thật của họ.
-

Một số dạng giao tiếp phi ngơn từ có thể được nhận biết qua những nền
văn hóa khác nhau.

Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa có hề thống ngơn ngữ riêng biệt mà những
người đến từ nền văn hóa khác khó có thể hiểu được. Ngược lại, trong học thuyết
tâm lí tinh thần các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người dù ở bất cứ một nền
văn hóa nào cũng đều có 6 trạng thái tâm lí (hạnh phúc, buồn khổ, giận dữ, sợ hãi,
ghét, ngạc nhiên) và tất cả các trạng thái tâm lí đó đều do sự chi phối của não, tạo ra

những thay đổi trên mặt và có chung cách biểu lộ cảm xúc trên mặt như vui, buồn,
giận dữ, sợ hãi, ghét hay ngạc nhiên… Do vậy, trong trường hợp ngôn ngữ bất đồng,
cách giao tiếp hiệu quả nhất chính là giao tiếp phi ngơn từ- giao tiếp cơ thể. Chúng
ta có thể dùng những dấu hiệu giao tiếp đơn giản như gật đầu, chỉ tay, bắt tay, cười…
để giao tiếp.
Tóm lại, ngơn ngữ cơ thể làm phong phú thêm ngơn ngữ nói và cách thức giao tiếp.
Đơi khi khơng cần nói mà ánh mắt, vẻ mặt, cử chỉ… đã biểu lộ tất cả tâm tình của bạn. Ứng
dụng của ngơn ngữ cơ thể có thể được biểu hiện qua giao tiếp hàng ngày, trong cả cuộc
 


16
 

sống và trong công việc… Sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ sẽ giúp chúng ta thể hiện bản
thân một cách toàn diện và gây ấn tượng mạnh hơn với người nghe.
CHƯƠNG 2
NGÔN NGỮ CƠ THỂ Ở Ý VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA Ý
2.1 Sơ lược về đất nước, con người Ý
2.1.1 Đất nước
Ý, còn gọi là I-ta-li-a (tiếng Ý: Italia), quốc danh hiện tại là Cộng hoà Italia (tiếng
Ý: Repubblica Italiana) là một bán đảo dài hình chiếc ủng, được bao quanh ở phía tây bởi
Biển Tyrrhenian và phía đơng bởi biển Adriatic. Nước này giáp biên giới với Pháp, Thuỵ
Sĩ, Áo và Slovenia ở phía bắc. Dãy Alps hình thành nên xương sống của bán đảo này; và
cũng là biên giới phía bắc. Vùng phía bắc nhiều hồ với hồ lớn nhất là Garda (143 dặm
vng; 370 km vng); Po, con sơng chính, chảy từ dãy Alps ở biên giới phía tây Ý đi
xuyên qua đồng bằng Lombardy vào Biển Adriatic. Nước này cũng sở hữu nhiều hòn đảo;
đảo lớn nhất là Sicilia (9.926 dặm vuông; 25.708 km vuông) và Sardinia (9.301 dặm vuông;
24.090 km vuông).
Các quốc gia độc lập San Marino và Thành Vaticano là những lãnh thổ nằm gọn bên

trong bán đảo Italia, còn Campione d'Italia lại là một vùng đất của Ý nằm trong lãnh thổ
Thuỵ Sĩ.
Thủ đô của nước Ý là Roma, Roma ngày nay là một thành phố rộng lớn với khoảng
3 triệu dân với nhiều di tích văn hố từ thời cổ đại và trung đại. Roma có những bảo tàng
nghệ thuật, bảo tàng văn hoá, thư viện được xếp vào loại lớn nhất châu Âu cũng như thế
giới.
Ngày nay, Ý là một quốc gia có nền cộng hoà dân chủ và là một quốc gia phát
triển với GDP đứng hàng thứ 7 và thứ 23 về Chỉ số phát triển con người của thế giới. Quốc
gia này là một trong những thành viên sáng lập của tổ chức tiền thân Liên minh Châu
Âu ngày nay (Hiệp ước Rome năm 1957), và cũng là thành viên của G8, Hội đồng Châu
Âu, Liên minh Tây Âu và tổ chức Sáng kiến Trung Âu. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2007,
Ý đã trở thành một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

 


17
 

Ý từng là nơi xuất phát của nhiều nền văn hoá Châu Âu, như Etruscan và La Mã, và
sau này cũng là nơi sản sinh ra phong trào Phục hưng Ý. Thủ đô Roma của Ý từng là trung
tâm của nền Văn minh phương Tây và là trung tâm của Giáo hội Công giáo Roma..
Ý được chia thành 20 vùng. Năm trong số các vùng đó có quy chế tự trị đặc biệt cho
phép họ ban hành luật lệ trên một số vấn đề riêng biệt của địa phương. Các vùng được chia
nhỏ tiếp thành 109 tỉnh và 8.101 vùng đơ thị.
Khí hậu tại Ý khá đa dạng và có thể khác biệt khá nhiều so với hình mẫu khí hậu
Địa Trung Hải và “vùng đất mặt trời”, tuỳ thuộc từng địa điểm. Các vùng nội địa phía bắc
Ý (Torino, Milano và Bologna) có khí hậu lục địa, trong khi những vùng ven biển Liguria
và bán đảo phía nam Firenze có khí hậu Địa Trung Hải. Khí hậu các vùng ven biển của bán
đảo có thể rất khác biệt so với vùng nội địa, đặc biệt vào những tháng mùa đơng. Những

vùng có độ cao lớn nhiệt độ lạnh, ẩm và thường có tuyết. Tại các vùng ven biển, nơi tập
trung hầu hết các thành phố lớn, có kiểu khí hậu đặc trưng Địa Trung Hải với mùa đơng ơn
hồ và mùa hè thường nóng và khơ. Thời gian và mức độ khơ của mùa hè tăng dần về phía
nam.
Ý là một quốc gia có lịch sử lâu đời gắn liền với lịch sử La Mã cổ đại. Sau thời kỳ
hưng thịnh của La Mã cổ đại, từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên đất nước này đi vào thời kỳ
suy thoái. Chiến tranh giữa các vương triều diễn ra liên miên và bị các đế quốc bên ngồi
đơ hộ nhưng từ thế kỷ 14, Ý bước vào thời kỳ Phục Hưng và trở thành trung tâm thương
mại, văn hoá ở châu Âu trong thế kỷ 15 – 16. Năm 1861 Ý được thống nhất và từ đó bước
vào thời kỳ phát triển hiện đại.
Văn học Ý có truyền thống nổi tiếng lâu đời về tính chất sáng tạo mới mẻ và tính
độc đáo. Truyền thống La-tinh được các học giả lưu giữ, ngay cả sau khi đế chế La Mã
phương Tây suy vong. Nền văn học Ý thể hiện một quá trình thay đổi lớn qua sự phát triển
của thời kỳ Phục Hưng và đã được thể hiện qua những tác phẩm của Aligheiri Dante,
Petrarch, và Boccaccio. Các tác phẩm Divine của Dante, Sonnets của Petrarch đến tác phẩm
Decamerone của Laura và Boccaccio đều là những tác phẩm tiêu biểu đối với các nhà văn
trong thời Phục Hưng sau này.
Món ăn nổi tiếng nhất của Ý là mì với hơn 400 loại khác nhau. Cũng có rất nhiều
loại nước sốt khác nhau và chính điều đó làm cho món mì Ý khác với các món mì ở quốc
 


18
 

gia khác. Mỗi loại mì đều có cách kết hợp riêng với tùng loại nước sốt, kem, cà chua, phô
mai, thịt hay cá. Pizza cũng là một món ăn rất nổi tiếng trong nghệ thuật ẩm thực của Ý.
Hầu hết các món ăn tuyệt vời của Ý đều có đặc điểm chung nhất là có thể chuẩn bị rất
nhanh chóng và kinh tế. Hầu như tất cả các món ăn Ý đều chú trọng đến rau, hydrat-cacbon
và hàm lượng mỡ động vật trong thức ăn thấp. Đặc biệt, bữa ăn sẽ trở nên tuyệt vời khi đi

kèm với một chai vang đỏ của Ý.
Từ nhạc đồng quê cho đến nhạc cổ điển, âm nhạc đóng một vai trị vơ cùng quan
trọng trong đời sống văn hóa Ý. Là nơi sản sinh ra dòng nhạc Opera, Ý đã xây dựng nền
tảng vững chắc cho truyền thống âm nhạc cổ điển. Các nhạc cụ cổ điển như dương cầm và
violon được sáng tạo ra từ Ý và nhiều thể loại nhạc cổ điển như giao hưởng, concerto và
sonata cũng đã xuất hiện từ thế kỷ 16,17 trong nền âm nhạc nước này. Những nhà soạn
nhạc tài ba của Ý trong thời kì Phục hưng là: Palestrina và Giusseppe Verdi, các nhà soạn
nhạc Baroque như: Alessandro Scarlatti và Vivaldi, các nhà soạn nhạc cổ điển như Rossini
và Paganini, nhà soạn nhạc lãng mạn như Verdi và Puccini. Hai nhà soạn nhạc Berio và
Nono cũng có góp quan trọng vào nền âm nhạc hiện đại với sự phát triển của nhạc điện tử
thử nghiệm.
Ý có nền cơng nghiệp phát triển với tổng giá trị tương đương với Pháp và Anh. Nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa phân chia thành khu công nghiệp phát triển phía Bắc thuộc quyền
sở hữu của các cơng ty tư nhân và khu nơng nghiệp phía Nam, kém phát triển hơn và dựa
vào trợ cấp xã hội với 20% dân số thất nghiệp.
2.1.2 Con người
Dân số của Ý là 58,1 triệu người. Tuổi thọ trung bình của người dân Ý khá cao: 79,8
tuổi. Nước Ý luôn tự hào về tỷ lệ người biết chữ cao ngất ngưởng của mình khi có tới 98,6%
dân số biết đọc và viết chữ, đây cũng là quốc gia có tỷ lệ người dân biết chữ cao nhất thế
giới.Chỉ số phát triển con người của Ý khá cao, đứng hạng thứ 23 trên thế giới.
Người Ý được biết đến là thân thiện, hiếu khách và hịa đồng. Họ thích nói chuyện
với người khác. Thế nên, việc thấy người ta tán gẫu ở các quảng trường hoặc bàn luận sơi
nổi khi đi dạo là điều bình thường. Gia đình là một thành phần rất quan trọng đối với người
Ý, những gia đình lớn gồm cả 3 thế hệ sống chung với nhau dưới 1 mái nhà vẫn còn rất phổ
biến ở Ý. Và cũng giống như người Việt Nam, gia đình ở Ý ln sum vầy bên bàn ăn, trong
 


19
 


ngày ít nhất cả gia đình phải cùng nhau ăn một bữa cơm. Là một quốc gia phương Tây
nhưng quan niệm về gia đình của người Ý tương đối khác với Mỹ hay một số nước châu
Âu khác. Người Italia ln có mối ràng buộc chặt chẽ với gia đình và ngơi nhà là nơi lưu
giữ tồn bộ những kỷ niệm về các thế hệ. Điều này cũng phần nào lý giải được vì sao thị
trường bất động sản ở Italia khơng “nóng” như nhiều khu vực khác trên thế giới, bởi, người
Ý không đơn thuần xem ngôi nhà là tài sản có thể giao dịch. Tuy thế, người Ý khơng đề
cao khái niệm hơn nhân và gia đình lãng mạn như trên phim ảnh. Với họ, hôn nhân là một
sự cam kết nghiêm túc dựa trên những chuẩn mực về đời sống thực sự.
Tơn giáo đóng một vai trị quan trọng đối với trẻ em được sinh ra trong các gia đình
Italia. Hầu hết trẻ em vừa sinh ra đều được rửa tội ở một buổi lễ theo nghi thức cơng giáo
La Mã (Roman Catholic). Khi đó, các bậc cha mẹ thường chọn cho con mình một người
cha và mẹ đỡ đầu. Trẻ em được yêu quý và được bình đẳng như những thành viên khác
trong gia đình. Bước vào trong một gia đình ở Ý, bạn sẽ thấy trẻ em trong nhà dường như
rất thoải mái với cha mẹ, và khi đã khôn lớn, chúng luôn thừa nhận là giống cha mẹ với
một niềm tự hào.
Người Ý rất yêu ẩm thực, nhất là thức ăn do mẹ họ nấu. Rất nhiều người đàn ông Ý
biết nấu ăn, và không giống như quan điểm truyền thống đàn ông Ý hiện đại cũng giúp vợ
trong các công việc nội trợ hoặc ở nhà chăm sóc con cái trong lúc vợ đi làm.
Người Ý rất yêu thể thao. Đạp xe, trượt tuyết, đá bóng và đua xe mơ-tơ là một trong
những môn thể thao sở trường của nước Ý và họ có đội tuyển rất mạnh trong các mơn này.
Một vài câu lạc bộ bóng đá Ý khơng chỉ nổi tiếng trong nước mà còn cả quốc tế như: Inter
Milan, Lazio Roma, Juventus Turin.
Người Ý có danh tiếng trong việc tìm tịi và khám phá. Ví dụ như nhà thám hiểm
Marco Polo đã tìm ra đường đi từ châu Âu đến châu Á, hay là Christopher Colombus (tiếng
Ý là Cristoforo Colombo) đã tìm ra châu Mỹ.
Người Ý cịn nổi tiếng với tài năng nghệ thuật của mình, có thể kể ra hàng loạt các
họa sĩ tài ba như Francesco Petrarca, Giotto di Bondone... Leonardo da Vinci là một nhà
khoa học và là một nghệ sĩ lớn thời Phục Hưng, người đầu tiên đã chứng minh Trái Đất
 



20
 

hình trịn chứ khơng phẳng và dẹt. Alessandro Volta, người tiên phong trong nghiên cứu
điện học,tên của ông đã được đặt cho đơn vị đo hiệu điện thế (Volt). Bartolomeo Cristofori
đã phát minh ra đàn piano.
2.2 Ngôn ngữ cơ thể ở Ý
2.2.1 Các quan điểm nhận thức về ngôn ngữ cơ thể
2.2.1a Quan điểm nhân học về ngôn ngữ cử chỉ, bao gồm sự phát triển của
lịch sử và sinh học
Cử chỉ là một phần quan trọng của giao tiếp và đã được sử dụng trong suốt tiến trình
lịch sử phát triển của loài người. Một số tài liệu nghiên cứu các cử chỉ ở châu Âu thời xưa
cho rằng việc nghiên cứu cử chỉ có thể tiết lộ bản chất và nguồn gốc của một ngơn ngữ. Có
thể nói rằng, hai yếu tố ảnh hưởng tới hành động con người bao gồm bản chất và văn hóa.
Khi so sánh cách thức liên lạc của con người với con vật, ta có thể nhận thấy rằng động vật
giao tiếp với nhau bằng âm thanh và cử chỉ, trong khi đó, con người chủ yếu sử dụng lời
nói và thêm vào đó là một số cử chỉ nhất định. Có thể hiểu rằng các cử chỉ là sự cân bằng
giữa văn hóa và bản chất trong việc sử dụng ngơn ngữ. Việc biểu đạt thơng tin với cơ thể
nói chung, hoặc với bàn tay nói riêng, đã trở thành cơ sở tự nhiên của ngôn ngữ và là cái
nôi sinh ra ngữ pháp và từ vựng. Ý kiến trên là một quan điểm về sự tiến hóa của các cử
chỉ trong ngôn ngữ.
Trong hai thế kỷ gần đây, người ta bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu các cử chỉ
cũng như việc nghiên cứu các lý thuyết về sự nhận thức. Lời nói và cử chỉ được tạo ra cùng
lúc với nhau và được coi là hai khía cạnh của một quá trình giao tiếp. Việc nghiên cứu các
cử chỉ đã cung cấp nhiều manh mối về nguồn gốc của ngôn ngữ và chỉ ra câu trả lời cho
câu hỏi tại sao cử chỉ vẫn còn rất phổ biến hiện nay. Giao tiếp phi ngơn ngữ có liên quan
chặt chẽ với nhận thức, do đó, sự hiểu biết về sự phát triển của nhận thức là rất quan trọng
trong việc nghiên cứu ngơn ngữ. Ví dụ, việc nghiên cứu trên lồi linh trưởng đã tiết lộ thay

vì chỉ là những tín hiệu bình thường thì cử chỉ là một phần quan trọng trong việc tương tác
giữa chúng, điều này cho thấy cùng với sự tiến hóa của lồi người là sự tiến hoá sâu sắc
của các cử chỉ tay như một phương tiện truyền thông. Darwin đưa ra giả thuyết rằng loài
người đã phát triển sinh học: từ khi con người bắt đầu đứng thẳng và chi trước đã trở thành
 


×